Ngày nay, hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng được quan tâm và phát triển theo đà phát triển của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, và ngày càng trở nên đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại là một công cụ đắc lực, quan trọng và đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển thương mại của kinh tế thế giới.Ở Việt Nam, hình thức xúc tiến thương mại này bắt đầu thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà tổ chức, các doanh nghiệp, khách hàng cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp từ năm 1994 trở lại đây. Quy mô và hình thức ngày càng phát triển đòi hỏi phải có sự chỉ đạo, hướng dẫn và quản lý nhằm đưa hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại trở thành một công cụ thực sự của hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế nước nhà và góp phần nâng cao đời sống nhân dân.Dưới đây là những kiến thức cơ bản, cốt lõi, những quy định của pháp luật, hạn chế và giải pháp cho hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại của Việt Nam.
Trang 1Mục lục
Lời mở đầu
Ngày nay, hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng được quan tâm và phát triển theo đà phát triển của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, và ngày càng trở nên đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau Trong đó, hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại là một công cụ đắc lực, quan trọng và đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển thương mại của kinh tế thế giới
Ở Việt Nam, hình thức xúc tiến thương mại này bắt đầu thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà tổ chức, các doanh nghiệp, khách hàng cũng như các nhà quản
lý doanh nghiệp từ năm 1994 trở lại đây Quy mô và hình thức ngày càng phát triển đòi hỏi phải có sự chỉ đạo, hướng dẫn và quản lý nhằm đưa hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại trở thành một công cụ thực sự của hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế nước nhà và góp phần nâng cao đời sống nhân dân
Dưới đây là những kiến thức cơ bản, cốt lõi, những quy định của pháp luật, hạn chế và giải pháp cho hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại của Việt Nam
Trang 2I Khái quát về hoạt động xúc tiến thương mại
1.1 Khái niệm hoạt động xúc tiến thương mại
Khoản 10 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: "Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại."
Xúc tiến thương mại, theo quy định trên, mang bản chất là hoạt động xúc tiến bán hàng và cung ứng dịch vụ do thương nhân tiến hành Đây cũng là định nghĩa duy nhất về xúc tiến thương mại trong pháp luật Việt Nam hiện nay
1.2 Đặc điểm của xúc tiến thương mại
1.2.1 Tính chất của hoạt động xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại là một hoạt động thương mại, qua đó khẳng định rằng xúc tiến thương mại là một hoạt động do thương nhân tiến hành với mục đích sinh lời Tuy nhiên, nó khác với các hoạt động thương mại khác là bởi xúc tiến thương mại hỗ trợ cho các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay hoạt động
Trang 3thương mại có mục đích sinh lời khác, tạo cơ hội khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động này thực hiện với hiệu quả cao nhất
1.2.2 Chủ thể tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại
Do xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ nên chủ thể thực hiện hoạt động này chủ yếu là thương nhân mặc dù Luật thương mại quy định đối tượng áp dụng là thương nhân
và các tổ chức cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại Theo các quy định đó thì “tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại” được hiểu là tổ chức, cá nhân có quan hệ thương mại với thương nhân và trở thành một bên trong quan đó Ví dụ như, Cơ quan báo chí trong hoạt động phát hành sản phẩm quảng cáo với thương nhân
Chủ thể của hoạt động xúc tiến thương mại phải có tư cách pháp lý độc lập, phải là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài Pháp luật không cho phép các văn phòng đại diện tiến hành khuyến mãi, quảng cáo, và chỉ cho phép chi nhánh được xúc tiến thương mại phù hợp với nội dung hoạt động ghi trong giấy
1.2.3 Mục đích của xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại là nhằm mục đích tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thông qua đó mục đích sinh lợi của thương nhân
1.2.4 Vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất, một hệ thống phân phối sản phẩm Xúc tiến thương mại thể hiện năng lực, uy tín, hình ảnh công
ty, cho người tiêu dùng thấy doanh nghiệp có gì, có thể làm gì và sẵn sàng làm gì
Trang 4Với các bạn hàng, đối tác, xúc tiến thương mại góp phần thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi, đẩy mạnh sự lưu thông, phân phối hàng hóa.
