Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (LA tiến sĩ)Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (LA tiến sĩ)Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (LA tiến sĩ)Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (LA tiến sĩ)Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (LA tiến sĩ)Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (LA tiến sĩ)Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (LA tiến sĩ)Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (LA tiến sĩ)Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (LA tiến sĩ)Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (LA tiến sĩ)Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (LA tiến sĩ)Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (LA tiến sĩ)
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN HOÀNG ĐAN
NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2017
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN HOÀNG ĐAN
NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận án
Nguyễn Hoàng Đan
Trang 4+ PGS.TS Nguyễn Khắc Thời, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và TS Nguyễn
Võ Linh, Viện Nghiên cứu Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, những người thầy hướng dẫn hết mực nhiệt tình, đã chỉ dạy, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án
+ TS Nguyễn Trọng Uyên, TS Bùi Thị Ngọc Dung, TS Nguyễn Hùng Cường, ThS Trần Thị Loan, ThS Hà Văn Định - Trung tâm Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn; TS Nguyễn Tuấn Anh, ThS Đỗ Minh Phương - Trung tâm Viễn thám và Quy hoạch, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp; TS Phùng Gia Hưng, Đại học Nông lâm Bắc Giang, TS Trần Xuân Biên, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
là những người đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
+ Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, tập thể các thầy cô thuộc Bộ môn Trắc địa Bản đồ, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam những người đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này
+ Tập thể Lãnh đạo và Nghiên cứu viên - Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam, Trung tâm Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, Trung tâm Viễn thám và Quy hoạch, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp; Trung tâm Điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai - Tổng cục Quản lý đất đai; Vụ Thống kê Nông lâm thủy sản, Tổng cục Thống kê; Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực hiện nghiên cứu
+ Tập thể Lãnh đạo và Công chức Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giúp đỡ và tạo điều kiện hỗ trợ cho tôi trong thời gian tôi làm nghiên cứu sinh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
+ Xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bố, mẹ, vợ, các con và bạn bè đã động viên hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này
Tác giả luận án
Nguyễn Hoàng Đan
Trang 52.3 Cơ sở khoa học và thực tiễn của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa trong
2.3.1 Biến đổi khí hậu và tác động của biến đối khí hậu đến sử dụng đất lúa 27 2.3.2 Các nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác
2.3.3 Kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa của một số nước trên thế
Trang 62.4 Một số phương pháp được ứng dụng trong nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu
2.4.2 Phương pháp kết hợp ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ
2.5.2 Phân tích, đánh giá cụ thể những vấn đề khoa học công nghệ còn tồn tại,
3.2.3 Phương pháp phân tích không gian trong hệ thống thông tin địa lý (GIS) 52
3.2.9 Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) 62
4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long 64
4.3 Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất lúa vùng Đồng
Trang 74.3.2 Dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất lúa theo kịch
4.4 Đánh giá thích hợp đất đai hiện tại và tương lai theo kịch bản biến đổi
4.5 Đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu
4.5.1 Căn cứ khoa học và thực tiễn, quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc đề xuất
4.5.2 Ứng dụng mô hình tối ưu đa mục tiêu để đề xuất sử dụng đất lúa bền vững 119 4.5.3 Đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
(Automated Land Evaluation System)
(Decision Support System for AgroTechnology Transfer)
(Geographic Information System)
(Intergovernmental Panel on Climate Change)
(International Rice Research Institute)
Trang 9Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
(Strengths Weaknesses Opportunities Threats)
Trang 10Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
UNCCD NAP Văn phòng Công ước chống sa mạc hóa (United
(United Nations Convention to Combat Desertification National Action Programme)
UNEP Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc
(United Nations Environment Programme)
(United Nations Framework Convention on Climate Change)
(Vietnamese Good Agricultural Practices)
Trang 11DANH MỤC BẢNG
2.4 Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2015 của cả nước 26
4.1 Một số chỉ tiêu bình quân năm về khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long 65
4.3 Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long 70
4.6 Biến động đất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2000-2015
4.8 Hệ thống canh tác đất lúa phân theo vùng sinh thái ở đồng bằng sông
4.9 Các loại hình sử dụng đất lúa chính ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long 79 4.10 Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất lúa vùng Đồng bằng sông
4.11 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất lúa trên một số loại đất ở vùng Đồng bằng
4.12 Hiệu quả kinh tế canh tác 1 vụ lúa/năm trên một số loại đất ở vùng Đồng
4.13 Hiệu quả kinh tế canh tác lúa - màu, lúa - tôm trên một số loại đất ở vùng
4.14 Tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất vùng
Trang 124.15 Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất vùng Đồng bằng sông
4.18 Các loại hình và kiểu sử dụng đất được lựa chọn để đánh giá mức độ
4.19 Diện tích đất lúa bị ngập nước biển theo kịch bản nước biển dâng 12 cm
4.20 Diện tích đất lúa bị ảnh hưởng do mặn hóa theo kịch bản nước biển dâng
4.21 Diện tích đất lúa bị ảnh hưởng (mất vụ) do ngập úng nước ngọt theo kịch
4.22 Quy mô các đơn vị đất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hiện
4.23 Kết quả phân hạng thích hợp đất trồng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu
Long theo hiện trạng năm 2015 và tương lai theo kịch bản B2 đến năm
4.28 Tổng hợp đề xuất sử dụng đất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo
Trang 133.6 Sơ đồ quy trình xây dựng chương trình phần mềm LSG 1.0 61
4.1 Biểu đồ so sánh diện tích đất lúa bị ngập nước biển theo kịch bản
4.6 Sơ đồ chồng xếp xây dựng bản đồ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 136
Trang 14TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Hoàng Đan
Tên luận án: Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa trong điều kiện biến đổi
khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 62.85.01.03
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sử dụng đất lúa, hiệu quả, mức độ thích hợp của các kiểu sử dụng đất lúa; đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) một cách hợp lý trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH), góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH
Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, các phương pháp phân tích thống kê để đánh giá tình hình sử dụng và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất lúa;
- Sử dụng các phương pháp: kế thừa, phân tích không gian trong hệ thống thông tin địa lý (GIS), phương pháp đánh giá đất đai, phương pháp mô hình toán tối ưu đa mục tiêu, phương pháp chuyên gia, SWOT… để phân tích, dự báo tác động của BĐKH đến sử dụng đất lúa; phân hạng thích hợp đất lúa; đề xuất sử dụng đất lúa và chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất lúa vùng ĐBSCL trong điều kiện BĐKH thông qua các phần mềm ArcGIS, Mapinfo, đánh giá đất tự động ALES và quy hoạch tuyến tính LiPS
