1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Luận văn Nghiên cứu nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân huyện Châu Thành tỉnh An Giang

103 479 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 2,93 MB

Nội dung

Chính vì thế đề tài nghiên cứu “Nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân huyện Châu Thành Tỉnh An Giang” sẽ tìm ra các giải pháp giúp nông khắc phục các khó khăn và nhanh chóng

Trang 1

ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

MAI HOÀNG TIẾN

NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CỦA NÔNG DÂN HUYỆN

CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Long Xuyên, tháng 5 năm 2009

Trang 2

ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CỦA NÔNG DÂN HUYỆN CHÂU

THÀNH TỈNH AN GIANG

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp

Sinh viên thực hiện: MAI HOÀNG TIẾN Lớp: DH6KN Mã số Sv: DKN052161 Người hướng dẫn: ThS TRẦN MINH HẢI

Long Xuyên, tháng 5 năm 2009

Trang 3

L□i C□m T□!

[ \

gian t□ 1/2/1009 – 30/5/2009, rung T□m Nghiên C□u Và S□n

□ang chu□n b□ thu ho□ch cung c□p gi□ng cho v□ Hè Thu c□ng vi□c r□t b□n r□n nh□ng nh□n t□i vào th□c t□p T□i ch□n thành □□n toàn th□ T□m Gi□ng Bình □□c và oanh là anh Bùi Quan S□n - h□□ng d□n t□i trong su□t

và hoàn thành □□ tài

in g□i l□i c□m □n □□n Giang – N□i □□ □ào t□o và nh□ng k□ n□ng, ki□n th□c b□ gian h□c □□i H□c Riêng Quy□n Tr□□ng Khoa Kinh t□ H□□ng d□n T□i th□c hi□n

Trong kho□ng th□i c□ng là th□i gian T Xu□t Gi□ng Bình □□c lúa □□ng Xu□n □□

n□m 2009 M□c dù Trung T□m v□n ti□p xin g□i l□i c□m □n nh□n viên c□a Trung Tr□□ng Phòng kinh d Ng□□i □□ tr□c ti□p quá trình th□c t□p nghiên c□u

Ti□p theo, t□i x Tr□□ng □□i H□c An rèn luyên cho t□i ích trong su□t th□i ThS Tr□n Minh H□i – QTKD là ng□□i □□

□□ tài này

Cu□i ù t□i □ i □□□ □i l□i □

Trang 4

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Không gian nghiên cứu 2

1.3.3 Thời gian nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 2

1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu 2

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 3

1.6 Kết cấu của báo cáo 3

Tóm tắt chương 1 4

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5U Giới thiệu 5

2.1 Các khái niệm 5

2.2 Giới thiệu một số giống lúa đang được canh tác phổ biến ở An Giang 8

2.3 Mô hình nghiên cứu 11

2.4 Giải thích một số thuật ngữ 13

Tóm tắt chương 2 16

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17U Giới thiệu 17

3.1 Thiết kế nghiên cứu 17

Bước 1: Hình thành ý tưởng 17

Bước 2: Xây dựng đề cương (Nghiên cứu sơ bộ) 17

Bước 3: Nghiên cứu chính thức 18

3.2 Thang đo 21

3.2.1 Thang đo định danh (Nominal) 21

3.2.2 Thang đo thứ bậc (Ordinal) 21

3.2.3 Thang đo nhị phân (Dichotomous Scale) 21

3.2.4 Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple Response) 21

3.2.5 Thang đo định danh mức độ (Itemized Rating Scale) 22

3.2.6 Câu hỏi mở 22

3.3 Mẫu 23

3.3.1 Quy trình chọn mẫu 23

3.3.2 Xác định không gian thu thập dữ liệu sơ cấp 24

3.4 Tiến độ nghiên cứu 26

Tóm tắt chương 3 27

CHƯƠNG IV: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH-KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH 28

Giới thiệu 28

4.1 Giới thiệu tổng quan về Huyện Châu Thành 28

4.2 Một vài chỉ tiêu chủ yếu của Huyện Châu Thành 28

Trang 6

4.3 Diện tích đất đai theo đơn vị hành chính 30

4.4 Diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện Châu Thành 32

4.5 Sản lượng các loại cây hàng năm 33

4.6 Tổng kết tình hình hoạt động nông nghiệp Huyện Châu Thành năm 2008 34

4.6.1 Các chỉ tiêu vĩ mô 34

4.6.2 Trồng trọt: 34

4.6.3 Công tác phục vụ sản xuất 34

4.6.4 Tình hình dịch hại 35

4.6.5 Các công tác chuyên ngành bảo vệ thực vật (BVTV) 35

4.6.6 Công tác khuyến nông: 36

Tóm tắt chương 4 37

CHƯƠNG V : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38U Giới thiệu 38

5.1 Kết quả về mẫu điều tra 38

5.1.1 Phân bố mẫu theo xã 38

5.1.2 Phân bố mẫu theo độ tuổi 38

5.1.3 Phân bố mẫu theo giới tính 39

5.1.4 Phân bố mẫu theo số năm kinh nghiệm canh tác lúa 39

5.1.5 Phân bố mẫu theo trình độ văn hóa 39

5.1.6 Phân bố mẫu theo diện tích đất canh tác lúa 40

5.1.7 Phân bố mẫu theo tỷ lệ diện tích lúa thịt và lúa giống 40

5.2 Tình hình sử dụng giống chất lượng ở huyện Châu Thành vụ đông xuân 2009 41

5.2.1 Tên giống và cấp chất lượng giống 41

5.2.2 Sự chuyển dịch cơ cấu cấp giống qua các năm 43

5.3 Phân tích nhu cầu sử dụng giống chất lượng 46

5.3.1 Nhu cầu hiện tại 46

5.3.2 Dự báo nhu cầu giống chất lượng vụ Hè Thu 2009 49

5.4 Các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân 53

5.4.1 Nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của công tác chọn giống 53

5.4.2 Kỹ thuật canh tác 54

5.4.3 Trình độ và kinh nghiệm của nông dân 55

5.4.4 Tác động của chính quyền địa phương và các phương tiện thông tin .58

5.4.5 Giá giống và chất lượng giống 59

5.5 Một số giải pháp nân cao tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng Huyện Châu Thành – An Giang 60

5.5.1 Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương đối với nông dân .60

5.5.2 Tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật canh tác lúa .60

5.5.3 Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống 61

Tóm tắt chương 5 62

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN 63

6.1 Kết luận 63

6.2 Các đề nghị cho hướng nghiên cứu/giải quyết tiếp theo 63

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1: Nguồn gốc nhu cầu 6

Hình 2: Sơ đồ chuyển biến các cấp giống lúa 8

Hình 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giống chất lượng của nông dân 11

Hình 4: Mô hình nghiên cứu 12

Hình 5: Lịch thời vụ canh tác 15

Hình 6: Quy trình nghiên cứu 20

Hình 7: Biểu đồ tỷ lệ diện tích đất canh tác lúa của huyện Châu Thành năm 2007 24

Hình 8: Biểu đồ dân số Huyện Châu Thành 29

Hình 9: Biểu đồ Tốc độ tăng trưởng GDP theo giá cố định trên địa bàn Huyện Châu 29

Hình 10: Biểu đồ diện tích đất đai huyện Châu Thành theo đơn vị hành chính năm 2007 30

Hình 11: Cơ cấu đất đai Huyện Châu Thành 31

Hình 12: Biểu đồ tỷ lệ đất nông nghiệp theo đơn vị xã 31

Hình 13: Cơ cấu đất gieo trồng cây hàng năm của huyện Châu Thành 32

Hình 14: Biểu đồ tỷ lệ sản lượng cây trồng qua các năm 33

Hình 15: Biểu đồ phân bố mẫu theo xã 38

Hình 16: Biểu đồ phân bố mẫu độ tuổi 38

Hình 17: Biểu đồ phân bố mẫu theo giới tính 39

Hình 18: Biểu đồ phân bố mẫu theo số năm kinh nghiệm canh tác lúa 39

Hình 19: Biểu đồ phân bố mẫu theo trình độ văn hóa 39

Hình 20: Biểu đồ phân bố mẫu theo diện tích đất canh tác lúa 40

Hình 21: Biểu đồ phân bố mẫu theo tỷ lệ diện tích lúa thịt và lúa giống 40

Hình 22: Cấp giống đang sử dụng 41

Hình 23: Biểu đồ cơ cấu các cấp giống lúa vụ Đông Xuân năm 2009 Huyện Châu Thành.42 Hình 24: Thời gian sử dụng đối với 1 giống lúa 42

Hình 25: Lý do đổi giống mới 43

Hình 26: Biểu đồ biểu diễn sự chuyển dịch của giống lúa thường qua các năm 44

Hình 27: Biểu đồ biểu diễn sự chuyển dịch của giống lúa nguyên chủng qua các năm 44

Hình 28: Biểu đồ biểu diễn sự chuyển dịch của giống lúa Xác nhận qua các năm 45

Hình 29: Thời gian bắt đầu sử dụng giống chất lượng 46

Hình 30: Xu hướng sử dụng lúa giống chất lượng 46

Hình 31: Lý do không sử dụng 47

Hình 32: Lý do chọn giống chất lượng để canh tác? 47

Hình 33: Nếu chọn giống chất lượng để canh tác thì sẽ chọn cấp giống nào? 48

Trang 8

Hình 34: Chọn cấp giống nào cho vụ Hè Thu 2009? 49

Hình 35: Xu hướng chuyển đổi cơ cấu giống qua các vụ 49

Hình 36: sử dụng giống từ nguồn nào? 50

Hình 37: Các yếu tố quan tâm khi chọn giống 51

Hình 38: Các yêu cầu nhất thiết đối với 1 loại giống 52

Hình 39: Đánh giá mức độ quan trọng của việc chọn giống trong canh tác lúa 53

Hình 40: Kiến thức về thị trường lúa của nông dân 57

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1: Bảng Giá Lúa Giống 10

Bảng 2:Tiến độ các bước nghiên cứu 17

Bảng 3: các bước chọn mẫu nghiên cứu 23

Bảng 4: Diện tích đất canh tác lúa của huyện Châu Thành năm 2007 24

Bảng 5: Tiến độ nghiên cứu 26

Bảng 6: Một vài chỉ tiêu chủ yếu của Huyện Châu Thành 28

Bảng 7: Diện tích đất đai huyện Châu Thành theo đơn vị hành chính năm 2007 30

Bảng 8: Diện tích đất gieo trồng cây hàng năm 32

Bảng 9: tỷ lệ sản lượng cây qua các năm 33

Bảng 10: Cơ cấu các cấp giống lúa vụ Đông Xuân năm 2009 Huyện Châu Thành 41

Bảng 11: Tổng hợp cơ cấu các cấp giống gieo sạ qua các năm 43

Bảng 12: Kiểm định sự khác biệt giữa nhận thức vai trò của giống và nhu cầu giống chất lượng 53

