1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Con người Nam Bộ qua ca dao

88 846 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 848,81 KB

Nội dung

Lh: 0908074157 Linh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NIÊN KHOÁ: 2013 - 2017

CON NGƯỜI NAM BỘ QUA CA DAO

Người hướng dẫn: ThS Lê Thị Kim Út Sinh viên thực hiện: Đặng Hồ Thùy Linh Lớp: D13NV01

Khóa: 2013 - 2017 Hệ: Chính quy

-o0o -

Bình Dương, tháng 4 năm 2017

Trang 2

Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến tập thể quý thầy cô trong khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận

Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Lê Thị Kim Út Cám ơn cô đã chỉ bảo tận tình, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên em hoàn thành khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Bình Dương, ngày 10 tháng 04 năm 2017

Người thực hiện

Đặng Hồ Thùy Linh

LỜI CẢM ƠN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác

Sinh viên

Đặng Hồ Thùy Linh

Trang 4

MỤC LỤC

DẪN NHẬP 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tượng , phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Cấu trúc đề tài 7

CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ CA DAO NAM BỘ8 1.1 Vùng đất và con người Nam Bộ 8

1.1.1 Vùng đất Nam Bộ 8

1.1.1.1 Lịch sử hình thành 8

1.1.1.2 Phạm vi lãnh thổ 9

1.1.1.3 Quá trình phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục 10

1.1.2 Con người Nam Bộ 14

1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người 16

1.2.1 Khái quát quan niệm nghệ thuật về con người 16

1.2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện, thơ 17

1.2.3 Quan niệm nghệ thuật về con người trong ca dao 20

1.3 Ảnh hưởng của ca dao trong đời sống người Nam Bộ 21

Trang 5

CHƯƠNG II: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG CA DAO NAM BỘ 25

2.1 Con người Nam Bộ qua vẻ đẹp ngoại hình 25

2.2 Con người Nam Bộ trong mối quan hệ gia đình 28

2.2.1 Người con hiếu thảo 29

2.2.2 Người cha, người mẹ vĩ đại 33

2.2.3 Người vợ, người chồng tiết hạnh phẩm giá 36

2.3 Con người Nam Bộ trong mối quan hệ xã hội 39

2.3.1 Con người lãng mạn, chung thủy trong tình yêu đôi lứa 39

2.3.2 Con người trọng nghĩa, trọng tình cảm bằng hữu 46

2.3.3 Con người chí khí, anh dũng 48

CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CON NGƯỜI TRONG CA DAO NAM BỘ 57

3.1 Ngôn ngữ nghệ thuật 57

3.2 Không gian nghệ thuật 68

3.3 Thời gian nghệ thuật 74

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 6

DẪN NHẬP

1 Lí do chọn đề tài

Ca dao là một bộ phận quan trọng của văn học dân gian, gắn bó mật thiết với người Việt qua bao thế hệ Từ lũy tre làng, đến những cánh đồng lúa, ra bờ sông, chạy dọc theo con đê đầu làng tới những bữa cơm ấm áp bên gia đình, ca dao luôn xuất hiện một cách bình dị nhưng lại ẩn chứa trong đó bao tình cảm nồng nàn Chính vì sự gắn bó mật thiết đó nên ca dao rất gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày,

nó mộc mạc, dung dị như chính con người Việt Nam Vì dung dị, gần gũi với cuộc sống của nhân dân nên ca dao bộc lộ được tất cả những tâm tư tình cảm, những đạo

lý nhân nghĩa, những truyền thống quý báu của người Việt Nam

Riêng Nam Bộ, đây là vùng đất hiền hòa - nơi đất lành chim đậu và có những con người giàu tình cảm, nhân ái Trải qua hơn ba trăm năm hình thành và phát triển, người Nam Bộ vẫn lưu giữ được tính cách đặc trưng của mình Đó là tinh thần trọng nghĩa, sự bao dung, tính bộc trực, thẳng thắng, hào phóng, hiếu khách cùng sự yêu nước nồng nàn, cần cù trong lao động sản xuất, Tất cả được hòa quyện vào những câu ca dao mà chúng ta vẫn thường ngân nga hằng ngày Qua ca dao, những khía cạnh của đời sống, những tâm tư tình cảm của người Nam Bộ hiện lên một cách sinh động, rõ nét

Trong giai đoạn hiện nay, nhịp điệu cuộc sống ngày càng đổi thay một cách nhanh chóng và những giá trị tinh thần của ông cha từ thuở xưa truyền lại đang có nguy cơ bị mai một Để góp phần lưu giữ những truyền thống quý báu ấy, nhất là

giá trị của ca dao, chúng tôi quyết định tìm hiểu và nghiên cứu nội dung “Con người

Nam Bộ qua ca dao” Qua khóa luận, là dịp để chúng ta nhìn nhận lại những bản

chất tốt đẹp của con người Nam Bộ, từ đó góp phần khơi gợi tính nhân văn đậm đà trong truyền thống vốn có của người Việt

Trang 7

2 Lịch sử vấn đề

Như chúng ta đã biết, ca dao Nam Bộ là một thể loại rất đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam Nó xuất hiện rất sớm trong đời sống tinh thần của nhân dân qua hình thức truyền miệng Vì thế, ca dao Nam Bộ dễ dàng đi vào lòng người và

để lại một dấu ấn riêng biệt Cũng chính vì lí do đó nên ca dao Nam Bộ được rất nhiều người quan tâm, nghiên cứu về cả nội dung lẫn nghệ thuật

về quê hương đất nước thường đề cập đến một vùng đất trù phú, một địa bàn khá rộng và nổi tiếng giàu có về những thứ sản vật nào đó”[30] Bài viết không chỉ ca

ngợi về lòng yêu nước của người Việt Nam mà còn mang những nét riêng của con người Nam Bộ Đó là cách biểu hiện tình cảm của họ đối với quê hương, đất nước

và cũng là một trong những tính cách đáng quý của người Nam Bộ

Với bài viết “Tính cách người Nam Bộ - một nét đặc trưng văn hóa”, Bùi Thị Phượng cho rằng “Nam Bộ - vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ,

ruộng đồng xanh ngắt, vườn trái cây trĩu nặng quả ngọt nhờ uống nước sông Hậu cuồn cuộn phù sa Con người Nam Bộ hiếu khách, đôn hậu tính tình cởi mở, nặng nghĩa nhiều tình, Tất cả đã tạo nên nét đẹp, nét văn hóa đặc trưng của người Nam

Bộ Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Nét đẹp đó đã được ông cha ta đúc kết, thể hiện đậm nét qua ca dao, dân ca, tục ngữ…với những vần điệu ngọt ngào, sâu lắng” [36] Bài nghiên cứu nêu ra những tính cách đặc trưng của người Nam Bộ:

hiếu khách, vị tha, đôn hậu, bộc trực, thẳng thắng,… qua đó giúp người đọc hiểu

Trang 8

hơn về đặc tính của vùng đất và con người Nam Bộ, góp phần tạo nên sự quý trọng, yêu mến của người đọc với con người Nam Bộ

Hay trong “Vài cảm nghĩ về tình tự dân tộc miền Nam và ca dao”, Hòa Đa cũng đã nói “Mặc dù không hề được nhắc đến ở trường học, nhưng ca dao miền

Nam vẫn có sức sống của nó Chẳng những thế nó còn được phát triển mạnh và là một sinh hoạt tiềm tàng trong cuộc sống của người bình dân, cho dù chúng ta không còn thấy những màn hò đối đáp trong công việc hàng ngày ở trên đồng ruộng, sân lúa hay trên sông rạch như tiểu thuyết đã mô tả Nó nằm ngay trên cửa miệng người bình dân, họ đọc ra như một phản xạ tự nhiên phù hạp với hoàn cảnh đang xảy ra không chê được”[33] Bài viết đã khái quát về lịch sử hình thành, đặc

trưng, cùng những cảm nghĩ về ca dao Nam Bộ Qua đó cho thấy, tuy ca dao miền Nam rất mộc mạc, dung dị nhưng nó vẫn có một vị thế vững chắc trong nền văn học Việt Nam nói chung và ca dao người Việt nói riêng

Còn trong “Đất và người Nam bộ qua ca dao- dân ca”, Nguyễn Thị Huyền Trang nhận định “Nam Bộ là vùng đất mới được khai phá với tính hoang dã, thoáng

rộng của đồng bằng, sông nước mênh mông và kênh rạch chằng chịt Nơi đây nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú dễ dàng khai thác nhưng cũng đầy nguy hiểm rập rình Việc tìm hiểu “Đất và Người Nam Bộ qua ca dao - dân ca” giúp ta hiểu sâu hơn công cuộc khẩn hoang vĩ đại đó Từ đó lý giải được vì sao tính cách của người Nam Bộ lại là tính mở và phóng khoáng hơn người dân các vùng, miền khác”[39] Điều này giúp chúng ta hiểu hơn về con người Nam Bộ với tính cách và

lối sống đầy tình cảm Dù trong hoàn cảnh nào, trái tim họ vẫn đập nhịp đập nồng nàn và chung thủy

Hay Đặng Hoàng Thám trong bài nghiên cứu “Dấu ấn thời mở đất qua ca

dao Nam Bộ” đăng trên Báo điện tử Cần Thơ, cũng đã nhận định “Từ sau khi vua Gia Long lên ngôi (1802) dài đến Cách mạng Tháng Tám thành công (1945), liên tục có những cuộc khẩn hoang Phần do nhân dân tự phát, phần do Nhà nước phong kiến phát động Thời thuộc Pháp (1887-1945), Nam kỳ thành đất thuộc địa,

Trang 9

những cuộc khai khẩn đất hoang với quy mô lớn có cơ giới hỗ trợ, cụ thể như việc đào các kinh xáng lớn ở Tây sông Hậu như kinh xáng Xà No (1903), kinh Rạch Giá

- Hà Tiên (1914) Thời kỳ này trong dân gian xuất hiện khá nhiều ca dao, hò vè cận đại”[37] Tác giả đã khái quát lại từng giai đoạn, thời kì lịch sử của vùng đất Nam

Bộ thông qua những câu ca dao mang đậm những dấu ấn văn hóa, văn minh cùng những nét đẹp thời khai khẩn Qua đó, thấy được những dấu ấn thời khẩn hoang, giúp người đọc hiểu hơn về lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ

mật thiết với thiên nhiên, cũng chính vì thế trong các câu ca dao xuất hiện khá nhiều hình ảnh thiên nhiên quen thuộc Thông qua những biểu trưng đó, tác giả đã khái quát nên được những nét đặc trưng của vùng đất và con người Nam Bộ

Công trình “Cách nói của người miền Tây Nam Bộ qua ca dao”, Trần Minh Thương đã viết “Ngôn ngữ trong ca dao của người ình dân gần gũi với đời sống,

trong sáng dễ hiểu nhưng không phải không ay ổng, tao nhã và thâm thuý Những

cư dân của nền văn minh sông ồng có nhiều ài ca dao đậm đà ý vị mà người miền Bắc quen thuộc, song trên dải đất Việt rộng dài, thực tế có nhiều ài ca dao mang đậm phong vị của cư dân vùng miền; trong đó ca dao miền Tây Nam Bộ là một điển hình”[22; tr.42] Bài viết đã phân tích rõ các kiểu nói quen thuộc, đặc

trưng của người miền Tây Nam Bộ (nói toạc móng heo, nói cho hả dạ, nói cho đã

Trang 10

tức, nói khó, nói cà rỡn, ) Từ đó, văn hóa ứng xử của người Tây Nam Bộ được bộc

lộ rõ, họ bộc trực, thẳng thắn, nhưng cũng rất tinh tế, khéo léo trong ứng xử

Cùng viết về mảng ngôn ngữ của ca dao, Trần Phỏng Diều trong bài nghiên

cứu “Phương ngữ trong ca dao Nam Bộ về tình yêu” đã nhận xét “Tìm hiểu phương

ngữ Nam Bộ được thể hiện qua ca dao Nam bộ là một cách nhằm khẳng định thêm tính độc đáo, sắc sảo, phong phú và đa dạng của con người Nam Bộ xưa trong việc

sử dụng lời ăn tiếng nói của mình”[31] Phương ngữ Nam Bộ tuy ra đời muộn hơn

các phương ngữ của vùng khác, nhưng nó vẫn rất đa dạng, phong phú và chứa đựng các phong tục tập quán, những nét văn hóa đặc trưng riêng của con người Nam Bộ theo từng giai đoạn hình thành, phát triển

Đỗ Thị Kiều Oanh cũng nhận định trong luận văn thạc sĩ “Phương ngữ Nam

Bộ trong văn học dân gian” rằng “Văn học dân gian sưu tầm ở Nam Bộ thống nhất với văn học dân gian ở các miền khác của đất nước Tuy nhiên, văn học dân gian Nam Bộ là bộ phận sáng tác rất trẻ của dân tộc Nó gắn liền với quá trình khai khẩn vùng đất Nam Bộ Vì vậy, những yếu tố đặc trưng ở vùng đất Nam Bộ (điều kiện tự nhiên, văn hóa, con người….) đã ảnh hưởng đến ngôn ngữ văn học dân gian Nam Bộ Việc tìm hiểu màu sắc địa phương trong văn học dân gian sẽ chỉ ra nét độc đáo, sự đóng góp riêng của từng địa phương”[18; tr.13] Nghiên cứu này đã

khẳng định từ ngữ sử dụng trong văn học dân gian Nam Bộ ngoài từ toàn dân còn

có những từ ngữ mang sắc thái địa phương Từ địa phương trong văn học dân gian

đã phản ánh đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân Nam Bộ từ thuở khai hoang Qua đó, thấy được nét riêng, nét độc đáo trong phương ngữ Nam Bộ

Các công trình nghiên cứu về ca dao Nam Bộ đã nêu lên rất nhiều vấn đề về nội dung và nghệ thuật của ca dao Sự phân tích của các tác giả trong các công trình trên đã mở rộng nguồn tài liệu phong phú về ca dao và gợi mở cho chúng tôi mạnh

dạn nghiên cứu đề tài “Con người Nam Bộ qua ca dao”

Trang 11

3 Mục đích nghiên cứu

Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu ca dao Nam Bộ về

cả nội dung lẫn nghệ thuật để thấy được hình tượng con người Nam Bộ cùng những nét đẹp đặc trưng của người Nam Bộ gửi gắm qua ca dao Qua đó, chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu sâu hơn ca dao Nam Bộ, đồng thời khóa luận hoàn thành sẽ được làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Ngữ Văn cùng việc giảng dạy ca dao trong trường học

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Tư liệu về ca dao rất phong phú, nhưng với khuôn khổ của một khóa luận và

với đề tài “Con người Nam Bộ qua ca dao”, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát cuốn

“Ca dao dân ca Nam Bộ” của các tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần

Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, xuất bản năm 1984, NXB TP.HCM

5.Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp:

Phương pháp lịch sử, xã hội: Dựa vào bối cảnh lịch sử xã hội để làm rõ nội

dung của ca dao Nam Bộ

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: để thấy được mối quan hệ chặt chẽ

giữa lịch sử, văn hóa, văn học

Trang 12

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm làm rõ từng khía cạnh trong tình cảm, tính cách của người Nam Bộ thông qua

ca dao và khái quát chúng thành những luận điểm lớn

6 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:

Chương I: Vài nét về vùng đất, con người và ca dao Nam Bộ

Chương II: Hình tượng con người trong ca dao Nam Bộ

Chương III: Nghệ thuật biểu hiện con người trong ca dao Nam Bộ

Trang 13

CHƯƠNG I VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ CA DAO NAM BỘ

Khi nghiên cứu con người Nam Bộ qua ca dao, những vấn đề về vùng đất Nam Bộ với lịch sử hình thành và phát triển cùng những nét văn hóa đặc trưng nơi đây là điều kiện cần thiết để nắm bắt được “cái tình” của con người Nam Bộ Song song với việc tìm hiểu những nét đặc trưng về Nam Bộ thì quan niệm nghệ thuật về con người cũng là yếu tố quan trọng để thấy được những bản chất tốt đẹp và giá trị nhân văn mà người xưa muốn gửi gắm thông qua ca dao Những điều trên sẽ là cơ

sở góp phần làm rõ hình tượng con người trong ca dao

1.1 Vùng đất và con người Nam Bộ

1.1.1 Vùng đất Nam Bộ

1.1.1.1 Lịch sử hình thành

Đất nước Việt Nam được chia làm 3 vùng: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ Nam Bộ là vùng đất châu thổ màu mỡ, nằm ở phía Nam của đất nước Trước đây, Nam Bộ thuộc nước Phù Nam và Chân Lạp Từ thế kỉ XVI, triều đình Chân Lạp bước vào thời kì suy vong, vua Chân Lạp Chey Chetta II đã cưới con gái chúa Nguyễn Phúc Nguyên làm vợ với hy vọng có thể dựa vào sự lớn mạnh của nước Việt lúc bấy giờ để tránh việc bị chúa Xiêm đàn áp Từ việc kết thân và ra điều kiện với vua Chân Lạp, chúa Nguyễn đã tạo cơ hội cho người Việt được làm ăn sinh sống trên đất của Chân Lạp Dần dần, người Việt càng mở rộng khai phá những vùng đất hoang vu, cư dân Việt có mặt ngày càng đông đúc trên khắp Nam Bộ

Sau cái chết của Chey Chetta II, nội bộ giai cấp nắm quyền Chân Lạp bị chia

rẽ, các cuộc chiến xảy ra liên miên, điều đó không những không ảnh hưởng mà còn tạo điều kiện thuận lợi để chúa Nguyễn tiếp tục mở mang bờ cõi Chỉ trong vòng 20 năm, Nam Bộ nhanh chóng phát triển và trở thành vùng kinh tế trọng điểm với

Trang 14

nhiều phố phường, hải cảng, thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán Chủ quyền lãnh thổ trên đất Nam Bộ chính thức được chúa Nguyễn khẳng định vào cuối thế kỉ XVII

1.1.1.2 Phạm vi lãnh thổ

Từ khi chúa Nguyễn xác lập chủ quyền trên đất Nam Bộ thì dân cư có sự phân bố ổn định hơn Năm 1698, chúa Nguyễn cho lập phủ Gia Định, và đó cũng là tên gọi chung của Nam Bộ lúc đó Đến TK XVII - XVIII, vua Gia Long tiếp tục khai phá vùng đất Nam Bộ dựa trên chủ quyền sẵn có từ chúa Nguyễn, chia Gia Định thành năm trấn: Phiên An, Biên Hòa, Hà Tiên, Vĩnh Thanh, Định Tường Năm

1834, vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh, phân chia lại Nam Kỳ làm 6 tỉnh: Phiên

n, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long, n Giang, Hà Tiên Năm 1862, vua Nguyễn ký hiệp ước nhượng cho Pháp 6 tỉnh Nam Kỳ Pháp không thay đổi tên gọi chung của 6 tỉnh Nam Kỳ, nhưng chia nhỏ 6 tỉnh thành 21 tỉnh Hà Tiên, Rạch Giá, Bạc Liêu, Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Sóc Trăng, Cần Thơ, M Tho, Biên Hoà, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Gia Định, Chợ Lớn, Tân n, Tây Ninh, Gò Công

Năm 1956, dưới sự hình thành của nhà nước Việt Nam Cộng hòa, Nam Bộ được phân chia lại thành 22 tỉnh và một thành phố, đó là Sài Gòn: Phước Long, Bình Long, Biên Hòa, Long Khánh, Bình Dương, Bình Tuy, Phước Tuy, Gia Định, Long n, Tây Ninh, Định Tường, Kiến Tường, Kiến Phong, Kiến Hòa, Trà Vinh, Vĩnh Long, n Giang, Phong Dinh, Kiên Giang, Ba Xuyên, n Xuyên và Côn Sơn Trong thời gian này, một số tỉnh có nhiều lần bị phân chia lại và đổi tên

Sau năm 1975, khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng, cùng với sự khôi phục,

ổn định đời sống nhân dân thì địa giới hành chính của Nam Bộ cũng được phân chia lại còn 13 tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai, Long n, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Cửu Long, Minh Hải Năm 1979, Nam Bộ thành lập thêm một Đặc khu là Đặc khu

Trang 15

Vũng Tàu - Côn Đảo Đến năm 1991, các tỉnh lại có sự thay đổi, tỉnh Cửu Long tách ra thành tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo đổi thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Năm 1997, các tỉnh lớn tách ra thành các tỉnh nhỏ hơn: tỉnh Sông Bé tách ra thành tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, tỉnh Hậu Giang tách ra thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Minh Hải tách ra thành tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau Đến năm 2004, tiếp tục có sự thay đổi: tỉnh Cần Thơ tách ra thành thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang

Từ năm 2004 trở đi, Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và hai thành phố: Thành phố Hồ Chí Minhvà Thành phố Cần Thơ

1.1.1.3 Quá trình phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục

*Về kinh tế

Do điều kiện địa lý đặc thù nên ở Nam Bộ phát triển mạnh các ngành về nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Là một vùng đất với nhiều sông suối, kênh rạch thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, Nam Bộ luôn dẫn đầu

cả nước về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu thủy sản Do diện tích rộng, nghề trồng lúa nước truyền thống phát triển, chiếm đến 50% diện tích lúa cả nước Nam Bộ cũng là nơi sản xuất và chiếm đến 70% lượng trái cây cả nước, trong đó nổi tiếng khắp cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài như: dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, bưởi Năm Roi, xoài cát Hòa Lộc, dừa sáp Trà Vinh,… Nơi đây cũng là vùng trồng cây công nghiệp lớn nhất nước gồm các loại như: tiêu, điều, cà phê, cao su,…

Các nghề thủ công truyền thống cũng khá phát triển, có thể kể đến nghề làm bột gạo ở Sa Đéc, nghề làm nem ở Lai Vung, nghề dệt chiếu ở Long Định, làng nghề nón truyền thống bàng buông Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), làng lụa Bảy Núi (An Giang), làng nghề đục đá m nghệ Thoại Sơn (An

Trang 16

Giang),… Đặc biệt, làng nghề đan lát truyền thống Trúc Xanh ở Cà Mau tuy có lúc

bị mai một nhưng đã được khôi phục vào năm 2005 Những sản phẩm làm ra đã chiếm lĩnh thị trường Campuchia với hàng trăm ngàn sản phẩm được xuất khẩu mỗi năm, đem lại nguồn lợi kinh tế khá lớn Điều đó, đã làm cho làng nghề có sức sống mới, khẳng định giá trị các sản phẩm từ làng nghề truyền thống và nếu có chiến lược phù hợp sẽ khẳng định được thương hiệu trong tương lai

Giao thương buôn bán cũng có từ lâu đời, đem lại nguồn kinh tế lớn cho người dân Nam Bộ Từ xưa, những nơi giao thương đã sớm được hình thành gần bờ sông để thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hóa hay buôn bán hàng trên các chợ nổi Dần dần, việc giao thương ngày càng mở rộng và phát triển, hình thành các khu buôn bán sầm uất khắp mọi nơi, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố lớn

Kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc hàng loạt các khu công nghiệp, các khu đô thị mọc lên Các khu công nghiệp được xây dựng càng ngày càng có quy mô lớn, thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài, đem lại nguồn lợi nhuận lớn Cùng với

sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải cũng được xem trọng để thuận tiện cho việc di chuyển cũng như luân chuyển hàng hóa Kinh tế Nam Bộ ngày càng phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tuy nhiên, không vì thế

mà nền nông nghiệp hay các làng nghề truyền thống bị mai một Con người Nam

Bộ vẫn đang từng bước giữ gìn, phát huy các ngành nghề truyền thống để nâng cao đời sống và đẩy mạnh kinh tế góp phần phát triển đất nước

*Về văn hóa

Nam Bộ là nơi có nhiều nền văn hóa cổ, tiêu biểu nhất là văn hóa Đồng Nai

và văn hóa Óc Eo Ngoài ra, nền văn hóa Nam Bộ hình thành còn dựa trên sự dung hợp giữa nền văn hoá Việt với nền văn hoá Chăm, Khmer, Hoa, và cả phương Tây sau này Chính vì sự dung hợp của nhiều nền văn hóa nên cách tổ chức xã hội hay những phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội cũng có những nét riêng biệt và độc đáo

Trang 17

Cách tổ chức xã hội của người Nam Bộ có nhiều điểm khác biệt so với Bắc

Bộ và Trung Bộ Việc xây dựng làng xã ở Nam Bộ hình thành từ cư dân của nhiều vùng, nhiều họ tộc khác nhau, gắn bó với nhau theo quan hệ hàng xóm láng giềng

và hình thành dọc theo kênh rạch hay trục lộ chứ không có lũy tre làng đóng kín như Bắc Bộ, vì thế kết cấu làng xã ở Nam Bộ theo hướng mở thoáng chứ không có

sự chặt chẽ như Bắc hay Trung Bộ

Người Nam Bộ chủ yếu theo chế độ phụ hệ nhưng không vì thế mà người phụ nữ không được coi trọng Trái lại, vai trò của người phụ nữ ở Nam Bộ rất có giá trị trong gia đình Trong những chuyện trọng đại của gia đình, người phụ nữ vẫn tham gia và có tiếng nói riêng chứ không chỉ có việc chăm lo bếp núc, việc nhà như phụ nữ ở Bắc và Trung Bộ

Nam Bộ là nơi tập trung tín ngưỡng có sẵn của miền Bắc và Trung Bộ và là nơi sản sinh ra nhiều tín ngưỡng mới, có thể nói đây là vùng đất phong phú đa dạng

về tín ngưỡng nhất Việt Nam Ngoài các đạo lớn như đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo, đạo Thiên Chúa,… thì Nam Bộ còn dung nạp những đạo nhỏ như đạo Dừa, đạo Chuối,… Bên cạnh đó, họ cũng duy trì tín ngưỡng thờ cúng Bà Chúa

Xứ, thờ cúng Thành Hoàng ở các đình miếu, thờ cúng Cá Ông ở các làng ven biển, thờ Hổ, thờ Cá Sấu ở miền Tây Nam Bộ,…

Về phong tục, người Nam Bộ vẫn có các phong tục tương tự như ở miền Bắc

và Trung Bộ như nghi lễ vòng đời (sinh đẻ, trưởng thành, hôn nhân, tang ma), lễ tết,

lễ hội Tuy nhiên, những nghi lễ ở Nam Bộ theo hướng giản lược hóa, đơn giản hơn các nghi lễ ở miền Bắc, miền Trung rất nhiều Các lễ hội mang đậm sắc thái Nam

Bộ theo đặc trưng địa lí, đời sống sinh hoạt, đời sống tâm linh người Nam Bộ Vào đầu năm hoặc cuối năm, ở các đình làng, thường diễn ra lễ hội Kỳ Yên để tạ ơn Thành Hoàng, các thần linh đã có công khai khẩn, giúp nhân dân an cư lạc nghiệp

Ở vùng ven biển, các ngư dân thường tổ chức lễ hội Nghinh Ông để tạ ơn người giúp mình và cũng là dịp cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt Ngoài

ra, còn có lễ hội tưởng niệm những vị anh hùng đã có công mở đất và bảo vệ đất

Trang 18

nước (Nguyễn Trung Trực, Trương Định,…), lễ hội tôn giáo (hội đền Linh Sơn Thánh mẫu ở núi Bà Đen, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ ở núi Sam, lễ hội chùa Bà ở Bình Dương,…) Các lễ hội, phong tục đó ngày càng được quan tâm và đông đảo người

dân hưởng ứng, trở thành văn hóa tín ngưỡng của cả vùng Đông Nam Bộ

Ẩm thực của người Nam Bộ cũng theo truyền thống của người Việt, tuy nhiên do nơi đây có khí hậu nóng nên người Nam Bộ rất chuộng ăn canh và do môi trường tự nhiên nhiều tôm cá nên thủy sản đóng vai trò chính trong bữa ăn người Nam Bộ Bên cạnh đó, mỗi nơi lại có những đặc sản nổi tiếng riêng như bánh tráng Tây Ninh, bánh pía Sóc Trăng, nước mắm Phú Quốc, rượu Gò Đen, mắm lóc U Minh, nem Lai Vung, bánh bèo bì M Liên ở Bình Dương,…

Về trang phục, vì môi trường tự nhiên ở Nam Bộ chủ yếu là sông nước nên trang phục gọn nhẹ để có thể dễ hoạt động và có túi để đựng những vật dụng cần thiết Vì vậy, bộ đồ bà ba tuy giản dị nhưng phù hợp cho cả nam và nữ cùng với việc kết hợp với chiếc khăn rằn để che đầu hay lau mồ hôi trong lúc lao động mệt nhọc Những bộ bà ba chủ yếu là màu tối, phù hợp với sinh hoạt hay lao động của người Nam Bộ

Về nhà ở của người Nam Bộ, được xây khá đơn giản, do điều kiện tự nhiên nên họ thường thích sinh sống ở nơi gần chợ, gần đường, gần ven sông và đặc biệt

là nhà nổi trên sông Nhà gần chợ thích hợp cho việc giao thương buôn bán Nhà gần đường thuận lợi cho việc di chuyển Nhà gần sông phù hợp với những gia đình làm nghề chài lưới, đánh bắt thủy sản Và nhà nổi trên sông là nơi cư trú đồng thời cũng là phương tiện mưu sinh của những gia đình theo nghề nuôi cá bè, vận chuyển đường sông, buôn bán ở các chợ nổi

Văn hóa Nam Bộ nhìn chung vẫn mang màu sắc vốn có của người Việt Nam, nhưng nơi đây có một nét đặc trưng riêng độc đáo phù hợp với lối sống, lối sinh hoạt và tính cách của người Nam Bộ Đó là đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước và sự tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau từ các tộc người Chăm, Hoa,

Trang 19

Khmer hòa lẫn với văn hóa người Việt tạo nên nền văn hóa sông nước với lối sống đơn giản nhưng chan chứa tình làng nghĩa xóm

