ÔNTẬP HỌC KỲ II_ KHỐI 11 1. Cho các chất sau: phenol, etanol, etyl clorua. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Có một chất tác dụng được vối Na. B. Có hai chất tác dụng được với dung dịch NaOH. C. Cả ba chất đều tác dụng với dung dịch Na 2 CO 3 . D. Cả ba chất đều tan tốt trong nước. 2. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Ancol etylic và phenol đều tác dụng với Na và với dung dịch NaOH. B. Phenol tác dụng với Na và với dung dịch Na 2 CO 3 . C. Ancol etylic tác dụng được với Na nhưng không tác dụng được với CuO nung nóng. D. Phenol tác dụng được với Na và với axit HBr. 3. Hỗn hợp X gồm etanol, propan-1-ol và ancol anlylic được chia thành ba phần bằng nhau: F1: tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít H 2 ( đktc). F2: làm mất màu dung dịch chứa 8 gam Br 2 / CCl 4 . F3: Đốt cháy hoàn toàn thấy có 17,6 gam khí CO 2 ( đktc) sinh ra. Thành phần phần trăm khối lượng mỗi ancol trong X là A.28,05; 36,58; 35,37%. B. 20; 20; 60%. C. 30, 30, 40%. D. 20, 30, 50%. 4. Một ancol đơn chức A tác dụng với HBr cho hợp chất B trong đó brom chiếm 58,4% khối lượng. Mặt khác, nếu đun nóng A với H 2 SO 4 ở khoảng 170 0 C thì thu được 2 anken. Công thức phân tử của A, B là A. C 4 H 9 OH và C 4 H 9 Br. B. C 4 H 7 OH và C 4 H 7 Br. C. C 2 H 5 OH và C 2 H 5 Br. D. C 3 H 7 OH và C 3 H 7 Br. 5. Khi đun hỗn hợp 3 ancol A,B,C với H 2 SO 4 đặc, ở 170 o C thu được 2 olêfin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Nếu nung nóng 6,45 gam hỗn hợp 3 ancol trên với H 2 SO 4 đặc ở 140 o C thu được 5,325 gam hỗn hợp 6 ete. CTPT của A, B, C là A. C 2 H 5 OH và C 3 H 7 OH. B. C 3 H 7 OH và C 4 H 9 OH. C. C 4 H 9 OH và C 5 H 11 OH. D. C 5 H 11 OH và C 6 H 13 OH. 6. Đun nóng một hỗn hợp gồm một ancol bậc I và một ancol bậc III ( đều thuộc loại đơn chức no, mạch hở) với H 2 SO 4 ở 140 o C thì thu được 5,4 gam H 2 O và 26,4 gam hỗn hợp ete. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn và 3 ete trong hỗn hợp có số mol bằng nhau. Công thức của 2 ancol là A. (CH 3 ) 3 COH và CH 3 OH.B.(CH 3 ) 3 COH và C 2 H 5 OH. C. (CH 3 ) 3 COH và C 3 H 7 OH. D. (CH 3 ) 3 CHOH và CH 3 OH. 7. Hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic. Cho 14,00 gam hỗn hợp tác dụng với Na dư thấy có 2,24 lít khí thoát ra ( đktc). a. Thành phần phần trăm khối lượng các chất có trong X A.67,14 và 32,86%. B. 67,41 và 32,59%. C. 66,14 và 33,86%. D. 63,14 và 36,86%. b. Nếu cho 14,00 gam X tác dụng với dung dịch Br 2 dư thì có bao nhiêu gam kết tủa 2,4,6-tribromphenol? A. 33,10 gam. B. 32,10 gam. C. 66,20 gam. D. 16,55 gam. 8. Nhỏ dung dịch HNO 3 vào dung dịch phenol bão hòa trong nước và khuấy đều, thấy có kết tủa màu vàng X, CTPT C 6 H 3 N 3 O 7 . Khối lượng X thu được khi cho 23,5 gam phenol tham gia phản ứng là A. 57,25 gam. B. 115,5 gam. C. 55,25 gam. D. 35,55 gam. 9. Có bao nhiêu đồng phân thơm có công thức C 8 H 10 O tác dụng được với dung dịch NaOH tạo thành muối và nước? A. 9. B. 8. C. 10. D. 11. 10. Khi cho phenol vào dung dịch NaOH thấy phenol tan. Sục khí CO 2 vào dung dịch lại thấy phenol tách ra. Điều đó chứng tỏ A. phenol là axit yếu, yếu hơn cả axit cacbonic. B. phenol là chất có tính baz mạnh. C. phenol là axit mạnh. D. phenol có tính lưỡng tính. 11. Kết luận nào sau đây luôn đúng? A. Những hợp chất mà phân tử có chứa nhóm hidroxyl và vòng benzen thuộc loại hợp chất phenol. B. Phenol là những hợp chất mà phân tử có chứa nhóm hidroxyl liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen. C. Những hợp chất thơm mà phân tử có chứa nhóm hidroxyl liên kết với gốc hidrocacbon đều thuộc loại phenol. D. Những hợp chất thơm mà phân tử có chứa nhóm hidroxyl liên kết với nguyên tử cacbon lai hóa sp 2 đều thuộc loại phenol. 12. Ba ancol A, B, C mạch hở, không phải đồng phân. Khi đốt cháy mỗi chất đều sinh ra CO 2 và H 2 O theo tỷ lệ mol tương ứng là 3: 4. A,B,C có đặc điểm là A. Có khối lượng mol lập thành một cấp số cộng với công sai là 16. B. Có công thức dạng C 3 H 8 O x . C. Thuộc loại ancol no, mạch hở. D. Tất cả đều đúng. 13. Cho 13,8 gam hỗn hợp X gồm glixerol và một ancol đơn chức A tác dụng với Na dư, thu được 4,48 lít H 2 . Lượng H 2 do A sinh ra bằng 1/3 lượng hidro do glixerol sinh ra. Công thức phân tử của A là: A. C 2 H 5 OH . B. C 3 H 7 OH . C. C 4 H 9 OH . D. C 5 H 11 OH . 14. Đốt hoàn toàn hỗn hợp hai ancol no A, B đồng đẳng của nhau có số mol bằng nhau, thu được CO 2 và H 2 O có tỷ lệ số mol là 2: 3. Hỏi A, B thuộc loại ancol nào? A. Ancol đơn, no, mạch hở B. Ancol hai chức no, mạch hở. C. Ancol no, mạch hở. D. Không xác định được. 15. Đốt cháy hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp hai ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, thu được 13,44 lít CO 2 ( đktc) và 16,2 gam nước. Công thức của hai ancol là A. C 2 H 4 (OH) 2 và C 2 H 5 OH B. C 3 H 7 OH và C 3 H 7 OH. C. C 3 H 7 OH và C 3 H 6 (OH) 2 D. CH 3 OH và CH 2 (OH) 2 16. Có bao nhiêu ancol có công thức C 3 H 8 O 2 tác dụng với Cu(OH) 2 ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 17. Có bao nhiêu ancol có công thức C 3 H 8 O 3 tác dụng với Cu(OH) 2 ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 18. Có bao nhiêu ancol có công thức C 3 H 8 O x tác dụng với Cu(OH) 2 ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 19. So sánh độ tan trong nước và nhiệt độ sôi của các chất: propan-1- ol (1), etanol (2), butan-1-ol (3), dimetyl ete (4) A. 4<2<1<3 B. 4<1<2<3 C.4<2<3<1 D. 4<3<1<2 20. Một ancol no Y có CTTN (C 2 H 5 O) n a. CTPT của Y là A. C 4 H 10 O . B. C 4 H 10 O 2 . C. C 6 H 15 O 3 . D. C 6 H 14 O 5 . b. Số đồng phân cấu tạo chứa chức ancol có cùng công thức của Y là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. 21. Ancol đơn chức no, mạch hở X tạo được ete Y. Tỉ khối hơi của Y so với X gần bằng 1,61. Tên của X là A. Metanol. B. etanol. C. propan-1-ol. D. propan-2-ol. 22. Hợp chất X có CTPT C 4 H 10 O tác dụng với Na sinh ra khí, khi đun X với H 2 SO 4 đặc, sinh ra hỗn hợp 2 anken đồng phân ( không tính đồng phân lập thể). Tên của X là A. butan-1-ol. B. butan-2-ol. C. ancol isobutylic. D. ancol tert-butylic. 23. Kết luận nào sau đây về ancol và anken là đúng? A. Phân tử của hai loại hợp chất đều gồm ba nguyên tố. B. Cả hai loại hợp chât đều tạo được liên kết hiđro. C. Cả hai đều tác dụng được với Na. C. Khi cháy hoàn toàn cả hai đều tạo CO 2 và H 2 O. 24. Có bao nhiêu dẫn xuất C 4 H 9 OH khi tác dụng với dung dịch KOH/ etanol trong mỗi trường hợp chỉ tạo một anken? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 25. Cho ankan X tác dụng với clo thu được dẫn xuất monoclo Y, trong đó clo chiếm 33,33% khối lượng. Biết rằng X có mạch cacbon không phân nhánh, khi đun Y với KOH/ etanol chỉ tạo một anken . X và Y là A. pentan và 3-clopentan. B.pentan và 2-clopentan. C. pentan và 1- clopentan. D.butan và 2-clobutan. 26. Câu nào sau đây về dẫn xuất halogen là không đúng? A. Dẫn xuất halogen của hidrocacbon là hợp chất chứa các nguyên tố C, Hal và có thể có H. B. Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong phân tử hidrocacbon bằng các nguyên tử Hal ta được dẫn xuất Hal của hidrocacbon. C. Dẫn xuất Hal của hiđrocacbon là hợp chất thu được khi cho hiđrocacbon không no tác dụng với axit HHal hoặc Hal 2 . D. Dẫn xuất Hal của hiđrocacbon là hợp chất có CT C X H Y Hal Z . 27. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Anlyl bromua dễ tham gia phản ứng thế hơn phenyl bromua. B. Vinyl clorua có thể điều chế được từ 1,2-dicloetan. C. Etyl clorua thuộc loại dẫn xuất halogen bậc II. D. Ứng với CTPT C 3 H 5 Br có 4 đồng phân cấu tạo. 28. Cho bột Mg vào bình cầu chứa ete khan có lắp ống sinh hàn hồi lưu nối với ống hút ẩm, lắc đều. Bột Mg không tan. Thêm etyl bromua vào hỗn hợp và lắc kĩ, thấy bột Mg tan hết. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên là do A. etyl bromua có khả năng hòa tan Mg thành dung dịch, còn ete thì không. B. Mg tác dụng với etyl bromua thành hợp chất cơ magie tan trong ete. C. ete không có khả năng hòa tan Mg nhưng hỗn hợp ete và etyl bromua có khả năng hòa tan Mg thành dung dịch. D. Mg tác dụng với etyl bromua thành hợp chất C 2 H 5 Mg. 29. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Benzen và anken thuộc cùng dãy đồng đẳng vì chúng đều có phản ứng cộng với H 2 . B. Các nguyên tử trong phân tử benzen cũng như các nguyên tử trong phân tử etilen đều nằm trên một mặt phẳng. C. Benzen thuộc loại hiđrocacbon no vì nó không tác dụng với dung dịch Brom. D. Benzen còn được gọi là hexa-1,3,5-trien. 30. Đốt cháy hoàn toàn 10,40 gam một hiđrocacbon X, là chất lỏng ở đk thường, thu được 17,92 lít khí CO 2 ( đktc). Tỉ khối hơi của X so với không khí có giá trị trong khoảng từ 3-4. a. CTPT của X là: A. C 6 H 6 . B. C 7 H 7 . C. C 8 H 8 . D. C 4 H 4 b. Nếu X tác dụng với H 2 / Ni theo tỉ lệ 1:4 và với Br 2 theo tỉ lệ 1:1. Tên của X là: A. Stiren. B. Vinyl benzen. C. Phenyl etilen. D. Tất cả đều đúng. 31. Nguồn chủ yếu cung cấp hidrocacbon là: A. than đá. B. dầu mỏ. C. khí thiên nhiên. D. công nghiệp tổng hợp từ than đá và hiđro. 32. 2-Metylpetan tạo được bao nhiêu gốc hóa trị I ( ankyl)? A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. 33. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Hidrocacbon no là hidrocacbon trong phân tử chỉ có liên kết đơn B. Ankan là hiđrocacbon no mạch cacbon không vòng. C. Những hợp chất trong phân tử chỉ có hai nguyên tố cacbon và hiđro là những hiđrocacbon no. D. Ankan có đồng phân mạch cacbon. 34. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các nguyên tử trong phân tử ankan đều nằm trên cùng một mặt phẳng. B. Phân tử ankan chỉ gồm các liên kết đơn do các nguyên tử cacbon đều ở trạng thái lai hóa sp 3 . C. Phân tử ankan chỉ gồm các liên kết đơn do các nguyên tử cacbon và hiđro đều ở trạng thái lai hóa sp 3 . D. Khả năng phản ứng của ankan là như nhau do phân tử các ankan có cấu tạo tương tự nhau. 35. Nhận xét nào sau đây là sai? A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của các ankan tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối. B. Các ankan không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. C. Các ankan có khả năng phản ứng cao. D. Các ankan đều nhẹ hơn nước. 36. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các ankan là những chất tan tốt trong nước. B. Các ankan đều có khối lượng riêng lớn hơn 1g/cm 3 . C. Ankan có đồng phân mạch cacbon. D. Có 4 ankan đồng phân cấu tạo có cùng công thức C 4 H 10 . 37. Cho hỗn hợp các ankan sau: pentan ( t s = 36 o C), heptan ( t s = 98 o C), octan( t s = 126 o C), nonan( t s = 151 o C). Có thể tách riêng các chất khỏi hỗn hợp bằng cách nào sau đây? A. Chưng cất. B. Kết tinh. C. Thăng hoa. D. Chiết. 38. Ankan X có chứa 82,76%C về khối lượng. a. CTPT của X là A. C 3 H 8. B. C 4 H 10. C . C 5 H 12. D.C 6 H 14. b. X có số đồng phân là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 39. Ankan X có 83,33% C về khối lượng. Khi X tác dụng với Br 2 đun nóng có chiếu sáng, có thể tạo ra 4 dẫn xuất đồng phân chứa một nguyên tử Br trong phân tử ( mạch nguyên tử cacbon không thay đổi). X là A. Pentan. B. isopentan. C. neopentan. D. 2,2-dimetylpropan. 40. Đốt cháy hoàn toàn 2,20 gam một ankan X thu được 3,36 lít CO 2 ( đktc). CTPT của X là A. CH 4 . B. C 2 H 6 . C. C 3 H 8 . D. C 4 H 10 . 41. Ankan X có công thức phân tử C 5 H 12 . Khi X tác dụng với clo được 3 dẫn xuất monoclo ( không thay đổi mạch cacbon). Khi tách hiđro X, thu được mấy anken là đồng phân cấu tạo với nhau? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 42. Theo chiều tăng số nguyên tử cacbon trong dãy đồng đẳng, phần trăm khối lượng của nguyên tố cacbon trong phân tử xicloankan đơn vòng A. tăng dần. B. giảm dần. C. không đổi. D. tăng, giảm không theo qui luật xác định. 43. Khi cho metylxiclopentan tác dụng với clo trong điều kiện chiếu sáng thu được mấy dẫn xuất monoclo ( chỉ xét đồng phân cấu tạo)? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 44. Oxi hóa hoàn toàn 0,224 lít ( đktc) của monoxicloankan thu được 1,760 gam CO 2 . X là ( X làm mất màu dung dịch brom) A. metylxiclopropan. B. xiclobutan. C. 1,1-dimetylxiclopropan. D. metylxiclobutan. 