Họ và tên: Lại Thị Hồng Trang MSSV: 5105921 Học phần: Luật tốtụnghìnhsự Giảng viên: Trần Hồng CaBÀITẬPCÁNHÂN Câu hỏi: Băng ghi âm, ghi hình có được xem là chứng cứ trong vụ án hìnhsự hay không? Nếu được xem thì sẽ thuộc nguồn chứng cứ nào? BÀI LÀM Quá trình thực hiện hành vi phạm tội là quá trình đã xảy ra trong quá khứ, muốn hình dung, tái hiện được diễn biến của nó cơ quan tiến hành tốtụng phải dựa vào chứng cứ của vụ án. Chứng cứ là một trong những chế định quan trọng trong Luật tốtụnghình sự. Chế định này vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn cao. Để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xác định sự việc phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội. Xét về bản chất, chứng cứ là những thông tin, tài liệu hay những gì có thật được cơ quan tiến hành tốtụng thu thập, kiểm tra và đánh giá theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Điều 64 Bộ luật tốtụnghìnhsự 2003 (BLTTHS 2003) quy định: “1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. 2. Chứng cứ được xác định bằng: a) Vật chứng b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi – nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. c) Kết luận giám định d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác”. Căn cứ vào những qui định trên thì cho đến nay theo BLTTHS 2003, vẫn chưa có một qui định cụ thể nào ghi nhận cho việc “băng ghi âm, ghi hình” có liên quan đến vụ án hìnhsự được xem là chứng cứ trong vụ án hình sự. Trong khi đó tại Điều 83 khoản 2 Bộ luật tốtụng dân sự lại có quy định cụ thể về điều kiện để xác định nguồn chứng cứ của vụ án dân sự được quy định như sau: “Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của các tài liệu đó hoặc văn bản về sự liên quan tới việc thu âm, thu hình đó”. Từ đó nhận thấy rằng, trong Bộ luật tốtụng dân sự tuy quy định về việc công nhận băng ghi âm ghi hình vẫn còn khá phức tạp khi phải xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của các tài liệu đó hoặc văn bản về sự liên quan tới việc thu âm, thu hình đó, nhưng cũng đã công nhận băng ghi âm ghi hình được xem như là chứng cứ trong vụ án dân sự. Còn trong tốtụnghìnhsự với những vụ án hìnhsự xét về tính chất chung thì có mức độ nguy hiểm hơn, có nhiều tình tiết phức tạp hơn các vụ án dân sự, nhưng căn cứ để chứng minh tội phạm (chứng cứ) thì lại bị giới hạn. Cũng có nhiều nguyên nhân để lý giải và hiểu rõ điều này: có thể là do sự phức tạp của việc xác định làm rõ được “nguồn gốc” của các nguồn chứng cứ bằng “ghi âm”, hay là do giọng nói- âm thanh trong quá trình ghi âm không giống như giọng nói, của bị can, bị cáo, người thực hiện hành vi phạm tội trên thực tế, do có sự tác động của môi trường bên ngoài trong quá trình “ghi âm”; hay cũng có thể người thực hiện hành vi phạm tội, bị can, bị cáo, nhân chứng…lợi dụng sự phức tạp của nhiều âm điệu, giọng nói, …để “ghi âm” qua đó cung cấp đánh lạc hướng cơ quan điều tra, và các cơ quan tiến hành tố tụng; hoặc cũng có thể một người thực hiện hành vi phạm tội có thể nói được rất nhiều chất giọng khác nhau nên việc nên nguồn chứng cứ bằng ghi âm nhiều khi rất khó giám định, và chứng minh làm rõ. Trong thập kỷ với sự phát triển vượt bậc của các thiết bị công nghệ số chất lượng cao cùng với việc ngày càng có nhiều người sử dụng công nghệ như điện thoại, máy ảnh, … và các sản phẩm có chức năng ghi âm ghi hình với độ chính xác cao và rõ nét. Vậy phải chăng qui định về chứng cứ trong BLTTHS 2003 cũng nên quy định bổ sung thêm chứng cứ trong luật tốtụnghình sự, mà nguồn chứng cứ này có nguồn gốc từ bản “ghi âm”, “ghi hình” do một số chủ thể thu thập được một cách hợp pháp theo đúng trình tự thủ tục luật định? Trong các vụ án hình sự, không phải vụ án nào cơ quan điều tra cũng có thể tiến hành thu thập chứng cứ theo đúng như trình tự thủ tục luật định. Hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, nguy hiểm, thể hiện dưới nhiều hình thức mà với