1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đánh giá thực thi chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội

109 416 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Song có nhiều vấn đề lớn sẽ đặt ra như: phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp theo hướng nào; việc phát triển hoạt động nông nghiệp hiện nay; bảo vệ thành quả c

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ VĂN TÚ

ĐÁNH GIÁ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Bảo Dương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo

vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám

ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Văn Tú

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được

sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết

ơn sâu sắc thầy PGS.TS Phạm Bảo Dương người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của UBND thành phố

Hà Nội, UBND huyện Đông Anh, UBND các xã, thị trấn, các HTXNN trên địa bàn huyện Đông Anh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Văn Tú

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các từ viết tắt v

Danh mục bảng vi

Danh mục sơ đồ và biểu đồ vii

Trích yếu luận văn viii

Thesis abstract x

Phần I Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn 4

2.1 Lý luận về đánh giá thực thi chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp 4

2.1.1 Một số khái niệm liên quan 4

2.1.2 Đặc điểm, ý nghĩa, vai trò thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp 8

2.1.3 Nội dung nghiên cứu về thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp 10

2.1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp 19

2.2 Cơ sở thực tiễn về thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp 21

2.2.1 Kinh nghiệm thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp trên thế giới 21

2.2.2 Kinh nghiệm về phát triển hợp tác xã tại Việt Nam 23

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra 28

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 30

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 33

Trang 5

3.2 Phương pháp nghiên cứu 37

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 37

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 37

3.2.3 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 40

3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 41

3.3.1 Nhóm chỉ tiêu về thông tin cơ bản của các đối tượng điều tra 41

3.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển HTX 41

3.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện chính sách 41

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 42

4.1 Thực trạng thực thi các chính sách phát triển htx nông nghiệp huyện Đông Anh 42

4.1.1 Thực trạng tổ chức triển khai thực thi chính sách 42

4.1.2 Đánh giá kết quả thực thi chính sách phát triển HTXNN trên địa bàn huyện Đông Anh 54

4.1.3 Chính sách chưa thực hiện 68

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp 70

4.2.1 Sự phù hợp của chính sách 70

4.2.2 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương 71

4.2.3 Ảnh hưởng của cán bộ thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp 71

4.2.4 Ảnh hưởng của đối tượng thụ hưởng chính sách 74

4.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực thi chính sách phát triển htxnông nghiệp 77

4.3.1 Nhóm giải pháp chung 77

4.3.2 Nhóm giải pháp cụ thể cho từng nhóm chính sách 78

4.3.3 Đối với các hộ xã viên 80

4.3.4 Đối với Nhà nước 80

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 82

5.1 Kết luận 82

5.2 Kiến nghị 84

5.2.1 Kiến nghị đối với Thành phố 84

5.2.2 Kiến nghị đối với huyện Đông Anh 85

5.2.3 Kiến nghị đối với UBND các xã 85

Tài liệu tham khảo 86

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CMKTNV Chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ HTX Hợp tác xã

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai huyện Đông Anh qua 3 năm (2013 - 2015) 32

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Đông Anh qua 3 năm (2013 - 2015) 34

Bảng 3.3 Danh mục, nguồn cung cấp và phương pháp thu thập các thông tin 38

Bảng 3.4 Số lượng mẫu, nội dung và phương pháp thu thập sô liệu 39

Bảng 4.1 Các cơ quan tham gia vào thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh 46

Bảng 4.2 Số lớp tổ chức tuyên truyền chính sách phát triển HTXNN do huyện Đông Anh tổ chức cho các HTXNN 50

Bảng 4.3 Kinh phí thực thi chính sách phát triển HTXNN 49

Bảng 4.4 Nguồn vốn thực hiện chính sách hỗ trợ vật tư cho nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh 50

Bảng 4.5 Số HTXNN được nhận vốn để hỗ trợ phát triển 51

Bảng 4.6 Số vụ vi phạm trong thực thi chính sách phát triển HTXNN 52

Bảng 4.7 Kết quả công tác tuyên truyền Luật HTX 2012 đến cán bộ quản lý HTXNN 54

Bảng 4.8 Đánh giá mức độ quan trọng của việc đào tạo bồi dưỡng đối với các nhóm đối tượng 56

Bảng 4.9 Đánh giá về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng NNL 58

Bảng 4.10 Đánh giá về thời gian, địa điểm, phương pháp giảng dạy tổ chức các khóa bồi dưỡng thế nào là phù hợp 59

Bảng 4.11 Lý do và mức độ tham gia đào tạo bồi dưỡng của cán bộ HTXNN huyện Đông Anh giai đoạn 2013-2015 61

Bảng 4.12 Những khó khăn trở ngại trong quá trình vay vốn tín dụng của HTX 62

Bảng 4.13 Đánh giá của hộ thành viên về chất lượng các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ mới 66

Bảng 4.14 Số lượng các sản phẩm tham hội trợ, triển lãm năm 2013 – 2015 của HTXNN huyện Đông Anh 67

Bảng 4.15 Thông tin cơ bản về cán bộ thực hiện chính sách 72

Bảng 4.16 Tình hình cơ bản về các hộ thành viên HTXNN 75

Bảng 4.17 Sự thay đổi thu nhập sau khi sử dụng các dịch vụ của HTXNN 76

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Đánh giá của cán bộ và HTXNN về thực thi chính sách 53

Biểu đồ 4.2 Thông tin về chính sách 55

Hộp 4.1 Phát biểu của chủ nhiệm HTX 73

Hộp 4.2 Ý kiến về việc tiếp nhận chính sách 765

Trang 9

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Song có nhiều vấn đề lớn sẽ đặt ra như: phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp theo hướng nào…

Đông Anh là huyện ngoại thành ở phía Đông Bắc thủ đô Hà Nôi, với diện tích tự nhiên là 18.213,90 ha Năm 2013 diện tích đất nông nghiệp của huyện là 9.605,59 ha chiếm 52,69% nhưng sau 2 năm đến năm 2015, diện tích đất nông nghiệp giảm xuống còn 9.250,20, chiếm tỷ lệ 50,74% Năm 2015, toàn huyện có 102.861 hộ với tổng số nhân khẩu là 343.587

Hiện nay trên địa bàn huyện Đông Anh đang thực thi chính sách phát triển HTXNN đã đạt được kết quả đáng kích lệ như: Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức 6 lớp tuyên truyền Luật hợp tác xã 2012 cho các đối tượng là chủ nhiệm (Giám đốc), phó chủ nhiệm (phó giám đốc), trưởng kiểm soát, kế toán Giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn huyện Đông Anh đã tổ chức 54 lớp tập huấn cho cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp với 2.250 lượt người tham dự, về nội dung đào tạo theo đánh giá thì mức

độ phù hợp của các nội dung đào tạo là tương đối cao Đối với phần lý luận chung có 75,00% ý kiến đánh giá là phù hợp, 25,00% ý kiến cho rằng phù hợp Đối với phần chuyên môn nghiệp vụ chỉ có 50,00% ý kiến đánh giá là rất phù hợp, 25,00% ý kiến đánh giá là phù hợp, 25,00% ý kiến cho rằng tạm được Vốn là nguồn lực không thể thiếu đối với các tổ chức kinh tế hay cá nhân trong mọi hoạt động, kết quả điều tra cho thấy có 50% ý kiến của cán bộ HTX được điều tra cho rằng thiếu tài sản thế chấp trong quá trình vay vốn tín dụng là luôn luôn gặp khó khăn để vay vốn tín dụng, 50% ý kiến cho biết thỉnh thoảng gặp khó khăn về tài sản thế chấp Chính sách ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đối với HTXNN bước đầu đã được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Đông Anh năm 2015 UBND huyện đã phối hợp với Trung tâm giống cây trồng Hà Nội triển khai mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 02 xã Ủy Nổ

và Vĩnh Ngọc mỗi xã 100ha Giống lúa được đưa vào áp dụng tại mô hình sản xuất là giống lúa bắc thơm số 7 kháng bạc lá Trung tâm giống cây trồng Hà Nội hỗ trợ 50% giống, huyện hỗ trợ 50% giống đối 02 xã Ủy Nổ, Vĩnh Ngọc Tổng kinh phí nhà nước

hỗ trợ mua giống cấp cho điểm sản xuất mô hình lúa chất lượng cao là 224 triệu đồng

Bên cạnh những chính sách đã thực hiện, còn một sô chính sách chưa thực hiện

như:Chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát

triển kinh tế - xã hội và chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Trang 10

Tác giả đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách phát triển HTXNN: Sự phù hợp của chính sách, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương, ảnh hưởng của cán bộ thực thi chính sách, ảnh hưởng của đối tượng thụ hưởng chính sách

Đề tài đã đưa ra hai nhóm giải pháp :Nhóm giải pháp chung gồm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Liên minh HTX, các đoàn thể và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách

Nhóm giải pháp cụ thể cho từng nhóm chính sách gồm năm giải pháp

Trang 11

in 2015 At present, Dong Anh is carrying out the policy of developing agriculture operative and it has gained some positive results: Hanoi rural development department held 6 classes to propagandize co-operative laws 2012 for the chairman and vice- chairman, supervisor and accountant From 2013-2015 Dong Anh has organized 54 classes for coaching management staff with 2,250 people attending and the training content was considered quite high For the general argument 75% considered as perfectly suitable, 25% suitable For the technical 50% considered perfectly suitable, 25% suitable, 25% acceptable Fund is an integral source for all organizations or individuals in every activity As the result of the survey, 50% opinions of cooperative staff though that it is difficult to borrow from the banks if there is not enough security The policy of applying technology in agriculture cooperative has been carried in Dong Anh in 2015, the people communist has cooperated with Hanoi center of plant seed to produce rice with high quality and productivity in Uy No and Vinh Ngoc commune, 110

co-ha each commune It was Bac Thom 07 This center also donated 50% seeds, and Dong Anh district 50% to these communes The total fund that the State pay to produce rice was 224 miilion dongs

