1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lưu biệt khi xuất dương - PBC

10 4,6K 41
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 102 KB

Nội dung

Kiến thức: Giúp học sinh: - Thấy được đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ: hoài bão lớn, tinh thần hành động, thái độ dứt khoát khi theo đuổi lý tưởng của đờ

Trang 1

TUẦN 19 ( TIẾT 73, 74, 75, 76)

Tên bài dạy :

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG

(Xuất dương lưu biệt – PHAN BỘI CHÂU)

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1> Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Thấy được đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ: hoài bão lớn, tinh thần hành động, thái độ dứt khoát khi theo đuổi lý tưởng của đời mình; bao

trùm lên tất cả là lòng yêu nước cháy bỏng và ý chí cứu nước quyết liệt của tác giả.

- Cảm nhận được giọng điệu hào hùng, cách dùng từ mạnh bạo, mạch liên tưởng phóng khoáng thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của PBC

* Trọng tâm bài học:

- Vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng và khát vọng nung nấu của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu đi tìm đường cứu nước

- Giọng thơ sôi sục, đầy sức lôi cuốn mạnh mẽ

2> Phương pháp:

- Đọc diễn cảm, phân tích, đối chiếu, so sánh

- Hệ thống câu hỏi: vấn đáp, thảo luận

II> Chuẩn bị của GV -HS:

a Giáo viên: Nắm vững nội dung kiến thức cơ bản, cần thiết cho bài giảng

- Bố trí từng phần kiến thức phù hợp với học sinh

- Thiết kế giáo án : có hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh

b Học sinh:

- Đọc kỹ tác phẩm

- Soạn bài theo 5 câu hỏi hướng dẫn trong SGK

III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Bước 1: Ổn định

Bước 2: Kiểm tra bài cũ: (5 phút) :

Bước 3: Lời dẫn vào bài mới

Nhà thơ Tố Hữu viết trong “Theo chân Bác”

Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng Bạn cùng ai đất khách dãi dầu

Đó là những lời thơ đánh giá về con người và thơ văn của nhà cách mạng, một văn

sĩ Việt Nam kiệt xuất nhất 25 năm đầu TK XX Trước khi lên đường sang Nhật tổ chức và chỉ đạo phong trào Đông Du (1905 -1908) Phan bội châu cảm hứng viết bài thơ “ Lưu biệt khi xuất dương”

Trang 2

Thời

gian Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

10

phút

5

phút

- HS đọc tiểu dẫn SGK tr 3

- GV hỏi: Nội dung chính của phần

tiểu dẫn gồm có mấy ý? Tóm tắt

từng ý

- HS lần lượt trả lời

Việt Nam vong quốc sử (1905); hải

ngoại huyết thư (1906); Trùng Quang

tâm sử (1912 – 1925)…

GV hướng dẫn cách đọc Trọng tâm

là bản dịch thơ Chú ý thể hiện giọng

dứt khoát mạnh mẽ nhưng vẫn giữ

đúng vần, nhịp của thể thơ thất ngôn

bát cú Đường luật

? Bài thơ nên phân tích như thế nào

Dựa trên cơ sở nào

- HS trả lời cá nhân

- GV hệ thống hóa, nhấn mạnh vai

trò, vị trí từng phần (đề, thực, luận,

kết)

- HS đọc diễn cảm 2 câu đầu

Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời

- GV hướng dẫn cau hỏi thảo luận:

1 Tư duy mới mẻ và khát vọng jành

động của nhà cách mạng ra đi tìm

đường cứu nước được bộc lộ ở 2 câu

đầu ntn?

2 Cách nói về chí làm trai của PBC

gợi liên hệ đến lời thơ nào, của ai

Đọc những câu thơ ấy?

3 Q.niệm của cụ Phan có gì mới mẻ

hơn so với các nhà thơ khác?

4.Giải thích các từ : phải lạ, càn

I TÌM HIỂU CHUNG:

1> Tác giả

- Tiểu sử : Năm sinh … mất…

Tên thật…

Quê… Bút danh

- Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng: 1900 đỗ giải Nguyên; 1904 lập Hội Duy tân; 1905 xuất dương sang Nhật; 1925 bị Pháp bắt, kết án khổ sai chung thân, giam lỏng ở Huế; 1940 qua đời

- Sự nghiệp văn học phong phú đồ sộ, chủ yếu viết bằng chữ Hán, theo các thể loại truyền thống của văn học trung đại

- PBC là người tư duy nhạy bén, không ngừng đổi mới, là cây bút xuất sắc nhất của thơ văn cách mạng Việt Nam

25 năm đầu thế kỷ XX

- Quan niệm văn chương là vũ khí tuyên truyền yêu nước và cách mạng

2> Tác phẩm

- HCST: Cuối thế kỉ XIX tình hình đất nước vô cùng đen tối 1905 PBC chia tay bạn bè và đồng chí xuất dương sang Nhật để tổ chức và chỉ đạo phong trào Đông Du ông cảm hứng viết bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”

- Đọc diễn cảm

- Bố cục: chia theo kết cấu chung của bài thơ thất ngôn (4 Phần)

II ĐỌC- HIỂU CHI TIẾT:

1> Hai câu đề: Quan niệm kế thừa và mới mẻ về chí làm

trai :

- Chí làm trai là đề tài không mới: Phạm ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ đã đề cập trong thơ

Chí làm trai nam bắc tây đông Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể…

(N.C.Trứ)

- Ở PBC chí làm trai có kế thừa nhưng đã xuất hiện những suy nghĩ mới mẻ, táo bạo

- Hai câu thơ khẳng định lẽ sống cao đẹp: Phải lạ nghĩa

là sống cho phi thường, hiển hách, xoay chuyển cả trời

đất, vũ trụ “Há để càn khôn tự chuyển dời”.

- Đó là khát vọng mãnh liệt của chàng trai đầy nhiệt

Trang 3

5

phút

5

phút

5

phút

khôn, chuyển dời

- Các nhóm thảo luận (4 phút)

+ Nhóm A (dãy bàn): câu 1,2

+ Nhóm B : câu 3,4

- b.cáo theo lần lượt câu hỏi

- HS đọc 2 câu tiếp theo

- GV nêu vấn đề

? Em hiểu :khoảng trăn năm là gì

? Cái tôi xuất hiện ntn trong bài, câu

thơ

? Đây có phải cái tôi mang tính cá

nhân hay không? Vì sao?

? Sự chuyển đổi giọng điệu từ khẳng

định sang nghi vấn có ý nghĩa gì

- HS trả lời cá nhân

Hai câu luận

Non sông đã chết sống thêm nhục

Hiền thánh còn đâu học cũng hoài

-GV nêu vấn đề thảo luận ( 4 phút)

? Tác giả đặt ra những vấn đề gì mới

? Tại sao nói quan niệm và tư duy

của PBC hết sứ c mới mẻ, táo bạo

- Giảng: trong Bài ca chúc tết thanh

niên PBC viết:

Thẹn cùng sông buồn cùng núi, tủi

cùng trăng

Hai mươi năm lẻ từng bao chua với

xót

Từ đó hiểu thêm về lẽ vinh – nhục

trong con người nhà thơ

Hai câu cuối:

? Hãy so sánh, câu cuối cùng của bản

dịch nghĩa và dịch thơ để rút ra nhận

xét

? Hình ảnh và tư thế của nhân vật trữ

tình trước lúc chia tay ra đi tìm dường

cứu nước gợi cho em cảm xúc gì

Câu thơ dịch mói chỉ đẹp một cách

êm ả chứ chưa tạo dáng và khí thế

hùng mạnh bay bổng như câu thơ

nguyên tác

huyết

- Lí tưởng sống ấy tạo cho con người một tư thế mới,

khoẻ khoắn, ngang tàng, thách thức cả với càn khôn, nhật

nguyệt

2> Hai câu thực: Tự nhận trách nhiệm trước cuộc đời

và tương lai

- Cụm từ: + Khoảng trăm năm là thời gian một đời người,

một thế hệ

+ Cần có tớ  cái tôi xuất hiện (cái tôi công dân) đầy

tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời Lời thơ khẳng định dứt khoát, chắc nịch dựa trên một niềm tự tin sắc đá vào tài trí của bản thân

- Câu 3: Tác giả chuyển giọng nghi vấn: cánh vô thùy – há không ai? Càng làm cho ý thơ tăng cấp, thêm giục giã

thôi thúc hơn

3> Hai câu luận: thái độ quyết liệt, mới mẻ đối với nền

tư tưởng, học vấn truyền thống hiện hành.

- Từ khái quát: càn khôn (không gian), Khoảng trăm năm

(thời gian), tác giả đặt chủ đề chí làm trai vào hoàn cảnh thực tế của nước nhà Lẽ nhục – vinh được đặt ra gắn với sự tồn vong của đất nước, của dân tộc

Non sông đã chết sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu học cũng hoài

- Phá bỏ, phản đối cái học cũ, cách học từ Nho giáo cũ  mới mẻ, táo bạo và dũng cảm Xuất phát từ lòng yêu nước cháy bỏng PBC quyết đổi mới tư duy để tìm con đường đưa đất nước thoát khỏi vòng nô lệ tối tăm

4> Hai câu kết: Lời từ biệt đầy hào khí trước lúc lên

đường

Muốn vượt biển Đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi

- Các hình ảnh khoa trương lớn lao, kì vĩ: Trường phong, Đông hải, thiên trùng Bạch lãng … tất cả như hoà nhập

với con người trong tư thế cùng bay lên Hình ảnh thật lãng mạn, hào hùng Con người bay bổng ngang tầm vũ trụ bao la

- Hai câu thơ tạo thành tứ thơ đẹp Con người đuổi theo ngọn gió dài trên đại dương bao la cùng muôn nghìn sóng

Trang 4

7

phút

? Qua tìm hiểu chi tiết, em rút ra

những vấn đề cần ghi nhớ trong bài

thơ là gì:

+ Về nội dung

+ Về nghệ thuật

- Hs đôc to yêu cầu của bài tập nâng

cao

- Gv hướng dẫn cách làm

bạc bay lên Bức tranh hoành tráng mà hài hoà Con người là trung tâm, chắp cánh khát vọng hùng vĩ Hình ảnh mang chất sử thi thắp sáng niềm tin, hy vọng cho thời đại mới, thế kỉ mới

III> TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP.

1 Tổng kết:

- Bài thơ thể hiện một khát vọng sống hào hùng mãnh liệt; tư thế con người kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ; lòng

yêu nước cháy bỏng và ý thức về lẽ vinh – nhục gắn với

sự tồn cong của đất nước; tư tưởng đổi mới táo bạo; khí phách ngang tàng, dám đương đầu với mọi thử thách

- Giọng điệu thơ sục sôi tâm huyết mà sâu lắng

2 Bài tập nâng cao.

- Chí làm trai của nhân vật trữ tình được khẳng định trên

cơ sở:

+ Phù hợp với khát vọng khẳng định cái tôi cá nhân giữa cuộc đời

+ Điều kiện cần có để tuyên truyền việc tìm con đường mới cho lịch sử dân tộc

- Quan niệm về chí làm trai của PBC đã vượt lên một bước đáng kể so với quan niệm chí làm trai truyền thống

CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ ( 3 phút)

1 Củng cố : Nét nổi bật của nhân vật trữ tình thể hiện ở những yếu tố nào trong bài thơ?

- Hoài bão lớn, tinh thần hành động, thái độ dứt khoát khi theo đuổi lí tưởng của đời mình; bao trùm lên tất cả là lòng yêu nước cháy bỏng và ý chí cứu nước quyết liệt của tác giả

2 Dặn dò: Học thuộc lòng bản dịch thơ

+ Viết một đoạn văn bình giảng hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối của bài thơ + Đọc và soạn bài “Hầøu Trời “của Tản Đà theo các câu hỏi hướng dẫn SGK

Trang 5

G/án: Đọc - Hiểu Ngày dạy:

Tên bài dạy :

Tản Đà

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1> Kiến thức: Giúp H/s

- Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thể hiện qua cách nhà thơ hư cấu câu

chuyện “Hầu Trời”

- Thấy được những nét cách tân trong nghệ thuật thơ Tản Đà và mối quan hệ giữa chúng với quan niệm mới về nghề viết văn của ông

