1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHUYÊN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE

12 785 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 72 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU Bác hồ vĩ đại của chúng ta từ lòng yêu thương quí trọng con người, từ ý chí suốt đời vì nước, vì dân nên Người đã phát triển rất cụ thể, rõ ràng và biện chứng mối quan hệ hữu cơ giữa sức khoẻ, hạnh phúc của mỗi người với sự nghiệp của đất nước, của dân tộc, của xã hội loài người. Người dạy: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt 1 phần, mỗi người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ”… Bác còn chỉ bảo cụ thể hơn: “Muốn giữ gìn sức khoẻ thì nên thường xuyên tập thể dục thể thao. Việc tập luyện thể dục thể thao được Bác Hồ xác định đó là trách nhiệm là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Vì rằng thể dục qua thực tế tập luyện thường xuyên trong suốt cuộc đời Cách Mạng đã giúp Bác đến khi đã 79 xuân, đã là lớp người” xưa nay hiếm”. Nhưng tinh thần và đầu óc vẫn rất sáng suốt, Bác còn dạy chúng ta ngày nào cũng tập. Điều đó chứng tỏ rằng Bác nắn rất vững các qui luật vận động, một nguyên tắc khoa học của tập luyện TDTT. Nếu ai cũng làm được như vậy sẽ xây dựng cho mình một thói quen, một lối sống văn minh và tất nhiên kết quả sẽ đem lại như Bác Hồ đã nói: “ Khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ… việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai già trẻ ai cũng nên làmvà ai cũng làm được. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắn tập thể dục” Từ những lý do trên tôi mạnh dạn viết chuyên đề "Giáo dục sức khoẻ trong nhà trường phổ thông ". Việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết nên chuyên đề này có vai trò quan trọng trong việc điều tra cơ bản hàng năm và nhiều năm, đồng thời có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn đối với công tác y tế học đường, công tác giảng dạy rèn luyện trong trường phổ thông. Với chuyên đề này tôi có nguyện vọng và hy vọng rằng sẽ đóng góp được những số liệu và thông tin làm cơ sở tham khảo cho công tác giáo dục thể chất trong các trường Trung Học Phổ Thông. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ Nhà trường đã phát động phong trào chăm lo sức khoẻ cho học sinh từ nhiều năm nay, có thu được một số kết quả nhất định, nhưng rất hạn chế. Nguyên nhân hạn chế có mặt khách quan, cũng có mặt chủ quan mà đáng kể nhất là tàn dư tư tưởng cũ để lại. Tư tưởng phong kiến coi thường sức khoẻ rất phổ biến, đến nay các bậc cha mẹ và giáo viên nhiều nơi vẫn dạy con theo lối “trọng văn, khinh võ”, chú ý dạy chữ hơn là chú ý dạy người. Quan niệm”chất lượng toàn diện” chưa được giải thích đầy đủ, khi nói chất lượng thường nghiêng về phía chất lượng văn hoá, lấy tỉ lệ học sinh thi đỗ cao thấp làm tiêu chuẩn đánh giá. Không ít trường có tình trạng” dễ làm, khó bỏ”, hoặc khoán trắng cho giáo viên dạy môn thể dục thể thao. Sức khoẻ học sinh ta còn nhiều tồn tại: -Thực trạng về tình hình sức khoẻ của học sinh ở các cấp không biết đã tới hồi báo động chưa. Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn thể dục hay nói một cách khác là giáo dục về sức khoẻsức khoẻ đi đôi với vệ sinh, không đảm bảo được phần vệ sinh thì không thể giữ gìn và bảo vệ được sức khoẻ đừng nói chi đến chuyện nâng cao, bởi thế tất cả mọi người chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa. -Phổ biến học sinh mắc bệnh(từ nhẹ đến nặng)đáng chú ý: bệnh ngoài da, bệnh tai mũi họng, bệnh mắt, bệnh răng, bệnh giun. Nhiều em cột sống bị vẹo lệch và kém thị lực. Học sinh phổ thông có biểu hiện suy nhược thần kinh cũng không phải hiếm. Hầu hết địa phương đều có trẻ em mang di tích chiến tranh. - Sức lớn giảm sút, các nhân tố thể lực, có biểu hiện chưa cao, thể lực tăng chậm, khi vào đời khó đưa năng xuất lao động lên cao, tuổi nghề chưa nhiều mà phải bất đắc dĩ chuyển sang ngành nghề nhẹ nhàng hơn, một số người phát sinh tư tưởng khá phức tạp. Làm thế nào để phối hợp cân đối giữa sự phong phú về tinh thần với sự trong sáng về đạo đức và sự hoàn hảo về thể lực. Học sinh biết chăm tập thể dục và giữ vệ sinh là những dấu hiệu về con người mới, về nền văn hoá mới. Tóm lại giáo dục thể chất không thể thiếu được trong nhà trường xã hội chũ nghĩa, đặc biệt quan trọng trong điều kiện lịch sử nước ta . Nó đem lạisức khoẻ cho những mầm non tương lai. Nó góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, trước mắt nó thúc đẩy các mặt giáo dục khác nâng cao thêm chất lượng, đưa phong trào thi đua DẠY TỐT, HỌC TỐT tiến tới. Đối với mõi giáo viên, ý thức tiến hành tốt giáo dục cho học sinh là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu con người, vì học sinh thân yêu. Còn đối với học sinh phải có trách nhiệm tự giác với sức khoẻ của mình, vì cuộc sống vì tương lai vì xã hội mà phấn đấu, biết tự sắp xếp lấy cuộc sống thế nào cho lạc quan và văn minh, chống luộm thuộm và bừa bãi, bẩn thỉu, biết rèn luyện sức khoẻ một cách cơ bản, đóng góp tích cực cải tạo xã hội. Phát triển năng lực vận động cơ bản, sao cho linh hoạt, chính xác, dẻo dai, khéo léo, trên nền đó rèn luyện ưu tiên một vài tố chất cho từng độ tuổi. Tất cả học sinh đều phải đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo qui định. Mặt khác còn phải dễ dàng thích nghi với thời tiết khí hậu khắc nghiệt và thay đổi. Hiểu biết thiên nhiên, sử dụng thiên nhiên vào lợi ích sức khoẻ, dễ hoà mình vào đời sống xã hội. Những biện pháp nhằm chăm lo thể chất học sinh : -Tổ chức cho học sinh học tập và lao động đúng mức, nội dung vừa phải, hình thức thích hợp, cường độ khối lượng vừa sức, phương pháp khoa học. - Tổ chức cho học sinh vui chơi, nghỉ ngơi, đúng mức. Đây vừa là yêu cầu làm tiêu tan mệt mõi, phục hồi năng lực làm việc, vừa là yêu cầu cần co cho lứa tuổi trẻ phát triển. - Thực hiện các yêu cầu vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch và rèn luyện thể dục thể thao. - Tận dụng các yếu tố thiên nhiên, đây là những nguồn sống vô tận. Giáo dục một cuộc sống đạo đức, lạc quan,tin tưởng, tập thể, tự lực, tự cường, kỷ luật và tự giác. Giáo dục thể chất là một bộ phận của nền văn hoá xã hội, một di sản quý giá của loài người, góp phần tích cực hình thành nên những mẫu người phù hợp với các tiêu chuẩn do xã hội quy định. Giáo dục thể chất tồn tại và phát triển theo các bước tiến của xã hội loài người. Nó không bao giờ mất đi, và ngược lại chỉ có thể ngày càng phát triển cả bề rộng lẩn bề sâu. Nhà trường có nhiêm vụ truyền lại di sản văn hoá thể chất cho học sinh, đó là một việc làm đúng qui luật. Trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, giáo dục thể chất là một mặt không thể thiếu được của nền giáo dục phổ thông toàn diện. Giáo dục thể chất có khái niệm rộng, bao gồm mọi hoạt động giáo dục diễn ra trong các quá trình sư phạm, có tác dung rèn luyện thói quen sống một cách khoa học cùng những hiểu biết cần thiết của nó, dẫn dắt học sinh dần dần có ý thức đầy đủ về các hiện tượng diễn ra hằng ngày liên quan đến sức khoẻ của mình, của gia đình, tập thể và xã hội. Nhà trương từ trước đến nay mới chỉ nhấn mạnh đến giáo duc thể chất( gọi tắt là thể dục) nhằm mục đích chính là chăm lo cho cơ thể học sinh được lành mạnh, vững vàng lần này ta cần đặt lại vấn đề cho đầy đủ hơn, vì nói đến thể chất là mới đề cập đến tiền đề sinh học, thế mà thiếu tinh thần thì sau gọi được là con người, khoa học đã chứng minh rằng thể chất với tinh thần có liên quan hữu cơ với nhau trong một cơ thể thống nhất. Cơ thê’ bao gồm cả thể chất và tinh thần mới đúng, nhưng nhiều tài liệu báo chí đến nay vẫn chỉ giới hạn từ ngữ cơ thể trong giới hạn của thể chất. Xã hội càng phát triển, người ta càng quan tâm đến sức mạnh tinh thần. Người ta hết sức tránh những căng thẳng thần kinh, cùng những chấn động tinh thần quá mức trong sinh hoạt hằng ngày. Người ta luôn luôn làm mọi cách giaỉ phóng tư tưởng, nâng cao tính tự giác, khuyến khích đạo đức cuộc sống, qua đó nhân thêm sức mạnh thể chất. Bởi thế việc chăm lo sức khoẻ cho con ngưòi đòi hỏi phải nâng cao. Hai biện pháp thể dục thể thao và vệ sinh phải hổ trợ đắc lực cho nhau. Từ những quan điểm trên đây, chúng ta cần đi đến thống nhất khái niệm cơ bản về sức khoẻ học sinh. Sức khoẻ như là kết quả tổng hoà của sự hoạt động phối hợp trong toàn bộ cơ thể, thể hiện ra ngoài bằng năng suất cống hiến tối đa cho xã hội, trên cơ sở làm chủ trọn vẹn được các quy luật xã hội, tự nhiên và cơ thể. Chúng ta phân tích một người khoẻ trên năm yếu tố: - Cơ thể lành mạnh, không ốm đau bệnh tật. - Cấu trúc và chức năng cơ thể phát triển nhịp nhàng, hài hoà và cân đối. - Thể lực cường tráng để lao động sản xuất và chiến đấu bảo vệ tổ quốc đạt hiệu quả lớn - Các phẩm chất trí tuệ và tinh thần phát triển tốt - Thích nghi dễ dàng với môi trương sống luôn luôn biến đổi. Cơ thể học sinh dưới ảnh hưởng của giáo dục thể chất sẽ lớn lên và phát triển mỗi ngày một hoàn thiện hơn, từ đó nâng cao năng lực hoạt động và thích nghi dễ dàng với điều kiện sản xuất và chiến đấu trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đang đặt ra trên đất nước. Nói đuợc như vậy, vì giáo dục thể chất còn có ý nghĩa quan trọng về mặt đào tạo con người mới, qua giáo dục thể chất mà rèn luyên: - Ý thức coi trọng sức khoẻ, biêt tổ chức một cuộc sống văn minh, lành manh, lạc quan, khẩn trương, hoạt bát. - Ý thức chấp hành các quy tắc, nội quy,thể lệ của tập thể, của xã hội. - Tinh thần quý trọng lao động, lòng yêu nứơc, chí căm thù địch. - Tinh thần đồng đội, thẳng thắng, trung thực, tự tin, trách nhiệm, có thêm điều kiện để bồi dưỡng lẻ sống “Mõi người vì mọi người, mọi người vì mõi người” - Tinh thần dũng cảm, ngoan cường. Nghị lực chiến thắng không gian, thời gian. Thắng không kiêu bại không nản. - Nâng cao tình hữu nghị quốc tế vô sản. Giáo dục thể chất trong trường phổ thông có nhiều khã năng chuẩn bị tốt cho học sinh ra đời làm chủ tập thể cả về chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoá, đồng thời làm chủ cuộc sống của bản thân mình. Giáo dục thể chất góp phần cải tạo nồi giống ta trong tương lai. Ngày nay, tầm vóc cơ thể của nhân dân ta còn nhỏ bé so với tầm vóc của nhân dân các nước có nền kinh tế phát triển. Cần tập trung từng bước cải tạo thể chất, làm cho nòi gióng ít năm nữa sẽ cao lớn lực lưỡng, ngang với tầm vóc”tinh thần anh hùng” dưới thời đại Hồ Chí Minh quang vinh. Muốn cải tạo nòi gióng phải tiến hành nhiều biện pháp từ các lứa tuổi non trẻ. Đảng ta đã đề cập đến yêu cầu cải tạo nòi gióng ngay khi thảo cương lỉnh của mặt trận Việt minh năm 1941. Song song với việc cải tạo nòi giống, nhân taì thể dục thể thao rồi đây sẽ xuất hiện càng nhiều, làm rạng rỡ “màu cờ, sắc áo” của ta trên trường quốc tế. Thể dục thể thao góp thêm công sức tôn vị trí đất nước ta lên cao hơn ngày nay. Đào tạo nhân tài thể dục thể thao phải bắt đầu từ khi trẻ em đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhà trường cần làm và có điều kiện làm tốt giáo dục thể chất đề nâng cao chất lượng đào tạo con người phát triển toàn diện. Ơ đây cần xác định mối tương quan hai chiều giữa giáo dục sức khoẻ với các mặt giáo dục khác. Trước hết, giáo dục thể chất đem lại sức khoẻ cho học sinh thực hành tốt đạo đức, tiếp thu tốt bài vở, học một cáh thông minh, lao động có năng xuất, phát triển các thị hiếu thẩm mỹ, sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Giáo dục thể chất mang một nội dung khoa học phong phú, nó cung cấp cho học sinh nhưng kiến thức về xã hội, về tự nhiên và giải phẩu, sinh lý, tâm lý con người. Nó sử dụng thành tựu khoa học của nhiều môn khoa học khác như toán, lý, hoá, sinh cơ, khí động học v.v…Có thể nói, giáo dục thể chất cung cấp những kiến thức cần thiết, làm cho vốn hiểu biết của học sinh thêm vững chắc và hoàn chỉnh Giáo dục thể chất rèn luyện những kỹ năng cơ bản, giúp học sinh nhanh chống tiếp thu kỹ thuật lao động và chiến đấu, nhanh chống tiếp cận với khoa học và đời sống, cho nên nâng cao hịêu quả các môn thực hành, dễ dàng gắn những điều đã học tập trong trường với yêu cầu phải làm được trong cuộc sống. Ngược lại, các mặt đức dục, trí dục, giáo dục lao động và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, giáo dục thẩm mỹ nếu được tổ chức một cách có khoa học cũng nâng cao thêm sức khoẻ, rèn luyện tính bền bỉ dẽo dai, khả năng sử dung hợp lý năng lượng cơ thể, gây phấn chấn tinh thần. Và chính các mặt giáo dục toàn diện đã đề ra yêu cầu thưc tế về sức khoẻ cho giáo dục thể chất đi đúng hướng, đồng thời cho giáo dục thể chất tiếp tay với các mặt giáo dục khác nhằm hoàn chỉnh. Vậy cần phải gắn các yêu cầu giáo dục sao cho liên quan hưũ cơ với nhau trong một thể thống nhất. Coi nhẹ giáo dục thể chất là hạ thấp chất lượng của các yêu cầu giáo dục khác và ngược lại. Phong tục tập quán sinh hoạt còn lạc hậu, lề mề và luộm thuộm cả trong nếp sống ăn ở và lao động, học tập, đời sống văn hoá chưa phong phú, chưa phổ cập rộng rãi những kiến thức nuôi con, một số nơi vẫn mê tín dị đoan. Mục đích chung của giáo dục thể chất cho học sinh là chăm lo sức khoẻ cho học sinh, bằng cách tạo một sân chơi lành mạnh, thích hợp từng lứa tuổi, đồng thời nâng cao về thể lực và khả năng cơ thể chống đỡ với sức tấn công của ngoại cảnh. Ngoài ra nó còn góp phần đào tạo nên những thế hệ trẻ có nhiều sức sống , biết sống một cuộc sống văn minh, dễ dàng hoà mình vào bất cứ hoàn cảnh sống nào, phát huy được khả năng làm chủ xã hội, làm chũ kinh tế, làm chủ thiên nhiên và làm chủ bản thân mình. Trong hai mục đích trên thì mục đích chăm lo sức khoẻ cho học sinh là chính, nhưng nó cũng nhằm phát huy ưu thế của giáo dục sức khoẻ đối với giáo dục nói chung. Tuy nhiên việc chăm lo sức khoẻ học sinh cũng đòi hỏi nhà trường phổ thông phải giáo dục tình cảm, ý thức, hiểu biết, kỹ năng vá thói quen chăm lo sức khoẻ nữa, như thế mới đúng với chức năng đào tạo. Vậy có thể nói chăm lo sức khoẻ là chính, cho nên giáo dục thể chất đòi hỏi là không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông. Giáo dục thể chất không chấp nhận những tư tưởng sai trái như : chạy theo hình thức, cay cú, ăn thua, thành tích chũ nghĩa, lửa rơm, dễ làm khó bỏ, nóng vội, cào bằng lứa tuổi và giới tính, máy móc rập khuôn. Giáo dục thể chất cần sự hổ trợ giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình, và xã hội, để đem lại sức khoẻ thực sự cho học sinh Thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch đào tạo bao gồm đầy đủ các khâu dạy và học, lao động sản xuất, hoạt động xã hội, nghỉ ngơi vui chơi giải trí, xây đưng mối quan hệ giữa Trò với Thầy giữa Thầy với Trò; giữa Thầy với Thầy sao cho phát huy được tình cảm và tinh thần tích cực của học sinh. Hạn chế đến cùng mọi biểu hiện tiêu cực, làm suy yếu sức khoẻ học sinh cả về thể chất lẩn tinh thần. Tất cả nhằm tạo cho học sinh một cuộc sống lành mạnh. Thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường chiếm tỉ lệ 1/3 dân số. Đó là một lực lượng vô cùng to lớn đối với việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Ngành giáo dục đào tạo và các thầy cô giáo phải hết sức chăm lo đến sức khoẻ của học sinh. Sức khoẻ là các quí nhất mà chúng ta không được lãng phí sức khoẻ của học sinh vì đường học của các em còn dài. Thầy giáo phải coi trọng, phải tổ chức việc rèn luyện thân thể, vui chơi cho các em học sinh. Giáo dục sức khoẻ trong giai đoạn cách mạng trước mắt phải bám sát yêu cầu đào tạo nên những con người thích hợp với xã hội công nghiệp hoá. Đó là những con người có phẩm chất và năng lực tương xứng với tầm thời đại. Xã hội công nghiệp cần những con người có tính kế hoạch, tính tổ chức kỷ luật cao, biết hiệp đồng, có óc tổ chức thật khoa học, có trí lực và thể lực vững vàng như sắt thép để làm chủ công cụ hiện đại, làm chủ mình khi đứng trong dây chuyền sản xuất, khi lao động lâu ở tư thế tỉnh, khi cần thiết phải đi chinh phục thiên nhiên( lên vũ trụ, trên mặt biển, vào lòng đất), hoặc khi bắt buộc phải chống đỡ với môi trường ô nhiễm bỡi nóng, ẫm, bụi, ồn ào, rung chuyển, nhiều chất độc,…… Như vậy, sức khoẻ trong chế độ ta gắn chặt chẽ với lòng tôn trọng nhân cách con người, theo tinh thần con người là vốn quí nhất của chủ nghĩa xã hội và dựa trên nguyên tắc đánh giá lấy năng suất lao động làm thước đo chính trị tư tưởng cao nhất. Sức khoẻ trở thành một chất sống hữu cơ, giúp con người làm chủ tập thể cả xã hội, thiên nhiên và bản thân mình. Nói đến con người mới, phải nói đến sức khoẻ trong con người họ, vì đó là đòi hỏi của xã hội đối với họ. Giữ gìn và nâng cao sức khoẻ là bổn phận của mõi công dân yêu nước. Bác hồ khi còn sống luôn luôn lo lắng đến sức khoẻ của mọi tầng lớp nhân dân lao động. Người thường gắn nhiệm vụ rèn luyện sức khoẻ với yêu cầu của cách mạng. Người kêu gọi tập thể dục:”Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công”. Trong hoàn cảnh nông nghiệp lạc hậu như nước ta , Người đã chỉ ra rằng:” Vấn đề vệ sinh cũng cần đẩy mạnh hơn nữa. Phải tuyên truyền một cách thiết thực và rộng khắp trong nhân dân, gây một phong trào thể dục vệ sinh”. Một trong 5 điều Bác dạy thiếu nhi là:” Giữ gìn vệ sinh thật tốt”. Trường phổ thông cần có những biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục lên một bước, nhằm vào 3 mặt: Tư tưởng đạo đức, kiến thức văn hoá và sức khoẻ… Tăng cường việc rèn luyện thân thể và công tác vệ sinh phòng bệnh trong trường học, bảo đảm từng bước giữ gìn và nâng cao sức khoẻ. Chú ý tổ chức cho học sinh được nghỉ ngơi thích đáng và giải trí lành mạnh. Một số biện pháp chủ yếu: - Tăng cường mạnh mẽ công tác chính trị tư tưởng nâng cao nhận thức trách nhiệm cho các thành viên giáo dục ở trong nhà trường, khắc phục khó khăn trước mắt và tận dụng mọi thuận lợi. - Giáo dục sức khoẻ học sinh là trách nhiệm chung của cả xã hội, nhà trường giữ vai trò nòng cốt về mặt giáo dục tình cảm và truyền thụ kiến thức, kỹ năng và có một phần trách nhiệm trực tiếp nâng cao sức khoẻ cho học sinh. Sức khoẻ là tổng hoà các kết quả chăm sóc ở mọi khâu sinh hoạt của cuộc sống. Tất cả mọi điều nhất nhất có liên quan đến sức khoẻ học sinh. Xã hội ta lai tồn tại nhiều tàn dư lạc hậu, cho nên sức khoẻ của học sinh chỉ tốt lên, khi có Đảng lảnh đạo, có trách nhiệm cộng đồng tự giác của Ban Giám Hiệu, tất cả giáo viên và học sinh, của cha mẹ, của đoàn đội, với sự ra tay của chính quyền địa phương và phát huy hiệu lực của hai ngành y tế, thể dục thể thao. - Ngành giáo dục cụ thể hoá điều lệ sức khoẻ, biến thành những qui chế để áp dụng cho nhà trường các cấp. - Sớm đào tạo một đội ngũ giáo viên dạy thể dục thể thao và dạy vệ sinh, đông về số lượng, yêu ngành nghề, chất lượng giảng dạy tốt. Nhà nước có chế độ chính sách đầy đủ cho họ. Giữa đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng phải hợp lý. - Coi trọng đúng mức công tác nghiên cứu khoa học để nắn vững thực chất sức khoẻ hgọc sinh, đặc điểm sinh lý lứa tuổi, cùng những điều kiện sống cụ thể. Từ đó có chủ trương và biện pháp trước mắt cũng như lâu dài, cần nghiên cứu việc đánh giá xác đáng kết quả giáo dục sức khoẻ Hiện nay một số trường cho học sinh tập thể dục chỉ nhằm đủ tiết mà chưa quan tâm đúng mức đến tình trạng sức khoẻ của từng em. học sinh khoẻ hay khơng khoẻ vẫn phải cng một bài tập đúng lịch: chạy ngaén, chạy bền, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ… Điều gì cĩ thể xảy ra nếu khơng tổ chức thể dục thể thao một cch khoa học. Không bao giờ cho tập thể dục thể thao mà không biết được tình trạng sức khoẻ của học sinh. Muốn vậy, điều bắt buộc đối với nhà trường là cho học sinh khám sức khoẻ định kỳ để lọc ra những em có bệnh cần phải theo di v cần phải cĩ chế độ luyện tập riêng. Trong một lớp học cũng không nên đổ đồng tất cả đều phải tập một bài tập như nhau, vì cĩ những em cĩ thể lực tốt, nhưng cũng có những em thể lực trung bình v thể lực km. Cần phn ra nhiều loại để có một bài tập thích hợp cho từng đối tượng. Đối với những học sinh cho dù sức khoẻ bình thường nhưng cũng có những “ thời kỳ đặc biệt “ cần quan tâm. Như học sinh nữ trong những ngày hành kinh thường cơ thể rất mệt mi, nn cho nghĩ tập. Nếu cĩ tập , chỉ nn tập những động tác thể dục nhẹ nhàng chứ không nên chơi thể