1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.”

14 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 38,54 KB

Nội dung

Lịch sử thế giới đã trải qua bao cuộc đấu tranh sinh tồn để phát triển. Cũng từ các cuộc đấu tranh đó mà nhân loại đã có những bước tiến quan trọng qua những bậc thang của thời đại, từ thuở loài người bắt đầu xuất hiện để trở thành con người văn minh như ngày nay. Trong quá trình ấy, con người đã tích lũy được những tư tưởng có giá trị đóng góp vào kho tàng tư tưởng của thế giới. Dựa triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân lọai, tổng kết thực tiễn thời đại triết học Mác – Lênin được hình thành và phát triển . Nội dung của chủ nghĩa Mác – Lênin bao quát các lĩnh vực tri thức hết sức rộng lớn mang nhiều giá trị khoa học và thực tiễn trong đó chủ nghĩa duy vật biện chứng là “hạt nhân lý luật triết học” của thế giới quan khoa học Mác – Lênin. Đó là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật; là hệ thống quan điểm lý luận “ được xác lập trên cơ sở giải quyết theo quan điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề cơ bản của triết học”. Xem xét sự vật hiện tượng dưới góc độ của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Ph. Ăngghen viết: “ Vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề cơ bản giữa tư duy và tồn tại”. Mặt khác, mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay chính là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức có vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Đảng và nhà nước đã vận dụng mối liên hệ ấy vào mối liên hệ giữa kinh tế và chính trị, vào đường lối phát triển kinh tế xã hội giúp đất nước phát triển bền vững. Hơn nữa nước ta đang trong quá trình hội nhập và quá độ lên xã hội chủ nghĩa, việc nhận thức và vận dụng đúng mối liên hệ giữa vật chất và ý thức vào đường lối phát triển ngày càng quan trọng. Bởi vậy người viết quyết định chọn đề tài: “ Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.”

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC: 2

1 Phạm trù vật chất và ý thức: 2

1.1 Phạm trù vật chất: 2

1.1.1 Định nghĩa về vật chất 2

1.1.2 Hình thức và phương thức tồn tại của vật chất 3

1.1.3 Tính thống nhất của thế giới 4

1.2 Phạm trù ý thức 4

1.2.1 Nguồn gốc của ý thức 4

1.2.2 Bản chất của ý thức 5

1.2.3 Kết cấu của ý thức 6

2 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 7

2.1 Vật chất quyết định ý thức 7

2.2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất 8

3 Ý nghĩa của phương pháp luận 9

PHẦN 2: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY .10

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Lịch sử thế giới đã trải qua bao cuộc đấu tranh sinh tồn để phát triển Cũng từ các cuộc đấu tranh đó mà nhân loại đã có những bước tiến quan trọng qua những bậc thang của thời đại, từ thuở loài người bắt đầu xuất hiện để trở thành con người văn minh như ngày nay Trong quá trình ấy, con người đã tích lũy được những tư tưởng có giá trị đóng góp vào kho tàng tư tưởng của thế giới Dựa triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân lọai, tổng kết thực tiễn thời đại triết học Mác – Lênin được hình thành và phát triển Nội dung của chủ nghĩa Mác – Lênin bao quát các lĩnh vực tri thức hết sức rộng lớn mang nhiều giá trị khoa học và thực tiễn trong đó chủ nghĩa duy vật biện chứng là “hạt nhân lý luật triết học” của thế giới quan khoa học Mác – Lênin Đó là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật; là hệ thống quan điểm lý luận “ được xác lập trên cơ sở giải quyết theo quan điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề cơ bản của triết học” Xem xét sự vật hiện tượng dưới góc độ của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Ph Ăngghen viết: “ Vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề cơ bản giữa tư duy

và tồn tại” Mặt khác, mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay chính là mối quan

hệ giữa vật chất và ý thức có vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước Đảng và nhà nước đã vận dụng mối liên hệ ấy vào mối liên hệ giữa kinh tế và chính trị, vào đường lối phát triển kinh tế xã hội giúp đất nước phát triển bền vững Hơn nữa nước ta đang trong quá trình hội nhập và quá độ lên xã hội chủ nghĩa, việc nhận thức và vận dụng đúng mối liên hệ giữa vật chất và ý thức vào đường lối phát triển ngày càng quan trọng Bởi vậy em quyết định chọn đề tài: “ Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.”

Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em kính mong sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tận tình của thầy giáo

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 3

PHẦN I: QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN

HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC:

1 Phạm trù vật chất và ý thức:

1.1 Phạm trù vật chất:

1.1.1 Đị nh ngh ĩ a về vật chất

Các nhà duy vật trước Mác tuy đã có những quan niệm về vật chất song vẫn còn hạn chế Ba khuynh hướng cơ bản của chủ nghĩa duy vật trước Mác

đó là: tiếp tục đồng nhất vật chất với nguyên tử; cho rằng khối lượng là đại lượng bất biến, đặc trưng cho sự tồn tại của sự vật; vật chất, không gian, thời gian tách rời nhau Cuối thế kỉ XIX, đầu thế khỉ XX, khoa học kĩ thuật phát triển, các thành tựu khoa học lần lượt ra đời bác bỏ những quan điểm của các nhà duy vật trước Mác khiến các nhà vật lí học thời kì này bị rơi vào cuộc khủng hoảng về thế giới khách quan

Trong bối cảnh lịch sử đó V.I.Lênin đã tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỉ XIX và đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất “ Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Như vậy, định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất có những nội dung cơ bản:

Thứ nhất, vật chất là một phạm trù triết học, khác với vật chất với tư cách phạm trù của khoa học chuyên ngành

Thứ hai, vật chất là cái tồn tại khách quan, bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức

Thứ ba, vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức là sự phản ánh đối với vật chất, vật chất là cái quyết định ý thức

Định nghĩa của Lênin về vật chất có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học Lênin đã phân biệt rõ sự

Trang 4

khác nhau cơ bản giữa vật chất với tư cách là phạm trù triết học với khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù của các khoa học chuyên ngành Từ đó khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật cũ cũng như khắc phục những hạn chế duy tâm trong quan niệm về xã hội, cung cấp căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất, tạo cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử

1.1.2 Hình thức và phương thức tồn tại của vật chất

 Vận động là hình thức tồn tại của vật chất.

Ph.Ăngghen định nghĩa: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất – tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong

vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”

Dựa trên thành tựu khoa học ở thời đại mình, Ph.Ăngghen đã phân chia vận động thành năm hình thức cơ bản: vận động cơ giới (vận động cơ học-sự

di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian); vận động vật lí; vận động hóa; vận động sinh vật; vận động xã hội( chỉ có ở con người ) Các hình thức này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, một hình thức vận động này thực hiện

là tác động qua lại với những hình thức vận động khác, trong đó vận động cấp cao bao gồm vận động cấp thấp

Theo quan điểm của Ph Ăngghen: “vận động” là mọi sự biến đổi nói chung; mang tính phổ biến ( tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy); “ vận động ” là một thuộc tính cố hữu của vật chất Thông quan vận động mà các dạng cụ thể của vật chất biểu hiện sự tồn tại của nó, vận động của vật chất là

tự thân vận động Vận động không bao giờ mất đi mà có thể chuyển hóa qua lại từ hình thức này sang hình thức khác theo nguyên tắc bảo toàn Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối, chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định và chỉ xảy ra trong một

Trang 5

hình thức vận động xác định Như vậy,đứng im mang tính tương đối, tạm thời; vận động mang tính tuyệt đối

 Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất

Không gian phản ánh thuộc tính của các đối tượng vật chất có vị trí, có hình thức kết cấu, có hình thức độ dài ngắn cao thấp Không gian biểu hiện sự tồn tại và tách biệt của các sự vật với nhau, biểu hiện qua tính chất và trật tự của chúng Còn thời gian phản ánh thuộc tính của các quá trình vật chất diễn

ra nhanh hay chậm, kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định Thời gian biểu hiện trình độ, tốc độ của quá trình vật chất, tính tách biệt giữa các giai đọan của quá trình đó, trình tự xuất hiện và mất đi của các sự vật hiện tượng

Không gian và thời gian là những hình thức cơ bản của vật chất đang vận động Không gian và thời gian đều có tính khách quan, nó không phải bất biến mà có sự biến đổi phụ thuộc vào vật chất vận động

1.1.3 Tính thống nhất của thế giới

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó Theo quan điểm đó, triết học Mác-Lênin đã khẳng định: chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, thế giới vật chất là các có trước, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận vô hạn không được sinh

ra và cũng không bị mất đi Mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên

hệ khách quan, thống nhất với nhau Trong thế giới vật chất không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau ; là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau

1.2 Phạm trù ý thức

1.2.1 Nguồn gốc của ý thức

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: bộ óc con người và hoạt động của nó

cùng mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người, là chức năng

Trang 6

của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc Ý thức không thể tách rời khỏi hoạt động của bộ óc Để bộ óc con người sản sinh ra được ý thức cần phải có sự tác động của thế giới khách quan Thế giới khách quan được phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc của con người, hình thành nên ý thức

Nguồn gốc xã hội: Lao động và ngôn ngữ là hai nhân tố cơ bản của

nguồn gốc xã hội quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của ý thức

Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào các đối tượng của thế giới tự nhiên nhằm thay đổi chúng cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người Lao động giúp con người cải tạo thế giới và hoàn thiện chính mình.Theo Ph.Ăngghen thì “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức độ và trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và phát triển Nhờ

có ngôn ngữ mà con người khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hện này sang thế hệ khác Ph Ăngghen đã nói: “Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu cải biên bộ óc của vượn thành bộ óc của con người, cải biến tâm lý động vật thành ý thức

Như vậy, điều kiện cần để có ý thức là nguồn gốc tự nhiên và điều kiện

đủ là nguồn gốc xã hội

1.2.2 Bản chất của ý thức

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người một cách năng động và sáng tạo Tính năng động sáng tạo của sự phản ánh ý thức thể hiện ở chỗ ý thức là là sự phản ánh có tính chất chủ động và tích cực của chủ thể tùy thuộc vào mục đích thực tiễn Tính sáng tạo được biểu hiện ở chỗ

Trang 7

ý thức không phản ánh nguyên si hiện thực khách quan mà có sự cải biên theo mụch đích và nhu cầu của con người, do vậy, ý thức là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan Tính năng động sáng tạo còn được thể hiện qua việc con người có thể sáng tạo ra những biểu tượng không có thực ở hiện thực như giả thuyết, thần thoại…

Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội mà theo

Mác-Ph Ăngghen là “ Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn như vậy đến chừng nào con người còn tồn tại” Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với họat động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật tự nhiên mà còn cả của các quy luật xã hội Với tính năng động ý thức đã sáng tạo lại theo nhu cầu của thực tiễn xã hội Ý thức ra đời trong quá trình con người lao động để cải tạo thế giới nên sự phản ánh của ý thức không phải thụ động như sao chép, chụp ảnh mà còn có tính năng động Các-Mác đã nói: “Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người

và được cải biến đi trong đó”

1.2.3 Kết cấu của ý thức

Có ba yếu tố cơ bản hợp nhất thành ý thức: tri thức, tình cảm và ý chí Ngoài ra ý thức còn có thể bao gồm các yếu tố khác

Tri thức là nhân tố quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý thức và

là điều kiện để ý thức phát triển Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của nó Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự ý thức được mục đích của hành động nên tự đấu trang với mình và ngoại cảnh để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn

Trang 8

Tất cả các nhân tố tạo thành ý thức đều có mối quan hệ biện chứng với nhau trong đó tri thức chính là hạt nhân, cốt lõi của ý thức; là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác

2 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

2.1 Vật chất quyết định ý thức.

 Về nguồn gốc:

Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người nên chỉ khi có con người mới có ý thức Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức hoặc là chính bản thân thế giới vật chất hoặc là những dạng tồn tại của vật chất nên vật chất là nguồn gốc của ý thức Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất

Lao động và ngôn ngữ thuộc về nguồn gốc xã hội của ý thức song đó cũng là những dạng tồn tại của vật chất cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của ý thức

 Về nội dung và sự biến đổi, phát triển của ý thức.

Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên vật chất quyết định nội dung của ý thức Tất cả hiện tượng ý thức đều hình thành trên những điều kiện sống và hoạt động thực tiễn của con người và xã hội loài người

Vật chất là tiền đề cho sự phát triển của ý thức nên khi vật chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi theo Sự vận động, tồn tại của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự thay đổi của môi trường sống quyết định Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức Bên cạnh đó vật chất là điều kiện khách quan để thực hiện hóa ý thức tư tưởng Những chủ trương kế hoạch của con người chỉ được thực hiện trên những cơ sở vật chất quyết định

Trang 9

Vật chất quyết định tính năng động sáng tạo của ý thức trong hoạt động thực tiễn Do vậy vật chất quyết định tính phong phú đa dạng nhiều vẻ của ý thức

2.2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất

Tính độc lập tương đối của ý thức được biểu hiện qua: ý thức thường lạc hậu hơn so với vật chất, ý thức có tính kế thừa và ý thức có thể vượt trước vật chất đặc biệt là trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học

Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người, nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người Ý thức trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan trên cơ sở ấy con người đề ra phương pháp xây dựng khoa học, lựa chọn phương pháp để thực hiện mục tiêu làm thay đổi hiện thực Sự phản ánh của ý thức đối với vật chất

là sự phản ánh tinh thần, sáng tạo và chủ động chứ không máy móc, nguyên

si Ý thức chỉ phát huy được vai trò của mình khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhân tố chủ quan với điều kiện khách quan

Ý thức tác động trở lại vật chất theo hai hướng chủ yếu: tích cực và tiêu cực

Nếu ý thức phản ánh đúng về điều kiện vật chất, hoàn cảnh sẽ giúp con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có nghị lực, có ý chí hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình - đó

là sự tác động tích cực của ý thức

Nếu ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu hướng hành động của con người đã đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy có tác dụng tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan – đó là sự tác động tiêu cực của

ý thức

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối Vật chất quyết định ý thức là tuyệt đối Tuy nhiên trong một số

Trang 10

trường hợp cụ thể hoặc trong một giai đoạn ngắn ý thức lại tác động và quyết định trở lại vật chất

Biểu hiện của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống quan

hệ xã hội là quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và ý thức xã hội có tính độc lập tương đối tác động trở lại tồn tại xã hội Ngoài ra mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ

sở để xem xét các mối quan hệ như chủ thể và khách thể, lí luận và thực tiễn, điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan

3 Ý nghĩa của phương pháp luận

Vật chất quyết định ý thức nên trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải tôn trọng khách quan, nhận thức và hành động đúng theo quy luật khách quan Cần phải xem xét đối tượng đúng như trong thực tế, như nó tồn tại và phải xuất phát từ thực tế khách quan Phải tôn trọng và hành động đúng theo quy luật bởi quy luật tồn tại khách quan và tất yếu, con người không thể xóa bỏ, sáng tạo hay thay đổi

Ý thức tác động trở lại vật chất nên cần phát huy tính năng động, chủ quan đặc biệt cần phát huy vai trò của tri thức khoa học, chú ý phát triển giáo dục, đào tại, xây dựng mối quan hệ nhân sinh quan tích cực và tạo môi trường

xã hội thuận lợi để phát triển

Chúng ta không nên tuyệt đối hóa vai trò của vật chất trong mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức cũng như không nên tuyệt đối hóa ý thức

mà hạ thấp, đánh giá không đúng về điều kiện vật chất hay quá trông chờ, ỷ lại vào điều kiện vật chất Đảm bảo tính thống nhất biện chứng giữa tính khách quan và chủ quan trong hoạt động của con người cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình nhận thức

Ngày đăng: 12/04/2017, 09:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w