1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sơ lược Lịch sử việt nam _

16 981 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 92,43 KB

Nội dung

+ Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế lực lượng sản xuất tiến bộ, điều kiện lao động và sinh sống tập trung, …, giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng:

Trang 1

Tiếp theo phần Lịch sử thế giới, sau đây là phần tài liệu tham khảo ôn thi tốt nghiệp Lịch sử 12 phần Lịch sử Việt Nam

Lưu ý, phần Lịch sử Việt Nam chúng ta học từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nên

sẽ có các giai đoạn sau đây:

1 Giai đoạn 1919 - 1930

2 Giai đoạn 1930 - 1945

3 Giai đoạn 1945 - 1946

4 Giai đoạn 1946 - 1954

5 Giai đoạn 1954 - 1975

* * * * *

Trước hết là giai đoạn 1919 - 1930:

VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919 – 1930)

1- Sự chuyển biến về kinh tế, chính trị-xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất

a- Sự chuyển biến về kinh tế:

- Nguồn gốc: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp tuy là nước thắng trận nhưng

bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, Pháp tiến hành “Chương trình khai thác thứ hai” ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam

- Nội dung:

+ Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam Từ 1924 đến 1929, tổng số vốn đầu tư vào Đông Dương tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh

+ Nông nghiệp: Pháp bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp, chủ yếu là đồn điền cao

su Năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp tăng gấp 10 lần trước chiến tranh Diện tích trồng cao su tăng và nhiều công ti cao su lớn ra đời như công ti Đất đỏ, công ti Misơlanh, …

+ Công nghiệp: Pháp cũng bỏ vốn nhiều nhất vào khai mỏ, chủ yếu là mỏ than Nhiều công ti than mới cũng ra đời như công ti than Hạ Long – Đồng Đăng, công ti than Đông Triều, … Ngoài ra, Pháp cũng chú ý đến công nghiệp chế biến (sợi, rượu, diêm, gạo, …)

+ Thương nghiệp: Pháp đánh thuế nặng vào hàng ngoại nhập, nhờ vậy hàng hóa Pháp nhập vào Đông Dương tăng lên rất nhanh

+ Giao thông vận tải cũng được mở mang để phục vụ cho công cuộc khai thác + Ngân hàng Đông Dương đại diện cho tư bản tài chính Pháp đã nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương

- Tác động: Nền kinh tế Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất tuy có bước phát triển mới nhưng bị kìm hãm, lệ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp

b- Sự chuyển biến về chính trị:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách cai trị thuộc địa của Pháp ở Đông Dương vẫn không thay đổi

- Nội dung:

+ Pháp thi hành chính sách chuyên chế triệt để, mọi quyền hành trong nước đều nằm trong tay người Pháp

+ Pháp thi hành chính sách “chia để trị”: chia nước ta thành 3 kì với 3 chế độ khác nhau, đồng thời còn chia rẽ đồng bào ta giữa dân tộc đa số và thiểu số, giữa lương

và giáo

+ Pháp còn thi hành chính sách “dùng người Việt trị người Việt” như lập Hội đồng quản hạt Nam Kì, Viện dân biểu Bắc Kì và Trung Kì để cho một số địa chủ và tư sản người Việt tham gia, bảo vệ sự thống trị của Pháp

- Như vậy, Việt Nam vẫn chịu sự cai trị của Pháp, nhân dân ta không được hưởng một chút quyền tự do dân chủ nào, mọi hành động yêu nước đều bị chúng thẳng tay

Trang 2

đàn áp, khủng bố.

c- Sự chuyển biến về xã hội:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới tác động của “Chương trình khai thác thứ hai” của Pháp, xã hội Việt Nam có sự biến đổi sâu sắc Mỗi giai cấp, tầng lớp có địa vị

và quyền lợi khác nhau nên thái độ chính trị và khả năng cách mạng cũng khác nhau

- Giai cấp địa chủ phong kiến:

+ Là chỗ dựa chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc, câu kết chặt chẽ với Pháp ra sức bóc lột nông dân

+ Tuy nhiên, một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ vẫn có tinh thần yêu nước, tham gia chống Pháp khi có điều kiện

- Giai cấp tư sản:

+ Ra đời sau chiến tranh, bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu

+ Giai cấp tư sản phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về chính trị với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có tinh thần dân tộc dân chủ chống đế quốc và phong kiến, nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp khi đế quốc mạnh

- Giai cấp tiểu tư sản:

+ Ra đời sau chiến tranh, bị Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ nên đời sống bấp bênh,

dễ bị phá sản, thất nghiệp

+ Bộ phận trí thức, học sinh sinh viên có tinh thần hăng hái cách mạng, là lực lượng quan trọng của cách mạng nước ta

- Giai cấp nông dân:

+ Chiếm trên 90% dân số, bị hai tầng áp bức, bóc lột của đế quốc và phong kiến nên

bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn

+ Là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng

- Giai cấp công nhân:

+ Ra đời trước chiến tranh, phát triển nhanh về số lượng và chất lượng Năm 1929, tổng số công nhân tăng hơn gấp đôi so với trước chiến tranh

+ Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế (lực lượng sản xuất tiến bộ, điều kiện lao động và sinh sống tập trung, …), giai cấp công nhân Việt Nam

có những đặc điểm riêng: bị 3 tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản mại bản; có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc Đặc biệt, giai cấp công nhân Việt Nam sớm tiếp thu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, nhất là ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và của chủ nghĩa Mác – Lênin

=> Hoàn cảnh và đặc điểm ra đời, phát triển dẫn đến giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, thống nhất, tự giác trong cả nước, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta

2- Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã ảnh hưởng tới Cách mạng Việt Nam như thế nào?

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ

- Cách mạng tháng Mười Nga thành công (11/1917) có ý nghĩa lịch sử to lớn: xóa bỏ ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản và phong kiến, đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền và bắt tay xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa

=> Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc

ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc

- Trong hoàn cảnh lịch sử mới, giai cấp vô sản các nước đều tìm con đường tập hợp nhau lại để thành lập những tổ chức riêng của mình đứng trên lập trường của chủ nghĩa quốc tế vô sản Tháng 2/1919, Quốc tế cộng sản (Quốc tế III) được thành lập

Trang 3

Các Đảng Cộng sản ở các nước cũng nối tiếp nhau ra đời như Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921) …

=> Sự kiện này càng thuận lợi cho việc truyền bá tư tưởng Mác – Lênin vào Việt Nam

- Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tích cực tới cách mạng Việt Nam có tác dụng thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kì mới

3- Nguyễn Ai Quốc và vai trò của Người đối với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng

và tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam:

- 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng (Sài Gòn, nay là Thành phố Hồ Chí Minh) quyết định sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới Người lấy tên mới là Văn Ba, làm phụ bếp cho tàu vận tải Latusơ Tơrêvin sang Pháp, cập bến cảng

Mácxây ngày 6/7/1911

- 1912, Người tiếp tục làm thuê cho một tàu khác để từ Pháp đi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Tuynidi, Angiêri, … Cuối 1912, Người đi Mĩ Cuối 1913, Người từ Mĩ trở về Anh, sau đó Người sang Pháp

=> Sau những năm bôn ba qua nhiều nước tư bản chủ nghĩa và thuộc địa, Người nhận rõ giai cấp công nhân và nhân dân các nước đều là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù

- 11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã có ảnh hưởng quyết định đến

xu hướng hoạt động của Người

- 6/1919, Nguyễn Ai Quốc gửi tới hội nghị Vecxai bản yêu sách đòi Pháp phải thừa nhận các quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam Tuy không được chấp nhận nhưng đã

có một tiếng vang lớn

- 7/1920, Người đọc bản Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa Từ

đó, Người tin theo Lênin và đứng về Quốc tế III

- 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tua, Người tán thành Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên

=> Như vậy, sau nhiều năm bôn ba hải ngoại, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác – Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản

- 1921, Người tham gia sáng lập “Hội liên hiệp thuộc địa” ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc

- 1922, Người xuất bản tờ báo “Người cùng khổ” để vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh tự giải phóng Sau đó, Người còn tham gia viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, … đặc biệt là viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”

- 6/1923, Người sang Liên Xô dự Hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào Ban chấp hành Người vừa làm việc ở QTCS vừa tham gia viết bài cho báo Sự thật, tạp chí Thư tín quốc tế

- 1924, tại Đại hội QTCS lần thứ V, Người trình bày lập trường, quan điểm của mình

về vị trí, chiến lược của cách mạng thuộc địa, về mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân thuộc địa

=> Như vậy, trong thời gian này, Người dốc sức truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta

- 11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam ở đây

- 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, nòng cốt là Cộng sản đoàn và cơ quan ngôn luận là tờ báo Thanh niên

- 1926 – 1929, các tổ chức cơ sở của Hội VNCMTN được xây dựng rộng khắp trong cả nước

- 1928, Hội VNCMTN chủ trương phong trào “vô sản hóa” đã góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước,

Trang 4

thúc đẩy sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

=> Tóm lại, những hoạt động trên của Người đã có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập chính đảng của giai cấp

vô sản ở Việt Nam

4- Những nét chính về quá trình hình thành ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, ý nghĩa:

- Bối cảnh lịch sử:

+ Thế giới:

• Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V (1924) ra những nghị quyết quan trọng về phong trào cách mạng các nước thuộc địa

• Cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và sự thất bại của Công xã Quảng Châu (1927) cung cấp những bài học kinh nghiệm về tính hai mặt của giai cấp tư sản và vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong cách mạng thuộc địa

+ Trong nước: Từ 1928 – 1929, phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ trên quy mô rộng lớn, giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập Trước tình hình đó, Hội VNCMTN không còn đủ sức lãnh đạo nữa, cần phải thành lập một Đảng Cộng sản để tổ chức và lãnh đạo cách mạng đấu tranh giành lấy độc lập và tự do

- Quá trình hình thành:

+ 5/1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội VNCMTN họp tại Hương Cảng (Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc Kì đưa ra đề nghị thành lập Đảng Cộng sản nhưng không được chấp nhận, bèn rút khỏi hội nghị về nước, kêu gọi các tầng lớp nhân dân cách mạng nước ta ủng hộ chủ trương thành lập Đảng Cộng sản Đến 17/6/1929, Đông Dương cộng sản đảng được thành lập

+ 7/1929, các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội VNCMTN ở Trung Quốc và ở Nam

Kì cũng đã thành lập An Nam cộng sản đảng

+ 9/1929, các hội viên tiên tiến của Tân Việt cách mạng đảng cũng tách ra thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Ba tổ chức cộng sản liên tiếp ra đời là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam

+ Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam

+ Là bước trực tiếp chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

* Một số câu hỏi và gợi ý trả lời:

1- Nguyên nhân và mục đích của cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam? Cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm cho nền kinh

tế – xã hội Việt Nam biến động như thế nào?

=> Gợi ý trả lời: Trình bày sự chuyển biến về kinh tế – xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

2- Tình hình phân hóa xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào? Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh?

=> Gợi ý trả lời: Trình bày sự chuyển biến về xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

3- Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam ra sao?

=> Gợi ý trả lời: Trình bày sự ảnh hưởng của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất tới cách mạng Việt Nam

4- Tại sao lại nói Nguyễn Ai Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam?

=> Gợi ý trả lời: Trình bày vai trò của Nguyễn Ai Quốc đối với việc chuẩn bị về chính

Trang 5

trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam.

5- Những nét chính về quá trình hình thành ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, ý nghĩa lịch sử?