45. Cho các chất: etan, xiclopropan, CO 2 đựng trong các bình riêng biệt. Có thể dùng các chất nào sau đây để phân biệt thuận tiện nhất? A. Khí clo và nước brom. B. Nước brom và dung dịch Ca(OH) 2 . C. Dung dịch NaOH và dung dịch H 2 SO 4 . D. Khí oxi và dung dịch NaOH. 46. Kết luận nào sau đây là không đúng? A. Hầu hết các ankan có đồng phân mạch cacbon. B. Ankan và xicloankan là đồng phân của nhau. C. Trong phân tử ankan và xicloankan chỉ có liên kết xích ma. D. Hầu hết các ankan có khả năng tham gia phản ứng thế, phản ứng tách. 47. Khi đốt cháy hoàn toàn metan hoặc etan để đun sôi cùng một lượng nước từ cùng một nhiệt độ trong cùng một áp suất thì trường hợp nào cần khối lượng lớn hơn? ( biết khi đốt cháy 1 g metan và etan giải phóng nhiệt lượng tương ứng là 55,6 và 50 kj/ gam) A. Metan. B. Etan. C. Không đủ điều kiện để so sánh. D. Không xác định được. 48. Dùng cách nào sau đây để điều chế metan trong phòng thí nghiệm? A. Nung natri axetat với vôi tôi xút.B. Cracking. C. Thủy phân nhôm cacbua. D. Tổng hợp trực tiếp từ C và H 2 . 49. Dẫn hỗn hợp khí A gồm propan và xiclopropan đi vào dung dịch brom, hiện tượng xảy ra: A. Màu của dung dịch nhạt dần, không có khí thoát ra. B. Màu của dung dịch không đổi. C. Màu của dung dịch nhạt dần và có khí thoát ra. C. Màu của dung dịch mất hẳn và không còn khí thoát ra. 50. Đốt cháy 0,65 gam một ankan, có nhiệt đốt cháy là 48 kj/gam, sinh ra một lượng nhiệt đủ để đun sối 100 gam nước từ t o C lên 100 o C. Nhiệt độ của nước trước khi đun là A. 30 o C. B. 70 o C. C. 25 o C. D.40 o C. 51. Anken X có tỷ khối hơi so với nitơ bằng 2,5. Kết luận nào sau đây là đúng nhất? A. X có đồng phân hình học. B. Có 5 anken đồng phân cấu tạo ứng với CTPT của X. C. Có ba đồng phân hình học có cùng công thức phân tử với X. D. Khi X tác dụng với HBr tạo ra một sản phẩm duy nhất. 52. Cho hỗn hợp X gồm etilen và hiđro có tỷ khối hơi so với hiđro bằng 4,25. Dẫn X qua bột Ni đun nóng ( hiệu suất phản ứng 75%), thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với hiđro là A. 5,23.B. 4,5. C. 5,25. D. 5,78. 53. Dẫn 3,584 lít hỗn hợp X gồm 2 anken A và B liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng vào nước brom dư, thấy khối lượng bình đựng nước brom tăng 10,50 gam. CTPT của A và B là ( thể tích khí đo ở 0 o C và 1,25 atm) A. C 2 H 4 và C 3 H 6 . B.C 3 H 6 và C 4 H 8 . C.C 4 H 8 và C 5 H 10 . D.C 5 H 10 và C 6 H 12 . 54. Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai? A. Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan, thì trong sản phẩm thu được , số mol nước lớn hơn số mol CO 2 . B. Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon thì sản phẩm thu được chỉ là CO 2 và H 2 O. C. Nếu trong sản phẩm đốt cháy một hiđrocacbon, số mol H 2 O lớn hơn số mol CO 2 thì hiđrocacbon đem đốt phải là ankan. D. Nếu sản phẩm của phản ứng đốt cháy hoàn toàn một chất chỉ là CO 2 và H 2 O thì chất đem đốt là hiđrocacbon. 55. Câu nào sau đây sai? A. Stiren tham gia phản ứng cộng B. Tương tự benzen, stiren là hợp chất dễ thế, khó tham gia phản ứng cộng, khó bị oxi hoá. C. Stiren làm mất màu nước brom D. Stiren là 1 hiđrocacbon thơm. 56. Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là A. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na. B. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH. C. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH. D. nước brom, axit clohydric, dung dịch NaOH. 57. Khi đốt cháy hoàn toàn hyđrocacbon X( là chất lỏng ở điều kiện bình thường) thu được CO 2 và nước có số mol theo tỉ lệ 2:1. Công thức phân tử của X có thể là công thức nào sau đây? A. C 4 H 4 . B. C 6 H 6 . C. C 2 H 2 . D. C 5 H 12 . 58. Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23) A. CH 3 OH và C 2 H 5 OH. B. C 3 H 7 OH và C 4 H 9 OH. C. C 3 H 5 OH và C 4 H 7 OH. D. C 2 H 5 OH và C 3 H 7 OH. 59. Công thức phân tử nào sau đây có đồng phân cấu tạo? A. C 2 H 5 Cl. B. C 2 H 4 Cl 2 C. CH 3 Cl. D. CHCl 3 . 60. Dãy gồm các chất đều phản ứng được với dung dịch Br 2 là A. Etilen; vinyl clorua; toluen; xiclo propan. B. 3-clo propen -1; 2-brom butan; benzen; etilen. C. Axetilen; 1,2-đibrom etan; stiren; vinylaxetilen; buten -1. D. Propen; xiclopropan; pentin -2; stiren. 61. Gọi tên hiđrocacbon sau: CH 2 -CH 2 -C CH A. 1-phenylbut-3-in B. 1-phenylbut-4-in C. 4-phenylbut-1-in. D. 1-phenylpentyl-4. 62. Số chất ứng với công thức phân tử C 7 H 8 O (là dẫn xuất của benzen) đều tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 63. Sắp xếp các chất sau: butan, metanol, etanol, nước theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần là: A. metanol < etanol < nước< butan. B. butan< metanol < etanol < nước. C. butan< etanol < metanol < nước. D. butan< nước < metanol < etanol. 64. Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (Có H 2 SO 4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là (Cho H=1; C=12; O=16) A. 55% B. 62,5% C. 50% D. 75%. 65. Khi đun nóng etyl clorua trong dung dịch chứa KOH và C 2 H 5 OH, thu được: A. etan. B. etilen. C. axetilen D. etanol. 66. Chất nào không phải là dẫn xuất của hydrocacbon ? A. ClBrCH-CF 3 . B. C 6 H 6 Cl 6 . C. Cl 2 CH-CF 2 -O-CH 3 . D. CH 2 =CH-CH 2 Br. 67. Chất (CH 3 ) 3 COH có tên là gì trong các tên sau? A. 1,1- đimetyletanol. B. isobutan-2-ol. C. 2-metylpropan-2-ol. D. 1,1- đimetyletan-1-ol. 68. Hiđrocacbon X đồng đẳng của benzen có công thức phân tử C 8 H 10 . Khi X tác dụng với brom có hoặc không có mặt bột sắt, trong mỗi trường hợp chỉ tạo thành một dẫn xuất monobrom duy nhất. X là A. m-xilen. B. 1,2-đimetylbenzen. C. etylbenzen. D. p-đimetylbenzen. 69. Số đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C 4 H 9 Cl là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. 70. Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C 4 H 10 O tạo thành ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH 3 OCH 2 CH 2 CH 3 . B. CH 3 CH(OH)CH 2 CH 3 . C. (CH 3 ) 3 COH. D. CH 3 CH(CH 3 )CH 2 OH. 71. Chỉ dùng một hoá chất nào sau đây có thể nhận ra 3 chất lỏng benzen, toluen và stiren đựng trong 3 lọ mất nhãn? A. C hoặc D đúng. B. Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . C. Dung dịch brôm. D. Dung dịch KMnO 4 , 72. Trong dung dịch của etanol trong nước có mấy loại liên kết hiđro? A. 2. B. 3. C. 1. D. 4 73. Ancol isobutylic có công thức cấu tạo như thế nào ? A. (CH 3 ) 2 CHCH 2 OH. B. CH 3 CH 2 CH(OH)CH 3 . C. (CH 3 ) 2 CHCH 2 CH 2 OH. D. (CH 3 ) 3 COH. 74. Cho một lượng anken X tác dụng với nước/ H 2 SO 4 được chất hữu cơ Y, khối lượng bình chứa tăng thêm 4,2 gam. Lượng X như thế, cho tác dụng với HBr thu được chất hữu cơ Z. Khối lượng Y và Z chênh lệch nhau 9,45 gam. X là A. Etilen. B. Propen. C. But-1-en. D. But-2-en. 75. Khi đốt một thể tích hiđrocacbon A mạch hở cần 30 thể tích không khí, sinh ra 4 thể tích CO 2 . A tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất hữu cơ mạch cacbon phân nhánh. A là A. isobuten. B. 2-metylbut-2-en. C. but-1-en. D. but-2-en. 76. Kết luận nào sau đây là không đúng? A. Ankadien là những hiđrocacbon không no mạch hở, phân tử có 2 liên kết C=C. B. Ankadien có khả năng cộng hợp hai phân tử H 2 . C. Những hiđrocacbon có khả năng cộng hợp hai phân tử H 2 đều thuộc loại anken. D. Những hiđrocacbon không no mạch hở, phân tử có 2 liên kết C=C cách nhau một liên kết C-C thuộc loại ankadien liên hợp. 77. Đốt hoàn toàn 3,4 gam một ankadien liên hợp X, thu được 5,6 lít khí CO 2 ( đktc). Khi X cộng với hiđro tạo thành isopentan. Tên gọi của X là A. penta-1,3-dien. B. penta-1,4-dien. C. 2-metylbuta-1,3-dien. D.3-metylbuta-1,3-dien. 78. Tecpen là những hiđrocacbon không no thường có CTPT A. C 5 H 8 . B. (C 5 H 8 ) n n ≥ 2, có trong dầu mỏ. C. (C 5 H 8 ) n n ≥ 2, có trong thực vật. D. C 5 H 8 , có trong dầu mỏ. 79. Mentol là một dẫn xuất chứa oxi của tecpen, trong phân tử chứa 76,923% C ; 12,82% H còn lại là oxi ( theo khối lượng). CTPT của mentol là ( cho biết mentol là một ancol đơn chức) A. C 10 H 20 O. B. C 10 H 18 O. C. C 5 H 10 O. D. C 5 H 8 O. 80. Có bao nhiêu ankin với số nguyên tử cacbon trong phân tử không quá 4, không tác dụng được với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 ?A. 4 chất. B. 1 chất. C. 3 chất. D. 2 chất. 81.Kết luận nào sau đây là đúng? A. Ankin không có đồng phân mạch cacbon. B. Ankađien có đồng phân hình học như anken. C. Ankin có đồng phân hình học. D. Ankin và anken chỉ có đồng phân vị trí liên kết bội. 82. Khi điều chế axetilen bằng phương pháp nhiệt phân nhanh metan thu được hỗn hợp A gồm axetilen, hiđro, metan. Tỉ khối hơi của A so với hidro bằng 5. Hiệu suất chuyển hóa metan thành axetilen là A. 50%. B. 40%. C. 60%. D. 70%. 83. Một bình kín chứa hỗn hợp hiđro với axetilen và một ít Ni làm xúc tác. Nung nóng bình một thời gian, đưa về lại nhiệt độ ban đầu. ½ lượng khí trong bình cho đi qua dung dịch AgNO 3 / NH 3 dư thì có 1,20 gam kết tủa. ½ hỗn hợp khí còn lại cho qua bình chứa dung dịch Br 2 dư thì thấy khối lượng bình tăng 0,41 gam. Khối lượng axetilen chưa phản ứng là A. 0,26 gam. B. 0,13 gam. C. 0,28 gam. D. 0,56 gam. 84. Trong phân tử ankin X, hiđro chiếm 11,76% khối lượng. CTPT của X là A. C 2 H 2 . B.C 3 H 4 . C.C 4 H 6 . D. C 5 H 8 . 85. Trong bình kín chứa hiđocacbon X và hiđro. Nung nóng bình đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được ankan Y duy nhất. Ở cùng nhiệt độ, áp suất trong bình trước phản ứng gấp 3 lần sau phản ứng. Đốt một lượng Y hoàn toàn thu được 8,8 gam CO 2 và 5,4 gam H 2 O. CTPT của X là A. C 2 H 2 . B.C 3 H 4 . C.C 4 H 6 . D. C 2 H 4 . 86. Khi đốt cháy một ankin A thu được một khối lượng H 2 O đúng bằng khối lượng ankin đã đốt. a. CTPT của A là A. C 2 H 2 . B.C 3 H 4 . C.C 4 H 6 . D. C 5 H 8 . b. Khi cho một đồng phân của A tác dụng với dung dịch brom theo tỉ lệ mol 1:1, thu được 3 đồng phân. Đồng phân này có tên gọi là A. But-1-in. B. But-2-in. C. Buta-1,3-dien. D. Propin. 87. Cho 27,2 gam một ankin Y phản ứng hết 1,4 g hiđro ( Ni, đun nóng) được hỗn hợp A gồm một ankan và một anken. Cho A từ từ qua nước brom dư, thấy có 16,0 gam brom phản ứng. Khi Y tác dụng với H 2 tạo ankan mạch nhánh. A có tác dụng với dung dịch AgNO 3 / NH 3 không? A. Có . B. Không. C. Có thể có, có thể không. D. Không xác định được. 88. Cho 2,24 lít ( ở đktc) hỗn hợp khí X gồm C 2 H 4 và C 2 H 2 đi vào bình chứa nước brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình tăng 2,70 gam. Hỗn hợp X có A. 0,56 lít C 2 H 4 ( đktc). B. 1,12 lít C 2 H 4 (0 0 C; 2 atm). C. 50% C 2 H 4 về khối lượng. D. 50% C 2 H 4 về thể tích. 89. Hỗn hợp B gồm axetilen, etilen và một hidrocacbon X. Đốt cháy hoàn toàn một lượng B thu được hỗn hợp hỗn hợp CO 2 và H 2 O có tỉ lệ mol 1:1. a. X thuộc loại: A. Ankan. B. Anken. C. Ankin. D. Xicloankan đơn vòng. b. Nếu dẫn V lít B (đktc) qua nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng 0,82 gam. Khí còn lại đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 1,342 gam CO 2 và 0,790 gam H 2 O. CTPT của X là A. C 3 H 8 . B.C 4 H 8 . C.C 4 H 10 . D. C 5 H 10 . 90. Nhận xét hay kết luận nào sau đây đúng? A. Benzen và đồng đẳng chỉ có khả năng tham gia phản ứng thế. B. Benzen và đồng đẳng chỉ có khả năng tham gia phản ứng cộng. C.Benzen và đồng đẳng có khả năng tham gia phản ứng thế lẫn phản ứng cộng. D. Benzen và đồng đẳng không có khả năng tham gia phản ứng thế lẫn phản ứng cộng. 91. Hiđrocacbon X có CTPT C 8 H 10 , không làm mất màu dung dịch brom. Khi đun nóng X với KMnO 4 / H 2 O, thu được C 7 H 5 O 2 K (Y). Y tác dụng với HCl tạo thành C 7 H 6 O 2 . X là A. etylbenzen. B. 1,2-dimetylbenzen. C. 1,3-dimetylbenzen. D.1,4-dimetylbenzen. 92. Cho hiđrocacbon X là đồng đẳng của benzen có công thức phân tử là C 8 H 10 . Khi cho X tác dụng với Br 2 có mặt bột Fe hoặc không có mặt bột Fe, mỗi trường hợp chỉ tạo được một dẫn xuất monobrom. Tên gọi của X là A. etylbenzen. B. 1,3-đimetylbenzen. C. 1,4-đimetylbenzen. D. 1,2-đimetylbenzen. 93. Đốt cháy hoàn toàn a gam hiđrocacbon X thu được a gam nước. Trong phân tử của X có chứa vòng benzen. X không tác dụng với brom khi có mặt bột Fe đun nóng, còn tác dụng vối brom đun nóng thu được một dẫn xuất monobrom ( mạch cacbon không đổi). Tỉ khối hơi của X so với không khí có giá trị trong khoảng từ 5-6. X là A.Hexametylbenzen. B. 1,3-đimetylbenzen. C. 1,4-đimetylbenzen. D. 1,2-đimetylbenzen. 94. Hidrocacbon A ở thể lỏng có phân tử khối < 115 u. Đốt 1,3 gam A thu được 4,4 gam CO 2 . A phản ứng với H 2 / Ni theo tỉ lệ mol 1:4 và với nước brom theo tỉ lệ mol 1:1. A là A. etylbenzen. B. 1,2-dimetylbenzen. C. 1,3-dimetylbenzen. D.stiren. . nhánh. A có tác dụng với dung dịch AgNO 3 / NH 3 không? A. Có . B. Không. C. Có thể có, có thể không. D. Không xác định được. 88. Cho 2,24 lít ( ở đktc) hỗn. dần, không có khí thoát ra. B. Màu của dung dịch không đổi. C. Màu của dung dịch nhạt dần và có khí thoát ra. C. Màu của dung dịch mất hẳn và không còn