1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Điều khiển công suất trong w CDMA

34 448 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 533,07 KB

Nội dung

Điều khiển công suất trong hệ thống thông tin di động nói chung và trong CDMA nói riêng là một trong những khâu quan trọng nhất nhằm hạn chế được ảnh hưởng của hiệu ứng gần xa đến chất l

Trang 1

Thông tin di động

MỤC LỤC

Trang 2

Thông tin di động

LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với sự phát triển của các ngành công nghệ như điện tử, tin học, công nghệ thông tin di động trong những năm qua đã có những bước phát triển mang tính chất đột phá mạnh mẽ, đủ khả cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng và đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng Kể từ khi ra đời vào cuối năm

1940 cho đến nay, thông tin di động đã phát triển qua nhiều thế hệ và đã tiến những bước dài trên con đường công nghệ

Trong thế kỷ XXI, thế giới đã chứng kiến sự phát triển bùng nổ của các hệ thống thông tin vô tuyến trong đó thông tin di động đóng vai trò rất quan trọng Để đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là dịch vụ truyền số liệu đa phương tiện nên công nghệ băng rộng đã ra đời thay thế cho các công nghệ cũ không còn phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ thông tin Với khả năng tích hợp nhiều dịch vụ, công nghệ băng rộng đã dần chiếm lĩnh thị trường viễn thông Có nhiều chuẩn thông tin di động thế hệ ba được đề xuất, trong

đó chuẩn WCDMA đã được ITU chấp nhận và hiện nay đang được triển khai ở một

số khu vực Hệ thống thông tin di động W-CDMA là sự phát triển tiếp theo của các

hệ thống thông tin di động thế hệ hai sử dụng công nghệ TDMA như GSM, IS-13 Công nghệ CDMA đang là mục tiêu hướng tới của các hệ thống thông tin di động trên toàn thế giới, điều này cho phép thực hiện tiêu chuẩn hóa giao diện vô tuyến công nghệ truyền thông không dây trên toàn cầu

Điều khiển công suất trong hệ thống thông tin di động nói chung và trong CDMA nói riêng là một trong những khâu quan trọng nhất nhằm hạn chế được ảnh hưởng của hiệu ứng gần xa đến chất lượng dịch vụ thoại, tăng khả năng chống lại fading, nhiễu vốn là đặc trưng của môi trường di động Từ đó có thể đảm và tối ưu hóa dung lượng cũng như chất lượng hệ thống

Trang 3

Thông tin di động

Xuất phát từ xu thế phát triển cũng như tầm quan trọng của việc điều khiển công

suất nên nhóm em đã quyết định chọn đề tài ” Điều khiển công suất trong W-CDMA”

Bài tiểu luận gồm 2 chương với nội dung chính từng chương như sau:

Chương 1: giới thiệu chung về công nghệ di động thế hệ ba W-CDMA

Chương 2: điều khiển công suất trong W-CDMA

Chương này sẽ trình bày về ý nghĩa và các dạng điều khiển công suất Từ đó đi sâu vào phân tích các kỹ thuật điều khiển công suất trong hệ thống thông tin di động thế

hệ ba WCDMA

Trong thời gian làm đề tài, nhóm em đã cố gắng rất nhiều song do kiến thức còn hạn chế, thời gian tìm hiểu còn hạn chế nên vẫn còn những sai sót Nhóm em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp chân thành của thầy và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Trang 4

Hệ thống 3G được xây dựng nhằm chuẩn bị một cơ sở hạ tầng di động chung

có khả năng phục vụ các dịch vụ hiện tại và tương lai Cơ sở hạ tầng 3G được thiết

kế với điều kiện những thay đổi, phát triển về kỹ thuật có khả năng phù hợp với mạng hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến các dịch vụ đang sử dụng Để thực hiện điều đó, cần tách biệt giữa kỹ thuật truy cập, kỹ thuật truyền dẫn, kỹ thuật dịch vụ (điều khiển kết nối) và các ứng dụng của người sử dụng

