1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 1 Khái lược lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

22 5,4K 83

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 210 KB

Nội dung

Giáo án chi tiết theo Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương về chương trình giảng dạy tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện.Được soạn chi tiết, cụ thể theo tài liệu mới nhất do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn năm 2016.Mời các bạn cùng tải về tham khảo.

Trang 1

BÀI 01: KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Người soạn: Quách Văn Phúc Đối tượng giảng: Quần chúng ưu tú

Số tiết lên lớp: 05 tiết A- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Mục đích: Nâng cao nhận thức của học viên về sự hình thành, phát triển của

Đảng; có những hiểu biết và tự hào về những thành tựu, truyền thống của Đảng, từ

đó nâng cao niềm tin, có những cố gắng trong hoạt động thực tiễn góp phần thựchiện đường lối đổi mới hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng

- Yêu cầu: Học viên tích cực, chủ động học tập, nghiên cứu nắm chắc những

nội dung cơ bản của bài Qua đó có những định hướng cơ bản cho việc phấn đấutrở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

B- KẾT CẤU NỘI DUNG, PHÂN CHIA THỜI GIAN, TRỌNG TÂM CỦA BÀI:

Kết cấu nội dung, phân chia thời gian:

I ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI, BƯỚC NGOẶT QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

1 Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

2 Phong trào đấu tranh của dân tộc ta trước khi Đảng ra đời

3 Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước và sự ra đời của Đảng Cộngsản Việt Nam

II THÀNH TỰU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

1 Đảng lãnh đạo và tổ chức cuộc đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giànhchính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945

2 Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và tiếnhành thắng lợi các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâmlược, thống nhất đất nước (1945 - 1975)

3 Đảng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc,thực hiện công cuộc đổi mới (từ năm 1975 đến nay)

III NHỮNG TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Trọng tâm của bài: Tiết II THÀNH TỰU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG.

Trọng điểm của bài: Tiết I, mục 3 Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C- PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Kết hợp phương pháp thuyết trình, diễn dịch, quy nạp và phát vấn

Sử dụng laptop và máy chiếu

Trang 2

D- TÀI LIỆU PHỤC VỤ SOẠN GIẢNG:

Tài liệu học tập chính trị dành cho học viên lớp Bồi dưỡng kết nạp Đảng do

Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,năm 2016 và một số tài liệu tham khảo do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn

Đ- NỘI DUNG CÁC BƯỚC LÊN LỚP VÀ PHÂN CHIA THỜI GIAN:

Bước 1: Ổn định lớp (03 phút)

Quan sát lớp, nhắc nhở học viên ổn định chỗ ngồi

Đề nghị học viên tuân thủ đúng nội quy, quy định của Trung tâm

Bước 2: Kiểm tra bài cũ (07 phút)

Câu hỏi: Đồng chí hãy cho biết cách hiểu của mình về khái niệm lịch sử? Trả lời: Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm lịch sử, ở đây tôi xin cung

cấp khái niệm theo Bách khoa toàn thư Xô viết:

“Lịch sử là một hay một tập hợp các ngành khoa học, nghiên cứu về sự phát triển của xã hội loài người trong tất cả những biểu hiện cụ thể và đa dạng của nó với mục đích nhằm hiểu biết hiện tại và triển vọng của nó trong tương lai”.

Lịch sử Việt Nam nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàngvạn năm trước Công nguyên, còn tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành thìmới khoảng từ năm 2879 trước Công nguyên

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận và là sự tiếp nối lịch sử ViệtNam Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam được tính từ tháng 02/1930 đến nay đãđược hơn 87 năm

Trong khuôn khổ bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi, tìm hiểu nhữngnét cơ bản nhất về sự ra đời, phát triển, những thành tựu và những truyền thốngquý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam

Bước 3: Giảng bài mới (200 phút)

Hơn 85 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đã giànhđược những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử, mở ra kỷ nguyên mới trong sựphát triển của dân tộc ta: kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định,

Trang 3

I ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI, BƯỚC NGOẶT QUYẾT

ĐỊNH CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM (75 phút)

1 Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra

đời (25 phút)

Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh phát triển thành chủ nghĩa

tư bản độc quyền (còn gọi là đế quốc chủ nghĩa) Trong giai đoạn này, các nước tưbản bên trong thì tăng cường bóc lột, bên ngoài thì không ngừng xâm lược, áp bức,bóc lột các thuộc địa

Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam, từng bước thiết lập chế độ thống trị của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta.