1.3 Các hình thức thực hiện xúc tiến thương mại
1.3.1 Khuyến mại
Theo Điều 88, Luật thương mại 2005, Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định
1.3.2 Quảng cáo thương mại
Theo Điều 102, Luật thương mại 2005, Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình
1.3.3 Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
Theo Điều 117, Luật thương mại 2005, Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch
vụ là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân dùng hàng hoá, dịch vụ và tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về hàng hoá, dịch vụ đó
1.3.4 Hội chợ, triển lãm thương mại
Theo Điều 129, Luật thương mại 2005, Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ
Qua đó cho thấy được pháp luật Việt Nam thừa nhận bốn hoạt động chính được xem là xúc tiến thương mại bao gồm: Khuyến mại; Quảng cáo thương mại;
Trang 5Trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ; Hội chợ, triển lãm thương mại Mỗi một loại hình đều có những đặc điểm riêng của chúng tùy vào đối tượng và mục đích
mà doanh nghiệp hướng tới cũng như tùy vào từng thời kỳ phát triển của công ty
mà doanh nghiệp chọ cho mình một hình thức xúc tiến thương mại phù hợp để từ
đó tăng khả năng cạnh tranh cao trong nền kinh thị trường
Trong số các loại hình trên thì hội chợ, triển lãm thương mại là một hoạt động xúc tiến thương mại khá phổ biến ở nước ta hiện nay Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu để áp dụng đúng pháp luật và khai thác được lợi ích từ hoạt động này
II Hội chợ, triển lãm thương mại
2.1 Khái niệm và đặc điểm
Hội chợ là tổ chức trưng bày các sản phẩm của một địa phương, một nước trong một thời gian nhất định Còn triển lãm là cuộc trưng bày về vật phẩm, tài liệu để cho mọi người đến xem
Dưới góc độ pháp lý, hội chợ, triển lãm được hiểu như sau:
Trang 6Thứ nhất, hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại
được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ
Thứ hai, hội chợ, triển lãm được tổ chức để thương nhân trưng bày, giới
thiệu hàng hóa, dịch vụ của mình Hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch
vụ ở hội chợ, triển lãm sẽ có đặc điểm tương đồng với hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ - vốn là một hình thức chính của xúc tiến thương mại Vì vậy, nhiều người nhầm lẫn không chỉ giữa hai loại hoạt động xúc tiến thương mại này mà còn nhầm lẫn giữa ‘hội chợ” với “triển lãm” Hội chợ và triển lãm là hai khái niệm không đồng nhất với nhau nhưng ranh giới đang dần bị xóa nhòa Sở dĩ
có điều này vì trong lịch sử kinh tế thế giới hội chợ vẫn còn là nơi giao dịch mua bán hàng hóa bằng cách đem hàng đến các hội chợ để bán vào thế kỉ XIX Có thể thấy khi đó thương mại không quá phức tạp và thường diễn ra nhanh chóng, tiền
và hàng được đưa cùng một lúc Nhưng bước sang thế kỉ XX, với sự phát triển cả
về quy mô, chất lượng lẫn độ phức tạp của các hoạt động thương mại, ví dụ điển hình về đối tượng của hoạt động thương mại không chỉ buôn bán hàng hóa mà còn
cả dịch vụ, việc mua hàng với số lượng lớn, vị trí địa lý cách xa,… thì việc mua bán này tại hội chợ là không còn thích hợp Từ đó, hội chợ, triển lãm chỉ còn là nơi dùng để trưng bày hàng hóa, dịch vụ, đàm phán, giao kết hợp đồng mà không tiến hành giao nhận hàng hóa tại đó Đây là lý do mà hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ dễ bị nhầm lẫn với hoạt động hội chợ, triển lãm Đồng thời, việc xem hội chợ và triển lãm (cùng mục đích là trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ) là một càng ngày càng được ngầm hiểu một cách sâu rộng nên cụm
từ “hội chợ, triển lãm” được sử dụng để tránh sự phiến diện về mặt ngôn ngữ
Thứ ba, hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại được tổ chức tại một địa
điểm nhất định Đặc điểm này giúp phân biệt hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại với hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ Theo Điều 117 Luật
Trang 7Thương Mại 2005 thì “hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động xúc tiến thương mại mà thương nhân dùng hóa, dịch vụ và tài liệu để giới thiệu với khách hàng về hàng hóa và dịch vụ đó” Như vậy, hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ không đòi hỏi tính tập trung và không bị giới hạn về thời điểm và địa điểm nhất định Trong khi đó, ở các nước trước khi có tổ chức hội chợ, triển lãm thì đều đã hình thành các trung tâm chuyên phục vụ hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại Đồng thời, hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại được quy định chi tiết và quản lý chặt chẽ
