1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận Sửa chữa thiết bị điện Đề tài Tủ lạnh

27 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Tiểu luận sửa chữa thiết bị điện Đề tài tủ lạnh ...Bài trên nghiên cứu về nguyên lý cấu tạo hoạt động và một số lỗi thường gặp khi vận hành tủ lạnh cũng như cách khắc phục.a. Tủ Coli ( tủ lạnh đóng tuyết ) Cấu tạo đơn giản chỉ bao gồm Compressor – Giàn nóng (bộ phận giải nhiệt cho Gas khi bị nén ở áp lực cao) – Thermosta cảm ứng ngắt mạch cho Compressor khi tủ đạt được độ lạnh cần thiết ( nút 1xoay tròn chỉnh temp trong tủ ). b, Tủ quạt ( tủ lạnh không đóng tuyết ) Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao nên loại tủ này được thiết kế theo tiêu chuẩn Automatic từ A Z. Bạn chỉ cần bỏ đồ ăn, thức uống vào rồi lấy ra mà ko cần phải lo tủ bị đóng tuyết hay tủ có mùi hôi do không khí bên trong ko được lưu thông. Vì được thiết kế có thêm FAN – nhằm mục đích tạo luồng không khí lạnh đều trong tủ, không làm cho thức ănđồ uống bị ôi thiu. Giúp bảo quản đồ được lâu hơn. Ngoài ra còn có thêm các sensor và bộ timer hẹn giờ – nhằm mục đích xả đá thừa bám đọng lâu ngày ngay trên ngăn đá giúp cho tủ lấy độ lạnh nhanh hơn và gọn gàng hơn ngay khi bạn không rãnh tay để xã đá như loại tủ không đóng tuyết.

Trang 1

TIỂU LUẬN SỬA CHỮA TỦ LẠNH

I.MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA

1 Mục đích

- Nắm được cấu tạo ,nguyên lý làm việc làm việc của tủ lạnh

- Biết cách lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng

- Tìm hiểu các hư hỏng cơ bản trong tủ lạnh từ đó biết cách khắc phục hư hỏng của thiết bị, và bảo dưỡng thiết bị phù hợp…

2 Ý nghĩa

- Chọn được thiết bị phù hợp tránh lãng phí

- Tăng tuổi thọ thiết bị , để có thể tận dụng thiết bị và giảm chi phí mua mới

II SƠ LƯỢC CHUNG VỀ TỦ LẠNH

b, Tủ quạt ( tủ lạnh không đóng tuyết )

- Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao nên loại tủ này được thiết kế theo tiêu chuẩn Automatic từ A- Z Bạn chỉ cần bỏ đồ ăn, thức uống vào rồi lấy ra mà ko cầnphải lo tủ bị đóng tuyết hay tủ có mùi hôi do không khí bên trong ko được lưu thông

- Vì được thiết kế có thêm FAN – nhằm mục đích tạo luồng không khí lạnh đều trong tủ, không làm cho thức ăn/đồ uống bị ôi thiu Giúp bảo quản đồ được lâu hơn.Ngoài ra còn có thêm các sensor và bộ timer hẹn giờ – nhằm mục đích xả đá thừa bám đọng lâu ngày ngay trên ngăn đá giúp cho tủ lấy độ lạnh nhanh hơn và gọn gàng hơn ngay khi bạn không rãnh tay để xã đá như loại tủ không đóng tuyết

Trang 2

3 Cấu tạo của tủ lạnh ( có máy nén khí )

a, Máy nén

- Máy nén có nhiệm vụ hút hơi ga từ dàn bay hơi nén lên áp suất cao để đẩy vào dàn ngưng tụ, đảm bảo áp suất bay hơi, ngưng tụ cũng như lưu lượng yêu cầu

Trang 3

- Máy nén trong hệ thống lạnh quan trọng và gần như quyết định sự làm việc hiệu quả của hệ thống lạnh, phải đáp ứng được yêu cầu: làm việc ổn định, có độ tin cậy cao, không ồn, không rung, làm việc lâu bền.

Máy nén lạnh được chia ra rất nhiều loại như pittong, trục vít, roto, xoắn ốc, tuabin Máy nén của tủ lạnh là loại máy nén pittong

Máy nén pittong gồm các bộ phận chính: pittong, xilanh, tay biên, trục khuỷu, khoang hút, khoang đẩy, clape hút, đẩy pittong chuyển động tịnh tiến qua lại được trong xilanh là nhờ cơ cấu tay quay thanh truyền hoặc trục khuỷu tay biên biến chuyển động quay từ động cơ ra chuyển động tịnh tiến qua lại

- Nguyên lý hoạt động máy nén pittong:

Máy nén khí 1 chiều 1 cấp:

+ Piston chuyển động tịnh tiến qua lại nhờ được nối với cơ cấu thanh truyền – tay quay Khi piston đi sang phải V tăng dần P giảm, van nạp mở ra, không khí ở bên ngoài đi vào trong xi lanh, thực hiện quá trình nạp khí

+ Khi piston đi sang trái, không khí trong xi lanh được nén lại, P tăng dần, van nạp đóng, đến khi P tăng lớn hơn sức căng lò xo van xả tự động mở, khí nén sẽ qua van xả theo đường ống đến bình chứa khí nén kết thúc một chu kỳ làm việc

+ Sau đó các quá trình được lặp lại, cứ như vậy máy nén khí hoạt động để cung cấp khí nén

Máy nén khí 2 cấp 1 chiều:

+ Khi piston đi xuống, thể tích phần không gian phía trên piston lớn dần, áp suất

P giảm xuống van nạp số 7 mở ra không khí được nạp vào phía trên piston và đồng thời thể tích dưới piston giảm, P tăng van xả số 8 mở ra, khí theo đường ống qua bình chứa

+ Khi piston đi lên không gian phía dưới piston lớn dần, P giảm van nạp số 7

mở ra, không khí được nạp vào xi lanh, đồng thời V phía trên piston nhỏ dần P tăng, van xả số 8 mở ra, khí nén phía trên piston được nén đẩy vào bình chứa

+ Cứ như vậy máy nén khí piston hoạt động để cung cấp khí nén Phớt số 9 có tác dụng làm kín để không cho khí lọt ra ngoài

- Block tủ lạnh là máy nén và động cơ được bố trí đồng thời trong một vỏ hàn kín

Trang 4

Máy nén bố trí ở phái trên còn động cơ ở phía dưới Trục khuỷu máy nén cũng đồng thời là trục quay của động cơ Toàn bộ khối máy nén động cơ được treo tự do lên 4 lò xo Khoang hút là khoang vỏ máy nén Hơi hút từ khoang trong vỏ máy nén qua hộp tiêu âm đường hút vào xilanh khi pittong đi lên Khi pittong xuống đếnđiểm chết dưới, quá trình hút kết thúc, khi pittong đi lên, quá trình nén bắt đầu Khi

áp suất trong xilanh lớn hơn áp suất ở khoang đẩy hay áp suất ngưng tụ, , clape đẩy

tự động mở ra để pittong đẩy hơi nén vào khoang đẩy, qua hộp tiêu âm đường đẩy, vào ống xung động để ra khỏi vỏ vào dàn ngưng

Các bề mặt ma sát được bôi trơn: Trên bề mặt trục khuỷu người ta bố trí các rãnhxoắn từ dưới lên trên, sao cho khi trục xoay đúng chiều, đầu được hút lên qua lỗ, đi theo rãnh xoắn lên bôi trơn các ổ đỡ, bạc biên, bạc ắc sau đó ctranf vào rãnh pittong

và xi lanh, rồi chảy trở lại đáy dầu phía động cơ Trong các block tủ lạnh, do đườngkính pittong nhỏ nên người ta không làm secmang mà chỉ khía các rãnh dầu quanh đầu pittong

b, Dàn ngưng tụ

- Dàn nưng là một thiết bị trao đổi nhiệt, có nhiệm vụ cho hơi ga áp suất cao nhiệt độ cao ngưng tụ bên trong và thải nhiệt ngưng tụ ra ngoài môi trường Dàn ngưng tủ lạnh là loại làm mát bằng không khí tự nhiên hoặc cưỡng bức

- Dàn ngưng tụ của tụ lạnh phải đảm bảo yêu cầu:

+ Bề mặt trao đổi nhiệt phải đủ

+ Sự tiếp xúc giữa cánh tản nhiệt và ống dẫn ga phải tốt

Trang 5

+ Chịu được áp suất cao, không bị ăn mòn.

+ Tỏa nhiệt tốt vào không khí

+ Công nghệ chế tạo dễ dàng, bảo dưỡng sửa chữa dễ dàng, giá thành rẻ

- Vị trí lắp đặt: Dàn ngưng tủ lạnh, đầu được lắp vào đầu máy nén, đầu dưới lắp với phin sấy lọc trước khi nối với ống mao

- Cấu tạo: thường được làm bằng ống thép ( Φ5 ) với cánh tản nhiệt bằng dây thép Φ1,2÷2mm hàn dính lên ống thép

Dàn ngưng được bố trí làm 2 phần riêng biệt mắc nối tiếp với nhau: dàn ngưng sơ

bộ và dàn ngưng chính Cánh tản nhiệt bây giờ chính là vỏ bao che phía sau và hai bên sườn tủ

- Nguyên lý làm việc: Hơi môi chất đi vào ống góp hơi ở phía trên vào dàn ống trao đổi nhiệt và ngưng tụ rồi chảy về bình chứa cao áp ở phía dưới Thiết bị được làm mát nhờ hệ thống nước phun từ các vòi phun được phân bố đều ở ngay phía trên cụm ống trao đổi nhiệt Nước sau khi trao đổi nhiệt với môi chất lạnh, nóng lên

và được giải nhiệt nhờ không khí chuyển động ngược lại từ dưới lên, do vậy nhiệt

độ của nước hầu như không đổi Toàn bộ nhiệt Qk của môi chất đã được không khí mang thải ra ngoài Không khí chuyển động cưỡng bức nhờ các quạt đặt phía trên hoặc phía dưới Đặt quạt phía dưới (quạt thổi), thì trong quá trình làm việc không

sợ quạt bị nước làm ướt, trong khi đặt phía trên (quạt hút) dễ bị nước cuốn theo làmướt và giảm tuổi thọ Tuy nhiên đặt phía trên gọn và dễ chế tạo hơn nên thường được sử dụng Trong quá trình trao đổi nhiệt một lượng khá lớn nước bốc hơi và bị cuốn theo không khí, do vậy phải thường xuyên cấp nước bổ sung cho bể Phương pháp cấp nước là hoàn toàn tự động nhờ van phao Bộ chắn nước có tác dụng chắn các giọt nước bị cuốn theo không khí ra ngoài, nhờ vậy tiết kiệm nước và tránh làmướt quạt Bộ chắn nước được làm bằng tôn mỏng và được gập theo đường dích dắc,không khí khi qua bộ chắn va đập vào các tấm chắn và đồng thời rẽ dòng liên tục nên các hạt nước mất quán tính và rơi xuống lại phía dưới.Sau khi tuần hoàn

khoảng 2/3 dàn ống trao đổi nhiệt, một phần lớn gas đã được hoá lỏng, để nâng caohiệu quả trao đổi nhiệt cần tách lượng lỏng này trước, giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt phía sau cho lượng hơi chưa ngưng còn lại Vì vậy ở vị trí này người ta bố trí ống góp lỏng trung gian, để gom dịch lỏng cho chảy thẳng về ống góp lỏng phía dưới và trực tiếp ra bình chứa, phần hơi còn lại tiếp tục luân chuyển theo 1/3 cụm ống còn lại

c, Dàn bay hơi

Trang 6

- Dàn bay hơi là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là ga lạnh sôi ở áp suất và nhiệt độ thấp, một bên là môi trường cần làm lạnh như không khí trong tủ lạnh như không khí trong tủ hoặc thực phẩm bảo quản lạnh.

- Nhiệm vụ: thu nhiệt của môi trường lạnh cấp cho môi trường chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp

- Phân loại: Được phân loại chủ yếu theo môi trường cần làm lạnh Khi môi trường cần làm lạnh không khí, người ta gọi là dàn bay hơi làm lạnh không khí Nếu là nước người ta gọi là thiết bị bay hơi làm lạnh nước hoặc làm lạnh chát tải lạnh lỏng Loại làm mát bằng không khí cũng chia ra làm hai loại là đối lưu không khí tự nhiên và đối lưu không khí cưỡng bức

- Yêu cầu: + Dàn bay hơi phải đảm bảo khả năng trao đổi nhiệt độ phù hợp với block và dàn ngưng

+ Tuần hoàn không khí tốt

+ Chịu áp suất tốt, không bị ăn mòn bởi thực phẩm bảo quản

+ Công nghệ chế tạo dễ dàng bảo dưỡng, sửa chữa

- Vị trí lắp đặt: Dàn bay hơi được lắp sau ống mao ( hoặc van tiết lưu ) theo chiều chuyển động ga lạnh và trước máy nén Trong tủ lạnh dàn bay hơi được lắp phía trên tủ và thường sử dụng như một ngăn bảo quản đông lạnh thực phẩm để làm nước đá Trong các tủ lạnh dùng quạt gió lạnh, dàn bay hơi được lắp phía sau tủ

- Cấu tạo: Trong tủ lạnh không quạt gió lạnh, dàn bay hơi là kiểu tấm có các rãnh được bố trí các rãnh cho ga lạnh tuần hoàn bên trong Không khí đối lưu tự nhiên bên ngoài Vật liệu là nhôm hoặc thép không gỉ Nếu là nhôm, dàn thường được phủ một lớp bảo vệ không ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm bảo quản

Trang 7

Nhưng dàn đối lưu tự nhiên cũng rất đa dạng, có thể là ống xoắn có cánh, ống xoắn vào tấm kim loại hoặc đơ giản ống xoắn gắn ngay vào thành tủ lạnh

- Nguyên lý hoạt động: Ngay sau khi rời ống mao, ga lỏng bị giảm áp suất đột ngột, và bay ở đầu dàn bay hơi, ga đã bị hơi hóa một phần, hòa trộn với lỏng thành hỗn hợp hơi lỏng, có nhiệt độ thấp tương ứng với áp suất thấp, đi vào dàn bay hơi theo các kênh đã bố trí sẵn Cuối cùng, hơi ga đi vào bầu tích lỏng, bầu tích lỏng chỉ cho phép hơi đi vào máy nén, Lỏng được tích lại ở đây đề phòng va đập thủ lực cho máy nén

d, Ống mao

- Ống mao còn gọi là ống capile, ống mao dẫn, cáp phun…là thiết bị tiết lưu (thiết bị tiết lưu lượng) hay thiết bị dãn nở được sử dụng rất nhiều trong tủ lạnh và máy lạnh dân dụng

- Nhiệm vụ ống mao: cung cấp đầy đủ lượng ga lỏng cho dàn bay hơi và duy trì

áp suất bay hơi hợp lý, phù hợp với nhiệt độ bay hơi yêu cầu trong dàn lạnh

- Vị trí lắp đặt ống mao: ống mao được nối giữa phin sấy lọc (sau dàn ngưng tụ)

và lối vào dàn bay hơi theo chiều chuyển động của ga lạnh

- Cấu tạo ống mao: ống mao đơn giản chỉ là một đoạn ống có đường đính rất nhỏ từ 0.6 đến 2mm với chiều dài từ 0.5 đến 5m, so với van tiết lưu nó có ưu nhượcđiểm sau:

Trang 8

+ Ưu điểm ống mao: rất đơn giản, không có chi tiết chuyển động nên không cần bình chứa Sau khi máy nén ngừng làm việc vài phút, áp suất hai bên ống mao cân bằng nên máy nén khởi động lại rất dễ dàng.

+ Nhược điểm ống mao: dễ tắc bẩn, tắc ẩm, khó xác định độ dài ống, không tự điều chỉnh được lưu lượng theo các chế độ làm việc khác nhau nên sử dụng cho các

hệ thống lạnh công suất nhỏ và rất nhỏ

- Các kích thước chủ yếu của ống mao sử dụng ở Việt Nam theo tiêu chuẩn của Nga ΓOCT 2624 – 67, bằng đồng thau hoặc Γ196 hoặc đồng M2 và M3 có đường kính trong: 0.8; 0.82 và 0.85mm, đường kính ngoài 2.1 ± 0.1mm, độ ovan ±

0.1mm

e, Phin sấy lọc

- Nhiệm vụ: Phin sấy và phin lọc có nhiệm vụ loại trừ các cặn bẩn cơ học và cáctạp chất hóa học đặt biệt là nước và các axít ra khỏi vòng tuần hoàn môi chất lạnh Cặn bẩn cơ học có thể là cát, gỉ sắt, vẩy hàn, mạt kim loại các cặn bẩn này đặt biệt nguy hiểm cho máy nén khi chúng lọt vào xilanh và các chi tiết chuyển động khác Các cặn bẩn này gây tắc bẩn ở van tiết lưu và ống mao Các tạp chất hóa học đặt biệt là nước (ẩm) vá các axít tạo thành trong vòng tuần hoàn có thể làm hoen rỉ, ăn mòn các chi tiết của hệ thống nước có thể đông đá làm bịt kín van tiết lưu gây ra tắc ẩm

- Vị trí lắp đặt: Silicagel chỉ làm việc hiệu quả ở nhiệt độ dưới 33 °C nên đặt phin ở phía hạ áp Nếu đặt ở phía cao áp thì phải đảm bảo xa đầu máy nén và giàn ngưng càng xa càng tốt Khi bố trí phin ở phần hạ áp thì nhất thiết phải bố trí thêm phin lọc bẩn (chỉ có lưới và thêm lớp nỉ, lớp dạ) ở trước van tiết lưu và ống mao để tránh tắc bẩn.Tư thế lắp đặt phin sấy cũng có tầm quan trọng đặt biệt là với tủ lạnh Nên đặt phin theo chiều đứng hoặc nghiêng sao cho chiều gas lỏng đi từ trên xuốngdưới như vậy đảm bảo ga phun vào giàn là gas lỏng ống mao hoặc van tiết lưu làm việc ổn định

- Cấu tạo: Phin lọc thường có vỏ bằng đồng với nhiều kích cỡ khác nhau, hình dáng khác nhau phù hợp với hệ thống tủ lạnh

Phin sấy lọc tủ lạnh thường là ống trụ bằng đồng được tóp hai đầu để lọccặn bẩn và đề phòng các hạt hút ẩm bị mài mòn hoặc bị rã, trên đầu ra của phin có

bố trí các lớp lưới lọc phù hợp

Trang 9

- Nguyên lý hoạt động: Môi chất khi vào phin lọc thì các lớp lưới sắt và vải lọc

sẽ giữ lại những cặn bẩn chỉ cho môi chất xuyên qua (phin lọc) Đối với phin sấy thì môi chất đi vào phin se tiếp xúc với các hại zeolit hoặc silica gel những hạt này

sẽ lấy đi lượng nước (ẩm) lẫn trong môi chất Phin sấy lọc là sự kết hợp của hai chức năng trên

Trang 10

Sơ đồ nguyên lý của tủ lạnh

- Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh cực kỳ đơn giản: nó sử dụng hơi nước khô để hấp thụ nhiệt Nghe chừng đơn giản nhưng cơ chế làm việc của tủ lạnh tương đối phức tạp, với những cấu thành khác nhau và giữ vai trò quan trọng trong chu trình làm lạnh

Máy nén nén khí làm lạnh, làm tăng áp suất và nhiệt độ của chất làm lạnh Dàn ngưng bên ngoài tủ lạnh cho phép chất làm lạnh có thể giảm bớt nhiệt do áp suất gây ra Các chất lạnh nguội đi, sẽ ngưng tụ thành chất lỏng tinh khiết và chảy qua các van tiết lưu

Khi chảy qua các van tiết lưu, các chất lỏng làm lạnh chuyển từ khu vực có áp suất cao sang khu vực có áp suất thấp Sau đó, nó ở ra và bay hơi (màu xanh nhạt) Trong khi bay hơi, nó hấp thụ nhiệt và bắt đầu làm lạnh Dàn bay hơi cho phép các chất làm lạnh hấp thụ nhiệt, làm lạnh bênh trong tủ lạnh Các chu kỳ được lặp đi lặp lại như vậy Đó cũng là nguyên nhân khoảng 15 phút bạn lại nghe máy kêu ro

ro một lần Và bạn có thể yên tâm là không có vấn đề trục trặc gì xảy ra với tủ lạnh nhà mình

Nắm bắt được cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của tủ lạnh sẽ giúp bạn sử dụng tủ lạnh hiệu quả, an toàn

III ĐỘNG CƠ, THIẾT BỊ VÀ TỰ ĐỘNG CỦA TỦ LẠNH

1 Hệ thông lạnh

- Hệ thống lạnh là một hệ thống khép kín tuần hoàn bao gồm máy nén (block), dàn ngưng tụ, dàn bay hơi, cáp tiết lưu, phin sấy lọc, bầu tách lỏng và các đường ống nối Đây là hệ thống làm nhiệm vụ hấp thụ nhiệt trong dàn lạnh, tạo hiệu ứng lạnh và thải nhiệt ra môi trường bên ngoài thông qua dàn ngưng

Trang 11

Mô tả nguyên lý hoạt động và trạng thái gas bên trong hệ thống lạnh

*Nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh:

+ Khi Block được cấp điện ( Block Pittong ) sẻ hút hơi gas ( hoàn toàn ở trạng thái hơi ) ở dàn bay hơi thông qua bầu tách lỏng C về đường hút số 8 nén lên áp suất cao ( ở trạng thái hơi ) đi vào dàn ngương tụ theo chiều từ 1 đến 2 đến 3, Ở đâyGas hoàn toàn ở trạng thái hơi áp suất cao nhiệt độ cao

+ Tiếp tục ở dàn ngưng tụ đoạn từ 3 đến 4, ở giai đoạn này gas bắt đầu giảm nhiệt độ ( do được giải nhiệt bởi môi trường ) sẻ bắt đầu hóa lỏng dần dần ( ở đây gas ở trạng thái vừa hơi bắt đầu hóa lỏng ) Tiếp theo từ đoạn 4 đến 5 gas phải hóa lỏng hoàn toàn 100% nhờ vào sự giải nhiệt của môi trường đi qua phin sấy lọc sẻ loại bỏ nhửng cạn bả hay tạo chất không mong muốn do máy nén ( block) hoạt động lâu sinh ra cặn ở dầu, ( vì dầu hào trộn với gas)

+ Tiếp theo quá trình gas lỏng sẻ đi qua cáp tiếp lưu từ 5 đến 6 Ở cáp tiết lưu này dùng ống đồng có kích thước nhỏ nhằm tạo tự chênh lệch áp suất giữa dàn ngưng tụ và dàn bay hơi Khi gas hóa lỏng hoàn toàn ở cuối dàn ngưng tụ ở áp suất

Trang 12

cao nhiệt độ cao sẻ được máy nén đẩy qua cáp tiết lưu đi từ 5 đến 6 đi vào dàn bay hơi, Vì gas được tiết lưu nên lượng gas vào dàn bay hơi với áp suất cao sẻ bay hơi ngay tại vị trí tiết lưu ở dàn bay hơi và thu nhiệt ( cuối cáp tiết lưu) sẻ chuyển sang

áp suất thấp, nhiệt độ thấp, ở đây sẻ xảy ra quá trình trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài làm tủ lạnh được mát và đông đá Tiếp theo Gas lạnh ở trạng thái hơi sẻ được máy nén hút về để trở lại chu kì tiếp theo và lặp đi lặp lại như vậy trở thành 1 chu kì khép kín

2 Hệ thống điện tự động

*Chức năng và hoạt động:

+ Themostart: có chức năng đóng mở hệ thống phù hợp với nhiệt độ đặt và thường đặt ở vị trí ngăn mát bên trong tủ lạnh Ví dụ khi nhiệt độ mong muốn do mình đặt ở ngăn mát là 10 độ ( lúc này ngăn đông đá tầm -5 độ ), nếu nhiệt độ ngănmát >10 độ thì tiếp điểm themostart sẻ đống như hình vẻ cấp điện cho toàn bộ hệ thống phía sau nó như bock nếu nhiệt độ < oặc = 10 độ thì tiếp điểm themostart

sẻ mở ra ngắt điện phía sau nó để chờ cho đến khi nhiệt độ tăng lên nó sẻ đóng lại

và tiếp tục mãi chu kì như thế

+ Rơ le thời gian: Có chức năng quay để góp phần vào hệ thống xã đá tự

Trang 13

động Cấu tạo cơ bản bao gồm mô tơ quay đóng tiếp điểm 3-4 trong vòng 10 giờ thì

sẻ nhảy sang tiếp điểm 3-2 tầm 15 phút để kiểm tra xem hệ thống có xã đá hay không và cứ tiếp tục như thế