Kết quả chính và kết luận
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL Kết quả nghiên cứu cho thấy ĐBSCL có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất các loại nông sản hàng hóa quy mô lớn, trong đó có lúa gạo nhưng đồng thời cũng là vùng hết sức nhạy cảm với những tác động của BĐKH
- Đánh giá được thực trạng sử dụng đất lúa ở vùng ĐBSCL Theo kết quả nghiên cứu, năm 2015 toàn vùng có 1.910.497 ha đất lúa Giai đoạn 2000 – 2015, diện tích đất lúa của vùng giảm 181,3 nghìn ha (giảm bình quân 0,6%/năm) Trong đất trồng lúa, có
sự chuyển đổi mạnh từ đất 1 vụ sang 2 vụ và từ 2 vụ sang 3 vụ
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các kiểu sử dụng đất lúa vùng ĐBSCL Trên cơ sở đó, đã lựa chọn ra được 5 loại hình sử dụng đất chính (gồm: 3 vụ lúa, 2 vụ lúa, 1 vụ lúa, lúa - màu, lúa - thủy sản) với 12 kiểu sử dụng đất triển vọng (gồm: Lúa ĐX - lúa HT - lúa TĐ; lúa ĐX - lúa HT; lúa HT - lúa mùa; lúa ĐX; lúa mùa; lúa ĐX - màu XH - lúa HT; màu ĐX - màu XH - lúa HT; lúa ĐX - rau
Trang 15HT; màu ĐX - lúa HT; màu HT - lúa mùa; lúa ĐX - lúa HT - cá; lúa Mùa - tôm) để tiến hành đánh giá mức độ thích hợp
- Dự báo được các tác động của BĐKH ảnh hưởng trực tiếp đến đất lúa vùng ĐBSCL theo kịch bản BĐKH được lựa chọn (kịch bản B2 tại thời điểm năm 2020 và 2030) Theo đó, đến năm 2020, diện tích đất lúa bị ảnh hưởng bởi tác động của BĐKH
là 568.889 ha, chiếm 29,77% diện tích đất lúa toàn vùng; đến năm 2030, diện tích đất lúa bị ảnh hưởng là 660.279 ha, chiếm 34,55% (tăng 91.390 ha, gấp 1,16 lần so với thời điểm năm 2020) Diện tích đất lúa bị ảnh hưởng nhiều nhất ở các tỉnh trọng điểm về sản xuất lúa gạo thuộc vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên
- Đánh giá được mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất lúa ở vùng ĐBSCL theo kịch bản BĐKH B2 tại các thời điểm năm 2020 và 2030 Theo đó, đến năm 2020, khi nước biển dâng 12 cm sẽ có 123 kiểu thích hợp đất lúa với diện tích là 1.896.588 ha Đến năm 2030, khi nước biển dâng 17 cm sẽ có 123 kiểu thích hợp đất lúa với diện tích là 1.873.702 ha
- Từ việc giải bài toán tối ưu đa mục tiêu với các ràng buộc về tài nguyên đất, yêu cầu phát triển, diện tích và mức độ thích hợp của từng loại hình sử dụng đất lúa đã đề xuất được phương án chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo kịch bản BĐKH đã lựa chọn: Đến năm 2020, diện tích đất 1 vụ lúa là 11.120 ha (chiếm 0,58 % tổng diện tích đất lúa); 2 vụ lúa là 685.774 ha (chiếm 35,9 %); 3 vụ lúa là 742.005 ha (chiếm 38,8%); đất lúa - màu: 148.996 ha (chiếm 7,8%); đất lúa - thủy sản: 220.300 ha (chiếm 11,5%) Đến năm 2030, diện tích đất lúa 1 vụ được chuyển đổi toàn bộ sang các loại sử dụng đất lúa khác, diện tích 2 vụ lúa là 566.957 ha (chiếm 29,7 % tổng diện tích đất lúa); 3 vụ lúa là 741.835 ha (chiếm 38,8%); đất lúa - màu: 204.385 ha (chiếm 10,7 %); đất lúa - thủy sản: 255.989
ha (chiếm 13,4 %)
- Từ các nghiên cứu, để thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa theo kịch bản BĐKH đã lựa chọn, đề tài đã đề xuất được 2 nhóm giải pháp là: nhóm giải pháp về kỹ thuật và nhóm giải pháp về đầu tư phát triển thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu
Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trồng lúa hợp lý trong điều kiện BĐKH ở vùng ĐBSCL;
là cơ sở để các nhà quản lý xem xét đề xuất chính sách chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trồng lúa thích hợp với điều kiện BĐKH ở vùng ĐBSCL
Trang 16THESIS ABSTRACT PhD’s candidate: Nguyen Hoang Dan
Thesis title: Study on restructuring rice cultivation land in the Mekong Delta in the
context of climate change
Major: Land management Code: 62.85.01.03
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives:
To evaluate the current state of rice land use, efficiency and suitability of rice land use models; propose a suitable rice cultivation land restructuring plan for Mekong delta
in the context of climate change (CC) in order to enhance land use efficiency and
minimize the negative impacts of climate change
Materials and methods:
- Conduct field surveys, statistical analyses to evaluate effectiveness of different
types of rice land use
- Apply the following methods: inheritance method, spatial analysis in geographic information system (GIS), land evaluation methods; a multi-objective spatial optimization method, SWOT to analyze and forecast CC impacts on rice land use; categorize rice land; propose land use plan and restructuring rice cultivation land in the Mekong Delta in the context of climate change using GIS softwares (ArcGIS, MapInfo),
automated land evaluation system (ALES) and linear programming (LiPS), etc
Main findings and conclusions
- Detailed assessment of Natural and socio-economic conditions of the Mekong delta The study result shows that Mekong delta has advantages for the large-scaled development of agricultural commercial products, including rice, but is also extremely
vulnerable to the impacts of climate change
- Review of existing land use systems for rice in the Mekong delta According to research findings, in 2015, the region had 1,910,497 ha of rice land During the period of
2000 - 2015, rice land area decreased by 181.3 thousand ha (an annual reduction of 0.6%) The rice area has observed strong shift from single to double season and from double to
triple season
- Assessment of the socio-economic and environmental effectiveness of land use models On that basis, 5 main types of land use (including: triple, double, single season rice cropping, rice+other crop, rice+aquaculture) along with 12 potential types of land use (including Winter-Spring rice (WS)+Summer-Autumn rice (SA)+Autumn-Winter rice
Trang 17(AW); WS+SA; SA+Summer rice (SM); WS; SM; WS+Spring-Summer crop (SS)+ SA; Winter-Spring crop (WC) + SS; WC + SS + SA; WS + Summer-Autumn vegetables (SV); WC + SA; SV + SM; WS + SA + Fish; SM + Shrimp) were selected for suitability
evaluation
- Impacts of CC on rice land in Mekong delta were forecasted for selected CC scenario (Scenario B2 in 2020 and 2030) Accordingly, by 2020, rice area affected by climate change is 568,889 ha; accounting for 29.77% of the total rice area; by 2030, the affected rice area is 660,279 ha, accounting for 34.55% (a 1.16 time increase compared
to the 2020 climate change scenarios respectively) Rice area in Dong Thap Muoi and Long Xuyen quadrangle, the key provinces of rice production, are most severely
affected
- The suitability of rice land use models in Mekong delta was assessed for CC scenario B2 in 2020 and 2030 Accordingly, by 2020, with 12 cm of sea level rise, there will be 123 suitable types of rice land with an area of 1,896,588 ha By 2030, with 17
cm sea level rise, 123 types of rice land with an area of 1,873,702 hectares are found
suitable
- From solving multi-criteria optimization problems with resource constraints, development requirements, cultivation area and suitability of rice land use models, etc the research has proposed plans for restructuring rice cultivation under selected climate change scenario: By 2020, the land area for single-season rice cropping is 11,120 ha (accounting for 0.58% of total rice land area); for double-season rice cropping is 685,774 ha (accounting for 35,9%); for triple-season rice cropping is 742,005 ha (accounting for 38,8%); for rice + crops land: 148,996 ha (accounting for 7,8%); for rice + aquaculture land: 220,300 ha (accounting for 11,5%) By 2030, all land area of single-rice crop is converted to other land use types; the double-rice crop area is 566,957 ha (accounting for 29,7%); triple-rice crop is 741,835 ha (accounting for 38,8%); rice + crops land: 204,385 ha (accounting for 10,7%); rice + aquaculture land: 255,989 ha (accounting for 13,4%)
- Based on the research outputs, to implement the rice land restructuring under selected climate change scenarios, two groups of solution are proposed, including
technical solutions and investment solutions
