Rất nhiều sự kiện đã khẳng định tính đúng đắn của những kết luận rút ra từ học thuyết giá trị thặng dư như: sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện thực, phong trào đấu tranh của gi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA:
BÀI TẬP LỚN
(môn Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa
Mác – Lênin II)
SVTH:
Lớp tín chỉ:
Mã sinh viên:
GVHD:
Trang 2MỤC LỤC
I ĐẶT VẤN ĐỀ
II NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
B HAI PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
2 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
3 Mối quan hệ giữa hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
C. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM
III KẾT LUẬN
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3I ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác, cũng có nghĩa
là chúng ta nghiên cứu học thuyết giữ vị trí “ hòn đá tảng” trong toàn bộ
lý luận kinh tế của C.Mác, một trong những phát hiện vĩ đại của C.Mác, làm sáng tỏ bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
Kể từ khi học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác ra đời đến nay thế giới có những biến đổi sâu sắc Rất nhiều sự kiện đã khẳng định tính đúng đắn của những kết luận rút ra từ học thuyết giá trị thặng dư như: sự
ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện thực, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa, sự tan rã của hệ thống dân tộc thuộc địa Nhờ có học thuyết giá trị thặng dư
mà toàn bộ bí mật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được vạch trần, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được nêu ra một cách chính xác,
mà trong đó hai phương pháp sản xuất chính là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
là phổ biến Hai phương pháp này được áp dụng rộng rãi nhất, nhằm tạo
ra tư bản để tích lũy và tái mở rộng sản xuất, đưa xã hội tư bản ngày càng phát triển Do vậy hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cùng với tính thực tiễn của nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng là chìa khóa dẫn đến những vấn đề khác trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đồng thời cũng đã vạch trần bản chất bóc lột của tư bản thông qua bóc lột giá trị thặng dư
Vì vậy em chọn vấn đề “ trình bày hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư Liên hệ thực tiễn Việt Nam” cho bài tập lớn của em
II NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Trang 4Học thuyết về giá trị thặng dư là một trong những sáng kiến lớn nhất mà C.Mác đã đóng góp cho nhân loại Cho đến nay học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác vẫn giữ nguyên giá trị Tuy nhiên nó cần được phát triển phù hợp với thực tiễn hiện nay Tư bản là quan hệ sản xuất hàng hóa, là mối quan hệ sản xuất giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân làm thuê, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê Nhưng để sản xuất ra giá trị thặng dư, trước hết nhà tư bản phải sản xuất ra hàng hóa, là vật mang giá trị và giá trị thặng dư Trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, bằng lao động cụ thể của mình công nhân lao động làm thuê sử dụng tư liệu sản xuất và chuyển giá trị của chúng vào hàng hóa, bằng lao động trừu tượng công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó là giá trị thặng dư
B HAI PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Trong xã hội tư bản, mối quan hệ giữa tư bản và lao động là mối quan hệ cơ bản, sâu sắc nhất, xuyên qua tất cả các quan hệ sản xuất của
xã hội đó Gía trị thặng dư, phần giá trị do lao động của công nhân làm thuê sáng taọ ra ngoài sức lao động bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ sản cơ bản nhất đó.Gía trị thặng dư do lao động không công của công nhân làm thuê sáng tạo ra là nguồn gốc làm giàu của giai cấp các nhà tư bản, sản xuất ra giá trị thặng dư là cơ sở tồn tại của chủ nghĩa tư bản Toàn bộ hoạt động của nhà tư bản hướng đến tăng cường việc tạo ra giá trị thặng dư thông qua hai phương pháp cơ bản là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và tạo ra giá trị thặng dư tương đối Mỗi phương pháp đại diện cho một trình độ khác nhau của giai cấp tư sản, cũng như những giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội
1 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối được áp dụng ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, thời kì này nền kinh tế sản xuất chủ yếu là sử dụng lao động thủ công, hoặc lao động với những máy móc đơn giản ở các công trường thủ công Đó là sự gia tăng về mặt lượng của quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư Bởi phương pháp giá trị thặng
Trang 5dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt qua thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu là không thay đổi Do đó ngày lao động càng dài thì tỷ suất giá trị thặng dư càng cao, giá trị thặng dư tuyệt đối càng nhiều
Giả sử thời gian lao động cần thiết là 5 giờ và ngày lao động là 10 giờ, thì tỷ suất thặng dư là 100% Nếu thời gian lao động cần thiết không đổi, mà ngày lao động kéo dài từ 10 giờ thành 12 giờ chẳng hạn như là kéo dài ngày lao động và thời gian lao động thặng dư them 2 giờ, thì tỷ suất giá trị thặng dư là 140%
Với sự mong muốn có nhiều giá trị thặng dư các nhà tư bản tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và phương pháp bóc lột này đã đem lại hiệu quả rất cao cho các nhà tư bản Nhưng trong thực tế có những yếu tố khách quan ngăn chặn tham vọng của nhà tư bản Ngày lao động
có những giới hạn nhất định Giới hạn trên của ngày lao động do thể chất
và tinh thần của người lao động quyết định
Nhà tư bản mua sức lao động và cho rằng có quyền sử dụng sức lao động này theo ý muốn, có quyền kéo dài ngày lao động đến mức có thể kéo dài được Dưới chủ nghĩa tư bản mặc dù sức lao động của công nhân
là hàng hóa, nhưng nó tồn tại trong cơ thể sống của con người Vì vậy ngoài thời gian công nhân làm việc cho nhà tư bản trong xí nghiệp, nhà máy, người công nhân đòi hỏi còn phải có thời gian để ăn uống nghỉ ngơi nhằm tái sản xuất sức lao động Mặt khác sức lao động của công nhân là thứ hang hóa đặc biệt vì vậy ngoài yếu tố vật chất người công nhân đòi hỏi phải có thời gian cho những nhu cầu sinh hoạt về tinh thần, vật chất, tôn giáo của mình Từ đó tất yếu dẫn đến phong trào của giai cấp vô sản đấu tranh đòi giai cấp tư sản rút ngắn thời gian lao động trong ngày, vì người công nhân cho rằng mình có quyền đòi hạn chế ngày lao động ở mức bình thường Nên giai cấp công nhân luôn đấu tranh đòi rút ngắn ngày lao động Tuy nhiên ngày lao động cũng không thể rút ngắn đến mức bằng thời gian lao động cần thiết, vì như vậy không còn cơ sở cho chủ nghĩa tư bản tồn tại Bị buộc phải rút ngắn ngày lao động, nhà tư bản lại tìm cách khác để tăng cường bóc lột công nhân Đó là tăng cường
độ lao động, nghĩa là bắt công nhân phải làm việc căng thẳng hơn, hao
Trang 6phí nhiều sức lực hơn Do đó tạo ra được giá trị và giá trị thặng dư nhiều hơn Tăng cường độ lao động cũng có tắc dụng kéo dài ngày lao động Tuy nhiên, nhà tư bản cũng không thể tăng cường độ lao động lên vô hạn, họ tìm ra một phương pháp bóc lột mới tinh vi hơn là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
2 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Để khắc phục những vấn đề mà phương pháp thặng dư tuyệt đối gặp phải thì nhà tư bản đã áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối vào sản xuất Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần của người dân lao động và vấp phải cuộc đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân Mặt khác khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn công nghiệp cơ khí, kỹ thuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư bản chuyển sang phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, bóc lột giá trị thặng dư tương đối Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ đó thời gian lao động thặng dư tăng lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ
Giả sử, ngày lao động 8 giờ, nó được chia ra 4 giờ là lao động tất yếu, 4 giờ là lao động thặng dư, khi đó tỷ suất giá trị thặng dư là 100% Nhưng khi máy móc được thay đổi, ngày lao động không đổi, ngày lao động không thay đổi, thời gian lao động tất yếu của người công nhân còn lại là 2 giờ, thời gian lao động thặng dư tăng lên là 6 giờ Vì vậy tỷ suất giá trị thặng dư là 300%
Muốn rút ngắn thời gian lao động cần thiết, phải hạ thấp giá trị ngày lao động Chúng ta biết giá trị sức lao động biểu hiện thành giá trị sức lao động, biểu hiện thành giá trị những tư liệu sinh hoạt dung để duy trì đời sống của công nhân Vậy muốn hạ thấp giá trị sức lao động, phải làm giảm các giá trị các tư liệu sinh hoạt Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dung của công nhân, hoặc tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất các tư liệu sinh hoạt đó