+ Sò lạnh: thường là sò -4 đến -5 độ nằm ở ngăn đá tủ lạnh dùng để phát hiện xem dàn trao đổi nhiệt có bị bám đá hay không Nếu nhiệt độ bám đá nhiều từ -4 đến -5 độ thì sò sẻ đống tiếp điểm cấp điện cho điện trở trở xã đá

+ Điện trở xã đá: thường là ống thủy tin và sợi đốt, khi được cấp điện nó nóng lên làm cho đá bám ở dàn bay hơi tan hết để tăng cường khả năng trao đổi nhiệt vớimôi trường bên ngoài ngăn đá

+ Cầu chì + 70 độ: có chức năng bảo vệ hệ thống bên trong dàn bay hơi khỏi bị cháy khi sò lạnh bị chập tiếp điểm, nếu sò lạnh bị chập tiếp điểm thì trở xã đá sẻ nóng mãi, khi nóng làm cho nhiệt độ ở dàn bay hơi > 70 độ thì cầu chì sẻ đứt để bảo vệ dàn bay hơi củng như tủ nhà bạn

+ Rơ le bảo vệ: được áp ở vỏ block có tác dụng bảo vệ cho bock không bị cháy

do nóng quá nhiệt độ mong muốn, quá tải khi mô tơ bị ăn dòng

+ Công tắc cửa: có tác dụng khi mở cửa thì đèn bên trong tủ sáng lên và quạt giókhông chạy, khi đóng tủ lại thì đèn tắt và quạt gió chạy nhằm tiết kiềm điện năng không mong muốn

* Nguyên lý hoạt động của mạch điện:

- Giả sử khi tủ lạnh mới mua về cắm điện vào thì themostart sẻ dò nhiệt độ với nhiệt độ đặt, nếu nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ đặt thì sẻ đóng điện cấp cho phía sau nó.Nếu lúc này rơ le thời gian đang ở tiếp điểm 3-4 thì block sẻ được cấp điện sẻ thực hiện quá trình tác động bên hệ thống gas của tủ lạnh làm mát cho tủ lạnh

- Khi hệ thống lạnh đẳ mát, lúc này themostart và rơ le thời gian, cảm biến âm

và rơ le bảo vệ đang hoạt động như giải thít ở trên

+ Themosstart và cảm biến âm thì luôn kiểm tra nhiệt độ trong hệ thống lạnh xem đẳ đạt được nhiệt độ mong muốn chưa

+ Rơ le thời gian thì chạy 10 giờ sẻ nhảy sang tiếp điểm 3-2 một lần tầm 15 phút Nếu khi rơ le thời gian đang ở tiếp điểm 3-2 mà nhiệt độ trong ngăn đá xuống-4 hoặc -5 độ ( tùy vào cảm biến âm ) làm cho cảm biến ấm đóng lại ( lúc này mô

tơ trong rơ le thời gian không quay) cấp điện cho điện trở xã đá hoạt động làm cho

đá tan ra Khi đá tan ra hết, nhiệt độ tăng lên làm cho cảm biến âm nhả tiếp điểm, lúc này mô tơ bên tỏng rơ le thời gianser quay 15 phút rồi nhảy sang tiếp điểm 3-4 cấp điện cho block hoạt động làm mát hệ thống lạnh

- Cứ như thế luân phiên nhau theo một chu kì

IV MỘT SỐ SỰ CỐ, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Dấu hiệu tủ lạnh hoạt động bình thường:

- Đường ống nén phải nóng dần và mức độ nóng giảm dần cho tới phin lọc chỉ còng hơi ấm

- Tủ chạy âm chỉ nghe tiếng nhẹ của hộp rơle sau khi cắm điện từ 0,5 – 1s

Ngày đăng: 03/05/2017, 21:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w