The outputs of this dissertation will contribute to the improvement of the scientific basis for optimizing rice land restructure in the Mekong delta region under climate change scenarios, as well as providing references to the managerial bodies on optimal rice land restructuring policies, coping with climate change impacts in the Mekong delta
Trang 18PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu là điều đã được khẳng định và con người không thể tránh khỏi Biến đổi khí hậu cùng với sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu là những biến động mạnh về lượng mưa và sự gia tăng của hiện tượng khí hậu, thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng và ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ven biển BĐKH toàn cầu trở thành mối đe dọa thường xuyên đối với sản xuất và đời sống Mối đe dọa này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi dân cư và các hoạt động kinh tế ngày càng tăng Biến đổi khí hậu là do con người gây ra nên con người phải có biện pháp ứng phó với nó
Ở Việt Nam, nhận thức được mức độ ảnh hưởng, các tác động cũng như mối đe dọa ngày càng tăng của tình trạng biến đổi khí hậu, ngày 02/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình MTQG ứng phó với biến đổi khí hậu Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định số 543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/3/2011) Trong đó (điểm b, nhiệm vụ 1 và điểm a,
nhiệm vụ 2, mục 2- các nhiệm vụ trọng tâm), Bộ đã xác định cần: (i) “Tiến hành công tác điều tra, khảo sát thực tế, sử dụng các công cụ mô hình và các công cụ hiện đại khác phân tích và đánh giá tác động biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với từng lĩnh vực của ngành cho từng vùng, miền trên phạm vi cả nước”; (ii)
“Đối với Nông nghiệp: nghiên cứu quy hoạch các loại đất nông nghiệp, đặc biệt
là cây lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu”là những nhiệm vụ trọng tâm (Bộ
Nông nghiệp và PTNT, 2011)
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất cả nước, nơi xuất khẩu gạo chính của Việt Nam nhưng cũng là nơi bị tác động mạnh của BĐKH (nếu nước biển dâng cao 1 m thì hầu như toàn lãnh thổ vùng bị ngập) An ninh lương thực (ANLT) của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào sản xuất lúa của vùng này
Từ năm 2000 đến nay diện tích đất canh tác và diện tích gieo trồng lúa của vùng liên tục giảm: diện tích đất canh tác lúa giảm từ 2.092,2 nghìn ha năm 2000 xuống còn 1.908,4 nghìn ha năm 2005, 1.927 nghìn ha năm 2010 và 1.911 nghìn
Trang 19ha năm 2015; diện tích gieo trồng lúa cũng giảm từ 3.947,5 nghìn ha năm 2000 xuống còn 3.826,2 nghìn ha năm 2005, từ năm 2010 diện tích gieo trồng đã tăng trở lại, đạt 3.945,9 nghìn ha năm 2010 và 4.308,5 nghìn ha năm 2015 nhưng chủ yếu là do tăng hệ số gieo trồng Mặc dù cả diện tích đất canh tác và diện tích gieo trồng lúa đều giảm mạnh nhưng năng suất và sản lượng lúa lại có chiều hướng gia tăng Năng suất lúa bình quân cả năm đã tăng từ 4,28 tấn/ha năm 2000 lên 5,04 tấn/ha năm 2005, 5,47 tấn/ha năm 2010 và 5,96 tấn/ha năm 2015 (số liệu sơ bộ) Điều này có nghĩa là sản lượng lúa tăng những năm gần đây chủ yếu do tăng năng suất và tăng hệ số sử dụng đất
Như vậy, với nhịp độ giảm diện tích đất trồng lúa (sau đây gọi tắt là đất lúa) như hiện nay cộng với hậu quả của BĐKH toàn cầu, câu hỏi đặt ra trong quản lý
sử dụng quỹ đất lúa ở ĐBSCL là: trong điều kiện biến đổi khí hậu - nước biển dâng (NBD) từ nay đến năm 2020, 2030 sẽ có bao nhiêu diện tích đất canh tác lúa bị ngập chìm, bị ảnh hưởng bởi khô hạn, bị úng ngập, mặn hoá? Những diện tích này bị mất ở đâu? Trên loại đất và loại hình sử dụng nào? Để từ đó đề ra các giải pháp để chuyển đổi cơ cấu, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giảm thiểu các tác động tiêu cực của tình trạng BĐKH đến đất lúa ở ĐBSCL Vùng ĐBSCL với sản xuất lúa ổn định, hiệu quả không chỉ đảm bảo ANLT quốc gia mà còn đảm bảo an sinh xã hội, tạo ra lúa hàng hoá xuất khẩu Do vậy, việc nghiên cứu, làm
rõ các nội dung nêu trên của đề tài sẽ có ý nghĩa quan trọng, đóng góp cơ sở khoa học và thực tiễn để chuyển đổi cơ cấu, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa và giảm thiểu các tác động tiêu cực của tình trạng BĐKH đến đất lúa và sản xuất lương thực ở vùng ĐBSCL
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất lúa, hiệu quả, mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất lúa vùng ĐBSCL;
- Đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa vùng ĐBSCL một cách hợp lý trong điều kiện BĐKH, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đất lúa, các loại hình sử dụng đất lúa và các yếu tố BĐKH ảnh hưởng đến sản xuất lúa vùng ĐBSCL;
Trang 201.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong phạm vi vùng ĐBSCL
- Phạm vi về thời gian:
Đề tài đã lựa chọn các mốc thời gian nghiên cứu đánh giá thực trạng là năm
2000, 2015 và giai đoạn 2000 - 2015; nghiên cứu dự báo tác động của BĐKH, đề xuất sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa là năm 2020 và 2030 (tương ứng với kịch bản BĐKH đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố cho giai đoạn đến năm 2020 và 2030) Trong đó:
+ Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội, thực trạng sử dụng đất lúa ở vùng ĐBSCL trong giai đoạn 2000 – 2015;
+ Điều tra hiệu quả sử dụng đất trồng lúa năm 2015;
+ Nghiên cứu dự báo tác động của BĐKH đến sử dụng đất lúa (theo kịch bản phát thải trung bình B2) vào thời điểm năm 2020, 2030;
+ Nghiên cứu đề xuất sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa đến năm 2020 và 2030
1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Dự báo được tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất trồng lúa vùng ĐBSCL theo kịch bản phát thải trung bình (B2) vào thời điểm năm 2020 và 2030;
- Đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa vùng ĐBSCL đến năm 2020 và
Trang 21PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT LÚA BỀN VỮNG
2.1.1 Cơ sở lý luận của việc sử dụng đất lúa bền vững
2.1.1.1 Quan điểm sử dụng đất lúa bền vững
Sử dụng đất, trong đó có đất lúa một cách bền vững là yêu cầu cấp bách đang đặt ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu Theo các nhà khoa học, những hiện tượng sa mạc hoá, thoái hoá, ô nhiễm đất là hậu quả của việc sử dụng đất kém bền vững
Xuất phát từ thực tế sử dụng đất, những khái niệm đầu tiên về phát triển nông nghiệp bền vững đã được Liên minh quốc tế bảo vệ thiên nhiên đưa ra vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước (Dương Thành Nam, 2011) Trong những năm cuối thế kỳ 20, những vấn đề về phát triển nông nghiệp bền vững đã được đặt ra, tập trung vào các khía cạnh của sản xuất như bảo vệ đất, nước và đề xuất một số hệ thống canh tác
Theo FAO (1976) thì phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định hướng những thay đổi công nghệ, thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến sự thỏa mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của thế hệ hôm nay và mai sau
Sự phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động, thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội (Smyth and Dumanski, 1993)
Theo FAO (1990), quan điểm sử dụng đất nông nghiệp (trong đó có đất lúa) bền vững là: Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa học, kỹ thuật, đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật nuôi có
tỷ suất hàng hoá cao, tăng sức cạnh tranh Nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên cơ
sở thực hiện “đa dạng hoá” hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất; đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với sinh thái
và bảo vệ môi trường Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (trong đó có đất lúa) gắn liền với chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và quá trình tích tụ ruộng đất Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nói chung phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của vùng và cả nước
Trang 22Theo Nguyễn Viết Phổ và cs (1996) mục tiêu của con người trong quá trình sử dụng đất là sử dụng khoa học và hợp lý Tuy nhiên, trong thực tế do quá trình sử dụng đất lâu dài, nhận thức về sử dụng đất còn hạn chế dẫn tới nhiều vùng đất đang bị thoái hóa, ảnh hưởng tới môi trường sống của con người
Thực tế sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam đã cho thấy quá trình thâm canh lúa nước bộc lộ những yếu tố gây mất bền vững như: việc lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật… dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước; canh tác lúa không hợp lý làm gia tăng phát thải khí nhà kính, cùng các vấn đề về cân bằng nước, tranh chấp trong sử dụng tài nguyên đất, nước với các mục đích sử dụng đất khác… (IRRI, 2002, 2013) Do vậy, cần có quan điểm
rõ ràng và các giải pháp cụ thể để quản lý, sử dụng bền vững đất lúa
Ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013a) đã đưa ra quan điểm: cần phải quản lý chặt chẽ đất trồng lúa theo quy hoạch; sử dụng có hiệu quả, bền vững quỹ đất lúa hiện có, hạn chế tối đa việc chuyển đổi đất lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng tiến độ kỹ thuật, thực hiện các biện pháp canh tác luân canh, đa canh cây trồng trên đất lúa; bảo vệ và tôn tạo độ phì, ngăn chặn sự suy thoái độ phì, xói mòn rửa trôi; bảo vệ đa dạng sinh học trong hệ sinh thái lúa nước; xây dựng các quy định và giám sát để hạn chế ô nhiễm môi trường trong sản xuất lúa gạo (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2015)
Do vậy, việc sử dụng đất lúa cần dựa trên quan điểm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; đảm bảo sử dụng hài hòa, hợp lý nguồn nguyên tài nguyên đất, nước, phù hợp với định hướng phát triển chung của đất nước
vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hóa chất lượng đất và nước (bảo vệ); (4) Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi) và (5) Được
xã hội chấp nhận (sự chấp nhận) Năm nguyên tắc nêu trên được coi là những trụ cột của sử dụng đất đai bền vững và là những mục tiêu cần phải đạt được Nếu
Trang 23thực tế diễn ra đồng bộ so với các mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được Nếu chỉ đạt được một hay một vài mục tiêu mà không phải là tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận
Theo UNEP và IRRI (2015a, b) để canh tác lúa bền vững cần đảm bảo 8 nguyên tắc, gồm (1) Phải cải thiện sinh kế hiện tại và các thế hệ tương lai của người trồng lúa, tham gia vào các chuỗi giá trị khác và góp phần đảm bảo an ninh lương thực; (2) Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, chất lượng lúa gạo và các sản phẩm của lúa gạo; (3) Quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong chuỗi giá trị; (4) Bảo vệ môi trường tự nhiên tránh ảnh hưởng xấu của sản xuất và chế biến lúa gạo; (5) Ngăn chặn những tác động bất lợi đối với cộng đồng xung quanh, góp phần vào sự phát triển chung; (6) Hệ thống canh tác lúa phải thích ứng với BĐKH, giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong suốt chuỗi giá trị; (7) Tôn trọng quyền lao động và thúc đẩy phúc lợi của người lao động; (8) Sản xuất, kinh doanh trung thực và minh bạch
Để thực hiện được nguyên tắc (3) về quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, FAO đã đưa ra khuyến nghị việc canh tác lúa phải đảm bảo tránh làm suy thoái và xói mòn đất; sử dụng các vật liệu hữu cơ sẵn có để cải thiện cân bằng dinh dưỡng đất…; (4) về bảo vệ môi trường tự nhiên: việc canh tác lúa phải đảm bảo duy trì hoặc cải thiện đất và lượng hữu cơ các bon (carbon) trong đất; duy trì
và cải thiện hệ thực vật và đang dạng sinh học trong nông nghiệp; ngăn chặn việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để bảo vệ đất trồng lúa; giảm thiểu, tái sử dụng
và thúc đẩy xử lý an toàn chất thải…
Như vậy, có thể thấy nguyên tắc cơ bản trong sử dụng đất lúa bền vững là: phải bảo vệ được đất (cả về số lượng và chất lượng) để duy trì năng lực sản xuất lúa của đất cho cả hiện tại và tương lai; bảo vệ môi trường tự nhiên
Tuy nhiên, trước áp lực tăng dân số và tăng trưởng kinh tế, thực tế trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay quỹ đất canh tác lúa ngày càng bị thu hẹp Do vậy, cần điều hòa giữa áp lực tăng dân số và tăng trưởng về kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng đất lúa bền vững
Vì vậy, đòi hỏi cần cân nhắc kỹ những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
và bảo vệ môi trường trong sử dụng đất lúa, sao cho tận dụng được tối đa lợi thế
so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường Đây cũng là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác và sử dụng bền vững quỹ đất lúa hiện có
Trang 242.1.1.3 Yêu cầu của sử dụng đất lúa bền vững
Theo Phan Sỹ Mẫn và Nguyễn Việt Anh (2001) sử dụng đất bền vững hướng vào 3 yêu cầu sử dụng: (1) Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận; (2) Bền vững về môi trường: sử dụng đất phải bảo vệ độ phì đất, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên; (3) Bền vững về xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội
Việc quản lý và sử dụng đất bền vững bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế - xã hội với các quan tâm về môi trường để đồng thời: duy trì hoặc nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất), giảm rủi ro sản xuất (an toàn), bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất và nước (bảo vệ), có hiệu quả lâu dài (bền vững) và được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận) (Nguyễn Huy Phồn, 1996)
Theo UNEP và IRRI (2015c) để canh tác lúa bền vững phải đảm bảo các yêu cầu về sử dụng đất sau: (1) Tránh làm suy thoái và xói mòn đất; (2) Sử dụng các vật liệu hữu cơ sẵn có để cải thiện và cân bằng dinh dưỡng của đất; (3) Quản
lý dịch hại theo kỹ thuật quản lý sinh thái; (4) Ngăn chặn chuyển đổi đất để bảo
vệ sản xuất lúa gạo…
Ở Việt Nam, nền văn minh lúa nước đã hình thành qua hàng ngàn năm, hệ thống canh tác lúa nước được coi là một mô hình nông nghiệp bền vững ở vùng đồng bằng, nhưng hiện nay đang đứng trước những thách thức về sự bền vững do những biến đổi to lớn của tình hình kinh tế, xã hội và BĐKH gây nên Trước tiên
có thể thấy rằng điều kiện tự nhiên, nguồn nước và quỹ đất không còn dồi dào như trước, dân số tăng nhanh gây áp lực về nhu cầu sử dụng đất Nếu trồng lúa không đem lại lợi nhuận thoả đáng, tất yếu sẽ bị các cây trồng khác xâm lấn Ngoài ra, nhu cầu đời sống tăng lên thì bản thân người trồng lúa cũng không tự bằng lòng với mức hưởng lợi thấp Tuy vậy, nếu chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế không thôi thì rõ ràng không thể tồn tại được trước áp lực của xã hội về đảm bảo an toàn thực phẩm Từ đó có thể thấy rằng tính bền vững của sử dụng đất lúa đặt ra yêu cầu phải được xem xét đồng bộ trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường
2.1.2 Hiệu quả sử dụng đất lúa
2.1.2.1 Khái quát chung về loại sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất
a Loại sử dụng đất
Sử dụng đất (Land uses) được hiểu là hoạt động tác động của con người vào đất nhằm đạt được kết quả mong muốn trong quá trình sử dụng Trong thực tế có nhiều loại sử dụng đất khác nhau như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu
Trang 25năm, đất trồng cỏ, đất trồng rừng… (Phạm Tuấn Anh, 2014)
Hiện nay, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất thường được thực hiện thông qua đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất Tùy theo mức độ, phạm vi đánh giá, người ta có thể phân loại sử dụng đất và đánh giá hiệu quả của sử dụng đất ở các cấp độ khác nhau, như đánh giá hiệu quả của loại sử dụng đất, loại hình sử dụng đất hoặc kiểu sử dụng …
- Loại sử dụng đất chính (major kind of land use): Là phần chia nhỏ chủ yếu của sử dụng đất nông nghiệp như đất sản xuất nông nghiệp (nhờ mưa, được tưới, tiêu), lâm nghiệp… (FAO, 1976)
- Loại sử dụng đất (Land utilization type): Được miêu tả hay xác định theo mức độ chi tiết của loại sử dụng đất chính Loại sử dụng đất có liên quan tới mùa
vụ, kết hợp mùa vụ hoặc hệ thống cây trồng với các phương thức quản lý và tưới xác định trong môi trường kỹ thuật và kinh tế - xã hội nhất định (Bùi Bá Bổng và
cs, 2008)
Nói cách khác: loại sử dụng đất được phân định và mô tả bởi các thuộc tính kỹ thuật và kinh tế - xã hội như: loại cây trồng, kỹ thuật canh tác, loại và khối lượng sản phẩm, lao động, chi phí sản xuất, lợi nhuận thu được, (Bùi Bá Bổng và cs, 2008) Tùy theo mức độ đánh giá đất đai, có thể phân loại sử dụng đất theo các cấp độ chi tiết như loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất
- Loại hình sử dụng đất: Là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những thuộc tính các của loại sử dụng đất và các yêu cầu sử dụng đất của chúng Loại hình sử dụng đất được cụ thể hóa bằng các kiểu sử dụng đất (Phạm Anh Tuấn, 2014)
- Kiểu sử dụng đất được hiểu là phân chia loại hình sử dụng đất tới hệ thống cây trồng và mùa vụ (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998; Phạm Tuấn Anh, 2014)
b Hiệu quả sử dụng đất
Ngày nay hiệu quả sử dụng đất được xem là thước đo, tiêu chí phản ánh việc sử dụng bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp nói chung và hệ thống canh tác lúa nói riêng, là cơ sở khoa học để lựa chọn hệ thống sản xuất bền vững Nhiều nhà khoa học cho rằng: xác định đúng khái niệm, bản chất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của
lý thuyết hệ thống (FAO, 1990), nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường (Đào Đức Mẫn, 2014)
Trang 26Sử dụng đất lúa có hiệu quả thông qua việc bố trí cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng luân canh, xen canh hợp lý là một trong những vấn đề bức thiết đang đặt ra hiện nay Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân - những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất (Nguyễn Duy Tính, 1995)
Theo UNEP và IRRI (2015a, b) nguyên tắc đầu tiên đảm bảo cho việc canh tác lúa bền vững là phải đạt được sự ổn định lâu dài về thu nhập cho người trồng lúa Do vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa, trước hết cần quan tâm đến hiệu quả kinh tế của trồng lúa
Theo Chuẩn mực canh tác lúa gạo bền vững do UNEP và IRRI (2015c) đưa ra, canh tác lúa bền vững phải đảm bảo duy trì và cải thiện được môi trường Nên, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa cần quan tâm đến những ảnh hưởng của sản xuất lúa đến môi trường xung quanh
Hoạt động sản xuất nông nghiệp (trong đó có sản xuất lúa) mang tính xã hội rất sâu sắc (Vũ Năng Dũng, 1997) Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa cần quan tâm đến những tác động của sản xuất lúa đến các vấn đề xã hội như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí ở nông thôn
2.1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Tương tự như việc sử dụng đất nông nghiệp, cơ sở để lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa bao gồm: Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả, nhu cầu của địa phương và người sử dụng đất về phát triển hoặc thay đổi loại sử dụng, khả năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất đó
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu chính, các chỉ tiêu cơ bản, biểu hiện mặt cốt yếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn (FAO, 1990; Nguyễn Đình Hợi, 1993) Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học (FAO, 1990) và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển
Xuất phát từ bản chất của hiệu quả là nói lên mối quan hệ giữa kết quả và chi phí, mối quan hệ này có thể là quan hệ hiệu số hoặc là quan hệ thương số (Nguyễn Duy Tính, 1995; Vũ Thị Ngọc Trân, 1996; Phan Sỹ Mẫn và Nguyễn Việt Anh, 2001), nên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sẽ là: H = K-
Trang 27C; H =K/C; H =(K -C)/C; H = (K1- K0)/(C1- C0)
Trong đó: H: hiệu quả; K: kết quả; C: chi phí; 1 và 0 là chỉ số về thời gian:
0 là chỉ số đầu vào nghiên cứu, 1 là thời điểm kết thúc nghiên cứu
a Hiệu quả kinh tế
Theo Nguyễn Duy Tính (1995) các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) đã chỉ ra hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào
Từ những vấn đề trên có thể thấy rằng, bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội (Phạm Quang Khánh và
Vũ Cao Thái, 1994) Việc xác định một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất lúa như sau:
- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất lúa được xác định trên cơ sở: Giá trị sản xuất (GTSX - là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một vụ, năm)); giá trị gia tăng (GTGT - là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GTSX) và chi phí trung gian (CPTG)) là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó; CPTG là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất
- Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng CPTG, bao gồm: GTSX/CPTG và GTGT/CPTG, đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ
- Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi, bao gồm: GTSX/LĐ và GTGT/LĐ Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng loại/kiểu sử dụng đất và từng cây trồng, làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng người lao động
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ
Trang 28cao, thấp Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn (Lê Văn Khoa, 2000)
b Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra (FAO, 1990) Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất
Theo Nguyễn Duy Tính (1995) hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp
Theo Lê Huy Bá và cs (2002) thị trường cạnh tranh lành mạnh, cũng là một trong những điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả xã hội gồm:
- Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội (FAO, 1990; Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001)
- Mức độ đảm bảo an toàn lương thực; đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của địa phương, nhu cầu sản phẩm của xã hội; thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân (Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000)
c Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hoá học, sinh học, vật lý , chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường (Tôn Thất Chiểu và cs., 1992)
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng của môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là: đánh giá các nguồn tài nguyên nước bền vững; đánh giá quản lý đất đai; đánh giá hệ thống sản xuất cây trồng; đánh giá tính bền vững đối với việc duy trì độ phì của đất và bảo vệ cây trồng; sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất…
Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp (trong đó có đất lúa) rất phức tạp, khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian dài (Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2002) Phạm vi nghiên cứu của đề tài, dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường trong sử dụng đất lúa thông qua việc đánh giá việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, phân tích các mẫu đất được lấy theo các loại hình sử dụng đất chủ yếu và đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất lúa thông qua kết quả điều tra về hiệu quả sử dụng đất
Trang 292.1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất
Theo Đào Đức Mẫn (2014) có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất (trong đó có đất lúa), gồm các yếu tố về điều kiện tự nhiên; kinh tế, kỹ thuật và yếu tố xã hội
- Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết ) có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp (FAO, 1990)
Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng, vật nuôi phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng đắn
- Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật canh tác như: kỹ thuật làm đất, giống mới, thuỷ lợi, phân bón… cũng có tác động tới hiệu quả sử dụng đất (FAO, 1990) Theo Vũ Năng Dũng (1997) cho đến giữa thế kỷ 21, trong nông nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể đóng góp tới 30% năng suất kinh tế Như vậy,
có thể nói các biện pháp kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác
và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
- Nhóm các yếu tố xã hội: Như thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất (Nguyễn Duy Tính, 1995) Ngoài ra, hệ thống chính sách (đất đai, hỗ trợ ), sự ổn định chính trị - xã hội, các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất lúa gạo của Nhà nước; kinh nghiệm và tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, trình độ đầu tư cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất
2.1.3 Tình hình sử dụng đất canh tác lúa trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.3.1 Sử dụng đất canh tác lúa trên thế giới và ở Việt Nam
a Tình hình sử dụng đất canh tác lúa trên thế giới
Theo số liệu của WorldStat (2014) toàn thế giới có 13.012 triệu ha đất, trong
đó có 4.932,2 triệu ha đất nông nghiệp, 1.412,1 triệu ha đất có thể canh tác lúa Trong tổng diện tích 1.412,1 triệu ha đất có thể canh tác lúa, châu Á có diện tích lớn nhất (505,3 triệu ha, tương đương 35,8%), tiếp đến là châu Mỹ (364,3 triệu
ha, 25,8 %), châu Âu (277,7 triệu ha, 19,7%)
Theo số liệu của IRRI (IRRI-Africa- CIAT, 2013), tổng diện tích đất gieo trồng lúa toàn thế giới năm 2010 là 159,4 triệu ha, trong đó châu Á có diện tích 143,2 triệu ha, chiếm 88,4%, còn lại là châu Phi (10,5 triệu ha, 6,6%), châu Mỹ (7,2 triệu ha, 4,5%), châu Âu (0,718 triệu ha, 0,5%) Năng suất lúa bình quân toàn thế giới đạt 4,4 tấn/ha, trong đó châu Âu đạt cao nhất (6 tấn/ha), tiếp đến là châu Mỹ (đạt 5,1 tấn/ha), châu Á (đạt 4,4 tấn/ha) Tình hình sử dụng đất canh tác lúa tại các châu lục được thể hiện tại bảng 2.1
Trang 30Bảng 2.1 Diện tích đất canh tác và gieo trồng lúa trên thế giới
(1000 ha)
(**)
Năng suất lúa
(tấn/
ha) (**)
Diện tích (1000 ha)
Diện tích đất (ha)/
người
Diện tích (1000 ha)
% so với tổng
DT đất
Diện tích đất
NN (ha) /người
Diện tích (1000 ha)
% so với
DT đất
NN
BQ đất canh tác (ha) /người
Trang 31Ở khu vực châu Á, Ấn Độ là nước có diện tích đất có thể canh tác lúa và diện tích gieo trồng lúa lớn nhất, với 157,9 triệu ha đất, chiếm 11,1% đất có thể canh tác lúa toàn thế giới và 31,25% đất có thể canh tác lúa của châu Á; tổng diện tích gieo trồng lúa đạt 36,9 triệu ha, chiếm 23% diện tích gieo trồng lúa thế giới và 25,8% diện tích gieo trồng lúa của châu Á; tiếp đến là Trung Quốc có 109,9 triệu ha đất có thể canh tác lúa, chiếm 7,74% đất có thể canh tác lúa của thế giới và 21,7% đất có thể canh tác lúa của châu Á; tổng diện tích gieo trồng lúa đạt 30,1 triệu ha, chiếm 18,9% diện tích gieo trồng lúa thế giới và 21% diện tích gieo trồng lúa châu Á Tình hình sử dụng đất canh tác lúa của các nước châu
% so với thế giới
% so với Châu
Á
Diện tích (triệu ha)
% so với thế giới
% so với Châu
Á
Năng suất (tấn /ha)
So với
BQ của thế giới (%)
So với
BQ của Châu Á (%)
b Tình hình sử dụng đất lúa ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chính sách ruộng đất luôn gắn với từng giai đoạn lịch sử nhất định Trong thời kỳ phong kiến, ruộng đất tập trung chủ yếu vào tay địa chủ, thực
Trang 32dân còn nông dân chỉ được sở hữu một phần nhỏ Vào những năm 1930, vùng đồng bằng sông Hồng có khoảng 6,5 triệu dân ở nông thôn, đất công có 230.000 ha, bằng 1/5 diện tích đất nông nghiệp Trong thời kỳ cải cách ruộng đất và tập thể hoá (1953
- 1958), ở miền Bắc, ruộng đất của các tầng lớp “bóc lột” (địa chủ, phú nông, thực dân Pháp, nhà thờ Cơ đốc) và đất công được chia cho các tầng lớp nông dân lao động (trung nông, bần nông, cố nông) Sau năm 1958, Nhà nước Việt Nam phát động phong trào tập thể hoá kinh tế nông thôn thông qua các hợp tác xã nông nghiệp (có tới 85,8% hộ nông dân tham gia vào các hợp tác xã) Từ đó, đất đai là tài sản của tập thể, nông dân trở thành những người làm công, ăn lương của hợp tác xã Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ trung bình 5% đất canh tác (gọi là đất 5%) được dùng để chia cho các hộ nông dân sử dụng để canh tác riêng (Nguyễn Đình Bộ, 2010)
Đây là thời kỳ sản xuất nông nghiệp theo cơ chế bao cấp, hiệu quả kém, thiếu đói lương thực trầm trọng… Để khắc phục tình trạng đó Nhà nước đã có Chỉ thị 100 (năm 1981) và Chỉ thị khoán 10 (1988) giao quyền tự chủ về đất đai cho các hộ nông dân trực tiếp quản lý, sử dụng; ban hành Luật Đất đai năm 1993 quy định mức độ tối đa về thời gian giao đất đối với đất trồng cây hàng năm (trong đó
có đất lúa) Quyền sử dụng đất được giao cho nông dân, Nhà nước giữ quyền sở hữu đất đai về mặt luật pháp (Vũ Thị Bình và Quyền Đình Hà, 2003)
Hiện nay, cả nước có khoảng 4,14 triệu ha đất trồng lúa, giảm 83,7 nghìn ha
so với năm 1994 (năm đầu thực hiện Luật Đất đai 1993) Tuy nhiên, thực tế trong 10 năm qua cho thấy đã có gần 350 nghìn ha đất trồng lúa (đất lúa nước khoảng 270 nghìn ha) được chuyển đổi sang các mục đích phi nông nghiệp Khi diện tích đất lúa
đã chuyển sang đất phi nông nghiệp thì khả năng sử dụng trở lại để trồng lúa là rất khó, trong khi đó khả năng khai hoang, mở rộng diện tích đất trồng lúa để bù đắp vào diện tích đất lúa mất đi là rất hạn chế và tốn kém (Chính phủ, 2011a)
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp và đất canh tác lúa ở Việt Nam
Trang 33Để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thì việc chuyển đổi đất trồng lúa cho các mục đích phi nông nghiệp là khó tránh khỏi Nhằm đảm bảo an ninh lược thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã có Nghị quyết số 63/NĐ-CP ngày 23/12/2009 về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; trên cơ sở
đó đã ban hành Nghị định 42/2012/NĐ-CP và 35/2015/NĐ-CP (thay thế Nghị định 42/2012/NĐ-CP) về quản lý đất lúa
Theo dự tính của Bộ Nông nghiệp và PTNT để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia (bao gồm ăn, dự trữ, chăn nuôi, giống, chế biến, hao hụt,…) trước mắt cũng như lâu dài, nước ta cần phải duy trì ổn định quỹ đất trồng lúa khoảng 3,8 triệu ha, diện tích gieo trồng cần tối thiểu khoảng 7,3 triệu ha, với hệ số sử dụng đất 1,9 - 2 lần, năng suất lúa bình quân đạt 64 tạ/ha, tổng lương thực cho các nhu cầu cần khoảng 47 triệu tấn, đủ lương thực cho 120 triệu dân với mức bình quân trên 350 kg/người/năm (Chính phủ, 2011a)
2.1.3.2 Một số vấn đề đang đặt ra trong sử dụng đất lúa
- Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và các yếu tố kinh tế, BĐKH đang tác động lên đất lúa, làm cho diện tích đất lúa ngày càng bị thu hẹp gây nguy cơ mất an ninh lương thực
Theo Papademetriou (1998) dưới áp lực của phát triển kinh tế và tác động của BĐKH, ở Trung Quốc diện tích đất lúa đã giảm từ 37 triệu ha năm 1976 xuống còn 31 triệu ha năm 1996; xu hướng tương tự cũng đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Tài nguyên và MT (2010a, b) diện tích đất trồng lúa nước đã giảm từ 4.268 nghìn ha năm 2000 xuống còn 3.998 nghìn ha năm 2010 Theo nghiên cứu của Nicholls và Mimura (1998), ước tính nếu nước biển dâng lên 1m có thể làm Việt nam mất 40.000 km2 diện tích đất, trong đó hầu hết là đất trồng lúa Còn theo IPCC (2007), nếu nước biển dâng lên 1m dự báo sẽ có khoảng 5.000 km2 ĐBSH và 15.000 - 20.000 km2 ĐBSCL bị ngập Do vậy, về lâu dài nếu không có biện pháp bảo vệ, cải tạo, mở rộng đất trồng lúa thì sẽ dẫn tới mất an ninh lương thực
- Việc canh tác lúa không hợp lý sẽ làm cạn kiệt tài nguyên nước, suy giảm dinh dưỡng đất và tác động xấu đến môi trường…
Theo Gleick (1993), nước sẽ trở nên khan hiếm và tốn kém hơn cho nông nghiệp; theo tính toán của UNEP và IRRI canh tác lúa tiêu tốn khoảng 30-40% lượng nước ngọt của thế giới, 5% lượng khí thải nhà kính có nguồn gốc từ việc trồng lúa (VTV, 2015)
Trang 34Ngoài ra, theo Cassman et al (1997) thu hoạch liên tục của sản xuất lúa gạo
hoặc đơn lẻ hoặc kết hợp đã làm suy giảm “sức khỏe” đất thông qua sự thiếu dinh dưỡng, nhiễm độc chất dinh dưỡng, gia tăng độ mặn và suy giảm thể chất tổng thể của đất Việc sử dụng nước không đúng quy trình thủy lợi làm độ mặn
và tình trạng xâm nhập mặn ở các khu vực ven biển tăng cao, cùng nhiều vấn đề
về môi trường khác liên quan Do vậy, đòi hỏi phải có biện pháp canh tác lúa bền vững cũng như các giải pháp bảo vệ, sử dụng hiệu quả quỹ đất lúa
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU
SỬ DỤNG ĐẤT
2.2.1 Lý luận về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
2.2.1.1 Khái niệm về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa
Theo Viện Ngôn ngữ học (2006) chuyển đổi là sự thay đổi từ một loại này sang một loại khác Cơ cấu là một phạm trù triết học dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống ử dụng đất đai là đem đất đai dùng vào mục đích nào đó
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất Theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014): Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là thay đổi mục đích sử dụng đất đai nhằm đạt được hiệu quả cao hơn, phù hợp với điều kiện và
cơ hội sản xuất khác nhau Theo Lê Thị Giang (2012): chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất bao gồm sự thay đổi tỷ trọng giữa các mục đích sử dụng đất khác nhau và thay đổi diện tích đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng Thực chất của việc chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất là sự thay đổi mục đích sử dụng từ nhóm đất này sang nhóm đất khác hoặc thay đổi mục đích sử dụng trong nội bộ từng nhóm đất nhằm tăng hiệu quả của việc sử dụng đất hoặc phục vụ quá trình phát triển nền nông nghiệp bền vững Như vậy, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất được hiểu là sự thay đổi về tỷ lệ % diện tích của mục đích sử dụng đất trong tổng diện tích đất hiện có (và trạng thái của mục đích sử dụng đất) nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong điều kiện hiện tại Theo quy định tại Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa: Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất lúa khác
Với những phân tích ở trên, vận dụng vào đất trồng lúa thì Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa là sự thay đổi về tỷ lệ % diện tích của mục đích sử dụng đất
lúa trong tổng diện tích đất lúa hiện có (và trạng thái của mục đích sử dụng đất lúa) nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong điều kiện sản xuất hiện tại Hay nói
Trang 35khác là, Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa là sự thay đổi về tỷ lệ % diện tích của
mục đích sử dụng đất lúa trong tổng diện tích đất lúa hiện có bằng việc thay đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi và các loại sử dụng khác nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong điều kiện sản xuất hiện tại
2.2.1.2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
Sử dụng đất đai là hệ thống biện pháp điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên và môi trường Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của con người, của thị trường người ta sẽ quyết định phương hướng và mục tiêu sử dụng sao cho phù hợp Ngày nay người ta thường hướng tới mục tiêu sử dụng đất sao cho hợp lý nhất, phát huy tối đa tiềm năng của đất đai nhằm đạt được hiệu quả cao trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường Việc xác định và điều chỉnh hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất, trong đó có đất lúa không chỉ có mục đích nhằm phát triển sản xuất theo hướng có lợi mà còn nhằm bảo vệ đất đai, môi trường sống, làm cho việc khai thác tiềm năng đất đai của vùng có hiệu quả kinh tế vững chắc hơn, đảm bảo cả lợi ích trước mắt và lâu dài (Phùng Gia Hưng, 2012)
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là kết quả của sự tương tác từ nhiều yếu tố
xã hội, kinh tế và môi trường, xảy ra ở nhiều cấp bậc và quy mô không gian khác
nhau (Lambin et al., 2003) Sự thay đổi dân số nông thôn di cư ra đô thị, mô hình
tiêu thụ, sự hiện diện và hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội và các chính sách sử dụng đất là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến các mô hình chuyển đổi cơ
cấu sử dụng đất đai (Morton et al., 2006; Lambin et al., 2001) Ngoài ra, BĐKH và
biến đổi thời tiết (ví dụ hạn hán, bão nhiệt đới) cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thay đổi sử dụng đất (Grau and Aide, 2008) Các hiện tượng khí hậu cực đoan cũng có thể có tác động rất lớn đến chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai Ví dụ, ở Samoa, trong những năm 1990, hơn 90% diện tích rừng trồng của
hòn đảo đã bị mất trong trận bão nhiệt đới OFA và Val (Wilkie et al., 2002) Nhìn
từ góc độ khu vực, ở khu vực địa lý nhất định, đất đai dễ bị tác động kết hợp của khí hậu toàn cầu, chính trị - xã hội và các yếu tố kinh tế làm biến động (Lambin and Geist, 2003; O’Brien and Leichenko, 2000) Ví dụ, bốn trong mười nước có tỷ
lệ phá rừng cao nhất (3% hoặc hơn 3% mỗi năm) từ năm 1990 đến năm 2000 là các quốc đảo (Haiti, St Lucia, Liên bang Micronesia và Comoros), những tỷ lệ phá rừng này có liên quan đến mở rộng nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng
(Wilkie et al., 2002)
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất được xem là một đóng góp quan trọng làm
Trang 36thay đổi môi trường toàn cầu Ước tính cho thấy rằng sự thay đổi đất đai do con người đã tác động đến 40% bề mặt bị đóng băng của trái đất, chủ yếu là do sự
chuyển đổi của các hệ sinh thái tự nhiên cho đất canh tác và đồng cỏ (Foley et al., 2005) Các tác động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai trên các hệ sinh
thái còn lớn hơn ở các vùng nhiệt đới, nơi chuyển đổi đất nông nghiệp chủ yếu
xảy ra trên vùng đất rừng còn nguyên vẹn (Gibbs et al., 2010)
Mục đích của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, trong đó có đất lúa là tạo
ra sự cân đối giữa các mục đích sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất khác nhau Đồng thời tạo cho đất đai có cơ cấu hợp lý, qua đó phát huy tiềm năng sản xuất, lợi thế so sánh của từng vùng, từng miền (NguyễnThị Hồng Hạnh, 2014) Tại các nước phát triển, cơ cấu nền kinh tế tương đối ổn định, không có nhiều biến động lớn Nhưng ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hơn do nhu cầu phát triển kinh tế nội tại
Từ năm 1986, nước ta tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa, kéo theo
đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dẫn tới cơ cấu sử dụng đất cũng chuyển dịch theo cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất này bao gồm cả sự thay đổi tỷ trọng giữa các mục đích
sử dụng đất khác nhau và diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và MT (2010b), đến tháng 12/2010, cả nước đã có 3.075 nghìn ha đất phi nông nghiệp, tăng 1.729 nghìn ha
so với năm 2000, chủ yếu do chuyển từ đất nông nghiệp sang Việc tăng diện tích đất phi nông nghiệp là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, đô thị hóa Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, việc tăng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp do chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã tác động đến sản xuất lúa Đất lúa sẽ bị tiêu hao dần do phải chuyển một phần sang đất phi nông nghiệp Nhưng nếu cứ tiếp tục chuyển và chuyển quá nhiều sẽ phá vỡ thế cân bằng Do vậy, cần phải có biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất lúa để việc chuyển đổi không làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất lương thực Quyết định số 3367/QĐ-BNN-TT ngày 31/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đã đưa ra quan điểm sau:
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải dựa trên nhu cầu thị trường;
Trang 37khai thác lợi thế về đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết gắn với sản xuất hàng hóa, tập trung, hiệu quả và bền vững;
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải dựa trên cơ sở khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng;
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải nhằm tới mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, bảo đảm ANLT quốc gia, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với BĐKH…
Như vậy, qua những phân tích ở trên có thể thấy chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa thực chất là sự thay đổi về tỷ lệ % diện tích đất lúa bằng việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và các loại sử dụng đất khác, trong đó thay đổi cơ cấu về cây trồng đóng vai trò chủ yếu Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa cũng phải dựa trên cơ sở khoa học, nhu cầu của thị trường; trên cơ sở các lợi thế sẵn có để hướng đến các mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa, bảo vệ và duy trì được quỹ đất lúa hiện có, đảm bảo được an ninh lương thực, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu
2.2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
Trong phát triển kinh tế, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, trong đó có đất lúa luôn diễn ra do nhu cầu của thực tế đòi hỏi Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ loại đất này sang loại đất khác chịu tác động bởi nhiều yếu tố, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm của từng vùng lãnh thổ, từng thời kỳ phát triển của vùng lãnh thổ đó (Beatriz, 2003) Những yếu tố tác động đến việc chuyển cơ cấu
sử dụng đất có thể phân ra 3 nhóm yếu tố chính sau đây:
a Nhóm các yếu tố về tự nhiên
Đây là nhóm yếu tố quyết định đến sự phân chia đất đai theo mục đích sử dụng Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên mang tính khu vực rõ nét, bao gồm:
Trang 38(1) Vị trí địa lý: là một trong những yếu tố quyết định khả năng sử dụng của
đất đai, chúng ảnh hưởng lớn tới việc bố trí sản xuất, xây dựng các công trình, ảnh hưởng trực tiếp tới sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên, lao động, vật tư, tiền vốn
và giao lưu hợp tác với bên ngoài Đối với những vùng có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình bằng phẳng, gần các trục giao thông, cảng biển thì quỹ đất được sử dụng tối
đa và có nhiều biến động trong sử dụng đất, đặc biệt là chuyển đất nông nghiệp, trong đó có đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp Điều này thể hiện khá rõ ở một
số vùng kinh tế - sinh thái của Việt Nam, ví dụ như vùng ĐBSH hoặc vùng ĐNB, nơi có nhiều dự án đầu tư nên nhu cầu đất xây dựng tăng cao, diện tích đất được chuyển đổi mục đích sử dụng nhiều, dẫn tới diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh (trong giai đoạn 2000-2010, diện tích đất nông nghiệp vùng ĐBSH đã giảm 377.865 ha, vùng ĐNB giảm 30.220 ha, giảm mạnh nhất so với các vùng khác)
(2) Địa hình và thổ nhưỡng: Sự khác biệt giữa địa hình, địa mạo, độ cao so
với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp Sự khác biệt về tài nguyên đất gắn liền với địa hình tạo nên sự sử dụng đất đa dạng và điều kiện phát triển kinh tế khác nhau giữa các vùng Quỹ đất càng nhiều và địa hình thuận lợi sẽ là những điều kiện tốt cho việc phát triển kinh tế Trong thực tế, nơi nào có quỹ đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hóa thì nơi đó cũng là nơi tốc độ phát triển kinh
tế cao (ví dụ như vùng ĐBSH, ĐBSCL và vùng ĐNB), do đó sẽ có nhiều biến động về đất đai do chuyển đổi mục đích sử dụng đất Cụ thể, theo số liệu của Bộ Tài nguyên và MT (2010b) giai đoạn 2000-2010, diện tích đất trồng cây hàng năm của cả nước giảm 322 nghìn ha (bình quân giảm 32 nghìn ha/năm), trong đó đất lúa nước giảm 148 nghìn ha, vùng có diện tích giảm nhiều là ĐBSCL: 155 nghìn ha, ĐNB: 102 nghìn ha, ĐBSH: 76 nghìn ha
(3) Nguồn nước mặt và nước ngầm: Ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mục đích sử dụng đất Nơi nào nguồn nước càng phong phú, càng có điều kiện để phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng Ngược lại, nơi có nguồn nước khó khăn, sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế sẽ gặp hạn chế Ví dụ như ở vùng TDMN phía Bắc, vùng Duyên hải NTB tài nguyên nước hạn chế, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn hơn so với các vùng khác
b Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội
Yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng lớn đến mục đích sử dụng đất đai
Trang 39(1) Thị trường và nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của xã hội
Thị trường là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nói riêng Yếu tố thị trường tác động đến sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu các loại đất, thể hiện qua các mặt sau:
- Thị trường tạo ra quá trình mở rộng và khai thác tiềm năng đất đai để phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp;
- Tạo sự đa dạng hoá ngành nghề, khuyến khích mở rộng đầu tư… thúc đẩy
quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ mục tiêu CNH - HĐH;
- Tạo động lực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đổi mới công nghệ ở trong nội bộ từng ngành trở lên bức thiết hơn (Lê Quốc Doanh, 2004) Thực vậy, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, nhiều nhà máy,
xí nghiệp, khu đô thị mới… được đầu tư xây dựng, làm cho nhu cầu sử dụng đất cho mục đích chuyên dùng tăng cao Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và MT (2010b), trong vòng 10 năm từ 2000 đến 2010, diện tích đất phi nông nghiệp của
cả nước đã tăng 855 nghìn ha (từ 2.850 nghìn ha năm 2000 lên 3.705 nghìn ha năm 2010); trong đó đất khu công nghiệp tăng 75 nghìn ha (từ 22,6 nghìn ha năm
2000 lên 97,7 nghìn ha năm 2010)
Cũng trong giai đoạn này, đã có khoảng 5,5 triệu ha đất hoang hóa được khai thác đưa vào sử dụng; nhiều nhà máy chế biến hiện đại, khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được đầu tư xây dựng… (Viện Quy hoạch và TKNN, 2014a)
Như vậy, thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội đã tác động đến sự phát triển của các ngành, lĩnh vực và gián tiếp tác động đến quá trình chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất
(2) Nguồn lực
Nguồn lực (gồm nhân lực, vật lực và tài lực) của một quốc gia, một vùng lãnh thổ có vai trò quan trọng trong việc hình thành và tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, nhất là ở khu vực nông thôn
- Dân số, sức lao động được xem là nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội Dân số và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, đặc biệt đối với nước ta - một nước đông dân (theo Niên giám thống kê năm 2015, Việt Nam có 91,7 triệu người, mật độ
Trang 40dân số trung bình 277 người/km2, là nước đông dân thứ mười ba trên thế giới) Bình quân diện tích đất nông nghiệp/người thuộc loại thấp trên thế giới (0,3 ha đất nông nghiệp/người) nên dân số phát triển nhanh sẽ gây nhiều áp lực cho sử dụng tài nguyên đất Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, nếu nước ta có mức sinh tăng trở lại và tổng tỷ suất sinh 2,3 - 2,5 con/phụ nữ thì đến năm 2050, quy mô dân số sẽ đạt từ 130 đến 140 triệu người, mật độ dân số khoảng 400 người/1 km2(VOV, 2014); bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ còn khoảng 0,19
- 0,2 ha/người Điều này sẽ gây trở ngại lớn cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, tạo ra các vấn đề xã hội và áp lực lên nền kinh tế nếu không điều chỉnh kịp thời cơ cấu lao động, rút bớt được lao động nông nghiệp ra khỏi khu vực nông thôn,… qua đó điều chỉnh lại cơ cấu sử dụng đất cho hợp lý
- Tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất là một trong những nguồn lực cơ bản của quá trình sản xuất, là điều kiện cần thiết để phát triển các ngành kinh tế Tuy nhiên tài nguyên đất là hữu hạn, tổng diện tích tự nhiên của nước ta (phần đất liền) chỉ có khoảng 33 triệu ha, trong khi dân số đang gia tăng, nhu cầu sử dụng đất của các ngành kinh tế ngày càng tăng cao… đòi hỏi phải tính toán cơ cấu sử dụng đất hợp lý, để vừa đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai hiện có, đáp ứng được yêu cầu phát triển, vừa bảo vệ môi trường
- Vốn đầu tư: là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất, quyết định sự tăng trưởng kinh tế Trong giai đoạn 2000 - 2010, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng nhanh, từ 115.183 tỷ đồng năm 2000 lên 830.278 tỷ đồng năm
2010 (Tổng cục Thống kê, 2010, 2014); số lượng các công trình, dự án có sử dụng đất tăng nhanh làm cho cơ cấu sử dụng đất chuyển dịch theo hướng tăng nhanh diện tích đất phi nông nghiệp, nhất là đất ở đô thị, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất khu công nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển Diện tích đất phi nông nghiệp đã tăng từ 2.850 nghìn ha năm 2000 lên 3.705 nghìn ha năm 2010 (tăng 30%), trong đó đất ở đô thị tăng từ 72,2 nghìn ha lên 133,7 nghìn ha (tăng 61,6 nghìn ha, 85,2%); đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng từ 15,2 nghìn ha lên 89,8 nghìn ha (tăng gần gấp 6 lần); đất khu công nghiệp tăng từ 22,6 nghìn ha lên 97,7 nghìn ha (tăng gấp 4 lần) Như vậy,
có thể nói vốn đầu tư có ảnh hưởng lớn đến việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
(3) Định hướng chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước
Các định hướng chiến lược, mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước có quan hệ chặt chẽ với việc phân bổ các nguồn lực và thu hút