Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh A - CHUYỂN HOÁVẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ỞĐỘNGVẬT Bài 16. TIÊU HOÁỞĐỘNGVẬT (tiếp theo) -------- o0o -------- I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: - Mô tả được cấu tạo của ống tiêu hoáở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. - So sánh được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoáở thú ăn thịt và thú ăn thực vật, từ đó rút ra được các đặc điểm thích nghi. Nội dung trọng tâm: cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá của thú thích nghi với thức ăn có nguồn gốc thực vật và động vật. II. Chuẩn bị - Phương pháp: o Phương pháp chính: giảng giải và thảo luận. o Phương pháp xen kẽ: hỏi - đáp. - Phương tiện dạy học: o Hình 16.1/trang 67, hình 16.2/trang 68, bảng 16/trang 69 - SGK. o Phiếu học tập. III. Nội dung và tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: <6 phút> Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh Hỏi: Nêu quá trình tiêu hoá thức ăn ởđộngvật chưa có cơ quan tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá và trong ống tiêu hoá. 2. Vào bài mới: a. Mở bài: <1 phút> Ởđộngvật ăn chuyên các loại thức ăn có nguồn gốc độngvật hoặc thực vật, ống tiêu hoá có những đặc điểm thích nghi với các loại thức ăn đó. Nội dung bài 16 này chỉ đề cập đến đặc điểm tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. Độngvật ăn thịt và độngvật ăn thực vật đều có cơ quan tiêu hoá là ống tiêu hoá. Vậy cấu tạo của ống tiêu hoáở hai nhóm độngvật này có điểm nào giống và khác nhau? b. Tiến trình dạy học: <35 phút> Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh quan sát hình 16.1, đọc thông tin ở mục I. ? Cấu tạo của miệng, dạ dày và ruột phù hợp với chức năng tiêu hoá nh thế nào? Học sinh trả lời bằng cách điền các thông tin thích hợp vào phiếu học tập số 1 như sau: Phiếu số học tập số 1 CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG ỐNG TIÊU HOÁỞ THÚ ĂN THỊT Bộ phận Cấu tạo Chức năng Răng Dạ dày Ruột non Manh tràng Học sinh làm trong 5 phút Sau đó Giáo viên gọi một học sinh trình bày, các I. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HOÁ VÀ HẤP THỤ THỨC ĂN TRONG ỐNG TIÊU HOÁ CỦA THÚ ĂN THỊT 1. Miệng -Độngvật ăn thịt có răng nanh, răng hàm và răng cạnh hàm phát triển để giữ mồi, cắt nhỏ thịt. 2. Dạ dày và ruột - Dạ dày to chứa nhiều thức ăn và tiêu hoá cơ học và hoá học. - Ruột ngắn do thức ăn dễ tiêu hoá và hấp thụ. Tuần: 08 Tiết: 16 --- Trang 1 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh học sinh khác bổ sung. Giáo viên bổ sung và hoàn chỉnh phiếu số 1. * Hoạt động 2: Giáo viên cho học sinh quan sát hình 16.2, đọc thông tin ở mục II. ? Cấu tạo của miệng, dạ dày và ruột phù hợp với chức năng tiêu hoá thức ăn thực vật như thế nào? Học sinh trả lời bằng cách điền các thông tin thích hợp vào phiếu học tập số 2 như sau: Phiếu học tập số 2 CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG ỐNG TIÊU HOÁỞ THÚ ĂN THỰC VẬT Bộ phận Cấu tạo Chức năng Răng Dạ dày Ruột non Manh tràng Học sinh làm trong 5 phút. Sau đó Giáo viên gọi một học sinh trình bày, các em khác bổ sung hoàn chỉnh. ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo của ống tiêu hoá với các loại thức ăn? HS: Thức ăn khác nhau, cấu tạo ống tiêu hoá cũng khác nhau. II. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HOÁ VÀ HẤP THỤ THỨC ĂN TRONG ỐNG TIÊU HOÁ CỦA THÚ ĂN THỰC VẬT-Độngvật ăn thực vật có răng cạnh hàm, răng hàm phát triển để nghiền nát thức ăn thực vật cứng. - Dạ dày một ngăn hoặc bốn ngăn có hệ vi sinh vật phát triển. - Ruột dài do thức ăn cứng khó tiêu hoá. - Thức ăn qua ruột non trải qua quá trình tiêu hoá thành các chất đơn giản và hấp thụ. - Manh tràng phát triển có vi sinh vật phát triển. -Độngvật ăn các loại thức ăn khác nhau nên ống tiêu hoá cũng biến đổi để thích nghi với thức ăn. Nội dung bài học chính là kết quả của 2 phiếu học tập trên, cụ thể như sau: Bộ phận Thú ăn thịt Thú ăn thực vật Răng - Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương. - Răng nanh nhọn và dài cắm vào con mồi và giữ mồi cho chặt. - Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắt thịt thành các mảnh nhỏ để dễ nuốt. - Răng hàm có kích thước nhỏ, ít được sử dụng. - Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ, các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ (trâu) - Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ khi nhai. Dạ dày - Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn. - Thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học giống như trong dạ dày người (dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn và làm thức ăn trộn đều với dịch vị. Enzim pepsin thuỷ phân prôtêin thành các peptit). - Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn (1 túi). - Dạ dày trâu, bò có 4 túi. Ba túi đầu tiên là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách. Túi thứ tư là dạ múi khế. Dạ cỏ là nơi lưu trữ, làm mềm thức ăn khô và lên men. Trong dạ cỏ có rất nhiều VSV tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác. Dạ tổ ong góp phần đưa thưc ăn lên miệng để nhai lại. Dạ lá sách giúp hấp thụ lại nước. Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl tiêu hoá prôtêin có trong cỏ và VSV từ dạ cỏ xuống. Bản thân VSV cũng là nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho thú ăn Thực vật. Ruột non - Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non của thú ăn thực vật. - Các chất dinh dưỡng được tiêu hoáhoá học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người. - Ruột non dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt. - Các chất dinh dưỡng được tiêu hoáhoá học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người. Tuần: 08 Tiết: 16 --- Trang 2 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh Manh tràng - Ruột tịt (manh tràng-ruột thừa) không phát triển và không có chức năng tiêu hoá thức ăn. - Manh tràng rất phát triển và có nhiều VSV cộng sinh tiếp tục tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong TB thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua thành manh tràng. Dựa vào kết quả trên, GV đặt câu hỏi để mở rộng kiến thức cho HS (nếu cần): ? Tại sao ruột non của thú ăn thực vật lại dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt? HS: Do thức ăn khó tiêu hoá và nghèo chất DD nên ruột non dài giúp có đủ thời gian để tiêu hoá và hấp thụ. ? Tại sao ruột tịt ở thú ăn thịt không phát triển trong khi ruột tịt ở thú ăn thực vật rất phát triển? HS: Ruột tịt là nơi VSV cộng sinh giúp tiêu hoá thức ăn thực vật có vách xenlulôzơ. ? VSV có vai trò gì đối với độngvật nhai lại? HS: - VSV giúp tiêu hoá thức ăn có vách xenlulôzơ nhờ enzim xenlulaza, mặt khác nó là nguồn cung cấp chất DD giàu prôtêin cho thú ăn thực vật. 3. Củng cố và dặn dò: <3 phút> - Đặt hệ thống câu hỏi để củng cố kiến thức vừa học hoặc mở rộng thêm thông tin như trên. - Dặn dò HS về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK và ghi nhớ nội dung tóm tắt phần in nghiêng trong khung ở cuối bài. 4. Rút kinh nghiệm Tuần …… ngày … tháng … năm …… Ngày soạn: 12/10/2008 Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn PHẠM THỊ THU HÀ NGÔ DUY THANH Tuần: 08 Tiết: 16 --- Trang 3 --- . ĐỘNG VẬT (tiếp theo) -- -- - -- - o0 o -- -- - -- - I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: - Mô tả được cấu t o của ống tiêu hoá ở thú ăn thịt. ruột - Dạ dày to chứa nhiều thức ăn và tiêu hoá cơ học và hoá học. - Ruột ngắn do thức ăn dễ tiêu hoá và hấp thụ. Tuần: 08 Tiết: 16 -- - Trang 1 -- - Giáo