Tính cấp thiết của đề tài Luật Chứng khoán được ban hành năm 2006 đã tạo lập khuôn khổ pháp lý cao cho hoạt động của thị trường chứng khoán, cơ bản loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Luật Chứng khoán được ban hành năm 2006 đã tạo lập khuôn khổ pháp
lý cao cho hoạt động của thị trường chứng khoán, cơ bản loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan; tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các tổ chức tham gia thị trường; thực hiện chức năng giám sát, cưỡng chế thực thi, bảo đảm các doanh nghiệp tham gia trên thị trường phải hoạt động công khai, minh bạch, từ đó góp phần làm minh bạch hoá nền kinh tế; đồng thời tạo lập các quy định phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc
tế nhằm tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực, đặc biệt là đáp ứng được lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và
Tổ chức Thương mại thế giới Bên cạnh những kết quả đạt được qua việc ban hành và thực hiện Luật Chứng khoán, quá trình triển khai thực hiện Luật đã bộc
lộ một số bất cập, hạn chế; cụ thể như sau:
Thứ nhất, không ít các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong thực tế chưa được Luật Chứng khoán điều chỉnh, ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán và khó khăn cho việc quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như: hoạt động phát hành chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng; chào bán và niêm yết chứng khoán của các pháp nhân nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam; thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh, các sản phẩm quỹ đầu tư mới Một số vấn đề Luật Chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan chưa được đề cập như: vấn
đề liên quan đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi và thực hiện niêm yết; chuyển nhượng cổ phiếu của cổ đông sáng lập; các vấn đề về thâu tóm, sáp nhập công ty đại chúng; việc mở tài khoản giao dịch cho nhà đầu
tư trong trường hợp nhà đầu tư mang hai quốc tịch, gây khó khăn trong quản lý
Trang 2giao dịch chứng khoán của đối tượng thuộc diện này Trong khi đó, một số quy định của pháp luật có liên quan không còn phù hợp với thực tế hoạt động của thị trường chứng khoán và các điều kiện của chủ thể tham gia thị trường cụ thể là Luật doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về chia cổ tức bằng tài sản, về quản trị công ty; chuyển nợ thành vốn góp; vấn đề hợp nhất, sáp nhập trên thị trường chứng khoán Đặc biệt, việc hướng dẫn các quy định của Luật còn chậm được triển khai hoặc không phù hợp với Luật Chứng khoán, đặc biệt là các quy định liên quan tới cam kết WTO, chưa kịp thời ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung pháp luật hướng dẫn luật theo thẩm quyền để kịp thời xử lý khi tình hình thị trường có sự biến động, khủng hoảng
Xuất phát từ những bất cập của Luật Chứng khoán hiện hành và những
khó khăn trong thực tiễn thi hành Luật, việc lựa chọn Đề tài: “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp luật thị trường chứng khoán” là vấn đề có tính cấp
thiết Đề tài sẽ đề xuất những giải pháp khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật chứng khoán, nhằm tăng cường quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo thị trường hoạt động có tổ chức, an toàn, hiệu quả, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, đặc biệt là đề xuất các giải pháp cho công tác xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán hiện hành
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của Luật Chứng khoán
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp luật thị trường chứng khoán nhằm tạo ra môi trường pháp lý phù hợp cho thị trường phát triển lành mạnh, công khai, công bằng, minh bạch hơn; đảm bảo căn cứ pháp lý đầy đủ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; điều chỉnh các nội dung chưa phù hợp và bổ sung những
Trang 3nội dung mới cho phù hợp tình hình thị trường, phù hợp với các cam kết Hội nhập kinh tế, quốc tế của Việt Nam; đồng bộ với các Luật khác để tạo ra sự thống nhất về khuôn khổ pháp lý
3 Phương pháp tiến hành
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động chứng khoán, phù hợp định hướng phát triển thị trường trong tương lai
4 Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần lời mở đầu, nội dung, kết luận và tài liệu tham khảo thì tiểu luận gồm có 2 chương:
Chương 1 Khái quát chung pháp luật về thị trường chứng khoán
Chương 2 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp luật thị trường chứng khoán
Trang 4Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN 1.1 Khái niệm thị trường chứng khoán
Chứng khoán lần đầu tiên xuất hiện ở Châu âu vào giữa thế kỉ 20 tại Bruges (Bỉ), theo đó, các thỏa thuận được xác lập cho các giao dịch thực hiện ngay và các giao dịch được thực hiện sau đó khoảng 1 thời gian nhất định
Ở Mỹ (qgia có nền kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất của nền kinh tế toàn cầu), sau khi đắc cử (1789), Tổng thống Gerorge Washington công bố việc phát hành công trái sau đó các loại cổ phiếu cũng được phát hành để hình thành các
tổ chức kinh tế
Ở Việt Nam, cụm từ “ chứng khoán” đã xuất hiện khá lâu ngày từ thời kì Pháp thuộc do hiện tượng du nhập các mô hình tổ chức kinh tế từ Pháp,Anh và đặc biệt tại miền Nam VN sau 1945 có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Hoa Kì Cho đến nay, thuật ngữ” chứng hoán” đã trở nên rất quen thuộc với các dạng như: cổ phiếu,trái phiếu,chứng chỉ quỹ đầu tư
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ,bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện
tử, bao gồm các loại sau đây:a)Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ: b)Quyền mua cổ phần,chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.(khoản 1 điều 6 luật CK).
Đặc điểm của chứng khoán
- Tính sinh lợi thể hiện ở việc người phát hành ra chúng phải trả cho người sở hữu chứng khoán lợi tức trong tương lai để nhận về mình quyền sử dụng vốn Tính sinh lợi xuất hiện khi người nắm giữ chứng khoán giao dịch ck như loại tài sản đc phép
- Tính thanh khoản tạo cho người sở hữu chứng khoán chuyển đổi dạng tài sản từ chứng khoán sang tiền thông qua giao dịch tại thị trường thứ cấp hoặc
Trang 5thông qua nghiệp vụ ngân hàng Tính chất này phụ thuộc vào uy tín của chủ thể phát hành, vào chi phí chuyển đổi và sự biến động của thị trường
- Tính rủi ro thể hiện ngay ở bản chất của hoạt động đầu tư vốn.Mức độ rủi ro tiềm tàng đến đâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian đầu tư, chủ thể nhận vốn cùng các cam kết khác chính là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới độ rủi ro
Thị trường chứng khoán là một thị trường có tổ chức và hoạt động có điều khiển, tại đây thực hiện việc mua bán các loại chứng khoán, là chiếc cầu nối mọi hoạt động tc giữa các nhà kinh doanh với nhau, phản ánh cung cầu về chứng khoán và giá chứng khoán trong thị trường chứng khoán được hoàn thành theo quan hệ cung cầu giữa các nhà kinh doanh Có thể nói rằng thị trường chứng khoán là thể chế tài chính bậc cao và là sản phẩm tính tuý của nền kinh tế thị trường, hoạt động với những thiết chế phức tạp, riêng biệt với những quy luật chi phối khắc nghiệp sâu sắc và ảnh hưởng toàn diện đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của sa Thị trường chứng khoán được phân làm 2 cấp : cấp I (thị trường sơ cấp),cấp 2 (thị trường thứ cấp)
Thị trường cấp I (thị trường sơ cấp) là nơi chứng khoán phát hành được bán lần đầu khi tạo lập doanh nghiệp , hoặc doanh nghiệp huy động thêm vốn hoặc khi chínhphủ các cấp phát hành cổ phiếu, công báo Đây là giai đoạn động viênvốn, báo cáo rất phức tạp va quan trọng nhưng nó ảnh hưởng đến sự tiêu thụ của chứng khoán phát hành, uy tín của chính doanh nghiệp phát hành
Thị trường cấp II (thị trường thứ cấp) Là nơi diễn ra sự mua bán, giao dịch các loại chứng khoán đã phát hành ở thị trường sơ cấp Nó gồm một số dạng cơ bản: Sở giao dịch chứng khoán thông thường, thị trường ngoài sổ giao dịch chứng khoán Giữa thị trường cấp I và thị trường cấp II có sự phụ thuộc lẫn nhau thị trường thứ cấp II tồn tại do có sự phát hành chứng khoán ở thể chuyển nhượng ở thị trường cấp I Mặt khác thị trường cấp II thành công tạo điều kiện cho thị trường cấp I thành công
Trang 61.2 Khái niệm Luật chứng khoán
Luật chứng khoán tổng hợp những nguyên tắc, định hướng cơ bản của cơ chế hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán đã được thể chế hóa, là tổng hợp quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xh phát sinh trong quá trình chào bán, niêm yết và giao dịch chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam và các hoạt động liên quan đến ck của các tổ chức cá nhân Việt Nam
Pháp luật bản thân nó đã thể hiện rõ phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của chúng Điều 1 luật chứng khoán năm 2006 xác nhận: “Luật này quy định về hoạt động chào bán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu
tư chứng khoán,dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán”
1.3 Sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thị trường chứng khoán
Có thể nói, thị trường chứng khoán không thể vận hành và phát triển mạnh nếu không có một khuôn khổ pháp lý cần thiết cho tổ chức và hoạt động của nó Trong việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán thì yếu tố đầu tiên là môi trường pháp lý, yếu tố thứ hai là hàng hoá trên thị trường và tiếp theo là tình hình chính trị và sự hiểu biết của công chúng về chứng khoán Thông thường, thị trường chứng khoán ở mỗi nước có bước phát triển từ thấp đến cao, từ qui mô nhỏ đến qui mô vừa và lớn, do vậy, luật pháp cũng phải thay đổi để phù hợp với tiến trình phát triển của thị trường chứng khoán Có những nước ban hành văn bản pháp luật bao trùm lên các lĩnh vực của TTCK bằng Luật Chứng khoán, như ở Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc Ngược lại, có những nước ban hành văn bản pháp luật đơn hành điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của thị trường chứng khoán như Luật về Giao dịch chứng khoán, Luật về Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư chứng khoán (như Mỹ, Trung Quốc ), hoặc có nước xây dựng Luật Công ty điều chỉnh cả lĩnh vực thị trường chứng khoán (như Anh, Úc ) Mặc dù các nước có những đặc thù nhất định trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý về thị trường chứng khoán, nhưng cần thấy rằng, pháp luật về thị trường chứng khoán không
Trang 7nảy sinh từ hư vô Cội nguồn của sự ra đời các văn bản này là xuất phát từ vai trò của chứng khoán, thị trường chứng khoán và vai trò của pháp luật đối với thị trường chứng khoán đối với sự phát triển của nền kinh tế cũng như nhu cầu quản lý nhà nước đối với thị trường này
1.4 Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán
Bên cạnh những mặt tích cực, thị trường chứng khoán cũng có những mặt tiêu cực, thường được bộc lộ rõ nét ở các quốc gia có thị trường chứng khoán mới nổi, pháp luật điều chỉnh thị trường còn lỏng lẻo, chưa hoàn thiện Các hiện tượng tiêu cực dễ nảy sinh trên thị trường chứng khoán như mua bán nội gián, hành vi lũng đoạn thị trường, thao túng giá chứng khoán, thông tin sai sự thật,
có thể gây thiệt hại cho nhà đầu tư, không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán Thêm vào đó, thị trường chứng khoán là một loại thị trường hàng hoá đặc biệt, hoạt động rất nhạy cảm,
có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, đại diện cho những nhóm quyền lợi khác nhau (quyền lợi của nhà đầu tư, của chủ thể phát hành, niêm yết, chủ thể kinh doanh chứng khoán) Để dung hoà được lợi ích của những chủ thể này là điều không đơn giản
Thiên chức của pháp luật là phải điều chỉnh các quan hệ trên thị trường sao cho đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đặc biệt là vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, tạo sự minh bạch trong hoạt động mua, bán chứng khoán, sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán, trong hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết, trên cơ sở đó tạo đà cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Chính vì vậy, nhà nước phải ban hành hệ thống pháp luật đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động trên thị trường chứng khoán, nhằm hạn chế các hiện tượng tiêu cực nảy sinh trên thị trường này và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Điều này cũng phù hợp với mục tiêu quản lý thị trường chứng khoán do IOSCO (Tổ chức quốc tế các Uỷ ban chứng khoán) khuyến nghị là “bảo vệ nhà đầu tư”
Trang 8Ngoài ra, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chứng khoán cũng xuất phát từ kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán ở các nước trên thế giới Lịch sử phát triển thị trường chứng khoán trên thế giới cho thấy, thị trường chứng khoán phải trả giá đắt khi nó phát triển một cách tự phát, thiếu vắng sự bảo đảm bằng các biện pháp pháp lý Hay nói cách khác, luật pháp là một công
cụ rất hữu hiệu có thể quyết định tới sự phát triển của thị trường chứng khoán ở mỗi nước Trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển thị trường chứng khoán trên thế giới, đã vắng bóng sự điều chỉnh của pháp luật cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán Thị trường hình thành một cách tự phát và được quản lý bởi các tổ chức tự quản như Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Bên cạnh những ưu điểm, thuận lợi nhất định, hình thức quản lý này cũng chứa đựng những rủi ro lớn cho người đầu tư
và là một trong các nguyên nhân làm cho thị trường chứng khoán hoạt động không công bằng, dẫn đến các cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính (điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính - trong đó có thị trường chứng khoán - từ năm 1929 đến 1933) Các tổ chức tự quản chỉ quan tâm tới quyền lợi của các thành viên thuộc tổ chức mình, mà không quan tâm hoặc trong những trường hợp nhất định đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác Chính vì vậy, để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán (đặc biệt chủ thể là người đầu tư), các nước có thị trường chứng khoán đã ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh thị trường chứng khoán và thiết lập cơ quan quản lý, giám sát của nhà nước đối với thị trường này (Ví dụ, ở Mỹ sau sự
kiện ngày thứ 3 đen tối (28/10/1929), Quốc hội Mỹ đã ban hành Luật Chứng khoán năm 1933 và Luật Giao dịch chứng khoán năm 1934) Hay nói cách
khác, kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán những năm đầu thế kỷ XX đã khẳng định, không thể có một thị trường chứng khoán phát triển khi chưa có luật pháp, dù là một hệ thống pháp luật đơn giản
Trang 9Bên cạnh đó, cũng cần nhấn mạnh rằng, nhu cầu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thị trường chứng khoán ở Việt Nam được lý giải bởi những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Từ thực tiễn hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 7 năm qua, đòi hỏi phải sớm hoàn thiện các qui định pháp luật về vấn đề này cho phù hợp với sự phát triền của nền kinh tế Việt Nam, theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và thông lệ quốc tế Chúng ta đã ban hành Luật Chứng khoán, nhằm đảm bảo tính tổng thể, tính ổn định trong các qui định liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán, bổ sung các qui định còn thiếu, khắc phục những qui định kìm hãm sự phát triển của thị trường chứng khoán Sự phát triển của thị trường chứng khoán gắn liền với nhu cầu và khả năng của nền kinh tế và
cơ chế kinh tế Việc cho ra đời một thị trường chứng khoán không khó, cái khó
là duy trì được nó hoạt động đều đặn, lành mạnh, có hiệu quả và ngày càng phát triển Một thị trường chứng khoán chỉ có thể phát triển lành mạnh khi nó được hoạt động trong một môi trường pháp lý, kinh tế, tài chính phù hợp Điều này đòi hỏi phải từng bước hoàn thiện pháp luật về thị trường chứng khoán
Trang 10Chương 2 XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LUẬT
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2.1 Những hạn chế trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán ở Việt Nam chính thức ra đời vào năm 2000, tuy nhiên từ năm 1992, một bản đề án thiết lập Trung tâm giao dịch chứng khoán T.P Hồ Chí Minh đã được UBND T.P Hồ Chí Minh trình lên Ngân hàng Nhà nước Mặc dù không được chấp thuận, nhưng đây được coi là xuất phát điểm cho cả quá trình nghiên cứu của các cơ quan về thị trường chứng khoán và ban hành pháp luật để điều chỉnh hoạt động của thị trường này
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã bước qua tuổi 17 với nhiều thành tựu đáng kể Từ ngày đầu mới thành lập, với chỉ 2 công ty niêm yết thì cho đến nay đã có trên 800 công ty niêm yết và đăng ký giao dịch Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế với
số vốn huy động trên 700.000 tỷ đồng Tuy vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, thể hiện ở nhưng điểm sau đây:
Thứ nhất, hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đa dạng
về thể loại và còn kém về chất lượng
Thứ hai, cơ cấu nhà đầu tư chưa hợp lý, chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chứng khoán
Thứ ba, mặc dù chúng ta đã có tới hai sở giao dịch chứng khoán, nhưng vẫn chưa có cơ sở pháp lý cho thị trường OTC hình thành
Thứ tư, các công ty chứng khoán của Việt Nam rất đông về số lượng nhưng còn yếu kém về chất lượng Các công ty chứng khoán của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu đóng vai trò là nhà môi giới chứng khoán, không nhiều công ty
có khả năng đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường hay là nhà bảo lãnh phát hành chứng khoán
Thứ năm, trên hị trường chứng khoán Việt Nam chưa có sự hiện diện của
tổ chức định mức tín nhiệm