Bảng 13: Bảng so sánh giữa nhận thức vai trò của giống và nhu cầu giống chất lượng 54

Bảng 14: Kiểm định sự khác biệt giữa phương pháp gieo sạ và nhu cầu sử dụng giống chất lượng 54

Bảng 15: Bảng so sánh giữa phương pháp gieo sạ và nhu cầu giống chất lượng 55

Bảng 16: Kiểm định sự khác biệt giữa trình độ học vấn và nhu cầu sử dụng giống chất lượng 55

Bảng 17: Bảng so sánh trình độ học vấn và nhu cầu giống chất lượng 56

Bảng 18: Kiểm định sự khác biệt giữa số năm kinh nghiệm canh tác lúa và nhu cầu sử dụng giống chất lượng 56

Bảng 19: Kiểm định sự khác biệt giữa kiến thức về thị trường lúa và nhu cầu sử dụng giống chất lượng 57

Bảng 20: Phân tích Tác động của chính quyền địa phương và các phương tiện thông tin đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng 58

Bảng 21: Kiểm định sự khác biệt giữa giá giống và chất lượng giống với nhu cầu sử dụng giống chất lượng 59

Bảng 22: Nông dân tham gia hội thảo, câu lạc bộ nông dân 60

Trang 10

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN

1.1 Lý do chọn đề tài

Sản xuất lúa gạo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và

nông thôn Việt Nam Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân có tham gia sản xuất

lúa gạo và chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ công truyền thống

Trong gần ba thập kỷ qua nhờ có sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nên Việt Nam đã đạt được

những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong

nước mà hàng năm còn xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo Hiện nay năng suất lúa bình quân

của cả nước đã khá cao đạt khoảng 4,5 tấn/ha, song giữa các vùng sinh thái khác nhau trong

nước lại có sự chênh lệch đáng kể về năng suất lúa Lượng gạo tham gia vào các kênh lưu

thông chủ yếu phụ thuộc vào hai nguồn cung cấp chính đó là Đồng Bằng sông Cửu Long

(ĐBSCL) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH)

(Nguồn: http://www.agro.gov.vn/news/chitiet_nghiencuu.asp - Báo cáo mặt hàng lúa gạo – Nguyễn

Ngọc Quế - Ngành gạo Việt Nam - Trang 47)

An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất lúa gạo và đã góp phần đáng kể cùng các tỉnh

Đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo của cả nước Cụ thể

những năm vừa qua, diện tích gieo trồng và sản lượng lúa gạo của tỉnh không ngừng gia tăng:

từ 477.180 ha (năm 2002) đạt sản lượng 2,59 triệu tấn; 523.037 ha (năm 2004) sản lượng là

3,00 triệu tấn; 503.464 ha (năm 2006) đạt 2,90 triệu tấn An Giang với hơn 70% dân số của

tỉnh sống bằng nghề trồng lúa, đây là nghề được xem là thu nhập chủ yếu, là nền kinh tế chính

của gia đình

(Nguồn: Cục Thống Kê An Giang – Phòng Thống Kê Huyện Châu Thành – Niên Giám Thống

Kê Huyện Châu Thành Năm 2007)

Bước vào thời kỳ kinh tế hội nhập, nghề trồng lúa đòi hỏi phải có sản phẩm có chất lượng

cao, giá thành hạ để nâng cao sức cạnh tranh Nông nghiệp Việt Nam cạnh tranh thể hiện

ngày một rõ nét hơn khi gia nhập WTO, chủ yếu trên cơ sở phát triển nông nghiệp sạch, nông

nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao Trong nước, giữa nông

nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cũng có sự cạnh tranh về diện tích đất, mặt nước và nhất là

nhân lực, khi quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra ngày một nhanh Trong nông

nghiệp, sự cạnh tranh này cũng xảy ra ở nhiều mặt: như giữa trồng trọt và chăn nuôi/thả tôm

cá Người nông dân luôn chọn giải pháp công nghệ hợp lý trong điều kiện của mình, nhất là

những cây trồng, vật nuôi với những giống phù hợp nhất để sản xuất cho lợi nhuận cao nhất

Với môi trường cạnh tranh như trên, người sản xuất nào có sản phẩm chất lượng cao nhất và

giá thành hạ nhất mới có thể tiến đến thành công Giống tốt được coi như một trong những

công cụ quan trọng nhất giúp nông dân tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản

(http://www.hoinongdan-quangtri.org.vn - WTO với Nông dân - GsTs Nguyễn Văn Luật - Nông

Nghiệp Cạnh Tranh Thời Hội Nhập WTO – cập nhật Thứ Năm, 7 - 5 – 2009)

GS-TS Võ Tòng Xuân, người đã có nhiều năm gắn bó với cây lúa vùng ĐBSCL trăn trở:

“Nước ta gia nhập WTO sẽ đem về nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo lớn Tuy nhiên, chất lượng

gạo đòi hỏi cao và giá phải cạnh tranh Để có thể cạnh tranh với gạo Thái Lan, người nông

dân phải liên kết chặt chẽ với nhau và liên kết với các doanh nghiệp Nông dân trồng lúa

muốn làm giàu, không thể sử dụng kỹ thuật cũ Trước đây, nông dân thường lấy giống mới

Trang 11

trồng theo kỹ thuật cũ Còn ngày nay, nông dân phải lấy giống mới trồng theo kỹ thuật mới

Có như vậy thì doanh nghiệp và nông dân mới giàu được”

(http://www.vietlinh.com.vn/docbao/tintucnongnghiep.asp - trồng trọt - “Mắc cạn” vì giống lúa chất

lượng thấp - cập nhật 22/11/2008)

Thay đổi giống chất lượng cao, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, chuyện nói từ lâu nhưng

để làm được điều này không phải dễ, bởi vì còn tồn động nhiều nguyên nhân (cả khách quan

và chủ quan) Chính vì thế đề tài nghiên cứu “Nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông

dân huyện Châu Thành Tỉnh An Giang” sẽ tìm ra các giải pháp giúp nông khắc phục các khó

khăn và nhanh chóng chuyển sang sử dụng giống chất lượng

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Với các vấn đề vừa nêu ở trên thì mục tiêu đặt ra cho nghiên cứu như sau:

- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng giống lúa của nông dân huyện Châu Thành

- Xác định nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân

- Đề ra một số giải pháp nâng cao tỷ lệ nông dân sử dụng giống lúa chất lượng

1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nông dân huyện Châu Thành, có diện tích canh tác lúa

từ 1 ha trở lên

Ngoài ra, đề tài này cũng có thu thập thông tin từ các đơn vị sản xuất lúa giống và công ty xuất khẩu gạo trong tỉnh An Giang

1.3.2 Không gian nghiên cứu (1)

Do hạn chế về thời gian và kinh phí, tác giả chỉ chọn 5 xã thí điểm trong 12 xã và 1 thị trấn của huyện Châu Thành để nghiên cứu, đó là Hòa Bình Thạnh, An Hòa, Vĩnh Hanh, Vĩnh

Nhuận và Vĩnh An

1.3.3 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ ngày 2/2/2009 đến ngày 5/5/2009

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Thông tin thứ cấp: Thu thập dữ liệu có sẵn từ các phương tiện thông tin đại chúng

như: Sách, báo, internet,…Ngoài ra đề tài còn sử dụng các thông tin từ các báo cáo tổng kết

của trạm khuyến nông huyện Châu Thành, phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành và một số

cơ sở sản xuất lúa giống trên địa bàn nghiên cứu

- Thông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực

tiếp với nông dân, tham khảo ý kiến chuyên gia, thảo luận nhóm, phát bảng câu hỏi phỏng vấn

trực tiếp, điều tra nông dân bằng bảng câu hỏi đã dược thiết kế sẵn

1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu

Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng: Thực hiện những cuộc nghiên cứu thông qua bảng thảo luận nhóm với một số nông dân và nhà cung cấp lúa giống chất lượng trong

1 Thông tin chi tiết ở phần phương pháp nghiên cứu (trang 25) và bảng đồ ở phụ lục 7

Trang 12

huyện Châu Thành nhằm tìm ra khía canh có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và làm cơ sở

cho việc chỉnh sửa, bổ sung các biến, yếu tố trong bảng câu hỏi để tiến hành phỏng vấn chính

thức Dựa vào những ý kiến đã thu thập ở phần phỏng vấn sơ bộ để xây dựng bảng câu hỏi,

thu thập và xử lý số liệu Sau đó đưa ra kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị và giải pháp để

làm rõ hơn, thuyết phục hơn vấn đề đang nghiên cứu Dữ liệu sau khi thu thập mang về mã

hóa xử lý và làm sạch được hỗ trợ bởi phần mềm SPSS (Statistical Package For Social

Sciences) 13.0 và Microsoft Excel

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu như trên, đề tài này mang lại lợi ích thiết thực không chỉ đố với nông

dân mà còn là nguồn thông tin tham khảo rất đáng giá đối với các nhà sản xuất lúa giống, cụ thể:

- Đối với nông dân: Giúp cho nông dân nhận ra được những tín năng và ưu điểm của hạt

giống chất lượng, nhận thức được tầm quan trọng của hạt giống trong ngành sản xuất lúa, tìm

ra giải pháp giúp họ có thể tiếp cận nguồn lúa giống chất lượng, nâng cao tỷ lệ nông dân sử

dụng giống chất lượng

- Đối với nhà sản xuất lúa giống: Biết được hiện trạng sử dụng giống của nông dân ở hiện tại,

và dự báo nhu cầu đối với giống lúa chất lượng Từ đó nhà sản xuất có kế hoạch sản xuất hợp

lý, đáp ứng được nhu cầu của bà con nông dân trong huyện Châu Thành Dần dần tạo được uy

tín đối với nông dân giúp cho tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng ngày càng tăng, tạo

thêm doanh thu cho nhà sản xuất giống

1.6 Kết cấu của báo cáo : (có 6 chương)

- Chương 1: Tổng quan: Trình bày các cơ sở để thực hiện dự án nghiên cứu, hoàn cảnh và

sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa thực tiễn

của kết quả nghiên cứu

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Mô hình nghiên cứu: chương này trình bày các định nghĩa,

khái niệm nhằm giải thích về vấn đề nghiên cứu và phần sơ lược về tình hình sản xuất và tiêu

thụ giống lúa chất lượng hiên nay

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Mô tả nội dung cơ bản, cách nghiên cứu (Định tính

hay định lương), cách lấy mẫu, lý do chọn mẫu, cách thu thập thông tin và các thông tin cần

thu thập trong nghiên cứu

- Chương 4: Giới thiệu khái quát về tình hình kinh tề - xã hội Huyện châu Thành: tác giả sẽ

giới thiệu một vài nét cơ bản về Huyện Châu Thành (Địa bàn được chọn nghiên cứu) để cho

đọc giả có thể hình dung một cách tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của Huyện

- Chương 5: Kết quả nghiên cứu: Đây là phần cốt lõi của đề tài nghiên cứu, trình bày tổng

hợp kết quả nghiên cứu được về “Nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân huyện

Châu Thành Tỉnh An Giang”

- Chương 6: Phần kết luận và khiến nghị: Phần này đúc kết tất cả các thông tin và kiến thức

thu thập được trong suốt quá trình nghiên cứu Để từ đó đưa ra các giải pháp giúp nông dân

nhận thức được tầm quan trọng của công tác chọn giống và sử dụng giống trong canh tác,

đồng thời cũng giúp nhà sản xuất lúa giống biết được nhu cầu về giống chất lượng của nông

dân để có các kế hoạch sản xuất hợp lý Các giải pháp do tác giả suy luận dựa trên kết quả

nghiên cứu

Trang 13

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, Tác giả nêu lên hoàn cảnh và tính cấp thiết để thực hiện đề tài nghiên cứu

“Nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân huyện Châu Thành Tỉnh An Giang” Đề

tài được thực hiện với 3 mục tiêu chính: (1) nghiên cứu hiện trạng sử dụng giống lúa của nông

dân huyện Châu Thành, (2) xác định nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân, (3)

đề ra một số giải pháp nâng cao tỷ lệ nông dân sử dụng giống lúa chất lượng Bên cạnh đó, tác

giả cũng trình bày phạm vi, phương pháp, và ý nghĩa của nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là nông dân sản xuất lúa ở 5 xã: Hòa Bình Thạnh,

An Hòa, Vĩnh Hanh, Vĩnh Nhuận và Vĩnh An của Huyện Châu Thành – An Giang với điều

kiện là có diện tích canh tác 1 ha trở lên, thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 2/2/2009 đến

ngày 5/5/2009

Về phương pháp thu thập dữ liệu gồm có dữ liệu thứ cấp (Thu thập dữ liệu từ các phương

tiện thông tin đại chúng như: Sách, báo, internet,… các báo cáo tổng kết của trạm khuyến

nông huyện Châu Thành, phòng Nông Nghiệp huyện Châu Thành và một số cơ sở sản xuất

lúa giống trên địa bàn nghiên cứu) và dữ liệu sơ cấp (Thông tin sơ cấp được thu thập bằng

phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn trực tiếp với nông dân), dữ liệu được phân tích theo

phương pháp phân tích định tính và định lượng, việc phân tích dữ liệu được hổ trợ bởi các

phần mềm máy tính như: SPSS 13.0 và Microsoft Excel

Ý nghĩa nghiên cứu: Giúp cho nông dân nhận ra được những tín năng và ưu điểm của hạt

giống chất lượng, nhận thức được tầm quan trọng của hạt giống trong ngành sản xuất lúa và

giúp nhà sản xuất giống biết được hiện trạng sử dụng giống của nông dân ở hiện tại, và nhu

cầu của họ đối với giống lúa chất lượng

Trang 14

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Giới thiệu

Ở chương I chúng ta đã được giới thiệu về mục tiêu, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa nghiên

cứu của đề tài Để cho đề tài được thuyết phục và lập luận chặt chẽ, trong chương II này tác

giả sẽ trình bày một vài điểm lý thuyết để làm sáng tỏ các thuật ngữ, khái niệm được nêu lên,

đồng thời đưa ra các lý luận để làm cơ sở cho việc phân tích dữ liệu

2.1 Các khái niệm

2.1.1 Nhu cầu và nhận thức nhu cầu

Nhu cầu là một sự đòi hỏi phát sinh từ thiên nhiên hoặc từ đời sống xã hội mà sự thỏa mãn bị giới hạn bởi sự khan hiếm tài hóa

(Nguồn: Giải thích thuật ngữ của Nguyễn Thế Kỳ- Phạm Mạnh Khôi)

Nhận thức nhu cầu là sự khác nhau về nhận thức giữa tình huống lý tưởng và thực tế của

một người nằm thúc đẩy việc ra quyết định Nhận thức về vấn đề có thể được kích thích bởi

nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng hoặc bởi những nỗ lực tiếp thị

Nhận thức vấn đề xảy ra khi con người trải qua sự mất cân đối giữa trạng thái hiện tại và trạng thái mong muốn (trạng thái lý tưởng) Điều này là do mối quan hệ giữa nhu cầu và cơ

hội Khi sự khác nhau giữa trạng thái lý tưởng và thực tế đủ lớn, sẽ gây ra một cảm giác tâm

lý (và đôi khi là vật lý) bực bội khó chịu (muốn) thúc đẩy con người hành động

(Nguồn: ThS Nguyễn Thành Long biên tập và hiệu chỉnh từ KLTN của SV Huỳnh Thị Anh

Thảo DH3KN1)

2.1.2 Khách hàng

Khách hàng là người mua sắm và người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn cá nhân, là thị trường của doanh nghiệp Đồng thời khách hàng còn là một

trong những lực lượng – yếu tố quan trọng nhất chi phối mang tính quyết định tới các hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi sự biến đổi về nhu cầu, về quyết định sử dụng hàng

hóa, dịch vụ đều buộc doanh nghiệp phải xem xét lại kế hoạch và chiến lược kinh doanh của

mình

Đối với ngân hàng biết được nhu cầu của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý, tạo được lòng tin, thu hút nhiều khách hàng Do vậy việc tìm hiểu

nhu cầu của khách hàng là hết sức cần thiết Tuy nhiên nhu cầu của khách hàng chịu sự tác

động, hay ảnh hưởng của nhiều yếu tố

Trang 15

2.1.3 Nguồn gốc của nhu cầu

Nhu cầu của con người theo nhà hoạt động chính trị - xã hội, nhà nghiên cứu văn hóa và tâm

lý - y học- giáo dục Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) có ba loại cơ bản: nhu cầu vật chất, nhu

cầu xúc cảm và nhu cầu xã hội

Hình 1: Nguồn gốc nhu cầu

- Các nhu cầu vật chất: Nhu cầu vật chất là những nhu cầu căn bản nhất, quan trọng nhất

của con người Nhu cầu vật chất bao hàm cả nhu cầu tự nhiên và bao hàm cả những nhu cầu

sinh hoạt vật chất của xã hội không ngừng phát triển

- Nhu cầu về cảm xúc: loại nhu cầu này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra

động lực cho hành vi và khi cảm xúc bị hụt hẫn thì dẫn đến hậu quả gây ra các nhiễu loạn

trong hành vi (nên chú ý khi ta muốn đề đạt vấn đề gì muốn được chấp nhận thì phải lựa lúc,

lựa lời để tăng hiệu quả) Các nhu cầu chung về cảm xúc là: Nhu cầu về tình thương yêu của

con người, sự tán thành và kính trọng, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu về sự xứng đáng, nhu

cầu được cần tới và được người khác mong muốn

- Các nhu cầu xã hội: các nhu cầu xã hội và các cách thỏa mãn các nhu - cầu đó nảy sinh lừ

nền văn hóa hoặc bối cảnh xã hội mà con người là một thành viên Các nhu cầu xã hội đan

xen với các nhu cầu vật chất và nhu cầu cảm xúc Những nhu cầu xã hội chung là nhu cầu

đồng nhất hóa hay nhu cầu được quy thuộc một nhóm, một hạng người nào đó: Nhu cầu giáo

dục, nhu cầu theo tôn giáo, nhu cầu giải trí Các nhu cầu xã hội cũng như các nhu cầu khác

được đáp ứng trong tác động qua lại với những người gần gũi, các thành viên của cộng đồng,

các nhóm xã hội cũng như gia đình

Các nhu cầu đan xen nhau phụ thuộc lẫn nhau quan hệ qua lại với nhau tới mức trong thực tế

chúng không thể tách rời được nhau, chúng như một dịch lỏng và luôn luôn thay đổi Có cái

khởi sự bằng nhu cầu được thoả mãn bằng cách cùng chia sẻ món thức ăn đã trở thành lễ nghi

như là tượng trưng cho sự tôn trọng: Chẳng hạn việc đưa đồ giải khát mời khách biểu thị lòng

mến khách của người phương Nam, việc mời trầu hay một món ăn nào đó biểu thị sự kính

trọng của người phương Đông Một số món ăn nào đấy, một số cách nấu nướng nào đấy, một

cách phục vụ nào đấy cả cách ngồi ăn, tập quán ăn uống được nhận biết cùng với nền văn hóa

Nhu cầu cảm xúc Nhu Cầu vật chất

Nhu cầu xã hội

Nhu cầu

Trang 16

2.1.5 Khái niệm giống

Giống cây trồng là những quần thể sinh vật do con người tạo ra, có các đặc điểm di truyền

nhất định, chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định, có các phản ứng cùng kiểu đối với điều

kiện ngoại cảnh, thích hợp với các điều kiện khí hậu, sinh thái, dinh dưỡng và kỹ thuật sản

xuất nhất định

Giống cây trồng tốt là yếu tố đầu tư rất quan trọng và có hiệu quả kinh tế cao của ngành trồng

trọt Bởi vậy, công tác chọn tạo giống cây trồng rất được quan tâm và những năm gần đây đã

thu được nhiều kết quả, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp của nước nhà