- Về chính trị: Pháp thi hành chính sách cai trị chuyên chế và chia để trị

Chúng trực tiếp nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, tước hếtquyền độc lập, quyền tự do, dân chủ của nhân dân ta, biến mộ bộ phận giai cấp tưsản mại bản và địa chủ phong kiến Việt Nam thành tay sai đắc lực, tiến hành đàn

áp dã man mọi phong trào yêu nước, ngăn chặn ảnh hưởng của các trào lưu tiến bộ

từ bên ngoài vào nước ta Thực dân Pháp cũng đồng thời thi hành chính sách chia đểtrị, chúng chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng, nhập ba kỳ đóvới Lào và Campuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên nước tatrên bản đồ thế giới

- Về kinh tế: chính quyền thực dân thực hiện chính sách độc quyền

Chúng kìm hãm sự phát triển kinh tế độc lập của nước ta, bóc lột tàn bạo nhândân ta, triệt để khai thác Đông Dương vì lợi ích của giai cấp tư sản Pháp Chúngđặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý và vô nhân đạo, tăng cường vơ vét tài nguyên vàbóc lột nặng nề, kể cả duy trì bóc lột kiểu phong kiến… đẩy nhân dân ta vào cảnhbần cùng, làm cho nền kinh tế bị què quặt, lệ thuộc vào kinh tế Pháp, để lại hậuquả nghiêm trọng kéo dài

Thực dân Pháp mua hàng hoá của ta với giá rẻ mạt, hàng hoá dư thừa của Phápđược nhập vào Việt Nam Hàng hoá Pháp thống trị thị trường Việt Nam vì được miễnthuế Chúng đánh thuế cao để khống chế hàng hoá của các nước khác muốn xâm nhậpvào thị trường Việt Nam Khai thác mỏ được đẩy mạnh chủ yếu là mỏ than, mỏvàng số lượng mỏ tăng lên nhanh chóng, chúng cũng tăng cường cướp đất lập đồnđiền trồng cao su, mía, đay…

- Về văn hóa - xã hội: thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân

Chúng khuyến khích văn hóa nô dịch, sùng Pháp, kìm hãm nhân dân ta trongvòng tăm tối, dốt nát, lạc hậu, phục tùng sự cai trị của chúng

Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán Chúng tìm mọi cách bưngbít, ngăn chặn ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành

Trang 4

chính sách ngu dân để dễ bề thống trị Hệ thống giáo dục không được chú ý Các trườnghọc không được mở, giáo dục nhằm làm cho người học lạc hướng, xa rời truyền thống

dân tộc Nguyễn Ái Quốc đã nói: “Chúng tôi không những bị áp bức bóc lột một cách

nhục nhã mà còn bị hành hạ và đầu độc thê thảm bằng thuốc phiện, bằng rượu Chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do, học tập”.

Quá trình khai thác thuộc địa triệt để của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có những biến đổi:

Bên cạnh các giai cấp đã có trong xã hội phong kiến, xuất hiện hai giai cấpmới, đó là: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản

Nước ta từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến Trong xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ViệtNam với thực dân Pháp xâm lược; mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân,với giai cấp địa chủ phong kiến tay sai, chỗ dựa cho bộ máy thống trị và bóc lột củachủ nghĩa thực dân Pháp Hai mâu thuẫn đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đómâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược là mâu thuẫn chủ yếu

Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ chống thực dân Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống địa chủ phong kiến tay sai không tách rời nhau Đấu tranh giành độc lập

dân tộc gắn chặt với đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ Đó là yêu cầu đặt ravới cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX cần được giải quyết

 Vì vậy, nhiệm vụ chống thực dân, phong kiến là nhiệm vụ hàng đầu của

cách mạng Việt Nam ở đầu thế kỷ XX.

2 Phong trào đấu tranh của dân tộc ta trước khi Đảng ra đời (15 phút)

Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài, gian khổ, dân tộc sớmhình thành truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất

Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên đấu tranh chống lại chúng

Câu hỏi: Đồng chí hãy kể tên những cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh

tiêu biểu của nhân dân ta chống thực dân Pháp trước năm 1930?

Mời một vài học viên trả lời

(Xin cảm ơn đồng chí!)

Từ năm 1858 đến trước năm 1930, đã có hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn,phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp đã nổ ra Các cuộc khởi nghĩa, phongtrào đấu tranh đó diễn ra chủ yếu theo hai khuynh hướng:

Con đường giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng phong kiến: phong trào Cần vương

do Tôn Thất Thuyết khởi xướng, với hàng chục cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ; cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám đứng đầu và rất nhiều các cuộc khởi nghĩa khác (Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định, Nguyễn Hữu Huân )

Trang 5

Con đường giải phóng dân tộc theo ý thức hệ tư sản như: hội Duy Tân do cụ Phan

Bội Châu sáng lập với mục đích cổ động phong trào, tổ chức lực lượng chống Pháp; phong trào chống thuế ở Trung Kỳ; cụ Phan Châu Trinh tiêu biểu cho xu hướng cải cách dân chủ

tư sản, cùng nhiều phong trào đấu tranh khác

 Các cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh đó vô cùng anh dũng, nhưng

bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo và cuối cùng đều thất bại

Nguyên nhân cơ bản dẫn tới những thất bại đó là do những người đứng đầu các cuộc khởi nghĩa, các phong trào chưa tìm được con đường cứu nước phản ánh đúng nhu cầu phát triển của thời đại và xã hội Việt Nam

Nhìn chung, các hội và đảng yêu nước có tinh thần chống đế quốc, nhưngchưa nhận thức được xu thế phát triển khách quan của thời đại sau Cách mạngtháng Mười; không thấy hết bản chất của chủ nghĩa đế quốc, không nhận thứcđược vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân Cách mạngnước ta đứng trước sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước

Việc tìm một con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và thời đại là nhu cầu bức thiết nhất của dân tộc ta lúc bấy giờ.

3 Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (35 phút)

Trong lúc cách mạng Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, ngày 05/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Nguyễn

Ái Quốc, Hồ Chí Minh) ra nước ngoài, bắt đầu đi tìm đường cứu nước

Người đã qua nhiều nơi trên thế giới, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập,nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình (Pháp,Mỹ), tích cực tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp, qua đó để tìm đườngcứu nước, giành lại độc lập dân tộc Trên hành trình tìm đường cứu nước đó,Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã trải qua 3 bước ngoặc lớn:

Thứ nhất, nhận ra hạn chế của các nhà cách mạng đương thời

Thứ hai, tìm ra hạn chế của cách mạng dân chủ tư sản

Thứ ba, đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, đi theo Quốc tếCộng sản

Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và giành được thắng lợi đã có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc

Người rất ngưỡng mộ cuộc cách mạng đó, kính phục V.I.Lênin và đã tham gianhiều hoạt động ủng hộ, bảo vệ cách mạng Nga; tham gia sáng lập Đảng Cộng sản

Pháp Người đã nói: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật”.

Trang 6

Những hoạt động cách mạng phong phú đó đã giúp Người từng bước rút ra nhữngbài học quý báu và bổ ích cho sự lựa chọn con đường cách mạng của mình.

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin

Luận cương đã giải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn

trở Từ đây, Người đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng

vô sản” Đó là sự xác định đúng đắn những vấn đề cơ bản của đường lối giải

phóng dân tộc, con đường giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lậpdân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóngdân tộc, gắn cách mạng dân tộc từng nước với phong trào cách mạng trên thế giới.Đối với Nguyễn Ái Quốc, đây là bước ngoặc chủ nghĩa yêu nước đến với chủnghĩa cộng sản, từ một chiến sĩ giải phóng dân tộc trở thành một chiến sĩ cộng sảnquốc tế Sự kiện đó cũng đánh dấu bước ngoặc mở đường thắng lợi cho sự nghiệpgải phóng dân tộc Việt Nam Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu

và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta, tìm ra con đường đúngđắn giải phóng dân tộc Việt Nam

 Như vậy, đến năm 1920 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự

nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc ta, đó là: kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần Quốc tế vô sản

Trở thành chiến sĩ cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia hoạt độngtrong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào cách mạng thuộc địa,

nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam qua các báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân và sau này là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).

Sau một thời gian ngắn tham gia học tập ở Liên Xô và hoạt động trong Quốc

tế Cộng sản, tháng 12/1924, Nguyễn Ái Quốc trở về Quảng Châu (Trung Quốc)trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Tại đây, Người sáng lập và trực tiếp huấn luyện Hội Việt Nam Cách mạng

Thanh niên, sáng lập và viết bài cho báo Thanh niên, xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh (1927) nhằm tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước.

Người tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cốt cán, tiếp tục chuẩn bị về mặt chínhtrị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng

Chủ nghĩa Mác-Lênin và các tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc đượcgiai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đón nhận như “Người đi đường đang

Trang 7

khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn” Nó lôi cuốn những người yêunước Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản; làm dấy lên cao trào đấutranh mạnh mẽ, sôi nổi khắp cả nước Việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vàophong trào quần chúng và phong trào công nhân đã làm cho phong trào đấu tranhcủa giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ, giai cấp côngnhân ngày càng trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đòi hỏi phải có tổ chứcđảng chính trị lãnh đạo

Đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX, ở nước ta, các tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập.

+ Ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ.+ Khoảng tháng 11/1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.+ Ngày 01/01/1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, ở Việt Nam đã thành lập ba tổ chứccộng sản Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng ởViệt Nam; đồng thời sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt lập trongmột quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn

Yêu cầu bức thiết của cách mạng đặt ra là cần thống nhất thành một đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân

và nhân dân Việt Nam Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - cán bộ của Quốc tế Cộng sản,

người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam - là người duy nhất có đủnăng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản

Từ ngày 06/1 đến ngày 07/02/1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản họp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc

Hội nghị nhất trí thành lập Đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản ViệtNam; thông qua Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng,Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam

Liên hệ: Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa: 29/7/1930 Ngày thành lập

Trang 8

Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:

- Đó là một mốc lớn, bước ngoặc trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước

xã hội, giải phóng con người

Thứ hai, cách mạng vô sản cho phép giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản của

xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng đã xác

định con đường phát triển cho cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn hoàn thành cách mạng tư sản dân quyền (cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sau này)

và tiến thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa (bỏ qua chế độ TBCN)

Thứ ba, con đường cách mạng vô sản đồng thời cho phép Đảng Cộng sản Việt Nam tranh thủ được sự giúp đỡ của cách mạng thế giới Trên tinh thần quốc tế vô sản đang

phát triển mạnh mẽ lúc đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang.

- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh, đường lối cách mạng đúng đắn chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam

- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn

Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta.

 Tóm lại: sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 02/1930) là

một bước ngoặt quyết định trong sự phát triển của dân tộc ta, tạo những tiền đề

và nhân tố hàng đầu quyết định đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

II THÀNH TỰU VẺ VANG CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ

LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG (100 phút)

1 Đảng lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa

giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám 1945 (20 phút)

Ngay khi vừa mới ra đời, với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng ta đã quy tụ đoàn kết xung quanh mình tất cả các giai cấp và các tầng lớp yêu nước, xây dựng nên lực lượng cách mạng to lớn và rộng khắp đấu tranh chống thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Trang 9

Qua 15 năm đầu tiên lãnh đạo cách mạng (1930-1945), căn cứ vào tình hìnhthế giới và thực tế cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã đề ra những chủ trương đúngđắn, hợp lý để lãnh đạo cách mạng.

Cao trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô-viết Nghệ-Tĩnh có ý nghĩa hếtsức to lớn Khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với cách mạng ViệtNam, chứng tỏ Đảng có năng lực lãnh đạo và tổ chức, có sức lôi cuốn quần chúng.Xây dựng được khối liên minh giai cấp công nhân và nông dân, đồng thời giáo dục tưtưởng, giác ngộ cách mạng, rèn luyện tinh thần đấu tranh, nâng cao nhận thức chínhtrị cho đảng viên và quần chúng, chuẩn bị lực lượng cho giai đoạn tiếp sau Qua đó,Đảng có sự trưởng thành về lý luận và tích lũy thêm tri thức cách mạng Chủ tịch Hồ

Chí Minh đánh giá: “Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc

Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này”.

Phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ do Đảng lãnh đạo từ năm 1936 đếnnăm 1939 có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt: Tuy nhắm vào mục tiêu trước mắt nhưngvẫn bảo đảm định hướng chiến lược mà Đảng xác định; uy tín của Đảng lan rộng vàthấm sâu vào các tầng lớp quần chúng nhân dân Phong trào để lại những kinhnghiệm quý trong lãnh đạo, tập hợp quần chúng, kết hợp hoạt động bí mật với côngkhai, trong khắc phục bệnh chủ quan, hẹp hòi Tuy nhiên, cao trào 1936-1939 cũng

có những hạn chế, nhất là việc bộc lộ lực lượng, nên khi bị thực dân Pháp khủng bố,Đảng bị tổn thất về đội ngũ Thắng lợi của cao trào này đã tạo tiền đề cho Đảng tatrưởng thành hơn, phát triển hơn, thu được những kinh nghiệm quý báu hơn trongcao trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1939-1945)

Sau cao trào 1930-1931 và cao trào 1936-1939, Đảng ta tiếp tục lãnh đạo caotrào đấu tranh giải phóng dân tộc 1939-1945 Qua đó, Đảng đã được tập dượt,chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về tư tưởng, chính trị và tổ chức Khi thời cơ đến,Đảng đã lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Nhân dân Việt Nam đã đập tanxiềng xích nô lệ của chế độ thực dân và lật đổ chế độ phong kiến tay sai thối nát,đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xãhội Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnhcủa mình Nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độclập, một nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám xác lập và nâng cao vị trí quốc tế củadân tộc Việt Nam trong hàng ngũ các dân tộc tiên phong, thúc đẩy sự phát triểncủa phong trào giải phóng dân tộc và tiến bộ xã hội

Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản

Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lập nên Nhà

Trang 10

nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Dân tộc ta bước sang kỷ nguyênmới - kỷ nguyên độc lập tự do, dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Đánh giá ý nghĩa lịch sử của sự kiện này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nữa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.

2 Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

xâm lược, thống nhất đất nước (1945 - 1975) 35 phút

a) Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng (1945 - 1946) Ngay từ khi vừa mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã phải đối mặt vơi ba thứ giặc: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm

Nạn đói năm 1945 làm chết hơn hai triệu người ở miền Bắc Ngân khố quốcgia sau tổng khởi nghĩa chỉ còn 1.233.000 đồng (hơn một nửa là tiền rách nát,không thể lưu hành) Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay thực dân đếquốc Việc buôn bán, giao lưu trao đổi với nước ngoài bị đình trệ, nền tài chínhtrong tình trạng gần như trống rỗng

Trên 95% dân Việt Nam mù chữ Các tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu của chế

độ cũ thực sự là gánh nặng cho chính quyền cách mạng còn non trẻ

Ở miền Bắc, hơn 20 vạn quân Quốc dân Đảng Trung Quốc đã tràn vào vớimưu đồ “diệt cộng, cầm Hồ” Ở miền Nam, hơn 15 vạn quân Pháp với sự giúp đỡcủa liên quân Anh - Ấn lăm le xâm lược nước ta

Trong khi đó, lực lượng mọi mặt của nhà nước ta còn rất non yếu: vận mệnh

của đất nước như “Ngàn cân treo sợi tóc”.

Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã kịp thời đề ra những chủ trương và quyết sách đúng đắn, toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế,

xã hội, an ninh, quốc phòng.

Đối với các thế lực thù địch, ta đã thực hiện sách lược mềm dẻo, lợi dụng mâu

thuẫn, phân hóa chúng (tạm hòa với Tưởng để tập trung chống Pháp ở miền Nam từ tháng 9/1945 đến tháng 3/1946; hòa hoãn với thực dân Pháp, xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc từ tháng 3 đến tháng 12/1946), dành thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị kháng chiến

Với đường lối chính trị sáng suốt, vừa cứng rắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo

về sách lược, Đảng ta đã động viên được sức mạnh đoàn kết toàn dân, triệu người

Trang 11

như một, vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm để củng cố, giữ vững chínhquyền, đưa cách mạng vượt qua tình thế hiểm nghèo, chuẩn bị mọi mặt cho cuộckháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.

Quá trình xây dựng và bảo vệ chính quyền nhà nước trong những năm

1945-1946 đã để lại những kinh nghiệm có ý nghĩa căn bản đối với sự nghiệp cách mạngcủa toàn Đảng, toàn dân; khẳng định được sức mạnh và tính ưu việt của một thểchế chính trị mới trong lịch sử phát triển của đất nước và con người Việt Nam

b) Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954)

Bất chấp mong muốn độc lập và hòa bình của Chính phủ và nhân dân ta, mặc dù chúng ta đã nhân nhượng nhưng thực dân Pháp vẫn lấn tới vì chúng có

dã tâm cướp nước ta một lần nữa

Lịch sử đã đặt dân tộc ta trước một thử thách gay go mới, phải đứng lên bảo

vệ độc lập của dân tộc Đêm ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lờikêu gọi toàn quốc kháng chiến”

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước

đã quyết tâm “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất đinh không chịu làm nô lệ” Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ,

dựa vào sức mình là chính, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc Đảng ta đã lãnh đạo

toàn quân, toàn dân thực hiện các chiến dịch: Việt Bắc (1947), Biên giới (1950),

Hòa Bình (1951-1952), Đông-Xuân (1953-1954)

Ngày 13/3/1954, bộ đội ta tấn công đồi Him Lam mở đầu cho chiến dịch ĐiệnBiên Phủ Sau 56 ngày đêm tiến công, chiều 07/5/1954, tập đoàn cứ điểm ĐiệnBiên Phủ đã bị tiêu diệt, kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp

Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử được ghi vào lịch sử ta như một Bạch Đằng,một Chi Lăng hay một Đống Đa của thế kỷ XX, đi vào lịch sử thế giới như một chiếncông chói lọi, đột phá thành địa của chủ nghĩa đế quốc, báo hiệu sự sụp đổ trì của hệthống nô dịch thuộc hoàn toàn không tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân

Đánh giá thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ

Chí Minh chỉ rõ: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và

xã hội chủ nghĩa trên thế giới”.

Thắng lợi đó làm sáng tỏ một chân lý: “ trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc dù là nhỏ yếu, nhưng một khi đã đoàn kết đứng lên kiên quyết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của chính đảng Mác-Lê nin để dành độc lập và dân chủ, thì có đầy đủ lực lượng để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược Thắng lợi đó cũng

Ngày đăng: 11/04/2017, 14:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w