Đề tài cũng cụ thể hóa các nghiên cứu lý luận trong lĩnh vực phát triển chương trình đào tạo trong trường hợp cụ thể là thiết kế chương trình môn học Leadership bằng tiếng Anh phục vụ dạ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Mã số: Đ 2013-03-55-BS
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lê Quang Sơn
ĐÀ NẴNG, 11/2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Mã số: Đ 2013-03-55-BS
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
PGS.TS Lê Quang Sơn
ĐÀ NẴNG, 11/2014
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Thông tin chung
- Tên đề tài: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC LÃNH ĐẠO HỌC (LEADERSHIP) PHỤC VỤ DẠY HỌC TĂNG CƯỜNG TIẾNG ANH TẠI ĐẠI HỌC
ĐÀ NẴNG
- Mã số: Đ2013-03-55-BS
- Chủ nhiệm: PGS.TS Lê Quang Sơn
- Cơ quan chủ trì: Đại học Đà Nẵng
- Thời gian thực hiện: 3/2014– 11/2014
2 Mục tiêu
Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học Leadership phục
vụ dạy học tăng cường tiếng Anh tại Đại học Đà Nẵng
3 Tính mới và sáng tạo
Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép hệ thống hóa các thành tựu nghiên cứu chính trong lĩnh vực khoa học lãnh đạo Đề tài cũng cụ thể hóa các nghiên cứu lý luận trong lĩnh vực phát triển chương trình đào tạo trong trường hợp cụ thể là thiết
kế chương trình môn học Leadership bằng tiếng Anh phục vụ dạy học tăng cường ngoại ngữ Tất cả những điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo dựng mô hình phát triển các chương trình đào tạo theo định hướng quốc tế hóa và hội nhập thế giới
Trang 4Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép xác định mục tiêu, nội dung chương trình môn học, thiết kế được giáo trình môn học Leadership, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đa dạng theo hướng tăng cường tiếng Anh
4 Kết quả nghiên cứu
Đề tài đã hệ thống hóa các nghiên cứu lý thuyết về phát triển chương trình giáo dục; xác định nội dung đào tạo và thiết kế được giáo trình môn học Leadership phục vụ dạy học tăng cường tiếng Anh tại Đại học Đà Nẵng
5 Sản phẩm
- Báo cáo toàn văn công trình
- Bản thiết kế chương trình môn học
- Giáo trình Leadership, 02 tc viết bằng tiếng Anh
- Bài báo khoa học: Characteristics of Conflict Resolution Competence of High School Leaders in Central Vietnam, The 7th International Conference on Educational Reform
2014 (ICER 2014), Hue, Vietnam, March 2014
6 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng
Chương trình môn học về lãnh đạo học/quản lý học theo hướng tăng cường tiếng Anh dành cho sinh viên và học viên sau đại học của Đại học Đà Nẵng được thiết kế, triển khai sử dụng, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung của Đại học Đà Nẵng, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam
Trang 5Chương trình đào tạo các ngành học của ĐHĐN, đặc biệt chương trình đào tạo ngành Embeded Systems (ES), ngành Tâm lý học và ngành Quản lý giáo dục – dạy bằng tiếng Anh được bổ sung
và hoàn thiện
Năng lực tiếng Anh của sinh viên và học viên học theo chương trình môn học này được nâng cao, góp phần thực hiện chiến lược quốc tế hóa của ngành GD&ĐT nói chung và ĐHĐN nói riêng
Chương trình môn học Leadership bằng tiếng Anh cũng có thể ứng dụng trong đào tạo các ngành học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ,
xã hội nhân văn ở các trường đại học ở Việt Nam sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy, qua đó góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung và cả nước
Đà Nẵng, ngày 23 tháng 11 năm 2014
PGS.TS Lê Quang Sơn
Trang 6MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
THE UNIVERSITY OF DANANG
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1 General information
- Project title: LEADERSHIP TRAINING MODULE
LEARNING PURPOSES IN THE UNIVERSITY OF DANANG
- Code number: Đ2013-03-55-BS
- Coordinator: Assoc.Prof Le Quang Son, PhD
- Implementing institution: The University of Education – The University of Danang (The Danang University of
3 Creativeness and innovativeness
From the theoretical site, the results of the research give a chance to systematize the main findings in the field of leadership styles The research also concretizes the theoretical works in the field
of curriculum development into the case of developing a training curriculum in leadership for English intensive learning purposes All
of these play an important role in the building models for training
Trang 7curriculum development in direction of internationalization and world integration
From the practical site, the results of the research help to identify training objectives and content, develop textbook of the Leadership module This serves the ground for carrying training programs in the direction of English intensive learning
4 Research results
The research has systematized the existing theories on leadership curriculum development; identify the training objectives and content, develop textbook of Leadership module for English intensive learning purposes
5 Products
- A complete report of the research
- A curriculum design of the Leadership module
- A textbook of the module in English
- 01 scientific paper: Characteristics of Conflict Resolution Competence of High School Leaders in Central Vietnam, The 7thInternational Conference on Educational Reform 2014 (ICER 2014), Hue, Vietnam, March 2014
6 Effects, transfer alternatives of research results and applicability
A training curriculum in Leadership (in English) for students and master students of The University of Danang (UDN) is developed, carried, which enhances training quality of UDN to meet the requirements of basic and all-sided renovation Vietnam higher education
The training curriculum of UDN, especially training curriculums of Embedded Systems (ES), Psychology and Educational Management is supplemented and completed
Trang 8English competency of students and master students, who attend the program with this module is upgraded
The module may be used in training curriculums in the fields
of other natural, technical, social sciences
At the same time, the results of the research have been using in mentoring undergraduate and graduate learners in doing scientific researches
Danang, November 23th, 2014 IMPLEMENTING INSTITUTION COORDINATOR
Assoc.Prof Le Quang Son
Trang 9DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA
2 Bảng 2.2 Nội dung chương trình môn học 21
3 Hình 1.1 Các giai đoạn phát triển chương trình đào
tạo
16
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CDIO Conceive – Design – Implement – Operate
CTĐT/GD Chương trình đào tạo/giáo dục
QLGD Quản lý giáo dục
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế"1 Chiến lược phát triển giáo dục quốc gia 2011-2020 cũng nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế” và yêu cầu “Mở rộng giao lưu hợp tác với các nền giáo dục trên thế giới, nhất là với các nền giáo dục tiên tiến hiện đại”2
Trong bối cảnh này việc nghiên cứu thiết kế các chương trình đào tạo theo hướng cập nhật trình độ quốc tế là một vấn đề thực sự cấp thiết
Việc thiết kế một chương trình đào tạo/giáo dục phụ thuộc vào đối tượng người học của chương trình giáo dục đó và bối cảnh nơi quá trình giáo dục/đào tạo diễn ra Đại học Đà Nẵng với tầm nhìn
2020 đạt trình độ khu vực và quốc tế không thể không phát triển các chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận trình độ đào tạo quốc tế với việc sử dụng phổ biến tiếng Anh trong dạy học Nhu cầu xây dựng các chương trình môn học theo hướng tăng cường tiếng Anh cho sinh viên là thực sự cấp bách
Lãnh đạo/Quản lý học (Leadership) là một khoa học có tính ứng dụng cao và phổ biến Trên thế giới môn học này được đưa vào tận chương trình giáo dục phổ thông Đối với đào tạo trình độ cử nhân khoa học môn học Leadership có mặt trong chương trình đào