However there are still some policies which haven’t been carried out: the policy that creates good conditions for intensive programs, social-economic development programs, farming policy, lending farm land for the cooperative and the union of cooperative

The writer has pointed out the factors that affect the policy of agriculture cooperative development: the suitable policy, leading of the authorities, the affect of the staff who carry out the policies and the ones who have benefits from these policies

The thesis gives out two groups of measurement: the general measures includes enhancement the leading of the Party and the State that can promote the role of cooperative union, the organizations and enhance the propaganda the policies The individual measures include 5 ones

Trang 12

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT

Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước

ta đã có những bước tiến vượt bậc Sang giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp vốn được coi là thế mạnh của Việt Nam cũng được Đảng và Nhà nước tập trung nguồn lực để tạo ra sự đột phá Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Song có nhiều vấn đề lớn sẽ đặt ra như: phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp theo hướng nào; việc phát triển hoạt động nông nghiệp hiện nay; bảo vệ thành quả của cải cách ruộng đất…

Trong 5 năm qua, hoạt động của các hợp tác xã ở Hà Nội đã đạt được một

số kết quả nhất định như tổ chức bộ máy quản lý chặt chẽ, gọn nhẹ hơn trước; hoạt động trong các ngành, lĩnh vực đã có chuyển biến và tạo ra bước phát triển mới; từng HTX có điều lệ phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ riêng, có danh sách xã viên chính thức và tuyển dụng lao động có hợp đồng theo đúng quy định Tình hình tài chính của các HTX cũng đã có sự phân định rõ ràng; thu hút, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm ngàn xã viên và lao động; tham gia thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và từng bước tham gia các chương trình xã hội hóa trong phát triển kinh tế, xã hội của thủ đô Hà Nội Tuy nhiên, thời gian qua, nhất là từ năm 2008, khi địa giới hành chính Hà Nội được mở rộng, sự phát triển của các HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp ở Hà Nội còn nhiều hạn chế và tồn tại, cả về cơ cấu tổ chức và nội dung hoạt động; Nội lực các HTX nhìn chung còn yếu; Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, chưa đáp ứng đầy đủ nguyện vọng của xã viên và đòi hỏi của cơ chế thị trường Khu vực nông nghiệp hàng năm đang tạo ra khoảng gần 6% GDP của Thủ đô, tạo việc làm cho khoảng 1/3 tổng

số lao động của Hà Nội Sự phát triển mạnh mẽ nông nghiệp sẽ góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước Phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp ở Hà Nội hiện nay là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn cuộc sống, đồng thời phù hợp chủ trương chung về phát triển khu vực HTX của Đảng

Trang 13

và Nhà nước, cũng như của Thành phố Hà Nội, góp phần xây dựng bộ mặt thủ đô mới, phát triển phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường Chính vì vậy, sự ra đời của các chính sách phát triển HTX nông nghiệp là một tất yếu

Tuy nhiên, quá trình thực hiện chưa đạt được kết quả như mong đợi, đặc biệt khi xét đến hiệu lực và hiệu quả thực thi chính sách Đơn cử, công tác phát triển HTX nông nghiệp được Thành phố đặc biệt quan tâm và bước đầu đã có những thành tích đáng kể nhưng thực sự vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của lãnh đạo và người dân Đông thời, phân tích, đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp, mà cụ thể là chính sách phát triển HTX đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu chuyên sâu đánh giá thực thi của chính sách trong đó quan trọng nhất thấy được tâm tư, nguyện vọng cũng như những khó khăn mà quá trình thực hiện đang thực sự gặp phải

Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực thi

chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp và những yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Trang 14

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Nội dung và tiêu chí đánh giá thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp là gì ?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp?

- Các chính sách phát triển HTX nông nghiệp đã và đang được thực hiện như thế nào trên địa bàn huyện Đông Anh , thành phố Hà Nội ?

- Các yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến việc thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn điều tra ?

- Cần phải làm gì để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển HTX nông nghiệp; đánh giá thực trạng, kết quả và hiệu quả hoạt động hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chủ yếu cho HTX ởhuyện Đông Anh thành phố

Hà Nội

Đối tượng nghiên cứu là các cơ quan, đơn vị thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, chính sách phát triển nông thôn (nhóm cán bộ huyện, cán bộ xã) và các HTX nông nghiệp trên địa địa bàn huyện Đông Anh

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

- Thời gian nghiên cứu:

+ Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nằm 2011 đến nay

+ Dữ liệu sơ cấp được tiến hành thu thập từ tháng 8/2015 đến tháng 10/2015

+ Các giải pháp được đề xuất trong giai đoạn 2016-2020

Trang 15

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

2.1.1 Một số khái niệm liên quan

2.1.1.1 Chính sách, chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Cho đến nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về “chính sách” và “chính sách nông nghiệp”, như:

+ Theo Frank Ellis (1995): “Chính sách là đường lối hành động mà chính phủ lựa chọn đối với một lĩnh vực nào đó của nền kinh tế, trong đó bao gồm các mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu”

+ Theo Đỗ Kim Chung (2011): “Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do chính phủ thực hiện

Nó bao gồm mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để đạt được mục tiêu đó”

+ Theo Lê Đình Thắng (1995): “Chính sách nông nghiệp được hiểu là tổng thể các biện pháp kinh tế, phi kinh tế có liên quan đến nông nghiệp và các ngành có liên quan, nhằm tác động vào nông nghiệp theo những mục tiêu nhất định, trong một thời hạn nhất định”

Các quan điểm về chính sách trên có những định nghĩa khác nhau là do đứng trên các góc độ nghiên cứu, tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung đều thống nhất ở những nội dung cơ bản và cùng nhằm mục đích phát triển kinh tế

Và trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm được nêu trong giáo trình “Chính sách nông nghiệp” của Nhà xuất bản Nông nghiệp năm 2008 là:

- “Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở hệ thống quy định trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn, điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định, đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế”

- “Chính sách nông nghiệp là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh

tế thể hiện sự tác động, can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo những mục tiêu xác định, trong một thời hạn nhất định”

Trang 16

2.1.1.2 Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp

- Hợp tác xã:

Xuất phát từ khái niệm kinh tế hợp tác, nhiều tổ chức và các nhà kinh tế

đã đưa nhiều khái niệm về HTX, cụ thể:

Liên minh HTX quốc tế đưa ra khái niệm như sau: “Hợp tác xã là một tổ chức chính trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ”

Còn Tổ chức Lao động quốc tế cho rằng: “Hợp tác xã là sự liên kết của những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi vŕ nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ

đã chuyển giao vào hợp tác xã phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung”

Sự giống nhau ở hai khái niệm trên đều cho rằng HTX là một tổ chức được hình thành trên cơ sở sự liên kết tự nguyện của các thành viên, được vận hành và quản lý trên cơ sở dân chủ và sự đồng thuận nhằm đạt mục tiêu mang lại lợi ích chung cho các thành viên Tuy vậy, với khái niệm do Liên minh HTX quốc tế nhấn mạnh đến yếu tố hợp tác giữa các thành viên trong quá trình thành lập và điều hành các HTX để phục vụ lợi ích chung, còn với khái niệm HTX do

tổ chức Lao động quốc tế lại nhấn mạnh cơ sở của sự hợp tác giữa các thànhviên

là để khắc phục sự khó khăn khi hoạt động riêng lẻ, với sự liên kết này đã mang lại lợi ích chung cho tập thể

Với cách hiểu đơn giản hơn, trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Chủ tịch

Hồ Chí Minh, cho rằng: “Trong chế độ dân chủ mới các hợp tác xã nó là nửa chủ nghĩa xã hội và sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội Hợp tác xã là thành phần thứ hai trong năm thành phần kinh tế ở nước ta” Xét theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, Người cho rằng: “Hợp tác xã tức là sở hữu của tập thể nhân dân lao động… Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu của nhân dân lao động, Nhà nước đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ cho nó phát triển” Người khẳng định hợp tác xã là khâu chính thúc đẩycải cách xã hội chủ nghĩa Đặc biệt, Người cho rằng HTX có thể thành lập ở cả trong công sở, hầm mỏ, xưởng máy, đồn

Trang 17

điền và nhất là ở nông thôn với nhiều loại hình: Tín dụng, tiêu thụ, sản xuất, mua bán,…

Ở nước ta, trong Luật HTX có định nghĩa như sau: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung,

tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật

Từ các khái niệm về HTX, có thể khái quát một số đặc điểm cơ bản về HTX như sau:

Hợp tác xã là hình thức thực hiện các quá trình hợp tác trong hoạt động kinh tế Mục tiêu của HTX là phát triển được sức sản xuất xã hội, tiết kiệm lao động, tăng hiệu quả kinh tế, phải thích hợp với các mối quan hệ kinh tế mới trong điều kiện mới

Việc thành lập HTX không làm mất đi tính tự chủ vốn có của các bên tham gia, trái lại nó tăng thêm sức mạnh tổng lực và phát triển được những ưu thế của phương thức HTX

