1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh bình dương

25 473 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 4,95 MB

Nội dung

Mục tiêu: Vận dụng cơ sở lí luận, thực tiễn về DS và phát triển KT - XH để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích các đặcđiểm DS, phát triển KT - XH và mối quan hệ giữa chúng ở tỉnh B

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Dân số (DS) vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triểnkinh tế - xã hội (KT – XH) Vì vậy, việc nghiên cứu DS luôn đượcquan tâm Tỉnh Bình Dương (BD) thuộc vùng Đông Nam Bộ (ĐNB),

có vị trí địa lí thuận lợi - là lợi thế thu hút các nhà đầu tư, dân cư, laođộng đến làm ăn, sinh sống Chính điều này đã làm cho tình hìnhphát triển KT - XH và đặc điểm DS của tỉnh có nhiều biến động đặcbiệt là từ năm 2000 đến nay Vì vậy, nghiên cứu DS và phát triển KT

- XH tỉnh BD là một vấn đề cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn, gópphần vào việc thực hiện tốt chiến lược phát triển KT - XH của tỉnhtrong thời gian tới Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài

“DS và phát triển KT - XH tỉnh BD” để nghiên cứu luận án Tiến sĩ

Địa lí học

2 Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

2.1 Mục tiêu: Vận dụng cơ sở lí luận, thực tiễn về DS và phát

triển KT - XH để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích các đặcđiểm DS, phát triển KT - XH và mối quan hệ giữa chúng ở tỉnh BD

Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hợp lí, bền vững DS và

KT - XH của tỉnh trong tương lai

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về DS, phát triển KT

-XH và mối quan hệ giữa DS và phát triển KT - -XH

- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới DS, phát triển KT - XH;phân tích các đặc điểm DS, phát triển KT - XH và mối quan hệ giữachúng ở tỉnh BD; đề xuất những định hướng và giải pháp phát triểnhợp lí, bền vững DS và KT - XH trên địa bàn tỉnh trong tương lai

Trang 2

2.3 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các

nhân tố ảnh hưởng đến DS và phát triển KT - XH, các đặc điểm DS,phát triển KT - XH và mối quan hệ giữa chúng trên địa bàn tỉnh BDtrong giai đoạn 2000 – 2014 theo ĐVHC hiện nay, có so sánh vớivùng ĐNB và cả nước

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3.1 Nghiên cứu về dân số, phát triển kinh tế - xã hội

Nguyễn Đình Cử với ”Những xu hướng biến đổi dân số ở Việt Nam” [23], Nguyễn Kim Hồng với ”Dân số học đại cương” [29],

”Dân số học và địa lí dân cư” của GS TS Lê Thông, PGS TS Nguyễn Minh Tuệ [58] Bàn về phát triển KT- XH có: ”Giáo trình kinh tế phát triển” của Vũ Thị Ngọc Phùng [44], ”Địa lí kinh tế - xã hội đại cương” của PGS TS Nguyễn Minh Tuệ chủ biên [72]

3.2 Về mối quan hệ giữa dân số với phát triển KT - XH Trên thế giới: Về thực tiễn DS, phát triển KT - XH và mối

quan hệ giữa chúng, trên thế giới, có nhiều nhà khoa học quan tâm

nghiên cứu như: ‘Population and development planning : proc of the United Nations Intern symp on population and development planning” (Frank T.Denton và Byron G.Spener), “DS, tài nguyên

môi trường và chất lượng cuộc sống” (R.C Sharma) Ở Việt Nam:

Bàn về vấn đề DS có nhiều công trình nghiên cứu:, DS và phát triển bền vững ở Việt Nam” (Nguyễn Thiện Trưởng), “DS và phát triển tại Việt Nam, hướng tới một chiến lược mới 2011 – 2020” (C Hayes, Nguyễn Đình Cử, Vũ Mạnh Lợi), , ”DS là một trong những yếu tố

quyết định sự phát triển bền vững của đất nước” (Bộ Y tế) Ở BD:

Liên quan đến DS, lao động, việc làm tỉnh BD đã có một số báo cáo

chuyên ngành như “Chiến lược DS BD, giai đoạn 2001 – 2010” (Cục DS - KHHGĐ tỉnh BD), ” Đề án xúc tiến lao động” (Sở Lao

Trang 3

động - Thương binh XH) , “Báo cáo điều chỉnh tổng hợp qui hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh BD đến 2020, tầm nhìn đến 2025”

(UBND tỉnh BD)…

Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu mộtcách đầy đủ và chi tiết vấn đề DS và phát triển KT - XH tỉnh BD Vìvậy, các báo cáo, công trình nghiên cứu kể trên sẽ là những tài liệutham khảo quý giá đối với tác giả

4 Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

4.1 Quan điểm nghiên cứu: Luận án vận dụng các quan

điểm nghiên cứu là hệ thống, lãnh thổ, tổng hợp, lịch sử - viễn cảnh

và sinh thái - phát triển bền vững

4.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương

pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu, thực địa, thống kê, bản đồ,GIS, dự báo

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận vàthực tiễn về DS, phát triển KT - XH và mối quan hệ giữa chúng

- Lựa chọn các tiêu chí nghiên cứu về vấn đề DS và phát triển

KT - XH để phân tích, đánh giá cụ thể ở tỉnh BD

- Làm rõ các đặc điểm DS và phát triển KT - XH tỉnh BDthông qua các nhóm tiêu chí cụ thể

- Phân tích được mối quan hệ giữa DS và phát triển KT - XH

ở BD

- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển hợp lí DS vàphát triển KT - XH ở tỉnh BD trong tương lai

6 Cấu trúc luận án: Luận án gồm có phần mở đầu, nội dung,

kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục Phần nội dung chia làm 3chương

Trang 4

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DS

VÀ PHÁT TRIỂN KT - XH 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Về DS

1.1.1.1 DS, qui mô và gia tăng DS

DS: Là những tập hợp người sống trên một lãnh thổ, được

đặc trưng bởi qui mô, cơ cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặtKT; bởi tính chất của phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ

Qui mô DS: Qui mô DS là tổng số người dân sinh sống trên

một lãnh thổ nhất định, tại một thời điểm nhất định

Gia tăng DS: Được thể hiện bằng tổng số giữa tỉ suất gia

tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học

1.1.1.2 Cơ cấu DS: gồm cơ cấu DS theo tuổi và giới tính,

cơ cấu XH (cơ cấu theo lao động và cơ cấu theo trình độ văn hóa)

1.1.1.3 Phân bố dân cư và đô thị hóa

Phân bố dân cư: Là sự xếp DS một cách tự phát hoặc tự

giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và cácyêu cầu của XH

Đô thị hóa: Đô thị hóa không chỉ là sự tăng lên về số lượng

đô thị, qui mô DS đô thị cũng như ảnh hưởng của nó đối với vùngxung quanh, mà còn bao gồm những thay đổi đa dạng về KT, XH,môi trường gắn liền với sự phát triển công nghiệp, dịch vụ và sựphân bố dân cư

1.1.2 Về KT - XH

1.1.2.1 Phát triển KT

Tăng trưởng và phát triển KT

- Tăng trưởng KT: Là sự tăng thêm hay gia tăng về qui mô sản

lượng của một nền KT trong một giai đoạn nhất định

Trang 5

- Phát triển KT: Là sự tăng trưởng (GNI/người và GDP/người)

cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu KT, những chuyển biếnđáng kể về mức tiêu dùng, điều kiện y tế, chăm sóc sức khỏe, giáodục và phúc lợi…

Cơ cấu KT: Cơ cấu KT gồm 3 bộ phận cơ bản: cơ cấu KT

theo ngành, cơ cấu KT theo lãnh thổ, cơ cấu KT theo thành phần KT

1.1.2.2 XH: nghiên cứu các nội dung lí luận cơ bản về lao

động, việc làm; TNBQĐN và chuẩn nghèo; giáo dục; y tế

1.1.3 Các lí thuyết liên quan đến dân số và mối quan hệ giữa dân

số với phát triển KT – XH:

Tiếp cận với học thuyết Malthus, học thuyết của K Marx vàEngels về dân số, học thuyết quá độ dân số, lí thuyết chuyển dịch, líthuyết chính thống, lí thuyết đổi mới

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến DS và phát triển KT - XH

Vị trí địa lí và các nhân tố tự nhiên như đất đai, địa hình, khí

hậu, sông ngòi… ảnh hưởng quan trọng đến việc lựa chọn khônggian và cung cấp tài nguyên cho hoạt động sống, sản xuất của conngười, từ đó tác động đến các đặc điểm về DS và phát triển KT - XH

Nhân tố KT - XH mới là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến các

đặc điểm DS và phát triển KT - XH Các nhân tố gồm: dân cư, nguồnlao động; trình độ phát triển KT; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩthuật; khoa học kĩ thuật và công nghệ; đường lối và hệ thống chínhsách của Nhà nước…

1.1.5 Mối quan hệ giữa DS và phát triển KT - XH

1.1.5.1 Mối quan hệ giữa DS và KT: Gia tăng DS và phát

triển KT có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau Sự biếnđộng DS trong từng giai đoạn ở mỗi quốc gia đều tác động sâu sắc vàtoàn diện đến mọi lĩnh vực KT, trước hết là tăng trưởng KT, cơ cấu

Trang 6

ngành KT Ngược lại, KT có tác động mạnh đến các quá trình DS:

sinh đẻ, tử vong, di dân, phân bố dân cư và chất lượng DS của từng

vùng lãnh thổ và từng ĐVHC

1.1.5.2 Mối quan hệ giữa DS với các vấn đề XH: Các đặc

điểm về DS có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề lao động, việc làm;

với nghèo và giảm nghèo; với giáo dục; với y tế

1.1.6 Các tiêu chí đánh giá DS và phát triển KT - XH vận

dụng cho cấp tỉnh

Gồm các nhóm tiêu chí đánh giá DS (qui mô, gia tăng DS; cơ

cấu DS theo nhóm tuổi…), đánh giá phát triển KT – XH (GRDP, tỉ

lệ thất nghiệp, tỉ lệ hộ nghèo…), mối quan hệ giữa DS với tăng

trưởng KT (dựa trên tính toán của các nhà khoa học: nếu tốc độ tăng

DS là 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP phải đạt 4% để so sánh với kết

quả thực tế của tỉnh; Tính tốc độ tăng GRDP/người và so sánh với số

liệu thực tế của tỉnh dựa vào công thức: Tốc độ tăng GDP/người

tốc độ tăng trưởng GDP – tốc độ tăng DS; Tính thời gian tăng gấp

đôi GDP/người trên địa bàn tỉnh và so sánh với số liệu thực tế dựa

vào công thức: t = ln2/(r – α)))và xã hội (DS với lao động, giáo dục )

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.2 DS và phát triển KT - XH ở Việt Nam

1.2.2.1 Những đặc điểm DS chủ yếu: Qui mô DS lớn, tốc độ

tăng DS đã giảm dần; lực lượng lao động dồi dào, chiếm tỉ trọng cao

trong cơ cấu DS; tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng nhưng

vẫn ở mức thấp; phân bố dân cư chưa hợp lí, tỉ lệ dân thành thị tăng

nhưng còn thấp

1.2.2.2 Vấn đề DS và phát triển KT - XH ở Việt Nam : Trong

thời gian qua, ở nước ta, cùng với tăng trưởng KT và giảm được tỉ lệ

gia tăng DS nên mức sống người dân được nâng cao Việt Nam có

Trang 7

quy mô DS lớn và phát triển nhanh nên cung cấp nguồn lao động dồidào cho nền KT nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với những áp lựclớn về giải quyết việc làm và khiến cho mức độ cải thiện về y tế,

chăm sóc sức khỏe nhân dân bị chậm lại Tỉ lệ DS dưới 15 tuổi từ

năm 1999 đến 2014 giảm liên tục nhờ giảm mức sinh đã tạo tiền đềthuận lợi cho việc đạt mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và phấn đấuđạt phổ cập giáo dục THCS trong những năm tiếp theo Ngoài ranhững tiến bộ về giáo dục, y tế nhất là cho phụ nữ có ý nghĩa lớn trongviệc giảm mức sinh ở nước ta

1.2.3 DS và phát triển KT - XH ở vùng ĐNB

1.2.3.1 Một số đặc điểm DS chủ yếu: Qui mô DS lớn, ngày

càng tăng và chủ yếu do nhập cư; mức sinh và mức chết thấp so với

cả nước và các vùng KT khác; mật độ DS cao, dân cư phân bố khôngđều và tốc độ đô thị hóa nhanh; cơ cấu DS theo tuổi và giới tính có

sự khác biệt lớn với cả nước và các vùng KT

1.2.3.2 Vấn đề DS và phát triển KT - XH vùng ĐNB: nhờ

những thành tựu về tăng trưởng, phát triển KT nên dù DS của vùng

có qui mô lớn và tăng nhanh do nhập cư nhưng thu nhập bình quânđầu người liên tục tăng lên, nâng cao chất lượng cuộc sống, ngườidân có điều kiện tiếp cận với y tế, giáo dục Tuy nhiên, qui mô DSđông và tăng nhanh cũng gây áp lực lớn lên vấn đề giải quyết việclàm và tạo gánh nặng cho ngành y tế, giáo dục trong vùng nhất là ởcác tỉnh đông lao động nhập cư

Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG

DS, PHÁT TRIỂN KT - XH TỈNH BD

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến DS và phát triển KT - XH tỉnh BD

2.1.1 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và lịch sử phát triển

Trang 8

2.1.1.1 Vị trí địa lí: Về vị trí, tỉnh có một số thuận lợi là tiếp

giáp Tp HCM, Đồng Nai ; nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa 3 vùng KT(Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng Sông CửuLong) - nơi có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua, tạo lợithế cho tỉnh trong phát triển KT, thông thương với toàn vùng ĐNBcũng như các vùng KT khác và trở thành đầu mối giao lưu của cáctỉnh miền Trung, Tây Nguyên với trung tâm KT lớn là Tp HCM

2.1.1.2 Lịch sử phát triển và phạm vi lãnh thổ: Vùng đất

Thủ Dầu Một – BD có lịch sử gắn liền với vùng Gia Định – ĐồngNai xưa tức vùng ĐNB ngày nay Từ khi được tái lập (1997), cùngvới quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, sự phát triển của các KCNtập trung, cụm công nghiệp, KT dịch vụ, trên địa bàn tỉnh đã thu hútđông đảo lao động từ các vùng miền khác trong cả nước làm cho DScủa tỉnh gia tăng rất nhanh chóng, đến nay đã đạt gần 2 triệu người

2.1.2 ĐKTN và TNTN: Nhìn chung, BD có nhiều thuận lợi

về ĐKTN và TNTN cho sinh hoạt và sản xuât của dân cư Đó là địahình khá bằng phẳng; khí hậu ổn định, ít thiên tai; mạng lưới sôngngòi dày đặc; cơ cấu đất đai đa dạng…

2.1.3 KT - XH

2.1.3.1 Dân cư: Với qui mô DS đông, đang trong giai đoạn

cơ cấu “DS vàng” nên đã cung cấp nguồn lao động dồi dào phục vụcho phát triển KT của tỉnh Tuy nhiên, qui mô DS đông và tăngnhanh (chủ yếu do nhập cư) đã gây không ít khó khăn cho các vấn đề

XH và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư, từ đó, ảnh hưởngđến sự phát triển KT - XH của tỉnh trong hiện tại cũng như tương lai

2.1.3.2 Trình độ phát triển KT: Từ năm 2000 đến nay, hoạt

động KT của tỉnh đạt được nhiều thành tựu to lớn và có tác độngmạnh mẽ đến các đặc điểm DS (qui mô, phân bố, cơ cấu DS…);

Trang 9

cũng là nguyên nhân quan trọng thu hút ngày càng nhiều dự án đầu

tư, lao động vào đây làm việc

2.1.3.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật: Tỉnh có

CSHT – CSVCKT khá hoàn thiện và đồng bộ - là nhân tố quan trọngđối với việc phát triển KT – XH, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vàtạo thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày của dân cư

2.1.3.4 Khoa học và công nghệ: BD có nhiều tiến bộ trong

việc ứng dụng KHKT vào sản xuất, kinh doanh Tuy nhiên, việcchuyển giao công nghệ và đổi mới thiết bị còn chưa thực sự đáp ứngyêu cầu phát triển của nền KT Điều này có ảnh hưởng lớn đến pháttriển KT và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư

2.1.3.5 Vốn đầu tư: Qui mô vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh

ngày càng tăng nhanh, trong vòng 10 năm (2005 – 2014), qui mô vốnđầu tư đã tăng gần 4 lần với tốc độ tăng ngày càng nhanh, chiếm tỉtrọng chủ yếu là nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.3.6 Thị trường: Từ khi thực hiện CNH, thị trường buôn

bán của tỉnh ngày càng mở rộng Nhân tố thị trường có ý nghĩa quantrọng với việc phát triển KT - XH, góp phần giúp nền KT của tỉnhvượt qua khủng hoảng, nâng cao giá trị sản xuất, thúc đẩy KT pháttriển và từ đó giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động

2.1.3.7 Đường lối chính sách: Trong những năm qua, BD đã

đi đầu với chính sách “trải thảm đỏ” thu hút đầu tư Công tác cải

cách hành chính được thực hiện quyết liệt ở tất cả các cấp, cácngành; nhiều chính sách ưu tiên đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng đượcthực hiện giúp tỉnh thành công hơn trong thu hút đầu tư nước ngoài

và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư

Ngoài ra, bối cảnh quốc tế và trong nước cũng có ảnh hưởngđến DS và tình hình phát triển KT – XH của tỉnh trong thời gian qua

Trang 10

2.2 Thực trạng dân số và phát triển KT – XH tỉnh BD

2.2.1 Thực trạng DS tỉnh BD

2.2.1.1 Quy mô và gia tăng DS

Quy mô DS : Qui mô DS của BD năm 2014 là 1.873,6 nghìn

người, chiếm 11,9% DS vùng ĐNB và có sự phân hóa theo đơn vịhành chính (ĐVHC)

Gia tăng DS

- Gia tăng tự nhiên: Tỉ suất gia tăng tự nhiên có xu hướng

giảm do giảm mức sinh và không có sự khác biệt lớn giữa cácĐVHC

- Gia tăng cơ học: Tỉ suất gia tăng cơ học cao hơn hẳn gia

tăng tự nhiên, góp phần lớn vào sự gia tăng DS của tỉnh và đanggiảm dần Các ĐVHC phía Nam có tỉ suất gia tăng cơ học cao hơnhẳn các ĐVHC phía Bắc

- Gia tăng DS: Hình 2.6 cho thấy trong giai đoạn 2000 – 2014,

BD có tỉ suất gia tăng DS giảm dần nhưng cao hơn hẳn mức trungbình của vùng ĐNB và cả nước Nguyên nhân phụ thuộc chủ yếu vàogia tăng cơ học

Trang 11

Hình 2.6: Tỉ suất gia tăng DS tỉnh BD, vùng ĐNB và cả nước,

giai đoạn 2000 – 2014

Nguồn: [63]

2.2.1.2 Cơ cấu DS

Cơ cấu theo tuổi và giới tính

- Cơ cấu DS theo tuổi: Tỉ trọng DS trong độ tuổi lao động rất

cao (trên 70%) và tỉ trọng DS 60+ thấp (<5%) là điểm nổi bật trong

cơ cấu DS theo tuổi ở tỉnh BD

- Cơ cấu theo giới tính: Tỉ lệ nữ luôn cao hơn nam và có thay

đổi không đáng kể trong giai đoạn từ 2000 – 2014; các thành phố, thị

xã phía nam có tỉ số giới tính thấp hơn các huyện thị phía Bắc tỉnh

Cơ cấu lao động

- Nguồn lao động: Bộ phận DS trong độ tuổi lao động chiếm

chủ yếu trong cơ cấu nguồn lao động và đang tăng nhanh cả về sốlượng lẫn tỉ trọng

- Cơ cấu lao động theo ngành KT: Tỉ trọng lao động ngành công

nghiệp của tỉnh trong tổng số lao động đang làm việc rất cao, gấp 3 –

4 lần mức trung bình của cả nước, vùng ĐNB và đang tăng nhanh

Trang 12

Nông – lâm – thủy sản Dịch vụ

Công nghiệp – xây dựng Riêng công nghiệp

Hình 2.7 Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo nhóm ngành

KT, giai đoạn 2000 – 2014

Nguồn: tính toán từ [18]

Cơ cấu theo trình độ văn hóa

- Tỉ lệ DS từ 15 tuổi trở lên biết chữ : Trong giai đoạn 2005 –

2014, tỉ lệ biết chữ của DS từ 15 tuổi trở lên của tỉnh luôn cao hơn

mức trung bình của cả nước, xấp xỉ vùng ĐNB và đang tăng dần

- Tỉ lệ nhập học các cấp: (xem nội dung Giáo dục - mục 2.2.2.2)

2.2.1.3 Phân bố dân cư và đô thị hóa

Phân bố dân cư : DS BD phân bố không đồng đều

và có sự khác biệt lớn giữa các ĐVHC Theo thời gian, mật độ DS

trung bình của tỉnh và các ĐVHC đều tăng lên tương ứng với sự gia

tăng về qui mô DS

Đô thị hóa : DS thành thị năm 2014 là 1.438,8 nghìn

người, chiếm 76,8% DS toàn tỉnh, gấp hơn 2 lần tỉ lệ dân thành thị cả

nước (33,1%), cao hơn tỉ lệ dân thành thị của vùng ĐNB (62,7%)

2.2.2 Thực trạng phát triển KT - XH tỉnh BD

2.2.2.1 KT

Quy mô và tốc độ tăng trưởng KT

- Tăng trưởng KT: Trong giai đoạn 2000 - 2014, hàng năm

nền KT tỉnh đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, hơn hẳn mức tăng

trưởng trung bình của vùng ĐNB và các tỉnh trong vùng, ở trong

nhóm dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng KT Hiện nay, nhóm ngành dịch

vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn các ngành KT khác

2000 2005 2010 2014 Năm

Ngày đăng: 04/05/2017, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w