NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CHƯƠNG I • Chương I gồm 10 điều từ Điều 1 đến Điều 10 • Quy định về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; các hành vi tham nhũng, nguyên tắc xử lý tham nhũng; quy
Trang 1LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Luật này quy định về phòng,
chống tham nhũng
Trang 2Số: 55/2005/QH11
• Điều 91 Hiệu lực thi hành
• 1 Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 6 năm 2006.
• 2 Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26
tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 28 tháng 4 năm 2000 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực
• Điều 92 Hướng dẫn thi hành
• Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này
Trang 3LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT
• Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ nhất thông qua
ngày 04 tháng 8 năm 2007.
Trang 4Các văn bản liên quan
• Hướng dẫn số 04-HD/TTVH, ngày 25-9-2006, của Ban
Tư tưởng - Văn hoá Trung ương về Tổ chức phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá X về “Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng,
chống tham nhũng, lãng phí”
• Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của chính phủ
về việc ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống
tham nhũng đến năm 2020
• Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng,
chống tham nhũng đến năm 2020 ban hành kèm theo
NQ số 21/NQ-CP (Chủ yếu cho giai đoạn từ nay đến
năm 2011
• Các Nghị định 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 hướng dẫn thực hiện Luật PCTN, Nghị định số: 37/2007/N Đ-
CP về minh bạch tài sản, thu nhập
Trang 5PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
• I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG (CHƯƠNG I)
• Chương I gồm 10 điều (từ Điều 1 đến Điều 10)
• Quy định về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; các hành vi tham nhũng, nguyên tắc xử lý tham nhũng; quy định chung về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị
và người có chức vụ, quyền hạn cũng như trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên, trách nhiệm của cơ quan báo chí trong phòng,
chống tham nhũng; trách nhiệm phối hợp của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và của cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan;
quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống
tham nhũng; và các hành vi bị nghiêm cấm
Trang 6Điều 1 khoản 1 quy định phạm vi điều chỉnh của
Luật Phòng, chống tham nhũng như sau:
• “Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng
và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân trong phòng, chống tham
nhũng”.
Trang 7Phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng
gồm các nội dung chủ yếu là:
- Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng;
- Việc phát hiện hành vi tham nhũng;
- Việc xử lý người có hành vi tham nhũng;
- Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng
Như vậy theo Luật PCTN 2005, bên cạnh việc tăng cường phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi
tham nhũng, công tác phòng ngừa tham nhũng phải
được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, then chốt.
Trang 8Việc đề cao cơ chế phòng ngừa tham nhũng nhằm:
• (i) góp phần hạn chế những khiếm khuyết, hàn gắn những lỗ hổng trong hệ thống chính sách,
pháp luật hiện hành, nhất là trong lĩnh vực quản
lý kinh tế;
• (ii) tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động phát hiện, xử lý tham nhũng, khắc phục hậu quả hành vi tham nhũng;
• (iii) tăng cường vai trò, sự tham gia tích cực của nhân dân, các tổ chức đoàn thể, báo chí trong
quản lý xã hội, quản lý nhà nước nói chung và
công tác phòng, chống tham nhũng nói riêng;
• (iv) góp phần xây dựng một nền quản lý chuyên nghiệp, liêm chính và một xã hội trong sạch, phi
Trang 9Điều 1 khoản 2 về khái niệm tham nhũng quy định:
• “Tham nhũng là hành vi của người có
chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.
Trang 10Như vậy, tham nhũng được mô tả dưới dạng hành vi, bao
gồm ba yếu tố
• Thứ nhất, hành vi này được thực hiện bởi một đối tượng
đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn;
• thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã có sự lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đó khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ
được giao
• và thứ ba, hành vi này thực hiện với mục đích vì vụ lợi
Yếu tố vụ lợi được hiểu không chỉ là vụ lợi cho cá nhân
mình mà còn có thể là vụ lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình hoặc tổ chức, cá nhân khác Lợi ích được hướng tới ở đây không chỉ là lợi ích về vật chất mà có thể là
cả lợi ích về tinh thần Lợi ích đó có thể trực tiếp hoặc gián tiếp
• Được coi là hành vi tham nhũng nếu có đủ cả ba yếu tố,
nếu thiếu một trong các yếu tố đó thì tuy không là tham
nhũng, nhưng có thể là một hành vi vi phạm pháp luật
khác (chẳng hạn: hành vi cố ý làm trái, lạm dụng tín nhiệm
Trang 11Về những đối tượng được coi là người có chức vụ,
quyền hạn, khoản 3 Điều 1 quy định:
• “a) Cán bộ, công chức, viên chức;
• b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp
vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
• c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là
người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
• d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công
vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”
Trang 12Như vậy, có bốn nhóm đối tượng được coi là
người có chức vụ, quyền hạn.