Thành lập HTX là tạo ra đòn bẩy để phát triển kinh tế các chủ thể kinh tế

tự chủ HTX là việc liên kết nhau lại giữa các chủ thể kinh tế tự chủ tạo ra sức mạnh mới, thông qua đó phát triển được kinh tế của mình Như vậy khi thành lập HTX mới không phải vì kinh tế HTX mà là sự phát triển kinh tế của các thành viên Do đó, kinh tế HTX là tổ chức kinh tế tự nguyện của các chủ thể kinh tế tự chủ Kinh tế HTX thể hiện được bản chất tự do lựa chọn phương thức hoạt động kinh tế của họ trong điều kiện kinh tế thị trường vì kinh tế thị trường thì các chủ thể kinh tế tự chủ họ có nhiều cách để đạt tới mục đích kinh tế của mình Như vậy, trong điều kiện mới, các chủ thể kinh tế tự chủ họ có thể tham gia HTX hoặc không, khi HTX không đáp ứng yêu cầu của họ (Vũ Thị Thu Thủy, 2015)

Trang 18

* Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp

Sự liên kết tự nguyện giữa các chủ thể kinh tế là nền tảng cơ bản hình thành HTX Sự liên kết được thực hiện ở tất cả các hoạt động sản xuất và kinh doanh Từ đó hình thành HTX ở hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân trong đó phải kể đến sự liên kết tự nguyện trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và hình thành các HTX nông nghiệp Cũng giống như bất cứ quá trình sản xuất nào trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất nông nghiệp đều diễn ra các khâu như: bắt đầu từ việc nghiên cứu xác định nhu cầu thị trường, đến việc chuẩn

bị và kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất, kết thúc bằng việc phân phối sản phẩm để thu tiền về Chính vì thế là đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ

và độc lập, các HTX nông nghiệp vẫn phải tiến hành đầy đủ các khâu trong quá trình kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho mình Tuy vậy, khi tham gia vào thị trường để nâng cao sức cạnh tranh thì HTX phải phát huy thế mạnh của mình từ

sự liên kết và hợp tác Do đó, xét về mặt tổ chức sản xuất các HTX sẽ phân chia các khâu của qúa trình sản xuất để tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và kinh doanh Trên cơ sở chuyên môn hoá sẽ hình thành một hệ thống các HTX nông nghiệp, trong đó bao gồm các HTX thực hiện một hoặc một số khâu hoặc toàn bộ quá trình sản xuất để tạo ra lương thực - thực phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường Vì vậy, có thể có các HTX tiến hành nghiên cứu, dự báo thị trường nông sản - thực phẩm, HTX cung ứng các yếu tố phục vụ sản xuất như: vốn, máy móc thiết bị, điện, nước, phân bón, thuốc trừ sâu… và các HTX phục vụ việc bán hàng và phân phối hàng hoá thậm chí cả các HTX cung cấp lao động

Như vậy ta có thể hiểu: Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế tự chủ được các thành viên thành lập trên cơ sở tự nguyện, tiến hành các hoạt động sản xuất hoặc cung ứng các yếu tố phục vụ hoạt động sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản để đáp ứng nhu cầu xã hội

Chính vì vậy, sự liên kết để hình thành lên HTX là các thành viên đó là các hộ gia đình nông nghiệp hoặc các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Do sự khó khăn vì hoạt động đơn lẻ đã tự nguyện tiến hành hợp tác để có sức mạnh tổng hợp và mong muốn đạt được lợi ích lớn hơn Từ đó làm phát huy tinh thần đoàn kết làm giàu cho gia đình và địa phương

Từ những khái niệm trên có thể hiểu: Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp là tập hợp các quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở hệ thống

Trang 19

quy định trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn, nhằm giúp đỡ một tổ chức kinh tế mà trong đó có các thành viên

là các hộ gia đình nông nghiệp hoặc cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có sức mạnh tổng hợp và đạt được lợi ích lớn hơn, làm giàu cho gia đình, địa phương (Vương Văn Giang, 2013)

2.1.1.3 Thực thi chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Thực thi chính sách là quá trình biến các chính sách thành những kết quả trên thực tế thông qua các hành động có tổ chức trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện hóa những mục tiêu mà chính sách đề ra

Thực thi chính sách là việc triển khai chính sách, bao gồm việc cụ thể hóa một chính sách hay chương trình thành kế hoạch và các hành động cụ thể của từng cấp và từng ngành trong phát triển kinh tế (Nguyễn Hải Hoàng, 2011)

=> Thực thi chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp là việc triển khai,

cụ thể hóa các quyết sách của Chính phủ liên quan đến vấn đề phát triển HTX nông nghiệp

2.1.2 Đặc điểm, ý nghĩa, vai trò thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp

2.1.2.1 Đặc điểm thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp

Thứ nhất, thực hiện chính sách phát triển HTX là quá trình tiếp nhận và

triển khai thực hiện từ Trung ương đến địa phương và đến người nông dân Thực hiện chính sách phát triển HTX chính là việc cụ thể hóa nội dung chính sách, triển khai thực hiện các hoạt động phát triển HTX tại địa phương

Thứ hai, cơ quan triển khai thực thi chính sách phát triển hợp tác xã được

cấu trúc theo chiều dọc trong hệ thống Liên minh HTX Việt Nam, phân thành 5 cấp chính từ Liên minh HTX Việt Nam đến Liên minh HTX cấp tỉnh/ thành phố đến phòng PTNT huyện/ thị xã đến ban quản lý HTX và các thành viên HTX (xã viên) Ngoài ra trong quá trình thực hiện luôn có sự phối kết hợp với các ngành,

cơ quan, tổ chức khác có liên quan như Viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, ban, ngành về nông nghiệp, nông thôn…

Thứ ba, thực thi chính sách phát triển HTX phụ thuộc vào đặc điểm tổ

chức thực hiện ở mỗi địa phương Mỗi địa phương khác nhau có cơ cấu tổ chức, cách thực triển khai và các lĩnh vực về HTX khác nhau Việc thực hiện chính sách phát triển HTX phải đảm bảo đi đúng hướng với mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương

Trang 20

Thứ tư, đối tượng hưởng lợi của việc thực hiện chính sách phát triển HTX

bao gồm hai nhóm đối tượng là : người sản xuất nông nghiệp, nông dân, các trang trại, cán bộ thực hiện và các tổ chức liên quan đến HTX Việc thưc hiện chính sách phát triển HTX không thể thỏa mãn được nhu cầu của tất cả mọi người trong xã hội, nó có thể ảnh hưởng tích cực đến đối tượng này nhưng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đối tượng khác

Thứ năm, thực thi chính sách phát triển HTX phải dựa trên phương pháp có

sự tham gia của người dân, họ chính là đối tượng thụ hưởng của việc thực hiện chính sách Việc phát huy sự tham gia của ngườ dân trong thực hiện chính sách là rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động phát triển HTX, đồng thời tăng cường vai trò của người nông dân trong thực hiện chính sách sẽ tận dụng tối đa nguồn lực cộng đồng, đảm bảo tính bền vững của chính sách

2.1.2.2 Ý nghĩa thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp

Ý nghĩa trong hoạch định chính sách và điều hành thực tiễn liên quan đến phát triển HTX: Việc nhận diện, phân loại rào cản sẽ góp phần bổ sung cách nhìn

toàn diện hơn về hiện trạng phát triển và những vướng mắc mà các HTX đang gặp phải Với những phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn, những kết luận của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích đối với đội ngũ hoạch định chính sách phát triển HTX và các cán bộ quản lý nhànước đối với mô hình

này ở Trung ương và địa phương

Ý nghĩa đối với các HTX: Nhận diện rào cản và tìm kiếm nguyên nhân,

qua đó đề xuất giải pháp gỡ bỏ rào cản có giá trị tham khảo đối với các HTX trong quá trình hoạt động Bản thân các HTX, đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động sẽ nhận thức rõ hơn những rào cản hiện tại và dự báo những rào cản

trong tương lai để chuẩn bị những phương án sản xuất kinh doanh phù hợp

Ý nghĩa với đội ngũ cán bộ chỉ đạo thực tiễn, các cán bộ quản lý nhà nước đối với HTX: Đội ngũ cán bộ quản lý này sẽ nhìn nhận toàn diện các rào cản

trong quá trình phát triển HTX, qua đó, tìm cách tháo gỡ, thúc đay phát triển mô

hình này

Ý nghĩa đối với đội ngũ cán bộ xây dựng chính sách: Góp phần nâng cao

năng lực hoạch định chính sách của đội ngũ cán bộ này Cung cấp luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn về phát triển HTX, các rào cản trong phát triển để định hướng chính sách cũng như tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh tế, môi trường

pháp lý, tạo lập hành lang cho HTX phát triển

Trang 21

Ý nghĩa kinh tế xã hội khác: Các kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu

tham khảo có giá trị phục vụ quá trình nghiên cứu, soạn thảo các chương trình mục tiêu, chiến lược và qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước Cung cấp căn cứ thực tiễn trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, góp phần giải quyết

vấn đề tam nông hiện nay ở Việt Nam

2.1.2.3 Vai trò thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp

Theo Nguyễn Hải Hoàng (2011), chính sách phát triển khắc phục những thất bại của thị trường, đặc biệt là trong cung cấp hàng hoá, dịch vụ công Việc áp dụng các chính sách phát triển là một trong những biện pháp được Chính phủ sử dụng để điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô, khắc phục những thất bại của thị trường như độc quyền, vấn đề cung cấp hàng hoá công cộng, ảnh hưởng ngoại ứng và thông tin không đối xứng…Khu vực tư nhân trong nền kinh tế thường không muốn tham gia vào việc cung cấp hàng hoá công cộng do khó thu lợi, những rủi ro như thiên tai, dịch bệnh… cũng hay xảy ra Vai trò của Nhà nước trong việc cung cấp hàng hoá công là vô cùng quan trọng và không thể phủ nhận được, nhất là khi các vùng kinh tế phát triển không đồng đều, nguồn lực của các vùng không giống nhau Chính sách phát triển cũng nhằm mục đích phân phối lại thu nhập và hàng hoá khuyến dụng dưới các hình thức đầu tư như trợ giúp trực tiếp thông qua trợ cấp xã hội cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, chi phí để thực hiện các chính sách ổn định nền kinh tế - xã hội, phát huy tác động của những ngoại ứng tích cực từ giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Thông qua hoạt động hỗ trợ, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững Ngoài ra, chính sách hỗ trợ còn giúp phát huy các tác

động tích cực của giáo dục, y tế

2.1.3 Nội dung nghiên cứu về thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp

2.1.3.1 Tổ chức triển khai thực thi chính sách

a Công tác tổ chức chuẩn bị

Đây là bước cần thiết và quan trọng vì tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức tạp và diễn ra trong thời gian dài, do đó phải được chuẩn bị trước khi

Trang 22

đưa chính sách vào cuộc sống Các văn bản chính sách thường được xây dựng mang tính định hướng và khái quát cao Vì vậy, khi đưa vào thực hiện, các chính sách hay chương trình đó cần được chuẩn bị sao cho phù hợp với điều kiện thực

tế của địa phương Công tác chuẩn bị bao gồm:

- Xây dựng cơ quan tổ chức thực thi

- Xây dựng chương trình hành động (lập các kế hoạch về tổ chức, vật lực, nhân lực…)

- Ra văn bản hướng dẫn

- Tổ chức tập huấn cán bộ thực thi chính sách

Các chính sách hỗ trợ cần được cụ thể hóa thành các kế hoạch của các cấp

và các ngành Kế hoạch càng cụ thể, tính khả thi càng cao Kế hoạch cần được xây dựng theo xu hướng có sự tham gia của các cấp, các ngành và cộng đồng Cần cân đối giữa khả năng về nguồn lực và nhu cầu hỗ trợ phát triển sản xuất, đảm bảo hài hòa giữa sự hỗ trợ của Nhà

b Tuyên truyền thực thi chính sách

Đây là công đoạn tiếp theo sau khi chính sách đã được thông qua Công đoạn này cần thiết vì nó giúp đối tượng hưởng lợi và các cấp chính quyền hiểu được về chính sách, giúp chính sách được triển khai thuận lợi, có hiệu quả

Để làm được việc tuyên truyền này, cần được đầu tư về trình độ chuyên môn cho người thực thi, trang thiết bị kỹ thuật… Thông qua việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách, người thực thi có thể hiểu rõ thêm về mục đích, yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chính sách để tự giác thực hiện theo đúng yêu cẩu về quản lý của Nhà nước

Việc tuyên truyền cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục với mọi đối tượng ngay cả khi chính sách đang được thực thi Có thể phổ biến, tuyên truyền chính sách bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với đối tượng tiếp nhận, gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng

Công tác tuyên truyền chính sách là hoạt động có mục đích, có kế hoạch nhằm phổ biến, giải thích về chính sách, làm cho người dân hiểu rõ nội dung của chính sách Công tác tuyên truyền có vị trí rất quan trọng Muốn đạt được sự nhất trí, đồng thuận cao trong nhận thức và hành động, thực hiện được các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đã đề ra thì phải có sự hiểu rõ và ủng hộ của người dân

Trang 23

c Cụ thể hóa chính sách

Một chính sách hay chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thường được xây dựng mang tính định hướng và khái quát cao Vì vậy, khi đưa vào thực hiện, các chính sách hay chương trình đó cần được hoàn thiện, bổ sung và cụ thể hóa cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương

d Nguồn lực thực hiện chính sách

- Huy động tài chính cho thực hiện chính sách

Để có nguồn lực tài chính phục vụ việc thực thi chính sách cần phải phát huy cao độ các nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, sự tài trợ của các tổ chức phát triển và sự đóng góp của người dân Trong điều kiện dân còn nghèo sự đóng góp có thể không phải bằng tiền thì có thể bằng sức lực và hiện vật thông qua khai thác và sử dụng các tài nguyên sãn có tại địa phương

- Huy động nhân lực cho thực hiện chính sách

Đội ngũ nhân lực cho thực thi chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp bao gồm các cán bộ lãnh đạo và chuyên môn của các ngành cấp tỉnh và huyện, cấp xã và thôn thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp Đội ngũ cán bộ này cần có các kiến thức và kỹ năng thẩm định các dự án/báo cáo đồng thời phải cập nhật thường xuyên các quy trình hướng dẫn triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của Chính phủ

e Cơ chế giám sát đánh giá thực thi chính sách

Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực thi chính sách và nội dung quan trọng đảm bảo cho sự thành công của chính sách Công tác này bao gồm việc xác lập hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá chính sách Mọi hoạt động triển khai đều cần kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo chính sách được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực Các cơ quan Nhà nước cần bám sát kiểm tra việc thực hiện chính sách một cách thường xuyên và cụ thể để khắc phục và hạn chế được những phát sinh, khó khăn một cách kịp thời

f Phân cấp, phân quyền trong tổ chức thực thi chính sách

Một chính sách thường được thực thi trên một địa bàn rộng lớn và nhiều

tổ chức tham gia, do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ Mặt khác, các hoạt động thực thi có mục tiêu rất đa dạng, phức tạp nên cần có sự phối hợp giữa các cấp ngành để triển khai chính sách Nếu hoạt động

Trang 24

này diễn ra theo đúng tiến trình một cách chủ động, khoa học, sáng tạo thì công tác thực thi chính sách sẽ đạt hiệu quả cao và được duy trì ổn định

Chức năng của các cơ quan điều hành và thực hiện chính sách thường được quy định đầy đủ trong các chính sách của Chính phủ Tuy nhiên, ở cấp huyện, cơ quan điều hành phải được tổ chức đủ mạnh để đảm bảo phát huy được sức mạnh của hệ thống chính trị trên địa bàn huyện, nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của cơ quan quản lý chương trình, đảm bảo tiết kiệm, phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị tham gia vào từng hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất Tùy theo tính chất của các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất ở các ngành và lĩnh vực mà phương thức thực hiện có thể thông qua các hình thức đấu thầu, chỉ định thầu, huy động cộng đồng tham gia

Đội ngũ nhân lực cho thực thi chính sách hỗ trợ phát triển bao gồm các cán bộ lãnh đạo và chuyên môn của các ngành cấp tỉnh và huyện, cấp xã và thôn thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về hỗ trợ phát triển sản xuất Đội ngũ cán bộ này cần có các kiến thức và kỹ năng thẩm định các dự án/báo cáo đồng thời phải cập nhật thường xuyên các quy trình hướng dẫn triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Chính phủ

Nguồn nhân lực thực hiện chính sách

Đây là bước làm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế Để duy trì được chính sách, cần có sự đồng tâm, hiệp lực của nhiều yếu tố, các cơ quan tổ chức thực thi chính sách phải tạo điều kiện và môi trường để chính sách được thực thi tốt Người chấp hành chính sách phải có trách nhiệm tham gia tích cực vào thực thi chính sách Nếu các hoạt động này được tiến hành đồng bộ thì việc duy trì chính sách là việc làm không khó

Để có nguồn lực tài chính phục vụ việc thực thi chính sách, cần phải phát huy cao độ các nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước, sự tài trợ của các tổ chức phát triển và sự đóng góp của dân Phần lớn nguồn lực cho hỗ trợ sản xuất bắt nguồn từ tài chính công bao gồm ngân sách đầu tư và ngân sách chi thường xuyên Để triển khai được các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất phải lập dự án,

hồ sơ đầu tư theo các nguồn ngân sách khác nhau Trên cơ sở đó, phải có cấp thẩm quyền thẩm định và phê duyệt các hạng mục đầu tư Trong điều kiện dân còn nghèo, sự đóng góp có thể không phải bằng tiền thì có thể bằng sức lực và hiện vật thông qua khai thác và sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương

Trang 25

2.1.3.2 Cụ thể hóa các chính sách phát triển HTX nông nghiệp

a Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chính sách phát triển Hợp tác xã nông nghiệp

Thứ nhất, các văn bản luật gồm có Luật Hợp tác xã 2003 và Luật Hợp tác

xã 2012 Luật Hợp tác xã 2003 có 10 Chương và 52 Điều quy định về thành lập

và đăng ký kinh doanh HTX, xã viên, quy định về tổ chức và quản lý HTX, các tài sản, tài chính của hợp tác xã Quy định về các trường hợp tổ chức lại, giải thể, phá sản HTX, liên hiệp HTX và liên minh HTX, việc quản lý nhà nước đối với HTX, khen thưởng và xử lý vi phạm, cuối cùng là các điều khoản thi hành Ngày 01/07/2013 Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20/11/2012 có hiệu lực thi hành, thay thế Luật Hợp tác xã số 18/2003/QH12 ngày 26/11/2003 Trong đó, Luật Hợp tác xã 2012 có những điểm mới so với Luật Hợp tác xã 2003 như sau:

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân,

do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý Hợp tác xã So với Luật Hợp tác xã 2003 Điểm mới của Hợp tác xã 2012 còn thể chế hóa rõ hơn về bản chất, tổ chức của Hợp tác xã, để làm rõ sự khác biệt so với tổ chức doanh nghiệp, ở mục tiêu thành lập, quan hệ sở hữu, quan hệ kinh tế, quan hệ quản lý, và quan hệ phân phối trong Hợp tác xã Hợp tác xã phải mang lại lợi ích cho thành viên thông qua đáp ứng nhu cầu chung về sản phẩm, dịch vụ, việc làm của thành viên là chủ sở hữu Hợp tác xã

Về các chính sách hỗ trợ, Luật Hợp tác xã 2012 mở rộng hơn phạm vi

ưu đãi, hỗ trợ gắn với bản chất Hợp tác xã , mang lại lợi ích cho cộng đồng, chú trọng đối tượng thành viên là nông dân, người dân tộc Theo đó, Chính phủ quy định chi tiết các ưu đãi, hỗ trợ đối với Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác

xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã theo quy định của pháp luật

về đất đai; ưu đãi về tín dụng; vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; chế biến sản phẩm

Trang 26

Luật Hợp tác xã 2012 quy định 9 Chương, 64 Điều tăng hơn 12 Điều so với Luật Hợp tác xã 2003 Ngoài ra, còn có các quy định liên quan các nội dung sửa đổi, bổ sung khác như Thành lập và đăng ký Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã; Tổ chức quản lý Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã; Tài sản, tài chính của Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã; Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản; Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã; Tổ chức đại diện của Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã;…

Thứ hai, về các văn bản dưới luật quy định về các chính sách phát triển

hợp tác xã HTX Nghị định 88/2005/NĐ-CP về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác xã, bao gồm 10 chính sách, đó là: chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứng dụng khoa học, công nghệ; chính sách tiếp cận vốn Quỹ phát triển HTX; chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển KT - XH ; ngoài ra, các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiêp, diêm nghiệp còn được hưởng những chính sách: chính sách phát triển hợp tác xã kết cấu hạ tầng; chính sách ưu đãi tín dụng Sau khi Nghị định 88/2005/NĐ-CP hết hiệu lực, ngày 21/11/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định

số 193/2013/NĐ- CP quy định một số điều chi tiết của Luật HTX, trong đó có đề cập tới mười chính sách phát triển hợp tác xã HTX Nội dung các chính sách cơ bản giống với Nghị định 88/2005/NĐ-CP đồng thời bổ sung thêm chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của HTX, liên hiệp HTX; chính sách

hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai dịch bệnh; chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm (Vũ Thị Thu Thủy, 2015)

b Các chính sách phát triển hợp tác xã Hợp tác xã

Chính sách bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực Nhà nước hỗ trợ kinh phí

đào tạo chính quy, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đối với cán bộ quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành viên hợp tác xã

Chính sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại mở rộng thị trường.Nhà

nước hỗ trợ HTX, liên hiệp HTX tham gia các triển lãm trong và ngoài nước; tổ chức các hội chợ, triển lãm dành riêng cho khu vực HTX; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hó, xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử cho các HTX, liên hiệp HTX

Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới Quỹ Phát triển khoa học và

công nghệ quốc gia và cấp tỉnh hàng năm dành một phần kinh phí hỗ trợ các hợp tác

Trang 27

xã, liên hiệp hợp tác xã đổi mới, ứng dụng công nghệ và thông báo kết quả thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;Nhà nước hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có dự án nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Chính sách tiếp cận vốn và quỹ phát triển hợp tác xã Hợp tác xã, liên

hiệp hợp tác xã có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh; hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn nông thôn được ưu đãi về lãi suất và bảo lãnh tín dụng từ quỹ phát triển hợp tác xã; ưu tiên vay vốn tín dụng từ ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật; được vay ưu đãi theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

Chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có đủ năng lực

được ưu tiên tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế

- xã hội sau đây: Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn và quản lý các công trình saukhi hoàn thành, kể cả các công trình chợ và công trình hạ tầng phục vụ phát triểncụm công nghiệp và cụm làng nghề ở nông thôn;Các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn phù hợp vớikhả năng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Ngoài việc được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi trên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên là những cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp còn được hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi sau đây:

Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

bao gồm: trụ sở, sân phơi, nhà kho, xưởng sơ chế, chế biến, điện, nước sinh hoạt, chợ, công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, cửa hàng vật tư nông nghiệp, giao thông nội đồng phục vụ sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên cơ sở các dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt

Chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã Việc hỗ trợ đất đai đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

được thực hiện theoquy định của pháp luật về đất đai

Trang 28

Chính sách ưu đãi về tín dụng Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập

mới hoặc có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh được ưu tiên vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành;Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu thuộc diện ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư

Chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh.Tùy

theo mức độ thiệt hại, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh và nhu cầu thực tế, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi về vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật hiện hành về việc hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất đối với vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh

Chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có

nhu cầu chế biến sản phẩm được hỗ trợ nghiên cứu xây dựng dự án đầu tư chế biến sản phẩm Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ưu đãi về tín dụng trong

việc triển khai dự án đầu tư chế biến sản phẩm (Ứng Văn Thanh, 2014)

2.1.3.3 Đánh giá kết quả thực thi chính sách

Thực thi chính sách phát triển HTX là khâu hợp thành chu trình chính sách Nếu thiếu công đoạn này, chính sách không thể tồn tại vì nó là trung tâm kết nối các bước trong chu trình chính sách thành một hệ thống nhất với hoạch định chính sách, giúp thực hiện hóa chính sách vào đời sống xã hội

Nội dung đánh giá kết quả thực thi chính sách trong đề tài bao gồm 3 bước sau đây:

Tuyên truyền phổ biến chính sách

Thực hiện theo Nghị định số 88/NĐ-CP ngày 11/7/2012 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX và Nghị định 193 về một

số nội dung Chương trình hành động số 24 CTr–TU ngày 19/9/2013 của Thành

ủy Hà Nội về thực hiện kết luật số 56-KL/TW, ngày 21/2/2013 của bộ Chính trị

“Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể giai đoạn từ nay đến năm 2020” tiếp tục nâng cao hiệu quả tuyên truyền luật HTX năm 2012 Căn cứ vào sự chỉ đạo thường trực của UBND huyện Ứng Hòa, xã Trầm Lộng đã và đang được triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX

Trang 29

Huyện đã thực hiện công văn, kế hoạch chỉ đạo từ thành phố Hà Nội, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện giao cho chủ tịch UBND là người chỉ đạo và phân công công việc cho các thành viên phụ trách từng mảng công việc và phụ trách các xã Trong đó phó chủ tịch UBND phụ trách mảng kinh tế xã hội với các ông bà phòng Lao động Thương binh - Xã hội, chủ tịch HND, chủ nhiệm HTX thực hiện công tác xây dựng, lên kế hoạch thực hiện triển khai tuyên truyền chính sách hỗ trợ phát triển HTX

Bên cạnh đó chủ nhiệm HTX xã chịu trách nhiệm phụ trách công tác, tuyên truyền, quản lý hoạt động hỗ trợ của chính sách HTX đối với HTX và hộ nông dân xã viên ở trên địa bàn xã

Nguồn lực thực hiện chính sách

Nguồn lực chuẩn bị thực hiện chính sách bao gồm:

- Hệ thống CSHT: bao gồm hệ thống kênh mương tưới – tiêu nước, đường

bê tông nội đồng, nhà kho, trụ sở của HTX

- Đất đai: diện tích đất phục vụ nông nghiệp của HTX, diện tích đất để xây dựng trụ sở

- Nguồn vốn của HTX: chuẩn bị nguồn vốn đủ để đáp ứng nhu cầu công việc, gồm vật tư ngân sách Nhà nước, vốn vay, thu lãi các hoạt động dịch vụ của HTX

- Nguồn nhân lực: đội ngũ cán bộ quản lý, kiểm tra giám sát các hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách, người lao động, xã viên HTX

Đánh giá thực hiện chính sách

Đánh giá của cán bộ HTX về những chính sách hỗ trợ đã được nhận, đánh giá về thực hiện các hoạt động của HTX tại các hộ thành viên, đánh giá tình hình thực thi các chính sách tại địa phương

Đánh giá thực thi chính sách để tìm ra khoảng trống chính sách, yêu cầu chỉnh sửa và bổ sung chính sách mới nhằm phát triển các HTX ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Một chính sách sau quá trình triển khai thực hiện sẽ đạt được những kết quả nhất định, và những kết quả đạt được từ quá trình thực thi chính sách đó đều

sẽ mang lại những tác động cho đối tượng thụ hưởng chính sách Các tác động đó bao gồm cả tích cực và tiêu cực Trong đó, những tác động chính khi một chính sách được ban hành và triển khai thực hiện bao gồm:

Trang 30

2.1.4.1 Sự phù hợp của chính sách đối với điều kiện thực tiễn tại địa phương

Chính sách phát triển HTX nông nghiệp được ban hành từ trên xuống mang tính chất vĩ mô Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, có thể có những điểm chưa thực sự phù hợp với địa phương hay khó thực hiện… Như vậy, sự phù hợp của chính sách với điều kiện thực tiễn của từng địa phương

là yếu tố quan trọng để có thể thực hiện chính sách một cách hiệu quả Ngoài ra khi xem xét yếu tố này, chúng ta cần quan tâm tới các mục tiêu, cơ chế hỗ trợ mà chính sách đưa ra với các tiêu chí sau có đạt được hay không đó là: tính hợp lý, tính thống nhất của chính sách trong điều kiện của địa phương (Nguyễn Thị Thúy, 2013)

2.1.4.2 Nguồn ngân sách cho việc triển khai thực hiện chính sách

Nguồn ngân sách là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến phạm vi và đối tượng của việc thực hiện các chính sách phát triển HTX nông nghiệp Việc xác định và phân bổ nguồn ngân sách là công việc đầu tiên khi tiến hành thực hiện chính sách tại địa phương Nếu đủ nguồn ngân sách thì các hoạt động phát triển HTX nông nghiệp mới có thể tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao (Nguyễn Thị Thúy, 2013)

Trang 31

2.1.4.3 Ảnh hưởng của cán bộ chỉ đạo thực hiện chính sách

- Trình độ chuyên môn: Các cán bộ chỉ đạo là người trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện chính sách khuyến nông, là người trực tiếp triển khai các chương trình, hoạt động phát triển HTX Vì vậy khả năng, trình độ chuyên môn của cán bộ chỉ đạo là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách Cán bộ chỉ đạo phải hiểu rõ được nội dung, tinh thần của văn bản chính sách, phải biết đưa chính sách vào thực tế, giải quyết được những khó khăn trong thực tiễn, phổ biến, hướng dẫn cho người nông dân hiểu và làm đúng theo chính sách đã đề ra Trình độ của cán bộ chỉ đạo càng cao thì việc thực hiện chính sách càng dễ dàng, thuận lợi hơn

- Khả năng tiếp nhận chính sách: Khi chính sách được ban hành xuống cơ

sở, cán bộ chỉ đạo là người đầu tiên tiếp nhận chính sách C tiếp nhận chính sách thông qua công văn chỉ đạo trực tiếp từ Trạm khuyến nông huyện Nếu các công văn chỉ đạo thực hiện được tiếp nhận một cách nhanh chóng, rõ ràng, kịp thời thì việc thực hiện chính sách khuyến nông sẽ đạt hiệu quả cao hơn - Chế độ đãi ngộ (lương, phụ cấp, khen thưởng đối với người hoạt động khuyến nông): Người hoạt động khuyến nông cũng là một trong những đối tượng thụ hưởng của chính sách khuyến nông, chế độ đối với người hoạt động khuyến nông thỏa đáng là động lực giúp họ có thể phát triển, dồn hết tâm sức của mình cho công việc và ngược lại - Môi trường và điều kiện làm việc: Bao gồm trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác khuyến nông Trang thiết bị, phương tiện càng đầy đủ thì công tác khuyến nông được thực hiện càng hiệu quả hơn và ngược lại - Khả năng phối kết hợp với các tổ chức khác trong công tác: Việc thực hiện chính sách không thể thực hiện độc lập mà cần có sự phối kết hợp giữa CBKN với các tổ chức, đoàn thể khác có liên quan (Viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, cán bộ BVTV, CBTY, Hội nông dân…) Sự phối kết hợp của các tổ chức này càng chặt chẽ thì việc triển khai thực hiện các chính sách càng đạt hiệu quả cao (Vương Văn Giang, 2013)

2.1.4.4 Ảnh hưởng của đối tượng thụ hưởng chính sách

- Trình độ học vấn, kỹ năng sản xuất: Trình độ học vấn, kỹ năng sản xuất của người dân cũng là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của việc thực hiện chính sách Nếu họ có trình độ học vấn cao, có kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất tốt thì đó chính là nền tảng giúp họ nắm bắt tiếp nhận kỹ thuật mới từ chương trình,

Trang 32

dự án khuyến nông và việc triển khai chính sách dễ dàng hơn Ngược lại, nếu trình độ người sản xuất thấp thì sẽ rất khó khăn trong việc chuyển giao KHKT, cũng có khi làm thất bại một chương trình, dự án khuyến nông nào đó vì không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật công việc

- Khả năng tiếp nhận thông tin chính sách: Chính sách phát triển HTX nông nghiệp được đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển HTX nông nghiệp, thành công của chính sách thể hiện ở sự hưởng ứng tích cực của các đối tượng thụ hưởng chính sách Nếu người nông dân được tiếp nhận đầy đủ thông tin về nội dung chính của chính sách, họ hiểu và đưa ra các quyết định đúng đắn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Khả năng ứng dụng chính sách: nội dung của văn bản chính sách có hiệu lực cho cả nước Tuy nhiên mỗi địa phương lại có đặc điểm tự nhiên và kinh

tế - xã hội khác nhau nên việc ứng dụng vào các địa phương cụ thể có thể gặp phải những khó khăn (Chu Thị Vân Quỳnh, 2015)

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HTX NÔNG NGHIỆP

2.2.1 Kinh nghiệm thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp trên thế giới

2.2.1.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Hợp tác xã (HTX) có vị trí rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản Hầu hết những người nông dân đều là xã viên của HTX nông nghiệp Chính phủ rất coi trọng thể chế vận hành các HTX nông nghiệp và đã ban hành, thực hiện nhiều chính sách giúp đỡ phát triển, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất nhằm giúp người nông dân thoát khỏi cảnh đói nghèo và cùng hội nhập vào nền kinh tế thế giới Theo Luật hợp tác xã nông nghiệp, năm 1972 Liên hiệp các HTX nông nghiệp quốc gia Nhật Bản (ZEN-NOH) chính thức được thành lập và được chính phủ giao thực hiện các mục tiêu về phát triển nông nghiệp và nông thôn Hệ thống HTX nông nghiệp Nhật Bản được phân làm 3 cấp, hoạt động với tôn chỉ dựa vào sự nỗ lực hợp tác giữa các hợp tác xã nông nghiệp cấp cơ sở, các liên đoàn cấp tỉnh và cấp trung ương tạo thành một bộ máy thống nhất hoàn chỉnh

từ trung ương đến địa phương Vai trò của các HTX và tổ chức kinh tế HTX dịch

vụ đã thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất và chuyên môn hoá sâu theo hướng thương mại hoá trong nông nghiệp nước này (Chu Thị Vân Quỳnh, 2015)

Trang 33

Chính sách đối với vấn đề nông dân

Sau khi cải cách ruộng đất người nông dân có ruộng cày và các tư liệu sản xuất khác, các chính sách thúc đẩy sản xuất phát triển được áp dụng nhằm tiếp sức cho đối tượng nông dân này và họ đã thực sự trở thành một tầng lớp xã hội quan trọng trong xã hội Để khuyến khích nông dân đầu tư sản xuất kinh doanh, Nhật Bản đánh thuế nông nghiệp theo hạng đất và ổn định hàng chục năm, giá nông sản duy trì ở mức cao, giá vật tư được giữ thấp

Tầng lớp nông dân nhỏ cạnh tranh thành công thị trường là nhờ kinh tế hợp tác rất phát triển Gần 100% nông dân ở Nhật Bản là hội viên nông hội và xã viên HTX Năm 2009 vốn đầu tư trung bình của một hợp tác xã Nhật Bản khoảng hơn 5 triệu USD và tổng đầu tư của các HTX vào khoảng 12,54 tỷ USD Trước hết, hệ thống HTX và nông hội được tổ chức theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng và dân chủ ra quyết định Hội đồng quản trị từ cơ sở đến trung ương đều do xã viên bầu, giám đốc điều hành do hội đồng tuyển và hợp đồng Các cấp quản lý có trách nhiệm thực hiện đúng nhiệm vụ được nông dân uỷ thác, bảo vệ và phản ánh quyền lợi của nhân dân Trên cơ sở là tổ chức thực sự của dân, vì dân và do dân, HTX và nông hội được nhà nước hỗ trợ và trao cho các quyền hết sức quan trọng, quyết định vận mệnh sống còn của sản xuất và đời sống nông dân:

- HTX và nông hội là hệ thống kinh doanh chính, khống chế thị trường vật

tư nông nghiệp, thị trường buôn bán nông sản trong nước và xuất nhập khẩu Làm chủ toàn bộ dây chuyền cung ứng vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra của sản xuất nông nghiệp, nắm giữ các ngân hàng, doanh nghiệp, chợ bán buôn, sở hữu kho tàng bến bãi chính, Đối với nông dân Nhật Bản, hợp tác xã nông nghiệp là kênh tiêu thụ nông sản chính cho phần lớn nông sản (gạo trên 90%; rau, hoa quả, sữa tươi, thịt bò trên 50%) Tổng doanh thu tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm năm

1997 đạt khoảng 742 nghìn tỷ đồng Nông dân Nhật Bản cũng chủ yếu mua hàng qua HTX (phân bón 94,5%, bao bì 81,9%, hoá chất nông nghiệp 70%, vật liệu cách nhiệt 68%, thức ăn gia súc 35,5%, ô tô 24,4% và hàng tiêu dùng 15,6%)

- HTX cũng là người cung cấp chính các dịch vụ thiết yếu cho nông dân, như: tín dụng, bảo hiểm rủi ro, khuyến nông, chuyển giao công nghệ Từ năm

1900 hoạt động hợp tác xã ở Nhật Bản có nhiệm vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, tín dụng, tiêu thụ sản phẩm, sử dụng tập thể các máy móc thiết bị, đến nay đã mở

Trang 34

rộng ra các lĩnh vực phúc lợi xã hội như điều trị y tế, giáo dục, văn hoá, cải thiện điều kiện sống, du lịch và đặc biệt là thương mại Các tổ tư vấn nông nghiệp trong mỗi hợp tác xã làm cầu nối với các cơ quan nông nghiệp, các trạm nghiên cứu, cán

bộ thú y và các nhóm nghiên cứu khoa học khác Năm 1997, Nhật Bản có khoảng 16.869 tổ tư vấn nông nghiệp trong các HTX Đây cũng là thị trường lớn thu hút

cán bộ kỹ thuật, kỹ sư về công tác ở nông thôn (Chu Thị Vân Quỳnh, 2015)

2.2.1.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Liên đoàn HTX nông nghiệp sẽ được miễn tất cả các loại thuế do chính quyền địa phương đưa ra

