Câu 3 2,0 điểm Cho các loài sinh vật trong một quần xã sinh vật ở cạn gồm: thực vật, châu chấu, thỏ, chuột, kì nhông, rắn, chim đại bàng, sinh vật phân giải.. Viết 5 chuỗi thức ăn từ các
Trang 1PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KÌ II
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: SINH HỌC- Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm) Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn
bắt buộc và giao phối nhằm mục đích gì?
Câu 2 (2,5 điểm) Hãy xếp các ví dụ sau đây theo từng nhóm quan hệ khác loài
(Cộng sinh, hội sinh, cạnh tranh, kí sinh, nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác): (1) Cỏ dại và lúa, (2) vi khuẩn rizobium sống với rễ cây họ đậu, (3) cáo với gà, (4) nấm với tảo hình thành địa y, (5) dê và bò trên một đồng cỏ, (6) sán lá sống trong gan động vật, (7) đại bàng và thỏ, (8) một số loài sâu bọ sống trong tổ mối hay kiến, (9) rận bám trên da trâu, (10) hổ và hươu
Câu 3 (2,0 điểm) Cho các loài sinh vật trong một quần xã sinh vật ở cạn gồm: thực
vật, châu chấu, thỏ, chuột, kì nhông, rắn, chim đại bàng, sinh vật phân giải
Viết 5 chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên
Câu 4 (1,5 điểm) Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.
Câu 5 (2,0 điểm)Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu biện pháp bảo vệ.
Trang 2PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học: 2015 - 2016
Môn: SINH HỌC - Lớp 9
1 *Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn
bắt buộc và giao phối nhằm mục đích:
-Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần
(có các cặp gen đồng hợp), thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen
từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể
2,0 điểm
2 *Đúng mổi mối quan hệ 0,5 điểm
- Cộng sinh: 2,4
- Hội sinh: 8
- Cạnh tranh: 1, 5
- Kí sinh, nữa kí sinh: 6, 9
- Sinh vật ăn sinh vật khác: 3, 7, 10
2,5 điểm
3 Học sinh viết đúng mổi chuỗi thức ăn 0,4 điểm 2,0 điểm
4 *Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường: (Mổi ý đúng 0,3
điểm)
- Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh
hoạt
- Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
- Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Ô nhiễm do các chất thải rắn
- Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh
1,5 điểm
Trang 35 *Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển: Vì
- Biển là hệ sinh thái khổng lồ chiếm ¾ diện tích bề mặt trái đất
- Các loài động vật trong HST biển phong phú, là nguồn thức ăn
giàu đạm chủ yếu cho con người Tuy nhiên, tài nguyên biển
không phải vô tận, hiện nay do mức độ đánh bắt hải sản tăng quá
nhanh nên nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị cạn kiệt
* Các biện pháp bảo vệ:
- Có kế hoach khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải
- Bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm đồng thời
chống ô nhiễm môi trường biển…
1,0 điểm
0,5 điểm 0,5 điểm