Ví dụ: Sự tiến hóa của loài người, máy móc hiện đại ra đời thay thế lao động thủ công,… Quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến cao, từ kém hòan thiện đến
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ
PHƯƠNG THỨC CHUNG CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ
PHÁT TRIỂN
Trang 2A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Xung quanh chúng ta, mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động Thông qua vận động, sự vật hiện tượng biểu hiện sự tồn tại của mình,và không có sự vật hiện tượng nào không vận động
Ví dụ: Trái đất quay xung quanh mặt trời, chim bay, sự trao
đổi chất ở cơ thể con người, sự quang hợp của cây xanh, quạt đang chạy, …
Quả đất đang quay quanh trục của nó và mặt trời
Cây xanh quang hợp
Trang 3A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Vận động có nhiều khuynh hướng ( tiến lên, thụt lùi, tuần hoàn) Trong đó, tiến lên là khuynh
hướng tất yếu, phổ biến, thống trị
Ví dụ: Sự tiến hóa của loài người, máy móc hiện
đại ra đời thay thế lao động thủ công,…
Quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên: từ
trình độ thấp đến cao, từ kém hòan thiện đến hoán thiện hơn được gọi là quá trình phát triển của sự vật hiện tượng
Trang 4A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Vận động và phát triển có mối quan hệ mật thiết
với nhau Không có sự vận động sẽ không có sự phát triển nào cả.
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại (Quy luật lượng-chất) là một trong ba quy luật của phép biện chứng trong triết học Mác-Lê Nin Đó là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Trang 5A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo quy luật này, phương thức chung của các quá
trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đổi về lượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của SV-HT trên các phương diện khác nhau.
Đó là MQH tất yếu,khách quan lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của SV-HT thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
Trang 6B.PHÂN TÍCH
1 Khái niệm chất, lượng.
a Chất
- Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc
tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, nói lên sự vật, hiện
tượng đó là gì, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác.
-VD: Chất của đồng (Cu):
+ Khối lượng: 63,54 đvC
+ Nhiệt độ nóng chảy: 1083oC
+ Nhiệt độ sôi: 2880oC
Trang 7B.PHÂN TÍCH
1 Khái niệm chất, lượng.
b Lượng
-Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn
có của SV-HT về các phương diện: số lượng, các yếu tố cấu
thành, quy mô(to, nhỏ) của sự tồn tại, tốc độ(nhanh, chậm), nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của SV-HT
-VD: + Dân số Việt Nam khoảng 92 triệu dân (2015)
+ Phân tử nước được tạo bởi 2 nguyên tử (H) và 1 nguyên
tử (O)
Trang 8B.PHÂN TÍCH
2 Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
-Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm chất và
lượng nhất định, trong đó chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi Sự biến đổi này tạo ra mâu thuẫn giữa lượng và
chất.
- Lượng biến đổi đến một mức độ nhất định và trong những điều kiện nhất định thì lượng phá vỡ chất cũ, mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình thành với lượng mới,
nhưng lượng mới lại biến đổi và phá vỡ chất đang kìm hãm nó.
- Quá trình tác động lẫn nhau giữa hai mặt: chất và lượng tạo nên
sự vận động liên tục, từ biến đổi dần dần đến nhảy vọt, rồi lại biến đổi dần để chuẩn bị cho bước nhảy vọt tiếp theo Cứ căn cứ thế, quá trình động biện chứng giữa chất và lượng tạo nên cách thức vận động, phát triển của sự vật.
Trang 9B.PHÂN TÍCH
2 Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
-Khoảng giới hạn trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi
về chất được gọi là độ.
-Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ dẫn đến sự biến
đổi về chất Giới hạn đó là điểm nút.
- VD: Trạng thái của nước:
+ Điểm nút: 0oC và 100oC là các điểm nút Tại đây, nước từ thể rắn chuyển sang lỏng và từ lỏng chuyển sang khí.
+ Độ : từ 0oC dưới 100oC
Trang 10B.PHÂN TÍCH
2 Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện nhất
định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của SV-HT.
- Bước nhảy là sự kết thúc 1 giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời,
đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của SV-HT
Trang 11B.PHÂN TÍCH
2 Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Ví dụ: Là 1 sinh viên ai cũng phải trải qua 12
năm học và phải vượt qua các điểm nút khác nhau Nhưng điểm nút quan trong nhất là kì thi đại học Việc vượt qua điểm nút này chứng tỏ học sinh đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng, tạo nên bước nhảy vọt, mở ra một thời kì phát triển mới của lượng và chất, từ học sinh chuyển thành sinh viên
Trang 12B PHÂN TÍCH
- Vì những sự thay đổi về lượng có khả năng tất yếu chuyển thành những sự thay đổi về chất và ngược lại Do đó, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể là thay đổi về chất
- Trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc
vào điều kiện khách quan mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người Do đó cần nâng cao tính tích cực, chủ động để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất 1 cách có hiệu quả
nhất
3 Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn
Trang 13B PHÂN TÍCH
- Vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn đến những
sự thay đổi về chất của SV-HT với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút Do đó, trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng , bỏ giở giữa chừng hay đốt cháy giai đoạn
…
3 Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn