1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiền tệ ngân hàng và chính sách tiền tệ Kinh tế vĩ mô

31 889 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 188,89 KB

Nội dung

Tiền có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta sử dụng tiền để mua hàng hoá, gửi tiết kiệm, xác định giá trị của món hàng,… Quan trọng và thường xuyên sử dụng thế nhưng khi được hỏi những câu hỏi: Tiền là gì? Tiền được tạo ra như thế nào? Nơi cất giữ tiền? Ngân hang có vai trò gì?... thì nhiều bạn sinh viên vẫn chưa trả lời được. Đứng trước sự phát triển, biến đổi từng giây, từng phút của nền kinh tế, tiền tệ cũng nằm trong vòng dịch chuyển đó. Để không đi lùi với thực tế, cũng như nắm bắt kịp tương lai. Thì mỗi sinh viên cần nắm rõ lý thuyết kinh tế vĩ mô, trong đó có “Tiền tệ ngân hàng và chính sách tiền tệ”. Từ việc nắm chắc lý thuyết, thì chúng ta mới có thể vận dụng vào thực tiễn, đánh giá thị trường và giúp bản thân xác định mục tiêu kinh doanh nói riêng, giúp đất nước phát triển nói chung. Đó cũng chính là lý do đề tài “Tiền tệ ngân hàng và chính sách tiền tệ” được chúng tôi chọn để làm tiểu luận môn học Kinh tế vĩ mô. Tiểu luận gồm 3 phần: Phần 1: Tiền Ngân hàng Công cụ làm thay đổi khối lượng tiền. Phần 2: Chính sách tiền tệ Những trở ngại đối với sự thành công của chính sách. Phần 3: Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay.

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HỒ CHÍ MINH

KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH

GVHD: Thầy Hồ Nhật Hưng

Trang 2

Tp Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 2 năm 2017

BỘ CÔNG THƯƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HỒ CHÍ MINH

KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC:

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên nhóm 3 chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệutrường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho họcsinh chúng em có một môi trường học tập tốt về cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vậtchất Chúng em xin cảm ơn khoa Thương mại du lịch đã giúp chúng em được mởmang tri thức về Kinh tế vĩ mô, một môn học hết sức quan trọng, có ý nghĩa chochúng em về hiện tại và tương lai Qua đó chúng em có thể hiểu hơn về các kiếnthức kinh tế học, vận dụng chúng vào thực tiễn, để sau này có thể trở thành một nhàkinh doanh tốt hoặc đơn giản hơn thì chúng em cũng đã biết cách góp sức giúp nềnkinh tế nước nhà phát triển

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Hồ Nhật Hưng đã tận tình giảng dạy,cho chúng em những kiến thức bổ ích để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luậnnày Hy vọng thông qua những nỗ lực tìm hiểu của nhóm em sẽ giúp các bạn hiểu

rõ hơn về Kinh tế vĩ mô và có cái nhìn khách quan về “Tiền tệ ngân hàng và chínhsách tiền tệ” hiện nay Tuy có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi thiếu sót,nhóm chúng em mong sự đóng góp của thầy và các bạn để nhóm em hoàn thành bàitiểu luận tốt hơn

Trang 4

Đứng trước sự phát triển, biến đổi từng giây, từng phút của nền kinh tế, tiền

tệ cũng nằm trong vòng dịch chuyển đó Để không đi lùi với thực tế, cũng như nắmbắt kịp tương lai Thì mỗi sinh viên cần nắm rõ lý thuyết kinh tế vĩ mô, trong đó có

“Tiền tệ ngân hàng và chính sách tiền tệ” Từ việc nắm chắc lý thuyết, thì chúng tamới có thể vận dụng vào thực tiễn, đánh giá thị trường và giúp bản thân xác địnhmục tiêu kinh doanh nói riêng, giúp đất nước phát triển nói chung

Đó cũng chính là lý do đề tài “Tiền tệ ngân hàng và chính sách tiền tệ” đượcchúng tôi chọn để làm tiểu luận môn học Kinh tế vĩ mô

Tiểu luận gồm 3 phần:

- Phần 1: Tiền - Ngân hàng - Công cụ làm thay đổi khối lượng tiền

- Phần 2: Chính sách tiền tệ - Những trở ngại đối với sự thành công củachính sách

Trang 5

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đứng trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và sự biến động về thịtrường, “Tiền tệ ngân hàng và chính sách tiền tệ” luôn là vấn đề được nhiều ngườiquan tâm và nghiên cứu Ví dụ như các đề tài “Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiệnnay”, “Chính sách tiền tệ và việc quản lý tiền tệ của chính phủ”, “Ngân hàng Trungương với chính sách tiền tệ”,… đã được các bạn sinh viên, giảng viên và các nhànghiên cứu quan tâm và tìm hiểu

Ngoài ra còn có các bài báo, các cuốn sách đã đào sâu nghiên cứu đưa ra cáckhái niệm, lý thuyết và được xuất bản

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra những khái niệm và

lý thuyết của “Tiền tệ ngân hàng và chính sách tiền tệ” Vận dụng mối liên hệ phổbiến giữa cái chung và cái riêng với các phương pháp lôgic - lịch sử, phân tích tổnghợp, khái quát hóa Ngoài ra, tiểu luận còn nghiên cứu thực tế và đưa ra các biệnpháp của Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay

Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu của tiểu luận giới hạn ở sựvận dụng các kiến thức lý thuyết Kinh tế vĩ mô và các kiến thức xã hội của cácthành viên trong nhóm

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Quá trình thực hiện tiểu luận và sự tập duyệt ban đầu làm quen với công tácnghiên cứu khoa học về Kinh tế của các thành viên trong nhóm Tiểu luận góp phầnnâng cao kiến thức cho bản thân và những ai muốn tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này.Ngoài ra các nội dung được đưa vào nghiên cứu, phân tích cũng cung cấp thêmlượng kiến thức có ích, mang tầm ảnh hưởng đối với mọi người

Trang 6

1.1.2 Chức năng của tiền

- Phương tiện trao đổi

+ Phương tiện trao đổi là cái mà người mua trao cho người bán khi mua hànghóa dịch vụ

+ Ở đây tiền được sử dụng như vật trung gian cho việc mau bán hàng hóa

- Phương tiện cất trữ giá trị

+ Là thứ mà mọi người sử dụng để chuyển sức mua từ hiện tại tới tương lai.+ Tiền có thực hiện được chức năng cất trữ giá trị thì mới thực hiện đượcchức năng cơ bản của nó là phương tiện trao đổi

- Đơn vị hạch toán:

+ Tiền là thước đo được sử dụng để đo lường giá cả của hàng hóa và dịch vụ.+ Khi muốn ghi chép và tính toán giá trị kinh tế, ta sử dụng tiền với tư cách

là đơn vị hạch toán

Trang 7

- Phương tiện thanh toán:

Trong nền kinh tế không có tiền, vay mượn bằng hàng hóa hết sức nguyhiểm vì khi thanh toán thì số lượng và chất lượng hàng hóa thường bị thay đổi =>tiền là loại phương tiện thanh toán rất thuận lợi

1.1.3 Các hình thái của tiền

- Khi tồn tại dưới một hàng hóa có giá trị cố hữu => tiền hàng hóa

- Khi tiền không có giá trị cố hữu => tiền pháp định

- Loại tiền gởi ở ngân hàng Thương mại hay tổ chức tài chính khác được sửdụng séc => tiền ngân hàng

1.1.4 Khối lượng tiền

- Khối tiền tệ M1 ( tiền giao dịch): Đây là khối tiền trực tiếp làm phươngtiện lưu thông và phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, nó chỉ bao gồm nhữngphương tiện được chấp nhận ngay trong trao đổi hàng hóa mà không phải qua bướcchuyển đổi nào Với khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng gồm

M1 = tiền mặt + tiền ngân hàng

Trang 8

1.2.1 Hệ thống ngân hàng hiện đại

• Ngân hàng trung ương

• Các ngân hàng trung gian: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, các tổchức tín dụng…

1.2.1.1 Ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương là một cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, được độcquyền phát hành tiền và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ,tín dụng và ngân hàng với mục tiêu cơ bản là ổn định giá trị đồng tiền, duy trì sự ổnđịnh và an toàn trong hoạt động hệ thống ngân hàng

Do đó, ngân hàng trung ương có vị trí đặc thù trong bộ máy quản lý và điềuhành vĩ mô của nhà nước

1.2.1.2 Ngân hàng trung gian

- Xét theo nghĩa rộng:

+ Ngân hàng trung gian là tất cả những tổ chức giao dịch với công chúngtrong việc nhận tiền gởi và cho vay

Trang 9

+ Gồm: những định chế tài chính ngoài ngân hàng như công ty tài chính, quĩđầu tư, hợp tác xã tín dụng.

1.2.2 Tiền tệ ngân hàng và số nhân tiền tệ

1.2.2.1 Kinh doanh và dự trữ của ngân hàng.

Về nguồn tiền gửi, ngân hàng trung gian nhận dưới dạng tiền gửi sử dụngsec, tiết kiện không kì hạn và có kì hạn hoặc những tiền kí gửi khác

Về kinh doanh: đáp ứng được các nhu cầu rút tiền của khách hàng vì vậy cácngân hàng phải để dành phần nguồn vốn không sử dụng để sẵn sàng đáp ứng nhucầu thanh toán gọi là dự trữ

=> Dự trữ là một bộ phận cần thiết và tất yếu đối với mỗi ngân hàng Ngânhàng trung ương được phép ấn định theo luật của ngân hàng mỗi nước Các ngânhàng còn để lại một lượng dự trữ tùy ý Như vậy dự trữ của hệ thống Ngân hànggồm: dự trữ tùy ý và dự trữ bắt buộc

+ Dự trữ bắt buộc (required reserves): là lượng tiền mà các ngân hàng trunggian phải kí gửi vào quỹ dự trữ của ngân hàng trung ương

+ Dự trữ tùy ý hay dự trữ vượt quá (excess reserves): là lượng tiền mà cácngân hàng trung gian giữ lại làm quỹ tiền mặt của mình Có hai yếu tố: lãi xuất cho

Trang 10

vay và khả năng dự đoán lượng tiền rút ra hàng ngày Số tiền tồn đọng lại cũngđược tính vào dự trữ tùy ý.

Tỉ lệ dự trữ là tỉ số giữa lượng tiền dự trữ trong toàn bộ hệ thống ngân hàng

so với tổng lượng tiền ngân hàng được tạo ra bởi các ngân hàng trung gian

- Với d là tỉ lệ dự trữ thì:

d = = +

1.2.2.2 Cách tạo ra tiền của ngân hàng trung gian

- Tiền do ngân hàng trung gian tạo ra gọi là tiền ngân hàng hay tiền gửi sửdụng sec

Giả định :

+ Tỉ lệ dự trữ chung cho mọi nân hàng là d=10%

+ Mọi người không tích dùng tiền mặt, chỉ muốn thanh toán bằng séc

+ Ngân hàng chỉ kinh doanh bằng cách cho vay

Vd : cá nhân A gửi vào Ngân hàng B 1000$ nếu ngân hàng dụ trữ 100%:

- Nghĩa là ngân hàng chỉ nhân tiền gửi mà không cho vay.Thì ngân hàngkhông tạo ra tiền

- Trong bảng tổng kết ngân hàng B:

+ Có: tiền gửi 1000$, dự trữ 1000$

+ Nợ: tiền gửi 1000$

Trang 11

-Lượng cung tiền không đổi 1000$ vào ngân hàng làm:

+ Tiền mặt giảm 1000$

+ Tiền dự trữ ngân hàng tăng 1000$

-Hệ thông ngân hàng dự trữ 100%:

+ Không tạo tiền

+ Không tác động đến lượng cung tiền

Nếu ngân hàng dự trữ 10%:

- Bước 1: khi A gửi vào ngân hàng B 1000$:

+ Ngân hàng B sẽ cho vay 900$ và dự trữ 100$

- Bước 2: Ngân hàng B cho khách hàng C vay 900$ để trả cho D D lại gửivào ngân hàng E Ngân hàng E dự trữ 90$ cho F vay 810$

- Bước 3: F lại trả cho G 810$ G lại gửi vào ngân hàng H 810$ Ngân hàng

H cho vay 729$ và dự trữ 81$

=> quá trình cứ tiếp diễn , tiền cho vay của ngân hàng này trở thành tiền gửităng thêm của ngân hàng kế tiếp Tỉ lệ dự trữ càng cao thì lượng tiền gửi mà cácngân hàng cho vay càng ít và số tiền càng nhỏ

Những hạn chế đối với việc tạo ra tiền:

- Tiền gửi : đầu tiên việc người tiêu dùng và doanh nghiệp có sẵn dàng vàchấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt hơn là dùng tiền mặt trong mua bán hay

Trang 12

không Nếu dân chúng thích giữ tiền mặt hơn là những quyền sec thì ngân hàngkhông thể có được hoặc duy trì được các khoản tiền để cho vay.

- Người vay : người tiêu dùng doanh nghiệp có sẵn sàng vay tiền mà ngânhàng có sẵn hay không nếu không thì việc tạo ra tiền sẽ không bao giờ bắt đầu

- Yêu cầu dự trữ của ngân hàng trung ương: ngân hàng trung ương có thể hạnchế việc tạo ra tiền bằng cách đặt ra những yêu cầu dự trữ

1.3 Công cụ làm thay đổi khối lượng tiền

1.3.1 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

- Khái niệm: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại

mà không được dùng để cho vay hoặc đầu tư Mức dự trữ cho NHTW quy đinh vàbằng một tỉ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tỏ chức tíndụng

- Ngân hàng trung ương có thể tác động đến cung ứng tiền tệ thông qua tỉ lệ

dự trữ bắt buộc Tỉ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng tiền mà ngân hàng tạo

ra từ mỗi đồng tiền gởi vào

- Sự gia tăng tỉ lệ dự trữ hàm ý các ngân hàng phải dự trữ nhiều hơn do dócho vay ít hơn từ mỗi đồng tiền mà mà họ nhận được dưới dạng tiền gởi

- Những thay đỗi trong yêu cầu dự trữ là vũ khí mạnh mẽ làm thay đổi nănglực cho vay của hệ thống ngân hàng => Ngân hàng trung ưng sử dụng quyền lựcnày rất dè dặt, để không gây ra những trục trặc nghiêm trọng các hoạt động củangân hàng

* Cơ chế tác động:

Trang 13

- Tỉ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo bội số tiền gửi của các Ngânhàng thương mại.

=> tăng hoặc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm hệ số tạo tiền thu hẹp hoặctăng lên

- Tỉ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến lãi suất cho vay của Ngân hàng thươngmại khi tỉ lệ này tăng, đòi hỏi ngân hàng tăng lãi suất cho vay, khả năng cho vaycủa Ngân hàng thương mại giảm, lượng tiền cung ứng giảm (và ngược lại)

+ Ảnh hưởng đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại

+ Dự trữ bắt buộc đóng vai trò kém quan trọng

1.3.2 Lãi suất chiết khấu

- Là công cụ thứ hai trong các công cụ tiền tệ tiền tệ của ngân hàng trungương, tức là mức lãi suất mà Ngân hàng Trung ương áp dụng khi cho các ngânhàng thương mại vay tiền

- Tác động của lãi suất chiết khấu:

Trang 14

Các ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi(dự trữ của ngân hàng) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và họ có một tỷ lệ giữatiền mặt và tiền gửi an toàn tối thiểu Tỷ lệ này ngoài quy định của ngân hàng trungương về tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngânhàng thương mại và dự trữ của ngân hàng thường lớn hơn dự trữ bắt buộc do ngânhàng trung ương quy định Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thực tế của ngân hàng thươngmại giảm xuống đến gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì họ sẽ phải cân nhắc việc có tiếptục cho vay hay không vì buộc phải tính toán giữa số tiền thu được từ việc cho vayvới các chi phí liên quan trong trường hợp khách hàng có nhu cầu tiền mặt cao bấtthường:

+ Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường thì ngânhàng thương mại sẽ tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tốithiểu cho phép vì nếu thiếu tiền mặt họ có thể vay từ ngân hàng trung ương màkhông phải chịu bất kỳ thiệt hại nào

+ Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các ngân hàng thươngmại không thể để cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép,thậm chí phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ ngân hàng trung ươngvới lãi suất cao hơn lãi suất thị trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từphía khách hàng

1.3.3 Nghiệp vụ thị trường mở

- Các nghiệp vụ thị trường mở ( open market operations ) của ngân hàngtrung ương nhằm tác động đến lựa chọn của dân chúng trong việc nên giữ quỹ nhànrỗi ở đâu – gởi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng hay mua trái phiếu chính phủ => Ngânhàng Trung ương tác động đến sự lựa chọn này qua việc làm cho các trái phiếu ítnhiều hấp dẫn

Trang 15

* Tác động của của nghiệp vụ thị trường mở:

- Tài sản của Ngân hàng Trung ương chủ yếu là giấy tờ có giá của chính phủ(đây là tài sản vốn của ngân hàng trung ương), tài sản nợ chủ yếu là tiền giấy vàtiền gửi dự trữ của các ngân hàng thương mại (đây là tài sản nợ, là tài sản các tổchức khác để tại ngân hàng trung ương)

- Khi ngân hàng trung ương bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ trênthị trường như trái phiếu chính phủ, những nơi khác mua, khi đó ngân hàng trungương sẽ "thu tiền" về theo cơ chế sau: tài khoản vãng lai của người mua trái phiếuchính phủ bị ngân hàng thương mại ghi nợ và ngân hàng trung ương sẽ ghi giảm tàikhoản tiền gửi dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng mình

- Vì tỷ lệ tiền mặt dự trữ của ngân hàng thương mại bằng tiền gửi dự trữ tạingân hàng trung ương cộng với tiền mặt dự trữ tại két của họ nên khi tài khoản tiềngửi dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương giảm xuống, cơ

sở tiền tệ đã giảm đi làm giảm cung tiền một lượng bằng giá trị của trái phiếu chínhphủ bán ra nhân với số nhân tiền tệ ngân hàng trung ương sử dụng biên pháp nàykhi muốn thắt chặt tiền tệ

- Ngược lại, khi ngân hàng trung ương mua vào giấy tờ có giá của chính phủ

do ngân hàng thương mại bán lại, ngân hàng trung ương sẽ ghi tăng tài khoản tiền

dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng mình

- Khi ngân hàng thương mại bán lại giấy tờ có giá của chính phủ cho ngânhàng trung ương thì ngân hàng trung ương trả tiền cho ngân hàng thương mại bằngcách ghi tăng khoản tiền dự trữ của ngân hàng thương mại tại ngân hàng mình.Tiền của ngân hàng thương mại tăng làm cơ sở dẫn đến cung tiền tăng (cung tiền =[tiền mặt + tiền dự trữ (tăng)] x số nhân tiền tệ

Trang 16

- Việc ghi tăng tài khoản dự trữ của các ngân hàng thương mại có thể dẫnđến ngân hàng trung ương phải in thêm tiền giấy nếu các ngân hàng thương mại cónhu cầu lớn về tiền giấy và đến ngân hàng trung ương xin rút tiền giấy trong khitiền giấy của ngân hàng trung ương không đủ đáp ứng Đây là hoạt động mở rộngtiền tệ của ngân hàng trung ương.

Trang 17

Phần 2

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ - NHỮNG TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI SỰ THÀNH

CÔNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2.1 Chính sách tiền tệ

- Nhu cầu đầu cơ: Người ta cũng giữ tiền cho các mục đích đầu cơ, để họphản ứng với với những cơ hội hấp dẫn về tài chính Gỉa sử khi bạn thích mua cổphiếu hay trái phiếu nhưng chưa chọn được hay giá hiện quá cao Như vậy, bạn sẽgiữ một số tiền với hi vọng một cơ hội tài chính sẽ tốt hơn và sẽ có một khoản lãithực sự sau này

* Sự cân bằng:

Ngày đăng: 02/05/2017, 13:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w