1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghi lễ hỏa thiêu của người khmer với sức khỏe cộng đồng

167 553 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

Phần kết luận: Khẳng định giá trị văn hóa của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống của đồng bào Khmer, những đóng góp của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống hiện đại và sự quan tâm của Đảng v

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

ISO 9001:2008

NGÔ GIA TƯỜNG

NGHI LỄ HỎA THIÊU CỦA NGƯỜI KHMER VỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC

Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ HUỆ

Trang 2

TÓM TẮT

Người Khmer Nam Bộ tuy cùng sống cộng cư với cộng đồng dân tộc Kinh, Hoa và Chăm rất lâu, nhưng luôn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Người Khmer có nền văn hóa truyền thống độc đáo và lễ hội phong phú Nghi lễ truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đời nói chung, tại Trà Vinh nói riêng và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội, có liên quan mật thiết với cộng đồng, với môi trường sống, sức khỏe của con người

Và bao giờ cũng thế, mọi hành động của con người đều bắt đầu từ nhận thức, chỉ khi chúng ta có nhận thức đúng về lễ hội cổ truyền thì việc phát huy nó trong đời sống xã hội đương đại mới mang lại hiệu quả mong muốn đặc biệt là nghi lễ hỏa thiêu trong văn hóa người Khmer Hiện nay, đây là một trong những vấn đề quan trọng trong việc giữ gìn nét văn hóa độc đáo thì việc tìm hiểu và phát huy những giá trị của nghi lễ trong việc xây dựng đời sống văn hóa là hết sức cần thiết Vì vậy, đề tài đã tập trung triển khai nghiên cứu giá trị tinh thần qua nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer và những tác động của nghi lễ hỏa thiêu đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử để

tìm hiểu về dân tộc Khmer nói chung trên địa bàn tỉnh nói riêng Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp điền dã, phương pháp khảo sát, điều tra xã

hội học, để thu thập số liệu, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích,

để đánh giá tầm quan trọng của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống tinh thần của người Khmer và những tác động của nó đến sức khỏe cộng đồng, môi trường sống

Về bố cục luận văn thì ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục Luận văn được triển khai thành ba chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Văn hóa Khmer, một số khái niệm về

văn hóa và văn hóa của người Khmer; Khái niệm về tôn giáo, tôn giáo Khmer; Nghi

lễ tang ma của người Khmer, khái niệm hỏa thiêu, quan niệm về linh hồn, quan niệm

Trang 3

về thế giới bên kia, Tang ma; Khái niệm sức khỏe, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh, môi trường, ô nhiễm môi trường; Người Khmer Trà Vinh, dân số và sự phân bố dân cư, đặc điểm sinh hoạt kinh tế, đặc điểm tổ chức xã hội, đặc điểm sinh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng; Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Kinh – Khmer – Hoa ở Trà Vinh Trên

cơ sở lý thuyết đã góp phần tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng của người Khmer với những đặc trưng tiêu biểu và sự giao lưu văn hóa giữa 3 dân tộc cùng cộng cư

Chương 2: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer: Nghi lễ hỏa thiêu của người

Khmer, nguồn gốc, các nghi lễ, ngày xưa (trong thuyền thuyết tôn giáo), ngày nay (trong thực tế xã hội); Nhận định về nghi lễ hỏa thiêu, theo các vị Sư, Hòa Thượng, Sadi, theo các Acha, vùng trung tâm thành phố, vùng xa, hẻo lánh; Theo người dân, người Khmer, người Kinh; Theo các nhà quản lý nhà nước, cấp thành phố, huyện thị, cấp xã, ấp; Theo các nhà quản lý y tế, Bệnh viện, Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng

đồng Thu thập thông tin và đánh giá tác động của nghi lễ hỏa thiêu, tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa trong đời sống của người Khmer, qua đó tìm hiểu những đánh giá những tác động của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống, sức khỏe, môi trường sống xung quanh lò thiêu Từ đó, đi đến quan điểm chung về nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer trong đời sống cộng đồng

Chương 3: Những ảnh hưởng của nghi lễ hỏa thiêu với sức khỏe cộng đồng

Phân tích những tác động mà lò hỏa thiêu khi hoạt động có thể tác động đến sức khỏe người trực tiếp thực hiện việc thiêu xác và người tham gia nghi lễ hỏa thiêu, tác động đến môi trường sống xung quanh Nêu lên một số kiến nghị giảm thiểu tác hại của việc hỏa thiêu thông qua việc giữ gìn vệ sinh và thực hiện theo tinh thần các thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế về đảm bảo an toàn trong hỏa thiêu

Phần kết luận: Khẳng định giá trị văn hóa của nghi lễ hỏa thiêu trong đời

sống của đồng bào Khmer, những đóng góp của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống hiện đại và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn giá trị văn hóa của người Khmer.

Trang 4

MỤC LỤC

Trang tựa

Quyết định giao đề tài

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG ix

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu 4

3.1 Mục đích của luận văn 4

3.2 Nhiệm vụ của luận văn 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4.1 Đối tượng nghiên cứu 5

4.2 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

5.1 Phương pháp luận 6

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7

6 Những đóng góp của luận văn 8

7 Bố cục luận văn 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11

1.1 Cơ sở lý luận 11

1.1.1 Văn hóa Khmer 11

1.1.1.1 Một số quan niệm về văn hóa 11

1.1.1.2 Văn hóa của người Khmer 13

1.1.2 Tôn giáo Khmer 16

Trang 5

1.1.2.1 Khái niệm tôn giáo 16

1.1.2.2 Tôn giáo Khmer (tôn giáo của người Khmer) 17

1.1.3 Quan niệm tang ma của người Khmer 18

1.1.3.1 Khái niệm về nghi thức, nghi lễ 18

1.1.3.2 Khái niệm hỏa thiêu 20

1.1.3.3 Quan niệm về linh hồn 21

1.1.3.4 Quan niệm về thế giới bên kia 24

1.1.3.5 Tang ma 26

1.1.4 Khái niệm sức khỏe, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh, môi trường, ô nhiễm môi trường 33

1.1.4.1 Khái niệm sức khỏe 33

1.1.4.2 Sức khỏe cộng đồng 33

1.1.4.3 Vệ sinh 34

1.1.4.4 Môi trường và ô nhiễm môi trường 34

1.2 Người Khmer Trà Vinh 37

1.2.1 Đặc điểm địa phương Dân số và sự phân bố dân cư 37

1.2.2 Đặc điểm sinh hoạt kinh tế 38

1.2.3 Đặc điểm tổ chức xã hội 38

1.2.4 Đặc điểm sinh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng 39

1.2.5 Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Kinh – Khmer – Hoa ở Trà Vinh 41

CHƯƠNG 2: NGHI LỄ HỎA THIÊU CỦA NGƯỜI KHMER 45

2.1 Tục hỏa thiêu của người Khmer 45

2.1.1 Nguồn gốc 45

2.1.2 Các nghi lễ 50

2.1.2.1 Ngày xưa (trong thuyền thuyết tôn giáo) 50

2.1.2.2 Ngày nay (trong thực tế xã hội) 57

2.2 Nhận định về nghi lễ hỏa thiêu 59

2.2.1 Theo các vị sư 59

2.2.1.1 Hòa Thượng 61

Trang 6

2.2.1.2 Sadi 63

2.2.2 Các Acha 64

2.2.2.1 Vùng xa, hẻo lánh 67

2.2.2.2 Vùng trung tâm thành phố 68

2.2.3 Theo người dân 69

2.2.3.1 Người Khmer 69

2.2.3.2 Người Kinh 74

2.2.4 Theo các nhà quản lý Nhà nước 77

2.2.4.1 Cấp thành phố, huyện thị 79

2.2.4.2 Cấp xã, ấp 80

2.2.5 Theo các nhà quản lý y tế 82

2.2.5.1 Bệnh viện 83

2.2.5.2 Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng 84

CHƯƠNG 3: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NGHI LỄ HỎA THIÊU VỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 88

3.1 Con người 88

3.1.1 Những người trực tiếp công việc hỏa thiêu 88

3.1.2 Những người tham gia nghi lễ 93

3.2 Môi trường 95

3.2.1 Khói bụi 98

3.2.2 Ô nhiễm mùi 99

3.2.3 Khí thải 100

3.2.4 Nhiệt và rác thải 102

3.2.5 Nước thải 103

3.3 Kiến nghị 106

KẾT LUẬN 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn dành cho các vị Sư 60 Bảng 2.2 Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu của các vị Sư 63

Bảng 2.3 Thống kê câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn dành cho các vị

Bảng 2.11 Thống kê câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn dành cho các

Bảng 2.12 Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu đối với Cán bộ Y tế 84 Bảng 2.13 Đánh giá chung về sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu của người

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Người Khmer Nam Bộ cùng sống cộng cư với cộng đồng dân tộc Kinh, Hoa

và Chăm, với nền văn hóa truyền thống lâu đời với nhiều lễ hội phong phú, đa dạng luôn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Trong thời gian gần đây, nhất là

từ khi cả nước bước vào thời kỳ hội nhập, phát triển thì văn hóa tộc người Khmer Nam Bộ cũng như các tộc người khác có nhiều biến đổi Vì vậy, văn hóa truyền thống,

lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể để góp phần vào việc tổ chức, xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng của người Khmer Nam Bộ trong tình hình hội nhập hiện nay, trong việc phát huy và bảo tồn những giá trị đó

Nghi lễ truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đời nói chung, tại Trà Vinh nói riêng và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội, có liên quan mật thiết với cộng đồng, với môi trường sống, sức khỏe của con người Luận văn này, tập trung khảo sát những ảnh hưởng của việc thực hiện nghi

lễ hỏa thiêu của người Khmer đến sức khỏe cộng đồng Vì, các hoạt động văn hoá một mặt góp phần khẳng định vai trò chủ thể văn hoá trong cộng đồng, bảo tồn, phát triển văn hoá, đề cao lẽ sống tốt đẹp giữa con người với con người, tôn trọng giá trị văn hoá bản sắc của cộng đồng như quan điểm của Nghị quyết Trung ương IX khóa

XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, tốt đẹp trong việc giữ gìn và phát huy nghi lễ cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại thì cũng không ít các vấn đề nảy sinh khiến xã hội cần phải nhìn nhận và tìm cách khắc phục, để bảo tồn những mặt tinh hoa của nghi lễ cổ truyền, khắc phục dần các hạn chế, tiêu cực Một trong những mặt tiêu cực đáng quan tâm đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng Đảng, Nhà nước và ngành Y tế luôn coi trọng và khẳng định

Trang 10

“Sức khỏe là vốn quý” mà chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ, đó là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc Nghị quyết số 46 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23/2/2005 đã đưa ra bảy nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong

tình hình mới, trong đó chỉ rõ, phải nâng cao hiệu quả thông tin - giáo dục - truyền

thông nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống văn hóa, vệ sinh, hạn chế những lối sống và thói quen

có hại đối với sức khoẻ, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng Và bao giờ cũng thế, mọi hành động của con người đều bắt đầu từ nhận thức, chỉ khi chúng ta có nhận thức đúng về lễ hội, nghi lễ cổ truyền thì việc phát huy nó trong đời sống xã hội đương đại mới mang lại hiệu quả mong muốn

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cho đến nay, về văn hóa người Khmer nói chung và tín ngưỡng văn hóa nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu như: Người Việt gốc Miên của Lê Hương, xuất bản năm 1969 đã sưu tầm và giới thiệu nguồn gốc, dân số, sinh hoạt, xã hội,

phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của người Khmer Nam Bộ

Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ, Tác giả: Nhiều tác giả - NXB Tổng hợp Hậu Giang năm XB: 1988; Dân tộc Khmer Nam Bộ, Tác giả: PGS TS Phan An Nhà xuất bản: Chính Trị Quốc Gia Năm XB: 2009 Đã cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về điều kiện địa lí, dân cư, kinh tế xã hội, đặc biệt là sinh hoạt văn hóa, đặc điểm văn hóa, tín ngưỡng của người Khmer, lịch sử hình thành và phát triển của người Khmer từ khi xuất hiện trên vùng đất Nam Bộ Nêu lên những nét tương đồng và khác biệt giữa người Khmer ở Việt Nam và Campuchia

Trang 11

Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tác giả: Trường Lưu Nhà XB: Văn hóa Dân tộc Năm XB: 1993; công trình này chú trọng đến tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, phong tục tập quán của người Khmer

Nguyễn Khắc Cảnh (1998), Phum sóc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long; dựa trên những quan sát về các loại hình phum sóc của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đã đưa ra những nhận định về cấu trúc, tính chất, mối quan hệ xã hội

của người Khmer Nam Bộ Phật giáo Khmer Nam Bộ, những vấn đề nhìn lại, Tác

giả: Bùi Văn Vượng; Nhà xuất bản: Tôn Giáo Năm XB: 2008; Giá trị văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tác giả: TS Huỳnh Thanh Quang Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia Năm XB: 2011; Các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu về cách

tổ chức xã hội của người Khmer trong xây dựng và phát triển trên vùng đất Nam Bộ, mối quan hệ huyết thống, hôn nhân gia đình, điều kiện kinh tế và sự phân hóa xã hội,

cơ chế vận hành của sóc và các nghi lễ Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của Phật giáo Nam Tông trong đời sống tinh thần của người Khmer, giá trị văn hóa đó hòa trong văn hóa chung trong nền văn hóa Việt Nam Cho thấy sự năng động trong việc tiếp cận với cái mới trong xu thế hội nhập và phát triển của thời đại

Tín ngưỡng và lễ hội dân tộc người Khmer, Tác giả: Trần Dũng - Đặng Tấn Đức; Nhà xuất bản: Văn hóa Thông Tin; Năm XB: 2012; Bên cạnh tín ngưỡng tôn giáo là Phật giáo Nam Tông thì tín ngưỡng, lễ hội dân gian của người Khmer cũng là đóng góp quan trọng, tô thêm sắc màu, làm phong phú thêm cho nên văn hóa Việt Nam Văn hóa Khmer Nam Bộ - nét đẹp trong bản sức văn hóa Việt Nam, Tác giả: Phạm Thị Phương Hạnh Nhà XB: Chính Trị QG Năm XB: 2012 Đã giới thiệu những nét đặc trưng trong văn hóa của người Khmer Nam Bộ (gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần), nhằm phát huy những nét đẹp, những mặt tích cực, những tiềm năng, thế mạnh của dân tộc Khmer trong sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới của đất nước

Các công trình nghiên gần gủi với đề tài như: Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ, Tác giả: Trần Văn Bổn, Nhà xuất bản: ĐHQG Hà Nội Năm

Trang 12

XB 2002; Nghi lễ vòng đời của người Khmer Vĩnh Long, Tác giả: Phan Văn Giàu, (2014); Luận văn Tang ma của người Khmer ở An Giang, Tác giả: Mai Ngọc Diệp; Tang ma của người Khmer ở Vĩnh Long: Tác giả: Phạm Minh Hoàng (2014), và

Nghi lễ vòng đời người Khmer Sóc Trăng (2010) của Huỳnh Thanh Hùng đã có phân chia các bước trong tang ma của người Khmcr Nam Bộ từ khi lâm chung cho đến sau khi hoàn tất việc thiêu và thờ cúng giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn yếu tố văn hóa tộc người Khmer từ góc độ phong tục tang ma, trong việc nghiên cứu về người Khmer Nam Bộ;

Những công trình đó đã đề cập nhiều khía cạnh quan trọng của các yếu tố về người Khmer nói chung và tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa Dựa trên cơ sở tổng hợp

tư liệu phỏng vấn các Acha, những người am hiểu về nghi lễ trong tang ma, mà đặc biệt là nghi lễ hỏa thiêu của nguời Khmer mà tác giả thực hiện trong quá trình điền

dã và trực tiếp tham dự lễ hỏa thiêu nguời Khmer

Tóm lại, nghiên cứu về người Khmer ở Nam Bộ đến hiện nay đã có không ít công trình được công bố Nội dung của những công trình này đề cập đến nhiều vấn

đề như lịch sử, sinh hoạt văn hóa, ứng xử, văn học dân gian, nhà ở, lễ hội… Việc

nghiên cứu đề tài “Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng”

(trường hợp tại Trà Vinh) sẽ đi vào tìm hiểu những tác động của nghi lễ đến sức

khỏe con người, môi trường sống Do đó, đề tài một mặt kế thừa những công trình

đã công bố, mặt khác luận văn sẽ nghiên cứu, tìm hiểu, quan sát, phỏng vấn để có

những nguồn tư liệu mới nhằm thực hiện tốt mục tiêu đặt ra của đề tài

3 Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích của luận văn

Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của hình thức nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sự tác động của khói, bụi tro, mùi…, đánh giá việc thực hiện nghi lễ hỏa thiêu trong giá trị văn hóa của dân tộc Khmer, những đóng góp, hạn chế của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống hiện đại và đóng góp vào công cuộc xây dựng đời sống tinh thần phong phú, môi trường sống lành mạnh trong xu hướng phát triển

Trang 13

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

Để đạt mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: + Giới thiệu về lý thuyết luận văn

+ Giới thiệu sơ lược về đặc điểm địa lý, khí hậu của tỉnh Trà Vinh;

+ Trình bày về đặc điểm văn hóa người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer sống tại Trà Vinh nói riêng, tôn giáo trong đời sống của người Khmer + Quan niệm về tang ma của người Khmer

+ Khái quát chung về sức khỏe, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh, môi trường, ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp Tầm quan trọng của việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cộng đồng

+ Phân tích hình thức nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer, sự ảnh hưởng, tác động của nó đối với đời sống tinh thần của người Khmer và sức khỏe cộng đồng tại Trà Vinh

+ Những tác động của nghi lễ hỏa thiêu đối với người trực tiếp thực hiện công việc hỏa thiêu, những người tham gia và môi trường sống xung quanh khu vực lò hỏa thiêu

+ Kiến nghị, đưa ra ý kiến giúp hạn chế những tác động của việc hỏa thiêu đến sức khỏe, khơi dậy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế trong sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nhằm góp phần xây dựng đời sống tinh thần tiến bộ và môi trường sống khỏe mạnh ở Trà Vinh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đây là một công trình nghiên cứu về nghi lễ văn hóa của người Khmer đối với sức khỏe cộng đồng, cụ thể là nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer Sự khảo sát cũng chủ yếu là những ảnh hưởng của nghi lễ hỏa thiêu cụ thể là khói, bụi, tro, mùi

và các chất thải trong quá trình hỏa thiêu thải ra môi trường khi thực hiện thiêu xác

Trang 14

đối với sức khỏe người người trực tiếp thực hiện và người tham gia, nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống tinh thần của người Khmer và sức khỏe cộng đồng xung quanh khu vực lò hỏa thiêu tại Trà Vinh qua hình thức thực hiện nghi lễ và giá trị của hỏa thiêu trong đời sống trong đời sống hiện đại

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Người Khmer là dân tộc có truyền thống tín ngưỡng phong phú, với nhiều lễ hội trong năm và có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống của đồng bào trên địa bàn tỉnh Xuất phát từ tình hình thực tế, phạm vi nghiên cứu đề tài được giới hạn ở nghi lễ hỏa thiêu trong văn hóa của người Khmer và không gian nghiên cứu chủ yếu

ở các huyện Châu Thành, Cầu Kè, Trà Cú, thành phố Trà Vinh ở hai dân tộc có tỷ lệ dân số cao của tỉnh là người Kinh và người Khmer đang sống trên tỉnh Trà Vinh, thời gian tìm hiểu nghi lễ hỏa thiêu trong văn hóa người Khmer là trong giai đoạn từ năm

2010 đến 2015, vì đây là giai đoạn chưa thực hiện xây lò hỏa thiêu và đang trong quá trình triển khai, hoàn thiện các lò hỏa thiêu theo tiêu chuẩn và đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng trong việc giữ gìn nét văn hóa độc đáo, việc tìm hiểu và phát huy những giá trị của nghi lễ trong việc xây dựng đời sống văn hóa là hết sức cần thiết Vì vậy, đề tài sẽ tập trung triển khai nghiên cứu giá trị tinh thần qua nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer và những tác động của nghi lễ hỏa thiêu đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Đề tài chủ yếu sử dụng những tư liệu về văn hóa, các nghiên cứu về người Khmer, tài liệu về giáo dục sức khỏe cộng đồng, văn bản có liên quan và các bài viết

có liên quan đã được công bố và được công nhận kết hợp với những kiến thức thu thập được qua quá trình đi điền dã

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc kết hợp giữa các tư liệu, tài liệu, các công trình nghiên cứu với quá trình tìm hiểu thực tế các nghi thức của nghi lễ hỏa thiêu trong cộng đồng người Khmer tại tỉnh Trà

Trang 15

Vinh và phương pháp duy vật lịch sử để tìm hiểu vốn văn hóa tín ngưỡng của người Khmer trong qua trình phát triển; Đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học có nội dung gần gũi với đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết vấn đề, trong luận văn này sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Trong luận văn ngoài văn hóa học có

liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau như: xã hội học, dân tộc học, văn học,

y tế… Do đó, khi thực hiện đề tài, phải có sự vận dụng tổng hợp kiến thức các chuyên ngành và có cái nhìn toàn diện về nghi lễ hỏa thiêu

- Phương pháp điền dã, điều tra xã hội học: Đây là phương pháp trọng tâm

của luận văn, sử dụng phương điền dã nhằm mang tính sát thực hơn cho việc thực hiện đề tài Các hoạt động điền dã giúp luận văn có nhiều nguồn tư liệu phong phú

và thiết thực hơn Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã thực hiện điền dã tại nơi diễn ra nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer Mục đích sử dụng phương pháp này nhằm hướng đến yếu tố tự mình quan sát, cảm nhận và nắm bắt thông tin trực tiếp

từ đối tượng nghiên cứu, phương pháp này rất hữu dụng và nó là cơ sở rất quan trọng cho việc đánh giá và hệ thống nguồn tư liệu, giúp việc kiểm nghiệm và chứng minh nội dung lý thuyết đã đặt ra Trong quá trình điền dã, sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn các Acha , Sư sải, Sadi ,người Khmer, người Kinh ở khu vực có nghi lễ tại Trà Vinh Thông qua các cuộc phỏng vấn, người được nghiên cứu có thể hiểu và làm rõ được các nguyên tắc, các suy nghĩ, cũng như biết được ước vọng, niềm tin của người Khmer qua nghi lễ Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu quan điểm của chính quyền địa và nhận định của ngành Y tế Thông tin có được từ các cuộc phỏng vấn có tính khách quan cho đề tài, dùng để phân tích và minh chứng cho những nhận định trong đề tài

Trang 16

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp này để thấy được

những điểm tương đồng và khác biệt giữa các dân tộc trong khu vực và hình thức nghi lễ khác Đây được xem là phương pháp có hiệu quả về việc so sánh và giải thích các hoạt động tín ngưỡng đang diễn ra ở cộng đồng

- Phương pháp phân tích: Thu thập và xử lý thông tin bằng hình ảnh là phương

pháp ghi nhận thông tin bằng thiết bị kỹ thuật như máy ảnh Các thông tin này được phân tích, lý giải nhằm minh chứng cho các nhận định của chúng tôi hình thức thực hiện nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer, sẽ giúp chúng ta tìm ra nét đặc sắc về nội dung cũng như giá trị phản ánh

- Nghiên cứu lịch sử: Là một trong những phương pháp nghiên cứu, phân tích các dạng tài liệu thư tịch, tư liệu điền dã để tìm hiểu các sự kiện đã diễn ra theo thời gian lịch sử nhằm tìm hiểu cội nguồn, những bước tiến triển, các yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển nghi lễ văn hóa người Khmer trong không gian cụ thể

là vùng đất Trà Vinh cùng với sự phát triển của các dân tộc khác Phương pháp này giúp phân tích, lý giải những tư liệu thu thập được trong điền dã

6 Những đóng góp của luận văn

Luận văn trình bày giá trị của nghi lễ hỏa thiêu và sự tác động của nó đến môi trường sức khỏe cộng đồng (nghiên cứu tại Trà Vinh), khái quát một số đặc điểm nổi bật của hình thức sinh hoạt này, nêu bật lên được những yếu tố tích cực, thể hiện bản sắc văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người khmer ở Trà Vinh và phân tích hạn chế

Xét ở gốc độ thực tiễn, luận văn góp phần vào việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa đặc sắc của người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer ở Trà Vinh nói riêng gắn với sự phát triển và tiến bộ xã hội Đồng thời từ việc phân tích, khẳng định giá trị đích thực của sinh hoạt nghi lễ văn hóa trong đời sống văn hóa của người Khmer, luận văn sẽ đem lại cách nhìn đúng đắn về hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo và đề tài này sẽ là liệu tham khảo quan trọng cho người nghiên cứu nó sau này

Trang 17

Hơn thế nữa, sẽ là tài liệu tham khảo dành cho giáo viên đang dạy về chuyên ngành văn hóa và giáo dục sức khỏe cộng đồng

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn góp phần nhận thức đúng đắn về sự tồn tại của hình thức nghi lễ mang đậm tính văn hóa của người Khmer trong đời sống xã hội, những đóng góp quan trọng của nó văn hóa trong đời sống văn hóa, sức khỏe cộng đồng trong xây dựng đất nước, xu thế phát triển xã hội tại Trà Vinh

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập nhất là chuyên đề về sinh hoạt nghi lễ văn hóa của người Khmer, những ảnh hưởng của các sinh hoạt đối với môi trường sức khỏe cộng đồng và cũng là tài liệu tham khảo góp phần vào việc hoạch định chủ trương, chính sách đối với công tác xây dựng tình đoàn kết dân tộc tại Trà Vinh

Luận văn sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận, tuyên truyền nâng cao sức khỏe cộng đồng của ngành Y tế qua sự hiểu biết về giá trị văn hóa của đối tượng tiếp cận

Đóng góp về mặt khoa học: Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm yếu tố văn hóa nổi bật trong đời sống của người Khmer và những ảnh hưởng, tác động của nó đối với văn hóa, tín ngưỡng người Khmer, đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Phân tích đánh giá những ảnh hưởng, tác động của hình thức nghi lễ hỏa thiêu với đời sống tinh thần của người Khmer và đối với sức khỏe cộng đồng ở Trà Vinh

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục Luận văn được triển khai thành ba chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Văn hóa Khmer, một số khái niệm về

văn hóa, tôn giáo Khmer, khái niệm về tôn giáo; Nghi lễ tang ma của người Khmer, tìm hiểu về nghi thức, nghi lễ, khái niệm về hỏa thiêu, quan niệm về linh hồn, quan

Trang 18

niệm về thế giới bên kia, tang ma; Khái niệm sức khỏe, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh, môi trường, ô nhiễm môi trường; Người Khmer Trà Vinh, dân số và sự phân bố dân

cư, đặc điểm sinh hoạt kinh tế, đặc điểm tổ chức xã hội, đặc điểm sinh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Kinh – Khmer – Hoa ở Trà Vinh

Từ những cơ sở lý luận của chương 1, luận văn đã nêu lên những đặc điểm về văn hóa của người Khmer Trà Vinh trong lối sống, tín ngưỡng và nghi lễ tang ma Đồng thời, luận văn nêu lên những khái niệm cơ bản về sức khỏe và môi trường

Chương 2: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer: Tục hỏa thiêu của người

Khmer, nguồn gốc, các nghi lễ, ngày xưa (trong thuyền thuyết tôn giáo), ngày nay (trong thực tế xã hội); Nhận định về nghi lễ hỏa thiêu, theo các vị Sư, Hòa Thượng, Sadi, theo các Acha, vùng trung tâm thành phố, vùng xa, hẻo lánh; Theo người dân, người Khmer, người Kinh; Theo các nhà quản lý nhà nước, cấp thành phố, huyện thị, cấp xã, ấp; Theo các nhà quản lý y tế, Bệnh viện, Trung tâm chăm sóc sức khỏe

cộng đồng

Từ cơ sở lý luận chương 1, chương 2, luận văn tìm hiểu về nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer và nhân định của các nhà sư, các Acha, người dân, các nhà quản lý

nhà nước và y tế về nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Chương 3: Những ảnh hưởng của nghi lễ hỏa thiêu với sức khỏe cộng đồng

Xem xét nghi lễ hỏa thiêu sẽ có thể gây những tác động gì đối với người trực tiếp thiêu xác, người tham gia và sự tác động của nghi lễ đối với môi trường sống Nêu lên một số kiến nghị giảm thiểu tác hại của việc hỏa thiêu

Phần kết luận: Khẳng định giá trị văn hóa của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống

của đồng bào Khmer, những đóng góp của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống hiện đại và

sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn giá trị văn hóa của người Khmer

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Văn hóa Khmer

1.1.1.1 Một số quan niệm về văn hóa

Văn hóa là một khái niệm hết sức đa nghĩa theo thống kê có tới trên 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, những góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mà họ quan tâm hay nghiên cứu

Văn hoá thường được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn, văn hóa tộc người để chỉ giá trị trong đời sống tinh thần của tộc người đó

Văn hóa theo nghĩa hẹp đó là những giá trị tinh thần, là đời sống tinh thần của

xã hội như đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo, thẩm mỹ, tâm linh, nghệ thuật… Dù số lượng định nghĩa văn hoá có nhiều bao nhiêu đi nữa thì chung qui lại, chúng vẫn chỉ xoay quanh một số khuynh hướng cơ bản

Xét theo cách thức thì ta thấy có hai loại – định nghĩa miêu tả và định nghĩa nêu đặc trưng Định nghĩa miêu tả liệt kê các thành tố của văn hoá, ví dụ như theo E.B.Tylor (1871), văn hoá là “một phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được” Trong loại định nghĩa nêu đặc trưng thì có thể gặp ba khuynh hướng lớn: Khuynh hướng thứ nhất coi văn hóa là những kết

Trang 20

quả (sản phẩm: giá trị, truyền thống, nếp sống, chuẩn mực, tư tưởng….) nhất định mà

một cộng đồng đã sáng tạo, kế thừa, và tích luỹ; Khuynh hướng thứ hai xem văn hoá như những quá trình ( như là: hoạt động sáng tạo, công nghệ, qui trình, những phương thức tồn tại, sinh sống và phát triển…); Khuynh hướng thứ ba xem văn hoá như những quan hệ, những cấu trúc… giữa các giá trị, giữa con người với đồng loại và muôn loài

Dù theo khuynh hướng nào, mọi định nghĩa văn hoá đều chứa một nét nghĩa chung là “con người”, đều thừa nhận và khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa với con người

Qua các định nghĩa về văn hóa, ta thấy tuy có nhiều điểm riêng theo từng góc độ của nhà nghiên cứu, nhưng khái quát lại giữa chúng có những điểm chung như: Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội là một hệ thống (các giá trị, các cơ cấu, kỹ thuật, thể chế các tư tưởng…) được hình thành trong quá trình hoạt động sáng tạo của con người, được bảo tồn và truyền lại cho các thế

hệ sau Mỗi cá nhân muốn trở thành con người xã hội, muốn hòa nhập vào cộng đồng xã hội thì phải tiếp thu, tuân thủ theo các chuẩn mực đó

Trên cơ sở lí luận trên, GS Trần Ngọc Thêm định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.[42

(Tr 21 - 27)] Và ông đi tới kết luận văn hóa gồm bốn đặc trưng (tính hệ thống,

tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh) và ba chức năng cơ bản (tổ chức xã hội, điều chỉnh xã hội, giáo dục) của văn hóa Cách định nghĩa này không những có khả năng bao quát được khá nhiều cách tiếp cận khác nhau, cách hiểu khác nhau

về văn hóa, mà còn có thể cho phép ta nhận diện được một hiện tượng văn hóa và phân biệt nó với những hiện tượng khác không phải là văn hóa, từ những hiện tượng phi giá trị, những giá trị tự nhiên thiên tạo, cho đến những giá trị nhân tạo chưa có tính lịch sử…

Trang 21

1.1.1.2 Văn hóa của người Khmer

Từ những khái niệm về văn hóa trên và khái niệm văn hóa của Gs Trần Ngọc Thêm thì ta có thể hiểu văn hóa của người Khmer đó là những giá trị, vật chất, tinh thần mà dân tộc Khmer đã sáng tạo và tích lũy trong cuộc sống và tự nhiên, thể hiện nét văn hóa, tín ngưỡng tạo nên một bản sắc riêng của dân tộc Trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc trên vùng đất Nam Bộ người Khmer nói chung đã tạo nên một nét riêng, đặc trưng về bản sắc văn hóa của dân mình chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm linh Văn hóa tâm linh đã tồn tại và chi phối trong sinh hoạt hoạt văn hóa của người Khmer

Theo nhận định của Nguyễn Đăng Duy: “Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo” [18] Vì tâm linh là cái trừu tượng thiêng liêng, thanh khiết, giá trị tâm linh bắt nguồn từ cái thiêng liêng, là cái nền vững chắc, là nhiều mối quan hệ con người Khái niệm này bao quát sinh hoạt tinh thần thuộc lĩnh vực tín ngưỡng truyền thống, là một bộ phận của văn hóa dân tộc “Đồng thời, văn hóa tâm linh còn là văn hóa biểu hiện những giá trị, những niềm tin thiêng liêng kể cả niềm tin tôn giáo” [18] Con người sở dĩ trở thành con người, một phần căn bản là do con người có đời sống tâm linh, thể hiện mối quan hệ mật thiết với nhau

và các giá trị văn hóa tâm linh này tồn tại khi con người còn tồn tại

Người Khmer ở Nam Bộ hay ở Trà Vinh và người Khmer ở Campuchia vốn

có cùng tộc người, chung lịch sử trong quá khứ xa xưa, cùng ngôn ngữ, có chung tôn giáo và giống nhau về đặc trưng văn hóa tộc người Song, họ là hai nhóm người thuộc hai quốc gia riêng biệt Người Khmer Nam Bộ là cư dân nông nghiệp sinh sống lâu đời ở vùng đất này Người Khmer sống trong các phum, sóc, rải rác theo từng cụm lớn, hoặc xen kẽ với các xóm làng của người Kinh, người Hoa hoặc người Chăm

Đặc trưng văn hóa của dân tộc khmer, một dân tộc có mặt sớm ở vùng đất Nam Bộ nhiều ngôi chùa của đồng bào người Khmer trên vùng đất này đã chứng minh được điều đó Người Khmer cũng kế thừa nền văn hóa Ăngco, nền văn minh

Trang 22

lúa nước cộng với tập tục sinh hoạt của những nhóm lưu dân của người Kinh, người Hoa, người Chăm tạo nên một bản sắc, một nền văn hóa riêng của mình Người Khmer đã có những cống hiến to lớn vào kho tàng văn hóa chung của các dân tộc ở Việt Nam Nền văn hóa đó có giá trị tiêu biểu, không lẫn lộn, pha tạp, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố hài hòa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Về văn học dân gian, người Khmer là chủ nhân di sản của một nền văn hóa phong phú gồm nhiều thể loại: dân ca, truyện cổ, những câu châm ngôn, tục ngữ thường như một lời khuyên răn, một kinh nghiệm sống, những bài hát không chỉ phản ánh kinh nghiệm nông nghiệp mà còn phản ánh đời sống xã hội nhiều tình cảm của người Khmer

Về Văn hóa tôn giáo, văn hóa tôn giáo nổi lên như một sự tự nhiên vốn có, đạo

Phật như một tôn giáo của dân tộc mình, các giá trị của tôn giáo đó dần chuyển thành tín ngưỡng của dân tộc Phật giáo nguyên thủy (hay tiểu thừa), Bộ kinh này sau khi kiết tập

đã nhanh chóng lan truyền đến cư dân trong tiểu vùng Đông Nam Á qua đường biển từ phía Nam Do đó ta thường gọi tôn giáo của người Khmer là Phái Nam Tông, Đạo Phật nguyên thủy, Phái Tiểu thừa hay Phật giáo Nam Tông Khmer Nam Bộ

Về văn hóa tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng Tô tem của người Khmer Nam

Bộ cũng khắc rõ hình tượng, hoàn cảnh sống của một tộc người trên vùng đồng bằng trũng nước, cư dân nông nghiệp, về các thần bảo hộ, người Khmer có các tín ngưỡng Arăk và Neakta Arăk không chỉ là một hình thức tín ngưỡng của dòng họ mà còn có các Arăk bảo vệ nhà (Arăk Fteh), bảo hộ gia đình (Arăk phtan), bảo hộ một khu đất (Arăk phum), hay trấn giữ rừng (Arăk prei) Thần linh gọi chung là NeakTa, được biểu hiện ra có thể phân biệt bốn loại: Các NeakTa có tên gọi theo một động vật trong thiên nhiên, hoặc là tên thực vật, hoặc một đặc thù địa lý; Các NeakTa mang tên người hay có sự tích liên quan đến người; Loại NeakTa mang tên các thần Bàlamôn; Loại NeakTa ở chùa (NeakTa Wat) Như vậy, tín ngưỡng NeakTa là một mối quan hệ chồng chéo, gồm cả tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tục thờ cúng tổ tiên, đạo Bàlamôn

và đạo Phật Nhận thức được giá trị văn hóa của tín ngưỡng này nên hầu hết người

Trang 23

dân Khmer không di cư, di canh, luôn “bám trụ” với vùng sông nước Nam Bộ này, nơi đã sinh ra tổ tiên của mình

Về lễ hội dân gian, thường nổi trội với hai lễ hội lớn là lễ hội đua bò của vùng Bảy Núi – An Giang và lễ hội đua ghe ngo Một lễ hội mang tính hàm ơn đối với thời tiết thiên nhiên, vật nuôi trong việc canh tác nông nghiệp góp phần cho mùa vụ bội thu tạo nên sức sống, sự phát triển trong đời sống của người nông; Một lễ hội mang tính gợi nhớ tới quá trình khai phá vùng đất hoang vu, quá trình đấu tranh giữa các thế lực để bảo vệ cương thổ Bên cạnh những giá trị văn hóa của lễ hội dân gian thì nghệ thuật múa dân gian, Lâm thôn, nghệ thuật múa trống Sadâm, nghệ thuật múa cổ Rôbăm, nghệ thuật hát Aday, nghệ thuật tuồng cổ Dùkê,…tất cả đều có giá trị văn hóa riêng biệt cần phải kiểm kê một cách kỹ lưỡng nhằm gìn giữ và lưu truyền cho hậu thế

Không chỉ có vậy, giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc của dân tộc Khmer còn có những ngành nghề nông nghiệp truyền thống như làm lúa nước, làm khô, chế biến thức ăn,…đặc biệt món mắm bù hóc và cốm dẹp là đặc sản mang dân tộc tính rõ rệt của người dân Khmer

Ngoài ra, người Khmer còn thực hiện nhiều lễ hội khác ghi dấu sự có mặt của mình trên thế gian này và sự hàm ơn đối với các thế lực siêu nhiên đó là lễ cắt tóc trả ơn mụ, lễ giáp tuổi, lễ lên nhà mới, lễ cúng Ông Tà, lễ nhập thần, lễ cúng sân lúa, lễ cúng, lễ chúc thọ, lễ cầu an, lễ dâng phước, lễ giỗ, lễ dâng bông, …và những nghi lễ gắn với đời người như hôn lễ, tang ma đều mang dấu ấn riêng của dân tộc những lễ hội đó phần nào phản ánh được sắc màu văn hóa mang dấu ấn dân tộc của người Khmer

Nhận thức được những giá trị văn hóa vô song đó trong nền văn hóa đầy màu sắc của đồng bào dân tộc Khmer Chúng ta cần phát huy để những giá trị đó ngày càng trở nên rõ nét hơn trong nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Có như thế, những giá trị văn hóa đó mới thực sự đi vào đời sống xã hội và cả thế giới sẽ hiểu rõ hơn nền văn hóa đa sắc tộc của Việt Nam Để phát huy các giá trị

Trang 24

mà chúng ta đã khẳng định đó, trước hết phải khẩn trương, tìm hiểu một cách đầy đủ

để hiểu hơn nền văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer nhằm đề ra kế hoạch gìn giữ, bảo tồn để các giá trị của nền văn hóa đó, để không bị mai một dần đi

1.1.2 Tôn giáo Khmer

1.1.2.1 Khái niệm tôn giáo

Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiều Tôn giáo hay đạo mang nghĩa "tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh" hay

"bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần linh" Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về ý nghĩa của tôn giáo: Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người” Một số nhà tâm lý học lại cho rằng

“Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo” C.Mác cho rằng: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim,

nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần” mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo Ph.Ăngghen cho rằng: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày …” mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo Các khái niệm điều mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo đó là “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên” [51]

Khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn luôn phải

đề cập đến vấn đề hai thế giới: Thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật thể hữu hình và vô hình Tôn giáo không chỉ là sự thể hiện những sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình do đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con người đến một hy vọng tuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”, một cuộc đời

mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống

Các tác giả trong sách Tôn giáo lý luận xưa và nay cho rằng: “Tôn giáo biểu hiện

là một trong những lĩnh vực của văn hóa tinh thần” Với quan niệm như vậy, thì tôn giáo

Trang 25

và văn hóa không tách biệt và xa lạ nhau, tôn giáo không vượt ra ngoài khuôn khổ của văn hóa, không bị mất đi những đặc điểm vốn có của nó với tư cách là một hiện tượng văn hóa Mặt khác, chỉnh thể văn hóa không thể thiếu tôn giáo, không đánh mất nó, giữ lại nó trong mình, không thu hẹp nội dung và không gian của nó” [28, tr 285.].

Như vậy: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư

ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau

1.1.2.2 Tôn giáo Khmer (tôn giáo của người Khmer)

Nếu tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình và phụ thuộc vào từng tôn giáo khác nhau, điều kiện sống khác nhau, tính cách, đặc trưng của từng dân tộc thì tín ngưỡng Phật giáo Nam Tông là tín ngưỡng, là tôn giáo của đồng bào dân tộc Khmer, thể hiện lòng tin của con người với Phật, vào đấng giải thoát Với rất nhiều các lễ hội tôn giáo vẫn được đồng bào Khmer gìn giữ và thực hành như lễ ban hành giáo lý, lễ nhập, lễ xuất hạ, lễ xuất trần, lễ dân áo cà sa, lễ Phật đản, lễ an vị tượng Phật, lễ kết giới, lễ kết giới tạm, lễ hội linh, lễ câu siêu, lễ đại cầu siêu, lễ ngàn núi, lễ đi tu…và nghi lễ vòng đời của người Khmer trong đó có lễ tang Tất cả những

lễ hội đó tuy rằng chỉ là lễ hội của tôn giáo nhưng vào những ngày này hầu hết những

bà con người Khmer điều tham gia như thực hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng, dân tộc Khmer đã gìn giữ nó một cách trọn vẹn thực hành một cách rốt ráo không xề xòa, qua loa, tạo nên sắc màu riêng biệt trong các lễ hội tôn giáo so với một

số dân tộc khác

Giá trị văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc Khmer còn biểu hiện rõ ở vị trí nhà Sư và ngôi chùa Ngôi chùa và nhà Sư của người Khmer là nơi, là người nắm giữ, lưu giữ hầu hết những giá trị văn hóa, Sư Cả của một ngôi chùa là trung tâm đoàn kết của cả phum, sóc Vị trí của nhà Sư luôn ở vị trí trang trọng nhất trong các lễ hội,

Trang 26

nên con trai trong các gia đình Khmer đến 12 tuổi thường được đưa vào chùa đi tu

Đi tu không phải là nhu cầu, mục đích cá nhân, mà là một tập tục, một sắc thái của người dân Khmer, việc đi tu này là hoàn toàn tự nguyện, có người tu 3 ngày, có người

tu 3 năm hay lâu hơn Đi tu với người Khmer là để thành người, để xã hội nhìn nhận như một người có đầy đủ tư cách về đạo đức (trả ơn cha mẹ) và văn hóa (học tập văn chương, ngôn ngữ, phong tục,…) Ngôi chùa của người Khmer là một giá trị văn hóa vật thể đặc biệt, đó là nơi tập hợp cư dân trong vùng, là nơi diễn ra hầu hết các lễ hội cộng đồng

Giá trị tín ngưỡng tôn giáo của người Khmer còn chiếm một vị trí quan trọng và luôn có mối quan hệ mật thiết trong suốt cuộc đời một con người, thể hiện qua các nghi lễ trong nghi lễ vòng đời như: cưới hỏi, ma chay, đi tu, đặt tên…

1.1.3 Quan niệm tang ma của người Khmer

1.1.3.1 Khái niệm về nghi thức, nghi lễ

Việt Nam là một đất nước có một nền văn hoá tín ngưỡng rất phong phú từ ngàn xưa, để hiểu rõ hơn về nghi lễ hỏa thiêu trong tang ma của người Khmer thì chúng ta tìm lại ý nghĩa của các từ “Nghi thức”, “Nghi Lễ” là gì?

Nghi thức: Theo từ điển Bách khoa tri thức, nghi thức là hành vi của cá nhân hoặc

tập thể, tuân theo một nguyên tắc nhất định, lặp đi lặp lại thuộc một sơ đồ có sẵn (về sau

có thể từng thời gian được điều chỉnh cho thích hợp hơn với tâm lý lớp người sau), nhằm đạt tới mục đích tín ngưỡng tôn thờ một thế lực siêu nhiên nào đó Nghi thức thường được thể chế hóa (có thể thành văn bản, có thể không) Nghi thức tôn giáo nguyên thủy thường gắn liền với huyền thoại, mang nhiều dấu ấn về hoạt động sinh hoạt người thời xưa như chèo đò, leo cây, săn bắn bằng cung nỏ, hú gọi, đốt lửa Nhiều nghi thức gắn liền với việc thay đổi trạng thái cá nhân hay tập thể (sinh đẻ, cưới xin, làm nhà, trốn tránh bão lụt, chuyển chỗ ở, chết, ) Sau này, nghi thức tôn giáo ngày càng sử dụng nhiều hình thức văn hóa nghệ thuật như múa hát, ca nhạc, sắc phục, nhịp điệu, ánh sáng, đèn nến, trang trí nội thất, kiến trúc, để hỗ trợ hiệu quả hoặc tăng sức cuốn hút Nghi thức còn được đổi tên thành nghi lễ, tăng thêm tính huyền bí, cung kính

Trang 27

Nghi lễ được hình thành từ rất sớm trong đời sống con người, khi ta chiết tự

ra để phân tích thì: Nghi có nghĩa là uy nghi, dáng vẻ, cung cách, nghi cũng được hiểu là mẫu mực, là tiêu chuẩn đo lường, nghi còn có nghĩa là đồ cúng, ví dụ: Nghi

hạ Lễ là sự thực hiện các phép tắc, khuôn mẫu mà người xưa đã thực hiện, là hình thức thể hiện việc tổ chức giao tế xã hội, ví dụ: các cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp, cách ứng xử trong cuộc sống đời thường; các hình thức cúng bái, tế lễ, cầu nguyện, Như vậy, nghi lễ được hiểu là nghi thức khi hành lễ, hội đủ các yếu tố mang tính văn hóa tâm linh Nghi lễ thường được thể hiện qua sự ứng xử, giao tiếp trong xã hội, trong tín ngưỡng, trong sinh hoạt tôn giáo thông qua đời sống tâm linh, mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc Nghi lễ là một từ chung, mang ý nghĩa qua sự tổ chức, thể hiện các khuôn mẫu giao tiếp đã được đặt ra của một hay nhiều người đối với một hay nhiều người khác và đối với một hay nhiều thần linh, đấng cao cả siêu nhiên Nghi lễ gồm nhiều nghi thức hành lễ hợp lại

Theo nhu cầu của đời sống tâm linh, ứng với sự sợ sệt, vừa mong muốn sự ban ơn của thần linh, con người đã hình thành nên hệ thống tín ngưỡng và kéo theo

đó là hệ thống nghi lễ Các nhà nghiên cứu văn hóa đã chia ra nhiều loại hình nghi

lễ khác nhau như: Hệ thống nghi lễ nông nghiệp với việc cầu cho mưa thuận gió hòa, được mùa và cứ tùy theo đặc điểm ngành nghề khác nhau mà hình thành hệ thống nghi lễ như tín ngưỡng tổ nghề, tín ngưỡng ngư nghiệp, nghi lễ thờ cúng tổ

tiên, nghi lễ tôn giáo, hệ thống nghi lễ vòng đời người

Theo nghĩa rộng thì nghi lễ bao trùm hành vi, thái độ, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá, ngôn ngữ, phong cách của con người và xã hội Ở nghĩa hẹp thì nghi lễ là nghi thức hành lễ mang tính tín ngưỡng thờ phụng thể hiện niềm tin một tôn giáo Theo Đặng Nghiệm Vạn đưa ra khái niệm về nghi lễ: “Nghi lễ là mối quan hệ của các thực thể ở thế giới bên kia với cuộc sống trần gian của cộng đồng và cá nhân, nó làm cho giáo lý tôn giáo trở nên sống động, phổ quát qua hành vi thực hành tôn giáo”, [51 ] ở đây ông cũng nhấn mạnh cần phân biệt rõ hai ý nghĩa của nghi lễ: nghi lễ thế tục thường gắn với các

lễ kỹ niệm như Quốc khánh, tiệc mừng, khai mạc…còn nghi lễ tôn giáo thường song hành với một hành vi thế tục như sanh đẻ, cưới hỏi, ma chay…

Trang 28

Tuy nhiên, dù thể hiện dưới hình thức nào thì nghi lễ cũng là phương tiện để chuyển Đạo vào Đời, tải phẩm chất tốt đẹp của tôn giáo đến lòng người Thông qua nghi lễ sẽ làm cho nhu cầu tín ngưỡng được nâng lên, trong sáng hơn, đời sống tâm linh sẽ thánh thiện hơn

1.1.3.2 Khái niệm hỏa thiêu

Hỏa thiêu (hỏa táng) là hình thức mai táng người chết bằng cách thiêu thi thể trong lửa thành tro cốt Sau đó tro cốt của thi thể được cho vào hủ, bình, lọ…và tiến hành các nghi thức thờ cúng Tùy theo từng tôn giáo mà tro cốt sau khi được hỏa thiêu được đem chôn hay mang về nhà thờ hoặc gửi vào những nơi thờ phụng như: chùa, miếu, đình, nhà thờ….điều này phụ thuộc vào tập quán sống và tín ngưỡng tâm linh, tôn giáo của từng dân tộc ở từng địa phương khác nhau

Lễ hỏa thiêu của người Khmer: Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer mô phỏng theo nghi lễ hỏa thiêu của Phật Thích Ca, tập tục này đã được các phật tử tiếp nhận và noi theo trong đó có người Khmer và được lưu truyền cho đến ngày nay Học giả Lê Hương, khi nghiên cứu về văn hóa Khmer Nam

Bộ nhận xét rằng thông thường người ta thiêu người chết sau ba ngày khâm liệm hoặc ngay sau một ngày Ngoài triết lý của Phật giáo Nam Tông, người Khmer Nam Bộ còn tiếp thu quan niệm sinh tử của Bàlamôn giáo, trong đó con người tiểu ngã vốn được tạo ra từ brahma đại ngã mà thành Vì thế, chết chính là sự hòa nhập thực sự của Atma và Brahma, nên phải sớm thiêu hủy nhanh mọi tội lỗi để atma nhanh chóng hòa nhập với brahma, đầu thai kiếp khác Trong khi quan niệm của Phật giáo Bắc Tông theo thuyết luân hồi nhân quả thì cho rằng người chết nên thổ táng để linh hồn

có thời gian chuyển kiếp và luân hồi

Đặc trưng tang lễ của người Khmer dù hỏa thiêu hay chôn đều gắn liền với ngôi chùa Bởi lẽ họ quan niệm rằng “sống gửi của, chết gửi xương” Vì vậy mà lúc sinh thời người Khmer không tiếc công, tiếc của trong việc xây dựng chùa và thực hiện các lễ nghi Họ muốn rằng khi chết đi sẽ được gửi tro xương cốt lên chùa, được nghe lời kinh tiếng kệ và được về với Phật

Trang 29

Yếu tố lửa trong nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer đóng vai trò quan trọng

trong thực hành nghi lễ, ý nghĩa bản thể của lửa trong văn hóa nhân loại được tri nhận

và lí giải tương đối phong phú Theo giáo thuyết Hindu, ngoài những dạng lửa của thế giới trần gian là: lửa thông thường, lửa sấm sét và mặt trời Ngoài ra còn có hai dạng lửa khác: lửa xuyên thấu (hoặc lửa hấp thụ) và lửa hủy diệt Lửa giúp tẩy uế và

tái sinh: Theo một số truyền thuyết, chúa Ki tô (và các thánh) tái sinh cơ thể bằng

cách đi qua lò lửa của xưởng rèn, những người theo đạo giáo bước vào lửa để tự giải phóng khỏi thân phận mà con người phải chịu đựng, họ bước vào lửa mà không bị thiêu cháy Vào ngày 1-5, khởi đầu mùa hè, các giáo sĩ đốt những đống lửa cho gia súc đi qua đó để phòng ngừa các bệnh dịch thì với người Khmer lửa là phương tiện

vận chuyển: nghi lễ hỏa thiêu có nguồn gốc ở sự chấp nhận lửa như là một phương

tiện vận chuyển, hay là sứ giả, là cầu nối từ thế giới người sống sang thế giới người chết giúp tẩy sạch tội lỗi, được tái sinh và lửa cũng được sử dụng nhiều trong nghi lễ tang ma của nhiều dân tộc trên thế giới, hoặc ở một số tộc người thì người ta đặt phần thức ăn dành cho người chết vào đống lửa trên đầu quan tài, ngọn lửa có nhiệm vụ

chuyển đồ cúng đó cho người chết

1.1.3.3 Quan niệm về linh hồn

Đời sống tâm linh trong tang ma cùa người Khmer, từ thời gian, không gian, chủ lễ, động tác hành lễ, các lễ thức, lễ vật, những sự vật, hiện tượng, biểu tượng trong các nghi lễ, cũng như hình thức thực hiện các nghi lễ trong tang ma rất phong phú, phức tạp nhưng lại biểu hiện một cách nhất quán những quan niệm về thế giới quan, nhân sinh quan Đây chính là những tư tưởng triết lý đã đi vào tâm hồn, tình cảm của người Khmer, làm cơ sở cho sự nhất quán trong nội dung Theo từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh thì: “Tâm linh là cái trí tuệ tự có trong lòng

người" [1, tr.243], còn Nguyễn Đăng Duy cho rằng: “Tâm linh là một hình thái ý

thức, là niềm tin thiêng liêng được thế hiện qua ý niệm và biểu tượng’’ [18, tr.12] Trong đời sống tâm linh của người Khmer vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng triết lý của Phật giáo, Bàlamôn giáo, Hindu giáo Ấn Độ, vừa có những yếu tố tín ngưỡng bản địa

Trang 30

Là cư dân nông nghiệp lúa nước, nơi cư trú trước kia chỉ là vùng hoang vu, thiên nhiên khắc nghiệt cộng với sự truyền bá rộng rãi của Phật giáo, người Khmer đã sớm hình thành cho mình nhưng khái niệm về hồn (linh hồn) mang triết lý Phật giáo sâu sắc Niềm tin linh hồn là có thật, vào thần linh, vào thế giới bên kia rất phổ biến trong cộng đồng người Khmer nhất là dối với những người bình dân Nó được hình thành

từ trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể và phản ánh vào ý thức của con người và "Tâm linh được ngưng đọng ở hai cách, một là đọng ở ý niệm, con người phải hành động thì sự thiêng liêng mới được bộc lộ; hai là đọng ở các hình ảnh, biểu tượng mà trong

đó biểu tượng là tiềng nói chung để biểu thị ước lệ về một tín hiệu” [26, tr.12]

Khi nói tới vấn đề con người, phần lớn các tôn giáo đều thừa nhận con người

có hai phần: phần xác và phần hồn, khi một người bị ngất xỉu là phần hồn lìa khỏi thể xác, nếu linh hồn tìm thấy chỗ mới thì người đó sẽ chết, nếu không tìm được thì linh hồn trở về lại với thân xác cũ người đó sẽ sống lại Phần xác thì tồn tại tạm thời còn phần hồn thì vĩnh cửu nên sau khi thân xác bị huỷ hoại, linh hồn phải ở nơi nào đó để đầu thai vào một thân xác mới, tiếp tục cuộc sống mới Vì vậy, niềm tin linh hồn là

có thật rất phổ biến trong cộng đồng người Khmer Hồn và linh hồn là một khái niệm

phổ biến rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là ở những người bình dân “Sinh hoạt văn

hóa tâm linh được biểu hiện qua hai dạng: Văn hóa tinh thần (hiểu biết, nhận thức và một niềm tin thiêng liêng đối với một đối tượng nào đó), văn hóa vật chất (cơ sở vật

chất, nơi chốn thờ phụng); văn hóa hoạt động (nghi thức cúng tế)"[26, tr 8]

Linh hồn, thuyết luân hồi là sản phẩm tinh thần của đạo Bàlamôn và Phật giáo

Họ quan niệm sống làm phước, cống hiến cho sư, cho chùa là lí tưởng truyền thống của dân tộc Họ coi việc thờ cúng hồn, vía như là trong khi sanh, trong nuôi dưỡng trẻ em, khi có người chết…lời cầu khấn đến niết bàn và địa ngục

Theo quan niệm người Khmer thì linh hồn sau khi đã rời thân xác, trở thành một thực thể độc lập, cũng có sự sống và cũng cần phải tìm thức ăn để sống Chính

vì thế, gia đình phải làm phước để hồi hướng thức ăn và phước đức cho linh hồn Người dân tin rằng những của cải đã cống hiến vào chùa và dâng cho sư sãi sẽ nương

Trang 31

theo khói nhang và lời kinh, tiếng kệ mà đến với người thân đã quá vãng của mình

Vì thế, việc những người này có được sung sướng hay không, không chỉ phụ thuộc vào phước họ đã có lúc sinh thời mà còn phụ thuộc vào việc con cháu hay người thân của họ làm phước nhiều hay ít

Chùa là nơi trú ngụ và cũng là nơi diễn ra cuộc phán xét thiện và ác dành cho linh hồn, linh hồn được phán xét là tốt thì được lên trời, cho là xấu thì sẽ xuống địa ngục, còn nếu nữa tốt, nữa xấu thì cho linh hồn vào thân xác khác và đầu thai trở lại trần gian Người Khmer luôn tin rằng người chết sẽ được đâu thai nhưng đầu thai sớm hay muộn thôi, nếu sinh thời làm nhiều điều thiện thì sẽ đầu thai sớm, nếu làm nhiều điều ác thì đầu thai muộn Tuy nhiên, cũng có người chết không đi đầu thai với các trường hợp chết oan, chết bất đắc kỳ tử…những linh hồn này không chịu đầu thai trở thành linh hồn vất vưởng, hung dữ, quấy phá Người Khnmer rất sợ hồn ma hay vong hồn chết trẻ và để giải thoát cho những vong này, họ phải tiến hành các nghi lễ cúng cầu siêu, cúng giải oan, thậm chí là phép ếm trừ tà như treo khúc xương rồng cùng ít muối và ít gạo trước cửa không cho ma quỷ vào nhà phá phách Nếu làm không đúng mọi quy trình nghi lễ, người chết không những không tái sinh mà còn thành hồn ma

về gieo tai họa cho gia đình và dòng họ

Là tín đồ Phật giáo, người Khmer biết là khi chết họ không thể mang theo được bất cứ thứ gì chỉ duy nhất là lội lỗi và phước đức mà trong cuộc sống họ đã tạo,

họ tin rằng thế giới bên kia mà người chết sẽ đến cũng giống như thế giới của người sống, cũng là vùng sông nước như thế giới thực tại Họ cho rằng dù linh hồn có rời

xa thể xác nhưng cũng vẫn rất cần ăn uống, thể hiện qua việc dâng cúng thực phẩm

để người chết không bị đói, luôn ấm no ở thế giới bên kia Điều này cũng thể hiện nét tương đồng với tục thờ cúng ông bà, tổ tiên của người Kinh và người Hoa cùng cộng

cư trên địa bàn Người Khmer với niềm tin vào Phật giáo thì họ tin rằng thông qua lời kinh cầu siêu của các vị sư và việc thực hành tục hỏa thiêu thì linh hồn người thân của họ sẽ sớm quá vãng, có thể giảm bớt tội lỗi mà được lên cõi niết bàn hay sớm đầu thai kiếp khác

Trang 32

Qua đó, thấy được đời sống tâm linh phong phú của người Khmer, tin vào cái thiêng liêng, thanh khiết, các giá trị tinh thần bắt nguồn từ những cái thiêng liêng thanh khiết đó, thể hiện một giá trị vững chắc, trong mối quan hệ của con người trong dân tộc đã chỉ ra những biểu hiện trong hoạt động văn hóa tín ngưỡng tôn giáo của con người trong quá trình lịch sử, tồn tại lâu dài

1.1.3.4 Quan niệm về thế giới bên kia

Theo sử liệu thì văn hóa Ấn Độ đã du nhập vào đồng bằng sông Cửu Long gồm

có đạo Bàlamôn giáo và Phật giáo, thế giới quan phức tạp và hệ thống đẳng cấp chặt chẽ của đạo Bàlamôn giáo không phù hợp nên ngày càng xa dần trong đời sống cũng như tâm thức của người Khmer Tuy nhiên, Phật giáo Nam Tông đã ảnh hưởng mạnh

mẽ trong đời sống của người Khmer và ngày càng chiếm địa vị độc tôn trong xã hội nhanh chống trở thành tôn giáo chủ đạo chi phối thế giới quan, nhân sinh quan trong các nghi lễ và lối sống của người Khmer một cách sâu sắc, do ý thức hệ của Phật giáo thể hiện sự gần gũi, cảm thông, phù hợp với đặc trưng, tính cách dân tộc

Người Khmer quan niệm, thế giới bên kia là thế giới dành cho người chết, thế giới nằm ở hướng Tây vì theo quan niệm của người Khmer hướng Tây là hướng của sự chết của cõi âm Con người sau khi chết thì tùy vào nghiệp lúc sống ở trần gian tạo nên mà con người sau khi chết được lên cõi trời, niết bàn hay bị đài vào địa ngục, ngạ quỷ Với người Khmer thì cõi trời, cõi Niết bàn là một nơi không có sinh, lão, bệnh, tử, không có giàu, nghèo, đẹp, xấu, thể hiện một niềm tin thiêng liêng vào kiếp sau, tin vào quả báo, luân hồi và việc tái sinh vào kiếp sau nên người Khmer thường làm phước, cúng chùa xem đó như là một điều tất yếu trong cuộc sống Và làm phước cũng là một hình thức tích đức, cầu mong cho ông bà, cha mẹ quá cố được vãng sinh hạnh phúc ở kiếp sau

Người Khmer cho rằng chết không phải là chấm dứt mà khi chết đi linh hồn người đó vẫn tồn tại ở thế giới khác, chết là dứt nợ trần không còn chịu đựng những nỗi bi ai khổ hạnh, buồn phiền trên trần gian, chết là được về với đức Phật Thế nhưng

để về được với cõi Phật và siêu thoát, linh hồn phải được nghe kinh kệ hằng ngày,

Trang 33

phải làm phước 49 ngày, 100 ngày phải trải qua quá trình Điều đó cho thấy, Phật giáo Nam Tông đã chi phối toàn bộ thế giới quan, nhân sinh quan, nghi lễ và lối sống của người Khmer một cách sâu sắc Ở đây Phật giáo đã dung hòa những yếu tố văn hóa bản địa và tập quán của địa phương, thể hiện hài hòa giữa nghi lễ theo truyền thống dân tộc và nghi lễ của Phật giáo thể hiện rõ qua nghi lễ vòng đời của người Khmer trong đó có tang ma

Để tồn tại trước tự nhiên khắc nghiệt, con người phải hiểu biết và vận dụng đúng qui luật mới có thể chung sống hài hòa với vùng đất của mình Người Việt cũng như người Khmer “Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn đến tính ngưỡng đa thần” trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày [41, tr 242]

Vì thế giới bên kia không chỉ có người chết mà còn có thần thánh và ma quỷ, người Khmer phân biệt rõ giữa ma (Thmot) và quỷ (Bay sach) Ma gồm có hai loại

là ma dòng họ (là ma đã quá vãng chưa kịp đầu thai, ma này thường giúp đỡ người trong gia đình và dòng họ) và ma rừng (là ma sống trên các cây cổ thụ thường hay dọa người sống) Quỷ thì ác hơn mà và có hai loại: Một là “do con người tạo ra do phù phép để làm những việc ác hại người”[29, tr115] đây là sản phẩm mang yếu tố tâm linh mà con người tạo ra trong quá trình tu tập lâu dài với mục đích xấu, hại người Hai là những người chết bất đắc kỳ tử, chết yểu, chết trẻ, chết vì uất ức, tức giận, không đầu thai, có diện mạo rõ ràng và cùng tham gia các hoạt động của con người [33, tr 30] đây là những cô hồn vất vưởng, không có chỗ nương thân, không thể tái sinh kiếp khác Mỗi loại ma, quỷ có hình dạng riêng, khác nhau khi chúng xuất hiện, vì tế người ta gắn cho nó những cái tên gọi khác nhau để hình dung

Còn thần thánh, một sức mạnh rất lớn mà con người phải nể sợ, thần thánh được xem là thần hộ mệnh phù hộ cho cộng đồng, cho con người, … Tuy nhiên, quan

hệ giữa người và thần là quan hệ sinh cho, người Khmer sùng bái thần linh vì cuộc sống mưu sinh Đối với thần trong tự nhiên thì họ cầu xin được mùa, cầu nước, cầu nắng, nếu con người làm điều ác sẽ bị các thần trừng phạt, giáng tai họa cho cá nhân người làm ác hay cả cộng đồng, các vị thần thuộc loại thiên thần cũng trú ngụ trong

Trang 34

thế giới thực, đây là các vị thần có nguồn gốc từ tự nhiên Đối với Neakta và Arăk thì

họ cầu bảo hộ sức khỏe và an toàn Đối với ma quỷ thì họ cầu xin bình an không bị quấy phá, ám hại

1.1.3.5 Tang ma

Từ lúc sinh ra đến khi chết, đời người gắn liền với nhiều nghi lễ: thành sinh, thành niên, thành thân, thành nghiệp và cuối cùng là trở về với cát bụi Trong các nghi lễ trên, nghi lễ phức tạp và thiêng liêng nhất là lễ tiễn đưa con người về nơi an nghỉ cuối cùng Mỗi dân tộc có một văn hóa riêng nên quan niệm và cách thức mai táng người chết cũng không giống với các dân tộc khác Có nhiều các hình thức an

táng người chết như:

Tục Thiên táng (điểu táng) là hình thức mai táng nổi tiếng "rùng rợn" của người Tây Tạng, thay vì chôn cất người chết trong lòng đất, người Tây Tạng đưa thi thể lên núi làm mồi cho đàn kền kền đói Đa số người Tây Tạng theo Phật giáo Kim Cương thừa, họ tin rằng các linh hồn người chết đã rời khỏi cơ thể và cái xác còn lại chỉ là phần "con" Còn kền kền được tôn kính như linh vật thiêng liêng ở đây, người Tây Tạng tin rằng việc an táng người chết bằng cách nuôi kền kền cũng giống như đức Phật Tổ Như Lai lấy xác mình nuôi hổ dữ để khỏi hại các sinh linh khác trong thế giới Vì thế, thi thể người chết được chim ăn sẽ nhanh chóng lên thiên đàng Có hai hình thức thiên táng: Những người dân du mục và dân làng ở vùng hẻo lánh thường sử dụng thiên táng cơ bản Người chết đơn giản được mang lên núi để bọn kền kền tự tìm đến Cách thứ hai phức tạp và mang tính nghi thức hơn Các Lạt Ma

sẽ cầu nguyện cho người quá cố được đặt ở tư thế ngồi suốt 24 giờ Thi thể được cầu nguyện, tắm rửa sạch sẽ và bọc trong vải trắng Cuối cùng, người ta sẽ phá vỡ xương cột sống của cái xác để thuận tiện cho việc mang tới nơi an táng

Tục huyền táng treo quan tài trên núi là cách hiểu đơn giản của hình thức huyền táng, một trong những hình thức mai táng cổ xưa nhất ở Trung Quốc Huyền táng, trong đó chữ “huyền” có nghĩa là treo, tức là treo quan tài của người chết trên các vách núi dựng đứng cực kì nguy hiểm Người ta cho rằng vách núi hay hang động

Trang 35

trên cao là nơi yên tĩnh, thích hợp để linh hồn yên nghỉ Vì vậy, một số địa phương chỉ còn gọi nơi huyền táng là “tiên hàm”, “tiên thất”, “tiên đài” Người ta còn tin rằng, quan tài được huyền táng ở những nơi hiểm trở sẽ không bị ai phá hoại, không bị nước ngấm, không bị thối rữa, thi thể người chết sẽ được bảo lưu mãi mãi Cũng theo quan niệm của họ, vị trí càng cao càng được thể hiện sự tôn kính Đây là một hình thức mai táng đặc biệt của các dân tộc thiểu số Trung Quốc, bắt nguồn từ dân tộc Bo (cách nay khoảng 3.000 năm) Bên cạnh đó, huyền táng cũng là một nghi lễ chôn cất truyền thống của người dân tại vùng Philippines, Indonesia và có cả Việt Nam Theo quan niệm của người dân, những chiếc quan tài được treo trên những vách núi dựng đứng để người đã khuất có thể ở gần với Thượng đế và tổ tiên của mình hơn

Tục thủy táng hoặc hải táng là thả thi thể người đã mất xuống lòng sông, lòng biển, tục này có từ xa xưa với quan niệm nước là cội nguồn sinh mệnh của con người, nước gắn liền với thần linh, sự bất tử và hạnh phúc Tại Ấn Độ, đối với Bàlamôn giáo, sông Hằng là nơi lưu xuất các nhánh sông thiêng, là một vị nữ thần có khả năng tịnh hóa mọi sự ô nhiễm của đời sống trần tục và nó cũng được ví như một bà mẹ với thần lực diệu kỳ mà các bộ thánh kinh Vệ Đà hằng tôn vinh và ca ngợi, là nơi cầm giữ trái tim của Ấn Độ, nơi đã đón nhận bao triệu người tới bờ sông của mình kể từ thời bình minh của lịch sử Do đó, khi một người chết đi và được thả về với dòng nước mát thì thân thể sẽ hòa vào dòng nước thánh anh linh và được siêu thoát theo quan niệm của người Chăm theo đạo Hồi ở An Giang thì sau khi chết đều ước nguyện được thủy táng để thân thể được gửi vào dòng nước mát và tiêu tan, nếu được như vậy sẽ là cái chết thanh thản, mát mẻ

Tục thụ táng còn gọi là lộ thiên táng, là đem tro xương của người chết chôn dưới gốc cây hoặc rải lên một khoảnh đất nào đó rồi trồng lên chỗ ấy một cây làm kỷ niệm Thụ táng không có huyệt mộ, không có bia mộ, chỉ có một phiến đá đặt dưới gốc cây hay một miếng kim loại treo lên thân cây ghi họ tên, năm sinh, năm mất của người chết Hiện nay, thụ táng được xem là một trong những hình thức mai táng hiện đại nhất trên thế giới, người ta cho rằng thi thể người chết được phơi nắng dầm mưa

sẽ hóa thành những vì sao trên trời, soi sáng và dẫn đường cho con cháu Nếu trẻ con

Trang 36

chết, thi thể sẽ được bó lại bằng vỏ cây, treo lên cây vì người ta sợ rằng chôn trẻ con dưới đất, linh hồn của chúng sẽ không thoát ra được, ảnh hưởng xấu đến việc sinh nở

về sau Quan niệm của người Tây Tạng cho rằng, do trẻ sơ sinh vẫn chưa từng tiếp xúc với bất cứ việc thiện ác nào trên thế giới này nên mới có tư cách thụ táng, hy vọng kiếp sau chúng sẽ được trưởng thành khỏe mạnh như những thân cây rắn chắc

Tục thổ táng là hình thức mai táng phổ trong cộng đồng người Kinh và người Hoa, khi người chết sau khi làm các lễ thì thi thể được đưa vào quan tài, người thân trong nhà chuẩn bị huyệt để an táng khi xem được ngày giờ thì tiến hành an táng vào huyệt lấp đất, lập bia mộ cho người chết Thổ táng cũng là một hình thức mai táng chịu ảnh hưởng của nho giáo của Trung Quốc và Phật giáo phái Bắc Tông, cho rằng con người khi mất cần có thời gian để đầu thai chuyển kiếp nên thổ táng để linh hồn

co thời gian siêu thoát

Hỏa thiêu là hình thức mai táng phổ biến của người Khmer nói riêng và các dân tộc trên thế giới nói chung, trong thế giới tâm linh của người Khmer, chết là giai đoạn chuyển tiếp để đi sang một thế giới khác, con đường đi đến thế giới này luôn được hình dung là một con đường thật dài, nhiều khúc khuỷu và trải đầy cạm bẫy Gia đình, các chức sắc tôn giáo cùng như cộng đồng người Khmer luôn dành cho người chết những lễ nghi chu đáo để mong họ được tiếp đón ở thế giới bên kia

Người Khmer quan niệm rằng chết chưa phải là hết mà họ vẫn còn tiếp tục cuộc sống mới ở thế giới khác nhưng không bằng thể xác mà bằng chính linh hồn và

họ cho rằng linh hồn là bất diệt Vì thế, nghi lễ tiễn đưa người chết diễn ra khá phức tạp và người thân trong gia đình phải làm điều phước như cống hiến cho chùa và sư sãi Theo họ, có làm như thế thì những cái được cống hiến mới theo nhang khói và lời cầu kinh đến với ông bà, cha mẹ ở thế giới bên kia để họ cũng được sống có phúc trong thế giới ấy

Có hai hình thức tang ma phổ biến ở nguời Khmer là hỏa thiêu và thổ táng rồi lấy xương cốt lên thiêu, gọi là giã cốt, trong đó phổ biến nhất là hình thức hỏa thiêu

Trang 37

Đặc trưng tang lễ của người Khmer dù hỏa thiêu hay thổ táng đều gắn liền với ngôi chùa, vì họ quan niệm rằng “sống gửi của, chết gửi xương”

Vì thế, khi gia đình có người được biết chắc rằng sắp chết, người thân sẽ đặt người ấy nằm ở một buồng riêng có treo ảnh Đức Phật với ngụ ý hình ảnh đức Phật

sẽ mãi ngự trị trong cõi lòng người ấy và họ lập bàn thờ ngay đầu nằm người thân sắp chết Họ cũng mời sư sãi hay thầy cúng Acha Duki chuyên lo việc tang lễ đến để đọc kinh cho người đó được ra đi nhẹ nhàng, thanh thản Kinh được đọc là kinh Apithom (Kavôđa) và được lặp đi lặp lại nhiều lần với nội dung khái quát như sau: “Đời là bể khổ Nếu muốn tránh khỏi mọi khổ ải trong thế gian, phải tu tập theo pháp tịch diệt,

vô úy, quyết chí đoạn từ mọi cái duyên do, trong lòng giữ gìn mọi lối chánh đạo, chớ vương dính cảnh trần, đừng ham nhiễm sự tục, thâm tâm thanh tịch, thì chứng được quả niết bàn, thật là sung sướng.”[11 ]

Tục này gắn với một số sự tích trong kinh điển Phật giáo nhưng có lẽ nó bắt nguồn từ sự tích như sau: Xưa kia, Pras Sêrây-roth có 500 đệ tử và 500 người này lúc còn sống làm nhiều điều thất đức, sau khi chết đi, họ đồng loạt đầu thai thành 500 con dơi cùng sống nơi hang động ở một vùng núi Sau đấy, Pras Chetha-puth có đến hang động này ngồi đọc kinh Apithom, 500 con dơi đều treo mình chăm chú lắng nghe rồi một lần hang cháy, 500 con dơi đều bị thiêu chết Khi ấy, bên tai chúng vẫn còn văng vẳng tiếng kinh Apithom cho nên khi chết đi, chúng được đầu thai trở lại làm người và những con người này đã biết sống nhân từ, có đức hạnh và giúp đỡ mọi người Người Khmer còn quan niệm rằng người nào không được nghe đọc kinh trước khi chết là người vô phước

Trở lại với ông Acha Duki, ông này sẽ kiểm tra và xác định kỹ càng sau khi người sắp chết đã ra đi thanh thản Sau đó, Acha Duki sẽ thắp Teankal, cái bình đựng nước hương Tukop có 2 thanh tre gác chéo trên miệng để gắn 4 cây đèn cầy đặt bên phải thi hài, Teankal chính thân nó cũng mang một ý nghĩa riêng, đó là: cái bình tượng trưng cho cuộc đời con người lúc chìm lúc nổi, 4 cây đèn cầy tượng trưng cho “tứ đại” đất, nước, gió, lửa Song song đó, người ta còn đặt xung quanh theo 4 hướng

Trang 38

Đông – Tây – Nam – Bắc của thi hài, cái Sa La Tho để cắm bông vạn thọ, chuẩn bị nhang đèn, trầu cau, 4 cái cờ hồn hay còn gọi là cờ cá sấu, cờ rồng được kết từ nhiều mảnh vải màu trắng (vì dùng trong tang lễ), mang hình dáng như con cá sấu Xong,

họ mới đánh trống báo cho mọi người trong phum sóc biết

Lúc bấy giờ, Acha Duki đặt vào miệng thi hài một đồng bạc trắng với quan niệm người chết có tiền ăn đường Sau đó, người ta dùng nước hương Tukop lau thi hài người chết, mặc quần áo mới cho người đó Họ làm như vậy với quan niệm người chết được sạch sẽ và rửa hết tội lỗi Xong, tử thi được đặt nằm trong tư thế tay chân duỗi thẳng và được phủ kín bằng một tấm vải trắng Muốn quấn xác lâu ngày phải quấn thêm một lớp vải dầu, tiếp đó lấy chỉ buộc 5 nút trên xác (ở cổ, đầu cánh tay, ngang cổ tay, ngang đầu gối, ngang cổ chân) tượng trưng cho cha mẹ, vợ hay chồng, con và của cải rồi lấy chăn đắp kín lại Người ta đặt lên bụng người chết 1 nải chuối sống, trên ngực 3 lá trầu có ghim 3 cây nhang hướng về phía đầu thi hài với ngụ ý người chết đi luôn mang hình ảnh Đức Phật trong tim để linh hồn người quá cố mang

về thế giới bên kia, thực hiện lễ cúng chosiamôm chetday – là ngọn bảo tháp đựng hài cốt Đức Phật ở trên trời Ở phía trên đầu tử thi có đặt một cái Tean T’Bôn đựng vật trả lễ cho Acha Duki gồm: 6 lít gạo, 1 nải chuối chín, 1 con gà đã được luộc chín,

1 trái dừa khô bỏ vỏ, 1 chai rượu, 1 cái Sla Chôm, 1 nồi đất, 1 con dao nhỏ, 4 chén

ăn cơm, 4 đôi đũa, 1 đèn cốc cùng với 1 chén AngkoKôl có đựng gạo, tiền và 1 cặp đèn cầy, khoảng nửa ngày, người ta bắt đầu tiến hành lễ vẩy nước cầu siêu Trước khi liệm xác vào quan tài, gia chủ mời 2 ông Sư đến vẩy nước hương khắp nhà để rửa trôi đi những điều không may và cầu siêu cho người chết, rồi liệm xác vào quan tài Khi đã đóng nắp quan lại, người ta vẫn bày các vật cúng y như khi đặt trên thi hài, ngoài ra, 3 cây đèn cầy to cũng được thắp ở các vị trí trên 2 đầu và chính giữa nắp quan tài tượng trưng cho Phật, giáo lý của Đức Phật và các sư sãi, dưới quan tài còn được đốt lửa hương hay nhang thơm Tối đó, Acha Duki và các ông Acha Pluk giúp việc đọc kinh Vibasana kamathan đưa dẫn linh hồn người chết về cõi Phật

Sau khi đã chọn ngày giờ tốt, người ta tiến hành lễ tiễn đưa linh cửu, hoả thiêu có thể được xem là một mỹ tục của cộng đồng người Khmer, nói đến nghi lễ

Trang 39

hoả thiêu thì ta cần đề cập đến khía cạnh về tín ngưỡng tôn giáo Tuyệt đại đa số người dân Khmer đều theo Phật giáo, Phái Tiểu Thừa Nam Tông nên trong đời sống tâm linh của họ luôn là một cõi đi về Vì thế, khi chết đi, người ta sẽ được mang đi hoả thiêu để nhanh được trở về với trời đất, với vũ trụ nơi vạn vật khởi nguồn Đến nơi hoả thiêu, một ông sư đọc kinh cầu siêu và Acha Duki đọc kinh tiễn biệt người chết rồi mở phần che mặt người quá cố cho con cháu nhìn lần cuối Xong, quan tài đuợc đưa vào lò thiêu, khi lửa cháy đỏ rực cũng là lúc ông sư làm lễ xuống tóc, phát

cà sa cho con hoặc cháu trai nào muốn tu báo hiếu cho người thân đã khuất và chỉ được tu ở bậc Sa Di Khi xác đã cháy hết, Acha Duki đánh tiếng cồng và họ sẽ tưới nước lên đống than cho nguội để con cháu có thể đến nhặt xương bỏ vào mâm có lót vải trắng rồi đội mang về nhà Tối đến, các sư tiếp tục tụng kinh cầu siêu cho người quá cố và cầu phúc cho gia đình người chết Buổi sáng, gia chủ sẽ dâng cơm cho các

sư và dâng một số đồ cúng, áo cà sa, chiếu, mền, mùng, chén, đũa,…với quan niệm những thứ ấy sẽ dành cho người thân quá cố của học đang sống ở thế giới bên kia thông qua các sư sãi Thế là tang lễ kết thúc

Đóng vai trò quan trọng và thực hiện các nghi lễ trong đám tang là các vị sư sãi và Acha Trong tang lễ, các vị sư là người đại diện cho Phật pháp, là những người được tin là có năng lực, khả năng dẫn dắt linh hồn đi theo con đường thiện, có trách nhiệm cầu siêu để vong linh người chết sớm được siêu thoát, thông qua các sư sãi, các phẩm vật mà gia đình dâng cúng cho người chết sẽ nương theo khói nhang và lời kinh mà đến với người đã chết Chính vì vậy mà trong tang ma, sự hiện diện của các

vị sư sãi là hết sức quan trọng, khi đã vào đến chùa, người chết của gia đình giàu có, quan lại cũng bình đẳng như người chết vô gia cư, cũng được nhà sư, được nhà chùa làm lễ như nhau

Các trường hợp chết do tai nạn, chết trong khi mang thai, chết do tự tử, chết khi còn trẻ được cho là chết không bình thường và tùy từng trường hợp mà người Khmer có cách ứng xử riêng, cách cúng riêng trước khi đưa vào lò hoả thiêu Nhưng nhìn chung, đám tang được tổ chức hết sức đơn giản, người Khmer bình dân, với niềm tin về ma quỷ, cho rằng những người chết oan ức như thế này, linh hồn không

Trang 40

siêu thoát, không chịu đi đầu thai, thường trở thành ma, quỷ để về chọc phá hoặc trả thù người sống Chính vì thế mà họ rất sợ những người chết không bình thường và khi có dịp đi ngang qua mộ những người này, họ hay thắp nhang để cầu mong các ma quỷ đó đừng hiện về nhát họ và con cháu họ

Đám tang của các vị sư sãi: Là những người được kính trọng trong cộng đồng nên đám tang của sư sãi được tổ chức quy mô và trọng thể hơn đám tang của người thường dân dù giống nhau về mặt trình tự cũng như các lễ thức Nếu người qua đời

là sư trụ trì hoặc vị sư có chức sắc, có tiếng tăm, đám tang của họ được tổ chức trọng thể, linh đình và quy tụ đông đảo sư sãi không chỉ trong khu vực mà cả những tỉnh lân cận

Là cư dân nông nghiệp nên phong tục tang ma của người Khmer cũng thấm nhuần tinh thần âm dương ngũ hành của phương Nam Cờ tang và chỉ buộc cho người chết có màu trắng, đồng thời trong triết lý âm dương, âm ứng với số chẵn, nên mọi thứ làm cho người chết đều thuộc số chẵn Họ cho rằng số lẻ là số của ma, là số lửa nên dễ xảy ra xung đột Chính vì thế mà trong tang lễ và cả trong hôn lễ, người Khmer

kỵ ngày lẻ Các lễ vật đặt trong thúng cũng được sắp xếp theo số chẵn Hướng Tây được cho là hướng của người chết, khi người chết vẫn được để trong nhà, đầu họ vẫn được đặt quay về hướng Đông, bởi họ tin rằng lúc đó người thân mình vẫn còn đâu

đó, chưa thực sự mất đi, chỉ khi mang đi chôn hoặc mang đi thiêu, thì đầu người chết mới được đặt theo hướng Tây Điều này khẳng định một lần nữa rằng, người đó đã thực sự bắt đầu cuộc hành trình về thế giới bên kia, không còn cơ hội quay trở lại hướng Đông, hướng của người sống được nữa Việc rước ba vòng ngược chiều kim đồng hồ quanh chính điện hoặc quanh lò thiêu trong nghi lễ hỏa thiêu hay trong lễ giã cốt cũng là chuyển động từ Đông sang Tây, từ dương sang âm, để được đầu thai và tái sinh

Ảnh hưởng bởi tôn giáo, người Khmer tin rằng tứ đại gồm có đất, nước, gió

và lửa đã tạo thành mọi thứ trên thế gian này, kể cả con người Trong tứ đại, yếu tố nước là yếu tố rất quan trọng đối với đời sống của người dân Khmer và để lại dấu ấn

Ngày đăng: 04/05/2017, 10:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Đào Duy Anh (1960), Từ điển Hán - Việt, Nxb Khai Trí, Sài gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán - Việt
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Khai Trí
Năm: 1960
[2]. Phan An (2001), Dân Tộc Khmer Nam Bộ, Nxb. Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân Tộc Khmer Nam Bộ
Tác giả: Phan An
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
[3]. Nguyễn Chí Bền (1992), Lễ hội và nguồn truyện dân gian dân gian của người Khmer ở Nam Bộ.Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội và nguồn truyện dân gian dân gian của người Khmer ở Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Chí Bền
Năm: 1992
[7]. Phan Kế Bính (1973), Việt Nam phong tục, (Trích trong Đông Dương tạp chí từ số 24 đến 49 (1913 – 1914)), Sài Gòn, Khai Trí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Năm: 1973
[8]. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2000), Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Công sản Việt nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Công sản Việt nam
Tác giả: Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
[9]. Bộ Y tế (2006), Sức khỏe môi trường, NXB Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức khỏe môi trường
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2006
[11]. Trần Văn Bổn (2002), Phong tục và Nghi lễ vòng đời người Khmer Nam bộ, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục và Nghi lễ vòng đời người Khmer Nam bộ
Tác giả: Trần Văn Bổn
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
[12]. Lê Ngọc Canh (1999), Văn hóa dân gian – những thành tố, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Trường Cao đẳng văn hóa Tp.HCM, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian – những thành tố
Tác giả: Lê Ngọc Canh
Nhà XB: Nxb. Văn hóa – Thông tin
Năm: 1999
[13]. Nguyễn Khắc Cảnh (1998), Phum Sóc Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Nxb. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phum Sóc Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Tác giả: Nguyễn Khắc Cảnh
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1998
[15]. Nguyễn Mạnh Cường (2002), Vài nét về người Khmer Nam Bộ, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về người Khmer Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường
Nhà XB: Nxb.Khoa học xã hội
Năm: 2002
[16]. Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc, Tôn giáo – Tín ngưỡng của các cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, NXB Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôn giáo – Tín ngưỡng của các cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nhà XB: NXB Phương Đông
[17]. Nguyễn Văn Dân (2003), Lý luận văn học so sánh, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
[18]. Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tâm linh
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2002
[19]. Phạm Đức Dương (2007), Bức Tranh Ngôn ngữ - Văn hóa tộc người ở Việt Nam và ông Nam Á, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bức Tranh Ngôn ngữ - Văn hóa tộc người ở Việt Nam và ông Nam Á
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
[20]. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Nhân học (2013), Nhân học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân học đại cương
Tác giả: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Nhân học
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2013
[21]. GS. TSKH Vũ Minh Giang (Chủ biên) (2008) “Lược sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam”, Nxb. Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Lược sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Thế giới
[23]. Hoàng Quốc Hải (2001), Văn hóa phong tục, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa phong tục
Tác giả: Hoàng Quốc Hải
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2001
[24]. Phạm Thị Phương Hạnh (2011), Văn hóa Khmer Nam bộ nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Khmer Nam bộ nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Phương Hạnh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật
Năm: 2011
[26]. Nguyễn Hữu Hiếu (2004), Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam bộ, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam bộ
Tác giả: Nguyễn Hữu Hiếu
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2004
[28]. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh (2005), Tôn giáo lý luận xưa và nay, Nxb Tổng hợp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôn giáo lý luận xưa và nay
Tác giả: Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh
Nhà XB: Nxb Tổng hợp
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w