1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sắt-crom-Đồng-Qnam

3 265 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 70 KB

Nội dung

Sở GD& ĐT Quảng Nam ĐỀ TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG SẮT-CRÔM-ĐỒNG Câu 1 : Tính oxi hóa của các ion được xếp theo thứ tự giảm dần như sau : A. Fe 3+ > Fe 2+ > Cu 2+ > Al 3+ > Mg 2+ B. Al 3+ > Mg 2+ > Fe 3+ > Fe 2+ > Cu 2+ C. Mg 2+ > Al 3+ > Fe 2+ > Fe 3+ > Cu 2+ D. Fe 3+ > Cu 2+ > Fe 2+ > Al 3+ > Mg 2+ Câu 2 : : Tách Ag ra khỏi hỗn hợp Fe, Cu, Ag thì dùng dung dịch nào sau đây ? A. HCl B. HNO 3 đậm đặc C. Fe(NO 3 ) 3 D. NH 3 Câu 3 : Cho bột Mg vào dd hỗn hợp gồm CuSO 4 và FeSO 4 . Phản ứng xong thu được chất rắn gồm 2 kim loại và dd chứa 2 muối thì điều phát biểu đúng là : A. 2 kim loại là Cu, Fe và 2 muối MgSO 4 , FeSO 4 . B. 2 kim loại là Mg , Fe và 2 muối MgSO 4 , FeSO 4 C. 2 kim loại là Cu, Fe và 2 muối MgSO 4 , CuSO 4 . D. 2 kim loại là Mg, Fe và 2 muối MgSO 4 , FeSO 4 . Câu 4 : A là quặng hematite chứa 60% Fe 2 O 3 . B là quặng manhêtit chứa 69,6 % Fe 3 O 4 . Trộn m 1 tấn quặng A với m 2 tấn quặng B được quặng C mà từ 1 tấn C có thể điều chế được 0,5 tấn gang chứa 4% Cacbon. Tỷ lệ m 1 : m 2 là : A. 5 : 2 B . 4 : 3 C. 3 : 4 D. 2 : 5 Câu 5 : Để thu được dd CuSO 4 16 % cần lấy m gam tinh thể CuSO 4 . 5 H 2 O, cho vào m’ gam dd CuSO 4 8 % . Tỷ lệ m : m’ là : A. 1 : 3 B. 1 : 4 C. 1 : 5 D. 1 : 6 Câu 6 : Cho 1 miếng Fe vào cốc đựng dd H 2 SO 4 loãng, bọt khí hydro thóat ra nhanh hơn khi cho vào cốc này dd : A. MgSO 4 B. Na 2 SO 4 C. CuSO 4 D. Al 2 (SO 4 ) 3 Câu 7: Có 4 mẫu kim loại sắt để trong không khí thì mẫu sắt bị ăn mòn ít nhất là : A. mẫu sắt lẫn cacbon B. mẫu sắt nguyên chất C. mạ lớp Ni trên mẫu sắt D. sắt có lẫn Ni Câu 8 : Ôxi hóa một lượng Fe thành hỗn hợp X gồm FeO , Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 cần a mol O 2 . Khử hoàn toàn hỗn hợp X thành Fe cần b mol Al. Tỷ số a : b là : A. 3 : 4 B. 1 : 1 C. 5 : 4 D. 3 : 2 Câu 9 : Cho a mol Fe vào dd chứa 3a mol HNO 3 thu được dd A và có khí NO duy nhất thoát ra. Dung dịch A có chứa : A. Fe(NO 3 ) 3 B. Fe(NO 3 ) 2 C. Fe(NO 3 ) 3 , HNO 3 dư D. Fe(NO 3 ) 3 và Fe(NO 3 ) 2 Câu 10 : Nung 8,96 gam Fe trong không khí được hỗn hợp A .A hòa tan vừa hết trong dd HNO 3 có 0,05 mol chất tan, thoát ra khí NO duy nhất .Số mol khí NO thoát ra : A. 0,01 B. 0,02 C. 0,03 D. 0,04 Câu 11 : Cho 50 g hỗn hợp gồm Fe 3 O 4 , Cu , Mg tác dụng với dung dịch HCl dư ,sau phản ứng được 2,24 lít H 2 (đktc) và còn lại 18 g chất rắn không tan. % Fe 3 O 4 trong hỗn hợp ban đầu là : A. 46,4 B. 59,2 C. 52,9 D. 25,92 Câu 12 : Cho 2,32 g Fe 3 O 4 tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1 M được dung dịch A. Thể tích dung dịch KMnO 4 0,5 M tác dụng vừa đủ với A ( có H 2 SO 4 loãng dư làm môi trường ) là : A. 44 ml B. 40 ml C. 88 ml D. 20 ml Câu 13 : 8,64 g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe 2 O 3 chia làm 2 phần bằng nhau : - phần 1 : cho tác dụng với dd CuSO 4 dư được 4,4 g chất rắn B . - phần 2 : cho vào dd HNO 3 loãng , sau phản ứng được dd C , 0,448 lít NO duy nhất (đktc). Làm bay hơi từ từ dd C thu được 24,24 g một muối sắt ngậm nước. công thức của muối ngậm nước: A. Fe(NO 3 ) 3 . 2H 2 O B. Fe(NO 3 ) 3 . 5H 2 O C. Fe(NO 3 ) 3 . 6H 2 O D. Fe(NO 3 ) 3 . 