-iii- TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng TMĐT của các DNNVV tại Trà Vinh.. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, các yếu tố ảnh hư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
ISO 9001:2008
NGUYỄN THỊ MẾN
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS HUỲNH QUANG LINH
TRÀ VINH, NĂM 2016
Footer Page 1 of 126
Trang 2-iii-
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng TMĐT của các DNNVV tại Trà Vinh Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập thông qua khảo sát 320 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phân tích nhân tố, phân tích mô hình SEM Tuy nhiên, kết quả cuối cùng chỉ có 286 phiếu trả lời đầy đủ các thông tin cần thiết đạt yêu cầu Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT của các DNNVV tại Trà Vinh phát sinh từ bảy nhóm yếu tố: (1) năng lực của doanh nghiệp, (2) cảm nhận sự hữu ích; (3) nhận thức lợi ích liên quan; (4) khả năng tương thích; (5) cường độ cạnh tranh; (6) sự hỗ trợ của chính phủ; (7) hạ tầng công nghệ Nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy rằng một nhóm yếu tố “Khả năng tương thích của doanh nghiệp” tác động không ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT của DNNVV ở mức ý nghĩa 5% và thậm chí
kể cả 10% Kết quả nghiên cứu đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu, đặc biệt là lãnh đạo các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước có sự nhìn nhận sâu sắc đến việc ứng dụng TMĐT của DNNVV phụ thuộc vào các yếu tố như là “Năng lực của doanh nghiệp”, “Lợi ích từ TMĐT”, “Cường độ cạnh tranh của DN”, “Sự hỗ trợ của chính phủ” và “Hạ tầng công nghệ thông tin” Kết quả nghiên cứu này giúp cho các nhà quản lý đều chỉnh các chính sách phù hợp nhằm nâng cao tỷ lệ ứng dụng TMĐT của các DNNVV tại Trà Vinh
Footer Page 2 of 126
Trang 3-iv-
ABSTRACT
This research aimed to identify the factors affected the e -commerce application
in the Small and Medium Size Enterprises (SMEs) in the province of Tra Vinh The data used in this research was collected by interviewing indivuduals from the SMEs
in the province of Tra Vinh There were 320 interviews undertaken However, finally
286 good replies with sufficiently required information for this research were obtained There are some methods using in this paper such as: Descriptive statistics, Exploratory Factor Analysis, confirmatory factor analysis and Structural Equation Modeling analysis
This research attempts to examine the relationship between effects the application of e-commerce business and five explanatory factors; namely (1) Enterprise Capacity, (2) Benefits of E-commerce, (3) Support of Goverment, (4) Competitive strength of the enterprise, (5) Technology infrastructure The findings show that the one variables “compatibility of business” have no statistical effect on the e-commerce application in the Small and Medium Size Enterprises at the 0.05 significance level and even at the 0.1 significance level On the other hand, the five other variables put statistical effects on the e-commerce application in the Small and Medium Size Enterprises at the 0.05 significance level The statistical results are useful to researchers and especially to managers of enterprise as well as local government leaders by offering them an insight into the relationship between the e-commerce application in the SMEs and explanatory factors, particularly the six variables “Enterprise Capacity”, “Benefits of E-commerce”, “Support of Goverment”,
“Competitive strength of the enterprise” and “Technology infrastructure” This will help them make better policies to enhance the e-commerce application in the Small and Medium Size Enterprises in the province of Tra Vinh
Footer Page 3 of 126
Trang 4-v-
MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CÚU 3
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 5
1.7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9
2.1 TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 9
2.1.1 Khái niệm về TMĐT 9
2.1.2 Đặc trưng cơ bản của TMĐT 9
2.1.3 Các cấp độ phát triển của TMĐT .10
2.1.4 Các hình thức kinh doanh thương mại điện tử .11
Footer Page 4 of 126
Trang 5-vi-
2.1.5 Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử 13
2.2 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV) .14
2.2.1 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa .14
2.2.2 Tầm quan trọng của DNNVV của Việt Nam .15
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ỨNG DỤNG TMĐT .16
2.4 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TMĐT .21
2.4.1 Phát triển các giả thuyết .21
2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất .26
2.5 Tình hình ứng dụng TMĐT của các DNNVV tại tỉnh Trà Vinh .27
2.5.1 Đặc điểm của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh .27
2.5.2 Khái quát tình hình ứng dụng TMĐT trong các DNVVN tại Việt Nam .29
2.5.3 Thực trạng ứng dụng TMĐT trong các DNNVV tại tỉnh Trà Vinh .31
2.5.3.1 Về cơ sở hạ tầng CNTT trong doanh nghiệp .31
2.5.3.2 Về nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp 31
2.5.3.3 Nguồn nhân lực CNTT và TMĐT cho doanh nghiệp .32
2.5.3.4 Chính sách hỗ trợ DN ứng dụng CNTT và phát triển TMĐT .32
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .34
3.1 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU .34
3.1.1 Kích cở mẫu .34
3.1.2 Phương pháp chọn mẫu và cách thực hiện .35
3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .38
3.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .39
3.3.1 Thang đo cho các biến trong mô hình nghiên cứu 39
3.3.2 Thiết kế nghiên cứu định tính 42
3.3.3 Kết quả nghiên cứu định tính .43
3.3.4 Xây dựng bảng câu hỏi 46
3.3.5 Phương pháp thu thập số liệu .47
3.3.6 Kiểm định thử bảng câu hỏi .47
3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .48
3.4.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .48
Footer Page 5 of 126
Trang 6-vii-
3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .49
3.4.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA .50
3.4.4 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM .51
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
4.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT .53
4.1.1 Phân bổ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp .53
4.1.2 Phân bổ DNNVV theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh .54
4.1.3 Phân bổ DNNVV theo số lượng lao động trong doanh nghiệp .54
4.1.4 Tình hình kết nối mạng internet tại các DNNVV .55
4.2 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO .56
4.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo Ứng dụng TMĐT .56
4.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến UD TMĐT 57
4.3 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ .61
4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập .61
4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo ứng dụng TMĐT 63
4.3.3 Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng TMĐT của các DNNVV tại Trà Vinh thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính SEM .64
4.3.3.1 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) .64
4.3.3.2 Mô hình cấu trúc (SEM) .67
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .73
5.1 KẾT LUẬN .73
5.2 KIẾN NGHỊ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .75
5.2.1 Hàm ý chính sách cho kết quả trong mô hình nghiên cứu 75
5.2.2 Một số giải pháp hỗ trợ .79
5.3 Hạn chế của đề tài và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp .81
5.3.1 Hạn chế 81
5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp .82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC ……… 88
Footer Page 6 of 126
Trang 7-viii-
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Footer Page 7 of 126
Trang 8-ix-
DANH SÁCH CÁC HÌNH
DNNVV tại Việt Nam
17
Hình 2.3
Mô hình chấp nhận TMĐT phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam “E_commerce Model Adoption in SMEs”
18
và vừa tại Kuwait “E_commerce Model Adoption in SMEs
20
qua các năm
29
Footer Page 8 of 126
Trang 9-x-
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.6
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các thành phần cảm nhận sự hữu ích, sự hỗ trợ của chính phủ ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT của các DNNVV
60
Footer Page 9 of 126
Trang 10-1-
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet,
và internet không chỉ là mạng truyền thông đơn thuần nữa mà còn là phương tiện toàn cầu cho các giao dịch của người tiêu dùng, mở ra cơ hội mới cho các công ty, tập đoàn Theo Delafroos (2010) cho rằng, với tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm qua, internet đã trở thành phương tiện phổ biến cho truyền thông, dịch vụ
và thương mại Mạng thông tin toàn cầu này, đã làm thay đổi phần nào cách thức hoạt động của con người cũng như tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, đã tạo ra môi trường lý tưởng cho hoạt động thương mại điện tử phát triển Thương mại điện tử (TMĐT) hay còn gọi là kinh doanh điện tử (E-Business) là quá trình mua bán như các loại giao dịch từ chào hàng, thõa thuận đến ký kết hợp đồng đều thông qua việc truyền dữ liệu giữa các máy tính thông qua mạng internet Như vậy, môi trường kinh doanh toàn cầu thông qua Internet cho phép không chỉ các doanh nghiệp lớn mà cả doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí từng cá nhân đều có những cơ hội thành công như nhau Ngày nay, doanh nghiệp triển khai và ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh đã có những bước phát triển đáng kể, và đang ngày càng thể hiện tính năng vượt trội, so với các phương thức kinh doanh truyền thống trước đây
Ở Việt Nam, Chính phủ cùng Bộ Công thương đã sớm thấy được vai trò quan trọng của thương mại điện tử đối với quá trình hội nhập và đổi mới nền kinh tế Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng là văn kiện tiền đề đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta Về sau, môi trường pháp lý cho thương mại điện
tử dần được hoàn thiện thông qua hàng loạt các văn bản được ban hành, thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam Gần đây, Chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 theo Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/05/2014 Cho nên, TMĐT ngày càng khẳng
Footer Page 10 of 126
Trang 11-2-
định được vai trò của mình trong việc mang lại cho doanh nghiệp (DN) những thông tin phong phú về thị trường và đối tác, giảm chi phí, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, dễ dàng tạo dựng và củng cố quan hệ khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo
ra phương thức bán hàng mới (Lê Văn Huy, 2007)
Với tính hiệu quả trong việc cân bằng sân chơi, cùng với chiến lược và chính sách phù hợp, TMĐT có thể cho phép các DNNVV cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn (Trần Minh Tiến và cộng sự, 2004) Trong điều kiện phát triển và hội nhập nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam, Lê Văn Huy (2007) nhấn mạnh rằng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, các DN cần biết ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và TMĐT trong quá trình hoạt động kinh doanh Ngoài ra, TMĐT còn giúp cho các doanh nghiệp quản lý thuận tiện, nhanh chóng hơn và hiệu quả, có thể thực hiện kinh doanh mọi lúc, mọi nơi Do đó, cần có cái nhìn tổng thể về thị trường TMĐT ở Việt Nam nói chung và Trà Vinh nói riêng, giúp cơ quan quản lý và các doanh nghiệp nhận định về thị trường TMĐT mà quan trọng hơn hết là mức độ chấp nhận thương mại điện tử tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Trà Vinh trong những năm qua
Vì vậy, để hiểu rõ hơn về ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh, cần thiết có các nghiên cứu về vấn đề này Nhất là nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này được thực hiện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài
“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng Thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” nhằm làm rõ yếu tố nào
ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT trong các DNNVV tại tỉnh Trà Vinh Từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách giúp nâng cao tỉ lệ số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia TMĐT trong thời gian tới
Để có cơ sở cho việc đề xuất một số hàm ý chính sách giúp tăng tỉ lệ số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia TMĐT, tác giả sẽ tiến hành điều tra khảo sát nhân
tố nào ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT trong các DNNVV tại tỉnh Trà Vinh
Footer Page 11 of 126
Trang 12-3-
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng TMĐT của các DNNVV tỉnh Trà Vinh” được thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ ứng dụng TMĐT của các DNNVV tỉnh Trà Vinh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ thực hiện các mục tiêu cụ thể như
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến TMĐT và xây dựng mô hình nghiên cứu
- Xây dựng thang đo cho các biến trong mô hình nghiên cứu
- Kiểm chứng và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng chính đến mức độ ứng dụng TMĐT của DNNVV tỉnh Trà Vinh
- Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm góp phần đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong các DNNVV tỉnh Trà Vinh
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CÚU
1) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng TMĐT tại các DNNVV?
2) Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu như thế nào?
3) Sử dụng phương pháp nào để kiểm chứng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng TMĐT của các DNNVV tỉnh Trà Vinh?
4) Làm thế nào để thúc đẩy việc ứng dụng TMĐT của các DNNVV tỉnh Trà Vinh?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng TMĐT của các DNNVV tỉnh Trà Vinh
- Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh (được trình bày chi tiết trong Chương 2)
Footer Page 12 of 126