=> Gợi ý trả lời: Trình bày bối cảnh lịch sử, quá trình hình thành và ý nghĩa lịch sử của sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam

Tiếp theo là giai đoạn 1930 - 1945:

CUỘC CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM (1930 – 1945)

1- Sự thống nhất ba tổ chức thành Đảng Cộng sản Việt Nam Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt Luận cương 10/1930, ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

a- Sự thống nhất ba tổ chức thành Đảng Cộng sản Việt Nam:

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Cuối 1929, phong trào công nhân cùng với phong trào yêu nước phát triển mạnh

mẽ khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng tiên phong

+ Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, ảnh hưởng không tốt đến phong trào cách mạng Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước

+ Từ 3 – 7/2/1930, hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản họp tại Cửu Long

(Hương Cảng, Trung Quốc) do Nguyễn Ai Quốc chủ trì

- Nội dung:

+ Hội nghị nhất trí tán thành thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và Lời kêu gọi

do Nguyễn Ai Quốc dự thảo

- Ý nghĩa:

+ Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng

+ Thông qua được đường lối cho cách mạng Việt Nam (tuy còn sơ lược)

b- Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt:

- Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản (từ 3 – 7/2/1930) đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ai Quốc dự thảo Những văn kiện này gọi chung là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng

- Cương lĩnh đầu tiên của Đảng vạch rõ:

+ Tính chất: Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền (sau gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) và cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Nhiệm vụ: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và giai cấp tư sản phản cách mạng; làm cho nước Việt Nam được độc lập Trong các nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến thì nổi bật lên là nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai phản động, giành độc lập tự do cho toàn thể dân tộc

+ Lực lượng: công nhân, nông dân, đồng thời lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông

+ Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam

+ Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới

=> Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ai Quốc soạn thảo là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo

c- Luận cương 10/1930:

- 10/1930, hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương lâm thời của Đảng họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, cử Trần Phú làm Tổng bí thư, thông qua Luận cương

Trang 6

chính trị do Trần Phú khởi thảo.

- Luận cương chính trị khẳng định:

+ Tính chất: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau là cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Nhiệm vụ: Đánh đổ phong kiến, đế quốc Pháp; làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập

+ Lực lượng: công nhân, nông dân

+ Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương là điều kiện cốt yếu cho

sự thắng lợi của cách mạng Đông Dương

+ Phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa

=> Luận cương chính trị đã xác định được nhiều vấn đề chiến lược cách mạng nhưng cũng có những hạn chế nhất định: không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu, nặng

về đấu tranh giai cấp; đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, một bộ phận giai cấp địa chủ; đã bộc lộ nhược điểm mang tính chất “tả khuynh” giáo điều Những nhược điểm trên phải trải qua thực tiễn đấu tranh mới dần dần được khắc phục

d- Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam

- Là bước ngoặt vĩ đại của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam Đối với giai cấp công nhân, Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng

- Chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo trong phong trào cách mạng Việt Nam Từ đây, cách mạng Việt Nam thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản

- Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khắng khít của cách mạng thế giới

- Là một sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của dân tộc Việt Nam

2- Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ – Tĩnh:

a- Nguyên nhân:

- Ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) làm cho nền kinh

tế nước ta tiêu điều xơ xác, đời sống của nhân dân lao động hết sức cơ cực

- Chính sách đàn áp khủng bố của đế quốc Pháp càng làm cho nhân dân ta thêm căm thù và quyết tâm đấu tranh

- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đã kịp thời lãnh đạo cuộc đấu tranh quyết liệt chống đế quốc và phong kiến

b- Diễn biến:

- Mở đầu là cuộc bãi công của 3.000 công nhân Phú Riềng (2/1930), tiếp đến là cuộc bãi công của công nhân Nam Định, Bến Thủy, Hải Phòng, …

- Phong trào đấu tranh của nông dân cũng diễn ra ở Hà Nam, Thái Bình, … đã xuất hiện truyền đơn, cờ đỏ búa liềm