*Về giáo dục

Trước khi bị Pháp đô hộ, nền giáo dục Việt Nam chủ yếu chịu ảnh hưởng của giáo dục Trung Hoa (Nho gia) Các kiến thức chủ yếu tập trung vào triết lý, luân lý, đạo đức chứ không có những kiến thức về khoa học k thuật Các kỳ thi thì tập trung vào ba môn chính là kinh nghĩa, văn sách và thơ phú và một số môn thi phụ nhưng chung quy vẫn là làm văn thơ Sau khi bị Pháp đô hộ, trước sức mạnh quân sự và nền khoa học k thuật tiên tiến, giáo dục theo kiểu của nhà Nho bị xóa

bỏ thay vào đó là sự phát triển của tân học

Tân học diễn ra trước tiên ở miền Nam sau khi người Pháp đặt nền đô hộ lên nước ta Người Pháp đem văn minh khoa học Tây Âu phổ biến khắp nơi Các trường học được mở ra nhiều hơn, chữ Quốc Ngữ, chữ Pháp và nền tân học được đưa vào chương trình học và có chế độ khoa cử mới Giáo dục ngày càng phát triển hơn ở Nam Bộ và mở rộng ra ở cả Bắc và Trung Bộ Mục đích của giáo dục là giúp mỗi con người phát triển tri thức một cách toàn diện để trở thành những người có đạo đức, có khả năng tư duy, để làm việc, sinh sống và hội nhập vào xã hội góp phần vào việc bảo vệ và phát triển đất nước

1.1.2 Con người Nam Bộ

Trong quá trình hình thành và phát triển, Nam Bộ đã tạo cho mình những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mang bản sắc rất riêng so với các vùng miền khác Chúng ta dễ dàng nhận thấy bản sắc riêng đó thông qua hình ảnh con người Nam

Bộ với lối sống vô cùng giản dị cùng những tính cách đặc trưng riêng

Trước hết, đó là sự cần cù, nhẫn nại: người Nam Bộ vốn là dân di cư từ nơi

khác đến, từ buổi đầu lập nghiệp trên vùng đất mới họ phải tốn rất nhiều công sức

để có thể an cư Chính vì thế, cần cù nhẫn nại là một phẩm chất đáng quý của người

Trang 20

Nam Bộ từ thời khai khẩn cho đến nay Với quan niệm “Có làm thì mới có ăn” họ

không hề sợ cực khổ, khó khăn, không chỉ chịu thương chịu khó, mà họ còn luôn cố gắng hết mình trong công việc

Thứ đến là tính trọng nghĩa, khinh tài: ở Nam Bộ có một đạo lý là “giữa

đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”, dù cuộc sống có nghèo khó, cực khổ, cơm

không đủ no, áo không đủ mặc nhưng khi gặp người khó khăn hơn mình, họ sẵn sang cưu mang, nhường cái ăn cái mặc của mình cho người khác mà không hề trông mong sự đền đáp Vốn là dân từ nơi khác đến lập nghiệp, họ hiểu được nỗi khó khăn vất vả, nên họ càng sống đoàn kết, yêu thương, quan tâm những mảnh đời bất hạnh hơn Và cũng chính vì lý do đó, mà họ rất chuộng nghĩa khí, quý trọng tình cảm, coi khinh vật chất, sẵn sàng xả thân vì nghĩa Hạnh phúc của họ chính là được sống hết mình vì đạo nghĩa

Người Nam Bộ là những con người bộc trực, thẳng thắn: đây chính là một

trong những tính cách tiêu biểu nhất của người Nam Bộ Sự bộc trực thẳng thắn được thể hiện rõ nhất qua cách nói chuyện của người Nam Bộ Họ nghĩ sao nói vậy chứ không hề có sự rào đón hay che đậy giấu giếm Với sự bộc trực thẳng thắn đó,

họ sống rất giản dị, ngay thẳng, ít chịu luồn cuối và không thủ đoạn Chính vì thẳng thắn nên rất dễ nóng tính, hung hăng nhưng khi họ nói hết ra rồi thôi, cho qua mọi chuyện chứ không hề để bụng Với tính cách này, đôi khi làm người đối diện cảm thấy không thoải mái, nhưng khi hiểu rõ thì mọi người sẽ cảm thấy quý trọng hơn

Vì sống nơi miền đất mới còn nhiều khó khăn nên người Nam Bộ rất năng

động, sáng tạo: con người Nam Bộ có khả năng dễ tiếp nhận cái mới như tiếp thu

các món ăn từ người Hoa, người Chăm hay tiếp thu các tôn giáo từ những nước khác và đặc biệt là tiếp thu rất nhanh các yếu tố từ phương Tây (Nam Bộ là nơi có phong trào Âu hóa y phục sớm nhất nước) Với sự sáng tạo của mình, những cái mới không chỉ được tiếp thu mà còn được cải tiến sao cho phù hợp với đời sống của người Nam Bộ Cùng với sự năng động đó, họ dám nghĩ dám làm, không ngại làm

ăn lớn Đây cũng là khu vực đầu tiên tiếp thu nền kinh tế thị trường, sự phát triển

Trang 21

kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa xuất phát đầu tiên là từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ

Một đặc trưng cũng dễ nhận thấy ở người Nam Bộ, đó chính là sự hào

phóng, hiếu khách Người Nam Bộ luôn muốn dành tình cảm quý giá, sự trân trọng

cho mọi người xung quanh Sống ở một vùng đất màu mỡ, thiên nhiên rộng lớn khiến cho tính cách con người cũng hào phóng, họ sống giàu tình người, sống hết lòng vì người khác Như khi có khách đến nhà chơi, họ sẵn sàng đem những món ăn đặc sản, ngon nhất trong nhà ra đãi khách, nhường chỗ ngủ cho khách và đối đãi với khách như người thân trong nhà

Từ những tính cách trên cho thấy người Nam Bộ sống khá thiết thực (trọng

nội dung hơn hình thức) Họ ăn mặc, sinh hoạt, nói năng đơn giản, không kiểu cách

xa hoa, tự nhiên mà rất chân tình Văn chương ở Nam Bộ cũng rất đơn giản, chỉ chú

ý nhiều đến nội dung, không trau chuốt nhiều về câu chữ Ngay cả vị thần Nam Bộ điển hình là ông Địa cũng rất thiết thực, dân dã Ông mặc áo bà ba không cài nút, phanh bụng, cầm quạt mo, mặt luôn tươi cười

Con người Nam bộ từ thuở xưa đến nay, trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng tính cách vẫn thế, luôn giản dị, bao dung, hào phóng, hiếu khách, trọng nghĩa khinh tài, ngang tàng nhưng khẳng khái

1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người

1.2.1 Khái quát quan niệm nghệ thuật về con người

Con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học, là đối tượng trung tâm

để các nhà văn, nhà thơ làm niềm cảm hứng sáng tác Giáo sư Trần Đình Sử cho

rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu

biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình”[20;tr.15] Hay nói cách khác, quan niệm nghệ

Trang 22

thuật về con người là từ cái nhìn, cái cảm nhận của nhà văn về con người, họ đi sâu phân tích, cắt nghĩa, lí giải về con người được thể hiện thông qua tác phẩm văn học

1.2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện, thơ

Trong tác phẩm văn học, hình tượng con người là một yếu tố không thể thiếu Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính nhân văn, sự sinh động, lôi cuốn hấp dẫn người đọc Hình tượng con người trong văn học được thể hiện bằng phẩm chất, ngoại hình, tính cách, tâm lí thông qua cái nhìn, cách cảm nhận của tác giả Quan niệm nghệ thuật về con người trong các tác phẩm văn học có 3 vai trò chính:

Thứ nhất, để thấy được sự phát triển, đổi mới của nền văn học thì chúng ta

cần chú ý đến quan niệm nghệ thuật về con người bởi “một nền nghệ thuật mới bao

giờ cũng ra đời với một con người mới”[38] Trong nền văn học trung đại trước thế

kỉ XVIII, hình tượng con người cá nhân chưa được nhìn nhận và đánh giá cao, giá trị của con người không được miêu tả từ bản thân con người mà được đặt vào trong một tầng lớp xã hội Vì vậy, mọi suy nghĩ, tâm tư tình cảm, cách ứng xử, hành động của con người đều tuân theo một chuẩn mực chung, không có màu sắc cá nhân Từ cuối thế kỉ XVIII, quan niệm con người cá nhân có tiến bộ hơn, hàng loạt các tác

phẩm từ “Chinh phụ ngâm”- Đặng Trần Côn, “Cung oán ngâm khúc”- Nguyễn Gia Thiều, đến các bài thơ của Hồ Xuân Hương và đặc biệt là “Truyện Kiều” - Nguyễn

Du đã có sự lột xác, vượt ra khỏi khuôn khổ chung của xã hội Văn học trung đại có rất ít tác phẩm viết về số phận con người, đặc biệt là số phận người phụ nữ, truyện

Kiều là một trong số ít các tác phẩm đó Truyện Kiều viết về số phận nàng Kiều -

một người tài sắc vẹn toàn và là người ý thức được nhân phẩm của mình nhưng lại

bị xã hội vùi dập Sự tiến bộ trong quan niệm về con người trong tác phẩm không

chỉ thể hiện trong ý thức mà còn bộc lộ trong hành động của Kiều “Xăm xăm ăng

lối vườn khuya một mình”[32], đó là hành động vượt qua lễ giáo phong kiến để đi

tìm hạnh phúc cho bản thân, trong khi quan niệm thời đó con gái phải tuân theo việc cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy Sự trân trọng, cảm thông của tác giả đối với những

Trang 23

kiếp người nhỏ bé trong xã hội cũng là quan niệm mới mẻ về con người mà những tác phẩm trước đây chưa hề có Đến thời kì văn học hiện đại 1945-1975, trước những biến cố của đất nước với những cuộc chiến tranh liên miên, quan niệm nghệ thuật về con người có sự thay đổi theo hướng gắn bó với quần chúng, hướng về đại chúng Trước năm 1975, Nguyễn Minh Châu xây dựng hình tượng con người theo cảm quan nghệ thuật của nhà văn Nhân vật trong tác phẩm là những con người có

lý tưởng sống, có lòng yêu nước mãnh liệt Đó là hình ảnh cô giáo Thùy trong tác

phẩm “Cửa sông”, Thùy luôn cố gắng “tìm cách không tách mình ra khỏi cái

guồng máy sinh hoạt chung của nhân dân đang hối hả chuyển sang thời chiến”[27]

bởi cô hiểu không thể chỉ sống cho bản thân, mà phải sống vì mọi người, phải biết yêu thương, sẻ chia Hình ảnh cô giáo Thùy là phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, là khuynh hướng văn học mà nhà văn hướng đến trước 1975 Giai đoạn

từ sau 1975, đất nước bước vào thời kì đổi mới, sự thức tỉnh ý thức cá nhân diễn ra mạnh mẽ, văn học quan tâm đến đời tư của con người với cái nhìn đa chiều, nhiều mặt hơn Ở giai đoạn văn học này, Nguyễn Minh Châu là nhà văn có những bước tiến mới, đổi mới sâu sắc trong quan niệm nghệ thuật về con người Vẫn tiếp nối đạo lí truyền thống của dân tộc, vẫn những hình ảnh mang tính nhân văn, nhưng hình tượng con người đã mang nét hiện thực hơn Hình ảnh con người hiện lên là hình ảnh cá nhân, mang những tâm tư tình cảm đời thường, có đời sống sinh hoạt

hằng ngày với nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống Trong tác phẩm “Chiếc

thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã miêu tả thành công hình ảnh người đàn bà

hàng chài yêu thương con vô điều kiện, không đòi hỏi bất cứ điều gì Bà chấp nhận

sự đánh đập của người chồng để con mình có được một gia đình, có được miếng cơm manh áo Cuộc đời của bà tuy chịu nhiều vất vả, đau thương nhưng phẩm chất

và nhân cách của bà vẫn sáng ngời, cao đẹp Qua đó, cho thấy cách nhìn và cách biểu đạt của nhà văn đã có một bước chuyển biến mạnh mẽ hơn và quan niệm nghệ thuật con người ngày càng tiến bộ và có cái nhìn nhân bản hơn

Thứ hai là nhà văn tìm kiếm, khám phá những điều ẩn sâu trong tâm hồn con người, từ đó thấy được giá trị nhân văn trong tác phẩm Ở nhân vật Lão Hạc trong

Trang 24

truyện ngắn cùng tên, cũng như bao người nông dân trong giai đoạn đó, lão phải đối mặt với cái nghèo khó, túng quẩn nhưng nhân cách lão lại vô cùng cao đẹp Con trai lão vì quá nghèo mà phải đi làm xa, bỏ lại lão cô độc ở nhà, chỉ có con Vàng là người bạn tri kỷ Rồi cuộc sống quá khó khăn, lão thương con trai, lão muốn dành lại mảnh vườn - tài sản duy nhất cho người con trai, buộc lòng lão phải bán đi cậu Vàng - người bạn tri kỷ của lão Cái ngày mà lão bán cậu Vàng đi, lão vô cùng đau

khổ “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra,

cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”[26] Lão kể cho ông Giáo về việc mình đã bán cậu Vàng như thế nào, lão đau

khổ ra sao Lão luôn dằn vặt, luôn tự trách mình vì nhẫn tâm đánh lừa một con chó

Vì cái nghèo đã khiến cuộc đời lão gắn liền với nỗi đau, những nỗi đau cứ chất chồng Nam Cao đã khắc họa rõ nét nỗi đau của lão Hạc khi bán đi cậu Vàng, qua

đó thấy được chiều sâu trong tâm hồn người nông dân với tính nhân văn sâu sắc

Thứ ba, quan niệm nghệ thuật về con người cũng là cơ sở lý luận để người

đọc đánh giá tác phẩm, so sánh các tác phẩm với nhau Trong tác phẩm Truyện

Kiều, Nguyễn Du đã khắc hoạ hình ảnh các nhân vật một cách tài tình khiến mỗi

nhân vật hiện lên với một ngoại hình, một tính cách khác nhau, mang nét riêng biệt nhưng rất chân thật Thậm chí, các nhân vật như từ trang sách bước ra ngoài đời thực, trở thành điển hình cho một loại người, một tầng lớp người nào đó Ví như người ta thường nói những người con gái xinh đẹp giống “Thúy Kiều”; những người đàn ông trăng hoa, lừa gạt phụ nữ là “Sở Khanh” hoặc gọi những người phụ

nữ hay ghen là “Hoạn Thư”,… Điều đó, cho thấy cái tài của Nguyễn Du trong việc

xây dựng hình tượng con người trong tác phẩm văn học Hay trong tác phẩm Lục

Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, hình ảnh Lục Vân Tiên - một con người nghĩa

hiệp “giữa đường thấy việc bất bình chẳng tha”[29] là một hình tượng con người vô

cùng tiêu biểu Những việc Lục Vân Tiên giúp đỡ người khác đều không hề do dự, không hề suy nghĩ, thấy người khác gặp nạn là cứu giúp mà chẳng hề mong muốn được báo đáp Lục Vân Tiên đã trở thành hình tượng điển hình cho những con người nghĩa hiệp, hết lòng vì người khác Đó vừa là ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu

Trang 25

sắc trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, vừa phản ánh chân thật hình ảnh con người Nam Bộ với tính cách trượng nghĩa đặc trưng

Khám phá, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học là điều kiện thiết yếu để chúng ta đến gần với cái bản chất nội tại của tác phẩm, thấy được

sự phát triển của văn học qua từng thời kì Đồng thời, hiểu được cái hay, nét độc đáo của văn học từng thời kì cũng như khẳng định những giá trị không lỗi thời của

nó về sau

1.2.3 Quan niệm nghệ thuật về con người trong ca dao

Trong các tác phẩm văn học, hầu như không có tác phẩm nào là không hướng đến con người Mục đích của nhà văn là từ hình ảnh nhân vật, thấy được những khía cạnh xung quanh con người, từ đó khơi gợi tính nhân văn trong tác phẩm Tuy nhiên trong ca dao, bởi dung lượng của nó ngắn nên hình ảnh con người

chỉ là một góc, một khía cạnh rất nhỏ trong một con người Hơn thế nữa, ca dao là

văn học truyền miệng được ra đời từ lâu, thời đó chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu, chưa có nền lý luận văn học cơ bản như ngày nay Chính vì thế, quan niệm nghệ thuật về con người trong ca dao đơn giản hơn

Quan niệm nghệ thuật về con người trong ca dao là hướng về con người với những giá trị nhân bản, từ đó thấy được giá trị sâu sắc của tác phẩm Càng tìm hiểu, khám phá quan niệm nghệ thuật về con người trong ca dao sẽ càng hiểu hơn về ý nghĩa mà tác giả dân gian muốn gửi gắm

Hình tượng con người trong ca dao thì vô vàn, đó có thể là người mẹ tảo tần sớm tối lo cho đàn con, có thể là người nông dân chân lấm tay bùn, có thể là thân phận ba chìm bảy nổi của người phụ nữ hay là người anh hùng trượng nghĩa chuyên cứu giúp những người gặp khó khăn,… Tất cả những con người đó đều là những hình ảnh quen thuộc, mang dáng dấp rất Việt Nam, rất đời thường nhưng có giá trị

nhân văn vô cùng to lớn Nguyễn Đình Thi đã nhận xét rằng: “Ca dao Việt Nam bắt

nguồn từ tinh thần ham sống, ham đấu tranh, vui vẻ, tế nhị, có duyên nhưng cũng

Trang 26

không kém phần dồi dào tình cảm, mạnh mẽ sức lực, nảy nở tự do để đón ánh sáng trời hoà hợp với cỏ cây, hoa lá Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưõng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người”[6] Có lẽ những người sáng tạo nên những câu ca dao

cũng đã có một tinh thần, một tình cảm dồi dào mới có thể truyền tải được giá trị nhân văn chỉ tóm gọn trong vài dòng ngắn ngủi của bài ca dao như thế

Như vậy, có thể đúc rút quan niệm nghệ thuật về con người trong ca dao chính là tư tưởng của tác giả về những khía cạnh xung quanh cuộc sống của con người Từ đó cho thấy giá trị nhân văn sâu sắc thể hiện qua niềm tin, sự lạc quan và tình yêu thương cao cả của con người

1.3 Ảnh hưởng của ca dao trong đời sống người Nam Bộ

Trong dòng chảy của văn học dân gian, ca dao là điệu thức quen thuộc và không thể thiếu của người Nam Bộ Nó như hơi thở, nó là cuộc sống của cư dân miền lục tỉnh Hay nói khác, ca dao là thơ trữ tình dân gian, được lưu hành, phổ biến trong dân gian dưới hình thức truyền miệng nhằm diễn tả tình cảm và miêu tả đời sống của nhân dân lao động Nội dung của ca dao rất phong phú, phản ánh toàn

bộ cuộc sống của nhân dân lao động, đặc biệt là tình cảm về quê hương đất nước, về tình yêu đôi lứa, về tình cảm gia đình,

Hoài Thanh đã nhận định rằng: “Từ bao giờ đến bây giờ, từ omerơ đến

Kinh Thi, đến ca dao Việt Nam, thơ ca có một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại, nó ra đời từ những buồn vui của loài người và sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế”[21; tr.138] Chính vì “ra đời từ những buồn vui của loài người”

nên ca dao có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của con người Từ ngày xưa, ca dao đã có mặt trong đời sống sinh hoạt cũng như đời sống lao động của người Việt

Ca dao nói thay tiếng lòng của một trái tim thổn thức nhịp yêu thương, thay lời tỏ tình của chàng trai dành cho cô gái, thay lời ước hẹn của những cặp uyên ương Ca dao thể hiện niềm vui khi được mùa, hòa vào những giọt mồ hôi của những người

Trang 27

nông dân cần mẫn Ca dao cất lên tiếng khóc thương cho những con người bạc phận Ca dao là tiếng than thân của những người phụ nữ có số phận hẩm hiu, ba chìm bảy nổi Ngoài ra, ca dao còn hiện diện rất nhiều xung quanh cuộc sống của con người chúng ta