Thứ tư, kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động
thương mại, theo đó thương nhân kinh doanh dịch vụ này cung ứng dịch vụ tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân khác để nhận thù lao dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại Hợp đồng dịch vụ tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
Ngày nay, hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại đang được thúc đầy mạnh
mẽ, không chỉ có thương nhân trong nước tham gia mà còn có thương nhân nước ngoài Điều này đòi hỏi luật pháp phải tạo cơ sở pháp lý thuận tiện cho các bên trong việc phát triển hoạt động này Hoạt động hội chợ, triển lãm được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau Tuy nhiên, nghiên cứu về hoạt động này thì có thể tập trung vào các vấn đề về quyền, chủ thể, đối tượng, trình tự, thủ tục để tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
2.2 Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
2.2.1 Quyền tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại của thương nhân
Tương tự như hoạt động khuyến mãi, quảng cáo thương mại, Luật Thương mại 2005 đã quy định rõ quyền tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
Trang 8của thương nhân Theo đó Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trực tiếp tổ chức, tham gia hội chọ, triển lãm thương mại về hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại thực hiện.
Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại để tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân mà mình đại diện
Thương nhân nước ngoài có quyền trực tiếp tham gia hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thay mặt mình tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam Trong trường hợp muốn tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam thì thương nhân nước ngoài phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam thực hiện
2.2.2 Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
Trình tự đăng ký tổ chức hội chợ được quy định tại Điều 34 Nghị định 37/2006/NĐ-CP quy định như sau:
(1) Văn bản đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo mẫu của
Bộ Thương mại Nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại bao gồm: tên, địa chỉ của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại
Trang 9tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có); thời gian, địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; quy mô dự kiến của hội chợ, triển lãm thương mại.
(2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật
(3) Bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có)
Bước 2: Xác nhận
- Sở Thương mại xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại chậm nhất trước ngày 01 tháng 11 của năm trước năm tổ chức hội chợ, triển lãm
- Trong trường hợp không xác nhận việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thì Sở Thương mại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn trên
- Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trùng tên, chủ
đề, thời gian, địa bàn, Sở Thương mại tổ chức hiệp thương để lựa chọn thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó
- Trường hợp việc hiệp thương này không đạt kết quả, Sở Thương mại quyết định xác nhận đăng ký cho một thương nhân hoặc tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại căn cứ vào các cơ sở sau đây:
+ Kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tương tự đã thực hiện;+ Năng lực tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
Trang 10+ Kinh nghiệm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cùng tên, cùng chủ
đề hoặc các hội chợ, triển lãm thương mại tương tự;
+ Đánh giá của các hiệp hội ngành hàng liên quan
Trường hợp thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải gửi văn bản đến Sở Thương mại chậm nhất từ 30 (ba mươi) ngày đến 45 (bốn lăm) ngày, trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại, tuỳ thuộc vào nội dung đăng ký do Bộ Thương mại hướng dẫn
Sở Thương mại xác nhận bằng văn bản việc thay đổi, bổ sung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đăng ký hợp lệ Trong trường hợp không xác nhận việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, Sở Thương mại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này
Có thể thấy các nhà làm luật đã cố gắng tạo điều kiện để các thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm về mặt thời gian lẫn hàng hóa cũng như cố gắng quản lý việc tổ chức có tính hệ thống Tuy nhiên, trình tự này vẫn còn một số khuyết điểm cần xem xét, sửa chữa
Đầu tiên, thời gian đăng ký định là trước ngày 01 tháng 11 năm trước năm
diễn ra hội chợ, triển lãm Đây là khoảng thời gian quá dài trong khi hàng hóa luôn thay đổi hằng năm, điều này làm các khiến các thương nhân không trung thành với
Trang 11loại hàng hóa mình chọn mà có thể chuyển sang hàng hóa khác và khiến cho việc quản lý bị sai lệch do đã bị sai về sản phẩm ngay từ đầu Có thể thấy rõ nhất ở các sản phẩm công nghệ, cứ một năm ra sản phẩm mới thì việc phải chờ một năm sau mới đem ra trưng bày ở hội chợ, triển lãm là không hợp lý và họ sẽ chuyển sang cách khác để quảng bá sản phẩm
Thứ hai, nếu xét theo cả quá trình đăng ký thì cũng là cả quá trình dài Hội
chợ, triển lãm như đã nói ở trên mục đích chính hay chủ yếu là để trưng bày hàng hóa, dịch vụ Nếu các thương nhân có thể không quá quan trọng việc bán hàng, liệu có hợp lý khi bắt họ đợi lâu để dược tham gia hội chợ, triển lãm Các thương nhân chỉ muốn thăm dò thị trường chứ chưa muốn bán sản phẩm thì bây giờ bắt họ phải có bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại có hợp lý? Ví dụ như việc công ty dược phẩm muốn tổ chức hội chợ, triển lãm thì cần có giấy phép lưu hành hàng hóa đó nhưng căn bản là họ chỉ muốn thăm dò thị hiếu của khách hàng thì việc yêu cầu phải có giấy lưu hành là chưa hợp lý, gây ảnh hưởng đến hội chợ, triển lãm Vì vậy, cần xem xét, quy định cụ thể các trường hợp nếu muốn giao dịch hay chỉ vì muốn trưng bày chứ không giao dịch để hàng hóa, dịch vụ của hội chợ, triển lãm có thể
đa dạng, thu hút nhiều người tổ chức và tham gia vào hội chợ, triển lãm
2.2.3 Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
Thương nhân không kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại khi trực tiếp tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài về hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh phải tuân theo các quy định về xuất khẩu hàng hoá
Thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại khi tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải đăng ký với Bộ Thương mại
Trang 12Thương nhân không đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại không được tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài.
Trình tự đăng ký tổ chức hội chợ được quy định tại Điều 35 Nghị định 37/2006/NĐ-CP quy định như sau:
(1) Văn bản đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo mẫu của
Bộ Thương mại Nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại bao gồm: tên, địa chỉ của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại
tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có); thời gian, địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; quy mô dự kiến của hội chợ, triển lãm thương mại
(2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật
(3) Bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có)
Bước 2: Xác nhận
- Sở Thương mại xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại chậm nhất trước ngày 01 tháng 11 của năm trước năm tổ chức hội chợ, triển lãm
Trang 13- Trong trường hợp không xác nhận việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thì Sở Thương mại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn trên.
- Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trùng tên, chủ
đề, thời gian, địa điểm ở nước ngoài, Bộ Thương mại tổ chức hiệp thương để lựa chọn thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại thực hiện việc
tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
- Trường hợp việc hiệp thương không đạt kết quả, Bộ Thương mại quyết định xác nhận cho một thương nhân hoặc tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài dựa trên các cơ sở sau đây:
+ Kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài đã thực hiện;
+ Năng lực tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài;
+ Kinh nghiệm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cùng tên, cùng chủ
đề hoặc các hội chợ, triển lãm thương mại tương tự ở nước ngoài;
+ Đánh giá của các hiệp hội ngành hàng liên quan