Trang 11tạo hầu hết các ngành học, cả khoa học tự nhiên, kỹ thuật lẫn xã hội, nhân văn Như vậy, việc xây dựng chương trình môn học Leadership theo hướng tăng cường tiếng Anh cho sinh viên Đại học Đà Nẵng là thực sự cấp bách
Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu thiết kế chương trình đào tạo môn học Leadership đáp ứng yêu cầu học tăng cường tiếng Anh của sinh viên Đại học Đà Nẵng
Tất cả những điều nói trên đã thúc đẩy việc thực hiện đề tài
nghiên cứu: “Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học
Leadership phục vụ dạy học tăng cường tiếng Anh tại Đại học Đà Nẵng”
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học Leadership phục
vụ dạy học tăng cường tiếng Anh tại Đại học Đà Nẵng
3 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chương trình môn học Leadership phục vụ dạy học tăng cường tiếng Anh tại Đại học Đà Nẵng
Trang 12Chương trình môn học Leadership xây dựng theo hướng đại cương, nội dung môn học được thể hiện bằng tiếng Anh Nội dung chương trình thuộc khối kiến thức đại cương, hướng đến phục vụ đa
số sinh viên Đại học Đà Nẵng Hiện môn học này đang được giảng dạy tại các lớp Chương trình tiên tiến thuộc ĐH Bách khoa – ĐHĐN (ES), ngành Tâm lý học và QLGD thuộc ĐHSP-ĐHĐN
Quá trình khảo sát được thực hiện trong giai đoạn 2012-2014 ở các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng
Các nội dung thiết kế được khảo nghiệm bằng phương pháp chuyên gia
4 CÁC NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển chương trình giáo dục/đào tạo
4.2 Xây dựng chương trình môn học Leadership theo hướng tăng cường tiếng Anh cho sinh viên Đại học Đà Nẵng
5 CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Cách tiếp cận
Cách tiếp cận được sử dụng trong xây dựng chương trình môn
học Leadership là tiếp cận phát triển (Developmental Apporoach)
Theo cách tiếp cận này giáo dục được xem như là sự phát triển, một quá trình mà nhờ đó mức độ làm chủ bản thân và làm chủ vận mệnh tiểm ẩn ở mỗi người được phát triển một cách tối đa, còn chương
trình giáo dục được xem là quá trình
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp phi thực nghiệm: phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết trong tất cả các khâu của thiết kế chương trình đào tạo
Trang 136 CẤU TRÚC BÁO CÁO
Báo cáo tổng kết công trình nghiên cứu gồm các phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục Phần Nội dung được cấu trúc thành 2 chương: Chương 1 Nghiên cứu cơ sở lý luận
về phát triển chương trình giáo dục/đào tạo; Chương 2 Xây dựng chương trình môn học Leadership theo hướng tăng cường tiếng Anh cho sinh viên Đại học Đà Nẵng
7 HIỆU QUẢ
Chương trình môn học về lãnh đạo học/quản lý học theo hướng tăng cường tiếng Anh dành cho sinh viên và học viên sau đại học của Đại học Đà Nẵng được thiết kế, triển khai sử dụng, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung của Đại học Đà Nẵng, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam
Chương trình đào tạo các ngành học của ĐHĐN, đặc biệt chương trình đào tạo ngành Embeded Systems (ES), ngành Tâm lý học và ngành Quản lý giáo dục – dạy bằng tiếng Anh được bổ sung
Trang 141.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Các nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục (hay chương trình đào tạo) thể hiện xu thế đổi mới giáo dục ở tất cả các quốc gia trên thế giới Những nghiên cứu này mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để ứng phó với sự b ng nổ tri thức, khoa học và công nghệ, sự phát triển của kinh tế – xã hội và nhu cầu hoàn thiện tri thức của cá nhân người học ở mọi cấp, bậc học khác nhau Cho đến thời điểm hiện tại các hướng nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục trên thế giới thể hiện chủ yếu ở các lĩnh vực sau: 1) Cơ sở lý luận về chương trình giáo dục; 2) Các nghiên cứu về cải cách chương trình giáo dục; 3) Thời lượng thực hiện chương trình giáo dục; và 4) Nghiên cứu về chuẩn chương trình giáo dục3
Chương trình môn học Leadership được nghiên cứu, thiết kế và
có mặt trong hầu hết các chương trình đào tạo ở các lĩnh vực khác nhau và đặc biệt ở lĩnh vực các khoa học quản lý Có thể kể đến các tác giả sau với các giáo trình thể hiện chương trình môn học Leadership: Bass, B.; Ivancevich, J., Konopaske, R., Matteson, M.; Jago, A G (1982); Kouzes, J M & Posner, B Z.; Lamb, L F., McKee, K B.; Mischel, W.; Nahavandi, A.; Newstrom, J & Davis,
K (1993).; Northouse, G.; Rowe, W G.; Stogdill, R M
Trong các công trình nghiên cứu kể trên, các phương diện của lãnh đạo học (Leadership) được đề cập rất phong phú, gồm cả các
3
Vương Thanh Hương: Xu hướng nghiên cứu giáo dục hiện nay của một số nước trên thế giới, Đề tài NCKH cấp Bộ GD&ĐT, Trung tâm Thông tin-Thư viện, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2010
Trang 15vấn đề lý luận và thực tiễn, các hướng dẫn thực hành và một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học nhân cách người lãnh đạo
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay ở Việt nam, các vấn đề về Lãnh đạo học/Quản lý học hay Quản trị học được bàn đến trong các chương trình đào tạo cán bộ quản lý và được phân tích trong các giáo trình Khoa học quản lý hay Tâm lý học quản lý Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:
Vũ Dũng, Đỗ Long, Nguyễn Đức Minh, Ngô Công Hoàn, Mai Hữu Khuê, Đỗ Văn Phúc
Tuy nhiên một nghiên cứu chuyên biệt nhằm xây dựng chương trình môn học leadership với tư cách một module trong chương trình đào tạo các ngành học khác nhau chưa được thực hiện Đây cũng là
lý do để thực hiện nghiên cứu thiết kế chương trình môn học Leadership
1.2 Khái niệm chương trình đào tạo
1.2.1 Sự phát triển của khái niệm chương trình đào tạo/giáo dục
Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong việc định nghĩa về chương trình đào tạo/giáo dục Tuy nhiên, khuynh hướng chung là không chỉ bó hẹp trong hai thành phần là nội dung và mục tiêu dạy học Chương trình đề cập tới những yếu tố khác của quá trình dạy - học4
Theo K.Frey, chương trình đào tạo/giáo dục được định nghĩa như sau: “Chương trình giáo dục là sự trình bày, diễn tả có hệ thống việc dạy - học được dự kiến trong một khoảng thời gian xác định mà sản phẩm của sự trình bày đó là một hệ thống xác định các thành tố khác nhau nhằm chuẩn bị, thực hiện và đánh giá một cách tối ưu việc
Trang 16
dạy - học” Đây là định nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu và thực hành quan tâm
Ngày nay, quan niệm về chương trình đào tạo/giáo dục đã rộng hơn, đó không chỉ là việc trình bày mục tiêu cuối cùng và bảng danh mục các nội dung giảng dạy Chương trình vừa cần cụ thể hơn, bao quát hơn, vừa là một phức hợp bao gồm các bộ phận cấu thành:
- Mục tiêu học tập;
- Phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung học tập;
- Các phương pháp, hình thức tổ chức học tập;
- Đánh giá kết quả học tập
1.2.2 Khái niệm Chương trình giáo dục và các khái niệm liên quan
Chương trình đào tạo/giáo dục (Curriculum) là một bản thiết
kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (có thể kéo dài một vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm) Bản thiết kế tổng thể đó cho ta biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì ta có thể trông đợi ở sinh viên sau khoá học, nó phác họa ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho ta biết các phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ (Tim Wentling, 1993)5
Luật Giáo dục Việt Nam cũng định nghĩa chương trình giáo dục theo cách này: “Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các
5
Tim Wentling, Planning for effective training a guide to curriculum development, pretested and revised with
the assistance of Kah Khee Lai [et al.], Published 1993 by Food and Agriculture Organization of the United Nations in Rome