1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

HỆ THỐNG cơ điện tòa NHÀ

127 681 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 40,95 MB

Nội dung

Thuyết Minh từng Thành Phần Trong Hệ Thống: Tài liệu hệ Thống Giám Sát Lắp Đặt Cơ Điện Của Thầy Nguyễn Anh Mỹ: - Từ các loại máy biến áp nhỏ máy biến áp khô giải nhiệt bằng gió, hiện t

Trang 1

HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TÒA NHÀ

A Hệ Thống Điện Nặng:

a Thuyết Minh Hệ Thống Điện Nặng

b Các Thành Phần Trong Hệ Thống Điện Tòa Nhà

1 Trạm Biến Áp - Tụ Bù Công Suất

2 ATS - Máy Phát Điện - UPS

3 Hệ Thống TrunKing - Tray Cable - ladder Cable

4 Hệ Thống Tủ Điện Động Lực - Điều Khiển

5 Tính Toán Dây Điện - CB - Contactor

6 Tính Toán Máy Bơm Nước - Ống Nước

7 Tính Toán Hệ Thống Chiếu Sáng

8 Tính Toán hệ Thống Chống Sét

B Hệ Thống Điện Nhẹ

a Thuyết Minh Hệ Thống Điện Nhẹ

b Các Thành Phần Trong Hệ Thống Điện Tòa Nhà

1 Hệ Thống Hạ Tầng Viễn Thông Tòa Nhà

2 Hệ Thống Cáp Mạng Máy Tính, Cáp Điện Thoại, Tổng Đài Điện Thoại

3 Hệ Thống Truyền Hình Trung Tâm CATV

1 Hệ Thống Điều Hòa Dùng Gas Lạnh, Điều Hòa Bằng Hơi Nước Evaporative Air Cooler

2 Hệ Thống Điều Hòa Trung Tâm: Water Chiller, VRF, VRV v.v

3 Thông Gió Trong Tòa Nhà:

3.1 Hệ Thống Quạt Thông Gió - Quạt Cấp Gió Tươi, Gió Thải

3.2 Hệ Thống Ống Gió - Miệng Gió

3.3 Tăng Áp Cầu Thang

Trang 2

1 Bải Giữ Xe Dùng Thẻ Từ Thông Minh - CTY Phương Thịnh Phát Download

2 Tài Liệu kỹ thuật Busway -Power Duct- CTY Thăng Long Download , So Sánh Cáp và Busway

Trang 3

Thuyết Minh từng Thành Phần Trong Hệ Thống:

Tài liệu hệ Thống Giám Sát Lắp Đặt Cơ Điện Của Thầy Nguyễn Anh Mỹ:

- Từ các loại máy biến áp nhỏ (máy biến áp khô giải nhiệt bằng gió, hiện tại đã chế tạo được công suất trên 2000 KVA), đến các máy biến áp lớn hơn có cuộn dây đặt ngập trong dầu (dầu

để cách điện và tản nhiệt ra lá thép xung quanh máy)

I.1/ Thuyết Minh Trạm biến áp:

- Để truyền tải công suất điện lớn từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, thì giải pháp tăng điện áp

Trang 4

để hạn chế tổn thất công suất và giảm giá thành đầu tư đường dây là một lựa chọn tối ưu

- Lượng công suất tải truyền đi càng lớn thì điện áp càng cao

1 Điện áp: Người ta phân ra làm 4 cấp điện áp:

 Siêu Cao Áp: Lớn Hơn 500 KV

 Trạm biến áp Trung gian: Nhận điện áp từ 220 KV – 35 KV biến đổi thành điện áp ra

35 KV – 15 KV theo nhu cầu sử dụng

 Trạm biến áp phân Xưởng hay Trạm biến áp phân phối: Nhận điện áp 35 KV – 6 KV biến đổi thành điện áp ra 0,4 KV – 0,22 KV => đây là trạm biến áp được dùng trong mạng hạ áp dân dụng tòa nhà, thường thấy là trạm 22/0,4 KV

3 Công Suất Máy Biến áp:

 Gồm các máy biến áp có cấp điện áp sơ/thứ cấp: 35/0.4KV, 22/0.4 KV, 10&6.3/0.4

4 Các đơn vị cần quan tâm trên trạm:

 S: Công suất biểu kiến được ghi trên trạm biến áp (KVA)

 P: Công suất tiêu thụ (KW)

 Q: Công suất phản kháng (KVAr)

 U: điện áp sơ cấp và thứ cấp của trạm (KV hoặc V)

 I: Dòng điện thứ cấp (A), Dòng điện sơ cấp thường rất ít được quan tâm

I.2/ Tính Toán Và Lựa Chọn Trạm Biến Áp Hạ Áp :

1 Xác định trung tâm phụ tải và vị trí đặt trạm:

 Tính toán trung tâm phụ tải và vị trí đặt trạm nhằm tiết kiệm dây dẩn, hạn chế sụt áp và tổn hao công suất của mạng điện

 Nhưng cân đối giữa tính mỹ quan công nghiệp, gần lưới điện lực và đảm bảo hành lang

an toàn điện đường dây

Trang 5

2 Xác định số lượng biến áp (hộ loại 1, 2 và 3):

 Hộ loại 1: Duy trì nguồn điện liên tục trên đường dây hạ áp từ trạm, Cần 2 Máy Biến

Áp trở lên trên 1 trạm Hộ loại 1 là loại ảnh hưởng đến sinh mạng con người hoặc an ninh quốc gia Như bệnh viện, trạm xá hoặc các tòa nhà quốc hội, các bộ quốc phòng.v.v

 Hộ loại 2: có ảnh hưởng về kinh tế, so sánh và chọn phương án một hay hai máy biến

áp trên 1 trạm VD: Nhà máy thép, nhà máy sản xuất kính v.v

 Hộ loại 3: Mất điện ít ảnh hưởng đến kinh tế Nên có thể cắt điện để sửa chữa

3 Xác định công suất trạm biến áp (là S hoặc P nếu cho biết nhu cầu sử dụng trạm):

 Tính toán công suất trạm hiện tại và phát triển trong tương lai

 Có nhiều cách tính toán công suất điện, 3 cách được dùng phổ biến nhất: Theo diện tích

và nhu cầu sử dụng hoặc theo sản lượng hàng năm một sản phẩm trên một KW điện Và theo công suất đặt và hệ số nhu cầu (liệt kê công suất từng thiết bị cụ thể)

 Hộ loại 1 dùng 2 Máy Biến Áp, trong đó mỗi máy có thể chịu quá tải bằng 1,4 lần Công suất của máy trong 6 giờ Công suất quá tải 1,4 lần đó bằng Công suất tính toán của tòa nhà xí nghiệp

4 Xác định chế độ vận hành kinh tế Trạm Biến áp: Đối với trạm từ 2 Máy Biến Áp Trở

5 Lựa Chọn Đầu Phân Áp:

 Các chế độ phụ tải như: dùng nhiều cực đại, dùng ít cực tiểu và xảy ra sự cố

 Mỗi chế độ trên ta cần đảm bảo điện áp trên thanh góp máy biến áp Thường xãy ra nếu trạm đặt quá xa trung tâm phụ tải