những chi tiết thể hiện qua bản chất bên ngoài đôi khi không thật sự phản ánh đúng được nội dung của sự việc bên trong, hay đối với những đối tượng tình nghi mà cơ quan điều tra khó có thể tiếp cận gần hoặc công khai việc thu thập chứng cứ vì có thể ảnh hưởng đến việc triệt phá cả đường dây phạm tội, chứ không chỉ đơn giản là một tội phạm riêng lẻ. Đặt trong những trường hợp như vậy thì băng ghi âm, ghi hình luôn phát huy tối đa công dụng, hỗ trợ cho quá trình thu thập chứng cứ và quyết định có hay không khởi tố vụ án hình sự. Nếu băng ghi âm, ghi hình đảm bảo không bị cắt ghép, sửa chữa, người được ghi âm, ghi hình không rơi vào tình trạng bị “cài bẫy” v.v., tóm lại là phải phản ánh đúng sự thật khách quan, thì đó có thể xem là nguồn chứng cứ để cột tội hoặc cởi tội một cách chân thực nhất với những hình ảnh và tiếng nói, buộc các bị can phải khai đúng sự thật, không đưa ra cung khống hay cũng tránh tình trạng khi sau khi kết thúc điều tra lại xuất hiện tình tiết mới. Vì trên thực tế có nhiều vụ án hìnhsự nhờ vào băng ghi âm ghi hình mà vụ án đã nhanh chóng được đưa ra xét xử và kịp thời bắt giữ tội phạm đảm bảo an toàn trật tự xã hội. Như: - Các đường dây ma túy hoạt động nhức nhối tại “xóm Liều” Thanh Nhàn và ngõ Mai Hương (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) từ năm 2000 mà cho mãi đến năm 2004 mới có thể bị bóc gỡ là nhờ vai trò rất quan trọng của những băng hình Bộ Công an đã bí mật đặt máy ghi hình ở vị trí thích hợp ghi lại được. - Vụ nữ sinh trung học tại TP Vinh (Nghệ An) bị đánh đập dã man vào năm 2010, các đối tượng tham gia hành hung đã và đang được công an kịp thời triệu tập lấy lời khai cũng là nhờ hình ảnh từ băng ghi hình (video clip). - Vụ việc gây nên sự phản đối gay gắt trong xã hội – Vụ ông Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Quảng Bình tham gia đánh bạc và có dấu hiệu tổ chức đánh bạc năm 2010. Hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc có thể bị xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hìnhsự theo Điều 248 Bộ luật hình sự. Vụ việc này chỉ bị phơi bày khi có đoạn băng ghi hình hành vi đánh bạc của Ông phó viện trưởng này lan truyền trên mạng internet. - Việc sử dụng máy ghi hình trong phòng chống tội phạm đang ngày càng phổ biến; các camera an ninh được lắp tại siêu thị, ngân hàng, hiệu vàng . đã và đang phòng chống hiệu quả các đối tượng trộm, cướp. Với những lý do trên, tại sao lại không quy định cụ thể trong vụ án hìnhsự băng ghi âm ghi hình được xem là chứng cứ trong khi trên thực tế cơ quan điều tra vẫn áp dụng căn cứ có nguồn gốc từ băng ghi âm ghi hình. Tóm lại, nguồn chứng cứ bằng “ghi âm”, “ghi hình” là một nguồn chứng cứ có giá trị đặc biệt quan trọng trong giải quyết vụ án hìnhsự một cách khách quan, đúng pháp luật và cần thiết đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Khi đã xem băng ghi âm ghi hình như một dạng chứng cứ trong vụ án hìnhsự thì nên xếp loại chứng cứ này vào nguồn “Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án” quy định tại Điều 78 BLTTHS 2003. Do xã hội không ngừng phát triển, ngày càng có những tiến bộ vượt bậc ra khỏi phạm vi quản lý điều chỉnh mà các quy định luật đã ban hành dự liệu, nên tùy thuộc vào từng thời điểm, linh hoạt trước những biến động của xã hội, chúng ta cần phải sửa đổi bổ sung một số quy định của pháp luật cho hợp lý và áp dụng một cách linh động hơn. Như việc cần có qui định cụ thể về vấn đề băng ghi âm, ghi hình được xem là chứng cứ trong vụ án hìnhsự và sớm có sự bổ sung, hướng dẫn thi hành vào các văn bản luật hiện hành để làm cơ sở pháp lý để giải quyết vụ án hình sự. . phần: Luật tố tụng hình sự Giảng viên: Trần Hồng Ca BÀI TẬP CÁ NHÂN Câu hỏi: Băng ghi âm, ghi hình có được xem là chứng cứ trong vụ án hình sự hay không?. ghi âm, ghi hình có liên quan đến vụ án hình sự được xem là chứng cứ trong vụ án hình sự. Trong khi đó tại Điều 83 khoản 2 Bộ luật tố tụng dân sự lại có