1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bo hoc

14 140 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

“Tuổi thơ em mơ được đến trường, tuổi thơ em mơ một mái nhà . Em nào có tội gì đâu?!”. Lời bài hát cứ vang lên, day dứt trong lòng những người làm mẹ, làm cha, những nhà quản lý về các mảnh đời bất hạnh của trẻ thơ. Và càng day dứt hơn, khi vừa qua, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã công bố số liệu học sinh bỏ học năm 2007. Theo đó, hết năm 2007, cả nước có gần 64.000 học sinh THCS và hơn 50.000 học sinh THPT bỏ lớp. Theo phân tích của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên nhân dẫn đến việc học sinh bỏ học là do một vài năm trở lại đây, kỷ cương dạy và học được siết chặt, đặc biệt là việc thi cử nghiêm túc hơn nên học sinh có học lực yếu sợ, bỏ học. Tình trạng hạn hán, bão lũ, rét đậm kéo dài tại một số địa phương . cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bỏ học tăng cao. Đó là đánh giá của Bộ chủ quản, xét trên phương diện ngành về nguyên nhân dẫn đến việc bỏ học. Song, trên bình diện vĩ mô, với góc nhìn đa chiều và sâu xa hơn, có thể khẳng định đánh giá của Bộ Giáo dục - Đào tạo và thực tế của việc học sinh bỏ học chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”. Học sinh bỏ học nhiều còn xuất phát từ lý do kinh tế. Và câu chuyện học sinh bỏ học nhiều đang đặt ra một vấn đề lớn hơn, mang tầm chiến lược, cần được Chính phủ nhìn nhận một cách nghiêm túc: Đời sống của đại bộ phận nhân dân nói chung, nông dân nói riêng hiện nay thế nào; các chính sách vĩ mô về giáo dục ra sao; vai trò của chính quyền địa phương ở đâu . mà số lượng học sinh bỏ học nhiều đến vậy? Người nông dân “một nắng hai sương” trên đồng ruộng luôn ước mơ “dù đời mình khổ, cũng phải ráng làm để cho con cái học hành, sau này có cái nghề”. Vì vậy, nói siết chặt kỷ cương trong thi cử dẫn đến việc học sinh bỏ học là chưa chuẩn xác. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận thực tế, dù kinh tế liên tục tăng trưởng nhưng khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp đang dần nới rộng ra. Trong thời kinh tế thị trường, toàn cầu hóa về kinh tế, đặc biệt là cơn “bão giá” đang hoành hành, nông dân và người nghèo thành thị là những giai tầng hứng chịu nhiều thiệt thòi, rủi ro nhất. Với nông dân, năm được mùa, thiên tai không đe dọa, thị trường bình ổn thì còn có đồng ra, đồng vào. Còn năm mất mùa, bị thiên tai, rớt giá . coi như mất trắng. Nhiều nông dân bị thu hồi đất làm công nghiệp trở nên thất nghiệp. Sản xuất nông nghiệp không được bảo hiểm. Đã vậy, muốn có điện, có đường, có trường học, có trạm y tế lại phải cùng đóng góp với Nhà nước. Thậm chí, nông dân còn phải “gánh” hàng chục khoản phí và lệ phí do địa phương tự đặt ra, dù thuế nông nghiệp đã được bãi bỏ. Thu nhập không tăng trong khi mọi khoản chi phí đều tăng, trong đó có cả học phí, đối với nông dân, để sống được trên mảnh đất “chôn nhau cắt rốn” của mình đã khó huống chi là việc đầu tư cho con học! Có thể nói, chung qui lại học sinh bỏ học có lẽ cũng vì chuyện cơm áo- gạo tiền. Đó cũng là tiếng chuông cảnh báo về thực trạng một bộ phận nông dân đang ngày càng nghèo đi và cũng là vấn đề mà Chính phủ cần phải xem xét. Đ. vậy mọi người cho kid hỏi nha, đi học để làm gì? Ngoại trừ chuyện biết đọc biết viết ra, ngoài trừ chuyện những người thiên tài luôn phát hiện ra loại bệnh rồi lại có người thiên tài khác chữa được cái bệnh, phát triển máy móc thì một con người bình thường học làm gì? Ví dụ như kid (để mọi người khỏi offense là lấy ví dụ của ai rồi lại nói là đứa này cho đứa khác kô được thông minh kô tài giỏi). Kid có limit không phải học cái gì cũng dzô, cũng không có nhiều ý chí, cũng kô biết mình học làm gì vì bây giờ nhiều người học ra cũng kô có việc làm, uổng khoảng 20000 ngàn trở lên để đi học rồi cuối cùng kô có việc làm, ngồi nhà chơi xơi nước để làm gì? Muốn được có kiến thức thì có thiếu gì cách ngoài chuyện đến lớp. Đọc một quyển sách cũng có nhiều kiến thức, thấy kô đủ thì đọc quyển thứ hai, tuỳ theo trình độ mình muốn học bao nhiêu muốn hiểu bao nhiêu, muốn biết bao nhiêu. Theo Kid đi học hay không thì không quan trọng, cái quan trọng là nên biết mình biết ta. Biết cái mình có thể làm, biết cái mình không thể làm. Ai cũng đi học hết thì mai mốt một người kỹ sư cũng sẽ đi làm courtesy clerk and blah blah blah. Còn nếu học để có cái bằng để khoe với người này người kia, để mọi người biết rằng mình cũng có bằng thì .học xong rồi sẽ làm gì? Kid cũng có quen một số người học không có đến đâu đâu yakw, Kid cũng không nghĩ rằng họ tốt nghiệp trung học, nói giàu thì không giàu, nhưng đủ để nuôi gia đình con cái mình có một điều kiện hoc tập tốt. Con cái lớn kô đua đòi gì nhiều. Tuy nhiên có một số người không học thì cũng đi làm nhiều việc khác có ích trong xã hội. Nếu lấy kiến thức ra mà nói là đi học thì sẽ mất kiến thức không hiểu biết là NGU thì kid không đồng ý. Ngu về cái gì? Ngu về sinh học? ngu về vật lý? hay ngu về cái gì mình không được học không được hiểu biết? Mấy bạn biết khi nói chữ NGU nó có nghĩa là gì kô? nó nói về một người toàn diện không có trí thông minh và tài suy đoán bằng bạn. Nhưng bạn có chắc điều đó là đúng không? Nhiều người không đi học, không được đi học nhưng vẫn có một trí thông minh của người đó. Họ có tài riêng của họ. Sao không hướng họ tới cái gì đó họ sẽ làm tốt hơn mà lại chửi rằng NGU? Đi học không có nghĩa là mình ko NGU. Nói thiệt nha, nếu nói học hết lớp 9 lớp 12 thì sẽ có kiến thức cơ bản thì thử hỏi sẽ có kiến thức cơ bản về cái gì? trong trường hợp của kid .nói thiệt ra thì sử Việt Nam thì không biết, địa lý của Việt Nam thì không rành, nói về con người Việt Nam thì lại mù. Vậy trường lớp dạy cho bạn cái gì? biết làm toán, biết viết văn (viết tập làm văn, vậy chủ đề mà bạn viết là gì ngoài phân tích những bài thơ, những bài văn trong lớp đã giảng, ca ngợi lòng yêu nước, yêu đồng bào .yêu nhân dân .trong khi sau khi ra đời mấy ai nhớ tới những cái đã học trên ghế nhà trường? ) còn nếu nói học dây cho con thì ok hay nói tóm lại ý của mọi người là học để làm giàu? Bộ GD-ĐT lực bất tòng tâm? Số học sinh bỏ học thực tế bao nhiêu hiện chưa có số thống kê chính xác khi Bộ GD-ĐT không đủ sức để đi gom tất cả số liệu ngoài việc trông đợi từ báo cáo của các Sở GD- ĐT gửi về và những báo cáo này không phải lúc nào cũng "chuẩn" Đó là những điều còn đọng lại sau "hơi nóng" về tình hình học sinh bỏ học hiện nay được đưa ra bàn thảo trong cuộc họp giao ban giữa các cơ quan trong Bộ GD- ĐTtổ chức vào hôm qua 9/4. Được biết, ngay trong tuần tới, một cuộc họp báo về vấn đề này cũng sẽ được Bộ tổ chức. Sở khiếu nại Bộ! Về việc thống kê số liệu học sinh (HS) bỏ học, ngày 14/11/2007, Bộ GD- ĐT có công văn yêu cầu các Sở GD- ĐT phải thực hiện rà soát tình hình HS bỏ học trong học kỳ I và báo cáo về Bộ trước ngày 30/11/2007. Thời gian thực thi quá ngắn ngủi, cộng với phương pháp thực hiện chưa thống nhất nên hiện đã có tới 3 Sở . khiếu nại Bộ về việc con số HS bỏ học ở địa phương họ được Bộ công bố khác với con số thực tế của địa phương họ! Lý giải về nguyên nhân dẫn đến sự khiếu nại này, lãnh đạo Vụ THPT Lê Quán Tần cho hay, văn bản báo cáo là của lãnh đạo Sở GD-ĐT ký, nhưng việc thống kê được giao cho bộ phận chuyên môn nhưng nhiều khi bộ phận này không nắm chắc nghiệp vụ nên đã thống kê sai! Cùng đó, có nơi báo cáo số liệu HS bỏ học học kỳ I, có nơi báo cáo số liệu HS bỏ học hai học kỳ, rồi số liệu HS bỏ học qua hè, rồi các Sở căn cứ vào các mốc thời gian khác nhau để báo cáo nên giữa báo cáo với thực tế lại không giống nhau . Để khắc phục tình trạng này, ngay trong thời gian tới, Vụ THPT sẽ có hướng dẫn cụ thể cho việc thống kê HS bỏ học. Việc thống kê có thể chia làm 3 mốc rõ ràng: số lượng HS bỏ học trong học kỳ 1, số lượng HS bỏ học trong học kỳ 2, số lượng HS bỏ học qua hè. Số HS bỏ học của năm đó sẽ là số tổng của 3 con số này. Tính từ đầu tháng 4 năm nay, lãnh đạo Bộ GD- ĐT đã liên tục thực hiện các cuộc vi hành lớn nhỏ đi thị sát thực tế tình trạng HS bỏ học như đích thân Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đi thị sát tại Trà Vinh, Thứ trưởng Bành Tiến Long, Trần Văn Nhung đi Hòa Bình và một số tỉnh miền núi phía Bắc . Tuy nhiên, rõ ràng lãnh đạo Bộ không thể làm xuể công việc này. Đồng thời, theo phân cấp thì quá trình giám sát giám sát thuộc về lãnh đạo địa phương, Bộ chỉ có thể kiểm tra xác suất một số tỉnh, thành. Bài học niềm tin "Chính báo cáo họ gửi đến nhưng cũng chính họ lại phủ định con số mà họ thực hiện", Vụ trưởng Vụ THPT Lê Quán Tần than thở về những bản báo cáo của các Sở! Cũng theo ông Tần thì tất nhiên, người báo cáo sai sự thực là người phải chịu trách nhiệm. Đến thời điểm nay, lãnh đạo Bộ cũng thừa nhận các con số thống kê mà Bộ vừa công bố là "có vấn đề". Trong câu chuyện "dài kỳ" này, có thể nói, trong "trích đoạn"công bố các con số không chuẩn xác, Bộ không có lỗi vì lẽ, dù rất muốn, Bộ cũng không thể nào có được con số chính xác nếu không dựa vào các Sở và không tin vào các Sở. Nhưng, niềm tin của Bộ có lẽ đã phải trả giá quá đắt. Ngay khi công bố các con số học sinh bỏ học, lãnh đạo Bộ đã kết luận ngay không chút băn khoăn: Cuộc vận động "Hai không" đã bước đầu làm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học trong cả nước! Và giờ đây, số liệu HS bỏ học thực tế có giảm thật hay không lại cũng chính là điều mà lãnh đạo Bộ phải hoài nghi. Mai Minh Dantri.com Trống vắng lớp học miền núi Từ sau tết đến nay, nhiều lớp học của huyện Sơn Tây rơi vào tình trạng trống vắng như thế này. Trong ảnh: Một giờ học ở lớp 7B Trường THCS Sơn Tân (ảnh chụp ngày 21-3) TT - Đây là phóng sự ảnh về tình trạng học sinh bỏ học ở huyện Sơn Hà và huyện Sơn Tây - hai "điểm nóng" của tỉnh Quảng Ngãi. Sau kỳ nghỉ tết, ở hai huyện miền núi này có tới trên 2.400 học sinh không trở lại lớp. Nguyên nhân nghỉ học chủ yếu vẫn là đời sống khó khăn nên nhiều gia đình không muốn cho con tiếp tục đi học. Trong suốt một tháng qua, các thầy cô giáo ở cả huyện Sơn Hà lẫn huyện Sơn Tây đã kết hợp đoàn thể và chính quyền địa phương băng rừng, vượt núi đi vận động các em tới trường nhưng số học sinh trở lại vẫn không nhiều. Chỉ riêng huyện Sơn Hà đã có 400 học sinh nghỉ học hẳn, hàng trăm học sinh trở lại trường nhưng cũng thuộc dạng "vài bữa học, vài bữa nghỉ”. Ngành giáo dục hai huyện Sơn Hà và Sơn Tây đang đối mặt với nỗi lo lớn: lớp học thưa dần. Đây là những học sinh Trường tiểu học Sơn Thượng (Sơn Hà) thường xuyên bỏ học để ở nhà giữ em cho cha mẹ (ảnh chụp ngày 21-3) Cuộc sống khó khăn, không ít học sinh bỏ học để ở nhà phụ giúp gia đình. Trong ảnh: Em Đinh Thị Hoa, học lớp 2B Trường tiểu học Sơn Thượng (huyện Sơn Hà), chỉ đi học kiểu “giã gạo” (bữa học bữa nghỉ), đang trên đường lên rẫy (ảnh chụp ngày 21-3) Trước tình trạng học sinh bỏ học quá nhiều, giáo viên của các trường hai huyện Sơn Hà và Sơn Tây đã phải đến tận nhà, lên tận rẫy để vận động học sinh đến lớp. Trong ảnh: Thầy Huỳnh Văn Tín - hiệu trưởng Trường THCS Sơn Thượng (Sơn Hà) - lên rẫy để vận động em Đinh Thị Tư (học sinh lớp 8) trở lại trường (ảnh chụp ngày 21-3) Không chỉ học sinh tiểu học và THCS, ngay cả học sinh THPT cũng bỏ học để mưu sinh. Trong ảnh: Em Huỳnh Công Vũ - học sinh lớp 10A5 Trường THPT Sơn Hà - cùng cha khiêng thùng suốt lên rẫy thu hoạch lúa. Em cho biết phải vừa đi học, vừa đi làm thêm để phụ giúp cha mẹ. Em còn nói lớp có 42 bạn nhưng 10 bạn đã bỏ học để vô Nam kiếm sống (ảnh chụp ngày 31-3) “Nhà nghèo nên em phải nghỉ học”, đó là lời giải thích của em Đinh Thị Thương - học sinh lớp 3B Trường tiểu học Di Lăng (Sơn Hà). Em Thương cho biết đã nghỉ học hơn một tháng nay, ở nhà đi thả bò, hái rau. Trong ảnh: Em Thương đang rửa rau tại suối Tà Mang trong trời mưa dông tầm tã (ảnh chụp ngày 31-3) Những cố gắng của thầy cô cũng không làm lớp học đầy hơn. Trong ảnh: Lớp 7A Trường THCS Sơn Bao (Sơn Hà) vẫn . trống vắng, lớp này sĩ số 37 học sinh nhưng đã có tới 16 học sinh bỏ học (ảnh chụp ngày 31-3) Phóng sự ảnh của MINH THU Ý kiến bạn đọc: TTO - Tôi là giáo viên dạy tại một trường thuộc Huyện Tân phú - Tỉnh Đồng Nai. Sau 8 năm với nghề nhà giáo, tôi thấy một thực trạng cần phải được giải quyết: học sinh nông thôn hiện nay không cảm thấy sự thu hút nào nơi nhà trường. Phần lớn các trường, trong đó có trường tôi đang giảng dạy chỉ chú trọng đến những hình thức tổ chức và những con số báo cáo mà quên đi nhu cầu và nguyện vọng của các em. Đồng ý là các em đến trường để học, nhưng tuổi thơ cần được kích thích học tập theo cách tích cực. Trong khi đó, các trường đã không dùng kinh phí được cấp để tạo ra sân chơi nhằm tạo sự thu hút cho trẻ em đến trường. Trong phần lớn các cuộc họp, BGH chủ yếu bàn nào là việc thi đua của GV, nào là cố gắng để đạt trường chuẩn quốc gia, nào là thanh tra kiểm tra; nhưng chẳng bao giờ thấy bàn làm thế nào để học sinh học tốt hơn hay làm thế nào để học sinh phấn khởi hơn khi đến lớp. Tôi thật buồn khi thấy học sinh ngày càng có ác cảm với trường lớp, và đặc biệt ngày càng sa sút về đạo đức khi chúng không được giáo dục đến nơi đến chốn. VU NGOC HOAN TT - Học tập là con đường tốt nhất để thoát nghèo và vươn lên, nhưng không phải trẻ em nào cũng có khả năng vào vai Trần Minh khố chuối . Bốn đứa trẻ chưa thành niên chạy trốn khỏi một khu khai thác vàng. Từ đó, người ta biết được sự thật về một số lao động trẻ em bị bóc lột tàn tệ, thậm chí bị lạm dụng tình dục ở chốn địa ngục trần gian này. Dư luận được đánh động, nhà chức trách vào cuộc, cuối cùng cả bốn em được tạo điều kiện trở về với gia đình, còn chủ mỏ bị xem xét truy cứu trách nhiệm; các chủ mỏ quanh đó hoảng hốt, buông tha hàng loạt em nhỏ khác cũng đang lao động dưới sự cai quản của họ. Khởi đầu đáng buồn, sự việc về sau có vẻ đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Tuy nhiên, người ta phải tự hỏi: liệu rồi những đứa trẻ ấy, sau khi được giải cứu và được đưa về với người thân, sẽ tiếp tục cuộc sống như thế nào? Xuất thân từ những gia đình rất nghèo và đều đã bỏ học, các em đi vào các khu mỏ ấy trong nỗ lực tìm cách tháo gỡ bế tắc kinh tế cho cuộc sống bản thân, thậm chí của cả gia đình. Con đường làm phu, suy cho cùng, đã được vạch ra theo đúng logic nghiệt ngã chi phối diễn tiến của câu chuyện đời mà trong đó các em là nhân vật chính. Đó không phải là những trường hợp cá biệt. Các số liệu báo cáo chính thức của ngành giáo dục cho thấy trên cả nước mỗi năm có đến vài trăm ngàn học sinh bỏ học; hầu hết đều trở thành lao động phổ thông nhỏ tuổi. Trong lực lượng lao động phổ thông nhỏ tuổi còn có những em chưa bao giờ có dịp cắp sách đến trường. Tất nhiên, học tập là con đường tốt nhất để thoát nghèo và vươn lên. Nhưng không phải trẻ em nào cũng có khả năng vào vai Trần Minh khố chuối. Do đó, cần quan tâm đến việc dạy nghề. Xây dựng, mở rộng mạng lưới đào tạo nghề và giới thiệu việc làm miễn phí đến tận các vùng nông thôn xa, nghèo khó là biện pháp cần thiết. Ngoài ra cần tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của các thiết chế công cộng có chức năng bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong quan hệ lao động. Rõ hơn, cần thừa nhận khả năng can thiệp của các tổ chức này vào các quan hệ đó trong những trường hợp cần thiết, theo cách của người đại diện đương nhiên và chính thức cho các quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong giao tiếp pháp lý. Tương ứng với quyền hạn rộng rãi, các tổ chức này phải chịu trách nhiệm mỗi khi có trẻ em nào đó đặt dưới sự chăm sóc của mình trở thành nạn nhân của sự bóc lột, đọa đày, do rơi vào nanh vuốt của những kẻ tham lam và hung ác. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN Khắc phục tình trạng Học sinh bỏ học: Vận động đến làng xã Học ghép lớp 3 và 5 tại điểm Trường Chiêu Sải Phìn, Trường tiểu học Lản Thì Thàng, huyện Tam Đường (Lai Châu) của cô giáo Phạm Bích Nhung thường xuyên có 6-10 em bỏ học để đi làm nương cùng gia đình. Gia đình các em này làm nương xa, lại sống trên lán nương xa bản hàng tháng trời nên đi vận động các em rất khó khăn - Ảnh: Thông Thiện TT - Trước những lo âu của dư luận về vấn đề học sinh bỏ học hàng loạt ở một số địa phương gần đây, Bộ GD-ĐT đã tổ chức nhiều cuộc bàn thảo nhằm tìm ra giải pháp mạnh để khắc phục tình trạng này. Liên tục, lâu dài Trong cuộc hội thảo diễn ra chiều qua 18-3 tại Hà Nội do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển chủ trì, đại diện các hội, đoàn thể đã thể hiện sự sẵn sàng chia sẻ với Bộ GD-ĐT trong việc chống tình trạng học sinh bỏ học. Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đặt vấn đề: mở cuộc vận động HS trở lại trường đến tận từng làng xã. Muốn vậy cần phải nắm đối tượng, tìm hiểu nguyên nhân bỏ học ở từng HS và có hỗ trợ đúng chỗ, đúng cách. Việc này không phải làm trong một thời điểm mà liên tục, lâu dài. Bên cạnh đó, kêu gọi các lực lượng xã hội xây dựng quĩ, tổ chức các đợt hỗ trợ thiết thực cho HS nghèo. PGS Trần Xuân Nhĩ, phó chủ tịch Hội Khuyến học VN, cho rằng Hội Khuyến học VN sẵn sàng phối hợp với ngành giáo dục để giải quyết bức xúc về việc HS bỏ học. Hội Khuyến học có trên 6 triệu hội viên, nếu tung lực lượng này đến từng làng xã vận động, tổ chức hỗ trợ HS sẽ rất hiệu quả. Ông Nhĩ đưa ra một ví dụ điển hình ở xã Thanh Cao, Thanh Oai (Hà Tây). Nghề làm pháo ở xã phải giải nghệ, Thanh Cao có đến 10% HS bỏ học vì gia đình khó khăn. Nhưng với sự bắt tay chặt chẽ của nhà trường, Hội Khuyến học và chính quyền địa phương, sau năm năm tỉ lệ này chỉ còn 0,1%. "Chống lưu ban, bám sát đối tượng để dạy" là cách giảm tỉ lệ HS bỏ học ở Thanh Cao. Một năm học tổng kiểm tra bốn lần, phân loại HS không đạt yêu cầu, phân công giáo viên và các lực lượng xã hội tìm hiểu nguyên nhân, kèm HS để theo kịp chương trình. Theo PGS Trần Xuân Nhĩ, để làm được việc trên, không thể tách rời vai trò của các đoàn thể bên ngoài nhà trường. Đưa những HS không có điều kiện học tập tại trường vào các trung tâm học tập cộng đồng cũng là ý kiến được đề cập tại hội thảo. Hiện nay cả nước có gần 9.000 trung tâm học tập cộng đồng, nhưng các trung tâm vẫn mỗi nơi hoạt động một cách, có nơi trung tâm học tập cộng đồng mới chỉ có cái vỏ, chương trình hoạt động thế nào là việc các địa phương lúng túng chưa có hướng thực hiện. Mô hình học tập trên cần phải có một qui chế hoạt động chung, hướng đến việc hỗ trợ thanh thiếu niên học văn hóa, học nghề. Rà soát chương trình - SGK trong một tháng: quá gấp! Học sinh bị lưu ban, học sinh bỏ học chính là "đội quân trù bị” của các tệ nạn xã hội. Chúng ta kêu gọi chống ma túy, chống các tệ nạn xã hội khác, đó chỉ là giải quyết "phần ngọn", còn việc chống HS bỏ học mới là giải quyết phần gốc rễ PGS Trần Xuân Nhĩ (phó chủ tịch Hội Khuyến học VN) Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, việc rà soát chương trình - sách giáo khoa (SGK) đã được triển khai và kết quả rà soát sẽ được báo cáo tại hội nghị bàn về vấn đề này vào cuối tháng 4-2008. Việc tập hợp ý kiến đánh giá sẽ mở rộng trong cán bộ, giáo viên, các chuyên gia giáo dục và cả đại diện của Ủy ban Văn hóa - giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển giải thích mục đích của việc rà soát này: "Một bộ SGK chắc chắn không đảm bảo phù hợp với 100% HS ở tất cả vùng miền trên cả nước. Nhưng hiện VN chưa có điều kiện để làm nhiều bộ SGK, nên việc đánh giá lại sẽ điều chỉnh những bất hợp lý nếu có”. Mục đích đề ra thì lớn, nhưng theo ý kiến của PGS Trần Xuân Nhĩ, đánh giá SGK trong một tháng là việc quá gấp. Khó có thể có những ý kiến đánh giá xác đáng đóng góp cho ngành. Việc nên có một bộ SGK hay có chương trình - SGK dành riêng cho các HS đặc thù (HS vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số) cũng được đề cập trở lại. Tại cuộc hội thảo khoa học trước đó bàn về những giải pháp chuyên môn chống tình trạng HS tiểu học bỏ học (diễn ra ngày 15-3), bà Đặng Huỳnh Mai, nguyên thứ trưởng Bộ GD&ĐT, cho biết từng có chương trình 100 tuần cho HS tiểu học vùng khó khăn (chương trình chung là 165 tuần), nhưng chính các địa phương đề xuất không nên có sự phân biệt này. Khi có chương trình chung duy nhất cả nước, thực tế cho thấy chương trình phù hợp với HS thành thị, vùng thuận lợi thì lại quá sức với HS khó khăn. Và cách giải quyết trước mắt chỉ có thể là "dạy học linh hoạt". Ban thiếu nhi T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có sáng kiến: Đề nghị Bộ GD-ĐT phối hợp xây dựng quĩ hỗ trợ học sinh khó khăn trên cả nước, nhằm góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Quĩ sẽ kêu gọi sự ủng hộ của các doanh nghiệp, nhà tài trợ và đông đảo nhân dân cả nước. Ông Thái Huy Vinh, phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, cho rằng SGK mới viết lại, không nên thay đổi. Nhưng để có thể thực hiện được việc "dạy học linh hoạt" thì nên viết lại… sách giáo viên, thậm chí hướng dẫn kỹ cho giáo viên việc dạy HS yếu kém. Theo ông Trần Xuân Nhĩ, HS vùng sâu vùng xa khó có thể đáp ứng yêu cầu của chương trình chung. Vì thế, sau đợt khảo sát, Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu hướng giãn thời gian với cả chương trình tiểu học và phổ thông cho những HS này. Bám học sinh để dạy! Cụm từ "dạy bám sát chương trình" rất quen thuộc với người trong ngành giáo dục, nhưng trong hội thảo ngày 15-3 bà Đặng Huỳnh Mai đã đặt ra một vấn đề để trưng cầu ý kiến là "không bám chương trình mà bám học sinh để dạy". Vấn đề bà Mai đưa ra nhắm đến những HS yếu kém, HS vùng khó khăn. Vì có một thực tế rất phổ biến ở các địa phương là "giáo viên dạy như sách"! Bà Nguyễn Thị Ngọc, phó phòng giáo dục tiểu học Sở GD&ĐT Lạng Sơn, cho biết với việc HS bỏ học do không theo được chương trình, trước hết phải nghiêm khắc nhận trách nhiệm về phía giáo viên. Một tình trạng phổ biến tại nhiều trường học ở Lạng Sơn là giáo viên cố gắng "chạy" cho đúng phân phối chương trình, bám sát SGK. Nếu không bám sách mà bám đối tượng để dạy, nhà trường sẽ phê bình, kiểm điểm. Tình trạng này không chỉ có ở địa phương miền núi mà cả ở những vùng thuận lợi. Thẳng thắn thừa nhận một phần lớn nguyên nhân HS bỏ học do học yếu kém, ông Trần Hữu Tháp, phó giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ngãi, cho rằng đội ngũ giáo viên cần có kinh nghiệm để bám sát đối tượng HS, không chỉ hiểu trình độ tiếp thu của HS mà còn hiểu tâm lý HS. Như vậy, sau việc rà soát chương trình - SGK sẽ phải rà soát năng lực thực tế của đội ngũ giáo viên. Khoảng cách xa giữa chuẩn bằng cấp và năng lực thực tế của đội ngũ giáo viên cũng đang là vấn đề bất cập chưa có hướng giải quyết. TRỊNH VĨNH Cuộc vận động "hai không" với nội dung: chống "ngồi nhầm lớp" đã "cho" nhiều HS phải ở lại lớp. Tỷ lệ lưu ban cao, đồng nghĩa với việc nhiều HS bỏ học do không chịu học lại, do hoàn cảnh gia đình. Miền núi: Không cho lên lớp - bỏ học Học thi lại tốt nghiệp hè 2007, nhưng nhiều HS đã bỏ học. Ảnh: Bảo Anh Năm học 2007 - 2008, số HS bỏ học của Nghệ An là 1,7% với gần 11.000 em. Trong đó, hệ THPT có gần 4.000 HS, THCS hơn 4.000 HS, Tiểu học có 568 HS và hệ bổ túc văn hoá có khoảng 1.700 HS không đến lớp. So với mọi năm, tỷ lệ HS bỏ học gấp 1,5 lần. Theo Phạm Huy Đức, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An, lý do bỏ học, cũng như những năm trước, chủ yếu là HS lưu ban. Đối tượng bỏ học phần nhiều là HS nữ, chủ yếu là người H’Mông, chỉ học hết tiểu học là dừng, ở nhà lao động và lấy chồng. Tỷ lệ bỏ học nhiều hơn gấp rưỡi năm ngoái là do năm nay thực hiện cuộc vận động "hai không", trong đó, có nội dung không để HS "ngồi nhầm lớp". Giải thích lý do, ông Đức cho biết thêm "ngành giáo dục Nghệ An không bất ngờ với kết quả này". Cận kề Hà Nội, Bắc Ninh, vùng đất có truyền thống hiếu học, cũng có tỷ lệ lưu ban và bỏ học cao hơn những năm trước. Ở bậc tiểu học, số HS lưu ban là 1.400 em, trong đó có 9 em bỏ học; THCS có hơn 1.600 em lưu ban, 20 em bỏ học và THPT có 580 em lưu ban, 264 em bỏ học. Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Ninh Hoàng Sỹ Phương thông tin, số HS bỏ học ở cấp THPT cao, tập trung chủ yếu ở khối trường dân lập. Năm nay, học phí các trường dân lập được thu theo cơ chế thỏa thuận nên cao hơn mọi năm. HS ở lại lớp không đi học tiếp. Riêng HS trượt tốt nghiệp lớp 12 vừa rồi, không ai đăng ký đi học lại. Ngay từ đầu năm học, tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành rà soát lại trình độ HS. Ở lớp 6, có 170 HS (trong tổng số hơn 5.000 em) "không đạt chuẩn", phải lưu ban. "Đến nay, chưa thấy báo có HS bỏ học. Con số cụ thể phải đến hết học kỳ I mới thống kê. Tuy nhiên, tỷ lệ bỏ học năm nay chắc chắn tăng, có khả năng chiếm 1%". Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Bền cho biết. Mọi năm, tỷ lệ bỏ học ở tỉnh khoảng 0,3-0,4%. Chưa ảnh hưởng đến . phổ cập Ông Nguyễn Thế Thọ, Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang cho hay, tại địa phương, ở các cấp học, nhà trường đều gắn với chính quyền cấp xã, phường, gắn với tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Bên cạnh đó, tạo điều kiện về kinh phí, như miễn hoặc giảm tiền học. Hoặc, mở lớp bổ túc phổ cập tại chỗ. Vừa rồi, Sở đã kiến nghị Bộ cần tăng thêm kinh phí để duy trì phổ cập. Vì nếu làm nghiêm túc chống "ngồi nhầm lớp", chắc chắn tỷ lệ HS bỏ học sẽ tăng và như vậy sẽ khó khăn hơn trong việc duy trì phổ cập. Ông Đức thì lạc quan, tỷ lệ HS bỏ học như vậy không ảnh hưởng đến kết quả phổ cập. Vì tiêu chuẩn phổ cập yêu cầu tỷ lệ HS lên lớp là 90% (miền núi: 80%). Theo ông, con số 11.000 HS bỏ học, so với các tỉnh khác là nhiều, nhưng so với số lượng 600.000 HS phổ thông của Nghệ An thì không đáng kể. Điều này, được lãnh đạo Sở "xác định từ cuối năm học trước". Bởi vậy, ngay từ đầu năm, đã tổ chức cho các thầy cô giáo đến tận nhà vận động HS trở lại học. Ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Kỳ Sơn, 62 HS không được lên lớp 11, có 30 em trở lại trường; trong số 31 HS lớp 11 không "lên nổi" lớp 12, có hơn 10 em trở lại lớp. Một giải pháp khác là kết hợp với chính quyền địa phương. Trường hợp HS quá nghèo sẽ có Hội Khuyến học hỗ trợ. Ông Đức cho biết, trên thực tế, đến nay chưa có huyện nào báo cáo có HS quá khó khăn phải bỏ học. "Thông thường, HS bỏ học quay trở về địa phương sản xuất. Nhiều em đã vào Nam lao động. Vì HS ở miền núi thường có việc làm hết, không phải bỏ học ở nhà lêu lổng, khác với thành phố". Thực hiện cuộc vận động "hai không" với việc chống "ngồi nhầm lớp", nhiều HS không đạt chuẩn đã phải "cho" học lại. Tâm lý e ngại, mặc cảm, hoàn cảnh gia đình . đã dẫn đến việc tỷ lệ HS bỏ học tăng cao. Giải pháp xã hội cho những HS này đang còn bỏ ngỏ . Bảo Anh . giàu thì không giàu, nhưng đủ để nuôi gia đình con cái mình có một điều kiện hoc tập tốt. Con cái lớn kô đua đòi gì nhiều. Tuy nhiên có một số người không

Ngày đăng: 29/06/2013, 01:25

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w