1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tổng hợp ngắn gọn lý thuyết hóa THPT 10-11-12

146 871 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 11,24 MB

Nội dung

Gv: Hà Thành Trung Z: số hiệu nguyên tử A: số khối X: ký hiệu tên nguyên tử IV.Đồng vị: - Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng số proton, khác nhau số not

Trang 1

Bài 1: HÓA ĐẠI CƯƠNG

A CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

I Thành phần nguyên tử:

-Nguyên tử là hạt trung hòa về điện có cấu tạo 2 phần:

+ Nhân nguyên tử: proton (P) mang điện dương , notron (N) không mang điện

+ Vỏ nguyên tử: các electron (e) mang điện âm

- Khối lượng nguyên tử chính là khối lượng hạt nhân (khối lượng các hạt proton và notron)

Cấu tạo nguyên tử

Khối lượng 9,1.10-31 (kg) 1,6727.10-27(kg) 1,6748.10-27(kg)

- Số Avorgaro là số nguyên tử hay phân tử có trong 1 mol chất, bằng 6,023.10 23

- Đơn vị Cacbon (đơn vị khối lượng nguyên tử), ký hiệu u bằng 1

12khối lượng Cacbon

27

1u 1, 6605.10 kg

II.Hạt nhân nguyên tử:

- Ký hiệu Z cho biết:

+Số proton

+Số electron

+Điện tích hạt nhân là Z+

+Số đơn vị điện tích hạt nhân Z

+Số hiệu nguyên tử Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số proton = Số electron

Trang 2

Gv: Hà Thành Trung

Z: số hiệu nguyên tử A: số khối

X: ký hiệu tên nguyên tử

IV.Đồng vị:

- Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng số proton, khác nhau

số notron, do đó khác nhau số khối A

- Các đồng vị có electron bằng nhau nên tính chất hóa học giống nhau

- Các đồng vị có notron khác nên khối lượng khác nên tính chất vật lý khác

Nguyên tử khối trung bình:

a Định nghĩa: Obitan nguyên tử: là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó khả

năng có mặt electron là lớn nhất (khu vực có mật độ đám mây electron lớn nhất)

b Số và dạng obitan: phụ thuộc đặc điểm mỗi phân lớp electron

Phân lớp s có 1 obitan dạng hình cầu

Phân lớp p có 3 obitan dạng hình số 8 nổi

Phân lớp d có 5 obitan, phân lớp f có 7 obitan Obitan d và f có dạng phức tạp hơn

Mỗi obitan chỉ chứa tối đa 2 electron có spin(chiều) ngược nhau Mỗi obitan được ký hiệu bằng

1 ô vuông , (còn gọi là ô lượng tử), trong đó nếu chỉ có 1 electron ta gọi đó là electron độc thân, nếu đủ 2 electron ta gọi các electron đã ghép đôi Obitan không có electron gọi là

obitan trống

A

Trang 3

 Các electron có năng lượng bằng nhau

 Ký hiệu của phân lớp s, p, d, f,…………

VI Cấu hình electron

1 Các nguyên lý và quy tắc phân bố electron

Trang 4

-Cấu hình e theo mức năng lượng: 1s2 2s2 2p6 3s1

-Sự phân bố e vào các obitan:

*35Br

-Cấu hình e theo mức năng lượng: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p5

-Cấu hình e (theo thứ tự lớp): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5

Trang 5

 Nguyên tử có 1, 2, 3e lớp ngoài cùng là kim loại

 Nguyên tử có 5, 6, 7e lớp ngoài cùng là phi kim

 Nguyên tử có 4e lớp ngoài cùng là kim loại hoặc phi kim

 Nguyên tử có 8e lớp ngoài cùng là khí hiếm

- Số Avorgaro là số nguyên tử hay phân tử có trong 1 mol chất, bằng 6,023.10 23

- Đơn vị Cacbon (đơn vị khối lượng nguyên tử), ký hiệu u bằng 1

12khối lượng Cacbon

VII Phản ứng hạt nhân:

Trang 6

VIII Năng lượng ion hoá, ái lực với electron, độ âm điện

1) Năng lượng ion hoá (I)

Năng lượng ion hoá là năng lượng cần tiêu thụ để tách 1e ra khỏi nguyên tử và biến nguyên tử thành ion dương Nguyên tử càng dễ nhường e (tính kim loại càng mạnh) thì I có trị số càng nhỏ

2) Ái lực với electron (E)

Ái lực với electron là năng lượng giải phóng khi kết hợp 1e vào nguyên tử, biến nguyên tử thành ion âm Nguyên tử có khả năng thu e càng mạnh (tính phi kim càng mạnh) thì E có trị số càng lớn

3) Độ âm điện ():

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút cặp electron liên kết của một nguyên tử trong phân tử

Độ âm điện được tính từ I và E theo công thức:

 Nguyên tố có  càng lớn thì nguyên tử của nó có khả năng hút cặp e liên kết càng mạnh

 Độ âm điện  thường dùng để tiên đoán mức độ phân cực của liên kết và xét các hiệu ứng dịch chuyển electron trong phân tử

 Nếu hai nguyên tử có  bằng nhau sẽ tạo thành liên kết cộng hoá trị thuần tuý

Nếu độ âm điện khác nhau nhiều (> 1,7) sẽ tạo thành liên kết ion

Nếu độ âm điện khác nhau không nhiều (0 << 1,7) sẽ tạo thành liên kết cộng hoá trị có cực

Vậy X là C

Trang 7

B HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I Định luật tuần hoàn:

Tính chất của các nguyên tố cũng như thành phần, tính chất của các đơn chất và hợp chất của chúng biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân

II Bảng hệ thống tuần hoàn

Người ta sắp xếp 109 nguyên tố hoá học (đã tìm được) theo chiều tăng dần của điện tích hạt

nhân Z thành một bảng gọi là bảng hệ thống tuần hoàn

Có 2 dạng bảng thường gặp

1 Dạng bảng dài:

Có 7 chu kỳ (mỗi chu kỳ là 1 hàng), 16 nhóm Các nhóm được chia thành 2 loại: Nhóm A (gồm

các nguyên tố s và p) và nhóm B (gồm những nguyên tố d và f) Những nguyên tố ở nhóm B đều

là kim loại

2 Dạng bảng ngắn:

Có 7 chu kỳ (chu kỳ 1, 2, 3 có 1 hàng, chu kỳ 4, 5, 6 có 2 hàng, chu kỳ 7 đang xây dựng mới có

1 hàng); 8 nhóm Mỗi nhóm có 2 phân nhóm: Phân nhóm chính (gồm các nguyên tố s và p - ứng với nhóm A trong bảng dài) và phân nhóm phụ (gồm các nguyên tố d và f - ứng với nhóm B trong bảng dài) Hai họ nguyên tố f (họ lantan và họ actini) được xếp thành 2 hàng riêng

Trong chương trình PTTH và trong cuốn sách này sử dụng dạng bảng ngắn

III Chu kỳ

Chu kỳ gồm những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron

Mỗi chu kỳ đều mở đầu bằng kim loại kiềm, kết thúc bằng khí hiếm

Trong một chu kỳ, đi từ trái sang phải theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần

- Số electron ở lớp ngoài cùng tăng dần

- Lực hút giữa hạt nhân và electron hoá trị ở lớp ngoài cùng tăng dần, làm bán kính nguyên tử giảm dần Do đó:

+ Độ âm điện χ của các nguyên tố tăng dần

+ Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần

+ Tính bazơ của các oxit, hiđroxit giảm dần, tính axit của chúng tăng dần

- Hoá trị cao nhất đối với oxi tăng từ I đến VII Hoá trị đối với hiđro giảm từ IV (nhóm IV) đến I (nhóm VII)

Trang 8

+ Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần

+ Tính bazơ của các oxit, hiđroxit tăng dần, tính axit của chúng giảm dần

- Hoá trị cao nhất với oxi (hoá trị dương) của các nguyên tố bằng số thứ tự của nhóm chứa nguyên tố đó

Hợp chất oxi cao nhất R2O RO R2O3 RO2 R2O5 RO3 R2O7

C LIÊN KẾT HÓA HỌC

I Liên kết ion:

1.Định nghĩa: được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu

2 Đặc điểm: thường tạo bởi kl điển hình và phi kim điển hình ( > 1,7 ) : NaCl, KF

3 Hợp chất ion:

-Chất rắn, dạng tinh thể, nhiệt độ nóng chảy cao

-Đa số tan trong nước, khó tan trong dung môi hữu cơ ít phân cực

-Dẫn điện ở trạng thái nóng chảy và dung dịch

II Liên kết cộng hóa trị:

1 Định nghĩa: được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung

Trang 9

3.Hợp chất cộng hóa trị:

-Chất khí, lỏng hoặc rắn, nhiệt độ nóng chảy thấp, dễ thăng hoa (với chất rắn)

-Đa số không tan trong nước (trừ khi có thể tạo liên kết hidro), tan dễ trong dung môi hữu cơ -Không dẫn điện khi nóng chảy hoặc hòa tan

III Liên kết cho nhận:

1 Định nghĩa: Là liên kết cộng hóa trị đặc biệt trong đó cặp electron chung chỉ do một nguyên

tử góp

2 Đặc điểm:

-Nguyên tử cho: đã đạt cơ cấu bền mà vẫn còn dư 1 đôi điện tử

-Nguyên tử nhận: chỉ đạt cơ cấu bền khi có thêm 2 điện tử

3 Kết quả

-Tạo thành hợp chất phối trí

-Nhiều hợp chất chứa cùng 1 nguyên tố với hóa trị khác nhau

IV Liên kết kim loại:

1 Định nghĩa: là liên kết được hình thành giữa cation, nguyên tử và các electron tự do

2 Mạng tinh thể kim loại:

a Lập phương tâm khối

b Lập phương tâm diện

c Lục phương

V Liên kết hidro:

1 Định nghĩa:

Liên kết hiđro là một loại liên kết hóa học yếu, được thực hiện giữa hiđro linh động [H linh

động là H có mang một phần điện tích dương, H này được liên kết cộng hóa trị phân cực (có

Trang 10

Gv: Hà Thành Trung cực) với một nguyên tố có độ âm điện lớn gồm O, N, F ] với một nguồn giàu điện tử (cũng thường là các nguyên tố có độ âm điện lớn gồm O, N, F)

Liên kết hiđro được biểu diễn như sau: A < H B

Trong đó:

A < H: liên kết cộng hóa trị phân cực giữa H với nguyên tố có độ âm điện lớn A

H B: (B là O, N, F): Đôi điện tử góp chung bị kéo về phía A có độ âm điện lớn hơn so với H

liên kết hiđro giữa H với nguồn giàu điện tử B (B cũng thường là các nguyên tố

có độ âm điện lớn gồm O, N, F hay nguồn điện π, nhân thơm)

(H có độ âm điện 2,20 Còn O có độ âm điện 3,44 ; N có độ âm điện 3,04 ; F có độ âm điện

3,98)

2 Kết quả:

-Làm nhiệt độ sôi của chất cao bất thường

-Làm tăng khả năng hòa tan với dung môi

- Giải thích tính tan và nhiệt độ sôi của các hợp chất có liên kết hidro

3 Đặc điểm:

Bản chất của liên kết hiđro là do lực hút tĩnh điện giữa H linh động có mang một phần điện tích

dương với nguồn giàu điện tử B có mang một phần điện tích âm Do đó yếu tố nào làm cho H càng linh động, tức H càng mang nhiều điện tích dương, và nguồn giàu điện tử B càng giàu điện

tử, tức B càng mang nhiều điện tích âm, thì liên kết hiđro giữa H và B càng mạnh

Chỉ những phân tử nào chứa H linh động, tức có chứa nhóm −O−H, −N−H, F−H, mới tạo được liên kết hiđro giữa các phân tử của chúng với nhau

VD: Nước (H-OH), Rượu đơn chức (R-OH), Rượu đa chức (R(OH)n), Phenol (Ar-OH), Axit hữu cơ (R-COOH ), Amoniac (NH3), Amin bậc 1 (R-NH2), Amin bậc 2 (R-NH-R’), Amino axit (H2N-R-COOH) tạo được liên kết H giữa các phân tử với nhau

- Hai hợp chất cộng hóa trị có khối lượng phân tử xấp xỉ nhau, hợp chất nào tạo được liên kết hiđro giữa các phân tử với nhau thì sẽ có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao hơn (do phải cần

Trang 11

cung cấp thêm năng lượng nhiệt để phá vỡ liên kết hiđro, sau đó phần năng lượng còn dư mới cung cấp cho động năng để các phân tử bay hơi)

VI Liên kết xích-ma (σ)

-Là liên kết cộng hóa trị, do sự xen phủ theo hướng đồng trục giữa 2 obitan

-Bền

Trang 12

Với phản ứng: mA + nB pC + qD

Biểu thức vận tốc: V = k.[A]m.[B]n =

k: hệ số tỉ lệ (hằng số vận tốc) [A], [B]: nồng độ mol/l của A, B

Thí dụ: Br2 + HCOOH 2HBr + CO2

Lúc đầu nồng độ Br2 là 0,0120 mol/l, sau 50 giây nồng độ là 0,0101 mol/l

Vậy tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 50 giây tính theo Br2 là:

2 Cân bằng hóa học trong phản ứng thuận nghịch:

a Định nghĩa: Là trạng thái của phản ứng thuận nghịch mà tại đó vận tốc phản ứng thuận bằng

vận tốc phản ứng nghịch (cân bằng động)

b Nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier

Cân bằng của phản ứng thuận nghịch sẽ chuyển dời theo chiều chống lại sự thay đổi các điều kiện bên ngoài (về nồng độ, nhiệt độ, áp suất)

Thay đổi : Chiều chuyển dời

Trang 13

Nồng độ: Tăng – Giảm ; Giảm – Tăng

Áp suất: Tăng – Giảm số phân tử khí ; Giảm – Tăng số phân tử khí

Nhiệt độ: Tăng – Giảm nhiệt (thu nhiệt) ; Giảm – Tăng nhiệt (tỏa nhiệt)

Là quá trình phân ly các chất trong nước hoặc nóng chảy toàn ion ( ion dương ,ion âm)

Sự điện ly được biểu diễn bằng phương trình điện ly

II.PHÂN LOẠI CÁC CHẤT ĐIỆN LY

a Chất điện li mạnh : là chất khi tan trong nước ,các phân tử đều phân li ra ion

b Chất điện li yếu : là chất khi tan trong nước, chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra

ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch

Trang 14

Gv: Hà Thành Trung

III.AXIT- BAZO- MUỐI

1.Axit –bazo theo Arenius:

a Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+

4.Hidroxit lưỡng tính : là những chất khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa

có thể phân li như bazo

Vd: Al(OH)3/ HAlO2.H2O; Zn(OH)2/ H2ZnO2…

5.Axit- bazo theo Brontstet

a Axit là chất nhường proton (H+): NH4+, H2O, Fe3+…

b Bazo là chất nhận proton: NH3, H2O, HCO3

Trang 15

[H + ].[OH - ]=10 -14 tích số ion của nước

pH + pOH = 14 pH = -lg [H+] pOH = -log[OH-]

 pH < 7 : môi trường axit

 pH = 7 : môi trường trung tính

 pH > 7 : môi trương Bazơ

PHENOLPHTALEIN KHÔNG MÀU KHÔNG MÀU HỒNG

Chú ý: có thể trộn một số chất chỉ thị có khoảng pH đổi màu kế tiếp nhau, ta được hỗn hợp chất chỉ thị-bazo vạn năng

V Phản ứng trao đổi trong dung dịch:

1 Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các

ion kết hợp với nhau tao ra ít nhất một trong các chất: kết tủa, điện li yếu, chất khí

 pt ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong các dd chất điện li

 Trong pt ion rút gọn: loại bỏ những ion không tham gia phản ứng, còn những chất kết tủa, điện li yếu, chất khí được giữ nguyên dưới dạng phân tử

Trang 16

Gv: Hà Thành Trung

2 Ví dụ:

a Phản ứng tạo thành chất kết tủa

Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4↓

Pt ion thu gọn :Ba2+ + SO42- → BaSO4↓

b Phản ứng tạo thành chất điện ly yếu :

NaOH + HCl → NaCl ++ H2O

PT ion thu gọn : H+ + OH- → H2O

c Phản ứng tạo thành ion phức :

AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)]2Cl

d.Phản ứng tạo thành axit yếu :

Phương trình phân tử: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑

Phương trình ion đầy đủ: 2Na+ + CO 3 2- + 2H + + 2Cl- → 2Na+ + 2Cl- + H 2 O + CO 2 ↑

Phương trình ion rút gọn: CO 3 2- + 2H + → H 2 O + CO 2 ↑

Lưu ý :

Tính tan của một số muối:

+ Tất cả các muối nitrat (NO 3 - ) đều tan: ví dụ NaNO3, Ca(NO3)2, Cu(NO3)2………

+ Hầu hết các muối clorua(Cl - ) đều tan trừ AgCl, PbCl2

+ Hầu hết các muối sunfat(SO 4 2- ) đều tan trừ BaSO4, CaSO4,PbSO4

+ Hầu hết các muối sunfua(S 2 -) đều không tan trừ các muối sunfua của kim loại Kiềm: Na2S,

K2S, Li2S và( NH4)2S

+ Hầu hết các muối cacbonat (CO 3 2- ) đều không tan trừ các muối cacbonat của kim loại Kiềm:

Na2CO3, Li2CO3, K2CO3 và (NH4)2CO3

+ Hầu hết các muối Photphat (PO43-)và hidrophotphat(HPO42-) đều không tan trừ muối Photphat

và hidrophotphat của kim loại Kiềm (Na, K) và NH4+ Li 3 PO 4 không tan

Tính tan của các Bazơ:

Bazo tan gồm: LiOH NaOH, KOH, Ba(OH) 2 Ca(OH) 2

Bazo không tan gồm : Fe(OH) 3 màu nâu đỏ, Cu(OH) 2 màu xanh lam, Fe(OH) 2 có màu trắng xanh

Trang 17

VI.KHÁI NIỆM SỰ THỦY PHÂN CỦA MUỐI

Phản ứng trao đổi ion giữa các dd muối hòa tan và nước làm cho pH biến đổi gọi là phản ứng thủy phân của muối

Điều kiện thủy phân của muối :

1.Muối tạo bởi gôc bazo mạnh và gốc axit yếu : khi tan, gốc axit yếu bị thủy phân, dd có môi trường kiềm (pH > 7): Na2CO3, K2S…

2.Muối tạo bởi gốc bazo yếu và gốc axit mạnh : khi tan ,gốc bazo yếu bị thủy phân ,dd có tính axit (pH<7): Al2(SO4)3,NH4Cl, (NH4)2SO4 …

3.Muối tạo bởi gốc axit mạnh và bazo mạnh : không bị thủy phân ,môi trường trung tính: NaCl, BaCl2… trừ NaHSO4 thủy phân cho môi trường axit

Trang 18

Gv: Hà Thành Trung

Bài 2: HALOGEN VÀ HỢP CHẤT

A X2

I Đặc điểm cấu tạo

-Nguyên tử có 7e lớp ngoài cùng ns2np5, bán kính nguyên tử nhỏ và tăng dần , độ âm điện lớn,

dễ nhận e, có tính oxi hóa mạnh, là phi kim điển hình, nhóm VII.A

-Ion X- có mức oxi hóa thấp nhất nên chỉ thể hiện tính khử Từ F đến I tính oxi hóa giảm dần, tính khử của ion X- tăng dần

Vàng lục Mùi xốc, độc

Số oxi hóa trong hợp chất -1 -1, +1, +3, +5, +7 -1, +1, +3, +5, +7 -1, +1, +3, +5, +7

Nhận xét: trạng thái tập hợp: tăng dần; màu sắc đậm dần, tnc/ ts tăng dần

III Hóa tính: Nhận xét: Có tính oxi hóa mạnh

1 Tác dụng với Kim loại:

Trang 19

F2 phân hùy nước: 2F2 + 2H2O → 4HF + O2

Cl2, Br2, I2 tác dụng với nước theo thứ tự giảm dần:

Cl2 + H2O HCl + HClO

2HClO → 2HCl + O2

5 Tác dụng với bazo:

F2 phân hủy nước nên không tác dung trực tiếp với dd bazo

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Trang 21

2 Br 2: oxi hóa Br- bằng MnO 2 trong môi trường axít

MnO2 + 2KBr + 2H2SO4 → MnSO4 + K2SO4 + Br2 + 2H2O

MnO2 + 4HBr → MnBr2 + Br2 + 2H2O

H2SO4 đ + 2HBr → SO2 + Br2 + 2H2O

2NaBr + 2H2SO4 đ → Na2SO4 + Br2 + SO2 + 2H2O

3 I 2: oxi hóa I- bằng MnO 2 trong môi trường axít

MnO2 + 2KI + 2H2SO4 → MnSO4 + K2SO4 + I2 + 2H2O

2FeCl3 + 2HI → 2FeCl2 + 2HCl + I2

I Hidro halogenua HX: không thể hiện tính axit

HF: chất lỏng, xốc, rất độc, tan nhiều torng nước, làm phỏng nặng

HCl :khí không màu, mùi xốc, độc, tan nhiều trong nước

HBr: khí không màu, mùi khó thở, bốc khói trong không khí ẩm, dễ tan trong nước

HI: Khí không màu, kém bền với nhiệt:

4HI + O2 → 2I2 + 2H2O 2HI → H2 + I2

Nhận xét:

1 Khí HCl và H 2 O lẫn trong qu trình điều chế vì dd HCl dùng là dd đậm đặc, dễ bay hơi nên tách ra khỏi dd tạo khí HCl lẫn vào sản phẩm Khi đun n ng, H2O bay hơi một phần tạo hơi H2O, nên sản phẩm ngoài Cl 2 còn có HCl và H2O

2 Tại sao bình 1 lại dùng dd NaCl bão hòa mà không dùng dd kh c: vì độ h o nước của HCl > NaCl > Cl 2 Khi dẫn hỗn hợp sản phẩm vào dd NaCl bão hòa thì HCl hòa tan làm tăng nồng độ

Cl - tạo kết tinh NaCl.xH 2 O, làm giảm khả năng hòa tan của Cl 2

3 Vai trò của bông tầm NaOH: ngăn Cl 2 thoát ra ngoài (có thể thay bằng nước vôi trong)

Trang 22

Axit có tính oxi hóa mạnh nhất, tính khử yếu nhất và tính axi yếu nhất, bền nhất

4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O (c c axit kh c không c pư này)