6 Tiêu Chuẩn Áp Dụng và bản vẽ:

 Theo tiêu chuẩn điện lực, xem thêm tại: http://www.mediafire.com/?1r3xc1fpjh93gpu

 Thông Số Thiết Bị Trạm: http://www.mediafire.com/view/?rcb3aodxia0avof

I.3./ Các loại trạm biến áp như:

1 Trạm Biến Áp ngoài trời:

- Trạm ngoài trời thích hợp cho các trạm trung gian công suất lớn Vì máy biến áp, thiết bị phân phối có kích thước lớn nên có đủ diện tích để lắp đặt các thiết bị này, tiết kiệm được chi phí xây dựng khá lớn

- Bao gồm các trạm: Trạm hợp bộ, trạm nền (đặt lên nền bê tông), trạm giàn(< 3x100 KVA),

Trang 6

trạm treo (< 3x75 KVA), trạm kín (lắp đặt trong nhà), trạm trọn bộ(nhà lắp ghép) Tùy theo giá thành và nhu cầu mà ta lựa chọn các loại biến áp khác nhau

 Tuy nhiên loại trạm này thường làm mất mỹ quan thành phố nên về lâu dài loại trạm này không được khuyến khích dùng ở đô thị

b Trạm Giàn:

 Trạm giàn là loại trạm mà toàn bộ các trang thiết bị và máy biến áp đều được đặt trên các giá đỡ bắt giữa hai cột Trạm được trang bị ba máy biến áp một pha ( 3 x 75 kVA) hay một máy biến áp ba pha( 400 kVA), cấp điện áp 15 22 kV /0,4 kV

 Phần đo đếm có thể thực hiện phía trung áp hay phía hạ áp Tủ phân phối hạ áp đặt trên giàn giữa hai cột đường dây đến có thể là đường dây trên không hay đường cáp ngầm

 Trạm giàn thường cung cấp điện cho khu dân cư hay các phân xưởng

c Trạm nền:

 Trạm nền thường được dùng ở những nơi có điều kiện đất đai như ở vùng nông thôn, cơ quan, xí nghiệp nhỏ và vừa

 Đối với loại trạm nền thiết bị cao áp đặt trên cột, máy biến áp thường là tổ ba máy biến

áp một pha hay một máy biến áp ba pha đặt bệt trên bệ ximăng dưới đất, tủ phân phối

Trang 7

KVA

 Đặt trên nền, Thi công lắp đặt dể dàng, Độ cách điện cấp K, độ an toàn cao

 hợp bộ với tủ điện hạ áp đặt trên trạm thành một khối

 không dùng khí SF6, thân thiện với môi trường

Download tại: http://www.thibidi.com/vn/4/50.html

 Đối với loại trạm kiểu này cáp vào và ra thường là cáp ngầm Các cửa thông gió đều phải có lưới đề phòng chim ,rắn ,chuột và có hố dầu sự cố

b Trạm Trọn Bộ:

 Đối với nhiều trạm phức tạp đòi hỏi sử dụng cấu trúc nối mạng nguồn kiểu vòng hoặc

tủ đóng cắt chứa nhiều máy cắt,gọn, không chịu ảnh hưởng của thời tiết và chịu được

Trang 8

va đập, trong những trường hợp này các trạm trọn bộ kiểu kín được sử dụng

 Các khối được chế tạo sẵn sẽ được lắp đặt trên nền nhà bê tông và được sử dụng đối với trạm ở đô thị cũng như trạm ở nông thôn

- Các ưu điểm của trạm kiểu này là :

+ Tối ưu hóa về vật liệu và sự an toàn do :

 - Có sự chọn lựa thích hợp từ các kiểu lắp đặt có thể

 - Tuân theo toàn bộ các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành và các tiêu chuẩn dự định trong tương lai

+ Giảm thời gian nghiên cứu và thiết kế, giảm chi phí lắp đặt do:

 - Cực tiểu hóa sự phối hợp vài nguyên lý của xây dựng và kỹ thuật điện

 - Tin cậy, độc lập với xây dựng công trình chính ;

 - Loại bỏ nhu cầu một kết nối tạm thời tại lúc bắt đầu chuẩn bị thi công công trình;

 - Đơn giản hóa trong thi công ,chỉ cần cung cấp một móng bằng bêtông chịu lực

+ Vô cùng đơn giản trong lắp đặt thiết bị và kết nối

+ Các trạm kiểu này chắc chắn, gọn đẹp thường được dùng ở các nơi quan trọng như cơ quan ngoại giao,văn phòng, khách sạn…

c Trạm Gis: là trạm dùng thiết bị phân phối kín cách điện bằng khí SF6, Đặc điểm của trạm

loại này là diện tích xây dựng trạm nhỏ hơn khoảng vài chục lần so với trạm ngoài trời

3 Các Sơ Đồ Đấu Dây Trạm Biến Áp:

Trang 9

II Tủ Bù Điện :

II.1 Thuyết Minh:

Trong lưới điện tồn tại 2 loại công suất :

- Công suất hữu dụng P (kW) là công suất sinh ra công có ích trong các phụ tải

- Công suất phản kháng Q (kVAr) là công suất vô ích, gây ra do tính cảm ứng của các loại

phụ tải như : động cơ điện, máy biến áp, các bộ biến đổi điện áp…

Để đánh giá ảnh hưởng của CSPK đối với hệ thống người ta sử dụng hệ số công suất cosj, trong đó : j=arctg P/Q

Trang 10

a CSPK Q không sinh công nhưng lại gây ra những ảnh hưởng xấu về kinh tế và kỹ

thuật:

- Về kinh tế : chúng ta phải trả tiền cho lượng CSPK tiêu thụ

- Về kỹ thuật : CSPK gây ra sụt áp trên đường dây và tổn thất công suất trên đường truyền

Vì vậy, ta cần có biện pháp bù CSPK Q để hạn chế ảnh hưởng của nó Cũng tức là ta nâng cao

hệ số cosj

b Lợi Ích Khi nâng cao hệ số công suất cosφ:

 Giảm tổn thất công suất trên phần tử của hệ thống cung cấp điện ( máy biến áp, đường dây …)

 Giảm tổn thất điện áp trên đường truyền tải

 Tăng khả năng truyền tải điện của đường dây và máy biến áp

II.2 Các biện pháp nâng cao hệ số công suất cosj :

1 Phương pháp nâng cao hệ số cosj tự nhiên: Nâng cao cosφ tự nhiên có nghĩa là tìm các

biện pháp để hộ tiêu thụ điện giảm bớt được lượng CSPK mà chúng cần có ở nguồn cung cấp

 Thay đổi và cải tiến quá trình công nghệ để các thiết bị điện làm việc ở chế độ hợp lý nhất

 Thay thế các động cơ làm việc non tải bằng những động cơ có công suất nhỏ hơn

 Hạn chế động cơ chạy không tải

 Ở những nơi công nghệ cho phép thì dùng động cơ đồng bộ thay cho động cơ không đồng bộ