Hàng loạt giống mới được ra đời theo các mục tiêu: năng suất cao, cải tiến chất lượng nông

sản, chống chịu sâu bệnh hại và các điều kiện bất thuận, rút ngắn thời gian sinh trưởng và tạo

những đặc tính cần thiết cho sản phẩm

(http://elearning.hueuni.edu – Đai học Nông Lâm/Nông học – Chuyên mục Giống cây trồng)

¾ Giống chất lượng

Nhiều quan điểm cho rằng, giống lúa chất lượng là các loại giống có phẩm chất gạo tốt, đủ

tiêu chuẩn xuất khẩu như OM1490, IR64, OMCS2000, VNĐ95-20, MTL250, IR65610,

JASMINE Tuy nhiên, Trong đề tài này giống chất lượng là nói đến tất cả các loại giống lúa

(kể cả lúa xuất khẩu và không xuất khẩu) được gieo trồng, thu hoạch và bảo quản theo tiêu

chuẩn hạt giống lúa Việt Nam(2) Hay nói cách khác, đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu vấn đề về

chất lượng giống chứ không chú trọng nghiên cứu các vấn đề về chất lượng gạo

¾ Hệ thống các cấp chất lượng giống

Sự phân cấp hạt giống dựa trên cơ sở chủ yếu là hạt có độ thuần di truyền và chất lượng cao

Bốn cấp hạt được các cơ quan chứng nhận hạt giống công nhận chất lượng là:

- Hạt giống tác giả là số lượng giới hạn hạt giống được sản xuất hoặc kiểm soát trục tiếp bở cá

nhân hoặc cơ quan chọn tạo giống như: các trường đại học, viện chọn giống hoặc các công ty

giống Hạt giống tác giả có độ thuần cao nhất, mang đầy đủ các đặc tính nguyên thủy của

giống và là nguồn giống dùng để sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng Nó không có sẵn để

bán cũng như sử dụng rộng rãi

- Hạt giống siêu nguyên chủng được nhân lên trực tiếp từ hạt giống tác giả dùng để duy trì độ

thuần di truyền của giống và là nguồn để sản xuất hạt nguyên chủng Hạt giống siêu nguyên

chủng được sản xuất ở trường đại học, viện chọn giống hoặc các công ty giống

- Hạt giống lúa nguyên chủng: Là hạt giống được nhân lên từ giống siêu nguyên chủng và đạt

tiêu chuẩn, chất lượng theo qui định: độ sạch > 99%, độ thuần 99,95%, tỷ lệ nảy mầm > 90%,

độ ẩm < 13,5%, số hạt cỏ dại < 5 hạt/kg hạt giống Sản xuất hạt giống nguyên chủng bằng

phương pháp cấy 1 tép/bụi và khử lẫn nhiều lần

- Hạt giống lúa cấp xác nhận: Là hạt giống được nhân lên từ giống nguyên chủng dùng để duy

trì độ thuần thích hợp Cấp hạt giống này thường được các trạm trại giống ở huyện, xã hoặc

các nông dân chuyên sản xuất giống chịu trách nhiệm sản xuất và đạt tiêu chuẩn, chất lượng

theo qui định: độ sạch > 99%, độ thuần 99,7%, tỷ lệ nảy mầm > 90%, độ ẩm < 13,5%, số hạt

cỏ dại < 10 hạt/kg hạt giống Sản xuất hạt giống nguyên chủng bằng phương pháp sạ hàng

hoặc cấy 2-3 tép/bụi và khử lẫn nhiều lần

(Nguồn: Quy trình khảo nghiệm giống lúa – Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội – 2007)

2 Tiêu chuẩn hạt giống lúa Việt Nam xem phụ lục 4

Trang 17

Với các khái niệm nêu trên, có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:

Hình 2: Sơ đồ chuyển hóa qua các cấp giống lúa

Trong đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu nhu cầu sử dụng giống của nông dân huyện Châu

Thành đối với hai loại giống là giống nguyên chủng và giống xác nhận

2.2 Giới thiệu một số giống lúa đang được canh tác phổ biến ở An Giang(3)

Tên giống: OMCS 2000

Phẩm chất gạo: Gạo dài,

trong, ngon cơm

Đặc tính: Bông to, chịu phèn

nhẹ, thích hợp cả 3 vụ

Tên giống: VD 20

(Thơm nút) Phẩm chất gạo: Gạo hạt

bầu, trong, cơm dẻo, thơm

Đặc tính: Gốc thân màu tím,

hạt có nút tím, thích hợp vụ Đông Xuân

Tên giống: VND 95-20 Phẩm chất gạo: Gạo dài,

trong, mềm cơm

Đặc tính: Chịu phèn khá, nẩy

chồi khá, thích hợp vụ Đông Xuân và Thu Đông

trong, cơm dẻo, thơm

Đặc tính: Lá cờ đứng, nở bụi

tốt, nhiễm cháy bìa lá, lúa von, thích hợp vụ Đông Xuân

Tên giống: OM 1490 Phẩm chất gạo: Gạo dài,

Giống Siêu Nguyên Chủng

Giống Nguyên Chủng

Giống Xác Nhận

Gieo lần 1

Gieo lần 2

Gieo lần 3

Trang 18

trong, thơm nhẹ, ngon cơm

Đặc tính: Bông đùm, nẩy chồi

khá Bộ lá gọn, xanh đậm, chịu phèn khá, thích hợp cả 3 vụ

Tên giống: OM 2514 Phẩm chất gạo: Gạo dài,

trong, thơm nhẹ, ngon cơm

Đặc tính: Dạng hình đẹp

Nẩy chồi khá, bông đùm, ít lép, thích hợp cả 3 vụ

Tên giống: OM 2517

Phẩm chất gạo: Gạo dài trong,

ít bạc bụng, hơi khô cơm

Đặc tính: Thấp cây, nẩy chồi

khá, nhiễm bệnh lúa von

Thích hợp cả a vụ

Tên giống: OM 2717 Phẩm chất gạo: Gạo dài,

trong, mềm cơm, thơm nhẹ

Đặc tính: Chịu phèn khá,

thích hợp cả 3 vụ trong năm

Tên giống: OM 4218

Phẩm chất gạo: Gạo dài,

trong, mềm, ngon cơm

Đặc tính: Chịu phèn khá,

hạn chế Vàng Lùn – Lùn

xoắn lá tốt

Tên giống: OM 4900-90 Phẩm chất gạo: Gạo dài,

trong, hơi khô cơm

Trang 19

trong, hơi khô cơm

Bảng 1: Bảng Giá Lúa Giống dụng từ ngày 10/11/2008 đến 27/2/1009

Trang 20

2.3 Mô hình nghiên cứu

2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giống chất lượng của nông dân

Theo tác giả thì có 7 yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân

- Trình độ học vấn và kinh nghiệm canh tác lúa của nông dân

- Kỹ thuật canh tác

- Điều kiện canh tác (Đất, nước, tình hình dịch bệnh,…)

- Nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của công tác chọn giống trong canh tác lúa

- Giá và chất lượng của lúa giống

- Tác động của chính quyền địa phương

- Các phương tiện thông tin

Có thể biều diễn qua sơ đồ sau:

Hình 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giống chất lượng của nông dân

Chính quyền địa phương

Nhận thức tầm quan trọng của giống

Kỹ thuật canh tác

các phương tiện thông tin

Trình độ và kinh nghiệm canh tác

Giá lúa giống chất lượng

Điều kiện canh tác

Nhu Cầu Giống Chất Lượng

Trang 21

2.3.2 Mô hình nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài gồm có 3 nội dung chính:

- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng giống lúa của nông dân huyện Châu Thành

- Phân tích nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân

- Đề ra một số giải pháp nâng cao tỷ lệ nông dân sử dụng giống lúa chất lượng

Căn cứ vào các mục tiêu đã nêu ở trên, trong mô hình nghiên cứu tác giả sẽ đi sâu vào phân

tích các vấn đề sau:

- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng giống: tác giả sẽ tập trung nghiên cứu 3 vấn đề: (1) mô tả

tổng quan các loại giống nông dân thường sử dụng (bao gồm tên giống và cấp chất lượng

giống), (2) Xu hướng chuyển đổi của các cấp chất lượng giống từ vụ Đông – Xuân năm 2007

đến Đông – Xuân 2009 (qua 7 vụ canh tác), (3) Lượng giống gieo sạ hằng năm

- Phân tích nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng: Trong phần này tác giả cũng sẽ tập trung

nghiên cứu 3 vấn đề chính: (1) Phân tích nhu cầu hiện tại, (2) dự báo nhu cầu tương lai, (3)

phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng

Mô hình nghiên cứu được thể hiện cụ thể qua hình 4

Hình 4: Mô hình nghiên cứu

Lượng giống gieo sạ

Xu hướng chuyđổi

ển giống

Tên giống và cấp chất lượng giống MÔ TẢ HIỆN TRẠNG SỬ

DỤNG GIỐNG CỦA NÔNG DÂN

PHÂN TÍCH NHU CẦU GIÔNG CHẤT LƯỢNG

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Nhu cầu hiện tại Dự báo nhu cầu Các yếu tố Tác động

đến nhu cầu

Trang 22

2.4 Giải thích một số thuật ngữ

¾ Lúa cỏ: Lúa cỏ (lúa ma) là một trong những loại dịch hại khó diệt trừ vì hạt lúa cỏ này có

đặc điểm tự rụng, tích lũy nhiều dần trong đất và hàng vụ, hàng năm mọc trở lại càng nhiều

hơn, nhất là trong vụ lúa Hè Thu và Thu Đông (Vụ 3) do tồn tại trong đất ở vụ Đông Xuân

(hay Hè Thu) trước, mức thiệt hại do lúa này gây ra trung bình từ 5-20% năng suất lúa trồng,

có nơi lên đến 50%, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển cũng như năng suất

trong ruộng lúa vì khả năng cạnh tranh về nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng,

Đối với ruộng bị lúa cỏ, nếu không nhổ bỏ sớm thì vụ sau chúng càng phát triển nhiều hơn,

nên nông dân phải tốn nhiều chi phí diệt trừ bằng biện pháp thuê mướn nhân công nhổ bỏ, vì

chưa có loại thuốc hóa học nào có tính chuyên biệt để diệt trừ mà không gây ảnh hưởng đến

lúa trồng Lúa cỏ là do sự lai tạo giữa lúa trồng và lúa của vụ trước còn sót lại trên ruộng hoặc

do khả năng thoái hóa từ giống lúa trồng, khi trổ bông hạt lúa có lông, vỏ hạt dày, nếu lẫn tạp

trong lúa thường khi xay xát hạt gạo có màu đỏ gây ảnh hưởng đến phẩm chất gạo

(Nguồn: http://sonongnghiep.angiang.gov – Tài Liệu Kỹ Thuật - Biện pháp trừ lúa cỏ đạt hiệu quả cao

- Cập nhật: 13/4/2009)

¾ Giống kháng sâu, bệnh: Là giống có khả năng không bị nhiễm hay bị nhiễm rất nhẹ một

hay một số bệnh mà những giống khác trong loài có thể bị Các giống này không thể chống lại

hết được sâu bệnh, thường chỉ là một vài bênh thôi Ví dụ giống lúa CR203 thì kháng được

rầy nâu nhưng mà lại dễ bị nấm khô vằn, Các nhà chọn giống cố gắng chọn được cho chúng

chống hay hoàn toàn không bị một vài loài sâu bệnh và còn lại phải tập trung vào năng suất vì

sâu bệnh thì có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ, kết hợp với đặc tính của giống và

các biện pháp canh tác, xử lí hạt giống Tức là trong bộ gen của các cây này chỉ có một phần

dùng để kháng sâu bệnh, còn lại phải tập trung cho năng suất Còn về vấn đề những đặc điểm

để có thể không bị nhiễm một loại sâu bệnh thì có thể nêu một vài ý như sau:

- Trong cây có thể tiết ra một chất nào đó để xua đuổi côn trùng hay tiêu diệt mầm bệnh

- Về hình thái có thể có lông, gai, hay biểu bì dày để không cho côn trùng, nấm bệnh, gây

vết thương nhằm truyền hay gây bệnh

- Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây không trùng với giai đoạn phát triển manh của

dịch hại

(Nguồn: http://www.sinhhocvietnam.com/forum - Đại Học Bách Khoa TP HCM - Đinh Văn Hải –

Một Số Loại Giống Kháng Bệnh – 15/3/09)

¾ Giống thoái hóa:

Một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói

riêng là do chất lượng giống Chất lượng giống là độ đồng đều, độ thuần di truyền giống Độ

thuần của giống có giữ được hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào điều kiện chủ quan của người

sản xuất và các điều kiện khách quan bên ngoài…

Những chương trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã kết luận rằng sự thoái hóa giống lúa

trong quá trình canh tác chủ yếu do các nguyên nhân sau:

- Yếu tố cơ giới: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thoái hóa giống, có thể nói 90 % lúa bị

lẫn tạp là do nguyên nhân này Khi thu hoạch lúa suốt không làm sạch máy, sân phơi bị sót

những giống lúa khác, bao bì đựng không sạch, lúa khác có sẵn trên ruộng khi gieo sạ Nói

chung tất cả các động tác có tính chất cơ giới thực hiện không đúng trong quá trình sản xuất

mà không thực hiện đúng thì đều gây nên lẫn tạp giống và sẽ dẫn đến sự thoái hóa giống

Trang 23

- Thụ phấn chéo: Cây lúa là cây tự thụ phấn, tuy nhiên lúa vẫn bị lẫn tạp do phấn của cây khác

bay tới, tỷ lệ lẫn tạp này thường không quá 2% tuỳ theo từng giống và sự cách ly các giống

trong sản xuất Đây cũng là nguyên nhân khá quan trọng làm thoái hóa giống lúa

- Sâu bệnh: Trong quá trình sản xuất, giống lúa bị nhiễm sâu bệnh nhưng không thay giống và

tuyển chọn lại thì cũng gây nên hiện tượng thoái hóa giống

- Canh tác: Trên một chân đất vụ này làm một giống, vụ sau làm giống khác sẽ làm lúa bị lẫn

rất nhiều Trong quá trình trồng lúa thực hiện những biện pháp canh tác không đúng, không

phù hợp cho giống đã dẫn tới giống bị thoái hóa làm cây cao, cây thấp, trổ chín không đều

làm giảm năng suất lúa

- Khí hậu: Do điều kiện khí hậu thời tiết bất lợi như quá nắng, quá khô hạn, lũ lụt, yếu tố bức

sạ gây ra hiện tượng biến đổi gen sẽ làm thay đổi cơ bản các đặc điểm nông học của giống

(Nguồn: http://thvm.vn/trongtrot/3299 - chuyên mục: Lúa - Gạo: Kỹ thuật - Công Nghệ -Khắc phục

thoái hóa giống lúa - Đăng ngày 1/10/09)

¾ Năng suất: Sản lượng đạt được cho một thời vụ trên một diện tích gieo trồng

Hiện nay, phần lớn bà con nông dân sau khi thu hoạch lúa, sẽ bán ngay tại đồng ruộng Lúc

này đa phần lúa chưa đạt ẩm độ chuẩn (là 14%) Nhưng khi thương lái mua, thường quy đổi

về ẩm độ chuẩn Nếu như Bà con nông dân không biết cách tính ở những ẩm độ khác nhau,

đồng thời người mua lại quy đổi ẩm độ theo quy tắc tam suất thì bà con rất thiệt thòi Ví dụ

như sau:

Giả sử một hecta (10.000m2) lúa, thu hoạch được 10 tấn Ẩm độ hạt lúc thu hoạch là 18%

Làm thế nào để quy về năng suất ở ẩm độ chuẩn 14%?

Nếu tính theo quy tắc tam suất, (theo kiểu thương lái) thì được kết quả là:

(10 x 14)/18 = 7,7778 tấn Nếu áp dụng đúng công thức, thì được kết quả phải là:

10 x (100-18)/(100-14) = 9,53 Tấn Như vậy, chênh lệch 1,752 tấn

Do đó để tránh thiệt thòi cho Bà con nông dân, chúng tôi lập công thức tính như sau:

Wa * (100 – Ha) = Wb * (100 – Hb)

Æ Wa = Wb * (100 – Hb)/(100-Ha) Với:

- Wa: Năng suất khô cần tính ở ẩm độ Ha

- Ha: Ẩm độ cần tính (thường là ẩm độ chuẩn 14%)

- Wb: Năng suất lúc thu hoạch

- Hb: Ẩm độ ở thời điểm thu hoạch

(Nguồn: http://sonongnghiep.angiang.gov - Chuyên trang Giống lúa - Cảnh giác với cách tính năng

suất - Cập nhật:01/6/2006)

Trang 24

¾ Thời vụ canh tác

Thời vụ canh tác là một khoảng thời gian nhất định trong năm đủ để cho cây trồng hoàn thành

chu kì sinh trưởng có kết quả Các yếu tố thời tiết, khí hậu và thuỷ văn và giống cây trồng có

ảnh hưởng và liên quan nhất định đến thời vụ canh tác của một vùng Trong điều kiện ở

ĐBSCL các thời vụ chính trong năm gồm có: Hè thu, Đông xuân, Thu Đông, Mùa

Hình 5: Lịch thời vụ canh tác

1) Vụ hè thu: từ tháng 4-5 đến tháng 8-9 dương lịch (dl)

- Quang kỳ dài, nhật chiếu ngắn do mây mù và mưa, cường độ ánh sáng ít hơn Cây sinh

trưởng thân lá mạnh, đầu vụ có thể mưa không đều, cây chết phải gieo lại hoặc mọc không đều:

Cuối vụ gặp mưa, bão và lũ lụt ảnh hưởng đến năng suất sản lượng lúa và cây trồng khác

- Mưa nhiều ẩm độ cao vào giữa và cuối vụ tạo điều kiện sâu bệnh phát triển Năng suất

kém Thu hoạch, phơi sấy, bảo quản khó khăn Chất lượng nông sản sau thu hoạch giảm

2) Vụ thu đông: từ tháng 7 đến tháng 11 (vụ 3)

- Cây trồng sinh trưởng trong suốt một thời gian mưa nhiều, mây mù, cường độ ánh sáng

giảm, ẩm độ cao nên sâu bệnh nhiều, năng suất thấp Thời gian nầy có nhiều bão và lũ lụt

- Chủ yếu áp dụng ở những vùng mưa muộn hoặc nước sông bị nhiễm mặn không gieo trồng

kịp thời vụ Hè thu hoặc vụ hè thu gieo gặp hạn chết nhiều phải trồng lại

- Ở những nơi có đê bao trồng thêm 1 vụ lúa thu đông (vụ 3) để tăng thu nhập

3) Vụ mùa:

Vụ mùa dành cho các giống lúa địa phương chịu ảnh hưởng của quang kỳ Lúa chỉ trổ khi có

ngày ngắn dưới 12 giờ Gồm:

- Lúa mùa sớm: thu hoạch trước 15/12 dl

- Lúa trung mùa: thu hoạch trước 15/1 dl

- Lúa mùa muộn: thu hoạch sau 15/1 dl

Vụ mùa là vụ lúa truyền thống có tập quán từ lâu đời Lợi dụng được điều kiện ánh sáng và

không mưa làm dễ dàng cho việc thu hoạch – phơi lúa và tồn trữ

4) Vụ đông xuân: Từ tháng 11-12 đến tháng 2-3 năm sau

- Áp dụng ở những vùng chủ động nguồn nước tưới, vùng đê bao khép kín nhất là lúc cuối vụ

- Ít mây mù, điều kiện ánh sáng đầy đủ, ẩm độ tương đối thấp, trời nóng khô Tương đối ít

sâu bệnh, dễ thu hoạch lúc chân ruộng khô ráo nên cho năng suất cao, thu hoạch, phơi, sấy và

bảo quản dễ dàng

(Nguồn: ThS Nguyễn Văn Minh - Tài liệu giảng dạy Trồng Trọt Đại Cương – 2007)

Trang 25

Tóm tắt chương 2

Trong chương II tác giả đã trình bày một số điểm lý thuyết sẽ được vận dụng trong đề tài

nghiên cứu, gồm có 4 nội dung chính: (1) Một số định nghĩa và khái niệm có liên quan

đến mô hình nghiên cứu, (2) Giới thiệu một số giống lúa đang được canh tác phổ biến

trong tỉnh AG, (3) Mô hình nghiên cứu, (4) Giải thích một số thuật ngữ được sử dụng

trong đề tài

Trong phần định nghĩa và khái niệm tác giả đã nêu lên 5 điểm lý thuyết cơ bản: (1) Nhu cầu

và nhận thức nhu cầu, (2) Khách hàng, (3) Nhu cầu và vấn đề điều khiển hành vi, (4) Nguồn

gốc của nhu cầu (gồm có 3 nguồn gốc chính: Các nhu cầu về vật chất; Nhu cầu về cảm xúc;