Trang 7Trong thực tế việc cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động diễn ra trước tiên ở một số xí nghiệp riêng lẻ, làm cho giá trị cá biệt của sản phẩm do các xí nghiệp đó sản xuất thấp hơn giá trị xã hội Nhà tư bản khi bán hang thu được một số giá trị thặng dư trội hơn số giá trị thặng dư của các nhà tư bản khác phần giá trị thặng dư trội hơn đó mà các nhà tư bản cá biệt thu được gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch
Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối có cơ sở giống nhau là do tăng năng suất lao động, nhưng lại khác nhau ở chỗ: giá trị thặng dư tương đối dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, còn giá trị thặng dư siêu ngạch thì dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt Cho nên Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng biến tướng của giá trị thặng dư tương đối Xét trong từng trường hợp, giá trị thặng
dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nó sẽ bị mất đi khi công nghệ đó
đã phổ biến rộng rãi, nhưng xét theo phạm vi toàn xã hội thì đấy là một hiện tượng thường xuyên Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là kỳ vọng của nhà tư bản là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho năng suất xã hội tăng lên nhanh chóng
3 Mối quan hệ giữa hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Thực ra hai phương pháp giá trị thặng dư không hề bị tách rời khỏi nhau,
mà chỉ trong mỗi thời kỳ khác nhau sự vận động hai phương pháp nhiều hay ít mà thôi, trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản thì phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối được áp dụng nhiều hơn phương pháp giá trị thặng dư tương đối, còn đối với thời kỳ sau của chủ nghĩa tư bản thì ngược lại Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc nhà tư bản kết hợp tốt hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường các phương tiện kỹ thuật
và quản lý để bóc lột ngày càng nhiều sức lao động làm thuê Máy móc hiện đại được áp dụng, các lao động chân tay bị cắt giảm nhưng điều đó không đi đôi với giảm nhẹ cường độ lao động của người công nhân Mà trái lại do việc áp dụng máy móc chạy với tốc độ cao buộc người công nhân phải chạy theo tốc độ vận hành máy làm cho cường độ lao động tăng Hai phương pháp này là hai phương pháp cơ bản để nhà tư bản nâng cao mức độ bóc lột giai cấp công nhân Cả hai phương pháp đều
Trang 8được áp dụng song song trong suốt quá trình lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhưng nhìn chung về phía sau, kỹ thuật càng phát triển thì
sự bóc lột giá trị thặng dư tương đối chiếm ưu thế
C LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM
Sản xuất giá trị thặng dư việc nghiên cứu hai phương pháp nói trên, khi gạt bỏ mục đích và tính chất của chủ nghĩa tư bản thì các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, nhất là phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch có thể vận dụng trong các doanh nghiệp nước ta nhằm kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động
xã hội, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất Đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân của nước ta, việc nghiên cứu sản xuất giá trị thặng dư gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách phương thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần tận dụng triệt để các nguồn lực, nhất là lao động và sản xuất kinh doanh Về cơ bản lâu dài, cần phải coi trọng việc tăng năng suất lao động
xã hội, coi đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân
là giải pháp cơ bản để tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối được vận dụng và công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta hiện nay Giá trị thặng dư là do lao động không công của công nhân lao động làm thuê tạo ra, là mục đích, kết quả hoạt động của tư bản,của giai cấp tư sản Trong xã hội chủ nghĩa, việc bóc lột sức lao động không công của con người công nhân không còn nữa, nhưng không có nghĩa là giá trị thặng dư không còn tồn tại mà giá trị thặng dư được sử dụng vào mục đích khác không giống như giai cấp tư sản, đó là giá trị thặng dư thu được là cơ sở, tiền đề để xây đất nước, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, vì mục đích phát triển xã hội chủ nghĩa Vì con người không tách ra khỏi xu hướng của xã hội, Việt Nam vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư vào công cuộc dây dựng đất nước, trong
đó tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa là một nhiệm vụ hàng đầu, đây cũng là một quy luật đặc biệt của quá trình sản xuất phát triển kinh
tế mỗi quốc gia Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch
Trang 9vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là sử dụng một cách phổ biến công nghệ,phương tiện tiêu biểu,hiện đại hóa là quá trình tạo ra những tiền đề về vật chất, kỹ thuật, về con người, công nghệ, phương tiện, phương pháp, những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho chủ nghĩa xã hội Nội dung cốt lõi của công nghiệp hóa – hiện đại hóa là cải tiến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến hiện đại đạt tới năng suất lao động xã hội cao, tạo thành sự đổi mới trong tất cả các ngành nghề lĩnh vực Là một nước tiến lên xã hội chủ nghĩa và không qua giai đoạn thống trị của giai cấp tư sản Vì vậy, chúng ta không được thừa kế tất cả những tiền đề nảy sinh một cách tự phát như những sáng tạo của người đi trước cho dù chúng chỉ là nhân tố
vô cớ Điểm xuất phát để nhận thức tầm quan trọng của học thuyết giá trị thặng dư chính là luận điểm sản phẩm của lao động thừa vượt qua những chi phí để duy trì lao động và việc xây dựng, tích lũy quỹ sản xuất
xã hội và dự trữ “ tất cả những cái đó đã đang và sẽ mãi mãi vẫn là cơ sở cho mọi sự tiến bộ về xã hội, về chính trị và về tinh thần Nó sẽ là điều kiện và động cơ kích thích sự tiến bộ hơn nữa” Chúng ta lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát là nước tiểu nông cũng
có nghĩa từ một nước chưa có nền kinh tế hàng hóa mặc dù có sản xuất hàng hóa Cái thiếu của đất nước ta là chưa chải qua sự ngự trị của cách
tổ chức của kinh tế xã hội theo kiểu tư bản chủ nghĩa Đất nước ta đang đứng trước một nhiệm vụ cháy bỏng và tạo ra tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết, đó là sự phát triển của sức sản xuất, phát triển kinh tế hàng hóa
sẽ tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư dù chúng biểu hiện những quan hệ xã hội khác nhau Chúng ta không thể đạt được những mục tiêu kinh tế ấy ngay trong thời gian ngắn mà phải rút ngắn những quá trình tất yếu mà chủ nghĩa tư bản đã phải trải qua và đang thực hiện để có một nền kinh tế thị trường như ngày nay Đó là một quá trình phát triển trải qua nhiều giai đoạn phân công lao động, khi khoa học công nghệ phát triển sản xuất và chiếm đoạt giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản đã diễn ra một cách tự phát và tuần tự Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay cần có phương hướng khai thác và vận dụng những tư tưởng và các nguyên lý của học thuyết giá trị thặng dư một cách hiệu quả để đạt được những thành tựu mới đưa nền kinh tế đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cần phải nhận thức lại hàng hóa sức lao động không phải là phạm trù riêng có của chủ nghĩa tư bản và phạm trù giá trị thặng dư xét về mặt định lượng cũng vậy Nó tồn tại như một bước tiến
Trang 10của các xã hội mà ở đó năng suất lao động vượt khỏi lao động tất yếu của họ Nó là nguồn gốc của tích lũy để mở rộng và hiện đại hóa sản xuất kinh doanh, là nguồn gốc của sự giàu có văn minh Chính nó đòi hỏi xã hội cần phải:
Tìm mọi cách để tăng thời gian lao động thặng dư và nhất là tăng năng suất của lao động thặng dư
Tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản của vốn khi đầu tư, và sử dụng nó
Đó là nguyên tắc bảo tồn vốn và nguyên tắc sinh lợi, nhất là nguyên tắc sinh lợi, để cho một đồng vốn đầu tư sử dụng được tăng thêm giá trị
Xây dựng đồng bộ các loại thị trường, kể cả thị trường sức lao động
Vấn đề thu hồi giá trị thặng dư và định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cho phép bóc lột giá trị thặng dư đã được Lê Nin trình bày
lý luận và kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn vấn đề đặt cho chúng ta là :
Điều tiết một cách đúng đắn, đầy đủ, không để thất phần giá trị thặng dư vào ngân sách nhà nước
Nhà nước sử dụng giá trị thặng dư được điều tiết sao cho có lợi đối với việc thực hiện mục tiêu “ Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”
Nhà nước phải đủ mạnh về thực lực kinh tế, năng lực quản lý và
uy tín đối với xã hội
Ngăn chặn được những ma lực hút sự vận động của nền kinh tế đi lệch khỏi quỹ đạo xã hội chủ nghĩa Kết quả phát triển khả quan của Việt Nam cho thấy trong những năm vừa qua nước ta đã xác định đúng mục tiêu và nhiệm vụ của mình Chúng ta đã đi đúng hướng trong phát triển kinh tế, con đường phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước là hoàn toàn phù hợp nhưng cũng phải khẳng định rằng Việt Nam cần phải cố gắng nhiều hơn nữa thì mới có thể đạt được được mục tiêu
III KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đã giúp