- Qua bài thơ, nhân vật trữ tình thể hiện tâm trạng bồn chồn, mong đợi người yêu; bất ngờ đến ngỡ ngàng trước sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái; trách móc, xót xa, đau khổ tiếc nu
Trang 1ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN: NGỮ VĂN Năm học: 2016-2017
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
I Đọc – Hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản trả lời các câu hỏi sau:
“Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em Van em em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.”
(Chân quê – Nguyễn Bính)
Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?Nêu khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình
trong bài thơ
Câu 2: Trong những câu thơ sau, nhà thơ sử dụng những biện pháp tu từ gì?Nêu tác dụng
của biện pháp tu từ đó
Trang 2Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân Cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen?”
Câu 3: Qua bài thơ em hiểu nghĩa của từ chân quê như thế nào?
Câu 4: Từ bài thơ, em có suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? (trả lời trong
khoảng 10 dòng)
II Làm văn (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện sau:
“Một chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hỏi:
- Sao sớm thế?
Lá vàng giơ tay lên chào, cười và chỉ vào những lộc non”
(Theo những câu chuyện ngụ ngôn chọn lọc- NXB Thanh Niên – 2003)
Câu 2 (5 điểm):
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai đoạn thơ sau:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Quang Dũng; Tây Tiến)
“Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
(Tố Hữu; Việt Bắc)
Trang 3ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I Đọc – Hiểu (3 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm)
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là nhân vật “anh”- một chàng trai thôn quê
- Qua bài thơ, nhân vật trữ tình thể hiện tâm trạng bồn chồn, mong đợi người yêu; bất ngờ đến ngỡ ngàng trước sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái; trách móc, xót xa, đau khổ tiếc nuối trước sự thay đổi ấy và thiết tha, mong muốn nhắc nhở khuyên nhủ người yêu hãy giữ lấy cái truyền thống tốt đẹp, cái gốc mộc mạc, đằm thắm của quê hương (trong cách ăn mặc) mà cha ông ta đã tạo nên
Câu 2 (0,5 điểm)
- Nhà thơ sử dụng biện pháp liệt kê (trang phục của cô gái) và câu hỏi tu từ kết hợp với điệp ngữ “Nào đâu”
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái làm mất đi cái gốc mộc mạc, đằm thắm của chốn thôn quê và tâm trạng xót xa trách móc, tiếc nuối trước sự thay đổi ấy
Câu 3: (0,5 điểm)
- “Chân quê” nghĩa là hồn quê đích thực, là tính cách, vẻ đẹp mộc mạc, đằm thắm của quê hương
Câu 4: (1,5 điểm)
- HS có thể nêu quan điểm của mình về việc giữ gìn bản sắc dân tộc Nội dung cần hợp lý có sức thuyết phục Có thể tham khảo theo gợi ý sau:
- Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng Đó là kết tinh những giá trị văn hóa gốc, căn bản, cốt lõi của dân tộc đã được thử thách qua tháng năm
- Nhưng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là từ chối tiếp nhận tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác
- Muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải có bản lĩnh văn hóa, một mặt phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc, mặt khác tiếp thu có chọn lọc những gí trị của các nền văn hóa khác để làm giàu có thêm nền văn hóa nước nhà
Chú ý: Có thể chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng phải hợp lý
Trang 4II Làm văn
Câu 1: (2 điểm)
- Đây là dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý thông qua một câu chuyện, HS cần rút ra bài học, ý nghĩa sâu sắc được gửi gắm qua hình ảnh chiếc lá vàng “Tự bứt khỏi cành”, “Cười và chỉ vào những lộc non”
- HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật các ý sau:
1 Giải thích ý nghĩa của câu chuyện: (0,5 điểm)
- Cần chú ý đến cách chiếc lá vàng rời khỏi cành, tự nguyện rời khỏi cành sớm hơn thời gian
mà nó có thể tồn tại để nhường chỗ cho lộc non đâm chồi khiến cho cái gốc phải ngạc nhiên bật ra câu hỏi: ”Sao sớm thế”
- Điều quan trọng là cách chiếc lá nhìn nhận sự ra đi của nó ”mỉm cười” vào những lộc non
Đó là sự thanh thản khi chiếc lá tìm thấy được ý nghĩa cho cuộc sống của mình, tự nguyện hi sinh để nhường chỗ cho một thế hệ mới ra đời
=> Câu chuyện cho ta bài học về lẽ sống ở đời Phải biết sống vì người khác, chấp nhận cả những thiệt thòi, hi sinh về phía bản thân Đó cũng là một trong những cách sống đẹp của con người
2 Bàn bạc- đánh giá- chứng minh: (1 điểm)
- Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mọi người:
- Từ mối quan hệ giữa “Lá vàng” và “Lộc non” câu chuyện đưa ra một quy luật của sự sống Cuộc sống là sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu
- Hình ảnh chiếc lá vàng rơi là quy luật của tự nhiên, lá lìa cành là quy luật tất yếu của đời sống, có bắt đầu thì có kết thúc để bắt đầu một cuộc sống khác Mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ quy luật đó để tránh trở thành vật cản của bánh xe lịch sử Đồng thời phải biết đặt niềm tin và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ
- Mỗi phút giây được sống trên cõi đời này là niềm hạnh phúc nhưng giá trị sự sống không phải chúng ta sống được bao lâu mà là chúng ta sống như thế nào
- Lá rơi để bắt đầu, lá rơi vì đã đi hết một quãng đường đời, đã hoàn thành sứ mệnh của đời mình
Trang 5- Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân
- Thế hệ trẻ phải biết sống, phấn đấu và cống hiến sao cho xứng đáng với những gì được
“trao”và “nhận”
- Khẳng định lối sống tích cực, động viên cổ vũ con người nỗ lực vươn lên
Câu 2
- Yêu cầu chung:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận để tạo lập văn bản
+ Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng nghị luận và cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ
ngữ, ngữ pháp
a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: (0,25)
- Trình bày đầy đủ các phần
+ Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề
+ Phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng
tỏ vấn đề
+ Phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá
nhân
- Điểm 0: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể
hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài chỉ có một
đoạn văn
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
- Điểm 0,25: nêu được giá trị nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ, chỉ ra được nét tương đồng và tương phản của hai đoạn thơ ấy
- Điểm 0: làm lạc đề hoặc không làm bài
c Nội dung (4 điểm)
- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai
theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai
các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và
đưa dẫn chứng
- Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
Trang 6+ Giới thiệu khái quát về hai tác giả Quang Dũng và Tố Hữu; hoàn cảnh sáng tác hai bài
thơ “Tây Tiến” và “Việt Bắc”
+ Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
“Rải rác biên ……….độc hành”
+ Khi viết về người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không
gây cảm giác bi lụy, tang thương Cảm hứng lãng mạn khiến ngòi bút của ông viết về cái chết như một chất liệu thẩm mĩ tạo nên vẻ đẹp mang chất bi hùng
- Hàng loạt từ Hán - Việt trang trọng “biên cương”, “viễn xứ”, “chiến trường”, “áo bào”…tạo
không khí bi thương đã thể hiện rất rõ tính bi tráng trong sự hi sinh của người chiến sĩ
- Nhà thơ dùng những từ thuần Việt “bỏ quên đời”, “về đất” để diễn tả cái chết của
người lính Quang Dũng đã bình thường hóa sự hi sinh vì đây là điều không thể tránh khỏi
của cuộc chiến tranh Cái chết của người lính được xem như một giấc ngủ dài, sau khi hoàn
thành nhiệm vụ đối với Tổ quốc, họ thanh thản trở về với lòng đất mẹ
- Câu thơ thứ nhất nếu tách rời, nó như một bức tranh ảm đạm, buồn bã , khiến người
đọc dễ dàng liên tưởng đến những nấm mồ lấp vội của bao người chiến sĩ vô danh bỏ thây
nơi đất khách, quê người, không một nén nhang, không người tưởng niệm Nhưng chính cái
u ám đó đã làm nền cho câu thơ sau sáng lên tinh thần chiến đấu, hi sinh anh dũng của
người chiến sĩ Họ sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân của mình mà không hề đắn đo, cân
nhắc
- Câu thơ “Áo bào thay chiếu anh về đất” cũng thể hiện rất rõ chất bi tráng của sự hi
sinh Cuộc sống chiến đấu, thiếu thốn đến độ khi chết người lính không có đến cả một manh chiếu để chôn Nhưng bằng tất cả sự yêu thương, trân trọng đồng đội, tác giả gọi chiếc áo
bình thường họ đang mặc bằng từ rất hay “áo bào” Đây là lối diễn đạt sáng tạo “áo” là từ
thuần Việt đi liền với từ “bào” là từ Hán Việt, khiến cho tấm áo của người lính càng trở nên
sang trọng Người lính chiến được hình tượng hóa thành những dũng tướng thời phong
kiến
- Trong âm hưởng vừa dữ dội, vừa hào hùng của thiên nhiên, cái chết, sự hi sinh của
người lính Tây Tiến không hề bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” được viết dưới dạng nhân hóa Dòng sông Mã như một sinh thể có tâm trạng cũng xót xa, nuối tiếc trước sự ra đi của người chiến sĩ và nó cất cao khúc “độc hành” để đưa tiễn các anh về với đất mẹ, về cõi vĩnh hằng
Trang 7- Sau khi gợi lại những kỉ niệm sâu sắc trong lòng người đi và kẻ ở, Tố Hữu đã tái hiện
lại khí thế hào hùng, sôi nổi, khẩn trương của cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp :
“Những đường Việt Bắc của ta, Đêm đêm rầm rập như là đất rung.”
- Hai câu thơ gợi được không gian rộng lớn Những đường Việt Bắc của ta và thời
gian đằng đẵng đêm đêm của cuộc kháng chiến vĩ đại
- Khí thế ra trận được cảm nhận bằng những âm thanh dồn dập rầm rập Từ láy
tượng thanh này không chỉ diễn tả tiếng bước chân hành quân mạnh mẽ mà còn giúp người đọc hình dung được sự khẩn trương, gấp gáp của một số lượng người đông đảo cùng hành
quân tiến về một hướng Tất cả tạo thành sức mạnh tổng hợp làm rung chuyển mặt đất
Hình ảnh so sánh, cường điệu như là đất rung góp phần nêu bật sức mạnh đại đoàn kết của quân dân ta, góp phần thể hiện ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù để bảo vệ Tổ quốc
- Khí thế hùng mạnh ấy là sự góp mặt của nhiều binh chủng thuộc quân đội nhân dân Việt
Nam Trước hết nhà thơ miêu tả khí thế của những chiến sĩ vệ quốc quân, của anh bộ đội cụ Hồ:
“Quân đi điệp điệp, trùng trùng, Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.”
- Từ láy “điệp điệp”, “trùng trùng” khắc họa đoàn quân đông đảo với những bước đi mạnh
mẽ, nhiều thật nhiều như rừng, như núi Hình ảnh những chiếc mũ nan phản ảnh một hiện
thực khó khăn của những ngày kháng chiến chống pháp Vì còn nghèo nên bộ đội ta thời ấy không có mũ cối như bây giờ mà họ phải đội mũ đan bằng nan che Trên những cái mũ ấy có đính ngôi sao vàng năm cánh biểu tượng cho quân đội nhân dân Việt Nam Hình ảnh ánh sao đầu súng gợi ta liên tưởng tới vẻ đẹp của hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng
chí của Chính Hữu Có điều nếu trong bài thơ Đồng chí hình ảnh đầu súng trăng treo là biểu tượng cho khát vọng hòa bình thì ánh sao ở đây lại là biểu tượng cho niềm tin vào lí tưởng, niềm tin vào chiến thắng trong tâm hồn người ra trận ; vào tương lai tươi sáng của toàn dân
Trang 8tộc
- Không chỉ có bộ đội ra trận mà nhân dân ta ở bất cứ nơi đâu cũng hăng hái góp sức mình
vào cuộc chiến đấu :
“Dân công đỏ đuốc từng đoàn, Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
- Những bó đuốc đỏ rực không chỉ soi đường mà còn làm sáng bừng lên hình ảnh những
đoàn dân công tiếp lương, tải đạn phục vụ kháng chiến Có thể hình dung, trong đêm khuya,
đủ cả trẻ, già, trai, gái, họ đến từ nhiều miền khác nhau, họ đi bằng nhiều phương tiện
chuyên chở : Xe đẩy, xe thồ, gồng gánh… với quyết tâm góp công sức nhỏ bé vào cuộc kháng chiến của toàn dân tộc
- Hình ảnh cường điệu bước chân nát đá được vận dụng từ câu thành ngữ quen thuộc chân
cứng đá mềm nhằm thể hiện ý chí phi thường của những con người quyết tâm vượt núi cao, đèo dốc, vượt qua bao khó khăn, trở ngại để đảm bảo sức mạnh vật chất cho bộ đội chiến
đấu và chiến thắng
- Sở dĩ họ có ý chí quyết tâm như vậy bởi vì họ luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của
toàn dân tộc :
“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày, Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.”
- Hình ảnh đối lập được sử dụng làm bật ý nghĩa của hai câu thơ Nếu như câu thơ trên là
hình ảnh biểu tượng cho những đêm đen nô lệ mà dân tộc ta phải trải qua của nghìn năm
phong kiến trì trệ, hàng trăm năm quằn quại trong ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân phát
xít, thì câu dưới bừng lên ánh sáng của niềm tin vào tương lai đang hứa hẹn ở phía trước
- Chỉ ra nét tương đồng và khác biệt ở hai đoạn thơ :
+ Cả hai đoạn trích đều viết về hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống
Pháp trường kì của dân tộc Họ đã phải đổ bao công sức, máu xương để góp phần làm nên
chiến thắng vẻ vang cho dân tộc Họ là biểu tượng cho vẻ đẹp của quân đội nhân dân Việt
Nam anh hùng -> Giáo dục lòng tự hào dân tộc, khát vọng giữ gìn và trách nhiệm bảo vệ đất
Trang 9nước
+ Đoạn thơ của Quang Dũng viết về những ngày đầu kháng chiến chống pháp còn bao
thiếu thốn khó khăn, nên không tránh khỏi mất mát, hi sinh Tuy nhiên với bút pháp hiện
thực kết hợp nhuần nhuyễn với bút pháp lãng mạn hào hoa, với thể thơ bảy chữ phóng
khoáng, giàu giá trị tạo hình đoạn thơ đã thành công trong việc ca ngợi vẻ đẹp bi tráng của
những người lính trí thức
+ Đoạn thơ của Tố Hữu viết khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi ;
với thể thơ lục bát đậm chất trữ tình kết hợp khéo léo với những hình ảnh biểu tượng giàu
sức gợi, đoạn thơ tái hiện hình tượng về sức mạnh quân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã
làm nên chiến thắng vẻ vang
+ Vẻ đẹp bi tráng kết hợp với khí thế hào hùng tạo nên nét đẹp toàn diện về hình tượng
người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp
* Biểu điểm chung:
- Điểm 2,5 - 3: làm được trọn vẹn các ý trên, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh cảm xúc
- Điểm 1,5 - 2,25: trình bày được 2/3 các ý trên, diễn đạt còn có một số đoạn chưa lưu loát
- Điểm 0,25 - 1,25: trình bày được ½ các ý trên, diễn đạt lủng củng, chữ viết cẩu thả, khó
đọc
- Điểm 0: làm sai đề, lạc đề
d Sáng tạo:
- 0,25 điểm: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
và các yếu tố biểu cảm, ); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có
liên hệ so sánh trong quá trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng
không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
- Điểm 0: Văn viết còn thiếu cảm xúc, chưa sử dụng kết hợp các thao tác lập luận…
e Chính tả:
- Điểm 0,25: Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu (Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể)
- Điểm 0: chữ viết cẩu thả, sai từ 5 lỗi chính tả trở lên
Trang 10
Website Hoc247.vn cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thông minh, nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên
môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh tiếng
- Luyên thi ĐH, THPT QG với đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng
- Mang lớp học đến tận nhà, phụ huynh không phải đưa đón con và có thể học cùng con
- Lớp học qua mạng, tương tác trực tiếp với giáo viên, huấn luyện viên
- Học phí tiết kiệm, lịch học linh hoạt, thoải mái lựa chọn
- Mỗi lớp chỉ từ 5 đến 10 HS giúp tương tác dễ dàng, được hỗ trợ kịp thời và đảm bảo chất lượng học tập
Các chương trình VCLASS:
các khối lớp 10, 11, 12 Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS Lê Bá Khánh Trình, TS Trần Nam Dũng, TS Pham
Sỹ Nam, TS Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn cùng đôi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia
Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các trường Chuyên khác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS Pham Sỹ Nam, TS Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn
và Toán Tiếng Anh danh cho các em HS THCS lớp 6, 7, 8, 9
- Gia sư Toán giỏi đến từ ĐHSP, KHTN, BK, Ngoại Thương, Du hoc Sinh, Giáo viên Toán và Giảng viên ĐH Day kèm Toán mọi câp độ từ Tiểu học đến ĐH hay các chương trình Toán Tiếng Anh, Tú tài quốc tế IB,…
- Học sinh có thể lựa chọn bất kỳ GV nào mình yêu thích, có thành tích, chuyên môn giỏi và phù hợp nhất
- Nguồn học liệu có kiểm duyệt giúp HS và PH có thể đánh giá năng lực khách quan qua các bài kiểm tra độc lập
- Tiết kiệm chi phí và thời gian hoc linh động hơn giải pháp mời gia sư đến nhà
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90%
Học Toán Gia Sư 1 Kèm 1 Online