1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA và ý NGHĨA của VIỆC tìm HIỂU về CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA

14 1,8K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 93 KB

Nội dung

Chủ quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia.. - Nội thuỷ: là vùng biển nằm phía trong của đường cơ sở là đường gãy khúc được nối liền giữa các đi

Trang 1

CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA

VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC TÌM HIỂU VỀ CHỦ

QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA

I MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Trang bị cho SVHS những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước CHXHCNVN; những nội dung chủ yếu về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước ta trong tình hình hiện nay

- Nâng cao lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân trong việc góp phần xây dựng, bảo vệ và giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Tổ quốc Việt Nam XHCN

Trang 2

II NỘI DUNG

1 XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QG

1.1 Chủ quyền lãnh thổ quốc gia

- Quốc gia: là một thực thể pháp lý gồm 3 yếu tố cấu thành: Lãnh thổ, dân

cư và quyền lực công cộng

- Quốc gia là chủ thể quan trọng nhất của Luật quốc tế Chủ quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia Theo luật pháp quốc tế các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền

- Lãnh thổ quốc gia: phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn đầy đủ của quốc gia Lãnh thổ quốc gia VN bao gồm: Vùng đất, vùng biển (nội thuỷ và lãnh hải), vùng trời, ngoài ra còn lãnh thổ quốc gia đặc biệt

- Vùng đất quốc gia: là phần mặt đất và lòng đất của đất liền, của đảo, của quần đảo thuộc chủ quyền một QG

- Nội thuỷ: là vùng biển nằm phía trong của đường cơ sở (là đường gãy

khúc được nối liền giữa các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ) để tính chiều rộng lãnh hải

- Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở, có chế độ pháp lí như lãnh thổ đất liền Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển

- Vùng trời quốc gia: là không gian phía trên lãnh thổ quốc gia; là bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia đó

Trang 3

- Lãnh thổ quốc gia đặc biệt: là loại lãnh thổ đặc thù của một quốc gia tồn tại hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia khác

- Chủ quyền quốc gia: quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó

- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia: là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên lãnh thổ của mình Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm

1.2 Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Xây dựng và bảo vệ CQLTQG là toàn thể các giải pháp, biện pháp trên các lĩnh vực nhằm thiết lập, bảo đảm quyền làm chủ trong phạm vi toàn lãnh thổ bao gồm:

- Xây dựng, phát triển mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh của đất nước

- Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh trong phạm

vi lãnh thổ

- Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bao gồm: vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của Việt Nam; đấu tranh làm thất bại mọi

âm mưu, hành động phá hoại, vi phạm chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ

Trang 4

- Bảo vệ thống nhất lãnh thổ, thống nhất về quyền lập pháp, hành pháp và

tư pháp Đấu tranh làm thất bại mọi hành động chia cắt lãnh thổ Việt Nam

2 XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QG

2.1 Biên giới quốc gia

+ Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt phẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Biên giới quốc gia Việt Nam được xác định bằng hệ thống các mốc quốc giới trên thực địa, được đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ và thể hiện bằng mặt phẳng đứng theo lãnh thổ Việt Nam Biên giới quốc gia Việt Nam bao gồm biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất

+ Biên giới quốc gia trên đất liền: là phân định lãnh thổ trên bề mặt đất liền của vùng biên giới quốc gia Biên giới quốc gia trên đất liền được xác lập trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp với nhau và được thể hiện bằng các điều ước hoạch định biên giới giữa các quốc gia liên quan

+ Biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam và được xác định theo công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan

+ Biên giới quốc gia trên không là biên giới phân định vùng trời giữa các quốc gia liền kề hoặc các vùng trời quốc tế, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên trên vùng trời

+ Biên giới quốc gia trong lòng đất là phân định lãnh thổ quốc gia trong lòng đất phía dưới vùng đất quốc gia, nội thuỷ và lãnh hải, được xác định bởi

Trang 5

mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất

+ Biên giới quốc gia gồm: biên giới quốc gia trên đất liền (Việt Nam có đường biên giới quốc gia trên đất liền dài 4.550 km), biên giới quốc qia trên biển, biên giới quốc gia trên không, biên giới quốc gia trong lòng đất

+ Khu vực biên giới: là vùng lãnh thổ tiếp giáp biên giới quốc gia có qui chế, qui định đặc biệt do Chính phủ ban hành nhằm bảo vệ an toàn biên giới

2.2 Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia

- Xây dựng và bảo vệ BGQG là thực hiện tổng thể các biện pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường, lợi ích QG trên khu vực biên giới; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới Xây dựng và bảo vệ BGQG là một nội dung của xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ QG, là một biện pháp hiệu quả chống lại sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ QG

- Luật Biên giới quốc gia của nước CHXHCNVN năm 2003 xác định: “

Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới QG, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý Nhà nước và nhân dân thực hiện kết hợp

phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường QP - AN và đối ngoại”

Gồm các nội dung sau:

+ Ưu tiên đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện; phát triển kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng - an ninh ở khu vực biên giới

+ Tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại các cấp trên khu vực biên giới, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với nước láng giềng

Trang 6

+ Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

+ Bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường trên khu vực biên giới

+ Bảo vệ lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới

+ Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới

+ Phối hợp với các nước đấu tranh ngăn chặn mọi hành động phá hoại tình đoàn kết hữu nghị với nước láng giềng

3.VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ TRONG LUẬT PHÁP VÀ TẬP QUÁN QUỐC TẾ

- Muốn xác định đúng đắn và khách quan một vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của quốc gia nào, phải dựa vào những nguyên tắc và tiêu chuẩn của luật pháp và tập quán quốc tế để xem xét cơ sở pháp lý của mỗi bên tranh chấp, từ đó rút ra những kết luận chính xác, tránh kiểu "luật rừng" trong đó chỉ có yếu tố

“mạnh được yếu thua” là đáng kể

- Những vấn đề pháp lý về chủ quyền lãnh thổ từ lâu đã được các luật gia trên thế giới nghiên cứu, bổ sung để dần dần xây dựng nên những nguyên tắc và tiêu chuẩn được luật pháp và tập quán quốc tế thừa nhận rộng rãi

- Trong việc xác định chủ quyền lãnh thổ, thực tiễn luật pháp quốc tế trong những thế kỷ trước đây đã chia ra năm hình thức chính thụ đắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia:

+ Thụ đắc bằng chiếm hữu

+ Thụ đắc bằng chuyển nhượng

+ Thụ đắc theo thời hiệu

+ Thụ đắc bằng xâm chiếm

Trang 7

+ Thụ đắc bằng mở mang, phát triển

- Sự phát triển của luật pháp quốc tế ở nửa đầu thế kỷ XX đã tác động một cách cơ bản đến các nguyên tắc thụ đắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia Với sự xuất hiện nguyên tắc cấm đe dọa bằng vũ lực và sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa các nước, việc xâm chiếm lãnh thổ nước khác bằng hành động vũ trang đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật: Với sự xuất hiện nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, việc thay đổi chủ quyền lãnh thổ quốc gia bằng

vũ lực hay bằng các thủ đoạn lấn chiếm khác đều là bất hợp pháp Đồng thời sự xuất hiện nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết cũng đòi hỏi phải xem xét những hình thức thụ đắc chủ quyền lãnh thổ bằng chiếm hữu, bằng chuyển nhượng,

theo thời hiệu để tìm ra những tiêu chuẩn pháp lý đúng đắn trong quan hệ quốc

tế Xem xét chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng ta cần nghiên cứu hai vấn đề:

+ Thụ đắc chủ quyền bằng chiếm hữu

+ Thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu

3.1 Thụ đắc chủ quyền bằng chiếm hữu

- Trong những hình thức thụ đắc chủ quyền lãnh thổ, trước hết phải kể đến thụ đắc chủ quyền bằng chiếm hữu, tức là sự thụ đắc một vùng lãnh thổ vô chủ, không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào

- Đến nay, khi những vùng lãnh thổ vô chủ hầu như không còn nữa, sự thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu đã mất đi ý nghĩa ban đầu của nó Song nguyên tắc này vẫn được vận dụng trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ để chứng minh hay làm cơ sở chứng minh các quyền của một quốc gia với một vùng lãnh thổ nhất định

- Trong quá trình phát triển của lịch sử, sự chiếm hữu đã trải qua hai giai đoạn: chiếm hữu tượng trưng và chiếm hữu thực sự

- Xuất hiện cùng với những phát kiến địa lý vĩ đại, sự chiếm hữu một thời gian dài mang tính chất hình thức Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, thuyết về quyền khám phá trước tiên và chiếm hữu tượng trưng được chấp nhận Nhưng từ

Trang 8

thế kỷ XIX, thuyết chiếm hữu thực sự lại trở thành cốt lõi của nguyên tắc thụ đắc chủ quyền lãnh thổ

- Ngày nay, trong luật pháp và tập quán quốc tế, người ta cho rằng chỉ có nguyên tắc chiếm hữu đầu tiên, thực sự, rõ ràng đối với đất vô chủ là có giá trị đem lại chủ quyền lãnh thổ cho quốc gia Hành động chiếm hữu này phải là hành động của nhà nước Đất vô chủ phải là đất không nằm trong hệ thống địa lý hành chính của một nước nào Những vùng đất đã được biên chế chính thức vào hệ thống địa lý hành chính của một nước, dù vùng đất đó có hay không có đại diện thường trực tại chỗ của nhà nước, cũng không thể coi là đất vô chủ Việc chiếm hữu bằng vũ lực, bằng hành động chiến tranh những vùng đất đã có chủ không bao giờ làm thay đổi được chủ quyền lãnh thổ

- Nguyên tắc nói trên không phải ngay một lúc đã hình thành và được chấp nhận mà phải trải qua một quá trình đấu tranh lâu dài và phức tạp

3.2.Thụ Đắc chủ quyền theo thời hiệu

- Trong các hình thức thụ đắc chủ quyền lãnh thổ, cũng cần xem xét nguyên tắc thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu, một nguyên tắc mà một số nước lợi dụng để mạo nhận chủ quyền đối với một số vùng lãnh thổ mà họ đang chiếm đóng một cách bất hợp pháp

- Thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu trong luật pháp quốc tế được hiểu là thụ đắc chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ bằng chiếm hữu trên thực tế trong một thời gian dài và không có sự tranh chấp trực tiếp, tuy về mặt pháp lý chủ quyền đối với vùng lãnh thổ này còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi

- Thuyết thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu đã hình thành vào thời kỳ mà việc gây chiến tranh xâm lược và xâm chiếm bằng vũ lực những vùng lãnh thổ của các nước khác chưa bị luật pháp quốc tế lên án và cấm đoán, còn nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết thì chưa được coi là một tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế Về sau thuyết này bị coi là không phù hợp với những nguyên tắc và tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế hiện đại, trừ trường hợp sự thụ đắc chủ quyền lãnh

Trang 9

thổ không phải là xâm chiếm bằng vũ lực những vùng lãnh thổ của nước khác và không vi phạm quyền dân tộc tự quyết

- Người ta phân biệt hai trường hợp thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu diễn

ra từ lúc bắt đầu sự chiếm hữu:

+ Chiếm hữu một vùng lãnh thổ mà trước đó đã được coi là thuộc về một quốc gia khác

+ Chiếm hữu một vùng lãnh thổ mà nguồn gốc không rõ ràng, còn bị tranh cãi hoặc khó chứng minh tính hợp pháp của việc chiếm hữu

- Trong trường hợp thứ nhất, việc bắt đầu chiếm hữu một vùng lãnh thổ của nước khác nhằm mục đích tạo ra chủ quyền đối với vùng lãnh thổ đó theo thời gian chiếm hữu, là bất hợp pháp

- Trong trường hợp thứ hai, nguồn gốc của sự bắt đầu chiếm hữu không rõ ràng, sự chiếm hữu vào thời điểm đó chưa được hình thành một cách đầy đủ, sự tồn tại chủ quyền trước đó đối với vùng lãnh thổ này vẫn có thể bị tranh cãi

- Sự khác nhau giữa chiếm hữu thực sự và thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu là ở chỗ: sự chiếm hưu thực sự hàm ý cả quyền sở hữu lãnh thổ về pháp lý và trên thực tế (de jure et de facto) còn thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu chỉ đòi hỏi sự thực hiện chủ quyền quốc gia trên thực tế (de facto) đối với lãnh thổ đó mặc dù trong nột thời gian dài, về mặt pháp lý (de jure) vùng lãnh thổ đó không phải là bộ phận lãnh thổ của quốc gia Còn sự giống nhau là ở chỗ việc thực hiện quyền lực quốc gia và chức năng nhà nước thích hợp với các điều kiện của vùng lãnh thổ trong hai trường hợp đều như nhau

- Sự thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu đòi hỏi việc thực hiện chủ quyền trên thực tế đối với một vùng lãnh thổ trong một thời gian tương đối dài, nhưng thực tiễn luật pháp quốc tế chưa hề định ra một thời hạn chung nào cho tất cả mọi trường hợp

- Luật pháp quốc tế hiện đại đã phê phán và không chấp nhận nguyên tắc thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu vì nó đã nhiều lần bị lợi dụng để biện minh cho những hành động xâm lược Một số nước đã dùng hành động quân sự hoặc lén

Trang 10

lút xâm chiếm những vùng lãnh thổ vốn thuộc chủ quyền của một nước khác, thiết lập quyền kiểm soát ở đó rồi lợi dụng nguyên tắc thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu, lâu dần biến lãnh thổ nước khác thành lãnh thổ của mình một cách bất hợp pháp Sự chiếm đoạt lãnh thổ của nước khác một cách bất hợp pháp như vậy đã vi phạm cùng một lúc ba nguyên tắc đã được luật pháp quốc tế hiện đại thừa nhận: nguyên tắc cấm đe dọa bằng vũ lực và sử dụng vũ lực, nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết Những hành động đó nhất định sẽ bị luật pháp quốc tế và dư luận tiến bộ trên thế giới lên án mạnh mẽ

4 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG & NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG VÀ BẢO

VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA

- Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc, giữ vững an ninh quốc gia và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định như trên tại Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động của Uỷ ban Biên giới quốc gia-Bộ Ngoại giao, chiều 3/11

- Lưu ý đến những thách thức không nhỏ cho công tác biên giới, lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia trong tình hình mới, Thủ tướng đề nghị Uỷ ban Biên giới quốc gia tiếp tục quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX) về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; phát huy trí tuệ và sức sáng tạo trong việc tham mưu có hiệu quả cho Đảng và Nhà nước về những chủ trương, chính sách trong công tác bảo vệ và quản lý biên giới quốc gia, cũng như những biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ

- Uỷ ban cần phối hợp tốt hơn nữa với các ngành, các địa phương triển khai nghiêm túc các văn kiện về biên giới lãnh thổ đã ký với các nước láng giềng; thực hiện quản lý có hiệu quả đường biên giới quốc gia, góp phần tăng cường trật tự trị an trên khu vực biên giới, thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu hữu nghị với các nước láng giềng có chung đường biên giới

Ngày đăng: 06/04/2017, 22:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w