BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THITHỬ (Đề thi có 04 trang) ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2008 Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 60 phút. Mã đề thi 485 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: . Câu 1: Theo học thuyết tiến hoá của Đacuyn cơ chế nào dưới đây là cơ chế chính của quá trình tiến hoá của sinh giới : A. sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động B. sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại dưới tác động của chọn loc tự nhiên C. sự thay đổi của ngoại cảnh thường xuyên không đông nhất dẫn đến sự biến đổi dần dà và liên tục của loài D. sự tích lũy các biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ và theo những hướng không xác định. Câu 2: Định luật phát sinh sinh vật của Muller và Haeckel phản ánh : A. nguồn gốc chung của sinh giới. B. sinh giới là bất biến. C. quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển chủng loại. D. sự phát triển có kế thứa lĩch sử, theo hướng từ giản đơn đến phức tạp. Câu 3: Nghiên cứu một quần thể người gồm 12.000 người nhóm máu M, 36.000 người nhóm máu MN và 27.000 người nhóm máu N. Tần số tương đối của alen M và N trong quần thể là : A. p M = 48% ; q N = 52% ; B. p M = 50% ; q N = 50% ; C. p M = 37% ; q N = 63% ; D. p M = 40% ; q N = 60%. Câu 4: Hoạt động phiên mã ( sao mã) phục vụ cho quá trình : A. tổng hợp các ARN thông tin, ARN vận chuyển và ARN ribôxôm tham gia vào quá trình dịch mã. B. duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào C. duy trì thông tin di truyền từ trong ra ngoài nhân D. duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể Câu 5: Tác nhân hoá học nào sau đây được sử dụng phổ biến trong thực tế để gây ra dạng đột biến đa bội : A. 5BU. B. NMU. C. cônsixin D. EMS. Câu 6: Nhân tố chính chi phối quá trình phát triển loài người ở giai đoạn vượn người hóa thạch là nhân tố : A. lao động, tiếng nói và tư duy. B. việc chế tạo và sử dụng các công cụ lao động có mục đích. C. sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu ở kỉ thứ ba. D. quá trình đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. Câu 7: Các nhân tố nào dưới đây chi phối sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật : A. quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên B. sự thay đổi của ngoại cảnh tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật C. quá trình biến dị, quá trình di truyền và quá trình chọn lọc tự nhiên D. cách li địa lý thúc đẩy các nhóm cá thể tích luỹ các đột biến theo Câu 8: Kiểu phân bố phổ biến của các quần thể trong không gian là kiểu : A. phân bố chuẩn. B. phân bố đều. C. phân bố ngẫu nhiên. D. phân bố theo nhóm. Câu 9: Đặc điểm của hệ động vật của từng vùng phụ thuộc vào : A. hệ động thực vật nguyên thủy của vùng đó. B. sự liên hệ giữa các vùng lân cận. C. khả năng di cư của các loài động thực vật từ nơi khác tới. D. lịch sử địa chất hình thành nên vùng đó và điều kiện địa lý sinh thái của vùng đó. Câu 10: Yếu tố nào dưới đây là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên : Trang 1/4 - Mã đề thi 485 A. biến dị cá thể B. biến dị đột biến C. thường biến D. biến dị tổ hợp Câu 11: Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng được thấy ở: A. ở loài sinh sản hữu tính B. quần thể giao phối. C. quần thể tự phối. D. ở loài sinh sản dinh dưỡng. Câu 12: Sự giống nhau của hai quá trình tự nhân đôi ADN và tổng hợp ARN là: A. việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung B. đều có sự xúc tác của men ADN pôlimeraza C. đều diễn ra theo cơ chế nửa gián đoạn. D. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây của thể đa bội là không đúng : A. cây đa bội lẻ hầu như không giảm phân bình thường nên quả không hạt. B. được chia làm hai dạng: thể ba nhiễm và thể đa nhiễm C. trong thể đa bội bộ NST của tế bào sinh dưỡng là một bội số của một bộ NST đơn bội, lớn hơn 2n D. ở động vật giao phối ít gặp thể đa bội do gây chết rất sớm, cơ chế xác định giới tính bị rối loạn ảnh hưởng tới quá trình sinh sản Câu 14: Sự rối loạn phân ly của một cặp NST tương đồng ở các tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện : A. thể một nhiễm. B. thể đột biến C. thể khảm D. thể ba nhiễm Câu 15: Nhân tố tiến hóa nào dưới đây làm thay đổi tần số tướng đối các alen của quần thể : 1.Quá trình đột biến 2.Quá trình giao phối. 3.Quá trình chọn lọc tự nhiên 4. Các cơ chế cách ly. 5. Biến động di truyền. 6. Du nhập gen. Phương án đúng là : A. 1, 2, 3, 4, 5, 6. B. 3, 4, 5, 6. C. 2, 3, 4,5, 6. D. 1, 3, 4, 5, 6. Câu 16: Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn b chi phối, gen lành B, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong một quần thể có tỉ lệ người bị bệnh bạch tạng (bb) là 1/20.000 , tỉ lệ những người mang bệnh ở trạng thái dị hợp xấp xỉ : A. ≈ 1,4% B. ≈ 99,3% ; C. ≈ 0,7% ; D. ≈ 0,08% ; Câu 17: Đột biến tiền phôi là đột biến xảy ra ở : A. những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. B. tế bào sinh tinh trùng hoặc sinh trứng. C. quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục. D. quá trình nguyên phân của một tế bào sôma. Câu 18: Dạng đột biến gen nào dưới đây sẽ gây ra biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của chuỗi pôlypéptít tương ứng do gen đó tổng hợp: A. đột biến mất 3 cặp nuclêôtít liền sau bộ ba mở đầu. B. đột biến thêm 3 cặp nuclêôtít liền trước bộ ba kết thúc. C. đột biến thay thế một cặp nuclêôtít khác loại. D. đột biến mất một cặp nuclêôtít. Câu 19: Trong điều kiện tự nhiên dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt loài là : A. cách li địa lý. B. cách li sinh sản. C. cách li di truyền. D. cách li sinh thái. Câu 20: Cấp độ phụ thuộc vào nhân tố môi trường rõ nhất là : A. quần thể . B. ổ sinh thái C. cá thể . D. quần xã . Câu 21: Sự tự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng: A. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ B. sao lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN và duy trì tính chất đặc trưng và ổn định của phân tử ADN qua các thế hệ C. góp phần tạo nên hiện tượng biến dị tổ hợp D. liên kết các nuclêôtit tự do của môi ttrường tế bào với các nuclêọtit trên mạch khuôn ADN. Câu 22: Đặc điểm nào dưới đây của thuyết tiến hoá nhỏ là không đúng : A. cùng với sự phát triển của di truyên học quần thể và di truyên học phân tử, vấn đề tiến hoá nhỏ đã phát triển rất nhanh trong mấy thập niên gần đây và đang chiếm vị trí trung tâm trong thuyết tiến hoá hiện đại B. là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, bao gồm sự phát sinh đột biến, sự phát tán của đột biến qua giao phối, sự chọn lọc các đột biến có lợi, sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi và quần thể gốc C. diễn ra trên một quy mô rộng lớn, qua thời gian địa chất rất dài Trang 2/4 - Mã đề thi 485 D. kết quả của tiến hoá là sự hình thành loài mới Câu 23: Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, enzim ADN pôlimeraza tác động theo cách sau: A. dựa trên phân tử ADN cũ đến tạo nên phân tử ADN hoàn toàn mới, theo nguyên tắc bổ sung B. enzim tác động trên mỗi mạch của phân tử ADN theo chiều từ 3’ đến 5’ để kéo dài mạch mới bằng cách bổ sung các nu. C. enzim di chuyển song song cùng chiều trên 2 mạch của phân tử ADN để hình thành nên phân tử ADN mới bằng cách lắp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung D. enzim tác động tại nhiều điểm trên phân tử ADN để quá trình nhân đôi diễn ra nhanh chóng hơn Câu 24: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối ? A. Những con cá sống trong cùng một cái hồ. B. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa. C. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê. D. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ. Câu 25: Đặc điểm nào dưới đây không thuộc về người hiện đại Crômanhôn: A. đã biết chế tạo và sử dụng các công cụ tinh xảo. B. hộp sọ 1700cm 3 . C. răng và xương giống người hiện nay. D. hàm dưới có lồi cằm rõ. Câu 26: Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hoà mật độ quần thể đó là: A. di cư, nhập cư B. sự cố bất thường C. mức sinh sản và mức tử vong. D. dịch bệnh Câu 27: Nội dung nào dưới đây là không đúng về quá trình đột biến : A. khi môi trường thay đổi thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó B. đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá do tính phổ biến của nó so với các loại đột biến khác C. giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen D. phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể Câu 28: Những tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của mã di truyền: A. tính liên tục trong trình tự của các mã bộ ba. B. tính phổ biến. C. tính bán bảo tồn. D. tính thoái hoá Câu 29: Trong quá trình tiến hoá khi môi trường thay đổi : A. trong điều kiện sống mới thể đột biến sẽ thích nghi hơn, có sức sống cao hơn B. thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó C. trong điều kiện sống mới thể đột biến sẽ kém thích nghi hơn , có sức sống giảm D. thể đột biến sẽ không thay đổi giá trị thích nghi của nó Câu 30: Đột biến gen phụ thuộc vào: 1. Liều lượng của loại tác nhân đột biến. 2. Cường độ của loại tác nhân đột biến. 3. Tác nhân đột biến. 4. Đặc điểm cấu trúc gen. 5. Số lượng gen trong tế bào. 6. Vị trí của các gen trong tế bào. Phương án đúng là : A. 1, 2, 3, 4. B. 3, 4, 5, 6. C. 2, 4, 5, 6. D. 1, 2, 4, 6. Câu 31: Trong các chỉ tiêu đặc trưng cơ bản của quần thể, chỉ tiêu cơ bản nhất là : A. mật độ. B. kiểu tăng trưởng. C. tỉ lệ các nhóm tuổi. D. tỉ lệ đực cái. Câu 32: Cơ chế nào đã dẫn đến đột biến dị bội ( lệch bội) NST: A. do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ sau của quá trình nguyên phân B. do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào C. do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ sau của quá trình giảm phân D. do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ cuối nguyên phân Câu 33: Trùng roi Trichomonas sống trong ruột mối là quan hệ : A. Kí sinh . B. Cộng sinh . C. Hội sinh . D. Cạnh tranh . Trang 3/4 - Mã đề thi 485 Câu 34. Ở cà chua gen A : quả đỏ, gen a : quả vàng. Cây tứ bội có kiểu gen Aaaa giao phấn với cây tứ bội có kiểu gen như thế nào để F 1 đồng loạt thu được toàn cà chua quả đỏ ? A. Aaaa B. AAaa C. AAAa D. aaaa Câu 35: Bệnh chỉ gặp ở nam mà không có ở nữ là bệnh A. Claiphentơ. B. Đao. C. Máu khó đông. D. Hồng cầu hình liềm. Câu 36: Trình tự các khâu của kỹ thuật cấy gen là : A. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận - tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào - cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmít ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp. B. tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào - cắt và nối ADN của tế bào cho và AND plasmít ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp - chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. C. cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmít ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp - chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận - tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào. D. cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmít ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp - tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào - chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. Câu 37: Ở ruồi giấm, gen A quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt trắng, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X, không nằm trên nhiễm sắc thể Y. Cho ruồi mắt đỏ giao phối với ruồi mắt trắng, F 1 thu được tỉ lệ: 1 đực mắt đỏ : 1 đực mắt trắng : 1 cái mắt đỏ : 1 cái mắt trắng. Kiểu gen của ruồi bố mẹ là : A. X a Y, X A X a . B. X A Y, X a O. C. X A Y, X a X a . D. X a Y, X A X A . Câu 38: Nếu các gen liên kết hoàn toàn, một gen qui định 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn thì phép lai cho tỷ lệ kiểu hình 3 : 1 là : A. AB/ab x AB/ab B. AB/ab x ab/ ab C. Ab/aB x AB/ab D. Ab/aB x Ab/aB Câu 39: Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể động vật người ta phát hiện có 1 gen gồm 2 alen (A và a); 2 alen này đã tạo ra 5 kiểu gen khác nhau trong quần thể. Có thể kết luận gen này nằm ở trên A. nhiễm sắc thể X và Y B. nhiễm sắc thể thường C. nhiễm sắc thể thường. D. nhiễm sắc thể Y. Câu 40: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp; gen B qui định quả tròn, gen b qui định quả dài; các cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường. Lai phân tích cây thân cao, quả tròn thu được F1 : 35% cây thân cao, quả dài; 35% cây thân thấp, quả tròn; 15% cây thân cao, quả tròn; 15% cây thân thấp, quả dài. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của P là : A. (Ab/aB), 15%. B. (AB/ab), 15%. C. (Ab/aB), 30%. D. (AB/ab), 30%. Trang 4/4 - Mã đề thi 485 . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ (Đề thi có 04 trang) ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2008 Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 60 phút. Mã đề thi 485 Họ, tên thí. là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên : Trang 1/4 - Mã đề thi 485 A. biến dị cá thể B. biến dị đột biến C. thường biến D. biến dị tổ