Ở Nam Bộ, ca dao vẫn có sức sống riêng của nó, vẫn hiện diện xung quanh đời sống của nhân dân Có thể thấy ca dao xuất hiện trên cửa miệng người Nam Bộ,

họ nói ra như một phản xạ tự nhiên trong những hoàn cảnh phù hợp Ví như người con trai bày tỏ nỗi tiếc nuối khi người con gái mình yêu thương, quan tâm chăm sóc bao năm tháng qua mà lại bỏ chàng để theo người khác:

“Tiếc công anh đào ao nuôi cá Năm ảy tháng trời, người lạ tới câu”

Trong nhiều trường hợp có những điều khó có thể nói thật, nói thẳng được, người ta mượn ca dao để nói tránh đi cho lịch sự, để người nghe không cảm thấy khó chịu Như khi người con gái đã không còn giá trị như xưa, người con trai dùng

ca dao để tránh những lời thô thiển khi tỏ bày:

“Còn duyên anh cưới ba heo Hết duyên anh cưới con mèo cụt đuôi”

Chúng ta còn bắt gặp ca dao trong những lời khuyên của ông bà, cha mẹ dạy cho con cháu Để răn dạy con cháu siêng năng làm việc, không ngồi không để hưởng thành quả, ông bà ta thường nói câu:

“Đói thì đầu gối phải bò Cái chân phải chạy cái giò phải đi”

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta còn thấy ca dao xuất hiện với vai trò giải thích hiện tượng của tự nhiên (nắng, mưa, bão ), đó là những bài học cuộc sống

vô cùng quý báu mà người xưa đã để lại

Trang 28

“Bìm ịp kêu nước lớn anh ơi Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê”

Hiện nay, vẫn có nhiều bạn trẻ lập ra những hội yêu thích ca dao trên mạng

xã hội để sưu tầm, giải thích ý nghĩa và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình đối với

ca dao và được đông đảo những người yêu thích văn học dân gian hưởng ứng Ví dụ

như “Hội những người thích ca dao, tục ngữ” trên facebook, hay trên webtretho có

những chủ đề về ca dao được lập ra thu hút rất nhiều người yêu thích,…

Ngoài ra, ca dao còn xuất hiện nhiều nơi như: trên những tấm tranh mà ông

đồ viết chữ thư pháp mỗi dịp xuân về, trong những tấm lịch vạn niên, trong những cuốn lưu bút của học sinh, trong các cuốn sổ hội họp, hay trên những vật lưu niệm,…

Như vậy, ca dao từ xưa cho đến nay vẫn có một vị thế vững chắc trong lòng mỗi người Việt Nam chúng ta Với những bài học cuộc sống, những lời dạy bảo chân tình, những giá trị nhân văn sâu sắc mà ca dao mang lại sẽ là hành trang quý báu mà mỗi người con đất Việt không bao giờ lãng quên Qua bao nhiêu năm tháng,

ca dao vẫn còn đó, vẫn được lưu truyền, là giá trị tinh thần trường tồn bất diệt của người Việt Nam

Tiểu kết

Khi đi vào quá trình tìm hiểu chương I “Vài nét về ca dao và con người Nam

Bộ”, chúng tôi đã trình bày hai vấn đề chính: quan niệm nghệ thuật về con người và

vùng đất, con người Nam Bộ

Hình ảnh con người trong tác phẩm văn học là sự sáng tạo của nhà văn, mang hơi thở, quan niệm của nhà văn Theo sự phát triển của thời đại, nhà văn có cái nhìn tiến bộ hơn, từ đó có sự chuyển biến tích cực trong việc xây dựng hình tượng con người Với việc trình bày cách hiểu quan niệm nghệ thuật về con người

Trang 29

chúng tôi muốn làm nổi bật tầm quan trọng của nó trong mỗi tác phẩm văn học, đồng thời tạo tiền đề cho việc đi sâu nghiên cứu ở các chương sau

Nam Bộ là một vùng đất trù phú, được sự ưu đãi của mẹ thiên nhiên Từ môi trường thiên nhiên khoáng đạt, điều kiện sống, Nam Bộ đã tạo cho mình những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mang bản sắc rất riêng so với các vùng miền khác Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về vùng đất, con người Nam Bộ cùng những ảnh hưởng của ca dao trong đời sống người Nam Bộ, chúng tôi nhận thấy người miền Nam là những người bình dị, hiền lành, chất phát, thẳng thắn và những chất bình dị

ấy đã được đưa vào ca dao một cách trọn vẹn nhất Chính vì sự bình dị ấy mà ca dao

đã gắn bó mật thiết với con người Nam Bộ hàng thế kỉ qua Và bằng cái tâm của mỗi người đối với tài sản tinh thần mà cha ông để lại, trong tương lai, ca dao Nam

Bộ vẫn sẽ mãi trường tồn, vẫn sẽ tiếp tục góp mặt trong đời sống nhân dân bằng những gì tinh hoa nhất, giá trị nhất

Trang 30

CHƯƠNG II HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG CA DAO NAM BỘ

Trong văn học Việt Nam nói chung và trong ca dao nói riêng, hình ảnh con người cùng những vẻ đẹp ngoại hình lẫn tâm hồn có lẽ là một trong những hình ảnh đẹp nhất và tiêu biểu nhất Cũng giống như Bắc và Trung Bộ, con người Nam Bộ cũng là những con người hiền hậu, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, vẫn ngày đêm vất vả, lo toan trong cuộc sống vì niềm vui, hạnh phúc của gia đình Ngoài việc gánh vác trách nhiệm gia đình, con người Nam Bộ còn là người sống rất tình cảm

Từ sự hiếu thuận với phụ mẫu, trọng tình cảm anh em, bạn bè, sống có tình làng nghĩa xóm đến tha thiết, lãng mạn trong tình yêu,…bất kể là trong mối quan hệ nào

họ cũng đều hết mình với một tình cảm vô cùng chân thành, nồng nhiệt Việc tìm hiểu hình tượng con người với vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn nhằm rút ra được đặc trưng chung của con người Nam Bộ trên mọi phương diện, qua đó thấy được vẻ đẹp riêng của con người Nam Bộ

2.1 Con người Nam Bộ qua vẻ đẹp ngoại hình

Mỗi con người đều mang một vẻ đẹp riêng, và quy chuẩn về vẻ đẹp thường không có mẫu số chung, quan điểm thẩm m của mỗi thời đại, mỗi nơi, mỗi người

là khác nhau Có thể tiêu chuẩn vẻ đẹp ở châu M là da ngăm khỏe khoắn, nhưng ở châu Á phải là da trắng hồng mịn màng Nhưng dù thế nào thì hình tượng con người vẫn sẽ mãi là một hình tượng đẹp bởi những đóng góp của họ cho cuộc sống, cho gia đình Vì vậy, từ cuộc sống đời thường, họ đã đi vào văn học và trở thành hình tượng nghệ thuật đặc sắc Con người ở Nam Bộ cũng thế, họ cũng có những nét đẹp đặc trưng riêng và vẻ đẹp đó đã đi vào trong ca dao một cách dịu dàng, thuần khiết

Nếu so sánh, thì ca dao Bắc Bộ và Trung Bộ ca ngợi vẻ đẹp con người bằng

sự miêu tả tỉ mỉ, từ vóc dáng, nước da, khuôn mặt, mái tóc, đến đôi mắt, đôi môi:

Trang 31

“Chân mày vòng nguyệt có duyên

Tóc mây gợn sóng đẹp duyên tơ hồng”

Hay

“Mắt xanh tươi thắm môi trầu

Miệng cười lúm má, cho cầu thêm xinh”

Những vẻ đẹp của con người miền Bắc, miền Trung được miêu tả trên cũng

là chuẩn mực của vẻ đẹp truyền thống Việt Nam từ trước đến nay Cách khắc họa rất rõ nét, sinh động khiến người đọc dễ hình dung và dễ cảm nhận Còn trong ca dao Nam Bộ, vẻ đẹp của con người không được miêu tả chi tiết mà chỉ là nét chung chung, thoáng qua:

“Đèn nào sáng ằng đèn Sa Đéc

Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run”

Hoặc

“Đất Sài Gòn nam thanh nữ tú,

Trong vườn thú đủ các thứ chim

Em trách ai non dạ kiếm tìm, Những lời huyễn hoặc nỗi niềm tóc tơ”

Hay

“Bến Tre trai lịch gái thanh, Nói năng duyên dáng, ai nhìn cũng ưa”

Trang 32

Trong những câu ca dao trên, con người Nam Bộ được mặc nhiên khẳng

định là “đẹp”, “nam thanh nữ tú” chứ không nói rõ là nét đẹp là ở điểm nào, không

sử dụng các biểu trưng để so sánh, để đề cao vẻ đẹp họ Điều đó cho thấy ca dao Nam Bộ lời lẽ rất giản dị, mộc mạc, không sử dụng nhiều từ hoa mĩ, không trau chuốt để tăng sắc thái biểu cảm Qua đó bộc lộ một phần tính cách người Nam Bộ: rất bình dị, thiết thực, trọng nội dung hơn hình thức nên cách tư duy, lối suy nghĩ cũng rất thiết thực, đơn giản

Ngoài việc có sẵn ngoại hình đẹp, cách ăn mặc, trang phục của người miền Nam cũng sẽ làm họ trở nên hấp dẫn hơn:

“Bà ba cổ giữa bên trong

Ngoài thì áo cặp khăn hồng dù tay”

Hay

“Áo đen ai nhuộm cho mình

Cho duyên mình đậm, cho tình anh say”

Trang phục ở Nam Bộ nổi bật với chiếc áo bà ba cùng chiếc khăn rằn, đó không chỉ mang dáng dấp đặc trưng vùng Nam Bộ mà còn ẩn chứa cả cái tình, hồn quê Người miền Nam công việc chủ yếu là làm nông và đánh bắt thủy hải sản, chính vì thế trang phục cần gọn, nhẹ, tối màu để dễ hoạt động, cộng thêm chiếc khăn rằn trên vai để lau mồ hôi mỗi khi mệt nhọc Bộ trang phục không chỉ thích hợp với công việc mà còn tôn lên nét đẹp con người, các cô gái Nam Bộ khi mặc

chiếc áo bà ba dịu dàng, gợi cảm làm cho biết bao chàng trai say mê “cho tình anh

say”, các chàng trai mặc đồ bà ba thì trông rất năng động, khoẻ khoắn Con người

Nam Bộ với bộ đồ bà ba đã trở thành một nét đẹp đặc trưng nổi bật, đại diện cho nét đẹp thanh nhã của con người miền Nam

Quan niệm về nét đẹp của con người trong ca dao xưa không khác gì quan niệm về nét đẹp của con người hiện đại ngày nay, có chăng chỉ là sự thay đổi lớn về

Trang 33

trang phục Dù trong thời buổi hiện đại ngày nay, cách ăn mặc hay trang điểm có sự hiện đại, đổi mới nhưng người phụ nữ vẫn giữ được nét đẹp của người Á Đông

2.2 Con người Nam Bộ trong mối quan hệ gia đình

Gia đình là những người sống chung và gắn bó với nhau từ lâu đời bởi các mối quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, và quan hệ tình cảm Những người trong gia đình có nghĩa vụ yêu thương và chăm sóc lẫn nhau, có sự kính trọng của người nhỏ dành cho người lớn tuổi hơn Tình cảm của những người trong gia đình dành cho nhau nói chung giữa Nam Bộ và Bắc Bộ đều đáng quý như nhau, tuy nhiên vì cuộc sống làng xã khác nhau nên cũng có đôi nét khác biệt Ở Bắc Bộ, mối quan hệ làng xã rất khắng khít, gắn bó với nhau nên quan hệ gia đình ở Bắc Bộ là một sự gắn bó mật thiết của nhiều thế hệ, nhiều tộc người, đối với họ gia đình là trên hết “một giọt máu đào hơn ao nước lã” Còn ở Nam Bộ, chủ yếu là sự tập trung của những người tứ xứ, tha phương cầu thực, cuộc sống khai khẩn khó khăn nên những con người Nam Bộ thường giúp đỡ nhau, vì vậy họ rất coi trọng mối quan hệ bằng hữu thâm giao Tuy bớt đi cái “chất đậm đặc” như gia đình ngoài Bắc, nhưng tình cảm gia đình ở Nam Bộ vẫn rất nồng nàn, và cách đối xử, lễ nghi của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ cũng thoải mái, gần gũi hơn rất nhiều chứ không nghiêm khắc, nhiều lễ nghĩa như miền Bắc Sự thoải mái, gần gũi mà người miền Nam đối với nhau cũng đi vào ca dao một cách nhẹ nhàng, giản dị:

“Chữ rằng vấn tổ tầm tông

Cháu con nỡ bỏ cha ông chăng mày”

Cách xưng hô “mày” nghe nó giản dị và gần gũi, ở Nam Bộ thì đây là cách nói thể hiện sự thân thiết của người lớn dành cho người bằng hoặc nhỏ tuổi hơn Câu nói này thường nghe người lớn nói khi đến dịp lễ giỗ mà trong nhà có người không về được Đây là một lời trách móc nhẹ nhàng cũng như lời khuyên dạy con cháu phải luôn nhớ đến tổ tiên, nguồn cội nơi mà mỗi người được sinh ra

Trang 34

Với bản tính phóng khoáng, thoải mái, không quá xem trọng lễ nghĩa, người Nam Bộ chủ yếu sống thiên về tình cảm Vì vậy, ca dao ở Nam Bộ mang tính giáo huấn, răn dạy con cháu không nhiều như ca dao miền Bắc Có chăng chỉ là ca dao mang tính đúc kết kinh nghiệm sống, kiểu như:

“Đừng ham hốt bạc ghe chài Cột buồm cao bao lúa nặng, tấm đòn dài khó đi.”

Hay:

“Chim khôn tránh bẫy tránh đò

Người khôn tránh tiếng hồ đồ mới khôn”

Câu ca dao là kinh nghiệm sống của người xưa, với mục đích truyền lại những gì mình đúc kết được cho con cháu Ở đời, muốn có cái ăn thì phải biết siêng năng làm việc chứ không ai dễ dàng cho không ai điều gì Và trong cuộc sống nên tránh làm những điều thị phi, tai tiếng, chúng ta có thể làm rất nhiều việc đúng nhưng không ai công nhận, nhưng chỉ cần làm một việc sai thì mọi người sẽ dựa trên cái sai đó chỉ trích chúng ta cả đời

Từ kinh nghiệm của ông cha truyền lại, ta thấy người Nam Bộ không chỉ thoải mái, phóng khoáng trong cách đối xử với người trong gia đình mà còn trọng nghĩa khí, có lòng tương trợ đối với những người xung quanh

2.2.1 Người con hiếu thảo

Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ là bản tính tự nhiên của con người, dù là người như thế nào, ở đâu thì vẫn sẽ luôn nhớ về nguồn cội của mình Ở Việt Nam,

từ xa xưa đã có rất nhiều người con nổi tiếng hiếu thảo được mọi người nhớ đến và dựng nên các giai thoại truyền đời này sang đời khác Vào thời Hùng Vương, nàng công chúa Tiên Dung thà chịu chết chứ không hề lên tiếng phản kháng, chống lại cha khi vua Hùng sai quân đi bắt nàng và Chử đồng Tử bị nghi là tạo phản vì hai

Trang 35

người tự ý xây lâu đài ở đầm Dạ Trạch Hay Thúy Kiều trong tác phẩm “Truyện

Kiều”, trước cơn gia biến bất ngờ ập tới với gia đình, Kiều phải bán mình chuộc

cha, gạt đi chữ tình để giữ tròn đạo hiếu Hoặc Lục Vân Tiên trong tác phẩm cùng tên, khi nghe tin mẹ mất đã vội vàng trở về chịu tang mẹ, vì chữ hiếu mà bỏ lỡ con đường công danh sự nghiệp xán lạn Gần đây nhất là hình ảnh một bé gái hái sen kiếm tiền nuôi cha, đó là bé Nguyễn Hồng Thanh (11 tuổi) sống cùng người cha Nguyễn Văn Thành trong căn nhà rách nát tại phường Bình Trị Đông B (45 tuổi, quê Bến Tre) Nhà nghèo, mẹ bỏ đi, bố thì bệnh nặng, đi lại khó khăn, Thanh không được đến trường như bạn đồng trang lứa, nguồn thu nhập chính trong gia đình đè nặng lên vai Thanh Hằng ngày, Thanh phải đi hái sen đem bán kiếm tiền bất kể mưa gió hay nắng gắt, rồi về lo việc nhà và chăm sóc bố Một năm gần đây, bố Thanh trở bệnh nặng, Thanh phải một mình kiếm tiền để có cơm ăn và mua thuốc cho bố Cơ hội đến trường và bố khỏi bệnh chính là niềm mơ ước lớn nhất của Thanh Thanh chính là tấm gương hiếu thảo khiến nhiều người không khỏi động lòng khi nghe câu chuyện của em

Với đạo lý truyền thống của người Việt từ xưa đến nay, con cái phải yêu thương, hiếu thảo, biết phụng dưỡng cha mẹ, bởi cha mẹ đã sinh ra và nuôi nấng ta nên người Trong mỗi bước đường, dù thành công hay thất bại thì chỉ cần có cha mẹ

ở bên, mỗi người con sẽ không thấy lạc lõng, và gia đình là nơi che chở cho ta từ thuở mới lọt lòng cho đến tận khi ta trưởng thành, gia đình là nơi duy nhất để quay

về mà ta cảm thấy ấm áp nhất Chính vì thế mỗi người con đất Việt đều luôn tâm niệm, luôn đặt chữ hiếu đối với cha mẹ lên trên hết cũng là điều dĩ nhiên Và những con người như công chúa Tiên Dung,… bé Hồng Thanh, và hàng triệu triệu những con người khác nữa vẫn sẽ mãi luôn một lòng hướng về gia đình với những tình cảm chân thật nhất Đó không chỉ là luân thường đạo lý ở đời, mà còn là tình cảm sâu nặng mà mỗi người con đều khắc ghi để đền đáp ơn nghĩa sinh thành của cha

mẹ

Trang 36

Với lòng hiếu kính ông bà, cha mẹ từ thời xa xưa, con người đã đưa vào trong ca dao bằng tất cả tình cảm trân quý nhất, thiết tha nhất:

“Ơn hoài thai như iển

Ngãi dưỡng dục tợ sông

Em nguyền ở vậy không chồng

Lo nuôi cha mẹ hết lòng đạo con”

Hay

“Trời cao lồng lộng

Đất rộng thinh thinh

Đi ra ỏ mẹ sao đành Công ơn cha mẹ sinh thành ra em”

Con người dù có đi đâu về đâu, làm gì thì vẫn luôn nhớ về nguồn cội của mình Cô gái trong câu ca dao nguyện không lấy chồng, ở suốt đời bên cha mẹ để chăm sóc, phụng dưỡng, đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ Sự chăm sóc của người con dành cho cha mẹ luôn là sự chăm sóc tỉ mỉ nhất, điều đó cho thấy tình cảm của người con với cha mẹ lớn như thế nào Sự yêu thương cha mẹ còn thể hiện qua những câu ca dao với hình ảnh người mẹ được ví như những gì thân thuộc nhất, gần gũi nhất nhưng lại vô cùng quý báu:

“Mẹ già như chuối già hương Như xôi nếp mật, như đường mía lau”

Tình cảm là những gì quý giá nhất thuộc về tinh thần, khó có lời văn nào có

thể diễn tả hết, việc sử dụng những biểu trưng “chuối già hương”, “xôi nếp mật”,

Trang 37

“đường mía lau” những món ăn ngọt ngào quen thuộc với người Nam Bộ như gói

trọn tất cả những tình cảm thiêng liêng nhất người con dành cho mẹ Đó là tình cảm đáng quý ngàn đời

Tình cảm giữa con cái với cha mẹ không chỉ thể hiện ở mối quan hệ với cha

mẹ ruột, mà tình cảm đó còn thể hiện ở các mối quan hệ khác như với người nuôi dưỡng, giáo dục, với cha mẹ kế, với cha mẹ chồng (vợ),… Tình cảm của nàng dâu, con rể với cha mẹ chồng (vợ) tuy không phải là quan hệ cùng huyết thống nhưng họ vẫn xem nhau như máu mủ, ruột thịt:

“Phụ mẫu anh như phụ mẫu nàng Mai sau có thác, chạm chữ vàng thờ chung”