Chương này sẽ phân tích cấu trúc phần cứng của hệ thống di động 3G các phần tử mạng truy cập vô tuyến, mạng lõi, chức năng của các phần tử, các giao diện mạng, mô hình giao thức phân lớp của hệ thống W-CDMA cơ sở cấu trúc hệ thống cho W-CDMA UMTS được xây dựng trên cơ sở GSM nên có xu hướng tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng GSM thế hệ hai Ngoài chương này còn giới thiệu về các loại kênh trong UTRAN, qua đó đề cập đến phương thức sắp xếp các kênh lôgic lên các kênh truyền tải và các kênh truyền tải lên các kênh vật lý, cách đáp ứng các yêu cầu trên trong quá trình sắp xếp, trình bày về kỹ thuật trải phổ trong W-CDMA, các thủ tục liên quan đến giao diện vô tuyến bao gồm chuyển giao và điều khiển công suất

1.1.Giới thiệu về W-CDMA

W-CDMA là công nghệ 3G hoạt động dựa trên kỹ thuật CDMA và có khả năng hỗ trợ các dịch vụ đa phương tiện tốc độ cao như video, truy cập Internet, hội thảo hình W-CDMA nằm trong dải tần 1920 MHz -1980 MHz, 2110 MHz - 2170 MHz

AC Amission Control Điều khiển cho phép

BSC Base Station Controller Bộ điều khiển trạm gốc

BTS Base Tranceiver Station Trạm thu phát gốc

ATM Asynchoronous Transfer Mode Truyền dẫn không đồng bộ

AUC Authentication Center Trung tâm nhận thực

CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo mã

W- CDMA Wide band CDMA Đa truy cập phân chia theo

mã băng rộng

CPICH Common Pilot Channel Kênh hoa tiêu chung

DCCH Dedicate Control Channel Kênh điều khiển riêng

DCH Dedicated Channel Các kênh truyền tải dành riêng DPC

Distributed Power Control Điều khiển công suấ phân tánVLR Visitor Location Register Bộ ghi định vị tạm trú

EIR Equipment Identity Register Thanh ghi nhận dạng thiết bị

FDD Frequency Division Duplex Song công phân chia theo tần sốGMSC Gateway Mobile Service

Switching Cente Tổng đài vô tuyến cổngGPRS General Packet Radio Services Dịch vụ vô tuyến gói chung

GSM Global System for Mobile Hệ thống thông tin di động toàn

cầuPDSCH Physical Downlink

Shared Channel Kênh chia sẽ đường xuống vật lýRACH Random Access Channel Kênh truy nhập ngẫu nhiên

SIR Signal to Interference Tỉ số tín hiệu trên nhiễu

SIM Subscriber Identity Module Modul nhận dạng thuê bao

UTRAN UMTS Terrestrial Radio Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất

Trang 5

Thông tin di động

W-CDMA là công nghệ thông tin di động thế hệ ba giúp tăng tốc độ truyền nhận dữ liệu cho hệ thống GSM bằng cách dùng kỹ thuật CDMA hoạt động ở băng tần rộng thay thế cho TDMA Trong các công nghệ thông tin di động thế hệ ba thì W-CDMA nhận được sự ủng hộ lớn nhất nhờ vào tính linh hoạt của lớp vật lý trong việc hỗ trợ các kiểu dịch vụ khác nhau đặc biệt là dịch vụ tốc độ bit thấp và trung bình

1.2 Đặc điểm

W-CDMA có các đặc điểm cơ bản sau:

+ Là hệ thống đa truy cập phân chia theo mã trải phổ trực tiếp, có tốc độbit lên cao (lên đến 2 Mbps)

+ Tốc độ chip 3,84 Mcps với độ rộng sóng mang 5 MHz, do đó hỗ trợ tốc

độ dữ liệu cao đem lại nhiều lợi ích như độ lợi đa phân tập

+ Hỗ trợ hai mô hình vô tuyến là ghép song công phân chia theo tần số FDD (Fequency Division Duplex) và ghép song công phân chia theo thời gian TDD (Time Division Duplex) Trong mô hình FDD sóng mang 5 MHz sử dụng cho đường lên và đường xuống, còn trong mô hình TDD sóng mang 5 MHz chia xẻ theo thời gian giữa đường lên và đường xuống

+ W-CDMA hỗ trợ hoạt động không đồng bộ của các trạm gốc, do đó dễ dàng phát triển các trạm gốc vừa và nhỏ

+ W-CDMA được thiết kế dễ dàng nâng cấp hơn các hệ thống CDMA như tách sóng đa người sử dụng, sử dụng anten thông minh để nâng cao dung lượng và vùng phủ

+ W-CDMA được thiết kế tương thích với GSM để mở rộng vùng phủ sóng

và dung lượng của mạng

+ Lớp vật lý mềm dẻo dễ tích hợp được tất cả thông tin trên một sóngmang

+ Hệ số tái sử dụng tần số bằng một

Trang 6

Thông tin di động

+ Hỗ trợ phân tập phát và các cấu trúc thu tiên tiến

+ Nhược điểm chính của W-CDMA là hệ thống không cho phép phát liên tục trong băng TDD cũng như không tạo điều kiện cho các kỹ thuật chống nhiễu các môi trường làm việc khác nhau

+ Hệ thống thông tin di động thế hệ ba W-CDMA có thể cung cấp các dịch vụ với tốc độ bit lên đến 2 Mbps Bao gồm nhiều kiểu truyền dẫn như truyền dẫn đối xứng và không đối xứng, thông tin điểm đến điểm và thông tin đa điểm Với khả năng đó, các hệ thống thông tin di động thế hệ ba có thể cung cấp dễ dàng các dịch

vụ mới như: điện thoại thấy hình, tải dữ liệu nhanh, ngoài ra nó còn cung cấp các dịch vụ đa phương tiện khác

1.3 Mô hình cấu trúc.

Hệ thống W-CDMA được xây dựng trên cơ sở mạng GPRS Về mặt chức năng có thể chia cấu trúc mạng W-CDMA ra làm hai phần: mạng lõi CN (Core Network) và UTRAN Trong đó mạng lõi sử dụng toàn bộ cấu trúc phần cứng của mạng GPRS còn mạng truy nhập vô tuyến là phần nâng cấp của W-CDMA Ngoài

ra để hoàn thiện hệ thống, trong W-CDMA còn có thiết bị người sử dụng UE thực hiện giao diện người sử dụng với hệ thống Từ quan điểm chuẩn hóa, cả UE và UTRAN đều bao gồm những giao thức mới được thiết kế dựa trên công nghệ vô tuyến W-CDMA, mạng lõi được định nghĩa hoàn toàn dựa trên GSM Điều này cho phép hệ thống W-CDMA phát triển mang tính toàn cầu trên cơ sở công nghệ GSM

Trang 7

Thông tin di động

UE

TE R

ME

Cu

USIMUu

UTRAN

CNIu-CS

Trang 9

Thông tin di động

CHƯƠNG 2

ĐIỀU KHIỂN CÔNG SUẤT TRONG W-CDMA

Trong hệ thống đa truy nhập phân chia theo mã băng rộng W-CDMA, mỗi thuê bao khi tham gia vào hệ thống sẽ được cấp một mã để hoạt động trên một kênh tần số Điều này sẽ làm dung lượng của hệ thống tăng lên đáng kể, nhưng bên cạnh

đó, khi có nhiều thuê bao hoạt động trên một kênh tần số sẽ gây ra nhiễu đồng kênh Ngoài ra, nhiễu còn có thể phát sinh do môi trường hay từ chính các thiết bị trong

hệ thống W-CDMA Nhằm duy trì chỉ số cấp độ phục vụ QoS của hệ thống ở mức tiêu chuẩn, thì hạn chế nhiễu bằng việc điều khiển công suất trên đường lên và đường xuống là việc làm cần thiết