- Phong trào nổ ra mạnh mẽ nhất là ở Nghệ – Tĩnh, nơi có truyền thống đấu tranh cách mạng

- 1/5/1930, nhân ngày Quốc tế lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ

An, công nhân Bến Thủy đã biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm,

- 1/8/1930, nhân ngày quốc tế chống chiến tranh, công nhân Vinh – Bến Thủy đã tổ chức cuộc tổng bãi công đánh dấu “một thời kì mới, thời kì đấu tranh kịch liệt đã đến”

- Phong trào đấu tranh của nông dân cũng diễn ra quyết liệt ở Nam Đàn, Thanh Chương, … dưới hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ

- 12/9/1930, cuộc biểu tình của 2 vạn người nổ ra ở Hưng Nguyên (Nghệ An) để phản đối chính sách khủng bố của bọn thực dân và tay sai

Trang 7

- Trước khí thế đấu tranh của quần chúng, bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến nhiều nơi bị tan rã, các tổ chức Đảng ở địa phương đã lãnh đạo quần chúng thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lí lấy đời sống của mình => Chính quyền Xô viết Nghệ – Tĩnh ra đời

- Các chính sách của Xô viết Nghệ - Tĩnh:

+ Chính trị: Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, thực hiện các quyền tự do dân chủ

+ Kinh tế: Bãi bỏ các thứ thuế, giảm tô, xóa nợ, chia ruộng đất cho nông dân

+ Xã hội: Học chữ Quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục Tổ chức các hội quần chúng như nông hội, công hội, hội phụ nữ giải phóng, hội học sinh, …

+ Quân sự: Mỗi làng đều tổ chức các đội tự vệ vũ trang

=> Xô viết Nghệ – Tĩnh tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt Đó là một chính quyền của dân, do dân và vì dân

c- Ý nghĩa lịch sử:

- Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ – Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta, đã giáng một đòn quyết liệt vào bè

lũ đế quốc và phong kiến tay sai

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân và nông dân đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng lật đổ nền thống trị của đế quốc và phong kiến để xây dựng một cuộc sống mới

- Đây là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám sau này

3- Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939:

a- Nguyên nhân:

- Tình hình thế giới:

+ Sau khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật đã trở thành mối nguy cơ lớn đe dọa hòa bình an ninh thế giới

+ Tháng 7/1935, Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh

+ 1936, Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền và ban bố những chính sách tự do dân chủ, áp dụng phần nào cho các nước thuộc địa

- Tình hình trong nước:

+ Hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với các tầng lớp nhân dân

+ Chính sách bóc lột, vơ vét và khủng bố, đàn áp của đế quốc và phong kiến tay sai đối với phong trào cách mạng

+ Căn cứ vào tình hình trên và tiếp thu đường lối của Quốc tế cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời đưa ra nhận định:

• Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động Pháp và tay sai

• Nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình

• Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương, nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ để đấu tranh

• Hình thức đấu tranh: hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai b- Diễn biến:

- Tháng 8/1936, phong trào Đông Dương đại hội thu thập “dân nguyện”, đưa yêu sách đòi chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp phải trả tự do cho tù chính trị, thi hành luật lao động ngày làm 8 giờ, đảm bảo số ngày nghỉ có lương,

- Đầu 1937, nhân dịp đón phái viên chính phủ Pháp và toàn quyền mới xứ Đông Dương, quần chúng đưa “dân nguyện” đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống, …

- Phong trào đấu tranh của quần chúng nổ ra mạnh mẽ ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, … Đặc biệt là cuộc tổng bãi công của công nhân Hòn Gai (11/1936), Trường Thi (7/1937)

Trang 8

- 1/5/1938, tại quảng trường Đấu Xảo – Hà Nội, cuộc mít tinh của 2,5 vạn người đòi thi hành triệt để luật lao động, đòi giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc,

- Phong trào đấu tranh báo chí, nghị trường cũng được sử dụng rộng rãi

c- Ý nghĩa lịch sử:

- Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là một cao trào cách mạng dân tộc, dân chủ rộng lớn

- Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong nhân dân, tổ chức của Đảng được củng cố và phát triển

- Cao trào dân chủ 1936 – 1939 là cuộc tổng diễn tập thứ hai chuẩn bị cho CMT8 4- Tình hình Đông Dương dưới ách thống trị của Nhật – Pháp Hội nghị lần thứ 6 (tháng 11/1939), lần thứ 8 (5/1941); nét chính về sự hoạt động của Việt Minh từ tháng 5/1941 đến tháng 3/1945:

a- Tình hình Đông Dương dưới ách thống trị của Nhật – Pháp:

- Sau khi Pháp đầu hàng Nhật ở Lạng Sơn (9/1940), Pháp và Nhật từng bước câu kết với nhau để ra sức bóc lột thậm tệ nhân dân Đông Dương

- Về kinh tế:

+ Thủ đoạn của Nhật:

• Tăng cường đầu tư các ngành công thương nghiệp

• Buộc Pháp phải cung cấp nguyên liệu

• Bắt nhân dân ta phá lúa và hoa màu để trồng đay

+ Thủ đoạn của Pháp:

• Thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”

• Tăng thuế lên gấp 3 lần

• Thu mua cưỡng bách thực phẩm với giá rẻ mạt, nhất là lúa, gạo

- Về chính trị:

+ Thủ đoạn của Nhật:

• Lôi kéo các phần tử thân Nhật lập các Đảng phái và Chính phủ bù nhìn tay sai

• Lừa bịp, tuyên truyền về văn hoá và sức mạnh “vô địch của Nhật”

+ Thủ đoạn của Pháp: Thi hành chính sách hai mặt:

• Đàn áp, khủng bố cách mạng

• Mua chuộc, lôi kéo trí thức và thanh niên

=> Dưới hai tầng áp bức, bóc lột của Nhật – Pháp, đời sống của mọi tầng lớp nhân dân Đông Dương (nông dân, công nhân, tiểu tư sản) vô cùng điêu đứng, bấp bênh b- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939):

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Thế giới: 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ

• Ở châu Au, phát xít Đức đánh chiếm Pháp, bọn phản động Pháp đầu hàng và làm tay sai cho chúng

• Ở Viễn Đông, phát xít Nhật xâm lược Trung Quốc và tiến sát biên giới Việt – Trung + Trong nước:

• Pháp thoả hiệp với Nhật tăng cường đàn áp và bóc lột nhân dân ta

• Trước tình hình mới, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939) họp tại Bà Điểm, Hóc Môn

- Nội dung:

+ Xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa đế quốc pháp xít

+ Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu

+ Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thay bằng khẩu hiệu chống địa tô cao, chống cho vay nặng lãi, …

+ Thay khẩu hiệu thành lập chính quyền Xô viết công nông bằng khẩu hiệu “Chính phủ cộng hoà dân chủ”

+ Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc, chỉa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu trước

Trang 9

mắt là đế quốc phát xít.

- Ý nghĩa:

+ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939) đã đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đúng đắn, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất để đấu tranh chống kẻ thù chung

+ Sự chuyển hướng này đã mở ra thời kì đấu tranh mới, mở đường đi tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945

c- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941):

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Thế giới:

• Phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô

• Nhật chuẩn bị chiến tranh Thái Bình Dương

+ Trong nước:

• Đời sống nhân dân dưới hai tầng áp bức Nhật – Pháp vô cùng cực khổ, điêu đứng

• Trước tình hình trên, Nguyễn Ai Quốc về nước và triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (từ 10 – 19/5/1941) tại Pắc Bó (Cao Bằng)

- Nội dung:

+ Nhận định kẻ thù chính trước mắt là đế quốc phát xít Pháp – Nhật

+ Nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc

+ Tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, thực hiện “người cày có ruộng”

+ Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là hội cứu quốc

- Ý nghĩa:

+ Hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược và sách lược cách mạng đã đề ra từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939)

+ Có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn Đảng, toàn dân ta tích cực chuẩn

bị tiến tới Cách mạng tháng Tám

d- Nét chính về sự hoạt động của Việt Minh từ tháng 5/1941 đến tháng 3/1945:

- 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh ra đời, chú trọng công tác xây dựng lực lượng cách mạng chuẩn bị khởi nghĩa khi thời cơ đến

- Xây dựng lực lượng chính trị:

+ 1942, khắp 9 châu của Cao Bằng đều có hội cứu quốc, trong đó có 3 châu “hoàn toàn” Uỷ ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Uỷ ban Việt Minh lâm thời tỉnh Cao – Bắc Lạng được thành lập

+ 1943, có 19 ban xung phong “Nam tiến” được lập ra, phát triển lực lượng cách mạng xuống các tỉnh miền xuôi

+ 1943, Đảng đưa ra bản Đề cương văn hoá Việt Nam

+ 1944, thành lập Hội văn hoá cứu quốc Việt Nam và Đảng dân chủ Việt Nam đứng trong Mặt trận Việt Minh

+ Báo chí của Đảng và Mặt trận Việt Minh phát triển rất phong phú

- Xây dựng lực lượng vũ trang:

+ Cuối 1940, từ bộ phận nòng cốt ban đầu là đội du kích Bắc Sơn phát triển thành đội Cứu quốc quân

+ 7/5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa

+ 22/12/1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, sau đó đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng) khiến địch hoang mang lo sợ

+ 15/5/1945, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội Cứu quốc quân hợp nhất thành Việt Nam giải phóng quân

=> Như vậy, bên cạnh lực lượng chính trị đang phát triển mạnh, lực lượng vũ trang cũng ra đời và trưởng thành nhanh chóng để làm chỗ dựa cho cách mạng Những

Trang 10

hoạt động của Việt Minh nhằm xây dựng các lực lượng cách mạng để chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang

5- Cách mạng tháng Tám: Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ý nghĩa lịch sử của nó: a- Cách mạng tháng Tám: Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm

- Nguyên nhân:

+ Chủ quan: Lực lượng cách mạng đã được chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng nổi dậy + Khách quan: Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc

• 5/1945, phát xít Đức đầu hàng

• 8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương hoang mang lo sợ

- Diễn biến:

+ Từ 13 – 15/8/1945, hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào; thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc và ra Quân lệnh số 1 + 16/8/1945, Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào nhất trí tán thành quyết định tổng khởi nghĩa; thông qua 10 chính sách của Việt Minh; lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ lâm thời sau này) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu

+ Chiều 16/8/1945, một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong

cả nước

+ Giành chính quyền ở thủ đô Hà Nội:

• 15/8/1945, lệnh tổng khởi nghĩa về tới Hà Nội

• 16/8, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi

• 17/8, biến cuộc mít tinh thân Nhật thành cuộc mít tinh ủng hộ Việt Minh, sau đó biến nó thành một cuộc biểu tình tuần hành hô hào khởi nghĩa

• 19/8, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội

+ Giành chính quyền trong toàn quốc:

• Từ 14 – 18/8/945, nhiều xã, huyện ở các tỉnh đều nổi dậy giành chính quyền Có 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam (18/8/1945)

• 23/8, giành chính quyền ở Huế

• 25/8, giành chính quyền ở Sài Gòn

=> Như vậy, chỉ trong vòng 15 ngày (14 – 28/8/1945), cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công hoàn toàn

+ 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Đối với dân tộc:

• Là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam

• Phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật và lật nhào ngai vàng phong kiến tồn tại ngót ngàn năm

• Đưa nước ta trở thành một quốc gia độc lập, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người làm chủ nước nhà

• Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

+ Đối với quốc tế:

• Là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân

• Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới

- Những bài học kinh nghiệm:

+ Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp đúng đắn, sáng

Ngày đăng: 29/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w