thao. Một số trường có sân chật, toàn xi măng… nhưng để bảo đảm giờ dạy, cứ theo tua là các em phải ra sân tập, kể cả những giờ nắng gắt. như vậy có lợi hay hại ? Về môi trường luyện tập, sân thảm cỏ xanh là tốt nhất. Nhưng do khó khăn hiện nay là phần lớn sân trường thiếu các khoảng trống, sân lại toàn bằng gạch, ximăng… Để khắc phục, nên bố trí cho học sinh tập lúc ít nắng (riêng những trường có nhiều bóng mát) như nửa đầu buổi sáng hoặc nửa cuối buổi chiều để tránh bớt những bức xạ nhiệt. Trưa quá nắng thì khơng nn bắt học sinh ra sn tập. Mục tiu tập thể dục l để rèn luyện nâng cao sức khoẻ, tăng một số kỹ năng cần thiết cho học sinh, để chóng lại mỏi mệt trong quá trình học tập… vì vậy bi tậpthể dục phải đưa ra như thế nào để phù hợp với các mục tiêu trên. Với các bệnh như bệnh tim mạch, hô hấp … cần phải có chế độ tập luyện đặc biệt. Khi luyện tập thể dục thể thao, vận động của cơ thể tăng thì hệ hơ hấp, hệ tim mạch đều phải tăng cường hoạt động . Vì vậy học sinh bị những bệnh lý ny khơng nn tập qu sức. Học sinh đ xc định bị mắc bệnh tim rồi thì khơng nn bắt chạy. Đối với HS khoẻ mạnh, chạy 100-150m l bình [...]... HS đến cơ sở y tế gần nhất KẾT LUẬN Qua chuyên đề trên, tôi rút ra kết luận như sau: Trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, đức dục cực kỳ quan trọng, trí dục cực kỳ quan trọng, thể dục cũng cực kỳ quan trọng Chúng ta hiểu thể dục theo nghĩa của giáo dục sức khoẻ Nhà trường không thể để lảng phí sức khoẻ học sinh, vì đường học của các em còn dài, việc bồi dưỡng sức khoẻ học sinh đặt ra rất cấp bách, do... sức khoẻ học sinh đặt ra rất cấp bách, do yêu cầu khẩn trương của xã hội, từ một tiền đề sức khoẻ thấp kém, nay phải nhanh chóng đạt tới một trình độ sức khoẻ tương ứng với xã hội có nền công-nông nghiệp hiện đại, văn hoávà khoa học, kỷ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh và hạnh phúc Giáo dục sức khoẻ còn một mục đích lớn nữa là góp phần đào tạo con người có đủ phẩm chất và năng... dục sức khoẻ phải cải cách cả về nhận thức tư tưởng, nội dung, phương pháp và tổ chức Có như vậy mới khắc phục được những tồn tại lớn đang cản trở mặt giáo dục sức khoẻ phát triển, đồng thời tạo điều kiện tiến lên mạnh mẽ sau này Chỉ có dưới sự lảnh đạo của Đảng, nhà trường cùng toàn dân quyết tâm, gây một cuộc vận động Cách Mạng thường xuyên và lâu dài, chúng ta mới có đủ thuận lợi để đẩy giáo dục sức. ..thường, nhưng nếu bắt chạy nhiều hơn thì phải cĩ chế độ luyện tập để quen dần, chứ không thể ngay một lúc bắt chạy 300m,500m… thì qu sức Khi HS bị ngất phải sơ cứu ngay: để HS nằm chổ thoáng mát, thông thoáng, tìm phương tiện nhanh nhất để đưa đến cơ sở y tế gần nhất Phải xác định được nguyen nhn bị ngất do ci gì để có xử trí thích... Chỉ có dưới sự lảnh đạo của Đảng, nhà trường cùng toàn dân quyết tâm, gây một cuộc vận động Cách Mạng thường xuyên và lâu dài, chúng ta mới có đủ thuận lợi để đẩy giáo dục sức khoẻ đạt được mục đích đã đề ra . tôi mạnh dạn viết chuyên đề "Giáo dục sức khoẻ trong nhà trường phổ thông ". Việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết nên chuyên đề này có vai trò quan. cách khác là giáo dục về sức khoẻ mà sức khoẻ đi đôi với vệ sinh, không đảm bảo được phần vệ sinh thì không thể giữ gìn và bảo vệ được sức khoẻ đừng nói chi

Ngày đăng: 28/06/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w