1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 thành phố Hải Dương năm học 2016 2017 vòng 1

8 724 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 191,53 KB

Nội dung

Câu 2 6,0 điểm “Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn luôn thấm đượm tình người.” H

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 - VÒNG 1

NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút

(Đề này gồm 02 câu, 01 trang)

Câu 1 (4,0 điểm)

Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.

Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp

(Theo Lớn lên trong trái tim của mẹ - Bùi Xuân Lộc- NXB Trẻ, 2005)

Bài học về cuộc sống em rút ra từ câu chuyện trên

Câu 2 (6,0 điểm)

“Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật

thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn luôn thấm đượm tình người.” (Hoài Thanh)

Bằng những hiểu biết của em về các đoạn trích đã học trong Truyện Kiều, hãy làm

rõ ý kiến trên

Trang 2

-Hết -PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 - VÒNG 1

NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN

(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

Câu 1

(4 điểm)

I Yêu cầu:

* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội về

tư tưởng, đạo lí rút ra từ một câu chuyện ngắn Bố cục bài viết chặt chẽ,

diễn đạt trong sáng, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và đặt

câu

*Yêu cầu cụ thể: Trên cơ sở nắm vững cách làm bài, hiểu ý nghĩa của

câu chuyện, học sinh phải rút ra bài học có ý nghĩa sâu sắc được gửi

gắm qua hình ảnh ngọc trai và hạt cát Học sinh có thể diễn đạt bằng

nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:

2 Phân tích, bàn luận vấn đề:

+ Hạt cát: biểu tượng cho những khó khăn và những biến cố bất

thường…có thể xảy đến với con người bất kì lúc nào

0,25

+ Con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh

hạt cát biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành viên ngọc

trai lấp lánh tuyệt đẹp: biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử

thách để đứng vững, biết vượt lên hoàn cảnh => tạo ra những thành quả

đẹp cống hiến cho cuộc đời…

0,25

=> Câu chuyện ngắn gọn nhưng trở thành bài học sâu sắc về thái độ

sống tích cực Phải có ý chí và bản lĩnh, mạnh dạn đối mặt với khó khăn

0,25

Trang 3

gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm, học cách vươn lên bằng

nghị lực và niềm tin…

- Khẳng định câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc với mỗi người

trong cuộc đời:

0,25

+ Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn

vượt khỏi toan tính, dự định của con người Vì vậy, mỗi người phải đối

mặt, không được bi quan, buông xuôi, đầu hàng số phận…

+ Khó khăn trở ngại chính là điều kiện để con người đứng vững, tôi

luyện bản lĩnh hình thành cho mình nghị lực, niềm tin, sức mạnh và làm

tiền đề cho những thành công, hạnh phúc sau này…(như con trai cũng

đã cố gắng nỗ lực, không tống được hạt cát ra ngoài thì nó đối phó

bằng cách tiết ra chất dẻo bọc quanh hạt cát…)

0,25

0,5

+ Chính khó khăn, trở ngại đã giúp con người nhận ra khả năng của

mình, tin tưởng vào khả năng của bản thân => cơ hội để mỗi người

khẳng định mình

=> Bởi vậy con người cần tin tưởng vào khả năng của bản thân, tự

quyết định cuộc sống của mình bằng sự nỗ lực cố gắng, dũng cảm vượt

qua thử thách khó khăn, có những suy nghĩ hành động tích cực; biết

hướng về phía trước con người sẽ sống có ý nghĩa và trưởng thành

hơn…(như: Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi

đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp )

(Dẫn chứng về những con người vượt lên số phận làm đẹp cho cuộc

đời…)

+ Nếu không dám đương đầu và vượt qua khó khăn thử thách con người

sẽ gục ngã (như con trai lúc ban đầu bị hạt cát lọt vào trong cơ thể của

nó gây ra cho nó rất nhiều khó chịu và đau đớn…)

0,25

0,5

0,25

3 Khẳng định vấn đề và rút bài học cuộc sống: 1,0

Trang 4

+ Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm

xuôi gió… Khó khăn, thử thách luôn là quy luật của cuộc sống mà con

người phải đối mặt…

0,25

+ Phải có ý thức sống và phấn đấu, không được đầu hàng, không được

gục ngã mà can đảm đối đầu, khắc phục nó để tạo nên thành quả cho

cuộc đời, để cuộc sống có ý nghĩa…

+ Phê phán những người có lối sống hèn nhát, buông xuôi, đầu hàng, đổ

lỗi cho số phận…

+ Liên hệ rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân…

II Tiêu chuẩn cho điểm:

* Mức tối đa: (4,0 điểm) Đáp ứng xuất sắc các yêu cầu trên.

* Mức chưa tối đa:

- Điểm 3 -> 3,75: Bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

- Điểm 2 -> 2,75: Đảm bảo khá tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, còn

mắc một số lỗi về dùng từ, câu, chính tả

- Điểm 1 -> 1,75: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng,

còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả

- Điểm 0,25 -> 0,75: Bài viết sơ sài, chưa đảm bảo các yêu cầu về kiến

thức và kĩ năng còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính

tả

* Mức không đạt:

- Điểm 0: Không làm bài hoặc làm sai hoàn toàn.

0,25

0,25 0,25

Câu 2

( 6 điểm)

I Yêu cầu:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, có kĩ năng làm bài văn nghị

luận văn học Bố cục bài viết chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng;

diễn đạt sáng rõ, lưu loát, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và đặt câu…

Trang 5

* Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau, có

thể có những cảm nhận riêng, miễn là phù hợp với yêu cầu của đề và

cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

2 Giải thích ý kiến:

- Nói rằng: “ thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một

nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và

luôn luôn thấm đượm tình người” có nghĩa là:

+ Nhà phê bình Hoài Thanh muốn nói đến sự có mặt của thiên nhiên

xuyên suốt, chân thực, sinh động và ấn tượng với bạn đọc như những gì

Nguyễn Du xây dựng về con người…

+ Điều đó có nghĩa thiên nhiên là đối tượng thứ nhất, có vẻ đẹp tự thân,

hiện lên chân thực, có hồn, thể hiện tình yêu cái đẹp và tạo vật của thi

hào Nguyễn Du…;Thiên nhiên còn là đối tượng để Nguyễn Du ngụ

tình…

=> Nguyễn Du đã thể hiện tình yêu thắm thiết với thiên nhiên, tạo vật

và qua thiên nhiên, thể hiện tình yêu thắm thiết với con người, cuộc

sống…

0,75

3 Chứng minh:

- Thiên nhiên - một thế giới tuyệt đẹp hiện lên trong Truyện Kiều,

được nhìn qua tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, thấm đượm yêu thương

của Nguyễn Du:

1,75

+ Đó là cảnh buổi sáng mùa xuân đẹp đẽ, tinh khôi, tràn đầy sức sống

hay khung cảnh hoàng hôn thật đẹp, thật thanh khiết nhưng phảng phất

buồn trong “Cảnh ngày xuân”

0,5

+ Đó là bức tranh thiên nhiên mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp nơi

lầu Ngưng Bích trong “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”

(HS cần chọn lựa dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, tránh sa vào liệt

0,5

Trang 6

kê dẫn chứng.)

=> Có thể nói, ngòi bút của Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh Khi miêu

tả, bao giờ Nguyễn Du cũng nắm được cái thần của cảnh với những nét

đặc trưng riêng => Qua cách miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Du cho thấy

một tâm hồn thiết tha yêu thiên nhiên, một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế,

tài hoa => Sáng tác của Nguyễn Du đã hướng người đọc mở rộng

lòng mình với tạo hoá, với cái đẹp

0,75

- Thiên nhiên còn là đối tượng để Nguyễn Du bày tỏ tình cảm với con

người, thế nên thiên nhiên ấy thấm đượm tình người:

2,0

+ Bức tranh mùa xuân là xúc cảm đẹp của nội tâm hai nàng Kiều và

cũng là ước vọng của Nguyễn Du về tuổi trẻ, hạnh phúc, sự bình an

(Phân tích làm rõ cách Nguyễn Du tả hình ảnh chim én, hình ảnh cỏ

non, hình ảnh hoa lê trắng, cảnh lễ hội , nỗi buồn tan cuộc, cõi lòng

vấn vương => tất cả được tái hiện một cách đặc biệt gợi cảm, thấm

thía qua đảo ngữ, qua dùng từ láy, qua cách chấm phá, điểm xuyết )

0,5

+ Bức tranh thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích hoang vắng, rợn ngợp hòa

với lòng người cô quạnh, tủi thẹn, bẽ bàng Những non xa, trăng gần;

những cát vàng, bụi hồng, cồn nọ không làm nên vẻ đẹp của lầu Ngưng

Bích mà đó là không gian mang tính nghệ thuật, làm nổi bật sự cô đơn

tuyệt đối của Kiều

0,5

+ Bức tranh đầy ám ảnh, thấp thỏm, lo âu ở 8 câu cuối trong đoạn trích

“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là sự đồng cảm cùng nàng Kiều bé nhỏ, cô

đơn, hãi hùng, kinh sợ trước sóng gió cuộc đời…

0,5

=>Tả cảnh ngụ tình là một trong những bút pháp nghệ thuật quen thuộc

và hiệu quả của các nhà văn, nhà thơ từ xưa tới nay Những bức tranh

thiên nhiên trong Truyện Kiều trở thành đối tượng để Nguyễn Du miêu

tả và khắc họa số phận, tính cách, nhất là nội tâm nhân vật, khiến cho

nhân vật của ông hiện lên thật sinh động, chân thực, đem đến sự đồng

0,5

Trang 7

cảm sâu sắc

4 Đánh giá:

=> Thiên nhiên trong “Truyện Kiều” trở thành nhân vật bên cạnh con

người và hài hòa với nội tâm con người

- Thiên nhiên luôn luôn có mặt, trở thành đối tượng góp phần thể hiện

sâu sắc những nghĩ suy của Nguyễn Du về con người, đồng thời thể

hiện sâu sắc bút pháp nghệ thuật của tác giả

=> Cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết và sự tài hoa, tinh tế của

ngòi bút Nguyễn Du => Ngòi bút Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao của

nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong nền thơ ca dân tộc

1,0

5 Khẳng định vấn đề nghị luận

=> Khẳng định tài năng của Nguyễn Du và thành công của “Truyện

Kiều”

0,25

II Tiêu chuẩn cho điểm:

* Mức tối đa:(6,0 điểm) Đáp ứng xuất sắc các yêu cầu trên.

* Mức chưa tối đa:

- Điểm 5 -> 5,75: Bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng

- Điểm 4 -> 4,75: Đảm bảo khá tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, còn

mắc một số lỗi về dùng từ, câu, chính tả

- Điểm 3 -> 3,75: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng,

còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả

- Điểm 2 -> 2,75: Bài viết sơ sài, chưa đảm bảo các yêu cầu về kiến

thức và kĩ năng còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính

tả

- Điểm 0,25 -> 1,75: Trình bày quá sơ sài, không đáp ứng các yêu cầu

về kiến thức, kĩ năng; chưa biết phân tích, nhận xét, đánh giá…

* Mức không đạt:

- Điểm 0: Không làm bài hoặc làm sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề

Trang 8

* Lưu ý: Giám khảo chấm cần linh hoạt, căn cứ cụ thể vào bài làm của học sinh để cho

các mức điểm phù hợp; trân trọng sự sáng tạo của học sinh

Ngày đăng: 30/04/2017, 09:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w