1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Địa lý địa phương

9 367 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 150,5 KB

Nội dung

Thứ Ba , ngày 09 tháng 01 năm 2007 Tỉnh Quảng Nam GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH QUẢNG NAM ( Tài liệu dùng để thực hành tiết 18,19 -Địa 12) I. Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Quảng Nam có 12 huyện và 2 thị xã, trong đó có 6 huyện miền núi là Hiên, Nam Giang, Phước Sơn, Trà My, Hiệp Đức và Tiên Phước; 8 huyện, thị đồng bằng: thị xã Hội An, thị xã Tam Kỳ (thị xã tỉnh lỵ), huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành. Ngày 20/6/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2003/NĐ – CP về việc chia tách huyện Hiên thành các huyện Đông Giang và Tây Giang, huyện Trà My thành các huyện Bắc Trà My và Nam Trà My. Như vậy, hiện nay tỉnh Quảng Nam có 16 huyện, thị xã. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.406 km 2 , dự kiến dân số năm 2005 là 1,45 triệu người. Vị trí địa kinh tế thuận lợi, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung tạo cho Quảng Nam có nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính điều kiện tự nhiên và tài nguyên đa dạng thuận lợi cho khai thác ngay trong thời kỳ quy hoạch và là điều kiện để Quảng Nam hình thành một cơ cấu kinh tế lãnh thổ đa dạng. 2. Đặc điểm địa hình Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển 3. Khí hậu Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 20 – 21 0 C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện Trà My, Hiên, Nam Giang và ngập lụt ở các huyện đồng bằng. II. Tài nguyên thiên nhiên 1. Tài nguyên đất Với diện tích 1.040,6 nghìn ha, tỉnh Quảng Nam có 9 loại đất khác nhau, quan trọng nhất là nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông, thích hợp với trồng mía, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu; nhóm đất đỏ vàng ở khu vực trung du, miền núi thích hợp với cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, cây dược liệu,…Diện tích đất Quảng Nam đã sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội là 651,5 nghìn ha, trong đó đất sử dụng vào nông nghiệp là 106,8 nghìn ha (10,3% diện tích đất tự nhiên của tỉnh); đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp là 512,8 nghìn ha (49,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh); đất sử dụng vào các mục đích công nghiệp, xây dựng, kho tàng cơ sở khác là 25,6 nghìn ha (2,5% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh)… Thực trạng cơ cấu sử dụng đất cho thấy, việc sử dụng đất hiện nay ở Quảng Nam chủ yếu vào nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong thời gian tới, với sự tác động của công nghiệp hoá sẽ có những thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ được quỹ đất nông nghiệp có năng suất cao, giữ được đất rừng có vai trò phòng hộ và có thể sử dụng theo hướng bền vững những diện tích đất bằng và đồi núi chưa sử dụng. 2. Tài nguyên rừng Theo số liệu của Viện Điều tra quy hoạch rừng, diện tích rừng tự nhiên tại tỉnh Quảng Nam còn khoảng 477 nghìn ha với trữ lượng gỗ khoảng 30 triệu m 3 và 50 triệu cây tre nứa, trong đó rừng giàu có khoảng 10 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở các đỉnh núi cao, giao thông đi lại khó khăn; diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh trữ lượng gỗ trung bình khoảng 69 m 3 /ha, đường kính nhỏ chưa thể khai thác. Ngoài gỗ (sản lượng khai thác có thể đạt trên dưới 80.000 m 3 /năm), còn có các loại lâm sản quý hiếm như trầm, quế trẩu, song mây…Diện tích đất trống đồi trọc còn khoảng 391 nghìn ha, trong đó có 332,3 nghìn ha đất đồi núi có khả năng phát triển trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây dược liệu. 3. Tài nguyên khoáng sản Theo số liệu thống kê của Viện Địa chất khoáng sản, ở Quảng Nam chưa được điều tra đầy đủ về tiềm năng khoáng sản. Tuy nhiên theo đánh giá chung nguồn tài nguyên khoáng sản của Quảng Nam là một tiềm năng đang được khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh với nhiều loại đa dạng và phong phú. Trong đó đáng kể là than đá ở Nông Sơn có trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, vàng gốc và sa khoáng ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dương; cát trắng công nghiệp ở khu vực Bắc và Đông Bắc tỉnh. Thêm vào đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã thăm dò được 18 mỏ nước khoáng và nước ngọt có chất lượng tốt. Các loại khoáng sản như khí mêtan, uranium, nguyên liệu làm xi măng (đá vôi) được đánh giá là giàu nhất trong các tỉnh phía Nam. Ngoài ra các khoáng sản khác như đá granit, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các loại nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh…được phân bố tại nhiều nơi trong tỉnh. III .Tài nguyên văn hoá nhân văn 3.1. Nguồn nhân lực dồi dào với truyền thống hiếu học, lao động cần cù là nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Nhân khẩu trong tuổi lao động hiện nay có 713,4 nghìn người (52% dân số), trong đó lao động cần bố trí việc làm là 607,3 nghìn người, hiện đã bố trí 543,4 nghìn người làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, trong đó khu vực công nghiệp chiếm 7,5%, xây dựng 3,6%, nông lâm nghiệp 71,9%, khu vực dịch vụ 17%. Lao động chưa có việc làm hiện nay chiếm khoảng 10,5% so với số lao động cần bố trí việc làm (khoảng 9% so với nhân khẩu trong tuổi lao động). Dự báo nguồn lao động và cơ cấu sử dụng lao động 1999 2000 2005 2010 1.Nhân khẩu trong tuổi lao động ( nghìn người ) 713,4 726,5 790,3 846,6 % so dân số 52 52 52,2 52,5 2. Lao động cần bố trí việc làm ( nghìn người ) 607,3 617,5 667,8 711,2 3. Lao động làm việc trong các ngành KTQD ( nghìn người ) 543,4 553,9 607,4 673,4 4. Tỷ lệ lao động chưa có việc làm so với lao động có nhu cầu việc làm (%) 10,5 10,3 9 5,3 Trong tưong lai, với dự báo dân số như trên sẽ là một nguồn lao động dồi dào, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng suất lao động, lao động sẽ được thu hút vào các ngành kinh tế quốc dân, song mức lao động chưa có việc làm sẽ ở mức cho phép đối với nền kinh tế thị trường khoảng 6 - 6,5%. - Con người đất Quảng với bề dày truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, truyền thống hiếu học và có nhiều nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống trong các lĩnh vực xây dựng, dệt, trồng dâu nuôi tằm, . Đó là một nguồn lực quan trọng cho quá trình phát triển của tỉnh. 3.2. Các di sản văn hoá gắn kết với tài nguyên du lịch biển trong tổng thể Trung tâm du dịch miền Trung: Huế - Đà Nẵng - Hội An, tạo cho Quảng Nam khả năng phát triển mạnh du lịch và dịch vụ: Hai di sản văn hoá thế giới là Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn và nhiều địa điểm di tích lịch sử và văn hoá (theo thống kê Quảng Nam có khoảng 61 điểm du lịch) cùng với nhiều loại hình hoạt động văn hoá (như hát tuồng, hát đối) cùng với các quần thể kiến trúc khác như chứng tích Núi Thành, . tạo nên những điểm du lịch thu hút khách đến thăm quan, tìm hiểu. Những làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống độc đáo (Làng đúc Phước Kiều, làng ươm tơ dệt lụa Mã Châu, làng mộc Kim Bồng, .) và những vùng ruộng, đồng, sông nước giữ nguyên nét điển hình của làng quê Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển du lịch đồng quê, du lịch vườn, tạo thêm sức hấp dẫn đối với khách du lịch. IV. Tiềm năng kinh tế 1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế Nông nghiệp: với diện tích 1.040,6 nghìn ha, 9 loại đất khác nhau, kết hợp với khí hậu nhiệt đới, phù hợp với việc trồng trọt các cây công nghiệp như dứa, sắn, bông, mía, điều, cau su, cà phê… cũng như chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm mà điển hình là đà điểu được đưa vào nuôi tại Quảng Nam, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện vùng cát ven biển. Đề án kinh tế trang trại và kinh tế vườn đã được ban hành năm 2002 tạo mô hình mới về phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Công nghiệp: năm 2002 giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 1.630 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2001 và tăng bình quân hàng năm 22%, đây là một lợi thế rất lớn để thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đề ra là đến năm 2005 Quảng Nam cơ bản là một tỉnh công nghiệp. Đặc biệt là công nghiệp chế biến các nguyên liệu sẵn có tại địa phương như cát trắng, quế, bạch đàn và cây lá tràm, các sản phẩm từ gỗ, hàng hải sản…Mặt khác khoáng sản Quảng Nam đa dạng và phong phú như: than đá ở Nông Sơn, Ngọc Kính; vàng gốc và sa khoáng ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dương; uranium, nguyên liệu làm xi măng (đá vôi) được đánh giá là giàu nhất trong các tỉnh phía Nam. Các khoáng sản khác như đá granít, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh…được phân bố tại nhiều nơi trong tỉnh, cùng với ngư trường có trữ lượng cá, tôm, mực rất lớn sẽ tạo tiền đề và thúc đẩy công nghiệp khai thác phát triển mạnh. - Du lịch, dịch vụ: Với 02 di sản văn háo thế giới phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn cùng với hơn 125 Km bờ biển, các làng nghề truyền thống đang được khôi phục là thế mạnh để phát triển ngành du lịch. V Thực trạng phát triển các ngành kinh tế .1. Sản xuất nông lâm ngư nghiệp giữ vững nhịp độ tăng trưởng 4% và có sự chuyển biến trong chuyển dịch cơ cấu, chuyển đổi mùa vụ ; công tác ứng dụng khoa học- công nghệ đựơc chú trọng, nhất là giống mới đã được đưa vào sản xuất góp phần tăng năng suất cây trồng, hiệu quả kinh tế. Nhiều chương trình đầu tư cho lĩnh vực phát triển nông thôn đã được chú trọng như kiên cố hoá kênh mương, cứng hoá giao thông nông thôn, gia cố hệ thống thuỷ lợi, tạo được sự chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, đưa được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống bằng các đề án cụ thể như đề án kinh tế trang trại, kinh tế vườn, . từng bước góp phần chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, góp phần tăng thêm giá trị thu hoạch trên một đơn vị diện tích canh tác, cải thiện đáng kể đời sống nhân dân trong nông thôn. Cụ thể đã đạt được một số kết quả như sau: .1.1. Nông nghiệp: Tổng DTGT cây lương thực bình quân hàng năm 97.770 ha. Sản lượng lương thực có hạt bình quân: 374.409 tấn; trong đó sản lượng lúa đạt 330.000 tấn, đảm bảo được lương thực. Diện tích các cây công nghiệp như mía, dâu, thuốc lá và các loại cây chất bột có củ bình quân hàng năm 15.000 ha. Trong đó ra cây bông đang được nhân rộng với qui mô lớn. Giá trị sản xuất (giá 94) nông nghiệp năm 2002 đạt 1.492 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 3,5%. 1.2. Lâm nghiệp: Thực hiện tốt việc đóng cửa rừng, quản lâm sản, hạn chế được cháy rừng, công tác khoanh nuôi tái sinh được tăng cường, đảm bảo kế hoạch đề ra. Diện tích trồng rừng tập trung bình quân 6.000 ha/năm, diện tích rừng được chăm sóc 9.000/năm. Sản lượng khai thác bình quân 60.000 m3/năm. Trong đó khai thác gỗ rừng tự nhiên 7.000 m3/năm, khai thác gỗ rừng trồng 53.000 m3/năm Giá trị sản xuất (giá 1994) ngành lâm nghiệp năm 2002 đạt 186 tỷ đồng và vẫn giữ được mức bình quân qua các năm. 1.3. Thuỷ sản: Sản lượng khai thác đến năm 2002 đạt 42.900, tăng bình quân 6%/năm. Sản lượng nuôi trồng năm 2002 đạt 3.640 tấn, tăng bình quân 0,2%/ năm. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản năm 2002 đạt 394 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 10%. Việc chỉ đạo trong công tác giống vẫn còn nhiều lúng túng trong khâu tổ chức sản xuất, bảo quản, tiêu thụ. Thực hiện năm nguyên liệu chưa đạt được kết quả mong muốn; vùng nguyên liệu cho các nhà máy vẫn chưa ổn định, công tác qui hoạch các vùng nguyên liệu còn chậm. Tình trạng khai thác rừng trái phép còn diễn ra ở một số nơi, chưa kiểm soát hết. Tình trạng nuôi trồng thuỷ sản thiếu qui hoạch vẫn còn xảy ra phổ biến, việc kiểm soát chặt chẻ chất lượng con giống chưa được chú trọng. Chương trình đánh bắt xa bờ hiệu quả chưa cao, việc thu hồi vốn đang là vấn đề bức xúc. 2. Sản xuất công nghiệp &TTCN tăng trưởng khá (tăng 24% năm 2002 ), tác động tích cực đến việc phát triển KTXH, tăng trưởng GDP (9% năm 2002). Thu hút được các nhà đầu tư kể cả đầu tư nước ngoài vào các Khu công nghiệp, KTM Chu Lai; các công trình công nghiệp hoạt động có hiệu quả như: Cầu cảng số 2 Kỳ Hà, nhà máy Bia, nhà máy chế biến tinh bột sắn, tạo được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáng kể. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước địa phương vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng; một số ngành tăng cao như ngành chế biến thực phẩm và thức uống, công nghiệp SX chất khoáng phi kim loại, ngành may mặc, . Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn và có mức tăng trưởng cao như công nghiệp khai khoáng, gạch men, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thực phẩm, thức uống, thủy sản chế biến, dệt . GTSX toàn ngành công nghiệp năm 2002 đạt 1.630 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước, và tăng bình quân 22% kể từ năm 1997. Tuy nhiên sự tăng trưởng công nghiệp chưa vững chắc, hiệu quả sản xuất của các DNNN còn thấp, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong kinh doanh. Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm chưa ổn định, các làng nghề chưa có sự chuẩn bị cho phát triển, công nghiệp nông thôn chưa có những nhân tố mới. 3. Thương mại, Dịch vụ đạt được những kết quả tốt , doanh thu từ các dịch vụ du lịch tăng qua từng năm, thúc đẩy tăng nhanh tỷ lệ trong cơ cấu kinh tế. Xác định được Hội An là trung tâm du lịch vùng và đã thu hút được khách quốc tế tăng nhanh, lưu trú dài ngày hơn. Hoạt động lưu chuyển hàng hoá đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng xã hội và các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân miền núi. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 36,6 triệu USD, tăng 14% so với năm 2001. Hoạt động du lịch, dịch vụ vẫn giữ được tốc độ tăng ổn định trong tình hình có nhiều biến động về thị trường và luồng khách, hệ số sử dụng buồng phòng đạt bình quân 70%. Lĩnh vực này vẫn chưa được qui hoạch rõ ràng. Sản phẩm du lịch đặc trưng chưa đáng kể, chưa sâu sắc; chương trình du lịch còn nghèo, chất lượng phục vụ (ngoài Hội An) chưa đáp ứng yêu cầu. Xuất khẩu đạt kế hoạch năm nhưng chưa đạt kế hoạch 5 năm (tăng 25%), thị trường xuất khẩu chưa ổn định, sản phẩm chưa mang tính cạnh tranh cao. VI .Tổng quát về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1997 Năm 2000 Năm 2002 1. Dân số trung bình 103 ng 1.384,15 1.395,11 1.420,00 - Mức giảm sinh %0 0,7 0,7 0,70 - Tỷ lệ tăng dân số % 1,58 1,22 + Trong đó tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,8 1,5 1,4 2. Số người trong tuổi lao động có khả năng l.động Nghìn người 737,7 738,4 780,00 - Số lao động được giải quyết việc làm/năm " 16 22 26,74 - Số lao động chưa có việc làm ổn định tỷ đồng 54,5 39,00 3. Tổng giá trị gia tăng theo giá năm 1994 tỷ đồng 2.463,4 3.023,6 3.586,00 + Tốc độ tăng trưởng % 7,6 9,00 4. Tổng GTGT theo giá hiện hành tỷ đồng 2.903,3 4.058,2 5.100,00 5. C cấu GTGT theo ngành KT (giá hiện hành): % - Nông, lâm, ngư nghiệp % 47,62 42,8 38,00 - Công nghiệp, xây dựng % 19,95 23,9 28 - Dịch vụ % 32,43 33,3 34,00 6. C cấu GTGT theo thành phần kinh tế (giá hiện hành) % - Kinh tế Quốc doanh % 23,12 25,5 26,10 - Kinh tế ngoài Quốc doanh % 75,27 72,7 72,00 - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài % 1,61 1,8 1,90 7. Giá trị sản xuất (GO) (giá 1994) tỷ đồng - Nông, lâm, ngư nghiệp tỷ đồng 1.505,8 1.922,6 2.073,05 Trong đó: + Nông nghiệp: tỷ đồng 1.427 1.492,33 + Lâm nghiệp: tỷ đồng 191,9 186,64 + Ngư nghiệp tỷ đồng 317 394,09 - Công nghiệp, xây dựng tỷ đồng 1.800,80 2.438,00 Trong đó: Công nghiệp tỷ đồng 623,5 1.034 1.627,60 Chia ra: Quốc doanh Trung ương tỷ đồng 22,88 73,74 117,11 Quốc doanh địa phương tỷ đồng 117,36 186,97 287,95 Ngoài quốc doanh tỷ đồng 413,36 638,86 1.169,18 Khu vực đầu tư TTNN tỷ đồng 69,9 88,54 53,36 8. Tổng mức hàng hoá bán lẻ trên địa bàn Tỷ đồng 1.689 1.900,00 9. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn Tr.USD 14,96 34,3 36,6 - Trong đó: Địa phương quản Tr.USD 11,27 28,75 31,00 10. Giá trị nhập khẩu của địa phương Tr.USD 21,01 33,89 10,00 11. Thu NSNN trên địa bàn tỷ đồng 564,88 140,8 235,70 Trong đó: Thuế XNK tỷ đồng 7 155,00 + Thu từ KT Trung ương tỷ đồng 12,517 16,50 + Thu quốc doanh địa phương tỷ đồng 32,518 40,00 + Thu ngoài quốc doanh tỷ đồng 37,998 59,00 +Thu từ khu vực có vốn ĐTNN tỷ đồng 2,756 3,50 12. Ngân sách TW trợ cấp (hoặc điều tiết về địa phương) tỷ đồng 330,175 666,7 880,974 13. Chi ngân sách trên địa bàn tỷ đồng 534,75 938,9 1.195,652 - Chi đầu tư XDCB tỷ đồng 160,437 333,9 436,089 Trong đó Nguồn để lại cho địa phương tỷ đồng + Nguồn để lại theo NQQH tỷ đồng 45 58,78 + Nguồn bổ sung TW có mục tiêu tỷ đồng 45,95 - Chi thường xuyên tỷ đồng 374,314 548,477 668,233 14. Tổng vốn ĐT XDCB trên địa bàn (không tính vốn dân) tỷ đồng 397,11 1.065,68 1.563,54 15. Chỉ tiêu xã hội - Tỷ lệ số xã có trạm y tế % 100 100,00 - Số giường bệnh/vạn dân giường 10,11 13,28 13,58 - Số bác sĩ/vạn dân bác sĩ 3,2 4,15 4,48 - Tỷ lệ xã có bác sĩ % 60,00 - Tổng số học sinh phổ thông đầu năm học h.sinh 317.203 378.356 386.912 - Tỷ lệ số hộ được xem truyền hình % 50 85 87,00 - Tỷ lệ số hộ nghe được đài TNVN % 85 92 95,00 - Tỷ lệ xã có điện % 80 86,00 - Tỷ lệ số hộ được sử dụng điện % 65 80 90,00 -Tỷ lệ số dân ở khu vực thành thị được sử dụng nước sạch % 30 70 83,00 - Tỷ lệ số dân ở khu vực nông thôn được dùng nước sạch % - 30 46,00 - Tỷ lệ hộ đói nghèo (theo tiêu chí mới) % 19,50 - Tỷ lệ người mắc bệnh sốt rét % 1,74 0,45 0,58 - Tỷ lệ người bị bệnh bướu cổ % 12 9,5 7,50 - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng % 37,1 31,20 - Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học đến trường. % 67,39 - Số người mù chữ (trong độ tuổi) người 7.000 - Số người cần xoá mù chữ người 4.500 - Số phòng học tạm bợ tranh, tre, nứa, lá phòng 517 - Số xã chưa có đường ôtô đến trung tâm xã xã 29 Tình hình thực hiện kinh tế xã hội giữ được nhịp độ tăng trưởng qua các năm. Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn năm 2002 theo giá cố định 1994 đạt 3.586 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2001và cao nhất trong 5 năm qua, GDP tăng bình quân qua các năm 1997 - 2002 là 8,01%. Thu chi ngân sách được an toàn, các mục tiêu lớn được đảm bảo cân đối đầu tư. Văn hoá xã hội tiếp tục đạt được nhiều kết quả tốt và có nhiều tiến bộ hơn so với năm trước. Đời sống nhân dân được chăm lo, thị trường giá cả tương đối ổn định, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Có thể nói năm 2002 là năm hoàn thành toàn diện kế hoạch kinh tế xã hội, tạo được lợi thế phát triển cho những năm còn lại trong kế hoạch 5 năm 2001 -2005. Kết quả đạt được đó trước hết nhờ vào sự cố gắng, nổ lực của Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh, trong đó có sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, của HĐND, của UBND, các ngành và các địa phương. Đặc biệt những năm qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm tăng cường quản lý, phân cấp và giám sát đầu tư phát triển trên địa bàn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà điển hình là Qui chế giám sát nhân dân; Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá thời kỳ 2002-2006, đề án kinh tế biển, đề án kinh tế vườn, kinh tế trang trại, chuyên đề công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn; Giám định đầu tư, . Tuy nhiên, một số công việc triển khai thực hiện những năm qua còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu. Thực hiện năm nguyên liệu còn nhiều khó khăn, lúng túng. Cải cách hành chính còn nhiều vấn đề phải được tập trung đẩy mạnh. Chuyển dịch cơ cấu, xắp xếp doanh nghiệp nhà nước triển khai còn chậm và gặp quá nhiều khó khăn. Hạ tầng Khu công nghiệp đã có chủ trương nhưng thủ tục triển khai còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Công tác đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công ở một số công trình xây dựng cơ bản. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm sau tăng khá so với năm trước nhưng chưa đảm bảo tốc độ tăng của kế hoạch 5 năm, thị trường chưa ổn định. Số vụ tai nạn giao thông xẩy ra tăng nhiều so với cùng kỳ. Tình trạng vi phạm các qui định về trật tự an toàn giao thông tiếp diễn. Một số vụ cháy rừng vẫn còn xẩy ra chưa ngăn chặn kịp thời, triệt để. Môi trường một vài nơi bị ô nhiễm (sianua ở Núi Thành, Nhà máy đường Quế Sơn). Nắng hạn kéo dài gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh. . hàng hoá bán lẻ trên địa bàn Tỷ đồng 1.689 1.900,00 9. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn Tr.USD 14,96 34,3 36,6 - Trong đó: Địa phương quản lý Tr.USD 11,27 28,75. TỈNH QUẢNG NAM ( Tài liệu dùng để thực hành tiết 18,19 -Địa lý 12) I. Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển

Ngày đăng: 29/06/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w