+ bazo, oxit bazo

+ Muối của axit yếu ( CO32-; SO32-; S2-; CH3COO- )

+ KL trước H trong dãy hoạt động hóa học

+ Chất oxi hóa (KMnO4, MnO2, K2Cr2O7, KClO3…)

HBr c tính axit tương tự HCl nhưng mạnh hơn

4HBr + O2 → 2Br 2 + 2H2O (HF, HCl không c pư này)

Trang 23

4 Axit iodic HI:

HI có tính axit mạnh nhất, tính oxi hóa yếu nhất và kém bền nhất

HgI2 tủa đỏ, Cu2I2 tủa trắng

D Axit có oxi của clo:

HClO: Axit hipocloro; HClO2: Axit cloro; HClO3: Axit cloric; HClO4: Axit pecloric

I Tính axit: HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4

[Tăng O (không tham gia lk H-O) làm tăng độ phân cực của liên kết H-O]

Thường xét trong môi trường dung môi là nước Phụ thuộc vào độ bền liên kết H-O (khả năng phân ly H+), được biểu thị qua chỉ số pKa (Hằng số phân ly axit)

.HCl < H2SO4 (Tăng O làm tăng độ phân cực lk H-O => khả năng phân ly H+ tăng)

.H2SO4 < HClO4 (Do bán kính nguyên tử S > bán kính nguyên tử Cl, Số O không tham gia lk

H-O trong HClH-O4 > trong H2SO4)

Còn đem ghép HCl vào khoảng nào thì hơi khó để so sánh, vì 2 loại axit khác nhau, 1 loại có O,

1 loại không O

Trang 24

Gv: Hà Thành Trung

-1 + 1

II Tính oxi hóa:

HCl không có khả năng oxi hóa (Vì Clo đang có số oxi hóa thấp nhất)

Dãy chất còn lại, tính oxi hóa phụ thuộc vào độ bền phân tử, chất nào càng kém bền thì khả năng oxi hóa tăng: HClO > HClO2 > HClO3 > HClO4

[số O tăng làm độ bền tăng (do độ bội liên kết tăng), tính oxi hóa giảm]

2HClO → 2HCl + O2

NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO

3HClO2 → 2HClO3 + HCl

- HClO3: mạnh, kém bền ở >50oC :

3HClO3 → HClO4 + 2ClO2 + H2O

- HClO4: mạnh nhất trong các axít vô cơ, kém bền khi nung với P2O5

2HClO4 → Cl2O7 + H2O

E Hợp chất chứa oxi của clo:

I Nước javen: dùng tẩy trắng sợi, vải giấy, sát trùng, khử mùi do gốc ClO

gây ra

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

NaCl + H2O đ ệ â ô à ă → NaClO + H2

NaClO + CO2 +H2O → NaHCO3 + HClO

II Clorua vôi: chất bột, màu trắng, mùi xốc, tính oxi hóa mạnh, ứng dụng tương tự như nước

Javel nhưng được dùng rộng rãi hơn (rẻ tiền hơn : do gốc ClO - gây ra

Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O

2CaOCl2 + CO2 +H2O → CaCO3 + CaCl2 + 2HClO

CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O

Lưu ý: CaOCl 2 = CaCl 2 Ca(ClO) 2 : được gọi là muối hỗn tạp

(Muối hỗn tạp: muối của một kim loại với nhiều gốc axit khác nhau

Muối kép: muối của nhiều cation khác nhau với một gốc axit)

Trang 25

III Kaliclorat: chất rắn, kết tinh, không màu, dùng làm thuốc nổ, điều chế Oxi

- Flo: NaF loãng: thuốc chống sâu răng

Teflon (CF2-CF2): chất nhiệt dẻo trong chảo chống dính

Freon (CFCl3, CF2Cl2, gọichung là CFC): dùng trong tủ lạnh, máy lạnh nhưng gây lủng tầng ozon nên cấm dùng

- Clo: tẩy trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng sợi vải, giấy

- KClO3: chế tạo thuốc nổ, pháo hoa, ngòi nổ, sx diêm (đầu diêm chứa 50% KClO3)

- AgBr: chất nhạy cảm với ánh sáng, dùng để tráng lên phim

- Iot: Cồn iot (dd iot 5% trong C2H5OH)

Muối Iot: NaCl + lượng nhỏ KI/KIO3

Trang 26

Câu 2 Cho các phát biểu sau:

1) Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các halogen tăng dần theo thứ tự F2, Cl2, Br2, I2 2) Các anion Cl-, Br-, I- đều tạo kết tủa màu trắng với Ag+, còn F- thì không

3) Cho khí clo qua nước vôi trong đun nóng, lấy dung dịch thu được trộn với Kaliclorua làm lạnh, ta sẽ được kali peclorat kết tinh

4) Khi cho F2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng lạnh, xảy ra phản ứng tự oxi hóa, tự khử 5) Freon là một chất dẻo chứa flo có tính bền cao với các dung môi và hóa chấ được dùng làm chất tráng phủ lên chảo hoặc nồi để chống dính

6) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng

Số phát biều đúng: A 2 B 4 C 3 D.5

Câu 3 Với X là các nguyên tố halogen, chọn câu đúng :

A Có thể điều chế HX bằng phản ứng giữa NaX với H2SO4 đặc

B Có thể điều chế X2 bằng phản ứng giữa HX đặc với KMnO4

C Phản ứng của dung dịch HX với Fe2O3 đều là phản ứng trao đổi

D Dung dịch HF là axit yếu , không được chứa trong lọ thuỷ tinh

Câu 4: Trong các dung dịch sau: NaClO, KMnO4, CaOCl2, Na2CO3, Mg(HCO3)2, Na2ZnO2, HCOONH4, NH4ClO4, Na2C2O4, (NH4)2SO3, CH3OH và AgNO3 Hãy cho biết dung dịch HCl tác dụng được với bao nhiêu dung dịch điều kiện thích hợp?

A 9 B 10 C 11 D 12

Trang 27

Câu 5 Trong số các chất sau: FeCl3, HCl, Cl2, H2SO4 đặc nóng, H2S, Na2SO4, HF Có bao

nhiêu chất có khả năng phản ứng với dung dịch KI ?

A 5 B 3 C 6 D 4

Câu 6: Người ta có thể sát trùng bằng dung dịch muối ăn NaCl, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau

sống được ngâm trong dung dịch NaCl từ 10 - 15 phút Khả năng diệt khuẩn của dung dịch

NaCl là do:

A Dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl- có tính khử

B Dung dịch NaCl độc

C Vi khuẩn bị mất nước do thẩm thấu

D Dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Na+ có tính oxi hóa

Câu 7 Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7 Nguyên tử của

nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8 Cấu hình

electron lớp ngoài cùng của Y là:

A 3s23p3 B 3s23p4 C 2s22p4 D 3s23p5

Câu 8 Cho các phản ứng sau:

(1) Cl2 + 2NBr → 2NaCl + Br2 (5) F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2 (2) Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 (6) HF + AgNO3 → AgF + HNO3 (3) Cl2 + 2NaF → 2NaCl + F2 (7) HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3 (4) Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl (8) PBr3 + 3H2O → H3PO3 + 10HCl

Trang 28

A Rắc vôi bột vào phòng

B Bơm không khí vào trong phòng sục qua dung dịch kiềm

C Thổi một luồng khí NH3 vừa phải vào phòng

D Phun mù bằng nước trong phòng

Câu 12: Để điều chế muối X trong công nghiệp, người ta cho khí clo qua nước vôi đun nóng rồi

lấy dung dịch thu được trộn với kali clorua và làm lạnh, sẽ được muối X kết tinh

Muối X đó là:

A Kali peclorat B Clorua vôi C Canxi peclorat D Kali clorat

Câu 13: Ứng dụng không phải của clo là:

A Xử lí nước sinh hoạt

B Sản xuất nhiều hoá chất hữu cơ (dung môi, thuốc diệt côn trùng, nhựa, cao su tổng hợp, sợi tổng hợp)

C Sản xuất NaCl, KCl trong công nghiệp

D Dùng để tẩy trắng, sản xuất chất tẩy trắng

Câu 14: Một lượng lớn clo được dùng để :

A Diệt trùng nước sinh hoạt B sản xuất các hoá chất hữu cơ

C sản xuấ t nước Gia-ven, clorua vôi D sản xuất axit clohidric, kaliclorat

Câu 15: Cho các nhận định sau về brom và hợp chất của nó:

1) Brom là chất lỏng màu nâu đỏ và dễ bay hơi

2) Brom là chất oxi hóa mạnh, và mạnh hơn clo

Trang 29

3) Người ta sản xuất brom chủ yếu từ rong biển

4) Dung dịch HBr để lâu trong không khí có thể bị oxi hóa bởi SO2

5) Axit bromic được điều chế bằng cách oxi hóa brom

6) Tính bền, tính oxi hóa và tính axit của HBrO đều kém hơn HClO

7) Từ brom có thể tạo ra được axit pebromic

8) Brom chỉ oxi hóa được hidro ở nhiệt độ cao, phản ứng tạo ra HBr là phản ứng thu nhiệt

Số nhận định đúng là : A 4 B 5 C 6 D 7

Câu 16: CFC trước đây được dùng làm chất sinh hàn trong tủ lạnh và máy điều hóa nhiệt độ

CFC là :

A CF4 và CCl4 B CF4 và CF2Cl2 C CCl4 và CFCl3 D CF2Cl2 và CFCl3

Câu 17: Cho các phát biểu sau về Clo:

1) Clo là chất khí màu vàng lục, không mùi, rất độc

2) Clo là một phi kim điển hình, trong các phản ứng hóa học clo chỉ thể hiện tính oxi hóa 3) Phần lớn lượng clo dùng để tẩy trắng vải, sợi giấy, sát trùng nước

4) Nguyên tắc để điều chế clo là oxi hóa ion Cl- thành Cl2

5) Trong công nghiệp clo được sản xuất bằng pp điện phân nóng chảy muối NaCl bão hòa

Số phát biểu đúng là: A 4 B 1 C 3 D 2

Câu 18: Trong tự nhiên, nguyên tố có hàm lượng ít nhất là :

A Flo B Iot C Clo D Brom

Câu 19: Phát biểu nào đúng ?

A Oxit có hóa trị cao nhất của flo là O2F

B Axit flohidric là một axit yếu nhưng có khả năng hòa tan Silic

C Tính oxi hóa, tính axit của HClO đều mạnh hơn HBrO

D Tính bền, tính khử của HF < HCl < HBr < HI

Câu 20: Ứng dụng không phải của KClO3 :

A Chế tạo thuốc nổ - sản xuất pháo hoa B Điều chế O2 trong phòng thí nghiệm

Trang 30

Gv: Hà Thành Trung

C Sản xuất diêm D Tiệt trùng nước hồ bơi

Câu 21: Trong những câu sau, câu nào không đúng ?

A Tính khử của các chất tăng dần: HF < HCl < HBr < HI

B Trong các hợp chất: Flo có số oxi hoá là (-1); còn nguyên tố clo có số oxi hoá là -1, 0, +1, +3, +5, +7

C Tính axit của các dung dịch HX giảm dần theo thứ tự: HI > HBr > HCl > HF

D Tính axit của các chất tăng dần: HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4

Câu 22: Nguyên tắc điều chế flo là:

A Cho HF tác dụng với chất oxi hoá mạnh

B Dùng dòng điện oxi hoá ion florua (ở dạng nóng chảy)

C Dùng chất có chứ F để nhiệt phân ra F2

D Dùng chất oxi hoá mạnh oxi hoá muối florua

Câu 23: Công thức hóa học của khoáng chất cacnalit là:

A KCl.MgCl2.6H2O B NaCl.MgCl2.6H2O

C KCl.CaCl2.6H2O D NaCl.CaCl2.6H2O

Câu 24: Khi đổ dd AgNO3 vào dd chất nào sẽ thu được kết tủa có màu đậm nhất?

A Dung dịch HF B Dung dịch HCl C Dung dịch HBr D Dung dịch HI

Câu 25: Một trong các tác dụng của muối iốt là có tác dụng phòng bệnh bướu cổ Thành phần

của muối iốt là :

A NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ KI hoặc KIO3

B NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ HI hoặc I2

C NaCl có trộn thêm mộ lượng nhỏ HI hoặc KI

D NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ HIO3 hoặc KIO3

Câu 25: Sục clo từ từ đến dư vào dd KBr thì hiện tượng qun sát được là

A Dung dịch có màu vàng

Trang 31

B Không có hiện tượng gì

C Dung dịch có màu nâu

D Dung dịch từ không màu chuyển sang màu vàng sau đó lại mất màu

Câu 26: Công thức hóa học của khoáng chất xinvinit là

A 3NaF.AlF3 B NaCl.KCl C NaCl.MgCl2 D KCl.MgCl2

Câu 27: Trong công nghiệp người ta điều chế nước giaven bằng cách:

A Cho khí Cl2 từ từ qua dung dịch NaOH, Na2CO3

B Điện phân dung dịch dd NaCl không có màng ngăn

C Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH

D Cho khí Cl2 vào dung dịch Na2CO3

Câu 28: Chỉ ra đâu không phải là ứng dụng của brom ?

A Dùng để sản xuất một số dẫn xuất hidrocacbon như C2H5Br, C2H4Br2 trong công nghiệp dược phẩm

B Sản xuất NaBr dùng làm thuốc chống sâu răng

C Sản xuất AgBr dùng để tráng lên phim ảnh

D Các hợp chất của Brom được dùng nhiều trong công nghiệp dầu mỏ, nông nghiệp, phẩm nhuộm

Câu 29: Khi dùng môi sắt đốt natri trong clo, xảy ra hiện tượng nào sau đây:

A Natri cháy ngọn lửa màu xanh, có khói trắng tạo ra

B Natri cháy trắng sáng, có khói nâu tạo ra

C Natri cháy ngọn lửa màu vàng, có khói trắng và một ít khói nâu tạo ra

D Natri cháy trắng sáng, có khói trắng và khói nâu bay ra

Câu 30: Trong bình điện phân dung dịch NaCl để sản xuất NaOH, khí Cl2 và H2 trong công nghiệp:

A Catot bằng than chì, anot bằng sắt B Catot bằng sắt, anot bằng than chì

C Ca tot, anot đều bằng than chì D Catot, anot đều bằng sắt

Trang 32

1 Lý tính: khí không màu không mùi, nặng hơn không khí, tan ít trong nước, hóa lỏng có màu

xanh da trời Có tính thuận từ Độ âm điện 3,44

Luôn có soh là -2 trừ các peoxit H2O2, Na2O2… có soh là -1 và +1, +2 trong OF2, O2F2

Có 3 đồng vị: 16 17 18

8O, 8O, 8O

2 Hóa tính:

Là phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh

Mặc dù có độ âm điện lớn hơn Clo (3,16), đáng lẽ phải có tính oxi hóa mạnh hơn, tuy nhiên, do năng lượng để phá vỡ 2 lk đôi trong phân tử lớn hơn Clo, nên tính oxi hóa kém Clo

a Tác dụng với Kim loại: trừ Au, Pt, Ag

4Na + 2O2→ 2Na 2O 3Fe + 2O2→ Fe 3O4

b Tác dụng với phi kim:

C + O2→ CO 2

S + O2→ SO 2

4P + 5O2 → 2P 2O5

N2 + O2 ⇔ 2NO 2H2 + O2→ 2H 2O

Trang 33

2FeCuS2 + 4O2→ 2FeO + Cu 2S + 3SO2

Nguyên tắc: Nhiệt phân muối giàu oxi và kém bền nhiệt

2KMnO4→ K 2MnO4 + MnO2 + O2

Chất khí, mùi dặc trưng, màu xanh nhạt

Hóa lỏng có màu xanh đậm

Nhận xét:

1 O 2 không tan trong nước nên ta thu khí bằng phương pháp dời nước

2 Ống nghiệm đựng hóa chất rắn tham gia pư được lắp sao cho miệng ống hơi chúc xuống vì: hóa chất rắn để trong không khí ít nhiều cũng hút ẩm, khi đun nóng làm hơi nước bay lên bám trên thành ống nghiệm rồi ngưng tụ chảy xuống miệng ống và bị miếng bông hút lại Nếu để miệng ống hướng lên, hơi nước ngưng tụ sẽ chảy ngược xuống đáy ống làm nứt vỡ ống

3 Vai trò miếng bông: hút nước, ngăn cản hóa chất rắn thăng hoa bay sang ông dẫn

Trang 34

- Lượng nhỏ ozone trong không khí có tác dụng làm không khí trong lành, với lượng lớn gây hại

- Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn

- Dùng chữa sâu răng, sát trùng nước sinh hoạt

- Tầy trắng bột giấy, tơ sợi, bông, len, vải; nguyên liệu tẩy trắng trong bột giặt

- Làm chất bảo vệ môi trường, khai thác mỏ

- Dùng trong công nghệ hóa chất, khử trùng hạt giống, chất bảo quản nước giải khát, chất sát trùng

B Lưu huỳnh:

I Lưu huỳnh S : [Ne] 3s23p4

1 Lý tính:

Có 2 dạng thù hình:

Trang 35

Phân tử gồm 8 nguyên tử lk CHT tạo mạch vòng => Cấu tạo tinh thể phân tử S 8

2 Hóa tính: Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử

a Lưu huỳnh tác dụng với hidro:

S + H2 → H 2S (hidro sunfua )

b Lưu huỳnh tác dụng với kim loại:

S + Na → Na 2S (natri sunfua)

S + Fe → FeS (sắt sunfua)

S + Hg → HgS (thủy ngân sunfua): pư xảy ra ở điều kiện thường

c Tác dụng với phi kim : trừ N 2 , I 2

Trang 36

Gv: Hà Thành Trung

3 Điều chế:

a Khai thác lưu huỳnh tự nhiên từ quặng: bằng pp Frasch

b Từ hợp chất: Điều chế lưu huỳnh từ các khí thải độc hại: SO2 và H2S

Đốt H 2 S trong điều kiện thiếu không khí:

2H2S + O2 → 2S + 2H2O

Dùng H 2 S khử SO 2

2H2S + SO2→ 3S + 2H2O

1 Cấu tạo phân tử: tượng tự phân tử H2O

Trang 37

H2S + Cl2 khí → S + 2HCl 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

H2S + CuO → 3Cu + SO 2 + H2O H2S + 2FeCl3 → 2FeCl2 + S + 2HCl

H2S + 8HNO3đ→ H 2SO4 + 8NO2 + 4H2O H2S + 3H2SO4 → 4SO 2 + 4H2O

5H2S + 2KMnO4 +3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 5S + 8H2O

3H2S + K2Cr2O7 +4H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 3S + 7H2O

3 Muối sufua:

- Trật tự không tan của muối sunfua trong nước và axit:

Na,K,Ca,Ba Mn, Zn,Fe Cd,Co,Ni,Pb,Cu,Hg,Ag

- Một số muối có màu đặc trưng: CdS màu vàng, HgS màu đỏ, MnS màu hồng

CuS, FeS, Ag2S, PbS màu đen, ZnS màu trắng

Một số muối không tồn tại trong dd: Al2S3 + 6H2O  Al(OH)3 + H2S

1 Cấu tạo phân tử:

2 Tính chất:

a Tính chất vật lý:

- Chất khí, không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí, khí độc

- Tan nhiều trong nước

b Tính chất hóa hoc:

.Tính chất của 1 oxit axit: SO2 + H2O H2SO3 (không bền)

SO2 + OH-  HSO3- (muối axit)

SO2 + 2OH-  SO32- + H2O (muối trung hòa)

Trang 38

Gv: Hà Thành Trung

Tỷ lệ:

- T ≤ 1 : tạo muối axit (muối hidrosunfit)

- T ≥ 2 : tạo muối trung hòa (muối sunfit)

1 SO 2 tan nhiều trong nước nên

ta thu khí bằng phương pháp đẩy không khí (dời không khí)

2 Vai trò bông tẩm NaOH: hấp thụ SO 2 dư thoát ra ngoài (có thể thay bằng nước vôi trong)

Trang 39

Trong CN:

S + O2 → SO 2

4FeS2 + 11O2 → 2Fe 2O3 + 8SO2

b Ứng dụng:

- Sản xuất axit sunfuric

- Tẩy trắng giấy, bột giấy

- Chống nấm mốc cho lương thực thực phẩm

1 Cấu tạo phân tử:

Trang 40

Gv: Hà Thành Trung

- Chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi

- H2SO4 đặc dễ hút ẩm  làm khô khí ẩm không có tính bazo và tính khử

- Axit H2SO4 đặc tan trong nước và tỏa nhiệt lớn  pha loãng H2SO4 đặc bằng cách rót từ từ axit vào nước không làm ngược lại

b Tính chất hóa học:

.Tính chất của H 2 SO 4 loãng: có tính oxi hóa do gốc H+ gây nên

- Có đầy đủ tính chất của 1 axit:

Quỳ tím hóa đỏ

Td vs KL trước H trong dãy hoạt động

Td vs bazo, oxit bazo

Td vs muối của axit yếu

Tính chất của H 2 SO 4 đặc:

Thể hiện tính oxi hóa mạnh (do gốc SO42- gây ra)

 oxi hóa mọi kim loại (trừ Au,Pt), nhiều phi kim và hợp chất

H 2 SO 4 đặc

Tác dụng

với kim loại

M + H2SO4đ  muối sunfat (hóa trị cao nhất) + (SO2; S; H2S) + H2O

Cu + 2H2SO4đ  CuSO4 + SO2 + H2O 2Fe + 6H2SO4đ → Fe 2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Zn + 2H2SO4đ  ZnSO4 + SO2 + H2O

Các kim loại yếu và trung bình thì H2SO4 thường bị khử thành SO2Các kim loại hoạt động mạnh (Mg,Al,Zn) thì có thể khử H2SO4 thành S hoặc H2S

3Mg + 4H2SO4đ  3ZnSO4 + S + 4H2O 4Zn + 5H2SO4đ  4ZnSO4 + H2S + 4H2O Lưu ý: H2SO4 đặc nguội không tác dụng với Al, Cr, Fe

Ngày đăng: 04/05/2017, 10:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w