 Thay biến áp làm việc non tải bằng máy biến áp có dung lượng nhỏ hơn

2 Phương pháp nâng cao hệ số cosj nhân tạo: Phương pháp này được thực hiện bằng

cách đặt các thiết bị bù CSPK ở các hộ tiêu thụ điện Các thiết bị bù CSPK bao gồm :

a Máy bù đồng bộ : chính là động cơ đồng bộ làm việc trong chế độ không tải

* Ưu điểm : máy bù đồng bộ vừa có khả năng sản xuất ra CSPK, đồng thời cũng có khả

năng tiêu thụ CSPK của mạng điện

* Nhược điểm : máy bù đồng bộ có phần quay nên lắp ráp, bảo dưỡng và vận hành phức

Trang 11

tạp máy bù đồng bộ thường để bù tập trung với dung lượng lớn

b Tụ bù điện : làm cho dòng điện sớm pha hơn so với điện áp do đó, có thể sinh ra CSPK

cung cấp cho mạng điện

* Ưu điểm :

 Công suất bé, không có phần quay nên dễ bảo dưỡng và vận hành

 Có thể thay đổi dung lượng bộ tụ theo sự phát triển của tải

 Giá thành thấp hơn so với máy bù đồng bộ

 sử dụng tụ điện ở các hộ tiêu thụ CSPK vừa và nhở ( dưới 5000 kVAr)

II.3 Tụ bù trong hệ thống cung cấp điện:

Bản Vẽ mạch điều khiển Tụ Bù: link Download

1 Cấu tạo và cách thức lắp đặt của bộ tụ bù :

a Điện trở phóng điện :

 các tụ điện thường lắp sẵn điện trở phóng điện để dập điện tích dư ở bên trong

 Điện trở phóng điện của tụ thường được đấu song song với tụ Khi cắt điện tụ, điện tích

Trang 12

dư sẽ phóng điện qua các điện trở song song

 Gây ra tổn thất điện năng của tụ điện

 Phải lựa chọn điện trở phóng điện phù hợp để vừa phát huy tác dụng giải phóng điện tích thừa và hạn chế sự tổn hao công suất

 Thông thường lựa chọn trở phóng điện theo nguyên tắc 1W / 1kVAR

a Bù tĩnh ( bù nền) : bố trí bù gồm một hoặc nhiều tụ tạo nên lượng bù không đổi việc

điều khiển có thể thực hiện bằng:

 Bằng tay: dùng CB hoặc LBS ( load – break switch )

 Bán tự động: dùng contactor

 Mắc trực tiếp vào tải đóng điện cho mạch bù đồng thời khi đóng tải

+ Ưu điểm : đơn giản và giá thành không cao

+ Nhược điểm : khi tải dao động có khả năng dẫn đến việc bù thừa.Việc này khá nguy

hiểm đối với hệ thống sử dụng máy phát

> Vì vậy, phương pháp này áp dụng đối với những tải ít thay đổi

b Bù động ( sử dụng bộ tụ bù tự động) : sử dụng các bộ tụ bù tự động, có khả năng thay

đổi dung lượng tụ bù để đảm bảo hệ số công suất đạt được giá trị mong muốn

+ Ưu điểm : không gây ra hiện tượng bù thừa và đảm bảo được hệ số công suất mông

muốn

Trang 13

+ Nhược điểm : chi phí lớn hơn so với bù tĩnh

> Vì vậy, phương pháp này áp dụng tại các vị trí mà công suất tác dụng và công suất phản kháng thay đổi trong phạm vi rất rộng

4 Tính toán Công Suất Phản Kháng và chọn Tủ Tụ Bù:

a Phương Pháp Tính Đơn Giản:

(để chọn tụ bù cho một tải nào đó thì ta cần biết công suất(P) và hệ số công suất (Cos φ) của tải đó):

Giả sử ta có công suất của tải là P

Hệ số công suất của tải là Cos φ1 → tg φ1 ( trước khi bù )

Hệ số công suất sau khi bù là Cos φ2 → tg φ2

Công suất phản kháng cần bù là Qb = P (tgφ1 – tgφ2 )

Từ công suất cần bù ta chọn tụ bù cho phù hợp trong bảng catalog của nhà cung cấp tụ bù

b Phương Pháp Bù Tối Ưu Dựa Vào Điều Kiện Không Đóng Tiền Phạt:

- Xét hoá đơn tiền điện liên quan đến dung lượng kVArh đã tiêu thụ và ghi nhận số kVArh phải trả tiền sau đó, chọn hoá đơn tiền giá kVArh cao nhất phải trả (không xét đến trường hợp ngoại lệ)

Ví dụ: 15965 kVArh trong tháng giêng

Tính tổng thời gian hoạt động trong tháng đó, ví dụ : 220h số giờ xét để tính là những giờ mà

hệ thống điện chịu tải lớn nhất và tải đạt giá trị đỉnh cao nhất ngoài thời gian kể trên việc tiêu thụ công suất phản kháng là miễn phí

- Giá trị công suất cần bù:

[kVAr] = = Qbù kVAr : số kVAr phải trả tiền

T : số giờ hoạt động

- Dung lượng bù thường được chọn cao hơn giá trị tính toán một chút

- Một số hãng cung cấp qui tắc thước loga thiết kế đặt biệt cho việc tính toán này theo các khung giá riêng Công cụ trên và các dữ liệu kèm theo giúp ta chọn lựa thiết bị bù và sơ đồ điều khiển thích hợp, đồng thời ràng buộc của các sóng hài điện áp trong hệ thống điện các sóng hài này đòi hỏi sử dụng định mức tụ dư ( liên quan đến giải nhiệt, định mức áp và dòng điện ) và các cuộn kháng hoặc mạch để lọc sóng hài

II.4 Tủ tụ bù tự động (PFR) :

1 Nguyên lý làm việc của bộ tụ bù tự động

Trang 14

- Tủ tụ bù tự động gồm các thành phần cơ bản sau :

 Bộ điều khiển (PFR)

 Các bộ tụ bù được nối với tải thông qua atomat và tiếp điểm của các contactor

 Cảm biến dòng điện CT

- Nguyên lý hoạt động của PFR dựa theo sơ đồ trên :

 Tín hiệu dòng điện được đo thông qua biến dòng CT và tín hiệu điện áp được chuyển

về bộ điều khiển PFR

 Sau đó, vi điều khiển trong bộ điều khiển PFR sẽ tính toán sự sai lệch giữa dòng điện

và điện áp

> tính ra được hệ số công suất Do sử dụng phương pháp số nên sẽ đo được chính xác hệ

số công suất ngay cả khi có sóng hài

 Bộ điều khiển được thiết kế tối ưu hóa việc điều khiển bù công suất phản kháng Công suất bù được tính bằng cách đo liên tục công suất phản kháng của hệ thống và sau đó được bù bằng cách đóng ngắt các bộ tụ

2 Giới thiệu bộ tụ bù tự động Mikro :

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại tụ bù tự động như Shizuki, Epcos, Toyo, Mikro … Nhưng được sử dụng nhiều ở các tổng trạm là Mikro

a Mikro có 4 chương trình hoạt động như sau :

Trang 15

+ Chế độ manual (n-A) : Khi chương trình này được chọn, các cấp của tụ sẽ được điều

khiển bằng tay bằng cách nhấn phím “UP” hay “DOWN” Các bước tụ được đóng luân chuyển dựa trên nguyên tắc đóng trước – ngắt trước (first in – first out)

+ Chế độ rotational (rot) : chế độ này sẽ tự động đóng ngắt các cấp tụ theo hệ số công suất

đặt,

cài đặt độ nhạy và thời gian đóng lặp lại đã đặt trước Các bước tụ được đóng luân chuyển dựa trên nguyên tắc đóng trước – ngắt trước (first in – first out)

+ Chế độ automatic (aut) : chế độ này nhằm tối ưu hóa trình tự đóng cắt các cấp tụ điện

 Chế độ này sử dụng trình tự đóng ngắt thông minh Trình tự đóng ngắt không cố định, chương trình sẽ tự động lựa chọn những cấp đóng thích hợp nhất để đóng hay ngắt để

có thời gian tác động ngắn nhất với số cấp nhỏ nhất Để cho tuổi thọ các khởi động từ

và tụ là bằng nhau chương trình sẽ tự động chọn bước tụ ít sử dụng nhất để đóng ngắt trong trường hợp có hai bước tụ giống nhau

 Với chế độ này, PFR sẽ tự động phát hiện cực tính của CT khi đóng nguồn Một khi cực tính của CT đã được xác định, nếu phát hiện thấy có bất kỳ một sự phát công suất trở lại tất cả các bước tụ sẽ được nhả ra

+ Chế độ four – quarant (Fqr) : như chế độ aut nhưng cho phép hoạt động ở cả chế độ thu

và phát CSPK

b Các tham số quan trọng của PFR :

+ Hệ số công suất đặt (Set cosφ) : thường nằm trong khoảng 0,92 – 0,95 + Hệ số C/K : Hệ số này được tính theo công thức sau :

Trang 16

 Q: cấp tụ nhỏ nhất (var)

 V: Điện áp hệ thống sơ cấp danh định (V)

 I: Dòng điện sơ cấp định mức của CT (A)

Hoặc được xác định theo bảng sau :

+ Độ nhạy : Thông số này thiết lập tốc độ đóng cắt Độ nhạy lớn tốc độ đóng sẽ chậm và

ngược lại độ nhạy nhỏ tốc độ cắt sẽ nhanh Độ nhạy này hiệu ứng cho cả thời gian đóng và cắt

tụ Độ nhạy = 60s/ bước

+ Thời gian đóng lặp lại : Đây là khoảng thời gian an toàn để ngăn chặn việc đóng lại tụ

của cùng một cấp khi tụ này chưa xả điện hoàn toàn Thông số này thường đặt lớn hơn thời gian xả của tụ lớn nhất đang sử dụng

+ Cấp định mức : là bước tụ nhỏ nhất sử dụng

+ Độ méo dạng tổng do sóng hài :

Bộ PFR chỉ có thể đo được TDH khi tổng tải phải lớn hơn 10% tổng tải định mức Giá trị các tham số quan trọng của bộ tụ bù PFR được thống kê trong bảng sau :

Trang 17

c Thủ tục cài đặt các thông số điều khiển :

 Bước 1: chọn mục cần cài đặt bằng việc ấn phím “MODE/SCROLL” Đèn tương ứng với mục đó sẽ sáng lên Để cài đặt cho mục “Rate step”, từng cổng ra được chọn nhờ phím “UP” hay “DOWN”, khi cổng nào được chọn thì đèn cổng đó sẽ sáng lên

 Bước 2 : nhấn phím “PROGRAM”, đèn của mục được chọn sẽ sáng nhấp nháy như vậy

hệ thống đang ở chế độ cài đặt

 Bước 3: sử dụng phím “UP” hay “DOWN” để thay đổi giá trị

 Bước 4: Để lưu giá trị vừa cài đặt, nhấn phím “PROGRAM” một lần nữa, đèn hết nhấp nháy và thông số vừa cài đặt đã được lưu

 Để không lưu giá trị vừa cài đặt, nhấn phím “MODE/SCROLL”

d Các cảnh báo thường gặp :

Dưới đây là bảng giải thích các cảnh báo xảy ra trên bộ điều khiển tụ bù MIKRO

II.5 Những ảnh hưởng không tốt của tụ bù tới hệ thống điện

1 Hiện tượng bù thừa CSPK :

+ Bù thừa CSPK Q > dòng điện sẽ nhanh pha hơn so với điện áp

==> Hệ thống tải sẽ mang tính dung

==> Tổng trở đối với thành phần dòng điện có tần số cao sẽ giảm Do đó, làm tăng ảnh hưởng của các thành phần sóng hài bậc cao

Trang 18

2 Ảnh hưởng của tụ bù tới máy phát điện :

- Trong trường hợp bù chung và tụ bù nằm trên đường cung cấp ra tải của MPĐ Khi mất điện lưới, máy phát sẽ hoạt động và cấp điện cho tải Tuy nhiên ban đầu các phụ tải mô tơ được đóng điện nên phụ tải chính chỉ là bộ tụ điện và một vài phụ tải nhỏ khác -> Phụ tải MPĐ lúc này mang tính điện dung (tương tự như trường hợp bù quá mức nói trên) -> Điện dung này kết hợp với điện cảm của stator MPĐ tạo nên một mạch dao động LC -> Sinh ra các dao động điện áp với tần số cộng hưởng nào đó Điều này sẽ gây ra một số ảnh hưởng nguy hiểm như sau :

+ Điện áp ra của stator bị dao dộng hoặc bị méo sóng Nên AVR không thể khắc phục hoàn toàn sự dao động này do nguồn nuôi AVR cũng chính là nguồn bị dao động Vì vậy, đôi khi dẫn đến hiện tượng máy phát khó khởi động

+ Có thể gây ra hiện tượng quá áp trên tụ bù Điều này có thể gây nổ các bộ tụ bù do tụ là phần tử rất nhạy cảm với điện áp

- Với máy biến áp thì điện cảm của phần lưới vô cùng nhỏ (trừ trường hợp lưới điện vùng xa ) và công suất nguồn gần như vô hạn nên các dao động này không phát sinh và không tự khuyếch đại lên được

II.6 Quản lý và vận hành hệ thống tụ bù

1 An toàn khi lắp đặt, vận hành và sửa chữa tụ điện :

 Các nhân viên vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng tụ điện phải hiểu rõ các nguy hiểm có thể xảy ra khi vận hành bảo dưỡng sửa chữa

 Không được vận hành khi thấy tụ điện có các hiện tượng bất thường

 Khi tiến hành kiểm tra trong vận hành phải đứng cách xa tụ điện 1,5m

2 Các bước chuẩn bị trước khi đóng điện vào tụ điện :

Trước khi đóng điện vào tụ điện phải kiểm tra các hạng mục sau:

 Kiểm tra độ chắc chắn của các đầu nối dây

 Vệ sinh bề mặt các bình tụ của dàn tụ điện

 Kiểm tra tủ bù đặt có chắc chắn không và được nối đất chưa

 Kiểm tra sự ghép nối các bình tụ với khung giá đỡ có chắc chắn

 Kiểm tra sự rỉ dầu của bình tụ

 Kiểm tra khoảng cách an toàn giữa các phần mang điện giữa các pha với nhau và giữa các pha với đất

 Đo điện dung của từng chuỗi tụ và nhiệt độ môi trường tại thời điểm đo

3 Điều kiện chọn các thiết bị đóng cắt cho giàn tụ:

 Các thiết bị đóng cắt cho giàn tụ phải có dòng danh định bằng hoặc lớn hơn 135% dòng

Trang 19

danh định của giàn tụ

 Các thiết bị đóng cắt cho giàn tụ phải có khả năng đóng cắt giàn tụ khi điện áp hệ thống cực đại

4 Vận hành hệ thống tụ bù :

- Trong vận hành tụ bù hạ áp cần 1 số chú ý:

 Không đóng tụ điện trở lại lưới khi điện áp trên điện cực của tụ điện lớn hơn 50V Thời gian danh định là 60s

 Khi cắt attomat tổng phải cắt tụ trước rồi mới cắt nguồn

 Khi đóng thì phải đóng nguồn tổng trước rồi mới đóng tụ điện Trường hợp có 2 hay nhiều bộ tụ phải đóng từng bộ tụ

- Khi vận hành tụ điện cần đảm bảo 2 điều kiện sau:

 Điều kiện nhiệt độ: Phải giữ cho nhiệt độ không khí xung quanh tụ điện không quá +35oC

 Điều kiện điện áp: Phải giữ cho điện áp trên cực của tụ không vượt quá 110% Uđm Khi điện áp của mạng vượt quá giới hạn cho phép nói trên thì phải cắt tụ ra khỏi mạng + Trong vận hành nếu thấy tụ điện bị phình ra phải cắt tụ ngay ra khỏi mạng vì đó là hiện tượng của sự cố nguy hiểm, có thể nổ tụ

+ Nếu đặt tụ bù tại tủ phân phối chính EMDB của Tổng trạm thì khi chạy máy phát điện dự phòng cần cắt bộ tụ ra khỏi lưới để tránh sự giao động điện áp mà bộ AVR không đáp ứng được dẫn đến máy phát không hoạt động được

CHƯƠNG II : ATS - Máy Phát Điện - UPS

II.1 Automatic Tranfer Swich

Trang 20

1 Thuyết Minh Hệ Thống:

 Được sử dụng cho các loại hộ loại I và loại II, những nơi cần cung cấp điện liên tục như : bệnh viện, quân đội, cơ quan nhà nước, các khu công nghiệp

 Khi áp dụng phải xem xét đến chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật

 Để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật ngày càng cao thì ATS là không thể thiếu Nhằm nâng cao chất lượng điện năng

 Đảm bảo cung cấp điện một cách liên tục, với thời gian chuyển mạch là bé nhất có thể

 Giảm tổn thất kinh tế, khi giảm thời gian ngưng điện trong ngành công nghiệp sản xuất liên tục

 Sơ đồ kết nối, lắp đặt đơn giản, Làm việc chắc chắn, độ tin cậy làm việc cao

 Tuy nhiên trong một số phụ tải đặt biệt (thông tin liên lạc, viễn thông) thì cần dùng các loại nguồn khác như UPS

2 ATS (Automatic Tranfer Swich):

a Nguyên lý: là thiết bị chuyển mạch tự động dùng ở những nơi cần cung cấp điện một cách

liên tục cho tải, từ hai nguồn khác nhau

 ATS là hệ thống chuyển đổi phụ tải từ lưới điện chính (Main Utility) sang nguồn dự phòng dùng máy phát điện (Generator) khi mất điện trên lưới

 Khi lưới điện hoạt động ổn định bình thường trở lại, hệ thống ATS sẽ chuyển đổi phụ tải vận hành với lưới điện chính và sau đó cắt máy phát điện dự phòng

 Việc chuyển đổi có thể hoạt động theo chế độ tự động (Auto) hoặc điều khiển bằng tay ( Handy - Manual)

b Nhiệm Vụ Chính Của ATS:

- Khi có sự cố xảy ra (mất pha, thấp áp, quá áp, mất nguồn) trên nguồn điện lưới chính, ATS có nhiệm vụ :

+ Ngưng cung cấp nguồn lưới chính vào phụ tải

+ Khởi động động cơ sơ cấp (máy nổ diesel)

+ Đóng nguồn điện cung cấp từ máy phát vào phụ tải

Trang 21

- Khi nguồn điện lưới có lại trong tình trạng ổn định, nhiệm vụ của ATS lúc đó là:

+ Ngắt nguồn cung cấp từ máy phát khỏi phụ tải

+ Đóng lại nguồn điện lưới vào tải

+ Tạo tín hiệu dừng động cơ sơ cấp (động cơ diesel) của máy phát; sau một thời gian tổ máy phát vận hành tại trạng thái không tải

c) Phân loại:

- Theo nguồn chính và nguồn dự phòng:

 ATS chuyển đổi hai nguồn: một nguồn chính và một nguồn dự phòng

 ATS chuyển đổi ba nguồn: hai nguồn chính và một nguồn dự phòng

- Theo khí cụ điện thì được phân loại như sau:

Trang 22

3 Lựa Chọn Tủ ATS: Theo tư vấn từ các hảng sản xuất ATS (ATS Mitsubishi

hoặc Scheneider.v.v.)

 Theo Công Suất Trạm Biến Áp cho tòa nhà

 Theo Công Suất Máy Phát Điện nếu chỉ ưu tiên các tải quan trọng cần cung cấp duy trì liên tục

 Theo Vị trí lắp đặt, nơi lắp đặt (nhiệt độ cao hay gần môi trường bụi hoặc gần

biển.v.v.)

 Theo hệ thống điều khiển tự động tiếp nhận thông tin đóng cắt điện mạch điện từ thông thường, mạch điện tử hay các hệ thống điều khiển khác (chẳng hạn như PLC)

II.2 Máy Phát Điện

1 Thuyết Minh Máy Phát Điện:

- Sử dụng nguồn nguyên liệu xăng - dầu tạo ra điện

- Nguồn điện cung cấp thay cho trạm biến áp, 3 pha - 380 Vlot - 50 Hz

- Là một nguồn dự phòng cần thiết cho một số nhu cầu sau:

Công cộng

Hội họp, Cao ốc, nhà hàng, khách sạn, ngân hàng, Cty bảo hiểm

Chiếu sáng an toàn

Bệnh viện

Phòng mổ, thiết bị y tế, hệ thống an toàn, giám sát và cung cấp, bảo quản

sáng, hệ thống an toàn

Trang 23

Trung tâm tính toán Thiết bị trung tâm, điều hoà

Ga đường sắt

Hệ thống điều khiển trung tâm, chiếu sáng an toàn, hệ thống theo dõi, báo tín hiệu

Hầm đường bộ, các nút giao thông

thông gió, theo dõi, chiếu sáng giao thông

Viễn thông, hệ

thống tải điện

Các tram tiếp sóng, trung tâm điều độ, nhà máy điện, hệ thống truyền tải

Thiết bị và hệ thống điều khiển

xa, hệ thống điều khiển, liên lạc, máy tính quản

lý dữ liệu

Công nghiệp Dây chuyền sản xuất

An toàn, hệ thống theo dõi, điều khiển tự động, máy tính quản lý dữ liệu

2 Cấu TạoVà Nguyên Lý Hoạt Động:

Trang 24

2.1 Động cơ: Tạo ra moment quay

 Là dạng động cơ dầu diesel hoặc động cơ xăng - 4 thì Chuyển hóa nguồn nguyên liệu xăng - dầu thành moment quay máy phát đồng bộ Biến đổi chuyển động quay cơ năng thành điện năng - Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ

 Máy phát điện sử dụng nhiều loại nhiên liệu đầu vào khác nhau như: diesel, xăng, propan (ở dạng lỏng hoặc khí), và khí thiên nhiên

 Động cơ nhỏ thường hoạt động bằng xăng, trong khi động cơ lớn hơn chạy dầu diezen, propan lỏng, khí propane, hoặc khí tự nhiên

2.2 Máy phát Đồng Bộ: Sử dụng moment quay phát ra điện

Bình nhiên liệu thường dự trử để máy phát điện hoạt động từ 6 đến 8 giờ

Đối với các máy phát điện nhỏ, bồn chứa nhiên liệu là một phần đế trượt của máy phát điện hoặc được lắp trên khung máy phát điện Đối với các máy phát điện thương mại, có thể cần xây dựng và cài đặt thêm một bình chứa nhiên liệu bên ngoài

Các tính năng thông thường của hệ thống nhiên liệu bao gồm những điều sau đây:

 Ống nối từ bồn chứa nhiên liệu đến động cơ: Dòng cung cấp hướng dẫn nhiên liệu vào

và ra động cơ

 Ống thông gió bình nhiên liệu: Các bồn chứa nhiên liệu có một đường ống thông gió,

để ngăn chặn sự gia tăng áp lực, hoặc chân không trong quá trình bơm và hệ thống thoát nước của bể chứa Khi bạn nạp đầy bình nhiên liệu, đảm bảo sự tiếp xúc khô giữa vòi phun phụ, và bể nhiên liệu để ngăn ngừa tia lửa có thể gây hỏa hoạn

 Kết nối tràn từ bồn chứa nhiên liệu đến các đường ống cống: Đây là yêu cầu để khi bị tràn trong quá trình bơm, nhiên liệu không làm đổ chất lỏng lên máy phát điện

 Bơm nhiên liệu: nhiên liệu chuyển từ bể chứa chính (lưu trữ nhiên liệu, đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức thương mại) vào bể chứa trong ngày Các máy bơm nhiên liệu thông thường hoạt động bằng điện

 Bình lọc nhiên liệu, tách nước và vật lạ trong nhiên liệu lỏng, để bảo vệ các thành phần khác của máy phát điện khỏi sự ăn mòn và chất bẩn gây tắc nghẽn

 Kim phun: Phun chất lỏng nhiên liệu dưới dạng phun sương vào buồng đốt động cơ

Trang 25

2.4 Ổn áp:

– Ổn áp: Chuyển đổi điện áp xoay chiều AC thành dòng điện 1 chiều DC Điều chỉnh một phần nhỏ điện áp đầu ra để chuyển đổi nó thành dòng điện một chiều Dòng điện 1 chiều này tập hợp trong cuộn dây thứ cấp của stato, được gọi là cuộn dây kích thích

– Cuộn dây kích thích: Chuyển đổi dòng điện 1 chiều DC thành dòng điện xoay chiều AC Các cuộn dây kích thích có chức năng tương tự như các cuộn dây stato chính và tạo ra dòng điện xoay chiều nhỏ Các cuộn dây kích thích được kết nối với các đơn vị được gọi là chỉnh lưu quay

– Bộ chỉnh lưu quay: Chuyển đổi dòng điện 1 chiều thành dòng điện xoay chiều Chỉnh lưu các dòng xoay chiều phát sinh bởi các cuộn dây kích thích, và chuyển đổi nó thành dòng điện một chiều Dòng điện 1 chiều này cung cấp cho Roto / phần ứng tạo ra một trường điện từ, ngoài từ trường quay của roto

– Roto / Phần ứng: Chuyển đổi dòng điện 1 chiều thành dòng xoay chiều Roto sinh ra dòng điện xoay chiều lớn hơn xung quanh cuộn dây stato, các máy phát điện hiện nay sản xuất một điện thế xoay chiều AC lớn hơn ở đầu ra

Chu kỳ này tiếp tục cho đến khi máy phát điện bắt đầu sản xuất điện áp đầu ra tương đương với khả năng điều hành đầy đủ của nó Đầu ra của máy phát điện tăng, nó điều chỉnh điện áp sản xuất ra ít dòng điện 1 chiều hơn Một khi máy phát điện đạt công suất hoạt động đầy đủ, điều chỉnh điện áp đạt đến một trạng thái thăng bằng, và tạo ra dòng 1 chiều đủ để duy trì sản lượng của máy phát điện ở mức độ hoạt động đầy đủ

Khi bạn thêm một tải, sản lượng điện áp sẽ bị thấp xuống một chút Điều này nhắc nhở việc điều chỉnh điện áp và bắt đầu lại chu kỳ trên Chu kỳ tiếp tục cho đến khi máy phát điện dốc đầu ra, để điều hành công suất đầy đủ của nó

2.5 Hệ thống làm mát:

Liên tục sử dụng hệ thống làm lạnh có thể làm nóng các thành phần khác nhau của máy phát điện Máy phát điện cần thiết có một hệ thống làm mát, và thông gió thu hồi nhiệt sinh ra trong quá trình

Nước chưa xử lý / nước sạch đôi khi được sử dụng như một chất làm mát cho máy phát điện Hydrogen đôi khi được sử dụng như một chất làm mát, cho các cuộn dây stato máy phát điện lớn, vì nó rất hiệu quả trong hấp thụ nhiệt Hydrogen loại bỏ nhiệt từ máy phát điện, và chuyển qua một bộ trao đổi nhiệt, vào một mạch làm mát thứ cấp, có chứa nước khoáng như một chất làm mát Đây là lý do tại sao máy phát điện có kích thước rất lớn

Đối với tất cả các ứng dụng phổ biến khác, dân cư và công nghiệp, một tiêu chuẩn tản nhiệt và quạt được gắn trên các máy phát điện và các công trình như hệ thống làm mát chính

Cần thiết để kiểm tra mức nước làm mát của máy phát điện trên cơ sở hàng ngày Hệ thống làm mát và bơm nước thô cần được rửa sạch sau mỗi 600 giờ, và bộ trao đổi nhiệt nên được làm sạch sau mỗi 2.400 giờ máy phát điện hoạt động Máy phát điện nên được đặt trong một khu vực mở, thông thoáng được cung cấp đủ không khí trong lành Mỗi bên máy phát điện nên có một không gian tối thiểu là 3 feet để đảm bảo sự lưu thông không khí làm mát máy

2.6 Hệ thống bôi trơn:

Máy phát điện bao gồm bộ phận chuyển động bên trong động cơ của nó, nó cần được bôi trơn

Trang 26

để đảm bảo hoạt động bền, và êm suốt một thời gian dài

Động cơ của máy phát điện được bôi trơn bằng dầu được lưu trữ trong một máy bơm Bạn nên kiểm tra mức dầu bôi trơn mỗi 8 giờ máy phát hoạt động

Bạn cũng nên kiểm tra ngăn ngừa rò rỉ chất bôi trơn, và cần thay đổi dầu bôi trơn mỗi 500 giờ máy phát điện hoạt động

3 Lựa Chọn Máy Phát Điện:

 Thường chọn bằng công suất Trạm Biến Áp chính

 Một số chọn theo công suất các phụ tải ưu tiên

 Lưu ý độ ồn và diện tích lắp đặt xa các văn phòng cần sự yên tĩnh

 Những thương hiệu máy phát nổi tiếng như: Cusmmins, Denyo, Huyndai,

Mitsubishi.v.v và một số tương đối giá phải chăng hơn như: Hữu Toàn, Doosan, Weichai, Shineray, Ivecoaifo.v.v

- Hệ thống như sau:

Trang 27

- UPS là giải pháp cho những tải nhạy, yêu cầu cao về điện áp:

+ Không có bất kỳ loại nhiễu nào trong nguồn dự phòng

+ Sẵn sàng được sử dụng trong trường hợp mất điện

+ Các sai số phải nằm trong giới hạn cho phép

Yêu cầu

Các IT viễn thông có bộ

điều khiển chương trình

quy trình gia công

có ngắt quãng Quy trình liên tục

Ứng dụng

Dạng ứng

dụng

ngân hàng dự trữ điều khiển và kiểm soát

quy trình lạnh chỉ thị và điều khiển các

tham số quy định

Ví dụ cho

mạng

các dịch vụ bảo hiểm, các thiết bị IT, nhà băng

hệ thống điều khiển sản xuất

cơ khí nhẹ dây truyền lắp ghép

hạt nhân hóa sinh

Trang 28

Máy phát liên tục hoặc khởi động để gánh tải của bộ nghịch lưu

lướ máy phát vận hành thường trực

(1) Tuỳ theo tình hình kinh tế

(2) Giới hạn thời gian lưu trữ số liệu

2 các thành phần trong hệ UPS Trong Data center:

Trang 29

a Ắc Quy:

Cấu tạo ắc quy: Cấu tạo từ nhiều pin được nối liền với nhau

- ắc quy kiềm : có lỗ thông hơi nhằm

+ Phóng thích khí ôxy và hydro được tạo ra trong các phản ứng hóa học khác nhau

+ Hình thành chất điện phân bằng cách cho thêm nước cất

+ Đặc điểm :

- Tuổi thọ cao

- Thời gian tự hành dài

- Phải được lắp đặt trong các phòng đặc biệt

Accu kín : ắc quy chì, chất điện phân là dung dịch acid sunfuric có tỷ lệ tái tạo khí trên 95% vì thế chúng không cần thêm nước khi hoạt động

+ Đặc điểm :

- Không cần bảo trì

- Vận hành dễ dàng

- Có thể lắp đặt trong tất cả các phòng

Với accu chì thông thường thì mức ngừng l 1,67V cho mỗi ngăn; hay l 10V cho cả 6 ngăn

- Đại lượng đo : Ah ( ampe –giờ) Ví dụ N100 l accu 100Ah , accu 100Ah phát điện với dòng điện 5A sẽ dùng

được trong 20 giờ Khi dòng điện phát ra càng lớn thì thời gian phát điện cng nhỏ (đương

nhiên) nhưng thời gian giảm rất nhanh chứ khơng theo tỉ lệ nghịch với dòng điện

b Bộ chỉnh lưu/nạp điện ắcqui (Inverter/Charger):

chuyển đổi năng lượng AC ở ngõ vào UPS thành năng lượng DC cung cấp cho inverter và ắc quy trong tất cả các chế độ hoạt động (độ ổn định điện áp của ắcqui phụ thuộc vào nhiệt độ) Dòng điện ngõ vào giới hạn từ 110% - 150% dòng danh định của UPS

c Bộ nghịch lưu (Inverter):

nhận điện áp DC (từ bộ rectifier/charger hay từ ắcqui) ở ngõ vào chuyển thành tín hiệu AC cung cấp cho tải với các điều kiện ngõ ra được xác định trong thông số kỹ thuật của UPS

d Khóa chuyển mạch tĩnh (Static switch):

Khóa chuyển mạch tĩnh sẽ tự đồng chuyển tải sang lưới điện ngõ vào của UPS, nếu điện áp đầu vào của UPS nằm trong dãi hoạt động được xác định trong thông số kỹ thuật của UPS, khi UPS

có sự cố hay quá tải Nếu điện áp đầu vào của UPS không nằm trong dãi hoạt động, việc

chuyển sang bypass sẽ không được thực hiện

e Hoạt động UPS:

1 Chế độ on-line (normal operation):

- Khi ngõ vào của bộ chỉnh lưu / sạc ắcqui (rectifier / charger) được cấp điện AC, bộ

rectifier/charger của UPS sẽ chuyển đổi năng lượng AC ở ngõ vào thành năng lượng DC cung cấp cho bộ nghịch lưu (inverter) đồng thời nạp ắcqui Bộ inverter của UPS sẽ chuyển đổi năng lượng DC thành AC để cung cấp nguồn điện ổn định, chất lượng cao cho tải

2 Hoạt động bằng ắcqui (battery backup):

- Khi nguồn điện cung cấp cho UPS bị gián đoạn hay không đáp ứng yêu cầu đầu vào của UPS, inverter của UPS sẽ sử dụng năng lượng của ắcqui, chuyển đổi thành điện áp AC cung

Trang 30

cấp cho tải liên tục, không gián đoạn Bộ inverter của UPS sẽ cung cấp nguồn AC cho tải trong thời gian tối thiểu là 10 phút

3 Nạp ắcqui (battery recharge):

- Khi nguồn điện ở ngõ vào của UPS được khôi phục, bộ rectifier/charger sẽ cung cấp năng lượng lại cho bộ inverter mà không gây gián đoạn cho tải, đồng thời tự động nạp điện lại cho

ắc qui

4 Bypass tự động (via the static bypass):

- Khi UPS bị quá tải (ngắn mạch, dòng tải lớn, etc.) hay inverter ngưng họat động (do người

sử dụng điều khiển hay tự động), UPS sẽ ngay lập tức chuyển sang nguồn AC bypass (thông qua khóa chuyển mạch tĩnh) để cung cấp nguồn điện cho tải

- UPS sẽ cung cấp điện lại cho tải (do người sử dụng điều khiển hay tự động) các điều kiện họat động của UPS được phục hồi

5 Bypass bằng tay (via the manual bypass):

- UPS sẽ có hệ thống bypass do người sử dụng điều khiển, và sử dụng trong trường hợp cần bảo trì UPS Hệ thống sẽ cách ly UPS nhưng vẫn liên tục cung cấp nguồn cho tải thông qua nguồn AC bypass Việc chuyển đổi sang chế độ bypass bằng tay do người sử dụng thực hiện và không gây gián đọan cho tải

6 Downgrade:

- Circuit breakers được sử dụng để cách ly ắcqui khỏi rectifier/charger và charger để thuận tiện trong việc bảo trì

3 Hai dạng hệ thống UPS:

Hệ thống UPS ngoại tuyến và Hệ thống UPS trực tuyến:

a Hệ thống UPS ngoại tuyến:

Thường có công suất thấp (<= 3KVA) nhưng có khả năng chịu được các dòng quá độ lớn, chẳng hạn như khi khởi động động cơ hay mở các tải điện trở (nguội) Các thiết bị loại này thường được sử dụng cho trạm thông tin ITE

Khi hoạt động bình thường, dòng điện cấp cho tải không chạy qua bộ nghịch lưu Điều này giải thích tại sao UPS loại này đôi khi còn được gọi là “ngoại tuyến” (Off-line)

Thuật ngữ này sẽ làm cho mọi người hiểu sai lạc, tuy nhiên, bởi vì nó cũng ám chỉ “không được cấp điện từ lưới” khi lưới cấp điện cho các tải qua các ngõ vào AC trong chế độ hoạt

Trang 31

động bình thường Đó là lý do tại sao mà tiêu chuẩn IEC 62040 khuyến cáo sử dụng thuật ngữ

“chuyển đổi thụ động” (passive standby)

c Các Bộ Lọc nguồn khác:

+ bộ lọc – phích cắm: là một phích cắm AC đơn giản dùng để nối tải, trong nó có một bộ lọc cao tần (HF) để giảm các nhiễu kí sinh HF đến mức chấp nhận được Nó thường được dùng cho các máy tính PC độc lập từ 250 tới 1000VA cho mục đich văn phòng

+ bộ lọc điều hoà hợp chuẩn là một hệ thống hoàn hảo dùng để bảo đảm nguồn chung cấp AC nhưng thiếu khả năng tự hành (bảo đảm nguồn cấp liên tục),nghĩa là không dự trù trường hợp mất điện cung cấp mạng AC

Chức năng chính của nó là :

- Lọc các kí sinh HF;

- giữ một điện thế không đổi hợp lý;

- cách ly tải khỏi mạng điện AC

Có thể sử dụng cho văn phòng hay các hệ thống công nghiệp không yêu cầu cấp điện dự phòng một cách liên tục có công suất tới 5000VA

Trang 33

d Các Nguồn Dự Phòng khác:

Trang 34

CHƯƠNG III : Hệ Thống TrunKing - Tray Cable - ladder Cable

Trang 35

b Lựa chọn:

Trang 36

II Cable tray

a.Giới thiệu:

- Loại máng cáp có lỗ thoáng (Khay cáp) được thiết kế với các lỗ thoáng khí theo yêu cầu của khách hàng Loại máng cáp này thường được sử dụng cho các ứng dụng không được phép vượt quá hạn mức nhiệt độ trung bình

- Cable tray thì đột lổ, cũng có nắp phía trên nhưng ít được sử dụng để ghép thành hộp kín Nên dể dàng sửa chữa thêm bớt dây trên hộp cable tray, nhờ đột lổ mà nó nhẹ hơn và rẻ hơn trun king

- Thường được sử dụng để đi dây cáp điện từ 50 mm2 trở lên với vỏ là PVC hoặc

PVC/PVC Cáp điện thường chỉ bố trí một lớp để tăng khả năng tản nhiệt nhằm tăng khả năng dẩn điện của dây cáp

b Lựa chọn:

Trang 37

III cable ladder

a Giới thiệu:

- Thang cáp ( hay còn gọi là thang điện, thang máng cáp hoặc cable ladder) Chức năng cũng giống như 2 loại trên là thang dẫn dùng cho việc lắp đặt dây và cáp điện trong các nhà máy, chung cư, cao ốc

- Thường được sử dụng để đi dây cáp điện từ 50 mm2 trở lên với vỏ là PVC hoặc PVC/PVC

Đơn giản rẻ tiền và cơ động hơn 2 loại trên

b Lựa chọn:

Trang 38

IV Cáp Đi Trong Ống Tròn: Bằng Nhựa chịu lực và chống cháy

a Giới thiệu: Đường ống tròn đi âm thì đương nhiên không thể thiếu đối với mọi công trình,

nó làm tăng tính mỹ quan, hiện đại, bao gồm các loại ống đi âm trong tường và đi dưới đất

b Lựa Chọn: Theo Cách chọn thông thường thì cộng tiết diện dây cáp (đường kính ngoài của

dây) thì lắp đầy 40% đường kích trong ống dẩn Và khoảng dự phòng tiết diện còn lại không được nhỏ hơn 40% tiết diện ống

Ta có bảng lựa chọ kích cở ống như sau:

V Lựa Chọn Thang Máng Cáp: Theo catalogue Công Ty

Vietstar: http://www.mediafire.com

Download Tiêu Chuẩn IEC 61537 Cable tray systems and cable ladder systems

Công Trình Tiêu biểu: CABLE TRAY Nhà gas san bay Đà Nẳng

a lựa chọn loại vật liệu cũng như lớp sơn bên ngoài của máng cáp Bởi vì hầu hết các máng

cáp sẽ được sử dụng ở môi trường ngoài trời Vì vậy bạn nên lựa chọn loại vật liệu cũng như lớp sơn bên ngoài phù hợp với môi trường lắp hệ thống máng cáp của mình

Trang 39

 Loại máng cáp mạ kẽm nhúng nóng sử dụng được trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, vì vậy trong thực tế chúng thường được sử dụng để bảo vệ cáp tại nhiều địa điểm có điều kiện khí hậu khác nhau

 Loại máng cáp không mạ kẽm thường được sử dụng cho các ứng dụng trong nhà.

 Loại máng cáp được làm bằng thép là loại máng cáp có giá thành cao đặc biệt được sử dụng trong nghành công nghiệp thực phẩm và các nghành công

nghiệp hóa chất dầu Loại máng cáp này thường được bảo vệ bằng một lớp nhựa đen

 Loại máng cáp sơn tĩnh điện là loại máng cáp được bảo vệ bằng một lớp sơn

sử dụng các công nghệ phun sơn truyền thống

b Giới hạn khả năng bảo vệ cáp của hệ thống máng cáp phụ thuộc vào cách lựa chọn độ dày

và chiều cao máng cáp thích hợp Để lựa chọn được loại máng cáp phù hợp hãy cân nhắc khoảng cách giữa các khay cáp hỗ trợ

c Xác định chiều cao cạnh cũng rất quan trọng, trong catalog kích thước này sẽ được quy

định cụ thể ( 40, 48, 60, 75, 100, 150) Các kích thước này sẽ thay đổi theo trọng tải của máng cáp để phù hợp với tiêu chuẩn đỡ cáp của các loại máng cáp

 Đường cáp sẽ được lắp đặt từ trước (vì vậy việc trang bị hiểu biết về cấu trúc xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị là rất cần thiết).

 Hãy lưu ý các yêu cầu có thể về chiều cao của máng cáp để phù hợp với tổng trọng tải của cáp.

 Chiều cao và chiều rộng của máng cáp cần thích hợp với trọng tải của loại cáp

đã chọn Lựa chọn loại máng cáp có kích thước phù hợp là rất quan trọng

d Các loại máng cáp khác nhau sẽ có kích thước chiều rộng khác nhau Nếu cần hãy xác

định chính xác chiều rộng của máng cáp thích hợp với quản lý cáp

e Cuối cùng là đường bán kính của cáp, thông thường người ta sẽ sử dụng đường bán kính

tối thiểu của cáp cho phép

VI Tổng Hợp Thành Phần Trunking - Tray - Ladder:

Ngày đăng: 17/04/2017, 14:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w