Các nhu cầu xã hội), (5) Khái niệm giống và giống chất lượng - Đây là điểm lý thuyết quan

trọng của đề tài, dựa vào điểm lý thuyết này, ta có thể phân biệt được các cấp chất lượng

giống, các thuật ngữ cơ bản trong ngành giống, giúp đọc giả tiếp cận nhanh chống với nội

dung của đề tài

Tiếp theo, căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu để làm cơ

sở cho việc thu thập và phân tích dữ liệu, có thể nói mô hình nghiên cứu là “kim chỉ nam”

trong suốt quá trình nghiên cứu, tất cả các nội dung về sau của đề tài đều được trình bày theo

các nội dung của mô hình nghiên cứu đã vẽ ra

Cuối cùng, tác giả cũng đã trình bày và giải thích một số thuật ngữ được sử dụng trong đề tài

Nội dung này cũng không kém phần quan trọng, tác giả đã nêu lên và làm rõ một số thuật ngữ

chuyên về nông nghiệp (ngành trồng trọt như: Lúa cỏ, giống kháng sâu bệnh, giống thoái hóa,

năng suất, thời vụ canh tác), giúp tác giả vận dụng từ ngữ đúng mục đích và giúp đọc giả nắm

bắt sâu hơn những nội dung mà tác giả nêu lên trong phần nội dung

Trang 26

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Giới thiệu

Ở chương II đã giới thiệu một vài điểm lý thuyết quan trọng để làm cơ sở cho các lập luận của

đề tài Trong chương III tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu và tuần tự các bước thực

hiện đề tài với các phần chính: Thiết kế nghiên cứu, thang đo, mẫu nghiên cứu và tiến độ thực

hiện đề tài nghiên cứu… Giúp đọc giả hình dung được phương pháp và các bước tác giả đã

tiến hành trong quá trình nghiên cứu

3.1 Thiết kế nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu gồm có 3 bước chính

Bảng 2:Tiến độ các bước nghiên cứu

1 Ý tưởng Định tính Tham khảo tài liệu

2 Sơ bộ Định tính Tham khảo ý kiến chuyên gia

3 Chính thức Định tình và Định lượng Điều tra bảng câu hỏi N= 100

Bước 1: Hình thành ý tưởng

- Tìm ý tưởng cho đề tài bằng cách tham khảo các nghiên cứu trước, tư vấn của cơ quan thực

tập, các hiện tượng thường bắt gặp trong đời sống và xã hội, thông tin từ sách báo, internet,…

- Kiểm tra tính khả thi của đề tài qua các tiêu chí sau: Về nguồn lực (Tài chính, sức khỏe ),

thời gian thực hiện, các lý thuyết có liên quan đến các vấn đề cần nghiên cứu, nguồn thông tin

thực tiễn

- Lập đề cương sơ bộ (Xác định lại một cách cụ thể các vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu phạm

vi, phương pháp)

- Thiết lập thang đo, phác thảo bảng câu hỏi

Bước 2: Xây dựng đề cương (Nghiên cứu sơ bộ)

Nghiên cứu sơ bộ là công đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu, được thực hiện theo

phương pháp định tính, dùng kỹ thuật thảo luận nhóm dựa vào bảng câu hỏi đã được phác

thảo trước Nội dung của bản câu hỏi phác thảo liên quan đến các vấn đề về nhu cầu sử dụng

giống chất lượng của nông dân

Mục tiêu của nghiên cứ sơ bộ: Thu thập nhưng thông tin, khái niệm, ý tưởng và các khía cạnh

có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Làm cơ sở cho việc bổ sung, hiệu chỉnh các biến, thang

đo, khái niệm Để từ đó thiết kế bảng câu hỏi, phỏng vấn thử sau đó chỉnh sửa lần cuối trước

khi tiến hành phỏng vấn chính thức

- Thiết lập mô hình nghiên cứu

- Viết đề cương chi tiết

- Thảo luận nhóm khoảng 4-5 người với một số câu hỏi đã được chuẩn bị trước để khai thác

các vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu dựa trên nền tảng của cơ sở lý thuyết

Trang 27

- Hiệu chỉnh thang đo, hoàn thiện bảng câu hỏi

Bước 3: Nghiên cứu chính thức

- Thu thập thông tin, tiến hành điều tra phỏng vấn khoảng 100 nông dân bằng bảng câu hỏi

phỏng vấn đã được thiết lập sẵn

- Các dữ liệu thu thập được sẽ được mã hóa, xử lý làm sạch và đưa vào phân tích phục vụ cho

các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra Việc xử lý, làm sạch và phân tích dữ liệu được hổ trợ bằng

các phần mềm máy tính thông dụng như: Microsoft Excel và SPSS 13.0 for Windows

Cụ thể nghiên cứu chính thức được tiến hành theo 2 công đoạn sau như sau:

1) Công đoạn 1: Phỏng vấn thử

Sau khi nghiên cứu sơ bộ, dựa vào kết quả của bảng thảo luận nhóm để tiến hành thiết kế

bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức Bảng câu hỏi có 26 câu chính thức và 1 câu hỏi phụ,

trong đó bao gồm 13 câu hỏi đóng một lựa chọn, 7 câu hỏi đóng nhiều lựa chọn, 1 câu hỏi vừa

đóng vừa mở và 6 câu hỏi mở hoàn toàn

Bảng câu hỏi sau khi thiết kế, được gởi phỏng vấn trực tiếp 10 nông dân Kết quả của phát

hành thử bảng câu hỏi cho thấy cần phải thay đổi một số khái niệm, hình thức câu hỏi và cấu

trúc bảng hỏi vì bảng câu hỏi còn khá phức tạp so với trình độ của nông dân, không hợp logic,

câu hỏi chưa thực sự đi sâu vào vấn đề cần nghiên cứu và một số câu hỏi chưa rõ nghĩa vì vậy

đa số đáp viên đều cho rằng bảng hỏi rất khó trả lời Chẳng hạn một số câu hỏi đã được chỉnh

sửa:

¾ Câu hỏi khiến cho đáp viên khó trả lời:

Theo Anh/ Chú khi chuyển từ việc sử dụng giống thường sang sử dụng giống chất lượng thì

có những thuận lợi và chó khăn gì? (Liệt kê)

Thuận lợi:

Khó khăn:

Chỉnh lại:

Câu 15: Theo Anh/ Chú khi chuyển từ việc sử dụng giống thường sang sử dụng giống chất

lượng thì có khăn khăn gì hay không?

1 Có 2 Không

Đó là những khó khăn gì?

¾ Câu hỏi chưa rõ nghĩa:

Anh/Chú đang canh tác trên diện tích đất là bao nhiêu…………?

Chỉnh lại:

Câu 1: Diện tích canh tác lúa của Anh/Chú là bao nhiêu m2?

ĐVT: m2

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Tổng

1 Khó tìm mua 2 Giá giống đắc 3 Giống mới, canh tác không quen

4 Chất lượng không ổn định 5 Khác:………

Trang 28

¾ Câu hỏi chưa đi sâu vào vấn đề nghiên cứu:

Anh/Chú nhận định như thế nào với giá chung hiện tại của giống nguyên chủng và xác nhận

1 Rất rẽ 2 Rẽ 3 Chấp nhận được 4 Đắt 5 Rất đắt

Chỉnh lại:

Với mức lúa thịt như hiện nay, Anh/ chú nhận thấy giá lúa giống khoảng bao nhiêu là hợp lý?

Loại giống Giá

Lúa thịt Giống nguyên chủng Giống xác nhận

2) Công đoạn 2: Phỏng vấn chính thức

Bảng câu hỏi sau khi hiệu chỉnh lần cuối được gởi đi phỏng vấn chính thức bằng phương pháp

phỏng vấn trực tiếp và số phiếu phỏng vấn được phát di là 110 (Nhiều hơn mẫu dự kiến là 10

phiếu) nhằm đề phòng các trường hợp phiếu bị lỗi, thông tin mang về không chính xác

Phương pháp điều tra trực tiếp, phương pháp này có các ưu điểm như:

- Tỷ lệ thu hồi phiếu phỏng vấn về rất cao

- Thời gian thu hồi phiếu phỏng vấn nhanh

- Phỏng vấn viên có thể chủ động trong việc chọn đối tượng để phỏng vấn

- Phỏng vấn viên thể giải thích ý của tác giả và hướng dẫn đáp viên cách trả lời

Tuy nhiên, phương pháp phỏng vấn trực tiếp vẫn tồn tại một số nhược điểm, chẳn hạn như:

- Chi phí phỏng vấn cao

- Dễ làm cho đáp viên mất tự nhiên, trả lời không đúng sự thật

- Một mình tác giả khó có thể phỏng vấn hết số phiếu (do hạn chế về sức khỏe và thời gian), cần phải nhờ thêm vài phỏng vấn viên, khi đó các phỏng vấn viên không hiểu hết ý của tác giả dẫn đến việc truyền tải thông tin đến đáp viên không chính xác và kết quả thu về sai lệch yêu cầu của đề tài

Do yêu cầu của đề tài đặc ra, đối tượng nghiên cứu là nông dân nên dù còn tồn tại nhiều nhược điểm nhưng phương pháp phỏng vấn trực tiếp vẫn là phương pháp tối ưu nhất Cho nên tôi chọn phương pháp phỏng vấn trực tiếp cho đề tài này

Trang 29

Hình 6: Quy trình nghiên cứu

Thực tế, tài liệu, ý kiến chuyê gia…

Kiểm tra tính khả thi của đề tài

Nguồn lực, thời gian, thông tin…

Lập đề cương sơ bộ

Mục tiêu, phạm vi, phương pháp

Thảo luận nhóm

Khoảng 5 người

Viết đề cương chi tiết

Thiết lập mô hình nghiên cứu

Thang đo, bảng câu hỏi

Thu thập thông tin

Phân tích dữ liệu

Viết báo cáo

HIỆU CHỈNH HIỆU CHỈNH

HIỆU CHỈNH

CHẤP NHẬN

CHẤP NHẬN

CHẤP NHẬN Kết thúc

Trang 30

3.2 Thang đo

Thang đo là phần quan trọng của đề tài, dùng để đo lường các biến trong nghiên cứu Tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu ta có thể chọn các dạng thang do khác nhau Sau đây là một số

thang đo được sử dụng trong đề tài:

3.2.1 Thang đo định danh (Nominal)

Gán các biến vào các nhóm định trước, dùng cho các câu 6, 16, 20, 22

Câu 6: Nếu chọn giống chất lượng để canh tác, Anh/Chú sẽ chọn cấp giống nào?

1 Nguyên chủng

2 Xác nhận

3.2.2 Thang đo thứ bậc (Ordinal)

Gán các biến theo các nhóm phân biệt đã được xếp theo một trật tự có ý nghĩa, thang đo này được dùng cho các câu hỏi số 4, 8, 9

Câu 4: Anh/Chú đã sử dụng giống nguyên chủng/xác nhận được bao nhiêu vụ?

a 1-2 vụ b 3-4 vụ c 5-6 vụ

d 7-8 vụ e Trên 8 vụ

3.2.3 Thang đo nhị phân (Dichotomous Scale)

Câu hỏi chỉ chọn 1 trong 2 lựa chọn, thang đo này được dùng cho các câu hỏi số 5 và 12

Câu 5: Trong tương lai Anh/Chú có dự định sẽ sử dụng (Hoặc tiếp tục sử dụng) giống chất

lượng không?

1 Có 2 Không

3.2.4 Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple Response)

Liệt kê một số khái niệm cho đáp viên chọn, dạng câu hỏi này được dùng cho câu hỏi số

Trang 31

3.2.5 Thang đo định danh mức độ (Itemized Rating Scale)

Dùng thang đo 5 điểm với các phát biểu tương ứng với từng mục số, dạng thang đo này được

dùng cho câu hỏi số 11 và 18

Câu 18: Khi chọn một loại giống mới, Anh/Chú quan tâm đến các yêu tố nào?

Trả lời theo quy ước:

1 Không quan tâm 2 Ít quan tâm 3 Trung hòa 4 Khá quan tâm 5 Rất quan tâm

Tiêu chí Lựa chọn 1 2 2 4 5 Năng suất Giá bán lúa thịt Giá giống Chất lượng (Tỷ lệ nẩy mầm)

Dể tiêu thụ Đặc tính giống (Chiều cao, đỗ ngã, độ phèn, mặn, thời tiết thích nghi…) Phẩm chất gạo Thời gian sinh trưởng

Khả năng kháng sâu, bệnh Nơi xuất xứ giống

3.2.6 Câu hỏi mở

Câu hỏi mở dùng để khai thác các thông tin cá nhân, thăm dò ý kiến, kiểm tra kiến thức và

trình độ nông dân Dạng câu hỏi này được sử dụng cho các câu số 1, 2, 3, 21, 25,26 và thông

Trang 32

3.3 Mẫu

3.3.1 Quy trình chọn mẫu

Việc chọn mẫu được thực hiện qua quy trình gồm các bước sau:

Bảng 3: các bước chọn mẫu nghiên cứu

1 Xác định thị trường nghiên cứu

Thị trường nghiên cứu là huyện Châu Thành, khu vực nghiên cứu tập trung vào 5 xã: Hòa Bình Thạnh, An Hòa, Vĩnh An, Vĩnh Hanh, Vĩnh Nhuận

2 Xác định khung chọn mẫu Đối tượng nghiên cứu là nông dân có canh tác lúa, diện tích canh tác lúa 1 ha trở lên

3 Xác định khích thước mẫu

Theo Roscoe (1975) cỡ mẫu từ 30…500 là phù hợp cho nhiều nghiên cứu Tuy nhiên, cỡ mẫu quá nhỏ khó có thể đại diện dược cho tổng thể, nhưng không hẳn mẫu càng lớn là càng tốt vì có thể xuất hiện trường hợp quan hệ giữa hai biến có cường độ thấp nhưng kiểm định là có ý nghĩa, trong khi quan hệ này là không

có thực ở tổng thể Cho nên tôi chọn cỡ mẫu nghiên cứu là 100

4 Chọn phương

pháp chọn mẫu Chọn mẫu không theo xác xuất, lấy mẫu thuận tiện

5 Tiến hành chọn mẫu

Mẫu nghiên cứu là nông dân canh tác lúa thuộc 5 xã: Hòa Bình

Thạnh, An Hòa, Vĩnh An, Vĩnh Hanh, Vĩnh Nhuận của Huyện Châu Thành có diện tích canh tác lúa trên 1 ha với cỡ mẫu n =

100

Trang 33

3.3.2 Xác định không gian thu thập dữ liệu sơ cấp

Khu vực nghiên cứu được chọn theo 2 tiêu chí: (1) Các xã chọn nghiên cứu được phân bố rãi

rác đều trong huyện; (2) ưu tiên cho xã có diện tích canh tác lúa lớn (số liệu năm 2007

Bảng 4: Diện tích đất canh tác lúa của huyện Châu Thành năm 2007 (4) STT Danh sách các xã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Cục Thống Kê An Giang – Phòng Thống Kê Huyện Châu Thành – Niên Giám Thống

Kê Huyện Châu Thành Năm 2007)

Hình 7: Biểu đồ tỷ lệ diện tích đất canh tác lúa của huyện Châu Thành năm 2007

An Hòa

Cần Đăng

Vĩnh Hanh

Bình Thạnh

Vĩnh Bình

Bình Hòa

Vĩnh An

Hòa Bình Thạnh

Vĩnh Lợi

Vĩnh Nhuận

Tân Phú

4 Xem bảng chi tiết ở phụ lục 3 (bảng 2)

Trang 34

¾ Cụ thể các xã được chọn để nghiên cứu được bố trí như sau: (5)

- Khu vực 1: Chọn xã Hòa Bình Thạnh có hiện tích canh tác lúa năm 2007 khá lớn khoảng

5.415 ha chiếm tỷ lệ 10% diện tích trồng lúa của huyện Châu Thành Vị trí tiếp giáp với

Thành Phố Long Xuyên Cùng với 5 xã (Vĩnh Thành, Vĩnh Lợi, Cần Đăng, Bình Hòa, Thị

Trấn An Châu) của huyện, cho nên xã này vừa có khu vực tiếp giáp với thành thị vừa tiếp

giáp với nông thôn Kinh tế của xã Hòa Bình thạnh tập trung vào hai nghề chính là nông

nghiệp (trồng lúa là chủ yếu) và thủ công nghiệp (làm gạch ngói nung)

- Khu vực 2: Mặc dù chiếm tỷ lệ diện tích canh tác lúa không cao nhưng xã An Hòa có điều

kiện canh tác lúa thuận lợi (Có lượng nước dồi dào từ dòng sông Hậu chảy qua, Xã gần đường

Quốc lộ, và thị trấn An Châu), cho nên xã này cũng được chọn nghiên cứu để đại diện cho

nhóm đối tượng nghiên cứu là nông dân ở thành thị

- Khu vực 3: Có các xã Cần Đăng, Vĩnh Hanh, Vĩnh Bình, Vĩnh An có điều kiện tự nhiên

tương đối gần giống nhau Trong nhóm này thì xã Vĩnh Bình Có diện tích canh tác lúa lớn

nhất 6.694 ha chiếm tỷ lệ 12,5% diện tích canh tác lúa của toàn Huyện Tuy nhiên, xét theo

tiêu chí (1) thì xã Vĩnh Bình không được chọn để nghiên cứu, trong nhóm này chọn hai xã

Vĩnh Hanh và Vĩnh An là hợp lý nhất vì Vĩnh Hanh có diện tích canh tác lúa lớn chiếm tỷ lệ

11% diện tích đất trồng lúa của toàn Huyện, Khi đã chọn Vĩnh Hanh thì không thể chọn Vĩnh

Bình (Vĩnh Bình giáp với Vĩnh Hanh) mà sẽ chọn Vĩnh An mặc dù xã này chỉ chiếm tỷ lệ

diện tích canh tác lúa có 9%

- Khu Vực 4: Xã Tân Phú và Xã Vĩnh Nhuận là 2 xã thuộc vùng sâu, vùng xa Trong đó, xã

Tân Phú tiếp giáp với xã Vĩnh An (xã Vĩnh An đã được chọn nghiên cứu), Vĩnh Nhuận lại có

diện tích canh tác lúa lớn hơn Tân Phú (Vĩnh Nhuận 12%>Tân Phú 8%) cho nên chọn xã

Vĩnh Nhuận để nghiên cứu

- Khu vực 5: Xã Vĩnh Lợi và Vĩnh Thành, hai xã này đều có ranh giới tiếp giáp với Vĩnh

nhuận Và Hòa Bình Thạnh (xã đó đã được chọn để nghiên cứu) Hơn nữa, diện tích canh tác

lúa của hai xã này cũng không cao (Vĩnh Lợi tỷ lệ 8%, Vinh Thành 7%) nên Vĩnh Lợi Và

Vĩnh Thành không được chọn để nghiên cứu

- Khu vực 6: Cuối cùng còn lại Thị trấn An Châu, Xã Bình Hòa và xã Bình Thạnh không

được chọn để nghiên cứu bởi các lý do:

+ Thị trấn An Châu: Có diện tích canh tác lúa không cao (Chỉ có 2.265 ha, chiếm 2,26% diện

tích trồng lúa của huyện Châu Thành), ngành trồng lúa không phải là ngành kinh tế chính của

thị trấn, mà ngành kinh tế chính của thị trấn An Châu là nghề làm gạch ngói nung

+ Xã Bình Thạnh (Cồn Bình Thạnh), xã này diện tích canh tác lúa rất nhỏ chỉ có 1 ha (tỷ lệ

0,002%), trong khi diện tích trồng hoa màu khoảng 400 ha Đất canh tác lúa được phân bố rãi

rác Trong phần giới hạn mẫu đã quy định chỉ phỏng vấn các hộ có diện tích canh tác lúa từ

1ha trở lên, cho nên xã Bình Thạnh không đủ điều kiện để được chọn nghiên cứu

+ Xã Bình Hòa thuộc khu quy hoạch làm khu công nghiệp, diện tích đất canh tác lúa không

ổn định và có xu hướng bị thu hẹp dần, cho nên xã này cũng không được chọn để nghiên cứu

5 Tham khảo thêm ở bản đồ trong phụ lục 7

Trang 35

3.4 Tiến độ nghiên cứu

Bảng 5: Tiến độ nghiên cứu

1 Lập mô hình nghiên cứu

2 Viết đề cương chi tiết

3 Thảo luận nhóm

4 Hiệu chỉnh bảng câu hỏi

1 Thu thập thông tin

3 Viết báo cáo

Trang 36

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3, tác giả đã trình bày tuần tự các bước trong quá trình nghiên cứu và đồng thời

lý giải các phương pháp để thực hiện nghiên cứu Chương này cũng bao gồm 3 nội dung

chính: (1) Thiết kế nghiên cứu, (2) Thang đo, (3) Mẫu, (4) tiến độ nghiên cứu, cụ thể như sau:

Thiết kế nghiên cứu: thực hiện 3 bước chính: (1) hình thành ý tưởng, tìm ý tưởng cho đề tài

bằng cách tham khảo các nghiên cứu trước, cơ quan thực tập, các hiện tượng thường bắt gặp

trong đời sống và xã hội, thông tin từ sách báo, internet,… Kiểm tra tính khả thi của đề tài, lập

đề cương sơ bộ, thiết lập thang đo và phác thảo bảng câu hỏi phỏng vấn (2) xây dựng đề

cương (Nghiên cứu sơ bộ), được thực hiện theo phương pháp định tính, dùng kỹ thuật thảo

luận nhóm dựa vào bảng câu hỏi đã được phác thảo trước Mục tiêu của nghiên cứu sơ bộ là

thu thập nhưng thông tin, khái niệm, ý tưởng và các khía cạnh có liên quan đến vấn đề nghiên

cứu Tiếp theo thiết lập mô hình nghiên cứu, viết đề cương chi tiết, hiệu chỉnh thang đo, hoàn

thiện bảng câu hỏi (3) nghiên cứu chính thức, thu thập thông tin, tiến hành điều tra phỏng vấn

khoảng 100 nông dân bằng bảng câu hỏi đã được thiết lập sẵn Các dữ liệu thu thập được sẽ

được mã hóa, xử lý làm sạch và đưa vào phân tích phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu đã đề

ra, được tiến hành theo 2 công đoạn phỏng vấn thử và phỏng vấn chính thức

Thang đo là phần quan trọng của đề tài, dùng để đo lường các biến trong nghiên cứu Tùy

thuộc vào mục tiêu nghiên cứu ta có thể chọn các dạng thang do khác nhau Sau đây là một số

thang đo được sử dụng trong đề tài: thang đo định danh, thang đo thứ bậc, thang đo nhị phân,

thang đo định danh mức độ Ngoài ra, bảng câu hỏi còn sử dụng các dạng câu hỏi mở, câu hỏi

nhiều lựa chọn, câu hỏi vừa đóng vừa mở

Cuối cùng, tác giả đã mô tả các bước tiến hành chọn mẫu và các căn cứ để chọn không gian

nghiên cứu và lập kế hoạch về thời gian để ghi nhận lại các mốc thời gian quan trọng để thực

hiện đề tài nghiên cứu

Trang 37

CHƯƠNG IV: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH

Giới thiệu

Ở chương III tác giả đã trình bày các bước để tiến hành nghiên cứu, trong chương IV tác giả

sẽ giới thiệu một vài nét cơ bản về Huyện Châu Thành (Địa bàn được chọn nghiên cứu) để

cho đọc giả có thể hình dung một cách tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của huyện Châu

Thành Chương này sẽ giúp cho đọc giả nắm sâu hơn về phần trình bày về kết quả nghiên cứu

ở chương tiếp theo

4.1 Giới thiệu tổng quan về Huyện Châu Thành

Châu Thành là một huyện đồng bằng ở Tây Nam bờ sông Hậu của tỉnh An Giang Huyện

Châu Thành nằm tiếp giáp thành phố Long Xuyên, với tổng diện tích tự nhiên 35.506 ha

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 30.863 ha Huyện này gồm một thị trấn An Châu (huyện

lỵ) và 12 xã với 64 ấp(6) Nó tiếp giáp với 4 huyện và 1 thành phố, đó là huyện Tịnh Biên,

Châu Phú, Chợ Mới, Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên

Phía bắc giáp huyện Châu Phú; phía đông - đông bắc giáp huyện Chợ Mới; phía đông - đông

nam giáp thành phố Long Xuyên; phía nam giáp huyện Thoại Sơn; phía tây giáp huyện Tri

Tôn; và phía tây bắc giáp huyện Tịnh Biên Địa hình ở đây bằng phẳng, thoải từ bắc xuống

nam Sông Hậu chảy dọc phía đông bắc huyện

Dân số là 177.630 người với 34.018 hộ, gồm các dân tộc Kinh, Khomer, Chăm, và Hoa Châu

Thành là nơi có đạo Hòa Hảo phát triển

Về kinh tế: Đây là vùng nông thôn nên đa số nông dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,

trồng lúa là chủ yếu

(Nguồn: Cục Thống Kê An Giang – Phòng Thống Kê Huyện Châu Thành – Niên Giám Thống

Kê Huyện Châu Thành Năm 2007)

4.2 Một vài chỉ tiêu chủ yếu của Huyện Châu Thành

Bảng 6: Một vài chỉ tiêu chủ yếu của Huyện Châu Thành (7) Năm

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007

Dân số(người) 171.004 173.272 175.504 176.782 177.630

Tổng sản phẩm (GDP)

Theo giá cố định (triệu đồng) 612.637 682.601 743.216 815.308 917.041

+ Nông, Lâm nghiệp và thủy sản 4,96 10,34 5,44 4,7 8,57

+ Công nghiệp và xây dựng 16,16 16,47 16,11 12,87 15,04

+ Dịch vụ - Thương mại 13,72 11,84 12,55 15,25 16,32

(Nguồn: Cục Thống Kê An Giang – Phòng Thống Kê Huyện Châu Thành – Niên Giám Thống

Kê Huyện Châu Thành Năm 2007)

6 Chi tiết xem phụ lục 2

7 Xem bảng chi tiết ở phụ lục 6

Trang 38

Hình 8: Biểu đồ dân số Huyện Châu Thành

Qua biểu đồ ta có thể thấy được đến năm 2007 dân số Huyện Châu Thành là 177.630 người và tốc độ gia tăng dân số của Huyện Châu Thành có xu hướng giảm dần, tỷ lệ gia tăng

tự nhiên giảm dần qua các năm (1,74% năm 1997 giảm xuống còn 1,24% năm 2007), điều

này chứng tỏ trình độ và nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao

Hình 9: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP theo giá cố định

trên địa bàn Huyện Châu Thành

Tốc độ tăng trưởng GDP của huyện Châu Thành cũng đạt mức khá cao so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam (Năm 2007 tốc độ tăng trưởng chung của nền

kinh tế Việt Nam đạt mức 8% thì tốc độ tăng trưởng GDP của toàn huyện Châu Thành

12,48%) Tốc độ tăng trưởng GDP cũng tăng qua các năm, đặc biệt vào năm 2004 đạt mức

tăng trưởng kỷ lục từ 8,75 năm 2003 lên 11,42% tăng 2,67%

177.630176.782

175.504

173.272

171.004166.000

168.000170.000172.000174.000176.000178.000180.000

2003 2004 2005 2006 2007

Tỷ lệ %

Năm

Trang 39

4.3 Diện tích đất đai theo đơn vị hành chính

Bảng 7: Diện tích đất đai huyện Châu Thành theo đơn vị hành chính năm 2007

(Theo số liệu kiểm kê 2005)

ĐVT: Ha

Đất nông nghiệp

Đất chuyên dùng

Đất ở

Đất chưa sử dụng

-(Nguồn: Cục Thống Kê An Giang – Phòng Thống Kê Huyện Châu Thành – Niên Giám Thống

Kê Huyện Châu Thành Năm 2007)

Hình 10: Biểu đồ diện tích đất đai huyện Châu Thành theo đơn vị hành chính năm 2007

1.285 1.681

An Hòa Cần

Đăng

Vĩnh Hanh

Bình Thạnh

Vĩnh Bình

Bình Hòa

Vĩnh An Hòa

Bình Thạnh

Vĩnh Lợi Vĩnh

Nhuận Tân Phú Vĩnh

Thành

Trang 40

Hình 11: Cơ cấu đất đai Huyện Châu Thành

Đất nông nghiệp; 87%

Đất ở; 4% Đất chưa sử

dụng và sông suối; 2%

Đất chuyên dùng; 8%

Tổng diện tích đất đai theo đơn vị hành chính của Huyện Châu Thành là 35.506 ha, nhìn một cách tổng quan, đất đai của Huyện Châu Thành được chia không đồng đều ở các xã, diện

tích đất giữa các xã còn chênh lệch khá nhiều (Xã Vĩnh Bình tổng diện tích đất là 4.095 ha,

trong khi Bình Thạnh chỉ có 866 ha lớn hơn xã Vĩnh Bình 4,7 lần) Phần lớn đất đai của

Huyện châu Thành dùng để phục vụ cho nông nghiệp (gần 87% diện tích đất của Huyện được

sử dụng cho mục đích trồng trọt và chăn nuôi, còn lại là đất ở, đất chuyên dùng, sông suối và

đất chưa sử dụng chỉ chiếm hơn 13%)

Hình 12: Biểu đồ tỷ lệ đất nông nghiệp theo đơn vị xã

65

83 87 88

58

91 80

AnHòa

CầnĐăng

VĩnhHanh

BìnhThạnh

VĩnhBình

BìnhHòa

VĩnhAn

HòaBìnhThạnh

VĩnhLợi

VĩnhNhuận

TânPhú

VĩnhThành

Có thể nói, Huyện Châu Thành là 1 Huyện thuần về nông nghiệp, đa số các xã đều có tỷ

lệ đất nông nghiệp từ 80% trở lên Riêng Xã Bình Thạnh và thị Trấn An Châu tỷ lệ đất nông

nghiệp từ 58-65% do Thị Trấn An Châu là khu vực thành thị đồng thời tiếp giáp với bờ phía

tây của dòng sông Hậu nên tỷ lệ diện tích sông suối khá lớn lên đến 15% Đối với xã Bình

Thạnh do diện tích của xã nhỏ và đây là đất cồn nên diện tích sông và suối chiếm khoảng 32%

làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại

Ngày đăng: 19/05/2017, 09:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w