Chính phủ căn cứ vào các tiêu chí phân loại nông dân của mình để đề ra các chính sách cho vay ưu đãi đối với các nhóm nông dân, các khoản hỗ trợ này thông qua hệ thống Ngân hàng nông nghiệp (ví dụ Chính phủ cho nông dân vay với lãi suất từ 2-3% trong khi các tổ chức khác vay với lãi suất là 10%) và chính sách bảo hiểm xã hội nông nghiệp Ngoài ra, Chính phủ hỗ trợ người dân mua máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là 50% theo giá thị trường

và khi người nông dân mua xăng, dầu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được miễn thuế

Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn (như các trung tâm sơ, chế, kho, nhà máy xay xát, chợ đầu mối, v.v.,) do Chính phủ đầu tư với mức hỗ trợ từ 30 – 40% tổng kinh phí đầu tư, sau đó bàn giao cho các HTX quản lý Hay khi HTX mua đất thì Chính phủ ưu đãi thuế là 100%

Về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ HTX, Chính phủ hỗ trợ theo từng mức thông qua các chương trình của khóa học, ví dụ các khóa học về quy trình chuyên môn hóa về nông nghiệp thì mức hỗ trợ là 90% tổng kinh phí bồi dưỡng, đào tạo với thời gian bồi dưỡng chuyên môn tối thiểu là 3 tuần và tối đa là 6 tháng (Chu Thị Vân Quỳnh, 2015)

2.2.2 Kinh nghiệm về phát triển hợp tác xã tại Việt Nam

2.2.2.1 Kinh nghiệm về thực thi chính sách phát triển HTXNN của huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam

Năm 2010, UBND huyện Phú Ninh ban hành Đề án đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, HTX trên địa bàn huyện Phú Ninh giai đoạn đến năm 2015 cũng như kế hoạch triển khai thực hiện Cùng với đó, các địa phương trên địa bàn huyện đã tiến hành xây dựng kế hoạch, triển khai và tập trung lãnh chỉ đạo, định

Trang 35

hướng các HTX củng cố, mở rộng sản xuất, kinh doanh, gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; đồng thời thành lập mới các tổ hợp tác, hợp tác xã (THT, HTX) gắn với sản xuất, bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả (Nguyễn Hải Hoàng, 2011)

Huyện Phú Ninh được Trung ương chọn là 1 trong 5 huyện của toàn quốc

để chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 Huyện ủy-HĐND huyện đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân Qua gần 3 năm triển khai thực hiện, kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện có những chuyển biến tích cực Các HTX Tam Thành 1, Tam Thành 2, Tam An 1, Tam An 2, Tam Phước đã củng cố và xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với kinh tế thị trường, liên doanh, liên kết mở rộng diện tích sản xuất lúa giống hàng hóa, lúa chất lượng cao, cũng như mở thêm các loại hình sản xuất may mặc, giày da và nhựa đan xuất khẩu, dịch vụ làm đất, bảo vệ thực vật, thủy nông cơ sở Hơn nữa, một số hợp tác xã mới thành lập ở Tam Đại, Tam Dân, thị trấn Phú Thịnh đã có phương án sản xuất kinh doanh và chủ động tìm kiếm thị trường, có kế hoạch tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho người dân, như sản xuất giống hàng hóa, giống theo chương trình cấp 1 hóa ngay tại địa phương Riêng các THT ở các xã Tam Thành, Tam An, Tam Thái, Tam Đàn, Tam Lãnh, Tam Đại … đã tổ chức các dịch vụ làm đất, nước sạch, sản xuất giống hàng hóa, chăn nuôi theo hướng gia trại, thủy lợi, vật tư nông nghiệp… Qua đánh giá phân loại Phú Ninh có 5 hợp tác xã hoạt động khá tốt với lợi nhuận thuế sau thuế mỗi năm gần 80 triệu đồng,

2 hợp tác xã trung bình Điều đáng ghi nhận là thời gian qua, các HTX trên địa bàn huyện đã thực hiện đảm bảo các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho đội ngũ quản lý Một số hợp tác xã như Tam Thành 1, 2, Tam An 2, Tam An 2 đã thực hiện bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn cho lao động làm việc thường xuyên trong HTX, đồng thời giải quyết việc làm cho trên 230 lao động, thu nhập bình quân từ 1.7-2 triệu đồng/người/tháng Hơn nữa, các hợp tác xã còn tham gia thực hiện tốt trong công tác tổ chức, chỉ đạo sản xuất, làm tốt công tác chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với xã viên, bà con nông dân, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất (Nguyễn Hải Hoàng, 2011)

Ngoài những nội dung hỗ trợ của huyện, các hợp tác xã, tổ hợp tác của Phú Ninh cũng đã tiếp cận kịp thời được các cơ chế hỗ trợ của tỉnh Tính đến nay, từ các nguồn ngân sách tỉnh và huyện, Phú Ninh đã hỗ trợ trực tiếp cho các

Trang 36

hợp tác xã, tổ hợp tác số tiền trên 450 triệu đồng để khuyến khích phát triển kinh

tế hợp tác, hợp tác xã

Theo thông tin từ ông Trần Ngọc Bằng - Phó Trưởng phòng nông nghiệp

và phát triển nông thôn huyện “Thời gian qua, chúng tôi còn lồng ghép từ nguồn khuyến công của huyện để hỗ trợ cho các hợp tác xã phát huy tốt nhất hiệu quả hoạt động, như hỗ trợ cho HTX Tam Thành 1, Tam Thành 2 gần 150 triệu đồng

để ứng dụng máy móc sản xuất công nghiệp, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tạo điều kiện để các hợp tác xã tiếp cận được với quỹ tín dụng phát triển kinh tế hợp tác để mở rộng sản xuất kinh doanh như với số vốn vay đến thời điểm này lên đến 1 tỷ 150 triệu đồng”

Ông Đặng Bá Dự – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phú Ninh phát biểu “Kinh nghiệm được rút ra của huyện nhà thời gian qua trong phát triển kinh

tế hợp tác, hợp tác xã là nơi nào có sự tập trung quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền cơ sở thì nơi đó kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển một cách tích cực và có hiệu quả, góp phần đem phát triển kinh tế xã hội tại địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới một cách rõ nét Điển hình như xã Tam An, Tam Thành Hơn nữa, kinh tế hợp tác, hợp tác xã phải xuất phát từ nhu cầu sản xuất thực tế tại các địa phương, phải có

xã viên và cổ phần, cũng như vốn góp theo hợp đồng hợp tác của các tổ viên một cách đích thực Đồng thời, trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải có sự gắn kết chặt chẽ với người nông dân thì sẽ có tính bền vững cao

Theo định hướng của Uỷ ban nhân dân huyện Phú Ninh, ngoài các lại hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã, tổ hợp tác hiện có, Uỷ ban nhân dân huyện tiếp tục tạo điều kiện để các hợp tác xã, tổ hợp tác mở thêm các loại hình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gắn với nông nghiệp, phi nông nghiệp Tập trung chỉ đạo củng cố hoặc xử lý dứt điểm các hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả trong nhiều năm liền, và các hợp tác xã, tổ hợp tác mới thành lập tồn tại

ở hình thức, để các địa phương có định hướng hình thành các hình thức tổ chức phù hợp, hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực trong công tác xây dựng nông thôn mới thời gian đến Mục tiêu huyện nhà đưa ra là đến năm 2015, mỗi xã thị trấn có ít nhất 1 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hợp tác xã dịch vụ và kinh doanh tổng hợp, hoặc tổ hợp tác dịch vụ nông nghiệp Riêng các xã hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới vào năm 2013 và 2015, phấn đấu có ít nhất từ 2-3 hợp tác

xã dịch vụ nông nghiệp, hợp tác xã dịch vụ và kinh doanh tổng hợp, tổ hợp tác

Trang 37

dịch vụ nông nghiệp, trong đó có trên 70% số hợp tác xã thuộc diện khá giỏi, số còn lại trung bình, không có hợp tác xã yếu kém Theo đó, huyện nhà cũng đề ra nhiều giải pháp để kinh tế hợp tác, hợp tác xã của Phú Ninh phát triển mang tính bền vững hơn trong thời gian đến, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và huyện để khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã, để các đơn vị này có điều kiện mở rộng ngành nghề, liên doanh liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm cho cư dân nông thôn (Nguyễn Hải Hoàng, 2011)

2.2.2.2 Kinh nghiệm về thực thi chính sách phát triển HTXNN của huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

HTXDVNN Minh Tân, xã Minh Tân (Vụ Bản, Nam Định) được chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX từ năm 2003 Sau khi chuyển đổi, Ban chủ nhiệm và các xã viên đã xác định rõ phương hướng sản xuất kinh doanh của mình là hoạt động đa ngành, trong đó chú trọng các ngành nghề kinh doanh dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp.Trong từng giai đoạn, Ban quản trị HTX đã chỉ đạo kịp thời và đưa ra các giải pháp thích hợp cho sự phát triển HTX Với phần tài sản phục vụ sản xuất hiện có gồm 7 trạm bơm cố định và 10 máy bơm dã chiến, công suất trên 33.500m3/h, HTX đã chủ động tưới tiêu trong mọi điều kiện thời tiết Bằng nguồn vốn đóng góp của xã viên và nhà nước hỗ trợ với tổng kinh phí 2,95

tỷ đồng, HTX đã xây dựng kiên cố hóa trên 10,7km kênh cấp II, III Công trình cấp nước sinh hoạt đầu tư xây dựng với 2,42 tỷ đồng và được đưa vào sử dụng được 7 năm qua đã cung cấp nước hợp vệ sinh cho 95% số hộ trong xã

Với vai trò là đầu mối chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, HTX triển khai thực hiện tốt chương trình khuyến nông xã điểm.Trong năm 2010, HTX đã phối hợp với Ban nông nghiệp xã chỉ đạo xã viên thực hiện

kế hoạch sản xuất lúa - màu, đạt năng suất 117 tạ/ha.Thông qua triển khai các mô hình khuyến nông, các hộ xã viên được tập huấn kỹ thuật đầy đủ.HTX đã ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho xã viên Bên cạnh đó, HTX phối hợp chặt chẽ với trạm bảo vệ thực vật huyện, phân công cán bộ phụ trách các thôn hướng dẫn xã viên phòng trừ sâu bệnh, cung ứng các loại thuốc trừ sâu bảo đảm

đủ số lượng, chất lượng, giá cả hợp lý, tổ chức diệt chuột bằng thuốc sinh học mỗi vụ từ 3 - 4 đợt, góp phần bảo vệ mùa màng, giảm thiệt hại cho nông dân

Trang 38

HTX đã duy trì liên kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ giống lúa thuần với công ty

cổ phần Giống cây trồng tỉnh, với diện tích ổn định 27-30ha Sản lượng năm

2010 là 286 tấn đạt giá trị trên 1,8 tỷ đồng (Nguyễn Thị Thúy, 2013)

* HTX dịch vụ nông nghiệp Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội

Từ chỗ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, nhờ năng động, đổi mới hoạt động để đạt mức doanh thu hàng năm tăng trưởng từ 10% đến 17%, riêng năm 2011 vừa qua đạt doanh thu 20,7 tỷ đồng, nộp ngân sách 598 triệu đồng, đảm bảo việc làm thường xuyên cho 3.300 lao động với mức lương bình quân 2,4 triệu đồng, là những con số “biết nói” của Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp dịch vụ Dương Liễu, huyện Hoài Đức (Hà Nội)

Những năm gần đây, HTX liên tục được Liên minh HTX Việt Nam và Liên minh HTX thành phố Hà Nội biểu dương là đơn vị kinh tế tập thể xuất sắc Năm 2012, HTX tiếp tục được Liên minh HTX thành phố Hà Nội chọn là 1 trong

15 đơn vị kinh tế tập thể xuất sắc của Thủ đô đi dự Hội nghị biểu dương các HTX điển hình tiên tiến toàn quốc sắp tới

Chia sẻ về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, ông Nguyễn Phi Đức, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp và dịch vụ Dương Liễu cho biết, những năm cuối thập

kỷ 90 của thế kỷ trước, HTX đứng trước nguy cơ phải giải thể do hoạt động không hiệu quả, không phát huy được vai trò của HTX trong sản xuất nông nghiệp khiến xã viên chán nản Tuy nhiên, với sự quyết tâm, mạnh dạn đổi mới phương thức hoạt động của Ban Chủ nhiệm HTX, sự đồng thuận của xã viên, HTX đã quyết định chuyển đổi mô hình, đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh Ban Chủ nhiệm HTX đã mở rộng các ngành nghề dịch vụ, tiêu thụ nông sản chứ không “bó gọn” trong các khâu của sản xuất nông nghiệp như trước Xác định việc đảm nhiệm các khâu dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp với giá thành hợp lý, được bà con nông dân chấp nhận là một hướng hoạt động quan trọng, HTX đã xây dựng được đội ngũ cán bộ khuyến nông, nhân viên đảm nhiệm việc cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, tưới tiêu, bảo vệ hoa màu, dự tính dự báo sâu bệnh và hướng dẫn nông dân tận tình trong từng mùa, vụ sản xuất

Bên cạnh đó, đứng chân ở đất có nghề làm miến dong nổi tiếng và nghề thêu cổ truyền, Ban Chủ nhiệm HTX đã tìm hiểu thị trường, cử người mang sản phẩm đến các siêu thị, các trung tâm thương mại, cửa hàng ở trung tâm thành phố

để giới thiệu sản phẩm Có được đầu mối tiêu thụ sản phẩm, HTX càng coi trọng việc đào tạo, nâng cao tay nghề sản xuất miến dong, tranh thêu cho xã viên Từng

Trang 39

khâu trong quá trình sản xuất miến như chọn nguyên liệu, dây chuyền sản xuất, phơi, sấy, đóng gói sản phẩm đều được HTX hướng dẫn và giám sát đến từng hộ

xã viên, từng người lao động để bảo đảm chất lượng, uy tín của sản phẩm miến mang thương hiệu Dương Liễu

Với việc sản xuất và tiêu thụ tranh thêu cổ truyền, HTX động viên xã viên khôi phục lại nghề cổ truyền đã bị mai một ở địa phương; mở các lớp dạy nghề

và tổ chức cung ứng nguyên liệu, thành lập các bộ phận thiết kế mẫu, cung ứng nguyên liệu và nghiệm thu sản phẩm rất chặt chẽ Chính ở “mảng” sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nông sản và sản phẩm mỹ nghệ thủ công này, HTX đã thực sự đóng vai trò là "bà đỡ” đắc lực, giúp nông dân và các hộ làm nghề ở địa phương có được việc làm và “đầu ra” ổn định cho sản phẩm Việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ triển lãm nhằm quảng bá, tiêu thụ các mặt hàng nông sản cho bà con xã viên đã thực sự là “chìa khóa” giúp HTX bán được nhiều hàng hơn, doanh thu tăng và ngày càng tạo được niềm tin với bà con xã viên

Theo ông Phạm Văn An, Chủ tịch Liên minh HTX thành phố Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội còn xấp xỉ 50% số HTX nông nghiệp hoạt động ở mức trung bình hoặc kém hiệu quả Chưa kể, có những HTX còn lúng túng trong việc xác định mô hình, phương thức hoạt động, khả năng cạnh tranh thấp Thị trường của không ít HTX nông nghiệp ở ngoại thành Thủ đô vẫn hạn chế do quy

mô nhỏ, điều kiện để triển khai các hoạt động của các HTX thấp và yếu Vì vậy, thành công của HTX nông nghiệp Dương Liễu chính là kinh nghiệm quý để các HTX nông nghiệp tham khảo, lựa chọn những khâu, ngành nghề, dịch vụ phù hợp để áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần nâng cao vị thế của kinh tế tập thể thành phố và xây dựng thành công nông thôn mới ở ngoại thành

Hà Nội (Nguyễn Thị Thúy, 2013)

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra

Từ thực tế kinh nghiệm phát triển HTX tại một số nước và các địa phương trong nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chính sách phát triển hợp tác xã HTX như sau:

- Đối với vai trò và chỉ đạo, hỗ trợ của nhà nước: HTX là một tổ chức

kinh tế độc lập, bởi vậy, chính phủ các nước đều tiến hành việc quản lý HTX và quản lý theo cách riêng của mình thông qua một cơ quan do Nhà nước chỉ định

Ở một số nước Châu Á và khu vực, họ chủ chương khuyến khích phát triển HTX

Trang 40

với sự giúp đỡ hỗ trợ của Nhà nước thông qua việc hướng dẫn, công bố chính

sách tạo điều kiện cho HTX ra đời phát triển

- Chính phủ giúp đỡ, hỗ trợ HTX: Chính phủ coi việc giúp đỡ, hỗ trợ HTX

là trách nhiệm và thực hiện thông qua những chính sách như:

+ Đầu tư phát triển KH-KT, xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các HTX; + Cho vay lãi suất thấp và trợ giúp khi có thiên tai; có chế độ ưu đãi về thuế; ưu tiên cung cấp vật tư kỹ thuật;

+ Cho quyền trực tiếp xuất khẩu nhập khẩu

+ Hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX

+ Cho phép thành lập tổ chức phát triển HTX

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hiểu biết cho mọi người

về HTX

- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX: Trình độ năng lực của đội ngũ

cán bộ quản lý HTX được xem là yếu tố quyết định đến thành công và hiệu quả hoạt động của HTX

Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ (bao gồm: chủ nhiệm, các cán bộ quản lý, nghiệp vụ của HTX) thường xuyên được đào tạo và bồi dưỡng mới đáp ứng được yêu cầu Để làm việc này, ngoài phần hỗ trợ của nhà nước, các HTX đều có quỹ đào tạo, bồi dưỡng riêng Để thúc đẩy cán bộ HTX đem hết năng lực, năng động sáng tạo trong công việc, ngoài việc chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng HTX còn có chế độ đãi ngộ (trả công, khen thưởng) thỏa đáng

- Mở rộng và tăng hiệu quả hoạt động dịch vụ của HTX trên cơ sở

+ Từ nhu cầu hiện có của từng xã viên và phát hiện, mở rộng mới;

+ Thực hiện sự liên kết giữa HTX với HTX, HTX với Liên HTX cấp vùng và liên HTX cấp trung ương để tăng sức mạnh của tổ chức HTX trên cơ sở

để khơi thông đầu vào, đặc biệt là để khơi thông, mở rộng đầu ra, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cho xã viên có hiệu quả;

+ Hoàn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng, các phương tiện liên lạc, thông tin, thị trấn, thị tứ và các trung tâm thương mại chính phủ các nước có chính sách hỗ trợ HTX tiêu thụ sản phẩm, đầu tư sản xuất, ưu đãi về thuế, trợ giá cho HTX (Nguyễn Thị Thúy, 2013)

Ngày đăng: 30/05/2017, 23:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Vương Văn Giang (2013). Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, luận văn Thạc sĩ, Đại học Hà Nội Khác
15. Nguyễn Hải Hoàng (2011). Phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, trang 121 Khác
16. Phạm Thị Hương (2013). Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội Khác
17. Thân Văn Toàn (2011). Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty cổ phần du lịch Bắc Giang, luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
18. Vũ Thị Thu Thủy (2015). Đánh giá thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTXNN trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, luận văn thạch sĩ, chuyên ngành quản trị kinh doanh, Học viện NN Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w