Trong chương này chúng ta tìm hiểu các dạng điều khiển công suất cũng như

ý nghĩa của nó Sau đó ta sẽ đi sâu vào phân tích một số kỹ thuật điều khiển công suất trong hệ thống thông tin di động thế hệ ba W-CDMA

2.1 Ý nghĩa của việc điều khiển công suất

Trong hệ thống thông tin di động W-CDMA, các UE đều phát chung một tần số

ở cùng thời gian nên chúng gây nhiễu đồng kênh với nhau Chất lượng truyền dẫn của đường truyền vô tuyến đối với từng người sử dụng trong môi trường đa người

sử dụng phụ thuộc vào giá trị SIR Để đảm bảo tỷ số tín hiệu trên nhiễu SIR (Signal

to Interference) không đổi và đảm bảo ngưỡng yêu cầu ta cần điều khiển công suất

Ở hệ thống W-CDMA việc điều khiển công suất là bắt buộc và phải nhanh chóng nếu không dung lượng hệ thống sẽ bị giảm

Việc điều khiển công suất sẽ giúp cho công suất thu được ở trạm gốc là như nhau đối với tất cả các thuê bao, dung lượng của hệ thống có thể đạt tới mức cực đại

do SNR của tín hiệu thu được vẫn đảm bảo lớn hơn ngưỡng tối thiểu khi có nhiều thuê bao cùng hoạt động

Ngoài ra điều khiển công suất còn tham gia vào quá trình chuyển giao giúp cho thông tin liên lạc được giữ trong suốt quá trình khi thuê bao di chuyển từ trạm

Trang 10

Thông tin di động

gốc này qua trạm gốc khác Điều khiển công suất nhằm mục đích để chống lại hiệu ứng Fading Rayleigh trên tín hiệu truyền đi bởi việc bù cho Fading nhanh của kênh truyền Nó còn góp phần làm tăng tuổi thọ pin của máy di động vì giúp cho máy di động luôn hoạt động ở công suất thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng tín hiệu

Để minh hoạ việc điều khiển công suất cần thiết như thế nào trong hệ thống W-CDMA, chúng ta xem xét một tế bào đơn lẻ có hai thuê bao giả định Thuê bao

1 gần trạm gốc hơn thuê bao 2, nếu không có điều khiển công suất, cả hai thuê bao

sẽ phát một mức công suất cố định P, tuy nhiên do sự khác nhau về khoảng cách nên công suất thu từ thuê bao 1 là P1 sẽ lớn hơn thuê bao 2 là P2 Giả sử rằng vì độ lệch

về khoảng cách như vậy mà P1 lớn gấp 10 lần P2 thì thuê bao 2 sẽ chịu một sự bất lợi lớn

Nếu tỷ số SNR yêu cầu là (1/10) thì chúng ta có thể nhận ra sự chênh lệch giữa các SNR của hai thuê bao Hình 2.1 minh hoạ điều này, nếu chúng ta bỏ qua tạp âm nhiệt thì SNR của thuê bao 1 sẽ là 10 và SNR của thuê bao 2 sẽ là (1/10) Thuê bao 1 có một SNR cao hơn nhiều và như vậy nó sẽ có được

một chất lượng rất tốt, nhưng SNR của thuê bao 2 chỉ vừa đủ so với yêu cầu Sự không cân bằng này được xem là bài toán “gần-xa” kinh điển trong một hệ thống đa truy cập trải phổ

Trang 11

Thuê bao 2 cóS/N = 1/10

Thuê bao 1

có S/N

= 1

f

Hình 2.1 Công suất thu từ 2 thuê bao tại trạm gốc

Hệ thống nói trên được coi như đã đạt tới dung lượng của nó Lý do là nếu chúng ta thử đưa thêm một thuê bao thứ 3 phát cùng mức công suất p vào bất cứ chỗ nào trong tế bào thì SNR của thuê bao thứ 3 đó sẽ không thể đạt được giá trị yêu cầu Hơn nữa, nếu chúng ta cố đưa thêm thuê bao thứ 3 vào hệ thống thì thuê bao thứ 3 đó sẽ không những không đạt được SNR yêu cầu mà còn làm cho SNR của thuê bao 2 bị giảm xuống dưới mức SNR yêu cầu

Việc điều khiển công suất được đưa vào để giải quyết vấn đề “gần – xa” và để tăng tối đa dung lượng hệ thống Điều khiển công suất là điều khiển công suất phát từ mỗi thuê bao sao cho công suất thu của mỗi thuê bao ở trạm gốc là bằng nhau Trong một tế bào, nếu công suất phát của mỗi thuê bao được điều khiển để công suất thu của mỗi thuê bao ở trạm gốc là bằng nhau và bằng P thì nhiều thuê bao hơn có thể sử dụng trong hệ thống như ví dụ trên, nếu SNR yêu cầu vẫn là (1/10) thì tổng cộng có thể có 11 thuê bao được sử dụng trong tế bào Dung lượng được tăng tối đa khi sử dụng điều khiển công suất

Trang 12

2.2 Phân loại điều khiển công suất

Có nhiều phương pháp điều khiển công suất trong hệ thống thông tin tế bào Khi xét đến một hệ thống điều khiển công suất, cần xem xét những mặt sau:

Tiêu chuẩn chất lượng: tiêu chuẩn chất lượng được đánh giá thông qua tỉ số tín hiệu trên nhiễu SIR và hệ số lỗi bit (BER – Bit Error Ratio) Cường độ tín hiệu trên nhiễu SIR và hệ số lỗi bit BER bao gồm các thông tin tương đương về chất lượng

Những phép đo: thông thường những phép đo được đưa ra trong báo cáo bao gồm các chỉ số chất lượng QI (Quality Indicator) phản ánh chất lượng và chỉ số cường độ tín hiệu nhận được RRSI (Received Signal Strength Indicator) phản ánh cường độ tín hiệu thu được của máy thu Những giá trị này được lượng tử hoá thô

để sử dụng ít mẫu

Thời gian trễ: tín hiệu đo lường và điều khiển cần thời gian dẫn đến làm xuất hiện thời gian trễ trong mạng

Từ những tiêu chí đó ta có thể phân điều khiển công suất như sau:

2.2.1 Điều khiển công suất phân tán và tập trung

Điều khiển công suất tập trung là điều khiển tất cả các mức công suất trong mạng hay một phần của mạng theo yêu cầu tín hiệu điều khiển phạm vi rộng trong mạng và không thể ứng dụng trong thực tế Chúng có thể sử dụng để đưa ra giới hạn

về hiệu suất của thuật toán phân tán

Bộ điều khiển phân tán chỉ điều khiển công suất của một trạm phát đơn và thuật toán chỉ phụ thuộc vào các tham số nội bộ như SIR hay độ lợi kênh của người sử dụng Những thuật toán này thực hiện tốt trong trường hợp lý tưởng, nhưng trong các hệ thống thực tế có một số hiệu ứng không thích hợp như: tín hiệu đo và điều khiển làm mất thời gian dẫn đến thời gian trễ trong hệ thống, công suất phát hợp lý của máy phát bị hạn chế bởi giới hạn vật lý

Trang 13

2.2.2 Điều khiển công suất cho đường lên và đường xuống

Điều khiển công suất đường lên (từ UE đến RNC) trong hệ thống W- CDMA

là một yêu cầu quan trọng để chống lại hiệu ứng gần - xa Ở đường xuống, trong hệ thống thông tin di động thế hệ ba, do dữ liệu đường xuống có tốc độ khác nhau tùy thuộc vào từng loại hình dịch vụ nên yêu cầu điều khiển công suất cũng rất cần thiết

để đảm bảo chất lượng, tối đa dung lượng thuê bao có thể phục vụ Hơn nữa trong

hệ thống đa tế bào, nhiễu giao thoa từ các tế bào lân cận cũng là một yếu tố làm giảm chất lượng Như vậy, phải sử dụng điều khiển công suất trong trường hợp này

để làm giảm sự giao thoa giữa các tế bào

2.2.3 Điều khiển công suất theo phương pháp đo

Theo phương pháp đo, kỹ thuật điều khiển công suất được phân thành 3 loại dựa trên ba cơ sở là: trên cơ sở cường độ, trên cơ sở SIR, trên cơ sở BER

Trên cơ sở cường độ, cường độ một tín hiệu đến BS từ MS được đánh giá để xác định là nó cao hơn hay thấp hơn cường độ mong muốn Sau đó BS sẽ gởi lệnh

để điều khiển công suất cao hơn hay thấp hơn thích hợp

Trên cơ sở SIR, phương pháp đo là SIR khi mà tín hiệu bao gồm nhiễu kênh

và nhiễu giữa các người sử dụng Một vấn đề quan trọng gắn với điều khiển công suất dựa vào SIR là có khả năng gây hồi tiếp dương làm nguy hiểm đến sự vững vàng của hệ thống Hồi tiếp dương xuất hiện trong trừơng hợp khi một MS dưới sự chỉ dẫn của BS đã tăng công suất của nó và điều đó lặp lại với các MS khác Trong trường hợp có N-MS trong hệ thống, điều này làm tê liệt cả N-MS

Trang 14

Trong điều khiển công suất dựa vào BER, BER được định nghĩa là một số lượng trung bình của các bit lỗi so với chuỗi bit chuẩn Nếu công suất tín hiệu và nhiễu là hằng số thì BER là hàm của SIR, và trong trường hợp này thì QoS là tương đương Tuy nhiên, trong thực tế SIR là hàm thời gian và như vậy SIR trung bình sẽ không tương ứng với BER trung bình Trong trường hợp này, BER là cơ sở đo đạt chất lượng tốt hơn.

2.2.4 Điều khiển công suất vòng kín, điều khiển công suất vòng mở

Trong W-CDMA tồn tại hai phương pháp điều khiển công suất sau:

Điều khiển công suất vòng mở,

Điều khiển công suất nhanh vòng kín gồm điều khiển công suất vòng trong

và điều khiển công suất vòng ngoài

Điều khiển công suất vòng mở thực hiện đánh giá gần đúng công suất đường xuống của tín hiệu kênh hoa tiêu dựa trên tổn hao truyền sóng của tín hiệu này Nhược điểm của phương pháp này là do điều kiện truyền sóng của đường xuống khác với đường lên nhất là do fading nhanh nên sự đánh giá sẽ thiếu chính xác Ở hệ thống CDMA trước đây, người ta sử dụng phương pháp này kết hợp với điều khiển công suất vòng kín, còn ở hệ thống W-CDMA phương pháp điều khiển công suất này chỉ được sử dụng để thiết lập công suất gần đúng khi truy cập mạng lần đầu

Phương pháp điều khiển công suất nhanh vòng kín như hình 2.2 Ở phương pháp này BS (hoặc MS) thường xuyên ước tính tỷ số tín hiệu trên can nhiễu thu được SIR và so sánh nó với tỷ số SIR đích Nếu SIR ước tính cao hơn SIR đích thì

BS (hoặc MS) thiết lập bit điều khiển công suất để lệnh cho BS (hoặc MS) hạ thấp công suất, trái lại nó ra lệnh BS (hoặc MS) tăng công suất Chu kỳ đo lệnh phản ứng này được thực hiện 1500 lần trong một giây ở cdma2000 Tốc độ này sẽ cao hơn mọi sự thay đổi tổn hao đường truyền và thậm chí có thể nhanh hơn fading nhanh khi MS chuyển động tốc độ thấp

Trang 15

Ghép bit điều

khiển công

suất vào luồng

phát

Hình 2.2 Nguyên lý điều khiển công suất vòng kín

Kỹ thuật điều khiển công suất vòng kín như trên được gọi là điều khiển công

suất vòng trong, nó cũng được sử dụng cho đường xuống, mặc dù ở đây không có

hiện tượng gần xa vì tất cả các tín hiệu đến các MS trong cùng một tế bào đều bắt

đầu từ một BS Tuy nhiên lý do điều khiển công suất ở đây như sau: khi MS tiến

lượ

ng SIR đích

Tạo bit điều khiển công suất

Trang 16

đến gần biên giới của tế bào, nó bắt đầu chịu ảnh hưởng ngày càng tăng của nhiễu

từ các tế bào khác, điều khiển công suất trong trường hợp này để tạo một lượng dự trữ công suất cho các MS trong trường hợp nói trên Ngoài ra điều khiển công suất đường xuống cho phép bảo vệ các tín hiệu yếu do fading Rayleigh gây ra, nhất là khi các mã sửa lỗi làm việc không hiệu quả

Trang 17

Điều khiển công suất vòng ngoài thực hiện đánh giá dài hạn chất lượng đường truyền trên cơ sở hệ số tỷ lệ lỗi khung FER (Frame Error Ratio) hoặc BER để quyết định SIR đích cho điều khiển công suất vòng trong.

Tuy nhiên ta thấy rằng việc loại bỏ phading phải trả giá bằng tăng công suất phát Vì thế khi MS bị phading sâu, công suất phát sử dụng lớn và nhiễu gây ra cho các tế bào khác cũng tăng

Điều khiển công suất vòng ngoài thực hiện điều chỉnh giá trị SIR đích ở BS (hoặc MS) cho phù hợp với từng yêu cầu của từng đường truyền vô tuyến để đạt được chất lượng các đường truyền vô tuyến như nhau Chất lượng của các đường truyền vô tuyến thường được đánh giá bằng tỷ số bit lỗi BER hay tỷ số khung lỗi FER Lý do cần đặt lại SIR đích như sau: SIR yêu cầu (tỷ lệ với Eb/No) chẳng hạn

là FER=1% phụ thuộc vào tốc độ của MS và đặc điểm truyền nhiều đường Nếu ta đặt SIR đích cho trường hợp xấu nhất (tốc độ di chuyển của thuê bao là cao nhất) thì

sẽ lãng phí dung lượng cho các kết nối ở tốc độ thấp Như vậy, tốt nhất là để SIR đích thả nổi xung quanh giá trị tối thiểu đáp ứng được yêu cầu chất lượng

2.3 Điều khiển công suất trong W-CDMA

Trong W-CDMA điều khiển công suất được thực hiện cho cả đường lên và đường xuống Về cơ bản điều khiển công suất đường xuống nhằm đạt được mức SIR yêu cầu Tuy nhiên điều khiển công suất đường xuống không thực sự cần thiết như điều khiển công suất đường lên

Mục đích chính của điều khiển công suất đường lên nhằm khắc phục hiệu ứng xa gần bằng cách duy trỳ mức công suất truyền dẫn của các máy di động trong cùng tế bào là như nhau tại máy thu của trạm gốc để đạt được cùng một tỷ số SIR yêu cầu Do vậy điều khiển công suất đường lên là điều chỉnh công suất của máy di động Cơ chế điều khiển công suất trong W- CDMA là cơ chế điều khiển phân bố Việc điều khiển công suất được phân bố bên trong mạng truy nhập vô tuyến

Hệ thống W-CDMA sử dụng hai phương pháp điều khiển công suất khác nhau là: điều khiển công suất vòng mở OLPC (Open Loop Power Control) và điều khiển công suất vòng kín CLPC (Close Loop Power Control) Trong điều khiển

Ngày đăng: 22/05/2017, 13:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w