Bài 24. Tính Chất Của Oxi

3 3.8K 9
Bài 24. Tính Chất Của Oxi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI ( Môn: Hóa – Lớp : 8 ) I./ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết được: - Ở điều kiện bình thường ( về nhiệt độ và áp suất ) Oxichất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. - Khí oxi là đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim, kim loại và hợp chất khác. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố Oxi có hóa trị II. 2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh: - Kĩ năng viết phương trình hóa học của oxi với S, P , Fe, CH 4 . - Kĩ năng nhận biết được khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi. II./ Chuẩn bị: Hóa chất: - 5 lọ oxi (100ml). - Thìa đốt hóa chất. - Bột S và bột P. Dụng cụ: Đèn cồn, diêm. III./ Tổ chức các hoạt động dạy học: 1./ Ổn định tổ chức lớp: ( 1p ) Giữ trật tự lớp. 2./ Bài mới: a./ Vào bài: ( 3p ) Oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất chiếm 49,4% khối lượng vỏ trái đất. - Theo em trong tự nhiên, oxi có ở đâu ? b./ Các hoạt động học tập: Hoạt động của Học Sinh Hoạt động của Giáo Viên Ghi Bảng Hoạt động 1: ( 5p ) Tìm hiểu sơ lược về nguyên tố oxi. - Trả lời câu hỏi mà Giáo Viên nêu ra ở phần vào bài. => Trong tự nhiên, oxi có nhiều trong không khí ( đơn chất ) và trong nước ( hợp chất ). - Trả lời câu hỏi mà Giáo Viên vừa nêu. Hoạt động 2: ( 10p ) Tìm hiểu tính chất vật lí của oxi. - Chia nhóm và tiến hành làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của Giáo Viên. - Sau khi làm thí nghiệm xong, quan sát lọ đựng oxi và đưa ra nhận xét về Oxi theo yêu cầu mà Giáo Viên đặt ra : “ Oxi là một chất khí, không có màu, không có mùi vị.” - Làm bài tập Giáo Viên cho để tìm ra câu trả lời. • Vậy oxi nặng hơn không khí. • Oxi tan ít trong nước. - Nêu lên được kết luận về Tính chất vật lí của Oxi từ những kết luận nhỏ ở trên: • Oxichất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí và tan ít trong nước. - Nhận xét về câu trả lời của Học Sinh. - Đặt câu hỏi cho Học Sinh “ Hãy cho biết kí hiệu, CTHH, nguyên tử khối và phân tử khối của oxi ? Oxi tồn tại ở những dạng nào? ”. - Chia nhóm và bắt đầu cho Học Sinh tiến hành làm thí nghiệm theo như trong SGK. - Kiểm tra từng nhóm Học Sinh làm thí nghiệm? Yêu cầu Học Sinh quan sát lọ đựng oxi và đưa ra nhận xét. ( Nêu nhận xét về trạng thái, màu sắc và mùi vị của oxi? ) - Cho Học Sinh làm bài tập nhỏ sau: • Hãy tính tỉ khối của oxi so với không khí ? Từ đó cho biết : oxi năng hay nhẹ hơn không khí ? • Ở nhiệt độ là 20 0 C thì : + 1 lít nước hòa tan được 31 ml khí Oxi. + 1 lít nước hòa tan được 700 ml khí amoniac. Vậy theo em oxi tan nhiều hay tan ít trong nước ? - Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ là 183 0 C và có màu xanh nhạt. Hãy nêu kết luận về tính chất vật lí của oxi . Bài 24: Tính Chất Của Oxi - Kí hiệu hóa học: O - Công thức hóa học: O 2 - Nguyên tử khối : 16 - Phân tử khối : 32 - Là nguyên tố phổ biến nhất chiếm 49,4% khối lượng vỏ trái đất. Ở dạng đơn chất, khí Oxi có nhiều trong không khí. Ở dạng hợp chất, nguyên tố Oxi có trong nước, đường, quặng, đất đá, cơ thể người, động vật và thực vật…. I./ Tính chất vật lí: • Oxichất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí và ít tan trong nước. • Oxi hóa lỏng ở -183 0 C. Oxi hóa lỏng có màu xanh nhạt. IV./ Hướng dẫn Học Sinh học tập tại nhà: ( 3p ) -Học bài. -Đọc phần 2 bài 24 SGK / 83 -Làm bài tập 1,4,5 SGK/ 84 V./ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………… . • Vậy oxi nặng hơn không khí. • Oxi tan ít trong nước. - Nêu lên được kết luận về Tính chất vật lí của Oxi từ những kết luận nhỏ ở trên: • Oxi là chất khí. em oxi tan nhiều hay tan ít trong nước ? - Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ là 183 0 C và có màu xanh nhạt. Hãy nêu kết luận về tính chất vật lí của oxi . Bài 24:

Ngày đăng: 29/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan