1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sang kien

6 141 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 47,5 KB

Nội dung

PHẦN 1: LÍ DO – MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI I- Lí do: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp trồng người. Bác Hồ kính yêu đã yên giấc ngủ nghìn thu nhưng lời Bác dạy vẫn sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ ở công lao học tập của các em”. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Chính các em là mầm xanh của đất nước. Hiện nay, loài người đã bước sang thế kỉ XXI. Thê kỉ mà đất nước ta lấy nền kinh tế tri thức làm trọng tâm. Vì thế vai trò người giáo viên dưới mái trường xã hội chủ nghóa là rất quan trọng. Chúng ta làm sao để các mầm xanh ấy cứ mãi vươn lên, góp phần đưa đất nước tiến ngang tầm thời đại. Cấp bậc tiểu học là nền móng đầu tiên trong sự nghiệp trồng người: “Gốc có vững, cây mới bền”. Là người giáo viên tiểu học, tôi luôn băn khoăn lo lắng làm như thế nào để cho cái gốc ấy bền vững. Và đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập” ngay từ cấp học đầu tiên. II- Mục đích: Trong những năm gần đây, nghò quyết của đại hội Đảng và những văn kiện của nhà nước và của bộ giáo dục và đào tạo đều nhần mạnh rằng cần đổi mới phương pháp giáo dục cho phù hợp với sụ phát triển của đất nước để đào tạo ra những con người “… năng lực, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề”. Mục đích tôi nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu việc dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, kích thích trí tò mò và tư duy độc lập, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, thúc đẩy việc tự học của học sinh. III- Nhiệm vụ: 1 - Xác đònh thế nào là dạy học phát huy tính tích cực của học sinh; tác dụng của nó đối với chất lượng và hiệu quả của dạy học, nhất là đối với học sinh tiểu học. - Xác đònh những đặc điểm dạy học phát huy tính tích cực và những hoạt động dạy học tương ứng với những đặc điểm trên. - Vai trò của giáo viên và của học sinh khi dạy học phát huy tính tích cực. - Lựa chọn và tổ chức những hoạt động dạy học cần có khi dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. IV- Đối tượng nghiên cứu: Để tiến hành công tác giáo dục và giảng dạy tốt hơn. Để tìm hiểu một vấn đề gì đó chúng ta phải đi sâu và sát vào thực tế. Vì thế trước khi nghiên cứu đề tài: “Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập” tôi đã tiếp xúc với học sinh ở trường tiểu học Tú Sơn trong năm học 2007- 2008. Đặc biệt, tôi đi sâu và sát với học sinh lớp 4C, tổng số học sinh 31, trong đó có 16 nam và 15 nữ. V- Phương pháp nghiên cứu: Để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, chúng ta phải có phương pháp để tìm hiểu nó. Đề tài này rất phong phú và hấp dẫn nên phương pháp nghiên cứu cũng rất đa dạng. 1- Phương pháp quan sát: Là phương pháp mà chúng ta quan sát qua từng giờ lên lớp giữa giáo viên và học sinh. Để quan sát có hiệu quả, chúng ta phải ghi chép, tích lũy tư liệu. 2- Phương pháp trò chuyện: Là phương pháp sử dụng rộng rãi vì nó chứa chất tình cảm, tâm tư cũng như dễ tiếp xúc gần gũi với phụ huynh, học sinh và giáo viên. 3- Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp rất thuận tiện, ít tốn thời gian mà thu được nhiều ý kiến và những ý kiến này rất khách quan. Bởi vì chúng ta cần xác đònh: điều tra cái gì? Cách điều tra ra sao? 4- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm, báo cáo tổng kết: Mượn sổ sách, tham khảo tài liệu thuộc lónh vực mình nghiên cứu. 2 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A- Những cơ sở lí luận của đề tài 1- Thế nào là dạy học phát huy tính tích cực của học sinh ? Chúng ta đều biết rằng quá trình dạy học gồm 2 hoạt động có quan hệ hữu cơ: + Hoạt động dạy của giáo viên + Hoạt động học của học sinh Cả hai hoạt động này đều được tiến hành nhằm thực hiện mục đích giáo dục. Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức đúng đắn. Kết quả học tập của học sinh là thước đo kết quả hoạt động của giáo viên và học sinh. Trong quá trình dạy học, điểm tập trung là bản thân người học, chứ không phải là người dạy, tức là hoạt động dạy học dựa trên nhu cầu, hứng thú, thói quen và năng lực của người học ở các lứa tuổi khác nhau. Cần coi trọng quá trình học của học sinh tức là coi trọng việc hình thành, phát triển những kó năng tự học và có khả năng đáp ứng yêu cầu của dòng tri thức không ngừng gia tăng. 2- Tầm quan trọng của việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập: a- Dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh phù hợp với qui luật của hoạt động học tập. Hoạt động học tập đòi hỏi người học có tính tự giác tích cực và độc lập “không ai có thể học tập thay mình”. Muốn học tập có kết quả cần phát huy tối đa các giác quan khác nhau. Thò giác, thính giác rất quan trọngcho việc học tập. Xưa nay thường có câu nói sau: “Tôi nghe và tôi quên, tôi nhìn và tôi nhớ, tôi làm và tôi hiểu”. Dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh tạo điều kiện tối đa để phát huy chủ thể của người học. b- Trong dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, học sinh giữ vai trò chủ động hơn. 3 + Người học không là người tiếp nhận thông tin một cách bò động, không chủ yếu tiếp nhận thông tin từ giáo viên mà chủ động lónh hội thông tin, suy nghó tìm tòi, khám phá các khía cạnh khác của thông tin. + Người học hợp tác với bạn cùng học để lónh hội thông tin, để giúp đỡ nhau trong học tập. + Người học không chỉ lónh hội nội dung kiến thức mà còn hình thành và phát triển những kỉ năng học tập của mình, hình thành và phát triển cách học. c- Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học, bảo đảm tính toàn diện, cụ thể làm cho học sinh: - Nắm vững hiểu sâu và bền vững hơn về kiến thức - Luôn luôn củng cố và phát triển cách học của mình - Phát triển những phẩm chất đạo đức cá nhân như: tính kiên trì, lòng nhẫn nại, tinh thần trách nhiệm ý thức tập thể. - Phát triển được tinh thần hợp tác và tương trợ lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau. B- Cơ sở thực tiễn Trong năm học 2007-2008, tôi chủ nhiệm lớp 4C. Tổng số học sinh 31, nam:16, nữ: 15. Đa số các em là con gia đình làm nông là chủ yếu nên điều kiện học tập còn hạn chế. Cha mẹ ít quan tâm đến việc học của con em, nhất là việc tự học ở nhà. Ngoài ra các em còn phải làm việc phụ giúp gia đình như: chăn bò, cắt cỏ, giữ em… Tối về các em còn mệt mỏi nên không coi bài vở. Ngày qua ngày, kiến thức cũ chồng chất lên kiến thức mới làm cho các em chán nản thêm. Tuy nhiên có một số ít em thuộc gia đình khá giả thì phụ huynh có quan tâm đến việc học. Những em này khi đến lớp lại chủ động trong việc học tập của mình. Quan sát thái độ học tập của học sinh tôi đã thu thập được các số liệu sau: Tổng số Tích cực học tập Chưa tích cực 31 18 13 C- Những biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập 4 1- Hiện nay, có nhiều phương pháp dạy học để người giáo viên lựa chọn và sử dụng trong thực tiễn dạy học của mình. Vì vậy, lựa chọn và sử dụng một cách đúng đắn phương pháp dạy học có ý nghóa to lớn đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh, đối với chất lượng và hiệu quả dạy học. 2- Lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phụ thuộc vào mục tiêu và nội dung bài học, và đặc điểm của từng phương pháp. Không có phương pháp nào là vạn năng. Vì vậy cần phối hợp một cách khéo léo và hợp lí các phương pháp dạy học khác nhau. 3- Dù sử dụng phương pháp nào, cũng cần chú ý đến thiết kế các hoạt động của học sinh nhằm huy động được cao nhất hoạt động tích cực nhận thức và sự hợp tác của các em. 4- Những hoạt động mà giáo viên thường sử dụng trong dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là: - Đàm thoại khi giảng bài - Đặt ra những câu hỏi gợi mở, gợi ý nhằm khuyến khích học sinh suy nghó tích cực học tập. - Thực hành (theo mẫu, trong lớp hay ngoài lớp) - Thảo luận (theo cặp, nhóm, lớp) - Tổ chức hoạt động để học sinh tìm tòi, khám phá, tự phản ánh việc học và tự đánh giá kết quả học tập của mình. 5- Tổ chức nhiều hoạt động học tập, trong đó sử dụng nhiều phương pháp dạy học như: thông báo, quan sát tranh và biểu đồ, đàm thoại, thảo luận ở lớp…. Việc tổ chức để học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập đa dạng là một dấu hiệu quan trọng của việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. 6- Giáo viên cần tạo điều kiện để phát huy mối quan hệ hợp tác giữa học sinh với nhau thông qua đàm thoại và thảo luận. Để từ đó học sinh chiếm lónh nội dung học tập không chỉ dựa trên vốn hiểu biết của giáo viên và điều ghi trong SGK mà còn dựa trên vốn hiểu biết của bản thân và của các bạn. 7- Cuối tiết học, cố gắng dành vài phút tổ chức trò chơi học tập. 8- Tập cho học sinh có thói quen: - Giữ kỉ luật, nề nếp trong học tập 5 - Lắng nghe giáo viên giao công việc và nhắc lại công việc đó khi bắt tay vào làm. - Thói quen tự lực cánh sinh, không ỷ lại vào giáo viên… D- p dụng thực tế Trên đây là một số biện pháp nhằm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập. Sau khi nghiên cứu xong đề tài này, tôi đã áp dụng đối với học sinh mà tôi đang chủ nhiệm và thu được kết quả sau: Tổng số Tích cực học tập Chưa tích cực 31 28 (90,3%) 3 (9,7%) PHẦN 3: KẾT LUẬN CHUNG 1- Dạy hạo phát huy tính tích cực của học sinh là phù hợp với bản chất của hoạt động nhận thức vì: - Chỉ có phát huy tính tích cực của học sinh mới có thể phát huy độc lập sáng tạo, hình thành cho học sinh thói quen tự học, tự bổ sung kiến thức. - Học tập phát huy tính tích cực của học sinh có hiệu quả hơn khi học sinh được hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với bạn học. 2- Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh đòi hỏi người giáo viên suy nghó, thiết kế những hoạt động của học sinh trên cơ sở lựa chọnvaf sử dụng các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học một cách phù hợp. 3- Muốn thực hiện có kết quả việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, cần có những điều kiện sau: - Người giáo viên cần nhận thức đầy đủ ý nghóa và tác dụng của việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, kiên trì khắc phục khó khăn để nâng cao chất lượng dạy học. - Cần có đủ những điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất-kó thuật, môi trường, thiết bò, đồ dùng dạy học. Đức Lân, ngày 10 tháng 03 năm 2008 6 . ngày mai”. Chính các em là mầm xanh của đất nước. Hiện nay, loài người đã bước sang thế kỉ XXI. Thê kỉ mà đất nước ta lấy nền kinh tế tri thức làm trọng tâm.

Ngày đăng: 01/07/2013, 01:25

Xem thêm

w