- Trọng tâm bài: Tìm hiểu kĩ đoạn thơ Tản Đà đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe, làm nổi

bật cái tôi cá nhân mà tác giả muốn thể hiện: cái ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị

đích thực của mình và khát khao khẳng định mình trước cuộc đời

2> Phương pháp: - Đọc diễn cảm, phân tích, đối chiếu, so sánh Hệ thống câu hỏi: vấn đáp,

thảo luận

3> Chuẩn bị:

a Giáo viên: Nắm vững nội dung kiến thức cơ bản, cần thiết cho bài giảng

- Chỉ tập trung phân tích đoạn in chữ to (từ câu 25 đến câu 98)

- Bố trí từng phần kiến thức phù hợp với học sinh

+ Tiết 1: Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản

+ Tiết 2: Đọc - Hiểu chi tiết và luyện tập bài nâng cao

- Thiết kế giáo án : có hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh

- Giới thiệu thêm cuốn: tuyển tập Tản Đà

b Học sinh: - Đọc kỹ tác phẩm

- Soạn bài theo 5 câu hỏi hướng dẫn trong SGK

III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Bước 1: Ổn định ( 1phút)

Bước 2: Kiểm tra bài cũ: (5 phút) : Đọc thuộc lòng bài: Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội

Châu và cho biết cảm nhận của Anh (chị) ntn về quan niệm chí làm trai của tác giả qua bài thơ?

Bước 3: Bài mới

Thời

Tiết

74

10

phút

Gv hỏi:

? họ tên thật

? Giải thích bút danh

? Vì sao nói Tản Đà là người của

hai thế kỉ

- Hs theo dõi phần tiểu dẫn SGK

trả lời

I TÌM HIỂU CHUNG:

1> Tác giả

- Tiểu sử : Năm sinh 1889 mất1939 Tên thật…

Quê… Bút danh

- Con người:

+ Thi Hương 2 lần không đậu + Sống bằng nghề viết văn, xuất bản + Ôm mộng cải cách xã hội theo con đường hợp pháp dùng báo chí làm phương tiện

+ Là người đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực văn hoá

- Tản Đà là cây bút tiêu biểu cho văn học Việt Nam giai

đoạn giao thời: Dấu gạch nối giữa hai thời đại truyền thống và hiện đại Hoài Thanh nhận xét Tản Đà “dạo bản

Trang 6

10

phút

18

phút

Tiết7

5

- Gv cho h/s xem chân dung nhà

thơ và giới thiệu các con trai của

ông là nhà nghiên cứu văn học

Nguyễn Khắc Xương, nhà văn

Nguyễn Khắc Phục

Gv – Hs đọc toàn bài, chú ý ngắt

nhịp , giọng đọc phải phấn chấn,

mơ màng, vui và dí dỏm

Nhận xét: câu chuyện bịa hoàn

toàn mà như thật, lại rất viu, rất

lạ, hóm hỉnh Đó là nét mới trong

nghệ thuật cấu tứ bài thơ dài của

tác giả

- Vấn đáp:

? Nêu đại ý của đoạn 2 và cho

biết nhân cơ hội gặp Trời, nhân

vật trữ tình đã bộc lộ những vấn

đề gì

- Hs tìm chi tiết tiêu biểu để phân

tích

? Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp

nghệ thuật gì trong đoạn thơ Tác

dụng của biện pháp đó

Chuyển tiết 2

? Qua cảnh Trời hỏi và Tản Đà

xưng danh quê quán, tác giả

muốn nói điều gì về bản thân

đàn mở đầu cho môt cuộc hoà nhạc tân kì sắp sửa”

- Tác phẩm tiêu biểu: Khối tình 1,2,3; Giấc mộng lớn , Giấc mộng con 1,2, chú giải Truyện Kiều…

2> Đọc – hiểu khái quát văn bản

- Xuất xứ : “Hầu Trời” được in trong tập “Còn chơi” 1921 gồm 114 câu thơ

- Đọc diễn cảm

- Bố cục (theo diễn biến câu chuyện “hầu Trời”) + Nêu lý do được “gọi lên” hầu Trời

+ Cuộc đọc thơ đầy đắc ý, hào hứng:

Khoe tài văn Xưng danh Kể cảnh khốn khó của kẻ đeo đuổi nghề văn và thực hành “Thiên lương” ở hạ giới

+ Cuộc chia tay đầy xúc động với Trời và chư tiên

II ĐỌC- HIỂU CHI TIẾT: từ câu 25 đến câu 98

Nhà thơ được mời đọc thơ và trò chuyện với Trời cùng chư tiên

Vào trông thấy trời sụp xuống lạy ……….

Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết!

1> Nhân vật trữ tình đọc thơ

a Khoe cái tài văn của mình.

- Văn: dài, giàu, lắm lối…

+ Nhời văn chuốt đẹp như sao băng

+ Khí văn: hùng mạnh – mây chuyển Êm - gió thoảng Tinh - sương Đầm - mưa sa Lạnh - tuyết

- Sự nghiệp văn chương khá đồ sộ: liệt kê hàng loạt các tác phẩm

“Đọc hết văn vần sang văn xuôi Hết văn thuyết lí lại văn chơi"

⇒ Nhà thơ đã dùng biện pháp so sánh giàu hình ảnh,phép liệt kê và khéo léo mựơm lời phê văn của Trời nhằm khẳng định tài năng văn chương của mình

b Nhân vật trữ tình tự xưng danh (câu thơ 65 -68)

- Tên : Khắc Hiếu

- Họ : Nguyễn

- Quê : Á Châu > sông Đà núi Tản, nước Nam Việt

⇒ Cách xưng danh khá đặc biệt: kính trọng, thật thà, thành khẩn và đầy niềm tự hào về một đất nước có quyền tự chủ một quê hương có núi sông đẹp thơ mộng

c Kể về tình cảnh khốn khó của kẻ đeo đuổi nghề văn ở

hạ giới.

- Văn chương là một nghề kiếm sống nhưng không dễ

Trang 7

10

phút

5 phút

10

phút

15

phút

? Thái độ và tình cảm của người

nghe thơ của Tản Đà ntn

? Hãy khái quát lại về con người

và thính cách của nhà thơ qua câu

chuyện Hầu Trời của Tản Đà

-Hs đánh giá khái quát nét nổi bật

của nhân vật trữ tình

- Hs đọc yêu cầu bài tập nâng cao

trong SGK

- Thảo luận nhóm (3 phút)

dàng: ”Văn chương hạ giới rẻ như bèo”

- Tình cảnh sống khốn khó: lãi ít, tiêu nhiều, tuổi cao sức yếu cho nên cái mộng thực hiện “thiên lương” khó được

2 Thái độ cảm xúc, tình cảm của người nghe.

- Vừa khâm phục vừa thích thú, như hoà cùng dòng cảm

xúc của tác giả: Trời cũng lấy làm hay, Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi, Hằng Nga Chức Nữ chau đôi mày, cùng vỗ tay

- Trời khen văn thơ phong phú, giàu có, lại lắm lối đa dạng

3 Con ngừời và tính cách của nhà thơ qua câu chuyện

“Hầu Trời”

- Tự ý thức về cái tôi nghệ sĩ, tự hào về quê hương bản quán, đất nước mình

- Hành động lên Trời đọc thơ, trò chuyện với Trời và các

chư tiên thể hiện rõ cái ngông của nhà thơ

- Khát khao khẳng định tài năng của mình trước cuộc đời bắng cách riêng Bán văn ở hạ giới rẻ như bèo thì gánh lên bán cho Trời cho chư tiên Coi họ như những người tri âm, tri kỉ

- Xác định thiên chức nghệ sĩ là đánh thức, khơi dậy cái thiên lương hướng thiện vốn có của con người

III> TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP

1 Tổng kết.

Bài thơ thể hiện cái tôi cái nhân: Phóng túng, tự ý thức về tài năng và giá trị đích thực của mình, khát khao được khẳng định mình giữa cuộc đời

2 Bài tập nâng cao:

Cái ngông của Tản Đà có những biểu hiện:

- Tự cho mình văn hay đến mức Trời phải tán thưởng khen ngợi

- Trời và chư tiên được coi là những tri âm hiếm hoi của nhà thơ

- Tự nhận là người được Trời sai xuống trần thực hành thiên lương cao cả cho mọi người

Tóm lại cái ngông của Tản Đà nằm trong cái ngông chung của những nhà nho tài tử, đầy bản lĩnh nhưng ở Tản Đà chỉ muốn khẳng định cái tôi cá nhân phóng túng, tự do của một nghệ sĩ trước thời đại mới

Bước 4 : CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ

- Củng cố: Nhấn mạnh tư tưởng thoát li, ý thức về cái tôi, cái ngông và những dấu hiệu đổi

mới theo hướng hiện đại của nhà thơ

- Dặn dò: + Đọc thuộc lòng Từ câu 25 đế câu 98 Chọn và phân tích chi tiết mình tâm đắc

nhất trong bài

+ Chuẩn bị bài làm văn: thao tác lập luận bác bỏ

Tên bài dạy :

Trang 8

THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1> Kiến thức: Giúp H/s

+ Nắm được yêu cầu và cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận

+ Biết bác bỏ một ý kiến sai, thiếu chính xác về xã hội hoặc văn học

2> Phương pháp: Diễn giảng, phát vấn kết hợp thảo luận

3> Chuẩn bị:

a Giáo viên: Nắm vững nội dung kiến thức cơ bản, cần thiết cho bài giảng

- Dựa vào kiến thức trong SGK để triển khai bài học

- Tập trung cho HS nhận biết các yêu cầu bác bỏ và cách bác bỏ

- Thiết kế giáo án : có hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh

b Học sinh: - Đọc kỹ kiến thức của bài học tronng SGK.

- Soạn bài theo các đề mục trong SGK và phần luyện tập

III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Bước 1: Ổn định ( 1phút)

Bước 2: Kiểm tra bài cũ: (5 phút) :

Bước 3: Bài mới

Thời

7

phút

15

phút

- Hs tìm hiểu mục I trong SGK

và trả lời các câu hỏi

1 Cơ sở để hình thành thao tác

lập luận bóc bỏ trong văn nghị

luận?

2 Yêu cầu khi thực hiện thao tác

bác bỏ trong văn nghị luận?

3 Tìm ra mục đích của việc thực

hiện thao thác bác bỏ trong văn

nghị luận?

- Gv gợi ý HS trao đổi, thảo luận

và trả lời

Giảng: trong thực tế đời sống

luôn luôn tồn tại các hiện tượng

đối lập như đúng – sai, phải -

trái….do đó muốn có tiếng nói

chung người ta buộc phải tranh

luận, phản bác để phê phán cái

sai và bảo vệ cái đúng (chân lí)

- Gv nêu câu hỏi:

1 Nhắc lại các khái niện luận

điểm, luận cứ, lập luận (luận

chứng)

2 Có mấy cách bác bỏ ý kiến

sai? Đó là những cách nào?

3 Vai trò của thao tác lập luận

bóc bỏ đối với việc đi tìm chân

lí?

I>.YÊU CẦU CỦA TH/ TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ.

- Muốn bác bỏ một ý kiến sai, trước hết phải trích dẫn ý kiến đó một cách đầy đủ khác quan, trung thực

- Người viết làm sáng tỏ hai phương diện:

+ Ý kiến ấy sai ở chỗ nào.

+ Vì sao như thế là sai.

- Trả lời câu hỏi; sai ở chỗ nào? Cần đọc kỹ và xem xét ý kiến ấy ở 3 yếy tố; Luận điển, luận cứ, lập luận Sau đó mới tiến hành bác bỏ

- Trả lời câu hỏi: vì sao như thế là sai? Cần dùng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích, lí giải vì sao như thế là sai

- Lưu ý: bác bỏ là cách lập luận để làm sáng rõ sự thật và chân lý

II> CÁCH SỬ DỤNG TH/TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ.

Trang 9

15

phút

- Hs theo dõi mục II SGK

- Giảng lại các khái niệm

+ Luận điểm là chủ trương, là

quan điểm của bài văn nghị luận,

nó trả lời câu hỏi: Giải thích và

chứng minh cái gì?

+ Luận cứ là tài liệu, là chỗ dựa

đe73 giải thích và chứng minh

luận điểm, nó trả lời câu hỏi: sự

thực và lí lẽ nào?

+ Luận chứng (lập luận) là quá

trình và phương pháp giải thích ,

chứng minh luận điểm bằng các

luận cứ, nó trả lời câu hỏi: Giữa

luận điểm và luận cứ có quan hệ

logíc như thế nào?

- Hs đọc các ví dụ trong từ phần

Gv gợi ý để Hs nhận biết cách

cách bác bỏ

- Hs đọc yêu cầu của bài tập 1

- Cả lớp làm bài

- Đại diện lên bảng sử bài

- Bài tập 2 đây là bà tập có

nhiều yếu tố tranh luận và nhiều

thực tế để bác bỏ

- Thảo luận nhóm sau đó đại

diện nhóm bày tỏ quan điểm

1 Bác bỏ luận điểm.

Tức là vạch ra cái sai của bản thân luận điểm (có 2 cách)

a- Dùng thực tế để bác bỏ

- Xét ví dụ SGK về nhận định của Nguyễn Khoa Bách về Truyện Kiều

b- Dùng phép suy luận để làm cho cái sai của luận điểm cần bác bỏ được bộc lộ đầy đủ

- Xét ví dụ SGK

2 Bác bỏ luận cứ Tức là vạch ra cái sai lầm, giả tạo trong

lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng

- Xét ví dụ SGK về ý kiến của Nhất Chi Mai phê bình Vũ Trọng Phụng

3 Bác bỏ cách lập luận (cách luận chứng) là vạch ra sự

mâu thuẫn, không nhất quán, phi lô gích trong lập luận của đối phương, chỉ ra sự thay đổi, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận

- Xét ví dụ SGk lập luận của Phạm Quỳnh về “Truyện Kiều”

III LUYỆN TẬP:

1 Bài 1: Cho biết lập luận bác bỏ được vận dụng theo thao tác nào?

- Lập luận của cô vũ nữ chỉ suy luận một chiều, thiếu tính toàn diện, bỏ sót một ý thứ hai, do đó kết luận cũng sai

- Luận điểm sai do lập luận sai, cho nên phương pháp bác bỏ ở đây là bác bỏ cách lập luận : lật ngược lại, phơi bày các khía cạnh mà cô vũ nữ không nhìn ra

2 Lập luận để phản bác sai lầm trong luận điển : Có tiền là có hạnh phúc

- Luận điểm nhằm đề cao sức mạnh vạn năng của đồng tiền chỉ đúng một phần

+ Phần đúng của luận điểm ở chỗ: không có tiền thì cơ cực trăm đường, thậm chí khó mà sống nổi, đó là một sự thật + Nhưng có tiền, thậm chí là rất nhiều cũng chưa chắc mua được hạnh phúc, đó cũng là một sự thật Chẳng hạn có những kẻ lười biếng không lo học hành, dùng tiền để mua bằng cấp đến khi bị phát hiện thân bại danh liệt thì lúc đó có hạnh phúc không…

- Tham khảo dàn ý trong SGK

Trang 10

Bước 4 : CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ (3 phút)

- Củng cố: Nhấn mạnh mục đích của việc bác bỏ là bảo vệ chân lí, xác nhận sự thật Nếu tách rời chân lí thì việc bác bỏ trở thành nguy hiểm, vô bổ và có hại

- Dặn dò:

+ Lập luận để tìm ra ý mới bằng cách nói ngược lại câu thành ngữ : Kẻ có chí dám

múa rìu qua mắt thợ.

+ Đọc và soạn bài: ĐỌC THƠ

Ngày đăng: 01/07/2013, 01:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- HCST: Cuối thế kỉ XIX tình hình đất nước vô cùng đen tối. 1905 PBC chia tay bạn bè và đồng chí xuất dương  sang Nhật để tổ chức và chỉ đạo phong trào Đông Du ông  cảm hứng viết bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” - Lưu biệt khi xuất dương - PBC
u ối thế kỉ XIX tình hình đất nước vô cùng đen tối. 1905 PBC chia tay bạn bè và đồng chí xuất dương sang Nhật để tổ chức và chỉ đạo phong trào Đông Du ông cảm hứng viết bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” (Trang 2)
+ Viết một đoạn văn bình giảng hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối của bài thơ - Lưu biệt khi xuất dương - PBC
i ết một đoạn văn bình giảng hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối của bài thơ (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w