Đối với cô gái thì mẹ của chồng cũng như là mẹ ruột mình, cô dành tình cảm cho cha mẹ ruột và cha mẹ chồng là như nhau Dù là bây giờ hay là mai sau khi cha

mẹ mất đi, cô vẫn một lòng yêu thương, kính trọng cha mẹ, cùng chồng thờ phụng, làm tròn đạo hiếu của một người con

“Gió đưa ụi chuối sau hè Anh mê vợ bé bỏ è con thơ Con thơ tay ẳm tay bồng Tay dắt mẹ chồng đầu đội thúng ông”

Câu ca dao thể hiện trọn vẹn tình cảm của cô con dâu dành cho mẹ chồng, mặc cho người chồng có phụ bạc, bỏ rơi cô và đứa con thơ nhưng cô vẫn chăm sóc, yêu quý mẹ chồng như trước Tấm lòng của cô gái đối với mẹ chồng là một tình cảm đáng quý, đáng trân trọng Đó cũng là tấm lòng của con người Nam Bộ trọng tình cảm và bao dung

Trang 38

2.2.2 Người cha, người mẹ vĩ đại

Trong gia đình người Việt, người phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi dạy con cái, vì vậy từ xưa tình mẫu tử thường được nhắc đến và đề cao hơn tình phụ tử “Mẹ” là một danh từ mang nhiều ý nghĩa lớn lao, thiêng liêng

và cao đẹp Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, là người người nâng đỡ, chăm sóc,

lo lắng, yêu thương chúng ta từ khi ta mới sinh ra Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ để ta không cảm thấy lạc lõng trên con đường đời đầy gian lao và thử thách Tình mẫu tử cao quý ấy không gì có thể sánh bằng Khi chưa đảm nhiệm chức trách thiêng liêng - làm mẹ, các cô gái có thể đôi lúc mềm yếu, mong manh dễ vỡ, nhưng khi đã là mẹ thì tình mẫu tử sẽ cho họ sức mạnh để cứng rắn, kiên cường, vì con họ có thể làm tất cả để con của mình được hạnh phúc Có thể nói, tình mẫu tử là một tình cảm vô cùng thiêng liêng mà tạo hóa đã ban tặng cho con người Tình cảm đó được khắc ghi trong từng câu ca dao với lời lẽ tha thiết, chan chứa tình cảm:

“Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi

Ví dầu mẹ chẳng có chi Chỉ con với mẹ chẳng khi nào rời”

Con người Nam Bộ giản dị lắm, họ không cần vật chất cao sang, chỉ cần có tình người nồng hậu là đã cảm thấy ấm áp, hạnh phúc rồi Người mẹ không có gì, chỉ có tình yêu thương con vô bờ bến, đối với người mẹ chỉ cần có con luôn bên cạnh, thì sẽ dùng toàn tâm toàn ý, cố gắng hết sức để có thể nuôi dưỡng con nên người Người mẹ ngoài chăm sóc, bảo bọc còn dạy dỗ cho con biết bao điều tốt đẹp

từ thuở con còn nằm nôi để sau này lớn lên trở thành một người tốt, có ích cho xã hội:

Trang 39

“Con ơi con ngủ cho say

Cha con đi giết sạch loài Lang Sa Lớn lên con nối chí cha

Ra đi giết giặc, nước nhà bình yên”

Mặc dù người chồng ra trận, chỉ còn mình ở nhà lo cho gia đình, chăm sóc con cái nhưng người phụ nữ rất vui, rất tự hào và mong muốn sau này con lớn, con

sẽ anh dũng như cha của mình, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Người mẹ luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho con, luôn thể hiện niềm vui trước mặt con để rồi khi con say ngủ, người mẹ mới có thể thể hiện nỗi buồn của mình:

“Ru con con ngủ cho rồi

Mẹ ra chỗ vắng mẹ ngồi than thân”

Tình mẫu tử không chỉ là công nuôi nấng, dạy bảo, chăm sóc đứa trẻ lớn khôn, nên người mà còn giúp người mẹ trưởng thành hơn, biết cách sống, cách hy sinh vì người khác, dạy họ biết bỏ qua những yêu thích của mình để dành tất cả cho con Tình mẫu tử còn dạy họ sống tốt, sống đẹp, rèn luyện tính cách mạnh mẽ để làm gương, làm lá chắn cho suốt cuộc đời đứa con bé bỏng Tình cảm của người mẹ đối với con của mình luôn là sự hy sinh tuyệt đối:

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Trống đánh trên lầu mẹ thức đủ năm canh.”

Từng ngày, từng giờ người mẹ luôn bên cạnh bảo vệ, lo lắng, chăm sóc cho con, yêu thương con bằng tất cả tấm lòng Ngay cả khi đứa con thơ chìm vào giấc ngủ, mẹ vẫn bên con, vẫn thức trọn đêm thâu để chăm sóc vỗ về

Trang 40

Với con người giàu tình cảm như người Nam Bộ, tình mẫu tử còn giúp người phụ nữ vui tươi hơn, yêu đời hơn Vì sau tất cả, được nhìn ngắm đứa con thơ khỏe mạnh, nên người là một niềm hạnh phúc bất tận

Ở người mẹ và cha đều luôn dành những tình cảm yêu thương vô bờ cho con cái, nhưng nếu như người mẹ bộc bộ ra hết tất cả yêu thương thì người cha lại yêu thương con một cách âm thầm lặng lẽ Có lẽ vì sự hy sinh thầm lặng mà tình cảm của người cha dành cho con cái ít được đề cập trong ca dao hơn, tuy vậy tình yêu thương con cái của người cha dành cho con cái vẫn là một điều không thể phủ nhận:

“Bạc bảy đâu sánh vàng mười

Mồ côi đâu sánh cùng người có cha”

một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn “Một mai cha chết gót con như ùn”

Để có thể lo người con của mình được đầy đủ nhất, người cha, người mẹ phải cần cù, chịu thương chịu khó, chăm chỉ làm ăn Hình ảnh những con người chân lấm tay bùn với bộ áo bà ba lấm tấm những giọt mồ hôi trên trán nhưng mặt vẫn cười tươi rạng rỡ, nét cười đọng lại sau những vất vả nhọc nhằn hiện lên như một bức tranh thủy mặc:

“Em là phận gái ở đồng Làm ăn lam lũ em không lượt là

Ngày đăng: 22/05/2017, 18:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị An (1990), “Về một phương diện nghệ thuật trong ca dao tình yêu”, Tạp chí văn học,(số 6 ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Về một phương diện nghệ thuật trong ca dao tình yêu”, "Tạp chí văn học
Tác giả: Trần Thị An
Năm: 1990
2. Trần Đình Ba (2011), Đất và người Nam Bộ qua ca dao, NXB Văn hóa – văn nghệ TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất và người Nam Bộ qua ca dao
Tác giả: Trần Đình Ba
Nhà XB: NXB Văn hóa – văn nghệ TP.HCM
Năm: 2011
3. Vũ Dung,Vũ Thúy nh, Vũ Quang Hào (1992), Ca dao trữ tình Việt Nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao trữ tình Việt Nam
Tác giả: Vũ Dung,Vũ Thúy nh, Vũ Quang Hào
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1992
5. Nguyễn Văn Hoàn (2001), “Vai trò của ca dao trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian,(số 3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của ca dao trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam”, "Tạp chí Văn hóa dân gian
Tác giả: Nguyễn Văn Hoàn
Năm: 2001
6. Mai Hương, Phương Ngân, Nguyễn Đình Thi tác giả, tác phẩm (Văn học trong nhà trường), NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đình Thi tác giả, tác phẩm (Văn học trong nhà trường)
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
7. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên), Kho tàng ca dao người Việt, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng ca dao người Việt
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
8. Nguyễn Xuân Kính (2007), Thi pháp ca dao, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp ca dao
Tác giả: Nguyễn Xuân Kính
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
9. Trần Gia Linh, Văn ọc Dân Gian Hiện Đại, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn ọc Dân Gian Hiện Đại
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
10. Thanh Long (2013), Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam, NXB Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam
Tác giả: Thanh Long
Nhà XB: NXB Đồng Nai
Năm: 2013
12. Phạm Danh Môn (2011), Tình yêu lứa đôi trong ca dao Việt Nam, NXB Từ điển Bách Khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình yêu lứa đôi trong ca dao Việt Nam
Tác giả: Phạm Danh Môn
Nhà XB: NXB Từ điển Bách Khoa
Năm: 2011
13. Trần Văn Nam, Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
14. Triều Nguyên (2011), Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao và bình giải ca dao, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao và bình giải ca dao
Tác giả: Triều Nguyên
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
15. Triều Nguyên (2013), Tìm hiểu các cách tu từ ngữ nghĩa được sử dụng trong ca dao người Việt, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu các cách tu từ ngữ nghĩa được sử dụng trong ca dao người Việt
Tác giả: Triều Nguyên
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2013
16. Bùi Mạnh Nhị (1997), “Công thức truyền thống và đặc trưng cấu trúc của ca dao – dân ca trữ tình”, Tạp chí Văn học, (số 1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công thức truyền thống và đặc trưng cấu trúc của ca dao – dân ca trữ tình”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Bùi Mạnh Nhị
Năm: 1997
17. Đỗ Thị Kiều Oanh, Phương ngữ Nam Bộ trong văn học dân gian, Trường Đại học sư phạm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương ngữ Nam Bộ trong văn học dân gian
18. Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Phan
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1978
19. Trần Đình Sử (1993), Dẫn luận giáo trình thi pháp học, NXB Đại học sư phạm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận giáo trình thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm TP.HCM
Năm: 1993
20. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi nhân Việt Nam
Nhà XB: NXB Văn học
21. Trần Minh Thương (2011), “Cách nói của người miền Tây Nam Bộ qua ca dao”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, (số 5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách nói của người miền Tây Nam Bộ qua ca dao”, "Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống
Tác giả: Trần Minh Thương
Năm: 2011
22. Trần Xuân Toàn (2015), Tìm hiểu ca dao Việt Nam 1945-1975, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu ca dao Việt Nam 1945-1975
Tác giả: Trần Xuân Toàn
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w