9H 2 O Câu 14 : Trong sơ đồ phản ứng sau : Có số phản ứng ôxi hoá khử : A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Fe 2 O 3 Fe FeCl 2 Fe(OH) 2 Fe(OH) 3 Fe 2 O 3 Fe Sở GD& ĐT Quảng Nam Câu 15 : Khử hoàn toàn một lượng ôxit sắt cần V lit khí H 2 . Hoà tan hoàn toàn lượng sắt sinh ra ở trên trong dd HCl dư tạo ra V' lit khí H 2 . Biết V > V' ( các khí đo cùng đk). Công thức của ôxit sắt: A. Fe 2 O 3 B. FeO C. Fe 3 O 4 D. Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 Câu 16 : Cho a gam Cu(OH) 2 vào dd H 2 SO 4 có a gam H 2 SO 4 thì pH của dd thu được : A. = 7 B. < 7 C. > 7 D. = 7 hay khác 7 . Câu 17 : Cho một ít bột Fe vào dung dịch AgNO 3 dư , kết thúc phản ứng được dung dịch có chứa chất tan A. Fe(NO 3 ) 2 B. Fe(NO 3 ) 3 C. Fe(NO 3 ) 3 , AgNO 3 D. AgNO 3 , Fe(NO 3 ) 3 , Fe(NO 3 ) 2 Câu 18 : Cho các dung dịch sau: X 1 : HCl ; X 2 : KNO 3 ; X 3 : HCl+KNO 3 ; X 4 : Fe 2 (SO 4 ) 3 . Dung dịch có thể hoà tan được bột đồng là : A. X 3 , X 4 B. X 1 , X 4 , X 2 C. X 2 , X 3 D. X 4 Câu 19 : Một hỗn hợp X gồm Ba và Cu. Khi nung X với oxi dư thì khối lượng tăng lên 4,8g. Khi cho chất rắn thu được sau phản ứng nung với H 2 dư thì khối lượng chất rắn giảm 3,2g. Khối lượng của hỗn hợp X là : ( Ba=137,Cu=64, O = 16) . A. 20,1g B. 33,8g C. 26,5g D. 16,2g Câu 20 : Cho a mol Mg và b mol Zn vào dung dịch chứa c mol Cu 2+ và d mol Ag + . Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch chứa 2 iôn kim loại. Điều kiện về b(so với a,c,d)để được kết quả này là: A. b > c - a + d/2 B. b < c - a +d/2 C. b > c - a D. b < a - d/2 Câu 21 : Cho các kim loại Cu , Fe, Ag lần lượt vào các dung dịch riêng biệt sau: HCl, CuSO 4 , FeCl 2 ,FeCl 3 .Số cặp chất có phản ứng với nhau là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 22 : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm FeS 2 , FeS, S ( số mol FeS = số mol S) vào dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng dư. Thể tích khí SO 2 thoát ra ở đktc là : A. 0,764 L B. 0,896 L C. 3,36 L D. 4,48 L Câu 23 : Cho 0,03 mol một ôxit sắt tác dụng hết với dung dịch HNO 3 dư ,sau phản ứng được 0,224 L khí X là sản phẩm khử duy nhất (đktc). X là : A. NO B. N 2 O C. N 2 D. NO 2 Câu 24 : Nung nóng Fe(NO 3 ) 2 trong một bình kín không có ôxi ,được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho hỗn hợp Y qua một cốc nước được dung dịch Z .Cho toàn bộ X vào Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. % khối lượng X không tan trong Z là : A. 33,33 B. 66,66 C. 44,44 D. 25,0 Câu 25 : Hòa tan 5 g muối đồng sunfat ngậm nước trong nước rồi đem điện phân hoàn toàn ,được dung dịch X. Trung hòa X cần dung dịch chứa 1,6 g NaOH. Tỷ lệ số phân tử CuSO 4 : H 2 O lần lượt là : A. 1 : 3 B. 1 : 4 C. 2 : 5 D. 1 : 5 Câu 26 : Số thứ tự của nguyên tố Fe trong bảng tuần hoàn là 26. Vậy cấu hình e của nguyên tử sắt là : A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 4s 2 B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 3d 6 C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 3d 7 D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 8 Câu 27 : Ở trạng thái cơ bản, số e độc thân của các nguyên tử: 24 Cr, 26 Fe, 29 Cu lần lượt là : A. 4, 5 , 1 B. 4 , 6 , 1 C. 6, 4 , 1 D. 6, 4 , 2 Câu 28 : Câu nào dưới đây không đúng ? A . Fe tan trong dung dịch CuSO 4 B. Fe tan trong dung dịch FeCl 3 C. Fe tan trong dung dịch FeCl 2 D. Cu tan trong dung dịch FeCl 3 Câu 29 : Cho Cu vào dd Fe 2 (SO 4 ) 3 có hiện tượng xảy ra : A. không thấy hiện tượng. B. Có kim loại màu nâu bám lên. C. Dung dịch có màu vàng D. Cu tan, dd có màu xanh. Câu 30 : Cho vào ống nghiệm vài tinh thể K 2 Cr 2 O 7 , sau đó thêm tiếp khoảng 3 ml nước và lắc đều được dung dịch Y. Thêm tiếp vài giọt KOH vào Y , được dung dịch Z. Màu sắc của dung dịch Y, Z lần lượt là : A. màu đỏ da cam, màu vàng chanh B. màu vàng chanh, màu đỏ da cam C. màu nâu đỏ , màu vàng chanh D. màu vàng chanh ,màu nâu đỏ Sở GD& ĐT Quảng Nam Câu 31 : Có 4 dung dịch không màu chứa trong 4 lọ mất nhãn : NaCl , Mg(NO 3 ) 2 ,Al(NO 3 ) 3 , Fe(NO 3 ) 2 . Chọn một kim loại nào dưới đây để phân biệt 4 lọ trên ? A. Na B. Al C. Fe D. Ag Câu 32 : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm x mol Cu 2 S và 0,04 mol FeS 2 bằng dung dịch HNO 3 đậm đặc, đun nóng, chỉ thu các muối sunfat kim loại có hóa trị cao nhất và có khí duy nhất NO 2 thoát ra. Trị số của x là: A. 0,01 B. 0,02 C. 0,08 D. 0,12 Câu 33 : Ion đicromat Cr 2 O 7 2- , trong môi trường axit, oxi hóa được muối Fe 2+ tạo muối Fe 3+ , còn đicromat bị khử tạo muối Cr 3+ . Cho biết 10 ml dung dịch FeSO 4 phản ứng vừa đủ với 12 ml dung dịch K 2 Cr 2 O 7 0,1M, trong môi trường axit H 2 SO 4 . Nồng độ mol/l của dung dịch FeSO 4 là: A. 0,52M B. 0,82M C. 0,72M D. 0,62M Câu 34 : Cho các cặp ôxi hóa –khử sau : E 0 Cu2+ /Cu = +0,34 V ; E 0 Fe3+/Fe = +0,77 V (Ở 25 0 C, 1 atm). Giá trị suất điện động của pin điện hóa là : (Ở 25 0 C, 1 atm) A. 0,43 V B. -0,43 V C. + 0,09 V D. + 1,20 V Câu 35 : Trong phản ứng : Fe + HNO 3 (loãng) → Fe(NO 3 ) 3 + N 2 O + H 2 O . Có bao nhiêu nguyên tử Fe bị ôxi hóa và bao nhiêu phân tử HNO 3 bị khử ? A. 1, 10 B. 1 , 6 C. 8 , 30 D. 8 , 6 Câu 36 : Nhận định sau đây ,nhận định nào không đúng ? A. Cr 2 O 3 là một ôxit lưỡng tính B. Muối Cr 2+ có tính ôxi hoá mạnh . C. Muối Cr 2 O 7 2- trong môi trường H + có màu vàng cam D. Muối CrO 4 2- trong môi trường OH - có màu vàng Câu 37 : Cho một dung dịch X chứa : FeCl 2 và ZnCl 2 vào dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa thu được, rồi nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi ,được chất rắn X. Chất rắn X là : A. FeO , ZnO B. FeO C. Fe 2 O 3 , ZnO D. Fe 2 O 3 Câu 38 : Không thể điều chế Cu từ CuSO 4 bằng cách : A. điện phân nóng chảy muối B. điện phân dung dịch muối C. dùng Fe để khử Cu 2+ ra khỏi dung dịch muối D. cho tác dụng với dung dịch NaOH dư ,sau đólấy kết tủa đem nung , rồi cho khí H 2 qua chất rắn thu được ở nhiệt độ cao . Câu 39 : Cho các dung dịch riêng biệt sau có cùng nồng độ mol/l : (I): KCl; (II): FeCl 2 ; (III): FeCl 3 ; (IV): K 2 CO 3 . Thứ tự pH tăng dần các dung dịch muối trên là : A. (II) < (III) < (I) < (IV) B. (IV) < (III) < (II) < (I) C. (I) < (II) < (III) < (IV) D. (III) < (II) < (I) < (IV) Câu 40 :Đem ngâm miếng kim loại sắt vào dung dịch H 2 SO 4 loãng. Nếu thêm vào đó vài giọt dung dịch CuSO 4 thì sẽ có hiện tượng gì? A. Lượng khí thoát ra ít hơn B. Lượng khí bay ra không đổi C. Lượng khí bay ra nhiều hơn D. Lượng khí sẽ ngừng thoát ra (do kim loại đồng bao quanh miếng sắt) ---------------------------------------------Hết-------------------------------------------------

Ngày đăng: 01/07/2013, 01:25

w