GIÁO ÁN SINH HỌC 11 NÂNG CAO Nguyễn Lê Thùy Nhân BÀI 3: TRAO ĐỔI KHÓANG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT. Số tiết: 1 Ngày soạn: Tiết CT:3 Tuần CT: 2 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết: - Trình bày vai trò của các ngun tố đại lượng, đa lượng. Hiểu: - Phân biệt được 2 cách hấp thụ các chất khống ở rễ: Chủ động & thụ động. - Xác định được vai trò của các ngun tố khống đối với cây. - Giải thích bằng hình vẽ 2 con đường dẫn truyền nước, các chất khóang & CHC trong cây. V.dụng: - Chứng minh được tính thống nhất và mối quan hệ chặt chẽ giữa các q trình TĐC 2.Kỹ năng: - Rèn luyện 1 số kỹ năng: Quan sát; phân tích; so sánh; khái qt; tổng hợp. Thảo luận nhóm. 3. Thái độ: - Hình thành thái độ u thích thiên nhiên. II. Phương pháp: - Trực quan + vấn đáp + thảo luận nhóm. III. Chuẩn bị: A. Giáo viên: - Tranh phóng to H3.1; H3.2 a,b/ 17- 18 SGK - Bảng 3 trang 20 SGK. B. Học sinh: - Đọc SGK – trả lời lệnh: Các ngun tố khóang được rễ hấp thụ từ đất như thế nào? Vai trò của khống đa lượng và vi lượng? IV. Kiểm tra bài cũ: 1. Q trình THN của cây sẽ bị ngừng khi: a. Đưa cây ra ngồi ánh sáng; b. Tưới nước cho cây. c. Đưa cây vào bóng tối; d. Bón phân cho cây. 2. Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối liên hệ đến cơ chế đóng mở khí khổng? Mép trong của khí khổng dày hơn mép ngồi; giúp khí khổng mở thành khe khi trương nước và khép lại rất nhanh khi mất nước. 3. Ý nghĩa của q trình THN, con đường THN ở lá? Tạo lực hút nước, điều hòa nhiệt độ bề mặt THN, tạo điều kiện cho CO 2 từ khơng khí vào lá thực hiện chức năng quang hợp. Con đường THN ở lá: qua khí khổng ( chủ yếu) và qua cutin. GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại & ghi điểm. V. Tiến trình bài giảng: A. Mở bài: Giới thiệu thí nghiệm” Lấy 1 cây nhỏ còn ngun bộ rễ. Nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh metylen. Một lúc sau lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ, nhúng tiếp vào dd CaCl 2 . Quan sát dd CaCl 2 chúng ta sẽ thấy dd từ khơng màu chuyển sang màu xanh? Tại sao vậy? Giải thích thí nghiệm ⇒ Vào bài. B. Phát triển bài: Mục tiêu: - Phân biệt 2 cách hấp thụ chất khống ở rễ: chủ động và thụ động. Tiến hành: Hoạt động 1: Sự hấp thụ các ngun tố khống. GIÁO ÁN SINH HỌC 11 NÂNG CAO Nguyễn Lê Thùy Nhân Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung GV cho học sinh trình bày thí nghiệm trong SGK. Lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ. Nhúng bộ rễ đã rữa sạch vào dung dịch xanh mêtilen. Một lúc sau, lấy cây ra, rữa sạch bộ rễ và lại nhúng tiếp vào dd CaCl 2 . Quan sát dd CaCl 2 . Chúng ta sẽ thấy dd không màu dần dần chuyển sang màu xanh. - Hãy giải thích thí nghiệm trên? - Rút ra kết luận gì về hiện tượng trên? - Các nguyên tố khoáng được hấp thụ từ đất vào cây theo những cách nào? - Hãy quan sát các hình 3.1, 3.2a, 3.2b từ đó phân tích hai cách hấp thụ thụ động và bị động? - Dựa vào kiến thức lớp 10 đã học, trình bày cách hấp thụ chủ động các chất khoáng từ đất vào cây. - Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và các chất khoáng đều liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp cuả rễ? Từ đó đã chứng minh điều gì? - Phân biệt 2 cách hấp thụ bị động và thụ động? - Gợi ý: tên hình – mô tả bằng lời nội dung nào trong hình biểu thị rõ nhất tên hình? Khi ta ngâm bộ rễ vào dd xanh mêtilen, các phân tử xanh mêtilen hút bám trên bề mặt rễ và chỉ dừng lại ở đó, không đi vào được trong tế bào, vì xanh mêtilen không cần thiết đối với tế bào. Tính thấm chọn lọc cuả màng tế bào không cho xanh mêtilen đi qua. Khi nhúng bộ rễ vào dd CaCl 2 thì các iôn Ca 2+ và Cl - sẽ bị hút vào rễ cây và đẩy các phân tử xanh mêtilen hút bám trên bề mặt rễ vào dd, làm cho dd có màu xanh. - Kết luận: + Cơ chế hút bám trao đổi (hấp thụ bị động) + Chứng minh tính thấm chọn lọc cuả màng tế bào. - Có hai cách hấp thụ iôn khoáng ở rễ: thụ động, chủ động. - HS quan sát và trả lời các vấn đề: + Tên hình + Mô tả bằng lời nội dung hình + Nội dung nào trong hình biểu thị rõ nhất tên hình I. Sự hấp thụ các nguyên tố khoáng: 1. Hấp thụ thụ động: - Các nguyên tố khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ nồng độ từ cao đến thấp. - Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. - Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dd đất (hút bám trao đổi). 2. Hấp thụ chủ động: - Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động. Tính chủ động được thể hiện ở tính thấm chọn lọc cuả màng sinh chất và các chất khoáng cần thiết cho cây đều được vận chuyển trái với quy luật khuếch tán, nghĩa là nó vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ. Vì cách hấp thụ này mang tính chọn lọc và ngược với građien nồng độ nên cần có sự tham gia cuả ATP và chất mang. Tiểu kết: Quá trình hấp thụ khoáng theo 2 cơ chế: Thụ động ( cùng chiều nồng độ) & chủ động ( ngược chiều nồng độ + ATP). GIÁO ÁN SINH HỌC 11 NÂNG CAO Nguyễn Lê Thùy Nhân Mục tiêu: - Trình bày vai trò của các nguyên tố đại lượng, đa lượng. - Xác định được vai trò của các nguyên tố khoáng đối với cây. Tiến hành: Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung - Sử dụng bảng vai trò cuả các nguyên tố đại lượng, vi lượng và hỏi: các nguyên tố đại lượng (N, K, P, S) và các nguyên tố vi lượng? - Hãy nêu vai trò chung cuả các nguyên tố vi lượng. - Tại sao các nguyên tố vi lượng chỉ cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật? - Đưa vào gốc hoặc phun trên lá iôn nào trong ba loại iôn nào dưới đây để lá cây xanh lại: Ca 2+ , Mg 2+ , Fe 3+ ? GV nhấn mạnh: Rễ cây là cơ quan chủ yếu hấp thụ các chất khoáng, ngoài ra lá cây cũng có thể hấp thụ các chất khoáng trong trường hợp bón phân trên lá. - HS rút ra vai trò cuả các nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. - HS trả lời: Mg 2+ - HS nghiên cưú SGK để trả lời - Mg 2+ II. Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với thực vật: 1. Vai trò cuả các nguyên tố đại lượng - Cấu trúc tế bào - Là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử/ TB( protein, lipit…). - Ảnh hưởng đến tính chất hệ thống keo trong chất nguyên sinh. 2. Vai trò cuả các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng: - Là thành phần không thể thiếu được ở hầu hết các enzim. - Hoạt hoá cho các enzim. - Liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất hữu cơ – kim loại (hợp chất cơ kim⇒ có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. VD: - Cu trong xitôcrôm - Fe trong EDTA (êtilen đimêtyl têtra axêtíc) - Co trong vitamin B12. - Mg trong diệp lục. Tiểu kết: - Vai trò các nguyên tố khoáng đại lượng: chủ yếu đóng vai trò cấu trúc trong các thành TB, mô, cơ quan và là thành phần cấu tạo các đại phân tử trong cơ thể. - Vai trò của các nguyên tố vi lượng: hoạt hóa enzim trong quá trình trao đổi chất. Hoạt động 2: Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với thực vật. GIÁO ÁN SINH HỌC 11 NÂNG CAO Nguyễn Lê Thùy Nhân C. Củng cố: 1) Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động: + Thụ động: vận chuyển các chất theo građien nồng độ, tức là nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, quá trình vận chuyển này không cần năng lượng ATP. + Chủ động: vận chuyển các chất ngược hciều građien nồng độ, tức là nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, quá trình vận chuyển này cần tiêu tốn năng lượng ATP. 2) Phân biệt vai trò cuả các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng: + Đa lượng: đóng vai trò cấu trúc + Vi lượng: đóng vai trò hoạt hoá (liên kết với enzim), tham gia vào quá trình sinh tổng hợp, quá trình TĐC cuả cơ thể. 3) Tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ cần 1 lượng nhỏ đối với TV? ⇒ Vì vai trò các nguyên tô vi lượng trong cây không phải là vai trò cấu trúc mà chủ yếu là vai trò hoạt hóa enzim trong các quá trình TĐC. 4) Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và ion khoáng liên quan đến quá trình hô hấp của rễ? ⇒ 2 sản phẩm của qúa trình hô hấp là ATP & các chất trung gian đều cần thiết cho quá trình hấp thụ các chất khoáng. D. Dặn dò: - Trả lời các câu hỏi sau: 1. Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào? a. Hoạt động trao đổi chất; b. Chênh lệch nồng độ ion. c. Cung cấp năng lượng; c. Hoạt động thẩm thấu. 2. Sự xâm nhập chất khoáng chủ động của TB phụ thuộc vào: a. Gradien nồng độ; b. Hiệu điện thế màng. c. Trao đổi chất của TB; d. ATP. 3. Các ng. tố vi lượng cần cho cây với số lượng nhỏ, nhưng có vai trò quan trọng vì: a. Chúng cần cho 1 số pha sinh trưởng. b. Chúng được tích lũy trong hạt. c. Chúng tham gia vào hoạt động chính của các enzim. d. Chúng có trong cấu trúc của tất cả các bào quan. *** Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… . SINH HỌC 11 NÂNG CAO Nguyễn Lê Thùy Nhân BÀI 3: TRAO ĐỔI KHÓANG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT. Số tiết: 1 Ngày soạn: Tiết CT :3 Tuần CT: 2 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:. thảo luận nhóm. III. Chuẩn bị: A. Giáo viên: - Tranh phóng to H3.1; H3.2 a,b/ 17- 18 SGK - Bảng 3 trang 20 SGK. B. Học sinh: - Đọc SGK – trả lời lệnh: Các