Chức năng của hệ thống.+ Thông tin về vận hành( tình trạng thiết bị).+ Trình tự khởi động và dừng.+Liên động vận hành.+Liên động bảo vệ.+Lựa chọn chế độ vận hành..Mức điều khiển(có 4 mức).+ Mức điều khiển của người vận hành.+ Mức điều khiển chính.+ Mức điều khiển đơn vị.+ Mức điều khiển quá trình sản xuất..Trang bị:+ Hệ thống các bảm nút bấm phần của bàn điều khiển Trung tâm.+ Hệ thống các máy tính cho các công đoạn chịu sự chi phối của phòng điều hành Trung tâm.+ Hệ thống các tủ điều khiển đơn vị (tại công đoạn).+ Hệ thống các tủ chuyển tiếp nối giữa các tủ điều khiển đơn vị U=24Vdc và mạch động lực.
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúcTRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
BẢN NHẬN XẫT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực hiện: Trương Ngọc Hải Lớp: 02D,DT2
Chuyên ngành: TĐH Khoa: Điện
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Tuấn Học hàm, học vị: Thạc sỹ
Đơn vị công tác: Khoa Điện – Trường Đại học Sao Đỏ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài:
Bộ điều khiển lập trình ( PLC, Programmable Logic Controller ) và biến tần ngàynay được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực tự động hoá Không chỉ được sử dụng trong các dây chuyền máy móc sản xuất công nghiệp … mà còn cả trong xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, nông nghiệp, khai thác tài nguyên … Chính vì vậy việc nắm bắt
kỹ năng sử dụng và khai thác PLC và biến tần là mục tiêu cấp thiết đặt ra đối với cán
bộ, kỹ sư làm việc trong các ngành nghề có liên quan đến ứng dụng tự động hoá
Đối với sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật điện, khi đang còn ngồi trên ghế nhà
trường, việc học tập, nghiêm cứu và tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng PLC và biến tần trong các mạch điện khởi động, động cơ là rất cần thiết Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu này giúp sinh viên bước đầu có được những kiến thức
cơ bản về PLC và biến tần để tích luỹ và nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến
2 Bố cục và trình bày đồ án, khóa luận:
Bản đồ án tốt nghiệp “Ứng dụng PLC và biến tần thiết kế hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ điện xoay chiều 3 pha.”, do sinh viên Trương Ngọc Hải thực hiện,
gồm có 65 trang được trình bày trên khổ giấy A4 Trong đó: Lời nói đầu – 2 trang; Chương 1-17 trang; Chương 2 – 30 trang; Chương 3 – 13 trang; Kết luận – 1 trang Tàiliệu tham khảo – 1trang
Chương 1: Tổng quan về các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện xoay chiều 3 pha
Chương 2: Tổng quan về PLC và biến tần
Trang 2Chương 3: Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều 3 pha bằng PLC S7-1200 và biến tần 3G3JX.
3 Kết quả đạt được:
Chương 1: Tác giả đó trỡnh bày được khái quát về cấu tạo cơ bản của động cơ điện xoay chiều không đồng bộ 3 pha, các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điệnxoay chiều 3 pha Từ phân tích các đặc điểm của các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ xoay chiều 3 pha, tác giả đó lựa chọn phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ bằng biến tần
Chương 2: Tác giả đó giới thiệu tổng quan về PLC và biến tần Trong đó tác giả
đó giới thiệu cụ thể về PLC s7-1200 và phần mềm TIA Potal đi kèm; biến tần 3G3JX
và các thông số cài Đây là các thiết bị chính đóng vai trũ quyết định của hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ điện xoay chiều 3 pha
Chương 3: Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều 3 pha Tác giả đã mô tả được chi tiết kết cấu phần cứng, nguyên lý hoạt động của hệ thống
Từ mô tả hệ thống tác giả đó tính tóan lựa chọn được các thiết bị, thiết kế phần cứng, thiết kế phần mềm, chạy mô phỏng v.v…
Ngoài thực hiện phần lý thuyết, tác giả đó thực hiện thiết kế chế tạo được mô hỡnh thiết bị phự hợp với nội dung yêu cầu đề tài Mô hình điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều 3 pha có thể dùng cho giảng dạy các bài thực hành trong các môn học có liên quan đến PLC; biến tần và nghiờn cứu khoa học
4 Tinh thần, thái độ của sinh viên trong quá trỡnh làm đồ án, khóa luận:
Ngay sau khi nhận đề tài tốt nghiệp Sinh viên Trương Ngọc Hải – Lớp
02ĐĐT2 , đó chủ động gặp giảng viên hướng dẫn trao đổi và nhận nhiệm vụ Từ nội
dung nhiệm vụ đồ án được giao, sinh viên Trương Ngọc Hải đó xác định được nội
dung đồ án được chia thành hai phần lớn là: Phần lý thuyết (trình bày theo qui định chung) – Phần thực hành, thực nghiệm (Thiết kế bàn thí nghiệm điều khiển tốc độ
động cơ xoay chiều 3 pha bằng PLC và biến tần) Để thực hiện phần lý thuyết tác giả
đó tìm hiểu các tài liệu khoa học có liên quan đến nội dung đồ án có trong thư viện, trên các trang mạng Phần thực hành, thực nghiệm tác giả đó tham khảo các mẫu mô hình có sẵn tại phòng thí nghiệm của khoa, từ đó xây dựng và thiết kế chế tạo được
bàn thí nghiệm điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều 3 pha đẹp, chắc chắn, phù hợp
với nội dung nhiệm vụ đồ án đề ra
Trang 3Trong thời gian làm đề tài sinh viên Sinh viên Trương Ngọc Hải đă thường
xuyên gặp gỡ, trao đổi với giảng viên hướng dẫn để báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện và thực hiện đúng yêu cầu đề ra
5 Kết luận:
Đồng ý cho tác giả được bảo vệ trước hội đồng tốt nghiệp
6 Điểm đánh giá:
Hải Dương, ngày 29 tháng 5 năm 2015
Giảng viên hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Phạm Văn Tuấn
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu đưa ra trong đồ án tốt nghiệp này là các kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của Th.s Phạm Văn Tuấn, không sao chép bất kỳ kết quả nghiên cứu nào của các tác giả khác
Nội dung nghiên cứu có tham khảo và sử dụng một số thông tin, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được liệt kê trong danh mục các tài liệu tham khảo
Nếu sai tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Trương Ngọc Hải
Trang 6MỤC LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 9LỜI NÓI ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Ngày nay đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện đại hóa đất nước các ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng để đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu cho sản xuất Đi đôi với sự phát triển công nghiêp hoá và hiện đại hoá đấtnước thì ngành điện, điện tử có vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp nói chung và đời sống con người nói riêng
Sự phát triển của khoa hoc kỹ thuật và sựu phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật máy tính, cho ra đời các thiết bị điều khiển số như: CNC, PLC… Các thiết bị này cho phép khắc phục được rất nhiều các nhược điểm của hệ thống điều khiển trước đó, đáp ứng được yêu cầu kinh tế và kỹ thuật trong sản xuất
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ như hiện nay việc ứng dụng thiết bị logic khả trình PLC để tự động hóa quá trình sản xuất nhằm mục tiêu tăng năng suất lao động, giảm sức lao động của con người, nâng cao chất lượng sản phẩm đang là mộtvấn đề cấp thiết và có tính thời sự cao Việc ứng dụng PLC vào sản xuất và cuộc sống cần phổ biến và mở rộng trong thực tiễn
Với việc ứng dụng PLC vào thực tiễn Nhóm chúng em đã sử dụng PLC trong việc điều khiển hệ thống đài phun nước
Là sinh viên chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử Sau những năm
tháng học tập tại trường Đại học Sao Đỏ, em được giao đồ án tốt nghiệp “Ứng dụng PLC và biến tần thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều 3 pha”, dưới
sự hướng dẫn của giảng viên Phạm Văn Tuấn
2 Mục đính nghiên cứu
Nghiên cứu và thiết kế mô hình điều khiển động cơ xoay chiều 3 pha bằng PLC s7-1200 kết hợp biến tần
3 Phạm vi nghiên cứu.
Tham khảo các tài liệu về PLC, biến tần
Tham khảo tài liệu động cơ
Tìm hiểu về hoạt động của một số PLC
Bằng cách vận dụng những kiến thức có được trong quá trình học học tập, tham khảo các loại tài liệu.nhóm thực hiện tiến hành tìm hiểu, thiết kế mô hình điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều 3 pha Quá trình thực nghiệm giúp nhóm thực hiện tự hoàn thiện và bổ sung kiến thức mới Đặc biệt là tìm được hướng nghiên cứu thích hợp nhất
để hoàn thiện và hoàn thiện được đề tài
4 Kết cấu của đồ án
Trang 10Đồ án gồm có các chương như sau:
Chương I: Tổng quan về các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện xoay chiều 3 pha.
Chương II: Tổng quan về PLC và biến tần.
Chương III: Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều 3 pha bằng plc s7-1200 và biến tần 3g3jx.
• Kết luận
• Tài liệu tham khảo
Trong quá trình làm đồ án, với sự tìm tòi và nghiên cứu của bản thân, đặc biệt là
sự giúp đỡ rất nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Th.s Phạm Văn Tuấn em đã hoàn
thành đồ án này Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên đồ án này của
em không tránh khỏi những thiếu xót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đồ án của em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Dương, ngày 29 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Trương Ngọc Hải
Trang 11CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ
ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA
1.1 Tổng quan về động cơ không đồng bộ xoay chiều 3 pha
Trong quá trình khai thác sử dụng các tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho nền kinh tế quốc dân nói riêng và các hoạt động của xã hội nói chung, không thể không nóiđến sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác Trong đó, động cơ điện là thiết bị biến đổi từ điện năng thành cơ năng có vai trò rất to lớn trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng và rất nhiều lĩnh vực khác
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và kỹ thuật hiện đại Đặc biệt trong lĩnh vực điện tử và bán dẫn công suất (transistor công suất, tiristor, triac…) đã tạo điềukiện cho việc sử dụng các động cơ điện có hiệu quả và đưa ra nhiều phương án để lựa chọn những loại động cơ thích hợp
Hiện nay, động cơ điện không đồng bộ được sử dụng rộng rãi chiếm tỷ lệ rất caovới mức công suất nhỏ từ vài chục W đến mức công suất trung bình hàng trăm kW Với những ưu điểm nổi bật của nó như: giá thành hạ (chỉ bằng 1/6 động cơ điện một chiều khi có cùng công suất), làm việc tin cậy chắc chắn, hiệu suất cao… Ngoài ra
động cơ không đồng bộ còn dùng trực tiếp lưới điện xoay chiều ba pha nên không cần trang bị thêm thiết bị biến đổi kèm theo, giảm phức tạp cho hệ thống
Tuy nhiên, với mỗi loại động cơ đều có những nhược điểm riêng của nó Đối với động cơ không đồng bộ bên cạnh những ưu điểm kể trên nó có một số nhược điểm
sau: Đặc tính điều chỉnh không tốt, cosϕ thấp, khống chế các quá trình quá độ khó
khăn Riêng đối với động cơ rô to lồng sóc có đặc tính khởi động tương đối xấu Chính
vì những lý do đó nên ứng dụng của nó trong một số điều kiện cụ thể còn có phần bị hạn chế
Với những ưu điểm nổi bật của động cơ không đồng bộ thì việc ứng dụng nó
trong những lĩnh vực của cuộc sống ngày càng được phát triển và cải tiến về mọi mặt
1.2 Cấu tạo
Giống như các loại máy điện quay khác, động cơ không đồng bộ ba pha gồm có các bộ phận chính sau:
+ Phần tĩnh hay còn gọi là stato
+ Phần quay hay còn gọi là rôto
Trang 12
Hình 1.1: Cấu tạo động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha
1 Lõi thép stato; 2 Dây quấn stato; 3 Lắp máy; 4 Ổ bi; 5 Trục máy ;
6 Hộp đấu dây; 7 Lõi thép roto; 8 Thân máy; 9 Quạt làm mát; 10 Hộp quạt
1.2.1 Phần tĩnh ( Stato)
Cấu tạo stato bao gồm võ, lõi thép và dây quấn:
Vỏ máy
Vỏ máy là nơi cố định lõi sắt, dây quấn và đồng thời là nơi ghép nối nắp hay gối
đỡ trục Vỏ máy có thể làm bằng gang, nhôm hay thép Để chế tạo vỏ máy người ta cóthể đúc, hàn, rèn Vỏ máy có hai kiểu: vỏ kiểu kín và vỏ kiểu bảo vệ Vỏ máy kiểu kín yêu cầu phải có diện tích tản nhiệt lớn người ta làm nhiều gân tản nhiệt trên bề mặt vỏ máy Vỏ kiểu bảo vệ thường có bề mặt ngoài nhẵn, gió làm mát thổi trực tiếp trên bề mặt ngoài lõi thép và trong vỏ máy
Hộp cực là nơi để đấu điện từ lưới vào Đối với động cơ kiểu kín hộp cực yêu cầu phải kín, giữa thân hộp cực và vỏ máy với nắp hộp cực phải có gioăng cao su
Trên vỏ máy còn có bu lông vòng để cẩu máy khi nâng hạ, vận chuyển và bu
lông tiếp mát
Lõi thép
Lõi thép là phần dẫn từ Vì từ trường đi qua lõi thép là từ trường quay nên để giảm
tổn hao, lõi thép được làm bằng những lá thép kỹ thuật điện dày 0,5 mm ép lại với
nhau tạo thành khối lõi thép
Trang 13
Khi đường kính ngoài của lõi thép nhỏ hơn 990mm thì dùng cả tấm thép tròn
ép lại Khi đường kính ngoài lớn hơn trị số trên thì phải dùng những tấm thép hình
rẻ quạt ( hinh 1.2 ) ghép lại thành khối tròn
Các lá thép kỹ thuật điện đều có phủ sơn cách điện trên bề mặt để giảm hao tổn do dòng điện xoáy gây nên Nếu lõi thép ngắn thì có thể ghép thành một khối nếu lõi thép quá dài thì ghép thành những tấm ngắn mỗi tấm thép dài từ 6 đến 8 cm đặt cách nhau 1cm để thông gió cho tốt Mặt trong cùa lá thép có xẻ rãnh để đặt dây quấn
Dây quấn
Dây quấn stato được đặt vài các rãnh của lõi thép và được cách điện tốt với lõi thép Dây quấn phấn ứng là phần dây bằng đồng được trong các rãnh phần ứng và làm thành một hoặc nhiều vòng kín Dây quấn là bộ phận quan trọng nhất của động cơ vì
nó trực tiếp tham gia vào quá trình biến đổi năng lượng từ điện năng thành cơ năng Đồng thời về mặt kinh tế thì giá thành của dây quấn cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong toàn bộ giá thành của máy
+ Các yêu cầu đối với dây quấn bao gồm
- Sinh ra được một sức điện động cần thiết có thể cho một dòng điện nhất định chạy qua mà không bị nóng quá một nhiệt độ nhất định để sinh ra một mômen cần
thiết đồng thời đảm bảo đổi chiều tốt
- Triệt để tiết kiệm vật liệu, kết cấu đơn giản làm việc chắc chắn an toàn
+ Dây quấn stato theo lớp dây quấn gồm hai loại chính
- Dây quấn một lớp
Hình 1.2: Tấm thép hình rẻ quạt
Trang 14- Dây quấn hai lớp
+ Dây quấn stato theo kiếu nhóm bối dây:
- Dây quấn kiểu đồng tâm
- Dây quấn kiểu đồng khuôn
1.2.2 Phần quay ( Rôto )
Rôto của động cơ không đồng bộ gồm lõi sắt, dây quấn và trục (đối với động cơ dây quấn còn có vành trượt)
Lõi thép:
Lõi thép của rôto bao gồm các lá thép kỹ thuật điện như của stato, điểm khác biệt
ở đây là không cần sơn cách điện giữa các lá thép vì tần số làm việc trong rôto rất
thấp, chỉ vài Hz, nên tổn hao do dòng phu cô trong rôto rất thấp Lõi thép được ép trực tiếp lên trục máy hoặc lên một giá rôto của máy Phía ngoài của lõi thép có xẻ rãnh để đặt dây quấn rôto
Rôto có dây quấn giống như dây quấn stato Máy điện kiểu trung bình trở lên
dùng dây quấn kiểu sóng hai lớp, vì bớt những dây đầu nối, kết cấu dây quấn trên rôto chặt chẽ Máy điện cỡ nhỏ dùng dây quấn đồng tâm một lớp Dây quấn ba pha của rôto thường đấu hình sao
Đặc điểm của loại động cơ kiểu dây quấn là có thể thông qua chổi than đưa điện trở phụ hay suất điện động phụ vào mạch rôto để cải thiện tính năng mở máy, điều
chinh tốc độ hay cải thiện hệ số công suất của máy
Hình 1.3: Rôto kiểu dây quấn
Trang 15+ Loại rôto kiểu lồng sóc:
Hình 1.4: Rôto kiểu lồng sóc a) Dây quấn rôto lồng sóc b) Lõi thép roto c ) Kí hiệu động cơ
Loại rôto kiểu lồng sóc: Dây quấn là các thanh đồng hoặc thanh nhôm đặt trong các rãnh của lõi thép, có chiều dài hơn lõi thép và được nối tắt lại ở hai đầu bằng hai vòng ngắn mạch bằng đồng hoặc bằng nhôm làm thành một cái lồng mà người ta quen gọi là lồng sóc
Nếu là rôto đúc nhôm thì trên vành ngắn mạch còn có các cánh khoáy gió
Rôto thanh đồng được chế tạo từ đồng hợp kim có điện trở suất cao nhằm mục đích nâng cao mô men mở máy
Để cải thiện tính năng mở máy, đối với máy có công suất lớn, người ta làm rãnh rôto sâu hoặc dùng lồng sóc kép Đối với máy điện cỡ nhỏ, rãnh rôto được làm chéo góc so với tâm trục
Dây quấn lồng sóc không cần cách điện với lõi thép
Trang 16n N
S
1.3 Nguyên lý làm việc
Như đã biết trong vật lý, khi cho dòng điện ba pha vào ba cuộn dây đặt lệch nhau
120o trong không gian thì từ trường tổng mà ba cuộn dây tạo ra trong là một từ trường quay Nếu trong từ trường quay này có đặt các thanh dẫn điện thì từ trường quay sẽ quét qua các thanh dẫn điện và làm xuất hiện một sức điện động cảm ứng trong các thanh dẫn
Nối các thanh dẫn với nhau và làm một trục quay thì trong các thanh dẫn sẽ có dòng điện (ngắn mạch) có chiều xác định theo quy tắc ban tay phải Từ trường quay lạitác dụng vào chính dòng điện cảm ứng này một lực từ có chiều xác định theo quy tắc ban tay trái và tạo ra mômen làm quay rôto theo chiều quay của từ trường quay
Tốc độ quay của rôto luôn nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường quay Nếu rôto
quay với tốc độ bằng tốc độ của từ trường quay thì từ trường sẽ quét qua các dây quấn phần cảm nên sđđ cảm ứng và dòng điện cảm ứng sẽ không còn, mômen quay cũng không còn Do mômen cản rôto sẽ quay chậm lại sau từ trường và các dây dẫn rôto lại
bị từ trường quét qua, dòng điện cảm ứng lại xuất hiện và do đó lại có mômen quay làm rôto tiếp tục quay theo từ trường nhưng với tốc độ luôn nhỏ hơn tốc độ từ trường.Động cơ làm việc theo nguyên lý này gọi là động cơ không đồng bộ (KĐB) xoay chiều
Hình 1.5: Sơ đồ nguyên lý làm việc của ĐC KĐB XC ba pha
Nếu gọi tốc độ từ trường quay là ωo (rad/s) hay no (vòng/phút) thì tốc độ quay của roto là ω ( hay n ) luôn nhỏ hơn ( ω < ωo ; n < no ) Sai lệch tương tối giữa hai tốc
độ gọi là độ trượt s:
(1.1)
Từ đó ta có:
Trang 17f1 - tần số điện áp đặt lên cuộn dây stato.
Tốc độ ωo là tốc độ lớn nhất mà rôto có thể đạt được nếu không có lực cản nào Tốc độ này gọi là tốc độ không tải lý tưởng hay tốc độ đồng bộ
Ở chế độ động cơ, độ trượt s có giá trị 0 ≤ s ≤ 1
Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây phần ứng ở rôto cũng là dòng điện xoay
chiều với tần số xác định bởi tốc độ tương đối của roto đối với từ trường quay:
Trang 18Các lĩnh vực ứng dụng của động cơ không đồng bộ như:
- Trong công nghiệp, động cơ không đồng bộ ba pha thường được dùng làm
nguồn động lực cho các máy cán thép loại vừa và nhỏ, cho các máy công cụ ở các nhà máy công nghiệp nhẹ…Trong hầm mỏ dùng làm động cơ máy tời hay quạt gió
- Trong nông nghiệp dùng trong các trạm bơm hay máy gia công nông phẩm
- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, động cơ điện không đồng bộ cũng chiếm một vị trí rất quan trọng như làm quạt gió, máy bơm nước, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ… nhất là loại động cơ rôto lồng sóc
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất điện khí hóa và tự động hóa, thì phạm vi ứng dụng của động cơ không đồng bộ ngày càng được cải thiện và mở rộng
1.5 Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ xoay chiều pha
Động cơ không đồng bộ khi mắc vào nguồn điện có tần số f1 thì ta có biểu thức của tốc độ:
Trong đó:
ω: Tốc độ quay của rôto;
ω0 : tốc độ không tải lý tưởng;
s : Hệ số trượt của động cơ.
Trang 19phần đáng kể công suất đầu vào không được sử dụng hiệu quả Hầu hết thời gian
mômen động cơ sinh ra đều lớn hơn mômen yêu cầu của tải
Khi khởi động trực tiếp từ lưới nguồn, dòng khởi động rất lớn Điều này làm tổn thất công suất lớn trên đường truyền và trong rôto, làm nóng động cơ, thậm chí có thể làm hỏng lớp cách điện Dòng khởi động lớn có thể làm sụt điện áp nguồn, ảnh hưởng đến các thiết bị khác dùng chung nguồn với động cơ
Khi chạy không tải, dòng điện chạy trong động cơ chủ yếu là dòng từ hóa, tải hầunhư chỉ có tính cảm Kết quả là hệ số công suất ( PF: Power Factor ) rất thấp, khoảng 0,1 Khi tải tăng lên dũng điện làm việc bắt đầu tăng Dòng điện từ hóa duy trì hầu nhưkhông đổi trong suốt quá trình hoạt động từ không tải đến đầy tải Vì vậy khi tải tăng
hệ số công suất cũng lên Khi động cơ làm việc với hệ số công suất nhở hơn 1, dòng điện trong động cơ không hoàn toàn sin Điều này cũng làm giảm chất lượng công suấtnguồn, ảnh hưởng đến các thiết bị khác dùng chung nguồn với động cơ
Trong quá trình làm việc, nhiều lúc cần dừng khẩn cấp hoặc đảo chiều động cơ
Độ chính xác trong tốc độ, khả năng dừng chính xác, đảo chiều tốt làm tăng năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm Trong các ứng dụng trước đây các phương pháp hãm cơ được sử dụng Lực ma sát giữa phần cơ và má phanh có tác dụng hãm Tuy nhiên việc hãm này rất kém hiệu quả và tổn hao nhiệt lớn
Trong nhiều ứng dụng, công suất đầu vào là một hàm phụ thuộc vào tốc độ như quạt, máy bơm Ở những tải loại này, mômen cản tỷ lệ với bình phương tốc đô, công suất tỷ lệ với lập phương của tốc độ Do đó việc điều chỉnh tốc độ, điều này phụ thuộc vào tải, có thể tiết kiệm điện năng Tính toán cho thấy việc giảm 20% tốc độ động cơ
có thể tiết kiệm được 50% công suất đầu vào Mà điều này là không thể thực hiện
được đối với những động cơ sử dụng trực tiếp điện áp lưới
Khi lưới điện cấp cho động cơ có hệ số công suất nhỏ hơn đơn vị, dòng điện
trong động cơ chứa nhiều thành phần điều hòa bậc cao Điều này làm tăng tổn thất
trong động cơ dẫn đến giảm tuổi thọ của động cơ Momen sinh ra bởi động cơ bị gợn sóng Các thành phần điều hòa bậc cao có thể loại bỏ khi hoạt động ở tần số cao bởi tính chất cảm của động cơ Nhưng ở tần số thấp động cơ chạy sẽ bị rung, làm ảnh
hưởng đến các vòng đồng của rôto Động cơ làm việc ở lưới nguồn không ổn định nếu không được bảo vệ sẽ làm giảm tuổi thọ của động cơ
Từ những phân tích trên ta thấy rằng cần phải có một hệ điều khiển thông minh
Sự phát triển của các van công suất, công nghệ sản xuất IC tích hợp cao cho ra đời
những bộ vi xử lý có tốc độ xử lý ngày càng nhanh và sự phát triển của kỹ thuật tính toán đó dẫn đến việc điều khiển động cơ không đồng bộ có thể đạt được chất lượng cao
Trang 20Hình 1.6: Sơ đồ nguyên lý hệ truyền động điện có điều chỉnh tần số.
Tương ứng với sự điều chỉnh các thông số trên ta có các phương pháp điều chỉnh động cơ không đồng bộ:
- Thay đổi tần số f1 của nguồn cấp
- Thay đổi số cực 2p
- Điều chỉnh điện áp đặt vào stato
- Điều chỉnh điện trở mạch rôto
- Dùng sơ đồ nối tầng động cơ không đồng bộ
1.5.1 Điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ bằng cách thay đổi tần số
1.5.1.1 Nguyên lý điều chỉnh
Tần số của lưới điện quyết định giá trị tốc độ góc của từ trường quay trong máy điện, do đó bằng cách thay đổi tần số dòng stato ta có thể điều chỉnh được tốc độ của động cơ Để thực hiện phương pháp điều chỉnh này ta dùng bộ nguồn biến tần BT để cung cấp cho động cơ Sơ đồ tổng quát của hệ như sau:
Máy điện được chế tạo để hoạt động ở tần số định mức nên khi thay đổi tần số chế độ làm việc của máy điện cũng bị thay đổi vì tần số có ảnh hưởng trực tiếp đến từ thông của máy điện Quan hệ này có thể được phân tích nhờ phương trình cân bằng điện áp đối với mạch stato của máy điện:
Trong đó:
Sức điện động cảm ứng trong cuộn dây stato;
Trang 21Từ thông móc vòng qua cuộn dây stato;
c Hằng số tỷ lệ;
Điện áp đặt vào stato động cơ;
f 1 Tần số dòng stato.
Nếu bỏ qua sụt áp trên tổng trở của cuộn dây stato ta có :
Từ phương trình trên ta thấy nếu giữ nguyên điện áp U1 (U1 = const), khi tăng tần
số f1 thì từ thông trong máy sẽ giảm làm cho mômen của máy điện giảm Nếu mômen tải không thay đổi hoặc là hàm tăng của tốc độ thì khi đó dòng điện cũng phải tăng để cho mômen cân bằng với mômen tải Kết quả là động cơ bị quá tải về dòng Ngược lại khi giảm tần số để giảm tốc độ lại dẫn đến từ thông tăng lên làm tăng mức độ từ hoá lõi thép, tăng tổn hao thép và làm nóng máy điện
Như vậy khi điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi tần số thì ta cũng phải thay đổiđiện áp một cách tương ứng
Người ta chứng minh được rằng, khi thay đổi tần số, nếu đồng thời điều chỉnh
điện áp sao cho hệ số quá tải của động cơ không thay đổi thì chế độ làm việc của động cơ luôn được duy trì ở mức tối ưu giống như khi làm việc ở thông số định mức Khi đó hiệu suất và cos của máy trong toàn dải điều chỉnh gần như không đổi
1.5.1.2 Các đặc tính điều chỉnh
Đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ khi điều chỉnh tần số không chỉ phụ
thuộc vào tần số mà còn phụ thuộc vào quy luật thay đổi điện áp, nghĩa là còn phụ
thuộc đặc tính của phụ tải
- Khi Mc = const
Trang 22- Khi Mc = ω2
Trang 231.5.1.3 Các ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng
Phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ bằng cách thay đổi tần số
có các ưu, nhược điểm sau:
- Hệ thống điều chỉnh tốc độ dùng biến tần có thể hãm tái sinh cho nên nguồn xoay chiều này có thể làm việc ở cả 4 góc tọa độ
Hình 1.7: Các đặc tính điều chỉnh khi điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ bằng tần số với các loại tải khác nhau.
Trang 24Hình 1.8: Sơ đồ tổng quát của hệ truyền động điện không đồng bộ có điều chỉnh điện áp nguồn.
1.5.2 Điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ bằng cách thay đổi số đôi cực
Khi thay đổi số đôi cực p của máy điện không đồng bộ, tốc độ từ trường quay thay đổi và do đó tốc độ động cơ rôto cũng biến đổi theo Quan hệ đó thể hiện trong biểu thức tốc độ sau:
Động cơ đa tốc thường có rôto lồng sóc, vì rôto này có khả năng tự biến đổi số cực rôto theo stato Do đó, số cực, điện trở và điện kháng rôto tự thay đổi nhịp nhàng với stato Đối vơi động cơ không đồng bộ rôto dây quấn, phương pháp này hiếm khi được sử dụng vì khi thay đổi số cực stato ta đồng thời phải thay đổi số cực rôto, làm cho cấu trúc động cơ rṍt phức tạp
1.5.3 Điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ bằng cách thay đổi điện áp đặt vào stato
Trang 25Theo công thức về mômen M = cmI’2φ, trong đó cm là hằng số, thì khi điện áp lưới U1 = xUđm, thì sức điện động E và từ thông φ cùng bằng x lần giá trị ban đầu và I’2tăng lên 1/x lần Vì hệ số trượt:
nên hệ số trượt s sẽ bằng 1/x2 lần hệ số trượt cũ và tốc độ động cơ điện ở điện áp
sẽ là:
Khi điện áp khác với giá trị định mức, mômen tới hạn Mth sẽ thay đổi đổi tỷ lệ với bình phương điện áp, còn độ trượt tới hạn sth thì giữ nguyên, nghĩa là:
Đặc tính điều chỉnh có dạng như sau:
Trang 261.5.3.2 Các ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng
Phương pháp này thích hợp với truyền động mà mômen tải là hàm tăng theo tốc
độ như: quạt gió, bơm ly tâm
1.5.4 Phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ bằng cách điều chỉnh điện trở mạch rôto
1.5.4.1 Nguyên lý điều chỉnh
Khi thay đổi điện trở mạch rôto (bằng cách thay đổi điện trở phụ Rf mắc vào
rôto), dòng điện stato I1 và do đó mômen của động cơ cũng thay đổi, dẫn đến tốc độ của động cơ cũng thay đổi Sơ đồ nguyên lý và đặc tính cơ của động cơ không đồng bộkhi điều chỉnh bằng phương pháp này như sau:
Hình 1.9: Các đặc tính cơ khi điều chỉnh điện áp stato, U 12 > U 11
Trang 27Giả sử động cơ đang làm việc xác lập với đặc tính tự nhiên có tải là Mc và tốc độ
là ω1, điểm làm việc là điểm a trên đồ thị hình 10 Để điều chỉnh tốc độ ta đóng một
điện trở Rf vào cả ba pha rôto, khi đó điện trở mỗi pha rôto là Điện trở rôto tăng, từ sơ đồ mạch điện thay thế hình Γ đơn giản hóa ta thấy dòng điện stato I1 giảm đột biến và do đó mômen của động cơ cũng giảm Do quán tính của động cơ nên tốc độ không thay đổi đột ngột Điểm làm việc chuyển từ điểm a đến điểm b Tại thời điểm đó, M < Mc nên hệ giảm tốc Mặt khác, theo quan hệ (7), vì tốc độ giảm, độ trượttăng nên suất điện động cảm ứng trong rôto E2 tăng lên Do đó, dòng điện ở rôto và mômen động cơ lại tăng cho đến khi M = Mc thì hệ xác lập nhưng với tốc độ mới ω2 <
ω1 Trạng thái này ứng với điểm a’ trên đặc tính điều chỉnh
Trang 28Từ các ưu, nhược điểm trên, đây là một phương pháp được sử dụng rộng rãi, mặc
dù đây không phải là phương pháp kinh tế nhất Nó được ứng dụng nhiều trong điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ rôto dây quấn Phương pháp này được sử dụng trong các hệ thống có các động cơ không đồng bộ làm việc ngắn hạn hay ngắn hạn lặp lại, và thích hợp với các hệ thống yêu cầu tốc độ không cao như cần trục, cầu trục…
1.5.5 Phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ bằng sơ đồ nối tầng
1.5.5.1 Nguyên lý điều chỉnh
Điều chỉnh tốc độ của động cơ không đồng bộ trong các sơ đồ nối tầng được thựchiện bằng cách đưa vào rôto của nó một sức điện động Ef Sức điện động phụ này có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với sức điện động cảm ứng trong mạch rôto E2 và có tần số bằng tần số rôto Sức điện động phụ có thể là xoay chiều hoặc một chiều như sơ
đồ nguyên lý sau:
Nguyên lý điều chỉnh tốc độ động cơ trong các sơ đồ này như sau:
Giả thiết Đ làm việc ở trạng thái động cơ nghĩa là nó tiêu thụ năng lượng từ lưới
và sinh năng lượng trượt ở mạch rôto Khi đưa Ef vào, dòng điện rôto khi đó:
Hình 1.11: Sơ đồ nguyên lý khi đưa sức điện động phụ vào mạch rôto
Trang 29Ta giả thiết Mc = const và động cơ đang làm việc xác lập trên đặc tính ứng với một giá trị Ef nào đó Nếu tăng Ef lên thì dòng I2 giảm, mômen điện từ của động cơ giảm và có giá trị nhỏ hơn mômen Mc, nên tốc độ của động cơ giảm Khi tốc độ giảm,
độ trượt tăng làm cho E2 = E2nms tăng lên Kết quả là dòng điện rôto I2 và mômen điện
từ tăng lên Cho đến khi mômen của thiết bị nối tầng cân bằng với mômen Mc thì quá trình giảm tốc kết thúc, động cơ làm việc với tốc độ nhỏ hơn trước
Khi | E2 | = | Ef |, I2 = 0 động cơ có tốc độ không tải lý tưởng ω0lt Khi Ef = 0 động
cơ làm việc trên đặc tính gần đặc tính tự nhiên
1.5.5.2 Các ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng
Ưu điểm
Chỉ tiêu năng lượng cao do tận dụng được công suất trượt ở mạch rôto
Nhược điểm
Mạch điều khiển và mạch động lực phức tạp dẫn đến chi phí vận hành và sửa
chữa lớn Phạm vi điều chỉnh tốc độ của hệ thống không lớn lắm và mômen của động
cơ giảm khi tốc độ giảm xuống
Phạm vi ứng dụng
Phương pháp điều chỉnh công suất trượt thường áp dụng cho các truyền động
công suất lớn vì khi đó tiết kiệm điện năng có ý nghĩa lớn Phương pháp này nên áp dụng cho các truyền động có số lần khởi động, dừng máy và đảo chiều ít vì thường ta khởi động bằng phương pháp khác cho đến khi tốc độ đến vùng làm việc thì mới sử dụng phương pháp này để điều chỉnh tốc độ
1.5.6 Lựa chọn phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ xoay chiều
ba pha
Từ việc phân tích các ưu, nhược điểm của các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ xoay chiều 3 pha với động cơ trong yêu cầu của đồ án là động cơ xoay chiều
ba pha ta lựa chọn phương pháp tối ưu là phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ
bằng cách thay đổi tần số với phương pháp này có nhiều ưu điểm:
- Điều chỉnh vô cấp tốc độ quay của động cơ
- Dải điều chỉnh tốc độ D lớn
- Hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ dùng biến tần mắc trực tiếp từ lưới điện
Trang 30- Hệ thống điều chỉnh tốc độ dùng biến tần có thể hãm tái sinh cho nên nguồn xoaychiều này có thể làm việc ở cả 4 góc tọa độ.
- Có khả năng điều chỉnh tần số theo giá trị tốc độ đặt mong muốn
- Có khả năng điều chỉnh điện áp theo tần số để duy trì từ thông khe hở không đổi trong vùng điều chỉnh momen không đổi
- Có khả năng cung cấp dòng điện định mức ở mọi tần số
Do vậy ta lựa chọn Biến tần để điều chỉnh tốc độ động cơ xoay chiều ba pha
Trang 31CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ PLC VÀ BIẾN TẦN
2.1 Tổng quan về PLC s7-1200
PLC viết tắt của Programmable Logic Controller là thiết bị điều khiển lập trình được cho phép thực hiện linh hoạt các thực toán điều khiển logic thong qua một ngôn ngữ lập trình người sử dụng có thể lập trình để thực hiện môt loạt trình tự các sự kiện.Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích tác động vào plc hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định kì hay thời gian được đếm Một khi sự kiện được kích hoạt thật sự, nó bật ON hay OFF các thiết bị điều khiển bên ngoài được gọi là
thiết bị vật lý Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục lặp trong chương trình do người
sử dụng lập ra chờ tín hiệu ở ngõ vào và xuất tín hiệu ở ngõ ra tại các thời điểm đã lập trình
Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển dung dây nối, người ta đã chế tao bộ điều khiển plc nhẳm thoả mãn các yêu cẩu sau:
+ Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ học
+ Gọn nhẹ, dễ bảo quản, sửa chữa
+ Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp
+ Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp
+ Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như máy tính, nối mạng, các module
mở rộng
Các thiết kế đầu tiên là nhằm thay cho các phần cứng Relay dây nối và các
logic thời gian Tuy nhiên bên canh đó việc đòi hỏi tăng cường dung lượng nhớ và tính
dễ dàng cho PLC mà vẫn đảm bảo tốc độ xử lí cũng như giá cả
Chính điều này đã tạo ra sự quan tâm sâu sắc đến việc sử dụng PLC trong công nghiệp, các tập lệnh nhanh chống đi từ các lệnh logic đơn giản đến các lệnh đếm, định thời, thanh ghi dịch Sự phát triển các máy tính dẫn đến các bộ PLC có dung lượng lớn, số lượng I/O nhiều hơn
Trong PLC phần cứng CPU và chương trình là đơn vị cơ bản cho quá trình điềukhiển và sử lí hệ thống, chức năng mà bộ điều khiển cần thực hiện sẽ được xác định bằng một chương trình Chương trình này sẽ được nạp sẵn vào bộ nhớ của
PLC, PLC sẽ thực hiện việc điều khiển dựa vào chương trình này Như vây nếu muốn thay đổi hay mở rộng chức năng cửa quy trình công nghệ Ta chỉ cần thay đổi chương trình bên trong bộ nhớ PLC Việc thay đổi hay mở rộng chức năng sẽ được thực hiện một cách dễ dàng mà không cần một sự can thiệp vât lí nào so với các bộ dây nối hay relay
2.1.1 Các dòng sản phẩm của siemens
Trang 32Hình 2.1: Các dòng sản phẩm của siemens
2.1.2 PLC S7-1200
Hình 2.2: PLC s7-1200
PLC S7-1200 ( Promamable Logic Controller) là những kết hợp I/O và các lựa chọn cấp nguồn, bao gồm 9 module các bộ cấp nguồn cả VAC - hoặc VDC - các bộ nguồn với sự kết hợp I/O DC hoặc Relay Các module tín hiệu để mở rộng I/O và các module giao tiếp dễ dàng kết nối với các mặt của bộ điều khiển Tất cả các phần cứng Simatic S7-1200 có thể được gắn trên DIN rail tiêu chuẩn hay trực tiếp trên bảng điều khiển, giảm được không gian và chí phí lắp đặt
Các module tín hiệu có trong các model đầu vào, đầu ra và kết hợp loại 8, 16,
và 32 điểm hỗ trợ các tín hiệu I/O DC, relay và analog Bên cạnh đó, bảng tín hiệu tiên
S7-200 LOGO
S7-400
Trang 33tiến có trong I/O số 4 kênh hay I/O analog 1 kênh gắn đằng trước bộ điều khiển
S7-1200 cho phép nâng cấp I/O mà không cần thêm không gian Thiết kế có thể mở rộng này giúp điều chỉnh các ứng dụng từ 10_I/O đến tối đa 284_I/O, với khả năng tương thích chương trình người sử dụng nhằm tránh phải lập trình lại khi chuyển đổi sang một bộ điều khiển lớn hơn
Các đặc điểm khác: bộ nhớ 50 KB với giới hạn giữa dữ liệu người sử dụng và dữliệu chương trình, một đồng hồ thời gian thực, 16 vòng lặp PID với khả năng điều
chỉnh tự động, cho phép bộ điều khiển xác định thông số vòng lặp gần tối ưu cho hầu hết các ứng dụng điều khiển quá trình thông dụng Simatic S7-1200 cũng có một cổng giao tiếp Ethernet 10/100Mbit tích hợp với hỗ trợ giao thức Profinet cho lập trình, kết nối HMI /SCADA hay nối mạng PLC với PLC
Năm 2009, Siemens ra dòng sản phẩm 1200 dùng để thay thế dần cho
S7-200 So với S7-200 thì S7-1200 có những tính năng nổi trội
• S7-1200 là một dòng của bộ điều khiển logic lập trình (PLC) có thể kiểm soát
nhiều ứng dụng tự động hóa Thiết kế nhỏ gọn, chi phí thấp, và một tập lệnh mạnh làm cho chúng ta có những giải pháp hoàn hảo hơn cho ứng dụng sử dụng với S7- 1200
• S7-1200 bao gồm một microprocessor, một nguồn cung cấp được tích hợp sẵn, các đầu vào/ra (DI/DO)
• Một số tính năng bảo mật giúp bảo vệ quyền truy cập vào cả CPU và chương trình điều khiển:
• Tất cả các CPU đều cung cấp bảo vệ bằng password chống truy cập vào PLC
+Tính năng “know-how protection” để bảo vệ các block đặc biệt của mình
-S7-1200 cung cấp một cổng PROFINET, hỗ trợ chuẩn Ethernet và TCP/IP Ngoài ra bạn có thể dùng các module truyền thong mở rộng kết nối bằng RS485 hoặc
RS232
• Phần mềm dùng để lập trình cho S7-1200 hỗ trợ ba ngôn ngữ lập trình là FBD,
LAD và SCL.Phần mềm này được tích hợp trong TIA Portal 12 của Siemens
• Vậy để làm một dự án với S7-1200 chỉ cần cài TIA Portal vì phần mềm này đã bao gồm cả môi trường lập trình cho PLC và thiết kế giao diện HMI
a. Phân loại
Việc phân loại S7-1200 dựa vào loại CPU mà nó trang bị:
Các loại PLC thông dụng: CPU 1211C, CPU 1212C, CPU 1214C Thông thường S7-200 được phân ra làm 2 loại chính:
❖ Loại cấp điện 220VAC:
Trang 34- Ngõ vào: Kích hoạt mức 1 ở cấp điện áp +24VDC(từ 15VDC - 30VDC).
- Ưu điểm của loại này là dùng ngõ ra transistor Do đó có thể sử dụng ngõ ra này
để biến điệu độ rộng xung, Output tốc độ cao
- Tuy nhiên, nhược điểm của loại này là do ngõ ra transistor nên chỉ có thể sử dụng một cấp điện áp duy nhất là 24VDC, do vậy sẽ gặp rắc rối trong những ứng dụng
có cấp điện áp khác nhau Trong trường hợp này, phải thông qua một Relay
24VDC đệm
Bảng 2.1: Các đặc điểm cơ bản của S7-1200
• Digital I/O
• Alanog I
• 6 inputs/4 outputs
• 2 inputs
• 8 inputs/ 6 outputs
3-80 kHz
43-100 kHz1-30 kHz3-80 kHz1-20 kHz
63-100 kHz3-30 kHz3-80 kHz3-20 kHz
Trang 35b. Các module trong hệ PLC S7-1200
Giới thiệu về các module CPU
Các module CPU khác nhau có hình dạng, chức năng, tốc độ xử lý lệnh, bộ nhớ chương trình khác nhau…
PLC S7-1200 có các loại sau:
Trang 36Module xuất nhập tín hiệu số
Module xuất nhập tín hiệu tương tự
Module truyền thông
Trang 372.1.3 Làm việc với phần mềm Tia Portal
a Giới thiệu SIMATIC STEP 7 Basic - tích hợp lập trình PLC và HMI
Step 7 basic hệ thống kỹ thuật đồng bộ đảm bảo hoạt động liên tục hoàn hảo
Một hệ thống kỹ thuật mới
Thông minh và trực quan cấu hình phần cứng kỹ thuật và cấu hình mạng,
lập trình, chẩn đoán và nhiều hơn nữa
Lợi ích với người dùng:
- Trực quan : dễ dàng để tìm hiểu và dễ dàng để
hoạt động -Hiệu quả : tốc độ về kỹ thuật
- Chức năng bảo vệ : Kiến trúc phần mềm tạo thành một cơ sở ổn định cho sự đổimới trong tương lai
b Kết nối qua giao thức TCP/IP
- Để lập trình SIMATIC S7-1200 từ PC hay Laptop cần một kết nối TCP/IP -Để
PC và SIMATIC S7-1200 có thể giao tiếp với nhau, điều quan trọng là các địa chỉ IP của cả hai thiết bị phải phù hợp với nhau
c Cách tạo một Project
Bước 1: từ màn hình desktop nhấp đúp chọn biểu tượng Tia Portal V12
Bước 2: click chuột vào creat new project để tạo dự án
Bước 3: nhập tên dự án vào project name sau đó nhấn vào create