• Nhóm thứ nhất nêu tại điểm a là cán bộ, công chức,
được quy định cụ thể trong Luật Cán bộ công chức năm
2009
• Đây là nhóm đối tượng chủ yếu, chiếm tỷ lệ lớn về số lượng trong số người có chức vụ, quyền hạn thuộc
phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng
• Đồng thời, cán bộ, công chức cũng là nhóm đối tượng thường nắm giữ những vị trí, công việc liên quan đến vốn, tài sản nhà nước hoặc tiếp xúc trực tiếp, giải quyết công việc của công dân, doanh nghiệp, có nhiều cơ hội
để thực hiện hành vi tham nhũng nên cần được thể chế hóa và giám sát chặt chẽ để giảm thiểu nguy cơ tham nhũng
Trang 13• Nhóm thứ hai gồm những người có chức vụ,
quyền hạn nêu tại điểm b là nhóm đối tượng có
địa vị pháp lý tương đối đặc thù, thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân và được quy định cụ thể tại Luật Quốc phòng và Luật Công an nhân dân.
• Nhóm thứ ba nêu tại điểm c có thể được chia
thành hai loại:
• thứ nhất, những cán bộ lãnh đạo, quản lý
trong doanh nghiệp của Nhà nước, theo đó,
doanh nghiệp của Nhà nước được hiểu là
doanh nghiệp một trăm phần trăm vốn nhà
nước;
• thứ hai, cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại
diện phần vốn góp của Nhà nước tại các
doanh nghiệp khác.
Trang 14• Nhóm thứ tư là những người nêu tại điểm d cũng đã
được quy định là người có chức vụ, quyền hạn tại
Phần các tội phạm về chức vụ của Bộ luật Hình sự.
• Theo đó, bên cạnh đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước, những người tuy không phải là cán bộ, công chức
nhưng được giao nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn
trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó cũng được
coi là người có chức vụ, quyền hạn và thuộc phạm vi
điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng
Trang 15“Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ hành vi tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng”.
• Như vậy, tài sản tham nhũng có thể được hiểu là tài sản
mà người thực hiện hành vi tham nhũng trực tiếp có
được thông qua việc thực hiện hành vi tham nhũng đó
(chẳng hạn: một khoản tiền có được do hành vi tham ô
hay nhận hối lộ) hoặc gián tiếp (chẳng hạn: một ngôi
nhà, một chiếc xe ô tô được mua bằng nguồn tiền nhận
hối lộ,…)
• Tóm lại, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng thì
bị coi là tài sản tham nhũng
• Việc xác định tài sản tham nhũng có ý nghĩa quan trọng
đối với công tác xử lý tham nhũng
Trang 16“Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung
cấp thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội
dung nhất định”
• Có ba nội dung cần lưu ý trong thuật ngữ này
• Một là, công khai có thể bằng hai hình thức: công bố
hoặc cung cấp thông tin
• Hai là, thông tin đó phải là thông tin chính thức của cơ
quan, tổ chức, đơn vị công bố hoặc cung cấp
• Ba là, đối tượng mà thông tin đề cập tới là văn bản,
hoạt động hoặc nội dung nhất định.
Trang 17“Minh bạch tài sản, thu nhập là việc kê khai tài sản, thu
nhập của người có nghĩa vụ kê khai và khi cần thiết được xác minh, kết luận”
• ngoài việc kê khai tài sản, thu nhập, còn có quy định việc xác minh, kết luận về tính minh bạch của việc kê khai đó trong trường hợp cần thiết
• Như vậy, minh bạch tài sản, thu nhập có mục đích bảo đảm tính chất rõ ràng, rành mạch đối với tài sản, thu
nhập của cán bộ, công chức trước Nhà nước và khi xã hội đòi hỏi
• và là một biện pháp hữu hiệu, quan trọng trong cơ
chế phòng ngừa tham nhũng.
