ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- LÊ THỊ HỒNG NHUNG TÌM HIỂU CÁC HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP ĐƯỢC GIỚI THIỆU TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ THỊ HỒNG NHUNG
TÌM HIỂU CÁC HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP ĐƯỢC GIỚI THIỆU TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
(TỪ NĂM 1980 ĐẾN NAY)
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 66 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thiện Nam
HÀ NỘI - 2009
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
3 Mục đích và ý nghĩa của đề tài 7
4 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Tư liệu 9
6 Bố cục của Luận văn 10
PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam 13
1.1.1 Lịch sử vấn đề 13
1.1.2 Về các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay 14
1.2 Một số vấn đề lí luận liên quan đến ngữ pháp học nói chung và ngữ pháp trong giảng dạy một ngoại ngữ 17
1.2.1 Quan niệm về ngữ pháp 17
1.2.2 Ngữ pháp trong việc giảng dạy một ngoại ngữ 18
1.2.3 Vai trò của việc chú giải ngữ pháp trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài 20
1.3 Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp trên cơ sở phân định từ loại 22
Chương 2 TÌM HIỂU SỰ THỂ HIỆN CÁC CHÚ GIẢI NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 2.1 Tìm hiểu vị thế của ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được biên soạn từ năm 1980 đến nay 24
2.2 Thống kê các giáo trình khảo sát và phân chia theo trình độ 40
2.3 Kết quả thống kê và nhận xét các hiện tượng ngữ pháp 42
2.3.1 Số lượng các phần chú giải ngữ pháp và chủ điểm ngữ pháp 42
2.3.2 Cách gọi tên, ngôn ngữ trong chú giải, trình tự và cách thức chú giải ngữ pháp 47
2.3.3 Cách thức giới thiệu và kiểu loại các chủ điểm ngữ pháp 67
Trang 32.4 Tiểu kết 75
Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VIỆC GIỚI THIỆU VÀ CHÚ GIẢI CÁC HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 3.1 Về việc giới thiệu hiện tượng ngữ pháp trong các giáo trình 76
3.1.1 Sự phân bố về số lượng chủ điểm ngữ pháp trong mỗi bài học 76
3.1.2 Sự phân bố về nội dung chủ điểm ngữ pháp trong mỗi bài học 77
3.1.3 Một số hiện tượng ngữ pháp chưa mang tính cơ bản 80
3.1.4 Cùng một hiện tượng ngữ pháp – chú giải khác nhau 80
3.1.5 Sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành ngôn ngữ 82
3.1.6 Một số sơ suất trong khâu biên tập 84
3.2 Về việc xây dựng chuẩn cho chú giải ngữ pháp 85
3.2.1 Tiêu chuẩn đúng 85
3.2.2 Tiêu chuẩn đủ 86
3.2.3 Tiêu chuẩn về tính đơn giản 87
3.3 Tiểu kết 88
PHẦN KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHẦN PHỤ LỤC 99
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chủ điểm ngữ pháp : CĐNP Chú giải ngữ pháp : CGNP Giáo trình : GT
Trang 44 Bảng 2.4: Số lượng chú giải ngữ pháp được bố trí trung bình trong 1 bài học [tr 50]
5 Bảng 2.5: Số lượng các chủ điểm ngữ pháp được giới thiệu trong 1 chú giải ngữ pháp ở 1 bài học [tr 51]
6 Bảng 2.6: Các cách gọi tên phần chú giải ngữ pháp ở các giáo trình [tr 52]
7 Bảng 2.7: Ngôn ngữ trong chú giải ngữ pháp ở các giáo trình [tr 53-54]
8 Bảng 2.8: Tỉ lệ số lượng giáo trình sử dụng loại ngôn ngữ trong chú giải ngữ pháp theo trình độ [tr 54]
9 Bảng 2.9: Trình tự giới thiệu chú giải ngữ pháp trong các giáo trình [tr.56]
10 Bảng 2.10: Số lượng các giáo trình có trình tự giới thiệu chú giải ngữ pháp [tr 57]
11 Bảng 2.11: Số lượng giáo trình sử dụng các cách thức chú giải [tr 62]
Trang 512 Bảng 2.12: Cách thức nêu chủ điểm ngữ pháp trong các giáo trình [tr 65]
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, tiếng Việt đã trở thành một nhu cầu và phương tiện cần thiết cho bất cứ người nước ngoài nào muốn học tập và tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam Nhất
là từ sau chính sách mở cửa (1986), với sự chuyển mình trên tinh thần tự do giao lưu quốc
tế, trao đổi về mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hoá… và phương châm “làm bạn với tất cả các nước”, Việt Nam đã trở thành điểm đến của bạn bè trong khu vực và trên thế giới Việc học tiếng Việt ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu với người nước ngoài muốn học tập, làm việc hay sinh sống tại Việt Nam
Theo đó, nhu cầu và mục đích học tiếng Việt như một ngoại ngữ cũng không ngừng
mở rộng và phát triển Việc nghiên cứu “Tiếng Việt như một ngoại ngữ” đã trở thành một vấn đề hết sức cần thiết với những yêu cầu ngày càng cao về mối liên hệ tổng thể trên nhiều lĩnh vực khoa học có liên quan như ngôn ngữ học, đối chiếu ngôn ngữ, phương pháp dạy tiếng,
Việc dạy tiếng và học tiếng nói chung có thể được hình dung như một quá trình truyền và nhận thông tin giữa một bên là người phát (giáo viên) với một bên là người nhận (học viên) và đối tượng được đưa ra trao nhận là ngôn ngữ, một thứ tiếng cụ thể mà người học cần Như vậy, việc dạy tiếng và học tiếng cũng có thể được xem như một hoạt động giao tiếp, trong đó người dạy đóng vai trò hướng dẫn người học hiểu, làm chủ được một ngôn ngữ mới, còn người học đóng vai trò người tìm hiểu, lĩnh hội một ngôn ngữ mới
Nếu ngôn ngữ là một chỉnh thể được cấu thành từ ba bộ phận: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp thì cái mà người học cần lĩnh hội cũng chính là ba nội dung này Và chỉ khi lĩnh hội đầy đủ, làm chủ được cả ba mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của một ngôn ngữ nào đó thì người học mới đạt mục đích của mình Việc lựa chọn và giải thích các hiện tượng ngữ pháp luôn là một vấn đề thường trực đối với người dạy tiếng bên cạnh một đòi hỏi tương tự
Trang 6với việc xử lý các vấn đề thuộc về ngữ âm, từ vựng Giáo trình dạy tiếng được xem là cầu nối giữa việc giải mã từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác
Trong gần 30 năm trở lại đây đã có khá nhiều giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được biên soạn, xuất bản ở trong và ngoài nước Các giáo trình được biên soạn
ở thời kì đầu những năm 80 của thế kỉ XX nói chung chú trọng cung cấp những kiến thức ngữ pháp lí thuyết, nhấn mạnh khả năng đọc hiểu Từ cuối những năm 80 và đặc biệt là những năm 90 cho đến nay, xu hướng giao tiếp đang ngày càng được nhấn mạnh trong các giáo trình: chẳng hạn, phần hội thoại được đưa lên đầu mỗi bài, gắn liền với những tình huống thực tế thường nhật, các bài đọc cũng dần phù hợp và cập nhật hơn Theo đó, hệ thống ngữ pháp được giới thiệu từ những bài hội thoại, bài đọc mang tính thực hành, ứng dụng thiết thực trong giao tiếp hơn
Trong phạm vi của một luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát hệ thống ngữ pháp được giới thiệu trong các phần chú giải ngữ pháp ở các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được biên soạn và xuất bản tại Việt Nam từ năm 1980 cho đến nay
2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Cấu trúc của một giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài, trên đại thể có thể chia ra làm ba phần chính: hội thoại (hoặc bài đọc, bài nghe), chú giải ngữ pháp, bài luyện
và bài tập Nếu như phần hội thoại (hoặc bài đọc, bài nghe) là phần quan trọng nhằm cung cấp ngữ liệu cho người học, bài luyện và bài tập củng cố kĩ năng thực hành ứng dụng thì phần chú giải ngữ pháp được xem như một phần không thể thiếu trong việc “giải mã”, gắn kết ngữ liệu trong bài học, bài luyện và thực tế giao tiếp
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung khảo sát, tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, cụ thể là phần chú giải ngữ pháp trong bài học
Hiện nay, có rất nhiều giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài với nội dung và hình thức thể hiện phong phú Vì thế, số lượng, kiểu loại, trình tự giới thiệu các hiện tượng ngữ pháp ở mỗi giáo trình cũng được giải thích với các cách khác nhau Chúng tôi lựa chọn các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã được biên soạn và xuất bản ở Việt Nam
từ những năm 1980 cho đến gần đây làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra một cái nhìn tổng quan về hệ thống ngữ pháp được chú giải trong các giáo trình này Với việc mô tả, khảo sát mang tính thực tế, luận văn hy vọng sẽ góp phần tư liệu giải quyết những vấn đề phức tạp trong việc chú giải các hiện tượng ngữ pháp trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Trang 7Trong luận văn, chúng tôi thực hiện khảo sát phần chú giải ngữ pháp trong 20 giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được biên soạn từ năm 1980 đến nay
3 Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Qua khảo sát, luận văn cố gắng chỉ ra được những mặt đạt và chưa đạt trong việc biên soạn giải thích các hiện tượng ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và liên tưởng với những tiêu chuẩn đối với chú giải ngữ pháp
Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn đem đến một cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển những cách thức biên soạn các chú giải ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trong khoảng thời gian 30 năm trở lại đây Chúng tôi cũng hy vọng sẽ phát hiện được những điểm mạnh cũng như những điểm hạn chế của từng công trình, từng giai đoạn
Chúng tôi đặt ra mục đích nghiên cứu cụ thể là:
– Tìm hiểu vai trò của ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng cho người nước ngoài được biên soạn từ năm 1980 đến nay
– Thống kê các giáo trình khảo sát, phân chia theo trình độ, thống kê và nhận xét các hiện tượng ngữ pháp về số lượng, tên gọi, trình tự giới thiệu, ngôn ngữ và cách thức sử dụng để chú giải
– Nhận xét các hiện tượng ngữ pháp được khảo sát về kiểu loại dựa trên sự phân định từ loại
Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận định, phát hiện một số vấn đề ngữ pháp trong liên tưởng với những tiêu chuẩn đối với việc chú giải ngữ pháp một cách hiệu quả
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là:
– Phương pháp thống kê
– Phương pháp tổng hợp
– Phương pháp miêu tả
– Phương pháp so sánh
Trên cơ sở này, chúng tôi thực hiện theo trình tự như sau:
– Tiến hành thống kê về các hiện tượng ngữ pháp (chủ điểm ngữ pháp) trong chú giải ngữ pháp ở từng bài trong các giáo trình
– Tìm hiểu vai trò, vị thế ngữ pháp thông qua việc miêu tả về bố cục, mối tương quan giữa phần hội thoại (bài đọc), chú giải ngữ pháp và phần luyện tập trong các giáo trình Từ đó, đưa ra một số nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm trong từng giáo trình
Trang 8– Thống kê các hiện tượng chú giải ngữ pháp về số lượng, tên gọi, ngôn ngữ và cách tổ chức của các chú giải ngữ pháp, chủ điểm ngữ pháp
– Đưa ra một số nhận xét về việc giới thiệu và chú giải các hiện tượng ngữ pháp trong các giáo trình
5 Tƣ liệu
Chúng tôi tiến hành khảo sát, mô tả các hiện tượng ngữ pháp được chú giải trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được xuất bản tại Việt Nam từ năm
1980 đến gần đây Cụ thể là 20 giáo trình sau:
1 Giáo trình cơ sở Tiếng Việt thực hành, tập I, Nguyễn Văn Lai (Chủ biên), Khoa
Tiếng Việt, Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội, 1980
2 Giáo trình cơ sở Tiếng Việt thực hành, tập II, Đặng Ngọc Cừ – Phan Hải (Chủ biên),
Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội, 1980
3 Tiếng Việt cho người nước ngoài, quyển 1, Bùi Phụng (Chủ biên), Bộ Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, 1987
4 Tiếng Việt cho người nước ngoài, quyển 2, Bùi Phụng (Chủ biên), Bộ Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, 1987
5 Tiếng Việt cho người nước ngoài – Learning Morden Spoken Vietnamese, Bùi Phụng (Chủ
biên), NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1992
6 Tiếng Việt cơ sở – Vietnamese for beginners, Vũ Văn Thi, Khoa Tiếng Việt và Văn
hoá Việt Nam cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Khoa học xã hội, 1996
7 Tiếng Việt nâng cao (cho người nước ngoài) – Intermediate Vietnamese (for non–
native Speakers), Nguyễn Thiện Nam, Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho
người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Giáo dục, 1998
8 Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài), Trình độ B, Đoàn Thiện Thuật (Chủ
biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, NXB Thế Giới, 2001
9 Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài), Trình độ C, Đoàn Thiện Thuật (Chủ
biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, NXB Thế Giới, 2001
10 Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 1, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa Việt Nam
học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học
Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, 2003
Trang 911 Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 2, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa Việt Nam
học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, 2003
12 Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 3, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa Việt Nam học và
Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc Gia TP
Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục, 2003
13 Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 4, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa Việt Nam
học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, 2003
14 Tiếng Việt cho người nước ngoài – Trình độ nâng cao – Vietnamese for foreigners
Intermediate Level, Trịnh Đức Hiển (Chủ biên), Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt
Nam cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003
15 Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài) – Trình độ A, tập 1, Đoàn Thiện
Thuật (Chủ biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, 2004
16 Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài) – Trình độ A, tập 2 Đoàn Thiện
Thuật (Chủ biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, 2004
17 Thực hành Tiếng Việt – Practice Vietnamese – Use for Foreigners, Nguyễn Việt
Hương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004
18 Tiếng Việt cho người nước ngoài – Vietnamese for foreigners, Mai Ngọc Chừ,
NXB Thế Giới, 2006
19 Tiếng Việt cho người nước ngoài – Chương trình cơ sở – Vietnamese for
foreigners, Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên) – Đào Văn Hùng – Nguyễn Văn Chính,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
20 Tiếng Việt cho người nước ngoài – Vietnamese for foreigners, Nguyễn Anh Quế,
NXB Văn hoá thông tin Hà Nội, 2007
Chúng tôi lựa chọn các tư liệu này để khảo sát vì đây là những giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã và đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam Các giáo trình được phân chia ở cả bậc cơ sở và nâng cao, chúng tôi có điều kiện so sánh và đánh giá mức độ một số vấn đề về nội dung ngữ pháp được chú giải Hơn nữa, qua việc khảo sát này, chúng ta
có thể hình dung được diễn trình thực tế của vị thế ngữ pháp thể hiện trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được biên soạn từ năm 1980 đến nay
6 Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung luận văn gồm 3 chương, như sau:
Trang 10Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN
Chương 1 giới thiệu các vấn đề lý luận liên quan đến ngữ pháp học tiếng Việt nói chung và tầm quan trọng của ngữ pháp dạy tiếng, trong đó lưu ý đến cơ sở phân định từ loại trong lí thuyết ngữ pháp tiếng Việt
Chương 2: TÌM HIỂU SỰ THỂ HIỆN CÁC CHÚ GIẢI NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Chương 2 tìm hiểu sự thay đổi về vai trò, vị thế của ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay Đồng thời, trong chương này, chúng tôi sẽ tiến hành thống kê, phân chia và đưa ra những nhận xét về số lượng các phần chú giải ngữ pháp và chủ điểm ngữ pháp ; cách gọi tên và ngôn ngữ chú giải ; trình tự và cách thức giới thiệu các phần chú giải ngữ pháp trong bài học
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VIỆC GIỚI THIỆU VÀ CHÚ GIẢI CÁC HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Chương 3 là phần đánh giá về một số hiện tượng ngữ pháp mà chúng tôi cho rằng chưa thật hợp lý dựa trên phụ lục từng chú giải ngữ pháp được khảo sát (cung cấp ở cuối luận văn) Về việc nghiên cứu hướng sửa đổi những điều chưa thật hợp lý này và đưa ra những giải pháp thích hợp, chúng tôi cho rằng cần có một công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn
Trang 11PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam
gắn với vấn đề dạy tiếng – dạy một ngôn ngữ với tư cách là một ngoại ngữ
Trong xu thế giao lưu thương mại giữa các nước trên thế giới, ngoại ngữ trở thành phương tiện giao tiếp cơ bản nhưng đồng thời cũng là rào cản giao tiếp Việc dạy và học ngoại ngữ chính là bước loại bỏ từng phần rào cản này
Ở Việt Nam, việc dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ chắc chắn đã có một lịch sử lâu dài gắn liền với mối giao bang với người nước ngoài Tài liệu cổ nhất được tìm thấy là cuốn giáo trình giáo khoa dạy hội thoại tiếng Pháp và tiếng Bắc Kỳ do cha xứ M.Bon (cố Bân) và Droket (cố Ân) – giáo trình dẫn đàng nói chuyện bằng tiếng Pháp và tiếng An Nam Trương Vĩnh Ký và Trương Vĩnh Thống cũng có một số tài liệu dạy tiếng Việt cho các cha cố người nước ngoài
Đến những năm 50 của thế kỉ XX những mối quan hệ quốc tế trong chiến tranh đã làm tăng nhu cầu cấp bách trong việc dạy và học ngoại ngữ Cho đến nay, việc khoa “Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài” của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) được thành lập đã đưa tiến trình giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ chính thức trở thành một ngành khoa học chuyên môn có tính lâu dài và phát triển
Ngày nay, nhu cầu học tiếng Việt của những người nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều với mục đích khác nhau Dù với mục đích nào, theo Hoàng Trọng Phiến, yêu cầu chính của họ vẫn là: