3 Bài 5 : ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST Câu 17 : Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST, liên quan tới trình tự các gen.. - Trong nguyên phân, đột biến lệch bội ở tế bào
Trang 11
GIÁO VIÊN BỘ MÔN SINH : NGUYỄN CAO KHẢI - DĐ :0908.050 182
ĐỀ CƯƠNG RÚT GỌN ÔN THI TNPT 2016- MÔN SINH LỚP 12 Bài 1 : GEN – MÃ DI TRUYỀN – NHÂN ĐÔI AND
Câu 1 : Gen là gì ? Có các loại gen nào ?
- Gen là 1 đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho 1 sản phẩm
nhất định (ARN hoặc pôlipeptit) Có 2 loại là gen cấu trúc và
gen điều hoà (khác nhau chủ yếu ở sản phẩm)
Câu 2 : Trình bày cấu trúc chung của các gen mã hoá prôtêin
? Gen cấu trúc có 3 vùng trình tự Nu
- Vùng điều hoà : nằm ở đầu 3’ của mạch gốc, chứa trình tự
Nu khởi động và điều hoà phiên mã
- Vùng mã hoá : mang thông tin mã hoá các axit amin
- Vùng kết thúc : nằm ở đầu 5’ của mạch gốc, mang tín hiệu
kết thúc phiên mã
Gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục (gen không
phân mảnh), còn ở sinh vật nhân thực vùng mã hoá không liên
tục, xen kẽ đoạn êxôn và đoạn intron (gen phân mảnh)
Câu 3 : Mã di truyền (MDT) có các đặc điểm gì ? MDT có tính liên tục, được đọc thành từng cụm 3 nuclêôtit trên mARN (mã bộ ba).- MDT có tính phổ biến (tất cả các loài sv đều dùng chung bộ mã di truyền). MDT có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hoá 1 loại axit amin).- - MDT có tính thoái hoá (nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 loại axit amin)
Câu 4 : Nhân đôi ADN xảy ra lúc nào ? theo nguyên tắc gì ?
* Nhân đôi ADN xảy ra trong nhân tế bào ở kì trung gian (trước lúc
phân bào)
* Nguyên tắc bổ sung : (A-T ; G-X) và Nguyên tắc bán bảo tồn : từ
1 phân tử ADN mẹ tạo ra 2 phân tử ADN con giống nhau và giống
mẹ Mỗi ADN con có 1 mạch mới và 1 mạch cũ của ADN mẹ
Câu 5 : Diễn tiến việc tổng hợp mạch mới dựa trên 2 mạch
khuôn ADN như thế nào? Vì sao theo 2 cách khác nhau ?
- Enzim ADN-pôlimêraza lắp ráp các Nu tự do theo nguyên tắc bổ
sung (A-T ; G-X) :* Trên mạch khuôn 3’– 5’ thì mạch mới được tổng
hợp liên tục theo chiều 5’ – 3’- * Trên mạch khuôn 5’– 3’ thì mạch
mới được tổng hợp từng đoạn theo chiều 5’ – 3’ - Enzim Ligaza nối
các đoạn Okazaki lại với nhau
- Vì các mạch đơn mới tổng hợp luôn luôn có chiều 5’ 3’
Bài 2 : PHIÊN MÃ & DỊCH MÃ Câu 7 : Phiên mã là gì ? Diễn biến và kết quả của quá trình
phiên mã ?-Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN, xảy ra trong
nhân tế bào.-* Mạch 3’– 5’ của gen làm khuôn, gọi là mạch mã
gốc * Enzim ARN-pôlimêraza lắp ráp các N tự do theo NTBS
:A gốc= rU ; Tgốc = rA ; G gốc rX ; Xgốc rG
* Kết quả : tạo ra một phân tử ARN có chiều 5’3’ Ở sv nhân
thực, mARN sơ khai loại bỏ các đoạn intron và nối các đoạn êxôn
tạo thành mARN trưởng thành rồi ra tế bào chất làm khuôn tổng
hợp prôtêin
Câu 9 : Dịch mã là gì ? Diễn biến và kết quả của quá trình dịch
mã ?Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, xảy ra trong tế bào
chất tại ribôxôm. tARN mang bộ 3 đối mã (anticôđon) 3’UAX 5’
bổ sung với côđon mở đầu 5’AUG 3’ trên mARN
- Axit amin mở đầu là Metiônin ở sv nhân thực và là Formil-Met
ở sv nhân sơ.- - Quá trình dịch mã chấm dứt khi ribôxôm tiếp
xúc với mã kết thúc trên mARN là : UAA, UAG, UGA
- Kết quả : Axit amin mở đầu bị cắt khỏi chuỗi pôlipeptit dưới
tác dụng của enzim đặc hiệu Chuỗi pôlipeptit tiếp tục hình
thành các prôtêin bậc cao hơn.- Câu 10 : Vai trò của
pôliribôxôm trong quá trình tổng hợp prôtêin ? Nhóm 5 – 20
ribôxôm cùng hoạt động trên 1 mARN để làm tăng hiệu suất
tổng hợp prôtêin cùng loại
Câu 6 : Các loại ARN và chức năng ? - mARN : mang thông tin di truyền, làm khuôn cho quá trình dịch mã - - tARN : vận chuyển axit amin – rARN : cấu trúc nên ribôxôm
Câu 8 : Viết các côđon mở đầu và kết thúc trên mARN ?
đọc theo chiều từ 5’ 3 ‘.- Côđon mở đầu : 5’ AUG 3’-
- Côđon kết thúc : 5’ UAA 3’ ; 5’ UAG 3’ ; 5’ UGA 3’
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
Trang 22
Bài 3 : ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN
Câu 11 : Điều hòa hoạt động của
gen là điều hoà lượng sản phẩm
của gen tạo ra trong tế bào
• F.Jacôp và J.Mônô đã phát hiện
cơ chế điều hòa hoạt động của gen
ở vi khuẩn E.coli năm 1961
• Ôpêron gồm có : vùng khởi
động P – vùng vận hành O –
nhóm gen cấu trúc
• Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin
ức chế liên kết vùng vận hành O,
ngăn cản quá trình phiên mã
• Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật
nhân sơ (E.coli) chủ yếu diễn ra ở
giai đoạn phiên mã
Bài 4 : ĐỘT BIẾN GEN
Câu 12 : Đột biến gen là gì ? Có những dạng nào ? Thể đột biến là gì ?
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, nếu đột biến chỉ liên quan tới một cặp nuclêôtit thì gọi là đột biến điểm
Có 3 dạng đột biến điểm : mất, thêm và thay thế một cặp nuclêôtit
- Thể đột biến là cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình
Câu 13 : Cơ chế phát sinh đột biến gen ?
- Sự bắt cặp không đúng trong nhân đôi ADN Ví dụ, Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin (T) tạo nên đột biến thay thế (G – X) bằng (A – T) : X - G* G*- T T - A
- Tác động của tác nhân vật lí Ví dụ : tia tử ngoại (UV) làm cho 2 bazơ timin trên cùng một mạch liên kết với nhau gây ra đột biến mất một cặp A-T
- Tác động của tác nhân hoá học Ví dụ : hoá chất 5BU gây đột biến thay thế cặp (A-T) bằng (G-X)
A - T A - 5BU 5BU - G G - X
- Tác động của tác nhân sinh học như virut viêm gan B, virut hecpet, cũng có thể gây đột biến gen
Câu 14 : Hậu quả của đột biến gen cấu trúc ?- • 3 cặp Nu liền nhau trong gen mã hoá 1 axit amin trong phân tử prôtêin
• Thay thế 1 cặp Nu chỉ gây biến đổi ở 1 axit amin.- • Mất hoặc thêm 1 cặp Nu thì tất cả các bộ 3 tiếp sau đó đều bị thay đổi Nếu xảy ra ở cuối gen sẽ gây hậu quả ít hơn ở phía đầu của gen
Câu 15 : Hậu quả của đột biến gen phụ thuộc vào những yếu tố nào ? ĐBG phụ thuộc vào loại, liều lượng, cường độ … của tác
nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen
Câu 16 : Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen ?
- ĐBG làm xuất hiện các alen mới , cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống
- Tần số ĐBG rất thấp (10 -6 – 10 -4 ) nhưng số lượng gen trong tế bào rất lớn nên số lượng gen đột biến được tạo ra trên mỗi thế hệ
là đáng kể, tạo nên nguồn biến dị di truyền chủ yếu cho quá trình tiến hoá
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
Trang 33
Bài 5 : ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
Câu 17 : Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST, liên quan tới trình tự các gen
MẤT
ĐOẠN
- NST bị mất một đoạn không
chứa tâm động
- Do trao đổi chéo không cân
giữa 2 crômatit
Gây chết hoặc giảm sức sống
Ví dụ, mất một phần vai dài NST
số 22 gây bệnh ung thư máu ác tính
- Loại bỏ những gen xấu
- Định vị gen → xây dựng bản đồ di truyền
LẶP ĐOẠN
- 1 đoạn của NST lặp lại 1 hay
nhiều lần
- Do trao đổi chéo không cân
giữa 2 crômatit
Làm tăng hoặc giảm mức biểu hiện của tính trạng
Có ý nghĩa lớn trong tiến hoá và chọn giống Ví dụ, tăng hoạt tính của enzim amilaza trong công nghiệp sản xuất bia
ĐẢO
ĐOẠN
1 đoạn NST đứt ra rồi đảo
ngược 180 0
và nối lại
Ít ảnh hưởng tới sức sống của
cơ thể
Tạo ra sự đa dạng giữa các nòi trong cùng một loài
CHUYỂN
ĐOẠN
1 đoạn NST đứt ra rồi chuyển
đến vị trí mới trong cùng một
NST hoặc NST khác
Chuyển đoạn lớn gây giảm khả năng sinh sản
- Hình thành loài mới
- Phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền
Bài 6 : ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST
Câu 18 : Đột biến lệch bội là gì ? - Đột biến làm thay đổi số lượng NST ở 1 hay một số cặp NST tương đồng
Ví dụ, thể không (2n – 2) ; thể một (2n – 1) ; thể một kép (2n -1 -1) ; thể ba (2n + 1); thể bốn (2n + 2)
Câu 19 : Cơ chế phát sinh thể lệch bội ? - Trong giảm phân, một cặp NST không phân li tạo ra giao tử bất thường (n+1) và (n –1)
Trong thụ tinh, giao tử (n+1) x giao tử (n) → thể ba (2n + 1) và giao tử (n–1) x giao tử (n) → thể một (2n – 1)
- Trong nguyên phân, đột biến lệch bội ở tế bào sinh dưỡng 2n hình thành thể khảm
Câu 20 : Hậu quả của thể lệch bội ? - Thường không sống được hay giảm sức sống, giảm sinh sản
+ Ở người : hội chứng Đao (3 NST số 21) ; hội chứng 3X (XXX) ; hội chứng Tơcnơ (XO) ; hội chứng Clai phentơ (XXY) + Ở thực vật : cà độc dược 2n = 24 có 12 thể ba cho 12 dạng quả khác nhau
Câu 21 : Đột biến đa bội là gì ? Đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n Ta phân biệt tự đa bội
(3n, 4n, 5n, …) và dị đa bội (2n + 2n)
Câu 22 : Cơ chế phát sinh thể đa bội ? - Giao tử (2n) kết hợp giao tử (n) tạo ra thể tam bội 3n Các giao tử (2n) kết hợp với nhau
tạo ra thể tứ bội 4n Trong lần nguyên phân đầu tiên ở hợp tử, nếu tất cả NST không phân li cũng tạo ra thể tứ bội
- Lai xa kết hợp đa bội hoá tạo ra thể dị đa bội còn được gọi là thể song nhị bội
Câu 23 : Đặc điểm của thể đa bội ? Hàm lượng ADN tăng lên gấp bội Vì vậy, thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát
triển khoẻ, sức chống chịu tốt, năng suất cao Riêng thể đa bội lẻ không khả năng sinh sản hữu tính, chỉ sinh sản sinh dưỡng Ví dụ, cây ăn quả không hạt như cam, nho, bưởi, thường là thể đa bội lẻ
-CHƯƠNG DI TRUYỀN HỌC- (Nội dung ôn luyện bài 8→ bài 13)- Bài 8 : QUY LUẬT PHÂN LI Câu 1 : Menđen dùng đối tượng nào và phương pháp gì để phát hiện ra các quy luật di truyền ?
- Đậu Hà Lan 2n = 14 (Pisum sativum) - Phương pháp phân tích cơ thể lai
Câu 2 : Menđen tiến hành phương pháp nghiên cứu di truyền thế nào ?
- (1) Tạo dòng thuần bằng tự thụ phấn.- (2) Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F 1 , F 2 , F 3 - (3) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.- (4) Tiến hành thí nghiệm chứng minh
Câu 3 : Điều kiện nghiệm đúng cơ bản nhất của quy luật phân li ?
- Giảm phân diễn ra bình thường : các alen của 1 gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia
Câu 4 : Lai phân tích là gì ? Ý nghĩa của phép lai này ?
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn để xác định cá thể mang tính trạng trội thuần chủng hay không Nếu : Fa đồng tính Cá thể mang tính trội đó thuần chủng AA
F a phân li 1:1 Cá thể mang tính trội đó không thuần chủng Aa (dị hợp)
- Ý nghĩa : Lai phân tích cho phép ta xác định tính trội-lặn
Câu 5 : Vận dụng QL phân li của Menđen vào bài tập di truyền
▪ Kiểu gen bố mẹ Kết quả đời con
- (P) Aa x Aa → 3 kiểu gen (1AA : 2Aa : 1aa) 2 kiểu hình (3 trội : 1 lặn)
- (P) Aa x aa → 2 kiểu gen (1Aa : 1aa) 2 kiểu hình (1 trội : 1 lặn)
- (P) Aa x AA → 2 kiểu gen (1AA : 1Aa) 1 kiểu hình (100% trội)
▪ Kết quả đời con Kiểu gen bố mẹ
- (F 1) 3 trội : 1 lặn P : Aa x Aa
- (F 1) 1 trội : 1 lặn P : Aa x aa
- (F 1) 100% trội P : AA x AA hoặc AA x Aa hoặc AA x aa
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
Trang 44
Bài 9 : QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
Câu 6 : Điều kiện nghiệm đúng QL phân li độc lập ? Cơ sở tế bào học của QL phân li độc lập ?- Mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp
NST.- - Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST trong giảm phân → Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các alen
→ (Kết quả chung của nhiều phép lai = tích các kết quả của từng phép lai)
Câu 7 : Ý nghĩa của QL phân li độc lập đối với tiến hoá và chọn giống ?
+ Dự đoán được kết quả kiểu hình ở đời sau, có lợi trong sản xuất
+ Tạo ra số lượng lớn biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu tiến hoá thứ cấp
Câu 8 : Công thức tổng quát QL phân li độc lập ?
- Số loại giao tử của F n = 2 n - Số loại KG ở F n = 3 n - Tỉ lệ KG ở F n = (1: 2: 1) n
- Số tổ hợp ở F n = 4 n - Số loại KH ở F n = 2 n - Tỉ lệ KH ở F n = (3 : 1) n
Bài 10 : TƯƠNG TÁC GEN & TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
Câu 9 : Tương tác gen là gì ? Có những kiểu tương tác gen nào ?
+Tương tác gen là hiện tượng tác động qua lại của nhiều gen không alen để xác định một tính trạng
+Tùy theo kiểu tương tác mà cho ra thế hệ con lai có thể khác bố mẹ và tỉ lệ kiểu hình là :
- 9 : 3 : 3 : 1 hoặc 9 : 6 : 1 hoặc 9 : 7 (tương tác bổ sung)
- 12 : 3 : 1 hoặc 13 : 3 hoặc 9 : 3 : 4 (tương tác át chế)
- 15 : 1 hoặc 1 : 4 : 6 : 4 : 1 (tương tác cộng gộp)
Câu 10 : Thế nào là tương tác cộng gộp ? Ý nghĩa ? Tương tác cộng gộp là trường hợp các gen trội không alen tương tác nhau
làm tăng biểu hiện KH, có ý nghĩa trong sản xuất, chi phối tính trạng số lượng (năng suất)
Câu 11 : Gen đa hiệu là gì ? Ý nghĩa ? - Sản phẩm của 1 gen tác động lên sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau (1 gen quy
định nhiều tính trạng)
Bài 11 : LIÊN KẾT GEN & HOÁN VỊ GEN
Câu 12 : Đối tượng nào được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền ? Ruồi giấm, 2n = 8
Câu 13 : Liên kết gen là gì ? Số nhóm liên kết gen ở mỗi loài ? - Các gen không alen trên cùng 1 NST di truyền không tách rời
nhau và làm thành nhóm gen liên kết Số nhóm liên kết bằng số NST đơn bội (n) của loài
Câu 14 : Trình bày thí nghiệm LKG và HVG của Morgan
P tc : ♀ Thân xám, cánh dài x ♂ Thân đen, cánh cụt → F 1 : 100% Thân xám, cánh dài
- Morgan cho ruồi đực ♂ F 1 lai phân tích : F A : 50% xám, dài : 50% đen, cụt
- Morgan cho ruồi cái ♀ F 1 lai phân tích : F A : 41,5% xám, dài : 41,5% đen, cụt : 8,5% xám, cụt : 8,5% đen, dài
- Khi dùng phép lai phân tích, Morgan đã phát hiện : ruồi giấm đực có LKG ; ruồi giấm cái có HVG
Câu 15 : Cơ sở tế bào học của LKG – HVG
- LKG : Morgan cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST
- HVG : Morgan cho rằng có hiện tượng bắt chéo giữa 2 crômatit của cặp NST tương đồng ở kì trước GP 1 → Trao đổi đoạn NST → Hoán vị gen
Câu 16 : Ý nghĩa của LKG – HVG là gì ? Bản đồ di truyền ? LKG hạn chế BD tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững của các gen trên NST.- - HVG tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, tạo điều kiện cho các gen quý tổ hợp thành nhóm gen liên kết
- Bản đồ di truyền là sơ đồ vị trí sắp xếp tương đối của các gen trên mỗi NST (1 cM = 1% HVG)
Câu 17 : Nhận biết LKG – HVG 1/ LIÊN KẾT GEN
- Cách viết giao tử Ví dụ
ab
AB liên kết gen cho 2 loại giao tử 50% AB = 50% ab
- Trong lai phân tích : (P) AB/ab x ab/ab → phân li kiểu hình 1 T-T : 1 L-L
(P) Ab/aB x ab/ab → phân li kiểu hình 1 T-L : 1 L-T
- Trong lai tạp giao : (P) AB/ab x AB/ab → phân li kiểu hình 3 : 1
(P) Ab/aB x Ab/aB → phân li kiểu hình 1 : 2 : 1
2/ HOÁN VỊ GEN- Cách viết giao tử Ví dụ
ab
AB
(f = 20%) cho giao tử AB = ab = 40% (LKG)
và giao tử Ab = aB = 10% (HVG)
Bài 12 : DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH – DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
Câu 18 : NST giới tính là gì ? Các kiểu NST giới tính - NST giới tính là loại NST chứa các gen quy định giới tính và các gen quy
định tính trạng thường - - Các kiểu NST giới tính :
- ♀ XX và ♂ XY ở người, ruồi giấm, các loài thú
- ♀ XY và ♂ XX ở chim, ếch, bò sát, bướm,
♀ XX và ♂ XO ở châu chấu, bọ xít, rệp
♀ XO và ♂ XX ở bọ nhạy
Câu 19 : Di truyền liên kết với giới tính là gì ? Đặc điểm ?- Di truyền liên kết giới tính là trường hợp gen quy định tính trạng
thường nằm trên NST giới tính.- - Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau ; tỉ lệ biểu hiện không đều ở 2 giới
Câu 20 : Trình bày thí nghiệm của Morgan về di truyền liên kết với giới tính. Lai thuận-nghịch 2 dòng ruồi giấm thuần chủng
Lai thuận - Lai nghịch
PTC : ♀ mắt đỏ x ♂ mắt trắng PTC : ♀ mắt trắng x ♂ mắt đỏ
F1 : 100% mắt đỏ F1 : 1♀ mắt đỏ : 1♂ mắt trắng
F2 : 3 đỏ : 1 trắng (toàn con ♂) F2 : 1♀ đỏ : 1♀ trắng : 1♂ đỏ : 1♂ trắng
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
Trang 55
Câu 21 : Cơ sở tế bào học của di truyền liên kết với giới tính
+ Gen trên NST X : - Phép lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau
- Di truyền chéo giới tính (ông ngoại → mẹ → con trai)
Ví dụ : bệnh máu khó đông, bệnh mù màu ở người do gen lặn a nằm trên X
+ Gen trên NST Y : di truyền thẳng cho giới dị giao (XY) Ví dụ : túm lông trên vành tai, tật dính ngón tay 2 và 3 ở người đàn ông
Câu 22 : Tại sao di truyền ngoài nhân còn gọi là di truyền theo dòng mẹ ?
- Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nằm ngoài nhân
(trong ti thể hoặc lục lạp)
Lai thuận Lai nghịch
P : ♀ Cây lá đốm x ♂ Cây lá xanh P : ♀ Cây lá xanh x ♂ Cây lá đốm
F 1 : 100% Cây lá đốm F 1 : 100% Cây lá xanh
Câu 23 : Nhận biết gen trong nhân hay ngoài nhân
- Để biết tính trạng nào đó do gen trong nhân hay ngoài nhân, do gen trên NST thường hay NST giới tính, người ta dùng phép lai thuận nghịch
Bài 13 : ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
Câu 24 : Mức phản ứng là gì ? Mức phản ứng là tập hợp các KH của cùng 1 KG tương ứng với các môi trường khác nhau Để
nghiên cứu mức phản ứng của 1 KG, người ta tạo ra các sinh vật có cùng kiểu gen
- Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp, thường do 1 gen quy định Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, thường do nhiều gen quy định
Câu 25 : Thường biến (sự mềm dẻo kiểu hình) là gì ? Đặc điểm ?- Thường biến là hiện tượng 1 KG → điều kiện môi trường khác
nhau → nhiều KH - Ví dụ : cây bàng, xoan rụng lá vào mùa đông có tác dụng giảm sự thoát hơi nước
- Thường biến không di truyền, biểu hiện đồng loạt theo 1 hướng và giúp sinh vật thích nghi
CHƯƠNG CHỌN GIỐNG -Nội dung ôn luyện bài 16→ bài 22)
Bài 16 : QUẦN THỂ TỰ PHỐI Câu 1 : Đặc điểm của quần thể tự phối và giao phối gần ?
- Quần thể dần dần phân hoá thành các dòng thuần có KG khác nhau
- Tần số các alen không đổi, thành phần KG thay đổi theo hướng giảm dần dị hợp và tăng dần đồng hợp
Câu 2 : Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối thay đổi thế nào ?
● Quần thể ban đầu P : 100% Aa
Quần thể sau (n) lần tự thụ có : Aa =
n
2
1
và AA = aa =
2
) (
1 Aa
● Quần thể ban đầu P : x AA + y Aa + z aa
Quần thể sau (n) lần tự thụ có tỉ lệ thể dị hợp và các thể đồng hợp là
Aa = y.
n
2
1
2
)
( Aa
2
)
( Aa
y
+ z
Bài 17 : QUẦN THỂ NGẪU PHỐI
Câu 3 : Đặc điểm của quần thể ngẫu phối hay giao phối ?
- Các cá thể giao phối tự do với nhau → QT đa dạng về KG và KH
- Tần số các alen và thành phần KG duy trì không đổi qua các thế hệ trong điều kiện sống ổn định
Câu 4 : Thế nào là quần thể ngẫu phối đạt cân bằng di truyền ?
- Thành phần KG theo công thức Hacđi –Vanbec : p 2 (AA) + 2pq (Aa) + q 2 (aa) = 1 hay p + q = 1
- Quần thể x (AA) + y (Aa) + z (aa) cân bằng khi x+ z = 1
- Tần số các alen là tỉ lệ % giao tử mang alen đó trong quần thể Gọi p là tần số alen trội ; q là tần số alen lặn
Câu 5 : Ý nghĩa định luật Hacđi -Vanbec Phản ánh trạng thái cân bằng trong QT Giải thích sự ổn định qua thời gian của
những quần thể tự nhiên.- - Từ tần số các cá thể có kiểu hình lặn, tính được tần số các alen và tần số kiểu gen trong quần thể
Ví dụ : Từ kiểu hình lặn q 2 (aa) ta tìm q a p A và thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 6 : Điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi –Vanbec ?
- Quần thể kích thước lớn – Có ngẫu phối.– Có cách li – Không đột biến – Không CLTN
Bài 18 : CHỌN GIỐNG DỰA TRÊN BIẾN DỊ TỔ HỢP
Câu 7 : Nguồn nguyên liệu của chọn giống hiện đại là gì ?- BD di truyền gồm có : BD tổ hợp, đột biến, ADN tái tổ hợp
Câu 8 : PP tạo giống thuần dựa trên nguồn BDTH ? - (1) Cho lai giống → (2) Chọn lọc những tổ hợp mong muốn
→ (3) Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần qua nhiều thế hệ để tạo ra các giống thuần chủng Chỉ dùng UTL làm sản phẩm, không dùng nhân giống
Câu 9 : Ưu thế lai là gì ? Nguyên nhân và cơ sở di truyền của ưu thế lai ? Ưu thế lai (UTL) là hiện tượng con lai có sức sống,
năng suất, phẩm chất vượt trội so với các dạng bố mẹ UTL chỉ biểu hiện cao nhất ở F1 và giảm dần ở các thế hệ sau
- Nguyên nhân UTL được giải thích bằng giả thuyết siêu trội (AA < Aa > aa) cơ thể dị hợp (Aa) biểu hiện tốt hơn thể đồng hợp (AA) Có lẻ vì UTL ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
Trang 66
Câu 10 : Trình bày PP tạo ưu thế lai ?
+ Lai giữa các dòng thuần chủng với nhau
Dòng thuần A x Dòng thuần B con lai C Dòng thuần D x Dòng thuần E con lai F + Lai thuận nghịch giữa các dòng tự thụ phấn để thăm dò, tìm ra tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất
Bài 19 : TẠO GIỐNG BẰNG GÂY ĐỘT BIẾN & CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Câu 11 : PP tạo giống bằng gây đột biến là gì ? Phù hợp với đối tượng nào ? (1) Gây đột biến → (2) chọn lọc thể đột biến có
lợi → (3) tạo dòng thuần chủng.- - Thực vật và vi sinh vật Vì VSV có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh
Câu 12 : PP tạo ra các giống cây trồng có KG đồng hợp ở tất cả các gen ?
- Nuôi và đa bội hoá hạt phấn đơn bội (n) hoặc noãn chưa thụ tinh (n)
Câu 13 : Lai tế bào xôma là gì ? Ứng dụng và triển vọng ?
- Dung hợp 2 tế bào trần cùng loài hay khác loài tạo ra tế bào lai → cây lai xôma (2n+2n) sinh sản bình thường
- Cây pomato là cây lai giữa khoai tây và cà chua Lai giữa cây dại và cây trồng ; lai giữa thực vật và động vật
Câu 14 : Cơ sở khoa học của nhân bản vô tính ? Trong tự nhiên, một hợp tử trong những lần nguyên phân đầu tiên, tách ra thành
nhiều phôi riêng biệt, sau đó, những phôi này phát triển thành những cá thể giống nhau
- Trong thực nghiệm, tạo ra con cừu Dolly (1997) giống con cừu cho nhân
Câu 15 : Cơ sở khoa học của cấy truyền phôi và ý nghĩa ? - Chia cắt phôi thành nhiều phôi → cấy các phôi này vào tử cung của
các con cái khác nhau → sinh ra nhiều con vật có kiểu gen giống nhau
- Nhân nhanh giống thú quý hiếm, giống vật nuôi đẻ ít và chậm Tạo ra nhiều con vật có KG giống nhau
Bài 20 : TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ GEN
Câu 16 : Công nghệ gen là gì ? Kĩ thuật chuyển gen là gì ? Công nghệ gen là quy trình tạo tế bào hay sinh vật có gen bị biến đổi
hoặc có thêm gen mới.- - Kĩ thuật chuyển gen là kĩ thuật đưa gen từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng cách dùng thể truyền (vectơ)
Câu 17 : Thể truyền là gì ? Plasmit là gì ? ADN tái tổ hợp là gì ?
- Thể truyền bao gồm plasmit, thể thực khuẩn, NST nhân tạo Thể truyền là vectơ có khả năng tự nhân đôi, có thể gắn vào hệ gen của
tế bào - - Plasmit là phân tử ADN nhỏ dạng vòng trong tế bào chất của vi khuẩn, tự nhân đôi độc lập với hệ gen của VK
- ADN tái tổ hợp là : plasmit + gen cần chuyển của tế bào cho
Câu 18 : Các bước chính trong kĩ thuật chuyển gen ? Có enzim tham gia không ?
- Tạo ADN tái tổ hợp → Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
- Enzim cắt Restrictaza và enzim nối Ligaza
Câu 19 : Dùng chất gì để đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận ? - Muối natri, xung điện
Làm sao nhận biết được ADN tái tổ hợp có hay không có trong tế bào nhận ? - Chọn thể truyền có gen đánh dấu (chỉ thị màu,
chất huỳnh quang, chất kháng kháng sinh)
Câu 20 : Ứng dụng của kĩ thuật chuyển gen ?
1 Tạo sinh vật biến đổi gen (đưa thêm 1 gen lạ vào, biến đổi 1 gen có sẵn, loại bỏ hoặc bất hoạt 1 gen)
2 Tạo bò, cừu mang gen của người → sữa của chúng được chế biến thành thuốc trị bệnh cho người
3 Tạo giống lúa “gạo vàng” tổng hợp β-carôten trong hạt, cần thiết cho những bệnh nhân thiếu vitamin A
4 Chuyển gen kháng thuốc trừ sâu vào cây bông, đậu tương
5 Tạo chủng vi khuẩn E coli mang gen của loài khác Ví dụ, vi khuẩn E coli mang gen insulin của người
Câu 21 : Ưu điểm của kĩ thuật chuyển gen so với PP lai ?
- Tạo được gen ghép, gen lai, tổ hợp nhiều vật chất di truyền của các loài khác xa nhau
Bài 21 : DI TRUYỀN Y HỌC
Câu 22 : Bệnh di truyền phân tử là gì ? Hội chứng bệnh liên quan đột biến NST là gì ? - Là bệnh di truyền có cơ chế gây bệnh ở
mức độ phân tử.- - Đột biến NST liên quan rất nhiều gen → gây 1 loạt tổn thương các hệ cơ quan của người bệnh ; nên được gọi là hội chứng bệnh
Câu 23 : Nêu một số bệnh di truyền phân tử ? 1/ Bệnh hồng cầu hình liềm do ĐBG trội trên NST thường (dạng thay thế cặp T-A
bằng G-X).2/ Bệnh phêninkêtô niệu do ĐBG mã hoá enzim xúc tác phản ứng chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin
3/ Bệnh mù màu, máu khó đông … do ĐBG lặn trên NST giới tính X Tật dính ngón 2-3 ; túm lông trên vành tai … do gen trên NST giới tính Y, chỉ biểu hiện ở nam giới
Câu 24 : Nêu một số hội chứng bệnh liên quan đột biến NST ?
1/ Hội chứng Đao : người bệnh có 3 NST số 21 Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hoá … 2/ Ung thư máu ác tính do mất 1 phần vai dài NST số 22
3/ Hội chứng 3X (XXX), Tớcnơ (XO), Claiphentơ (XXY) do đột biến NST giới tính gây ra
Câu 25 : Bệnh ung thư là gì ?- - Bệnh ung thư là loại bệnh được gây nên bởi nhiều loại đột biến khác nhau (ĐBG và ĐBNST) làm
cho tế bào phân chia liên tục và có khả năng di chuyển vị trí tạo nên các khối u.- Đột biến làm gen tiền ung thư chuyển thành gen ung thư thường là đột biến trội và không di truyền vì xuất hiện ở các tế bào sinh dưỡng
Bài 22 : BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI
Câu 26 : Liệu pháp gen là gì ? - Liệu pháp gen là kĩ thuật chữa trị bệnh bằng thay thế gen Thay thế các gen đột biến gây bệnh trong
cơ thể người bằng các gen lành
C x F con lai kép G
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
Trang 77
Câu 27 : Để bảo vệ vốn gen của loài người cần tiến hành những biện pháp gì ?
- Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân đột biến
- Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh. Nghiên cứu hoàn thiện liệu pháp gen
Câu 28 : Di truyền học với bệnh AIDS ? Bệnh AIDS được gây nên bởi virut HIV Trong quá trình lây nhiễm, HIV tiềm sinh vô hạn
trong tế bào bạch cầu Th và tiêu diệt các tế bào này khi chúng hoạt động
- Người ta tìm thấy HIV trong máu, tinh dịch hoặc dịch nhày âm đạo của người bệnh
CHƯƠNG I : BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ( BÀI 24 31)
Bài 24 : CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ Câu 1 : Để chứng minh sự tiến hoá của sinh giới, người ta dựa vào những bằng chứng nào ?
- Giải phẩu so sánh, phôi sinh học, địa lí sinh học, tế bào và sinh học phân tử
Câu 2 : Các cơ quan cùng nguồn, cùng cấu tạo nhưng khác chức năng được gọi là gì ? Cho ví dụ
- Cơ quan tương đồng Vd : tay người và cánh dơi
Các cơ quan khác nguồn, khác cấu tạo nhưng cùng chức năng được gọi là gì ? Cho ví dụ
- Cơ quan tương tự Vd : cánh bướm và cánh dơi
Các cơ quan phát triển không hoàn chỉnh ở cơ thể trưởng thành được gọi là gì ? Cho ví dụ
- Cơ quan thoái hoá Vd : ruột thừa ở người
Câu 3 : Cơ quan tương đồng phản ảnh điều gì ? Cơ quan tương tự phản ảnh điều gì ? Người ta không dựa vào cơ quan nào để xác định nguồn gốc của loài ? - CQ tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li.- CQ tương tự phản ánh
sự tiến hoá đồng quy.- Không dựa vào CQ tương tự (không là bằng chứng tiến hoá)
Câu 4 :Ngành nghiên cứu nào giúp ta biết trình tự axit amin trong prôtêin và trình tự nuclêôtit trong ADN của các loài sinh vật ? Loài Linh Trưởng nào có quan hệ họ hàng gần gũi với con người nhất ?
- Nghiên cứu sinh học phân tử và tế bào.- Tinh tinh
Bài 25 : HỌC THUYẾT LAMÁC & HỌC THUYẾT ĐÁCUYN Câu 1 : Ai là người đầu tiên xây dựng thuyết tiến hoá ? Ai là người đặt nền móng vững chắc xây dựng thuyết tiến
hoá ? Ai là người đầu tiên nêu khái niệm biến dị cá thể ?- Lamarck - Darwin - Darwin
Câu 2 : So sánh học thuyết Lamác và học thuyết Đácuyn về các vấn đề : nguyên nhân tiến hoá, cơ chế tiến hoá, hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới
1- Nguyên nhân
tiến hoá
- Do ngoại cảnh thay đổi
- Do thay đổi tập quán hoạt động ở động vật
- CLTN tác động thông qua tính BD và DT ở sinh vật
2- Cơ chế tiến hoá - Các biến đổi trên cơ thể sinh vật (do ngoại cảnh
hay tập quán hoạt động) đều di truyền
- CLTN tích luỹ các BD có lợi và đào thải các
BD có hại
3- Hình thành đặc
điểm thích nghi
- Sinh vật chủ động thích nghi với M bằng cách cơ quan nào hoạt động thì phát triển và ngược lại
- Đặc điểm thích nghi có được bằng việc đào thải các dạng kém thích nghi
4- Hình thành loài mới
- Loài mới được hình thành từ từ tương ứng với ngoại cảnh nên không có loài nào bị đào thải
- Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian theo con đường phân nhánh dưới tác dụng của CLTN
Câu 3 : Theo quan niệm của Darwin
a/ Loại biến dị nào là nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá ? –Biến dị cá thể
b/ Động lực của CLTN và CLNT là gì ? –Đấu tranh sinh tồn –Nhu cầu thị hiếu nhiều mặt của con người
c/ Đối tượng tác động của CLTN là gì ? –Cá thể sinh vật
d/ Thực chất của CLTN là gì ? –Phân hoá khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể
e/ Kết quả của CLTN là gì ? –Tạo ra các loài sinh vật thích nghi với môi trường
Bài 26 : HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
Câu 1 : Theo quan niệm hiện đại
- Kết quả của tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn là gì ? –Hình thành loài mới –Hình thành đơn vị phân loại trên loài
- Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô nào ? Tiến hoá lớn ? –Quy mô quần thể –Quy mô rộng lớn (hệ sinh thái)
- Nguồn nguyên liệu tiến hoá là gì ? Nguyên liệu sơ cấp ? Nguyên liệu thứ cấp ? Nguyên liệu chủ yếu ? Nguồn gốc sâu xa của mọi biến dị di truyền là gì ?
Câu 2 : Theo quan niệm hiện đại-a/ Đối tượng tác động trực tiếp và gián tiếp của CLTN là gì ?
–Trực tiếp trên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen
b/ Thực chất của CLTN là gì ? –Phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các KG khác nhau trong quần thể
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
Trang 88
c/ Vì sao chọn lọc chống alen trội diễn ra nhanh hơn alen lặn ? –Vì gen trội biểu hiện kiểu hình ở thể đồng hợp (AA) và dị hợp
(Aa) ; còn gen lặn không biểu hiện ở thể dị hợp nên không bao giờ loại bỏ hết được gen lặn
d/ Yếu tố nào tạo ra nguồn nguyên liệu tiến hoá ? –Quá trình đột biến và quá trình giao phối
e/ Yếu tố nào có thể đào thải hoàn toàn một gen trội có lợi ra khỏi quần thể ? –Các yếu tố ngẫu nhiên
f/ Yếu tố nào làm tỉ lệ dị hợp giảm dần và tăng dần tỉ lệ đồng hợp ? –Giao phối không ngẫu nhiên
Câu 3 : Nhân tố tiến hoá là gì ? Kể tên – Nhân tố tiến hoá là nhân tố làm thay đổi TS alen và thfần KG
– 5 nhântố tiến hoá : đột biến, di-nhập gen, CLTN, các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên
Câu 4 : Nêu vai trò của các nhân tố tiến hoá 1/.ĐỘT BIẾN làm phát sinh các alen mới 2/.DI-NHẬP GEN làm xâm nhập giao tử
hay cá thể từ quần thể này vào quần thể khác 3/.CLTN quy định chiều hướng tiến hoá 4/.CÁC YẾU TỐ NGẪU NHIÊN làm thay đổi
TS alen và thfần KG đột ngột 5/.GIAO PHỐI KHÔNG NGẪU NHIÊN chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
Bài 27 : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI Câu 1 : Đặc điểm thích nghi là gì ? Sự hình thành ĐĐTN bị chi phối bởi những nhân tố nào ? Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố nào ?
–ĐĐTN là những đặc điểm giúp sv sống sót tốt hơn –Bởi 3 nhân tố : đột biến, giao phối và CLTN
–Phụ thuộc 3 yếu tố : phát sinh đột biến, tốc độ sinh sản và áp lực CLTN
Câu 2 : Nhân tố nào trực tiếp góp phần hình thành nên các quần thể thích nghi ? Vì sao đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương
đối ? –CLTN –Vì ĐĐTN là kết quả CLTN trong một hoàn cảnh nhất định
Bài 28 : LOÀI Câu 1 : Kể tên các tiêu chuẩn để phân biệt 2 loài thân thuộc Tiêu chuẩn nào chính xác nhất ?
–Hình thái, hoá sinh, địa lí, cách li sinh sản, … –Cách li sinh sản là chính xác nhất
Câu 2 : Nêu cơ chế cách li sinh sản giữa các loài ? –Cách li trước hợp tử ngăn cản sự giao phối (cách li nơi ở, tập tính, mùa vụ, cơ
học) ; cách li sau hợp tử tạo con lai bất thụ hoặc ngăn cản tạo con lai
Câu 3 : Nêu vai trò của cách li trong quá trình tiến hoá Vì sao cách li không phải là nhân tố tiến hoá ?
–Cách li ngăn cản sự trao đổi vốn gen giữa các loài –Vì nó không làm thay đổi TS alen & thfần KG
Bài 29 & 30 : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI Câu 1 : Kể tên các con đường hình thành loài mới Con đường nào hình thành loài mới nhanh nhất ?
–Hình thành loài bằng cách li địa lí, cách li tập tính, cách li sinh thái và lai xa-đa bội hoá.-–Lai xa-đa bội hoá
Câu 2 : Hình thành loài mới bằng cách li địa lí, cách li sinh thái, lai xa-đa bội hoá thường xảy ra ở sinh vật nào ?
–Hình thành loài bằng cách li địa lí xảy ra ở TV và ĐV có khả năng phát tán mạnh Hình thành loài bằng cách li sinh thái xảy ra ở
TV và ĐV ít di động –Hình thành loài bằng lai xa-đa bội hoá thường xảy ra ở TV
Bài 31 : TIẾN HOÁ LỚN
Câu 1 : Tiến hoá lớn diễn ra theo con đường nào ? Hướng tiến hoá nào cơ bản nhất ? –Phân nhánh –Chiều hướng thích nghi ngày càng hợp lí - Câu 2 : Tại sao trong tự nhiên có sự song song tồn tại sinh vật bậc thấp bên cạnh sinh vật bậc cao ?
–Vì chúng đều thích nghi với M tsống
CHƯƠNG II : SỰ PHÁT SINH & PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Bài 32 : NGUỒN GỐC SỰ SỐNG Câu 1 : Sự sống trên Trái Đất trải qua những giai đoạn phát sinh, phát triển nào ?
–Tiến hoá hoá học → Tiến hoá tiền sinh học → Tiến hoá sinh học
Câu 2 : trong giai đoạn tiến hoá hoá học, các chất hữu cơ được tổng hợp nhờ nguồn năng lượng nào ?
–Nguồn năng lượng tự nhiên (bức xạ, sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa, …)
Câu 3 : S Milơ dùng những chất khí nào, ở nhiệt độ bao nhiêu để thí nghiệm kiểm chứng sự hình thành chất hữu cơ từ chất
vô cơ ? –Khí CH 4 , NH 3 , H 2 , hơi nước ở nhiệt độ 150 o
C – 180 o C
Câu 4 : Loại khí nào không có hoặc rất ít trong khí quyển nguyên thuỷ ? Loại axit nuclêic nào xuất hiện đầu tiên trong giai đoạn phát sinh sự sống ? –Ôxi –ARN
Bài 33 : SỰ PHÁT TRIỂN SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
Câu 1 : Trình tự phát sinh các đại địa chất ? –Thái cổ → Nguyên sinh → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
Trang 99
Câu 2 : Cho biết các sinh vật điển hình của mỗi đại –Đại Tân sinh : TV hạt kín, sâu bọ, chim, thú, xuất hiện loài người –Đại
Trung sinh: TV hạt trần, bò sát khổng lồ –Đại Cổ sinh (sv lên cạn): rêu, dương xĩ, cá, lưỡng cư
Bài 34 : SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI Câu 1 : Kể tên các loài vượn người ngày nay Loài nào có quan hệ họ hàng gần với người nhất ?
–Vượn gibbon, Đười ươi, Gôrila, Tinh tinh –Tinh tinh giống 100% aa trong phân tử hêmôglôbin
Câu 2 : Loài người hiện đại đã tiến hoá qua các dạng trung gian nào ? Nhân tố nào chi phối sự hình thành loài người ?
Cái nôi phát sinh loài người ở đâu ? –H habilis → H erectus → H sapiens
–Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội –Đông phi (Châu Phi)
Câu 3 : Do đâu bàn tay người được hoàn thiện ? Dấu hiệu nào chứng tỏ sự xuất hiện tiếng nói ở người ?
Hệ thống tín hiệu nào chỉ có ở loài người ? –Lao động –Lồi cằm –Tiếng nói và chữ viết
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TN PT 2013 –MÔN SINH 12SINH THÁI HỌC Bài 35 : MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Câu 1 : Hãy kể tên các loại môi trường sống của sinh vật ? MT cạn, MT đất, MT nước và MT sinh vật
Môi trường nào tập trung đa số các loài sinh vật sinh sống ? MT cạn
Các nhóm cộng sinh và kí sinh sống trong môi trường nào ? MT sinh vật
Câu 2 : Giới hạn sinh thái là gì ? Là khoảng giá trị xác định về 1 nhân tố sinh thái mà sinh vật tồn tại và phát triển
Hãy cho biết giới hạn sinh thái đối với nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam ? 5,6 o C → 42 o C
Câu 3 : Phân biệt nơi ở và ổ sinh thái ? Nơi ở chỉ nơi cư trú của sinh vật, còn ổ sinh thái chỉ phương thức sống của sinh vật
Câu 4 : Nêu đặc điểm của cây ưa sáng ? Mọc nơi quang đãng, lá mọc xiên, dày, màu xanh nhạt, mô giậu phát triển Ví dụ ? cây phi
lao, bồ đề, giá tị, …
Nêu đặc điểm của cây ưa bóng ? Mọc dưới tán cây khác, lá mọc ngang, mỏng, màu xanh đậm, mô giậu ít hoặc không có
Ví dụ ? cây gừng, riềng, ráy, vạn niên thanh, …
Câu 5 : Kể tên ĐV hằng nhiệt ? Chim , Thú ĐV biến nhiệt ? Cá, lưỡng cư, bò sát, ĐV nguyên sinh, thực vật
Câu 6 : Sự thích nghi với nhiệt độ của sinh vật hằng nhiệt như thế nào ? ĐV hằng nhiệt vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn
nhưng lại có tai, đuôi và các chi nhỏ hơn so với ĐV cùng loài vùng nhiệt đới
Bài 36 : QUẦN THỂ & MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ
Câu 7 : Quần thể sinh vật là gì ? Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh cảnh, có khả năng sinh sản Ví dụ ?
Đàn cá chép trong hồ, Sen trong đầm, các cây thông trên đồi thông
Câu 8 : Cho ví dụ về quan hệ hỗ trợ cùng loài ? Các cây thông liền rễ nhau, bầy chó rừng bắt mồi, …
Ý nghĩa của mối quan hệ này ? Tăng khả năng tự vệ, kiếm mồi, chống đ/k bất lợi, quan hệ sinh sản
Câu 9 : Khi nào xảy ra sự cạnh tranh cùng loài ? Khi số lượng cá thể quá đông → thiếu thức ăn, chỗ ở, ánh sáng, cá thể cái, … → có sự cạnh tranh
Nêu ý nghĩa của mối quan hệ này ? Đảm bảo số lượng cá thể trong quần thể phù hợp với nguồn sống
Bài 37 & 38 : CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
Câu 10 : Hãy kể tên các đặc trưng của quần thể sinh vật ?
Tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ, kích thước quần thể, tăng trưởng của quần thể
Đặc trưng nào là cơ bản nhất ? Mật độ Vì sao ? Mật độ ảnh hưởng tới mức sử dụng nguồn sống, mức sinh và mức tử
Câu 11 : Thế nào là tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể ? Tuổi sinh lí là tuổi có thể đạt tới của cá thể ; Tuổi sinh thái là tuổi
sống thực tế của cá thể ; Tuổi quần thể là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể
Các kiểu tháp tuổi ? - Tháp đang phát triển : Trước sinh > Đang sinh > Sau sinh
- Tháp ổn định : Trước sinh = Đang sinh > Sau sinh
- Tháp suy vong : Trước sinh < Đang sinh < Sau sinh
Câu 12 : Trong quần thể có các kiểu phân bố cá thể nào ? Ý nghĩa của mỗi kiểu ?
- Phân bố theo nhóm, các cá thể hỗ trợ lẫn nhau qua hiệu quả nhóm
- Phân bố đồng đều làm giảm mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
- Phân bố ngẫu nhiên, các cá thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường
Kiểu nào phổ biến nhất ? Phân bố theo nhóm
Câu 13 : Mật độ cá thể là gì ? Là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích
Câu 14 : Kích thước quần thể là gì ? Là số lượng (khối lượng hay năng lượng) cá thể trong quần thể
Kích thước tối thiểu ? Là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển
Kích thước tối đa ? Là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể có, phù hợp với nguồn sống của môi trường (M)
Kích thước quần thể có thể thay đổi do tác động của những yếu tố nào ? Mức sinh sản, mức tử vong, mức nhập cư và mức xuất cư
Câu 15 : Tăng trưởng của quần thể sv ở môi trường giới hạn và môi trường không giới hạn có hình dạng nào ?
- Đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật trong M không giới hạn có hình chữ J
- Đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật trong M bị giới hạn có hình chữ S
Bài 39 : BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
Câu 16 : Biến động số lượng cá thể là gì ? Là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể trong quần thể
Hãy nêu các kiểu biến động ? Biến động theo chu kì (mùa, ngày đêm, tuần trăng, …) và biến động không theo chu kì (cháy
rừng, thiên tai, dịch bệnh, …)
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
Trang 1010
Câu 17 : Các nguyên nhân gây biến động số lượng ? Do ảnh hưởng của các yếu tố vô sinh và hữu sinh
Bài 40 : MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
Câu 18 : Quần xã sinh vật là gì ? Là tập hợp các quần thể khác loài, cùng sinh cảnh, quan hệ mật thiết với nhau
Câu 19 : Độ đa dạng của quần xã được biểu thị bởi yếu tố nào ? Số lượng loài và số lượng cá thể trong mỗi loài
Loài ưu thế là gì ? Loài có số lượng nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh
Loài đặc trưng là gì ? Loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn trong quần xã
Câu 20 : Trong không gian, QXSV có những kiểu phân bố nào ? Phân tầng theo chiều thẳng đứng và phân tầng theo chiều ngang
Ý nghĩa của sự phân tầng ? Làm giảm bớt mức cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường
Câu 21 : Nêu đặc điểm của các mối quan hệ : cộng sinh, hợp tác, hội sinh ?
- Quan hệ cộng sinh ? Các bên đều có lợi (bắt buộc, chặt chẽ) Ví dụ ? Địa y, vi khuẩn nốt sần và cây đậu,………
- Quan hệ hợp tác ? Các bên đều có lợi (không chặt chẽ) Ví dụ ? Chim sáo và trâu rừng, cá nhỏ và lươn,……
- Quan hệ hội sinh ? Chỉ 1 bên có lợi, còn bên kia không lợi không hại Ví dụ ? Phong lan và cây rừng,…
Câu 22 : Nêu đặc điểm mối quan hệ : ức chế-cảm nhiễm, vật chủ-kí sinh, vật dữ-con mồi và cạnh tranh khác loài
Quan hệ ức chế-cảm nhiễm : Sự phát triển của 1 loài làm gây chết các loài sv khác
Quan hệ vật chủ-kí sinh : Vật chủ số ít, kích thước lớn và bị hại – Vật kí sinh số nhiều, nhỏ, được lợi
Quan hệ vật dữ-con mồi : Loài này ăn thịt loài khác Ví dụ ? Cáo và gà ; Hổ báo và hươu nai
Cạnh tranh khác loài ? Hai loài khác nhau có cùng nhu cấu sống Ví dụ ? Cây trồng và cỏ dại
Câu 23 : Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học ? Số lượng cá thể của 1 loài bị số lượng cá thể loài khác kìm hãm Ví dụ ? Số
lượng thỏ phụ thuộc số cáo ; số lượng sâu phụ thuộc số chim ăn sâu
Nguyên nhân hiện tượng khống chế sinh học ? Do các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng trong quần xã
Ứng dụng hiện tượng khống chế sinh học ? Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân, kiến vống diệt sâu cam
Bài 41 : DIỄN THẾ SINH THÁI
Câu 24 : Diễn thế sinh thái là gì ? Thay thế quần xã này bằng quần xã khác tương ứng với sự biến đổi của M
Câu 25 : Nêu đặc điểm của diễn thế nguyên sinh ? Từ M trống không → QX tiên phong → QX ổn định Ví dụ ? Từ 1 bãi đất bồi dần
dần hình thành rừng Nêu đặc điểm của diễn thế thứ sinh ? Từ nơi đã có 1 quần xã ổn định, sau đó bị biến đổi đi Ví dụ ? Từ 1 rừng cây bị con người chặt phá làm nương rẩy
Câu 26 : Nguyên nhân của diễn thế sinh thái ? Do tác động của ngoại cảnh hay do cạnh tranh giữa các loài.Trình bày tầm quan
trọng của việc nghiên cứu diễn thế ? Giúp chủ động khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và khắc phục những biến đổi
bất lợi của môi trường.- Bài 42 : HỆ SINH THÁI-
Câu 27 : Hệ sinh thái là gì ? Là một tổ chức sống thông qua sự trao đổi chất và năng lượng giữa SV và M
Thành phần của hệ sinh thái ?Thành phần vô sinh (khí hậu, địa chất, …) và thành hữu sinh (QX sinh vật)
Câu 28 : Kể tên các nhóm sinh vật trong hệ sinh thái và vai trò của chúng ?
- SV sản xuất (cây xanh, tảo) tự tổng hợp chất hữu cơ. SV tiêu thụ (động vật) sử dụng sinh vật khác làm thức ăn
- SV phân giải (vi khuẩn, nấm) phân giải xác chết và chất thải thành chất vô cơ
Câu 29 : Hãy kể tên các kiểu hệ sinh thái tự nhiên ? Trên cạn : rừng nhiệt đới, sa mạc, savan, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới,
rừng thông phương Bắc, đồng rêu hàn đới.- Dưới nước : HST ven bờ, vùng khơi
Cho ví dụ về hệ sinh thái nhân tạo ? đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố,
Bài 43 : TRAO ĐỔI CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
Câu 30 : Thế nào là chuỗi thức ăn ? Là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng, vừa tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị
mắt xích phía sau tiêu thụ Ví dụ ? Cỏ Sâu bọ Ech Rắn Chim đại bàng
Có hai loại chuỗi thức ăn ? Loại mở đầu bằng sinh vật sản xuất và loại mở đầu bằng chất mùn bã
Câu 31 : Thế nào là lưới thức ăn ? Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn quan hệ với nhau thông qua các mắt xích chung
Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn được xây dựng trên cơ sở nào ? Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sv
Câu 32 : Hãy cho biết bậc dinh dưỡng của các sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2 ?
Bậc 1 (SVSX) ; bậc 2 (SVTT 1) ; bậc 3 (SVTT 2) ; …
Câu 33 : Tháp sinh thái được xây dựng nhằm mô tả điều gì ? Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã
Loại tháp nào luôn có dạng chuẩn ? Tháp năng lượng luôn ổn định và có dạng chuẩn (đáy lớn, đỉnh nhỏ)
Bài 44 : CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ & SINH QUYỂN-Câu 34 : Thế nào là chu trình sinh địa hoá các chất ? Là chu trình trao
đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ Môi trường ngoài → Quần xã sinh vật → Môi trường ngoài
Ý nghĩa chu trình sinh địa hoá các chất ? Đảm bảo duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
Chu trình C, N2 , H2O ? Là quá trình tái sinh 1 phần vật chất của HST Chu trình P ? Là qt lắng đọng
Câu 35 : Sinh quyển là gì ? Là tập hợp tất cả những nơi trên quả đất có sinh vật sinh sống
Khu sinh học là gì ? Là các khu vực sống có khí hậu địa chất và quần xã sinh vật đặc trưng Ví dụ ? Các khu sinh học trên
cạn tính từ vĩ độ 90 o → 0 o
: Đồng rêu đới lạnh→ Rừng taiga→ Rừng ôn đới→ Rừng nhiệt đới
Bài 45 : DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
Câu 36 : Đặc điểm của dòng năng lượng trong HST ? Chỉ sử dụng 1 lần – Càng xa SVSX năng lượng càng nhỏ
Chuỗi thức ăn trên cạn thường không quá bao nhiêu bậc dinh dưỡng ? 4 – 5 bậc Dưới nước ? 6 – 7 bậc
Câu 37 : Hiệu suất sinh thái là gì ? Là tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng
Tính HSST của sinh vật bậc (n) ? = [năng lượng sinh vật bậc (n) : năng lượng sinh vật bậc (n -1)] x 100%
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01