Trang 18“Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó
khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ”
• Thực tế cho thấy hành vi nhũng nhiễu, cố tình gây khó khăn, phiền hà nhằm vòi vĩnh, đòi hối lộ của một bộ
phận cán bộ, công chức khi giải quyết công việc của
công dân, doanh nghiệp đang trở thành một biểu hiện
tham nhũng tương đối phổ biến, gây bất bình, nhức nhối trong nhân dân
• Thực tế này đặt ra yêu cầu phải quy định hành vi này
trong Luật Phòng, chống tham nhũng để tạo cơ sở pháp
lý cho việc xử lý
• Do đó, Luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định hành
vi nhũng nhiễu vì vụ lợi là một hành vi tham nhũng.
• Vì vậy, việc giải thích thuật ngữ “nhũng nhiễu” là rất
quan trọng, là tiền đề để giải thích và áp dụng quy định
về hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi
Trang 19“Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ,
quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được
thông qua hành vi tham nhũng”
• trên thực tế hành vi tham nhũng hiện nay diễn ra rất tinh
vi với những lợi ích rất đa dạng mà người tham nhũng hướng tới, thậm chí trong một số trường hợp khó xác định lợi ích đó là vật chất hay tinh thần
• Việc chứng minh yếu tố vụ lợi để từ đó xác định hành vi của người vi phạm luôn là vấn đề khó khăn trong các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng Vì vậy, việc giải thích rõ khái niệm vụ lợi như trên là điều cần thiết
Trang 20• “Cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ
trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của
Nhà nước và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng
ngân sách, tài sản của Nhà nước”.
• Hiện nay, Nhà nước chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế – xã hội cho nên rất nhiều tổ chức hình thành đáp ứng đầy đủ các yếu tố
là một chủ thể pháp lý độc lập (như các pháp nhân kinh
tế, các hội nghề nghiệp, các câu lạc bộ…)
• Luật Phòng, chống tham nhũng chủ yếu hướng vào việc phòng, chống tham nhũng trong khu vực nhà nước cho
nên những quy định của đạo luật này chủ yếu áp dụng
cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong khu vực nhà nước.
Trang 21• 4 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
• 5 Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công
Trang 22• 8 Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa
phương vì vụ lợi.
• 9 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái
phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
• 10 Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
• 11 Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
• 12 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che
cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm
tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi”.
Trang 23• Tuy nhiên, không phải mọi hành vi tham nhũng đều bị xử
lý về hình sự mà chỉ những hành vi hội đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định trong Bộ luật Hình sự thì
mới được xác định là tội phạm và bị xử lý bằng biện
pháp hình sự, (các hành vi được quy định từ khoản 1
đến khoản 7 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng)
• còn những hành vi khác (từ khoản 8 đến khoản 12
Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng) được xác định là
hành vi tham nhũng nhưng chưa cấu thành tội phạm thì được xử lý bằng biện pháp kỷ luật
Trang 24Các nguyên tắc cơ bản trong xử lý tham nhũng được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống tham nhũng:
• Các nguyên tắc cơ bản trong xử lý tham nhũng được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống tham nhũng:
• “1 Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện,
ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh.
• 2 Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị,
chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
• 3 Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu;
người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
• 4 Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo
trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do
hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trang 25• 5 Việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật.
• 6 Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do
mình đã thực hiện”.
• Các nguyên tắc nêu trên thể hiện một thái độ nghiêm khắc và công bằng trong việc xử lý tham nhũng
• Ngoài ra, nguyên tắc công khai hóa việc xử lý kỷ luật đối với người có hành vi tham nhũng cũng là một sự bổ sung quan
trọng và cần thiết nhằm góp phần nâng cao nhận thức của xã hội đối với tham nhũng và răn đe đối với những người có ý định vi phạm.
• Quy định về việc xử lý người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác cũng là để ngăn chặn tình trạng một số kẻ lợi dụng lúc còn đương chức tranh thủ đục khoét, vơ vét sau đó “hạ cánh an toàn” trước khi bị phát hiện.
Trang 26Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân trong phòng, chống tham nhũng:
• Đấu tranh chống tham nhũng là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và toàn thể xã hội
• Luật Phòng, chống tham nhũng quy định chung
về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và
cá nhân tại Chương I
• Nội dung cụ thể về vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng được quy định tại Chương VI.
Trang 27Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có
chức vụ, quyền hạn
• Điều 5 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định trách nhiệm chung trong phòng, chống tham nhũng của các chủ thể là:
• (i) cơ quan, tổ chức, đơn vị;
• (ii) người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị;
• (iii) người có chức vụ, quyền hạn
Trang 28Cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm:
• - Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
về phòng, chống tham nhũng;
• - Tiếp nhận, xử lý kịp thời báo cáo, tố giác, tố
cáo và thông tin khác về hành vi tham nhũng;
• - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng;
• - Chủ động phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu và
thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện,
Trang 29• Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm:
• - Chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng;
• - Gương mẫu, liêm khiết; định kỳ kiểm điểm việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện hành
vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham
nhũng;
• - Chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi tham
nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
Trang 30Người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm:
• - Thực hiện nhiệm vụ, công vụ đúng quy định của pháp luật;
• - Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành
nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng
xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp;
• - Kê khai tài sản theo quy định của Luật
này và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của việc kê khai đó.
Trang 31Điều 6 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định chung về quyền và nghĩa vụ của công dân trong
phòng, chống tham nhũng.
• Những nội dung cụ thể về quyền và nghĩa vụ của công dân được chi tiết hóa tại Chương II với quy định về công khai, minh bạch và quyền tiếp cận thông tin, tại Chương III với quy định về tố cáo và xử lý tố cáo hành vi tham
nhũng và tại Chương VI với quy định về trách nhiệm
công dân, Ban Thanh tra nhân dân
• Điều 6 quy định hai nội dung chung nhất về quyền và
nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng
là quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng và nghĩa
vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng
Trang 32Luật Phòng, chống tham nhũng đặc biệt chú trọng thể chế
hóa cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có chức năng,
nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng và giữa các cơ quan chức năng với các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan
Điều 7 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định:
• “Cơ quan Thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Điều tra,
Viện Kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc tham nhũng
Trang 33• Cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện, cộng tác với cơ quan Thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng”.
• Những nội dung cụ thể của cơ chế phối hợp trong
phòng, chống tham nhũng giữa các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án
được quy định chi tiết tại Chương V Luật Phòng,
chống tham nhũng.
Trang 34Điều 10 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định
• (iii) hành vi lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu cáo,
vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác
• thực tế còn phát sinh hai loại hành vi tương đối phổ biến nêu trên (ii và iii) làm cản trở không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng
• Cả hai loại hành vi này đều bị Luật Phòng, chống tham nhũng nghiêm cấm
Trang 35II- PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG
(CHƯƠNG II)
• Chương II quy định về phòng ngừa tham nhũng gồm 6 mục 48 điều (từ Điều 11 đến Điều 58)
• Số lượng các điều chiếm hơn một nửa
tổng số điều của đạo luật (48/92 điều)
Điều đó phản ánh mức độ quan trọng của chế định phòng ngừa tham nhũng
• Có thể nói, phòng ngừa tham nhũng là
tinh thần chủ đạo của Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trang 361- Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ
quan, tổ chức, đơn vị (Mục 1)
• Nội dung này gồm có 23 điều, từ Điều 11 đến Điều 33
• Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ
chức, đơn vị là biện pháp quan trọng hàng đầu để
ngăn ngừa tham nhũng
• Công khai, minh bạch tạo điều kiện để người dân cũng như xã hội giám sát hoạt động của các cơ quan nhà
nước
Trang 37• Với việc công khai, minh bạch hóa hoạt động các cơ
quan nhà nước, người dân sẽ dễ dàng biết được các
quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện theo các quy định của pháp luật
• Đồng thời, việc công khai, minh bạch cũng đòi hỏi cơ
quan nhà nước thực hiện đúng đắn các quy định của
pháp luật, làm cho các cán bộ, công chức có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy
định
• Qua đó, mọi hành vi vi phạm, gây phiền hà, sách nhiễu hay lợi dụng chức trách với mục đích tư lợi có thể bị
phát hiện và xử lý
Trang 38- Về nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của
cơ quan, tổ chức, đơn vị, Luật quy định: “Chính sách, pháp
luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng,
dân chủ” (khoản 1 Điều 11).
• - Về nội dung công khai, minh bạch trong hoạt động của
cơ quan, tổ chức, đơn vị, Luật quy định: “Cơ quan, tổ
chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ” (khoản 2 Điều 11).
Trang 39Các hình thức công khai được quy định tại Điều
12 Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm:
• - Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
• - Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
• - Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị,
cá nhân có liên quan;
• - Phát hành ấn phẩm;
• - Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
• - Đưa lên trang thông tin điện tử;
• - Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức,
Trang 40Để bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch được thực hiện, Luật Phòng, chống tham nhũng quy định về quyền yêu cầu cung cấp thông tin của hai loại chủ thể, bao gồm:
quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức và
quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cá nhân.
• được quy định tại Điều 31 Luật Phòng,
chống tham nhũng: