1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương ôn thi Thực hành viên chức Y tế

111 7,6K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 748,5 KB

Nội dung

Đề cương ôn thi Thực hành viên chức Y tế là bộ tài liệu hay và rất hữu ích cho các bạn sinh viên và quý bạn đọc quan tâm. Đây là tài liệu hay trong Bộ tài liệu sưu tập gồm nhiều Bài tập THCS, THPT, luyện thi THPT Quốc gia, Giáo án, Luận văn, Khoá luận, Tiểu luận…và nhiều Giáo trình Đại học, cao đẳng của nhiều lĩnh vực: Toán, Lý, Hoá, Sinh…. Đây là nguồn tài liệu quý giá đầy đủ và rất cần thiết đối với các bạn sinh viên, học sinh, quý phụ huynh, quý đồng nghiệp và các giáo sinh tham khảo học tập. Xuất phát từ quá trình tìm tòi, trao đổi tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng để có được tài liệu mình cần và đủ là một điều không dễ, tốn nhiều thời gian, vì vậy, với mong muốn giúp bạn, giúp mình tôi tổng hợp và chuyển tải lên để quý vị tham khảo. Qua đây cũng gởi lời cảm ơn đến tác giả các bài viết liên quan đã tạo điều kiện cho chúng tôi có bộ sưu tập này. Trên tinh thần tôn trọng tác giả, chúng tôi vẫn giữ nguyên bản gốc. Trân trọng. ĐỊA CHỈ DANH MỤC TẠI LIỆU CẦN THAM KHẢO http:123doc.vntrangcanhan348169nguyenductrung.htm hoặc Đường dẫn: google > 123doc > Nguyễn Đức Trung > Tất cả (chọn mục Thành viên) DANH MỤC TẠI LIỆU ĐÃ ĐĂNG A. HOÁ PHỔ THÔNG 1. CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC HÓA HỮU CƠ PHẦN 1, PDF 2. CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC HÓA HỮU CƠ PHẦN 1, Word 3. CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC HÓA HỮU CƠ PHẦN 2. PHẦN HỢP CHẤT CÓ NHÓM CHỨC 4. CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ PHẦN 1. CHUYÊN Đề TRÌNH HÓA VÔ CƠ 10 VÀ 11 5. CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC HÓA HỮU CƠ PHẦN 2. PHẦN HỢP CHẤT CÓ NHÓM CHỨC 6. BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC 140 7. BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC 4170 8. ON THI CAP TOC HỌC HÓA HỮU CƠ PHẦN 1, PDF 9. TỔNG HỢP KIẾN THỨC HÓA HỌC PHỔ THÔNG 10. 70 BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC, word 11. CHUYÊN ĐỀ VÔ CƠ, LỚP 11 – 12. ĐẦY ĐỦ CÓ ĐÁP ÁN 12. Bộ câu hỏi LT Hoá học 13. BAI TAP HUU CO TRONG DE THI DAI HOC 14. CAC CHUYEN DE LUYEN THI CO DAP AN 48 15. GIAI CHI TIET CAC TUYEN TAP PHUONG PHAP VA CAC CHUYEN DE ON THI DAI HOC. 86 16. PHUONG PHAP GIAI NHANH BAI TAP HOA HOC VA BO DE TU LUYEN THI HOA HOC 274 17. TỔNG HỢP BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 12 18. PHAN DANG LUYEN DE DH 20072013 145 19. BO DE THI THU HOA HOC CO GIAI CHI TIET.doc 20. Tuyển tập Bài tập Lý thuyết Hoá học luyện thi THPT Quốc gia 21. PHÂN DẠNG BÀI TẬP HOÁ HỌC ÔN THI THPT QUỐC GIA 57 22. BỘ ĐỀ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN HOÁ CÓ ĐÁP ÁN 29 ĐỀ 145 23. BỘ ĐỀ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN HOÁ CÓ ĐÁP ÁN PHẦN 2 24. Trắc nghiệm Lý thuyết Hóa vô cơ phần 1 25. Trắc nghiệm Lý thuyết Hóa Hữu cơ phần 1, có đáp án đầy đủ 26. Đề thi thử THPT Quốc gia Môn Hóa có giải chi tiết 01 27. Đề thi thử THPT Quốc gia Môn Hóa có giải chi tiết 02 28. Đề thi thử THPT Quốc gia Môn Hóa có giải chi tiết 04 29. Đề thi thử THPT Quốc gia Môn Hóa có giải chi tiết 05 30. Đề thi thử THPT Quốc gia Môn Hóa 2017 có giải chi tiết 07 31. Đề thi thử THPT Quốc gia Môn Hóa 2017 có giải chi tiết 08 32. Đề thi thử THPT Quốc gia Môn Hóa 2017 có giải chi tiết 09 33. Đề thi thử THPT Quốc gia Môn Hóa 2017 có giải chi tiết 13 34. B. HỌC SINH GIỎI 1. Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hoá THPT Lý thuyết và Bài tập 2. Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm thực hành học sinh giỏiolympic Hoá học 54 3. CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HOÁ LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP 17 4. ĐỀ THI CHUYÊN HOÁ CÓ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT PHẦN ĐẠI CƯƠNG VÔ CƠ 5. Tuyển tập Đề thi Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hoá THCS Lý thuyết và Bài tập 6. Chuyên đề Bồi dưỡng HSG Hoá học, 12 phương pháp giải toán 7. Hướng dẫn thực hành Hoá Hữu cơ Olympic hay dành cho sinh viên đại học, cao đẳng C. HOÁ ĐẠI HỌC, SAU ĐẠI HỌC 1. ỨNG DỤNG CỦA XÚC TÁC TRONG HÓA HỮU CƠ 2. CƠ CHẾ PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỮU CƠTIỂU LUẬN 3. TL HÓA HỌC CÁC CHẤT MÀU HỮU CƠ 4. GIÁO TRÌNH HÓA HỮU CƠ DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ, ĐH, Hóa học Hữu cơ, tập 1 của tác giả Đỗ Đình Rãng Hóa học Hữu cơ, tập 2 của tác giả Đỗ Đình Rãng Hóa học Hữu cơ, tập 3 của tác giả Đỗ Đình Rãng Hóa học Hữu cơ, tập 1 của tác giả Thái Doãn Tĩnh Hóa học Hữu cơ, tập 2 của tác giả Thái Doãn Tĩnh Hóa học Hữu cơ, tập 3 của tác giả Thái Doãn Tĩnh Cơ chế Hóa học Hữu cơ, tập 1 của tác giả Thái Doãn Tĩnh Cơ chế Hóa học Hữu cơ, tập 2 của tác giả Thái Doãn Tĩnh Cơ chế Hóa học Hữu cơ, tập 3 của tác giả Thái Doãn Tĩnh 5. VAI TRÒ SINH HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ 44 6. BÀI TẬP NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC 40 7. Giáo trình Hoá học phân tích 8. Giáo trình Khoa học môi trường. http:baigiang.violet.vnpresentshowentry_id489754 9. Giáo trình bài tập Hoá Hữu cơ 1 10. Giáo trình bài tập Hoá Hữu cơ 2 11. Giáo trình bài tập Hoá Phân tích 1 12. Thuốc thử Hữu cơ 13. Giáo trình môi trường trong xây dựng 14. Bài tập Hóa môi trường có đáp án đầy đủ nhất dành cho sinh viên Đại họcCao đẳng 15. Mô hình, mô hình hóa và mô hình hóa các quá trình môi trường 16. Cây trồng và các yếu tố dinh dưỡng cần thiết 17. Đất đồng bằng và ven biển Việt Nam 18. Chất Hữu cơ của đất, Hóa Nông học 19. Một số phương pháp canh tác hiện đại,Hóa Nông học 20. Bài tập Hoá Đại cương có giải chi tiết dành cho sinh viên Đại học 21. Hướng dẫn học Hoá Đại cương dành cho sinh viên ĐH, CĐ 22. Bài giảng Vai trò chất khoáng đối với thực vật PP 23. Giáo trình Thực hành Hoá vô cơ dành cho sinh viên ĐH, CĐ 24. Bài tập Vô cơ dành cho sinh viên Đại học, Cao đẳng có giải chi tiết 25. Bài tập Vô cơ thi Olympic dành cho sinh viên Đại học, Cao đẳng có giải chi tiết 26. Bài giảng Hoá học Phức chất hay và đầy đủ 27. Bài giảng Hoá học Đại cương A1, phần dung dịch 28. Bài tập Hoá lý tự luận dành cho sinh viên có hướng dẫn đầy đủ 29. Bài tập Hoá lý trắc nghiệm dành cho sinh viên có đáp án đầy đủ 30. Khoá luận Tốt nghiệp bài tập Hoá lý 31. Giáo trình Hoá Phân tích dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 32. Bài giảng Điện hoá học hay dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 33. Bài tập Hoá học sơ cấp hay dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 34. Bài giảng phương pháp dạy học Hoá học 1 35. Bài giảng Công nghệ Hoá dầu 36. Hóa học Dầu mỏ và Khí 37. Bài tập Hóa dầu hay có hướng dẫn chi tiết dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 38. Bài tập Công nghệ Hóa dầu, công nghệ chế biến khi hay có hướng dẫn chi tiết dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 39. Bài giảng Hóa học Dầu mỏ hay dành sinh viên Đại học, cao đẳng 40. Hướng dẫn thực hành Hoá Hữu cơ hay dành cho sinh viên đại học, cao đẳng 41. Phụ gia thực phẩm theo quy chuẩn quốc gia 42. Hướng dẫn thực hành Hoá Vô cơ RC0 Các phản ứng Hoá học mang tên các nhà khoa học hay dành cho sinh viên 43. Bài tập trắc nghiệm Hoá sinh hay dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 44. Bài tập Hoá học Hữu cơ có giải chi tiết dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng P1 45. Bài giảng Hoá học Hữu cơ 1 powerpoint hay 46. Bài tập cơ chế phản ứng Hữu cơ có hướng dẫn chi tiết dành cho sinh viên 47. Bài giảng Hoá học Hữu cơ dành cho sinh viên 48. Bài tập Hoá sinh học hay có đáp án dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 49. Hoá học hợp chất cao phân tử 50. Giáo trình Hoá học Phức chất dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 51. Bài giảng Hoá học Đại cương dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 52. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết Hoá Hữu cơ dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 53. Bài giảng Hoá Hữu cơ dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng phần Hidrocacbon 54. Bài giảng Hoá Hữu cơ dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng phần dẫn xuất Hidrocacbon và cơ kim 55. Bài giảng Hoá học Hữu cơ file word đầy đủ và hay nhất 56. Kỹ thuật và an toàn trong thí nghiệm, thực hành Hóa học 57. Báo cáo thực hành Hóa Hữu cơ 2 58. Giáo trình Hóa học môi trường 59. Bài tập Hóa Hữu cơ hay 60. Bài tập Hóa Đại cương hay gồm Tự luận và trắc nghiệm, có giải chi tiết 61. Giáo trình Hóa học Đại cương dành cho sinh viên Đại học, Cao đẳng 62. Giáo trình Hóa Đại cương tập I, Nguyễn Văn Đang, ĐHSP Đà Nẵng 63. Giáo trình Hóa Đại cương tập II, Nguyễn Văn Đang, ĐHSP Đà Nẵng http:violet.vnvinhannan355presentshowentry_id10833446 64. D. HIỂU BIẾT CHUNG 1. TỔNG HỢP TRI THỨC NHÂN LOẠI 2. 557 BÀI THUỐC DÂN GIAN 3. THÀNH NGỬCA DAO TỤC NGỬ ANH VIỆT 4. CÁC LOẠI HOA ĐẸP NHƯNG CỰC ĐỘC 5. GIAO AN NGOAI GIO LEN LOP 6. Điểm chuẩn các trường năm 2015 7. Quy hoạch mạng lưới nghĩa trang năm 2020, tầm nhìn 2030 8. Tham nhũng và phòng chống tham nhũng 9. Tuyển tập các bài ca dao Việt Nam và các bài hát ru hay 10. Nhị Thập tứ hiếu (24 tấm gương hiếu thảo) 11. Bác sĩ giải đáp về chuyện ấy. Giáo dục giới tính 12. Kinh nguyệt và các vấn đề liên quan 13. Các bệnh hiện đại hay gặp và chế độ ăn uống 14. Phong tục tập quán người Việt 15. Giải mộngĐoán điềm 16. Điềm báo tốt xấu E. DANH MỤC LUẬN ÁNLUẬN VĂNKHOÁ LUẬN… 1. Công nghệ sản xuất bia 2. Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong hạt tiêu đen 3. Giảm tạp chất trong rượu 4. Tối ưu hoá quá trình điều chế biodiesel 5. Tinh dầu sả 6. Xác định hàm lượng Đồng trong rau 7. Tinh dầu tỏi 8. Tách phẩm mầu 9. Một số phương pháp xử lý nước ô nhiễm 10. Tinh dầu HỒI 11. Tinh dầu HOA LÀI 12. Sản xuất rượu vang 13. Vấn đề mới và khó trong sách Giáo khoa thí điểm 14. Phương pháp tách tạp chất trong rượu 15. Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng 16. REN LUYEN NANG LUC DOC LAP SANG TAO QUA BAI TAP HOA HOC 10 LV 151 17. Nghiên cứu đặc điểm và phân loại vi sinh vật tomhum 18. Chọn men cho sản xuất rượu KL 40 19. Nghiên cứu sản xuất rượu nho từ nấm men thuần chủng RV 40 20. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÂY DẤU DẦU LÁ NHẴN 21. LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHẾ TẠO KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH ĐIỆN HOÁ CỦA ĐIỆN CỰC 21 22. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI UVARIA L. HỌ NA (ANNONACEAE) 23. Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong dịch chiết từ đài hoa bụp giấm file word RE023 24. Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong quả mặc nưa 25. Nghiên cứu xử lý chất màu hữu cơ của nước thải nhuộm …bằng phương pháp keo tụ điện hóa 26. Nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết các vấn đề khó và mới về hoá hữu cơ trong sách giáo khoa hoá học ở Trung học phổ thông 27. Nghiên cứu chiết xuất pectin từ phế phẩm nông nghiệp, thực phẩm 28. Chiết xuất quercetin bằng chất lỏng siêu tới hạn từ vỏ củ Hành tây 29. Thành phần Hóa học và hoạt tính Kè bắc bộ pp 30. Nghiên cứu phương pháp giảm tạp chất trong rượu Etylic 31. Tối ưu hoá quá trình điều chế biodiesel từ mỡ cá tra với xúc tác KOHγAl2O3 bằng phương pháp bề mặt đáp ứng 32. Tối ưu hoá quá trình chiết ANTHOCYANIN từ bắp cải tím 33. Chiết xuất và tinh chế CONESSIN, KAEMPFEROL, NUCIFERIN từ dược liệu (Ko) RE033 34. Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước cho một số sông thuộc lưu vực sông Nhuệ sông Đáy 35. Xử lý suy thoái môi trường cho các vùng nuôi tôm (Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiến tiến, phù hợp xử lý suy thoái môi trường nhằm sử dụng bền vững tài nguyên cho các vùng nuôi tôm các tỉnh ven biển Bắc bộ và vùng nuôi cá Tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long) 36. Đánh giá học sinh dùng lý thuyết tập mờ, W813E0036 (Xây dựng một hệ thống thông tin hỗ trợ đánh giá học sinh dùng lý thuyết tập mờ) 37. Công nghệ lên men mêtan xử lý chất thải làng nghề“Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm và công nghệ lên men mêtan nước thải chế biến tinh bột sắn của một số làng nghề thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội” 38. Tính chất của xúc tác Fe2O3 biến tính bằng Al2O3(Tổng hợp và tính chất xúc tác của Fe2O3 được biến tính bằng Al2O3 và anion hóa trong phản ứng đồng phân hóa nankan”) 39. Tác động môi trường của việc thu hồi đất, Word, 5, E0039 “Đánh giá ảnh hưởng môi trường của việc thu hồi đất tại quận Tây Hồ, Hà Nội” 5 40. Không gian hàm thường gặp, W8, E40 (“Về một số không gian hàm thường gặp”. 41. Xác định hoạt chất trong thuốc kháng sinh, W 10, E41 (Nghiên cứu xây dựng phương pháp phổ hồng ngoại gần và trung bình kết hợp với thuật toán hồi quy đa biến để định lượng đồng thời một sốhoạt chất có trong thuốc kháng sinh thuộc họ βLactam” 42. Phát hiện vi khuẩn lao kháng đa thuốc bằng kỹ thuật sinh học phân tửW10.2E42 “Nghiên cứu phát hiện vi khuẩn lao kháng đa thuốc bằng kỹ thuật sinh học phân tử” 43. Động lực học của sóng biển, W12, E43. NGHIÊN CỨU ĐỘNG LỰC HỌC CỦA SÓNG SAU ĐỚI SÓNG ĐỔ TẠI BÃI BIỂN NHA TRANG 44. Xử lý chất thải tại nhà máy giấy hiệu quả, file word 13, E44 (NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA CÁC BỂ HIẾU KHÍ BẰNG CÁCH ĐIỀU CHỈNH DINH DƯỠNG THÍCH HỢP CHO VI KHUẨN ĐỐI VỚI HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY GIẤY 45. Định lượng Paraquat bằng phương pháp sắc ký lỏng, W14, E45. (Nghiên cứu định lượng Paraquat trong mẫu huyết tương người bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao) 46. Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường, W15, E46 “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc và các xã lân cận” 47. Giải pháp thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, W16, E47. “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” 48. Phức chất đa nhân của đất hiếm phối tử hữu cơ đa càng, W17, E48. “Phức chất đa nhân của đất hiếm và kim loại chuyển tiếp với một số phối tử hữu cơ đa càng” 49. Phép tính Xentơ và ứng dụng trong cơ học chất rắn (PHÉP TÍNH TENXƠ VÀ MỘT ỨNG DỤNG TRONG CƠ HỌC VẬT RẮN BIẾN DẠNG 50. Mô hình vật lý của Virut, W20, E50 51. Hệ Exciton trong dải băng Graphene, W22, E51. HỆ EXCITON TRONG DẢI BĂNG GRAPHENE 52. Phân tích biến đổi của gen CXCL12 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng, W23, E52. 53. Thành phần tinh dầu một số loài Bạch đàn (Eucalyptus) trồng ở Việt Nam, W26, E53.( Đánh giá đặc tính thành thành phần tinh dầu một số loài Bạch đàn (Eucalyptus) trồng ở Việt Nam và mối liên hệ của nó với một số vấn đề sinh thái môi trường điển hình’’) 54. Quy trình xử lý và tái sử dụng chất thải từ quá trình mài đá trong sản xuất đá nhân tạo 55. Xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn 56. Phân tích, đánh giá chất lượng nước sông 57. Tán xạ hạt nhân của các nơtron phân cực trên mặt tinh thể 58. Nghiên cứu điều kiện phân tích các sulfamit bằng phương pháp sắc ký Bùi minh Thái 59. Nghiên cứu, xác định mức độ tồn lưu chất độc da camdioxin và đánh giá hiệu quả thử nghiệm công nghệ Hóa Cơ xử lý dioxin K 60. ẢNH HƯỞNG CỦA CO2 ĐẾN KHẢ NĂNG HÒA TAN PHYTOLITH TRONG TRO RƠM RẠ 61. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và mô hình thuỷ văn thuỷ lực để thành lập bản đồ ngập lụt 62. PHÁT TRIỂN THIẾT bị PIN NHIÊN LIỆU TỪ VI SINH VẬT 63. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG 64. Ứng dụng bộ kít nhuộm hóa học tế bào để phân loại bệnh bạch cầu cấp theo tiêu chuẩn FAB 65. Định hướng nâng cao hiệu quả thu gom và xử ký nước thải đô thị k 66. Nghiên cứu tác dụng chống lại vi khuẩn kháng kháng sinh K 67. Nghiên cứu xây dựng và lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào chương trình đào tạo cho học sinh K 68. TỔNG HỢP VẬT LIỆU HẤP PHỤ CÓ TỪ TÍNH VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TÁCH LOẠI PHẨM MÀU AZO TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 69. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHÁNG NGUYÊN TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT VẮCXIN CÚM F. TOÁN PHỔ THÔNG 1. TUYEN TAP CAC DANG VUONG GOC TRONG KHONG GIAN 2. Luyện thi THPT Quốc gia môn Toán 500 câu có đáp án 3. Phân dạng Luyện thi THPT Quốc gia môn Toán 4. Bộ đề Trắc nghiệm Luyện thi THPT Quốc gia môn Toán 5. Chuyên đề Trắc nghiệm Luyện thi THPT Quốc gia môn Toán 6. Bộ đề Thi thử Trắc nghiệm THPT Quốc gia môn Toán 7. Bộ đề kiểm tra trắc nghiệm 1 tiết phút môn Toán lớp 12 8. Bài tập trắc nghiệm môn toán lớp 12, luyện thi THPT quốc gia tổng hợp rất nhiều P1 9. Bài tập trắc nghiệm môn toán lớp 12, luyện thi THPT quốc gia tổng hợp rất nhiều P2 10. Bài tập trắc nghiệm môn toán lớp 12, luyện thi THPT quốc gia tổng hợp rất nhiều P3 11. Bài tập trắc nghiệm môn toán Giải tích lớp 12, luyện thi THPT quốc gia P1 có đáp án 12. Bài tập trắc nghiệm môn toán Giải tích lớp 12, luyện thi THPT quốc gia P2 13. Phân dạng Bài tập trắc nghiệm môn toán lớp 12, luyện thi THPT quốc gia 14. Bài tập trắc nghiệm môn toán Hình học lớp 12, luyện thi THPT quốc gia. 15. Bài tập trắc nghiệm môn toán Hình học lớp 12, luyện thi THPT quốc gia có đáp án 16. Phân dạng Bài tập trắc nghiệm môn toán Hình học lớp 12, luyện thi THPT quốc gia 17. Đề Thi thử Trắc nghiệm THPT Quốc gia môn Toán 18. Đề Thi thử Trắc nghiệm THPT Quốc gia môn Toán có đáp án 19. Đề Thi thử Trắc nghiệm THPT Quốc gia môn Toán có giải chi tiết 20. Ôn tập Toán 12, luyện thi THPT Quốc gia 21. Phân dạng bài tập hình học 11 rất hay có giải chi tiết các dạng 22. Bài tập trắc nghiêm Toán 11 23. Đề trắc nghiệm toán đại số 12 dành cho kiểm tra 1 tiêt, 15 phút có đáp án G. LÝ PHỔ THÔNG 1. GIAI CHI TIET DE HOC SINH GIOI LY THCS 2. Chuyên đề luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý, có đáp án H. TOÁN ĐẠI HỌC, SAU ĐẠI HỌC 1. Bài tập Đại số Đại cương, NXB Giáo dục hay 2. Bài tập Đại số Đại cương có giải chi tiết hay 3. Bài tập đại số tuyến tính có giải chi tiết http:www.studyvn.comformulaviewthematic203?thematic_sub=208post_url=DETHIDAISO725 I. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TIỂU HỌC 1. SKKN cấp thành phố về nâng cao chất lượng dạy học thể dục ở Tiểu học 2. SKKN dạy học tiếng anh ở Tiểu học 3. SKKN đọc kể diễn cảm 4. SKKN nâng cao chất lượng dạy học môn Tin lớp 4, 5 J. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP THCS 1. Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học THCS 2. Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật Lý THCS lớp 6 http:quephong.violet.vnpresentlistcat_id1327614page3 K. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP THPT L. TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC NGÀNH Y 1. TÀI LIỆU ÔN THI VIÊN CHỨC Y TẾ QUY TRÌNH KỸTHUẬT CHUYÊN NGÀNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG http:kgmc.edu.vnNewsDetail.asp?ArtID=21446 2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHUYÊN NGÀNH CHÂM CỨU 3. TÀI LIỆU ÔN THI VIÊN CHỨC NGÀNH Y QUY TRÌNH KỸTHUẬT Y HỌC CỔ TRUYỀN 4. Bài giảng Y học Cổ truyền Tập 1 5. Đề cương ôn thi Lý thuyết viên chức Y tế 6. Đề cương ôn thi Thực hành viên chức Y tế Nhị Thập tứ hiếu (24 tấm gương hiếu thảo) là quyển sách không bao giờ cũ Bất kể trai hay gái khi đọc và có thể noi theo được một phần cũng là điều quá quý, đáng trân trọng cho mỗi gia đình, cho đất nước Ai thực hiện theo những tấm gương này sẽ là những hiền tài có ích cho xã tắc. Tu thân, tề gia, trị quốc, thiên hạ bình Bác sĩ giải đáp về chuyện ấy. Giáo dục giới tính là tài liệu rất cần thiết cho mọi lứa tuổi. Hy vọng tài liệu sẽ giúp chúng ta hiểu hơn, khỏe hơn và có cuộc sống hạnh phúc hơn. Những điềm báo tốt xấu bạn nên biết là tài liệu hay, làm phong phú thêm cuộc sống vốn dĩ muôn màu. Dẫu sao điều ta chưa kiểm chứng thì hãy cứ tin: Có cử có thiên, có kiên có lành Xuất phát từ quá trình tìm tòi, trao đổi tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng để có được tài liệu mình cần và đủ là một điều không dễ, tốn nhiều thời gian, vì vậy, với mong muốn giúp bạn, giúp mình tôi tổng hợp và chuyển tải lên để quý vị tham khảo. Qua đây cũng gởi lời cảm ơn đến tác giả các bài viết liên quan đã tạo điều kiện cho chúng tôi có bộ sưu tập này. Trên tinh thần tôn trọng tác giả, chúng tôi vẫn giữ nguyên bản gốc. Trân trọng.

Trang 1

SỞ Y TẾ -o0o -

ĐỀ CƯƠNG THI TUYỂN VIÊN CHỨC

MÔN THI: THỰC HÀNH

CHUYÊN NGÀNH:

- Y TẾ CÔNG CỘNG

- AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

- AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Biên soạn: - Ths Huỳnh Thị Tập

- Ths Lê Bá Cường

- ThS Vũ Hoàng Nam

NĂM 2017

Trang 3

PHẦN 1

Y TẾ CÔNG CỘNG

Trang 4

BÀI 1 QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN CỘNG ĐỒNG

MỤC TIÊU

1 Nêu được các khái niệm chẩn đoán cộng đồng

2 Trình bày được mục tiêu của chẩn đoán cộng đồng và phân biệt được chẩnđoán cộng đồng và chẩn đoán lâm sàng

3 Trình bày được các kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin cơ bản trong chẩnđoán vấn đề sức khỏe trong cộng đồng

4 Trình bày được các bước viết báo cáo một cuộc điều tra sức khỏe cộng đồng

NỘI DUNG

1 Khái niệm

1.1 Chẩn đoán cộng đồng

Mỗi cộng đồng đều có vấn đề sức khỏe riêng và cách tiếp cận lượng giá “vấn

đề sức khỏe” khác nhau Vì vậy, để xác định đúng các “vấn đề sức khỏe”, người y

sĩ cộng đồng phải sử dụng kỹ thuật chẩn đoán cộng đồng

Chẩn đoán cộng đồng nhằm mô tả sự phân bố đặc trưng của sức khỏe cộngđồng và có thể phát hiện ra những yếu tố nguy cơ của chúng, từ đó cho phép ta xácđịnh được những nhóm người có nguy cơ cao với một số bệnh nào đó, những sựkiện quan trong (sống, chết) hoặc hành vi sức khỏe liên quan đến các dịch vụ y tế

1.2 Chẩn đoán lâm sàng (chẩn đoán cá nhân)

Khi xác định vấn đề sức khỏe cho một cá nhân, người ta dùng cách chẩn đoánlâm sàng

2 Mục tiêu của chẩn đoán cộng đồng và phân biệt được chẩn đoán cộng đồng, chẩn đoán lâm sàng

2.1 Mục tiêu của chẩn đoán cộng đồng

- Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng

- Mô tả tình trạng sức khỏe của cộng đồng và các yếu tố nguy cơ

- Mô tả chiều hướng sức khỏe cộng đồng

- Mô tả sử dụng dịch vụ y tế

Trang 5

- Đánh giá hiệu quả các chương trình can thiệp cộng đồng và sự tham gia của cộngđồng trong các chương trình y tế.

- Cung cấp thông tin cho việc xây dựng các chính sạch y tế hoặc lập kế hoạch canthiệp cộng đồng

2.2 Phân biệt được chẩn đoán cộng đồng và chẩn đoán lâm sàng

- Chẩn đoán lâm sàng

- Chẩn đoán cộng đồng

Tiêu chí Chẩn đoán lâm sàng Chẩn đoán cộng đồng

Mục đích Xác định bệnh Xác định vấn đề tồn tại

Mối quan hệ Cán bộ y tế- người bệnh Cán bộ y tế- cộng đồng

Ai đến với ai Người bệnh đến với cán

bộ y tế

Cán bộ y tế đến với cộngđồng

Phương pháp Khám, xét nghiệm Điều tra, khám, xét

nghiệm

Điểm kết thúc Người bệnh khỏi, giảm,

tàn tật hoặc chết

Suốt đời, lâu dài, khôngkết thúc

Khám bệnh

Xét nghiệm Chẩn đoán bệnh

Sổ sách Điều tra đoán cộng Chẩn

đồng

Nói chuyện

với cộng đồng

Hỏi bệnh

Trang 6

2.2.4 Các bước thực hiện chẩn đoán cộng đồng

Ví dụ

Mục tiêu Xác định vấn đề trong CSSKBMTE của Cộng đồng

Chỉ số cần thu

thập

- Số bà mẹ được khám thai đủ 3 lần khi mang thai

- Tỷ lệ tai biến sản khoa

- Tỷ lệ bà mẹ được khám trong tuần đầu sau sinh

- Số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ

- Các hoạt động CSSKBMTE tại tuyến xã

- Các khó khăn của hoạt động CSSKBMTE tuyến xã

Kỹ thuật thu thập

- Sổ sách, báo cáo…

- Phỏng vấn bà mẹ có con dưới 1 tuổi

- Thảo luận nhóm với bà mẹ có con dưới 1 tuổi

- Thảo luận nhóm với nhân viên y tế xã

Xử lý và phân tích thông tin

Viết báo cáo

Trang 7

3 Các kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin cơ bản trong chẩn đoán vấn đề sức khỏe trong cộng đồng

5 Thảo luận nhóm Hướng dẫn thảo luận nhóm

6 Khám, đo, xét nghiệm Bệnh án, bảng kiểm, mẫu

3.1 Hồi cứu sử dụng tư liệu sẵn có

Còn gọi là số liệu thứ cấp Là những dữ kiện đã được thu thập sẵn từ trướcbởi những viện, cơ quan, bệnh viện, trạm y tế,… Qua các bệnh án, báo cáo, sổ ghichép, văn bản,…Tính giá trị của những dữ kiện thứ cấp thường là thấp, vì chúng đãđược thu thập không nhằm mục đích nghiên cứu, do đó, không sát hợp với nhữngđịnh nghĩa biến số Ngoài ra, những nguồn dữ kiện thứ cấp không có sẵn những dữkiện mà người nghiên cứu cần

Đây là phương pháp đơn giản, nhiều thông tin, kinh tế nhất Tuy nhiên, cầnxem xét độ tin cậy của các dữ kiện, và luôn luôn ghi nhớ rằng những dữ kiệnthường được thu thập không nhằm mục đích nghiên cứu Công cụ được sử dụng lànhững biểu mẫu

3.2 Phỏng vấn hộ gia đình

Là phương pháp tốt nhất và thường là phương pháp tư duy nhất để thu thập

dữ kiện Có thể phỏng vấn trực tiếp hoặc qua người đại diện Những hình thứcphỏng vấn thường được sử dụng là phỏng vấn trực tiếp; phỏng vấn gián tiếp quađiện thoại, phỏng vấn bằng thư, email,….; Phỏng vấn sâu; Hỏi bệnh khai thác triệuchứng

Kỹ năng giao tiếp cơ bản

Thái độ:

Trang 8

- Sau khi đặt câu hỏi nên im lặng để đối tượng suy nghĩ, trả lời

- Nhìn vào mắt người trả lời

- Yên lặng khi người được phỏng vấn nói

- Thể hiện đang nghe (ánh mắt, cử chỉ, dáng điệu, câu hỏi)

Khuyến khích:

- Động viên, làm cho người nói cảm thấy tự tin

- Khi đối tượng trả lời, nếu chưa rõ ý cần hỏi lại: “Có phải chị nói là…?”

- Tránh để đối tượng đi lan man

Lưu ý trong phỏng vấn hộ gia đình

Trước khi đến hộ gia đình:

- Phải hiểu rõ mục đích của phỏng vấn

- Nội dung cuộc phỏng vấn, từng câu hỏi

Trang 9

- Giới thiệu mục đích phỏng vấn

- Đề nghị đối tượng tham gia nghiên cứu

- Tránh các yếu tố gây nhiễu: quá ồn, nhiều người xung quanh

Lưu ý trong phỏng vấn hộ gia đình

- Đọc chính xác và đầy đủ các nội dung trong bộ câu hỏi à không thay đổi,không thêm nội dung

- Nếu đối tượng không hiểu: hỏi xem họ đã nghe rõ câu hỏi chưa?

- Một số thuật ngữ có thể làm đối tượng khó hiểu:

o Hỏi xem họ có từ nào không hiểu không

o Giải thích, đọc lại câu hỏi/hướng dẫn một lần nữa

o Khi hỏi xongà để đối tượng có thời gian suy nghĩ và trả lời, nếu im lặng kéodàià hỏi xem có hiểu và cần giải thích gì thêm không?

- Lắng nghe đối tượng chăm chú

- Ghi chép đầy đủ câu trả lời cho từng câu hỏi

- Đối tượng có thể đặt câu hỏi

- Nếu có câu hỏi mà không biết à nói không biết

- Lưu ý các bước chuyển câu

- Kiểm tra tất cả câu hỏi đã được điền đầy đủ

- Giải đáp một số câu hỏi (khả năng)

- Cảm ơn và chào hộ gia đình

3.3 Quan sát trong cộng đồng

3.3.1 Quan sát trực tiếp (quan sát không tham gia)

Quan sát trực tiếp bao gồm cả việc quan sát một hiện tượng, một sự kiện, mộtquá trình hay một đối tượng cụ thể trong hoàn cảnh tự nhiên của nó Nó thườngđược phối hợp với các nguồn số liệu khác như phỏng vấn tập thể hay phỏng vấn cá

nhân Việc khảo sát ngắn ngày(2-5 ngày) có thể đủ để đưa ra kết luận tốt về cấu

trúc hạ tầng, các điều kiện sinh thái, mùa màng, đất đai môi trường, những vấn đềgiới tính và sự lãnh đạo của cộng đồng trong các vùng nông thôn Quan sát trựctiếp có thể là rất có lợi cho việc đánh giá ban đầu về chất lượng cuộc sống và cácnhu cầu quan trọng cũng như các vấn đề tồn tại ở các nhóm người khác nhau trong

Trang 10

cộng đồng nông thôn Trong quá trình đi thăm các hộ gia đình cố gắng quan sátthêm các vấn đề sau:

- Quan sát hành động và các phản ứng của người được phỏng vấn, so sánh giữalời nói và hành động của họ

- Quan sát người mẹ chuẩn bị thức ăn cho trẻ Việc nấu nướng có hợp vệ sinh haykhông? Thức ăn là những gì?

- Thái độ của mẹ với trẻ: đặc biệt khi trẻ ốm Các biểu hiện âu yếm, từ chối…

- Ai cho trẻ ăn và ăn bằng gì? (bát, đĩa hay bằng tay)

- Các bà mẹ cho trẻ uống thuốc

- Các quan hệ trong gia đình? Ai là người quyết định trong kinh tế, trong việcchăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình

- Các điều kiện chung của hộ gia đình (nhà cửa, vệ sinh, nước, ăn, chuồng giasúc…)

- Quan sát trực tiếp phải mang tính hệ thống, phải dựa vào các câu hỏi và phiếuđiều tra đã được chuẩn bị từ trước Đây là một phương pháp thu thập số liệu tươngđối nhanh Số liệu được tập hợp ngay trong đợt nghiên cứu ngắn ngày, thườngxuyên Quan sát trực tiếp có thể được thực hiện bởi một cán bộ nhưng thôngthường là do một nhóm cán bộ thuộc nhiều ngành tiến hành sẽ thu được kết quả tốt

và đúng đắn hơn

Quan sát trực tiếp dùng trong các trường hợp sau:

- Phát hiện các thông tin về sinh thái, mùa màng và định cư, sử dụng đất… cácloại thông tin này được thu thập qua quan sát trực tiếp và được trình bày dưới dạngbiểu đồ, đánh dấu trên sơ đồ…

- Phát hiện các thông tin về cấu trúc hạ tầng (đường xá, nhà cửa, cung cấpnước…) và khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng (dịch vụ y tế, trường học, nhàđiều dưỡng…)

- Phát hiện các loại thông tin cần thiết khác: Trong công nghiệp (công cụ mới, hạtgiồng mới), các chức năng và hoạt động của các dịch vụ nhà nước (vay vốn)

Ưu điểm

- Quan sát đối tượng cho phép nghiên cứu đối tượng thực tế hay một quá trình

Trang 11

trong điều kiện tự nhiên của nó Cho phép nghiên cứu cảm nhận trực tiếp các sựvật hiện tượng.

- Quan sát trực tiếp có thể đưa ra những điều kiện về kinh tế, các đặc trưng về mốiquan hệ con người, thái độ và ứng xử của con người mà những vấn đề này ngườiđược phỏng vấn không biết, không muốn hoặc không có khả năng mô tả

- Hỗ trợ hay củng cố thêm độ chính xác, tin cậy của các thông tin thu thập từ cáccuộc phỏng vấn

- Rẻ tiền và nhanh chóng thu được kết quả

Hạn chế

- Các kết quả quan sát, đặc biệt là các hiện tượng xã hội rất dễ bị thiếu kháchquan, ngộ nhận khi nhà nghiên cứu từ nơi khác đến với một thời gian rất ngắn Đểkhắc phục hạn chế này, nhóm nghiên cứu phải có kiến thức tốt về hệ thống văn hóa

và xã hội của cộng đồng

- Các quan sát trực tiếp có thể bị sai lệch do các sai số chọn mẫu, khi mẫu đại diệnchọn nam giới có trình độ học vấn cao hơn, nữ giới có trình độ học vấn thấp hơn, ởnơi xa trung tâm…Các nhóm người và khu vực nghiên cứu phải được lựa chọnmột cách kỹ càng để tránh các sai lệch này

- Các kết quả của quan sát trực tiếp cũng có thể bị sai hay không đầy đủ nếu nhưkhông cân nhắc yếu tố mùa trong năm Nếu có thể nên làm bốn mùa trong năm

- Sự có mặt của người quan sát có thể ảnh hưởng đến kết quả quan sát

Trang 12

Yêu cầu về chất lượng của người nghiên cứu

Nhà quan sát thường phải có trình độ nhất định về lĩnh vực cần quan sát Họ phải biết:

- Về nơi nghiên cứu, ngôn ngữ của địa phương

- Thời gian cần thiết cho quan sát

Quan sát trực tiếp thường được phối hợp với một số phương pháp thu thậpthông tin khác (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm) Thời gian cần thiết phụ thuộc vàochủ đề quan sát

Nếu là nghiên cứu phối hợp thông thường cần vài ngày hay một tuần Nếu chỉtiến hành quan sát thì cần 1 tuần để đọc tài liệu, chuẩn bị hậu cần và cụ thể hóa các

bộ câu hỏi, các phương tiện nghiên cứu, 2 tuần để quan sát và viết báo cáo

Viết báo cáo

Để bổ sung các báo cáo chính, nhóm nghiên cứu phải cung cấp trên thông tin:

- Tiêu chuẩn lựa chọn vùng, đối tượng, sự kiện hay quá trình quan sát trực tiếp

- Các mẫu phiếu quan sát và các tài liệu cần thiết khác

- Các bản ghi chép thực địa

3.3.2 Quan sát tham gia

Để sử dụng phương pháp này, một nhà nghiên cứu hay một nhóm nhỏ các nhànghiên cứu sử dụng thời gian (thường là 1 hay nhiều năm) làm việc, tại cộng đồng.Một trong những mục đích chính là hiểu biết kỹ càng, sâu sắc về các mối quan hệ

xã hội, thái độ và ứng xử của người dân tại khu vực nghiên cứu Các nhà nghiêncứu quan sát các ghi chép hàng ngày

Phương pháp quan sát tham gia là một quá trình tổng hợp bao gồm: đọc tàiliệu, xem xét, nghe, hỏi, quan sát phân tích Nhà nghiên cứu cũng phải thườngxuyên xem xét, cân nhắc kỹ trước giả thuyết được đưa ra bởi các quan sát thực tế.Việc phân tích được tiến hành trong suốt quá trình nghiên cứu thực địa Các giảthuyết được đưa ra có thể xem xét lại hoặc phát triển sâu hơn nữa thông qua cácquan sát thực tế

Ứng dụng của phương pháp quan sát tham gia

Phương pháp này phù hợp trong các lĩnh vực sau:

Trang 13

- Xem xét mối quan hệ xã hội và tác động qua lại

- Quyền và nghĩa vụ sử dụng đất

- Sử dụng lao động và phân phối sản phẩm, tiền lương

- Mô tả sự kiện và động lực phát triển của một quá trình

- Nghiên cứu về quyền lực, ảnh hưởng đến sự lãnh đạo, hoàn cảnh xã hội của cácmối quan hệ, các quá trình và các sự kiện xảy ra trong cộng đồng

Ngoài ra, phương pháp này có thể được sử dụng trong:

- Lập kế hoạch nhằm huy động được các nhóm của cộng đồng tham gia vào dự

án, hiểu được các mối quan hệ xã hội, sử dụng đất đai, phân phối sản phẩm vànhiệm vụ, chức năng, hoạt độc của các tổ chức( chính quyên/ đoàn thể)

- Bắt đầu hay hỗ trợ cho các tổ chức trong quá trình thực hiện dự án

- Đánh giá hiệu quả, phân tích quyền lợi, tính bền vững của dự án

- Cần nhiều thời gian để thực hiện

- Không suy rộng cho các vùng địa lý khác Chỉ cung cấp thông tin có giá trị chomột cộng đồng xác định

- Không đưa ra các số lượng chính xác, thời điểm xuất hiện các hiện tượng, mốiliên quan giữa các hiện tượng

Yêu cầu chất lượng của người nghiên cứu

- Phải có hiểu biết và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu này

- Có đủ kinh nghiệm, hiểu biết vùng nghiên cứu

Trang 14

- Có khả năng tiếp xúc, làm việc với nhân dân, cán bộ địa phương

- Thông thường chỉ có một nhà nghiên cứu thực hiện quan sát, nhưng nếu có cảmột nhóm quan sát cũng rất tốt, có thể kiểm tra chéo chất lượng thông tin

Thời gian cần thiết

- Một năm hay lâu hơn trong nghiên cứu khoa học

- 2-3 tháng trong các dự án phát triển

Viết báo cáo

Cùng với viết báo cáo chính, các thông tin cần phải trình bày:

- Tiêu chuẩn lựa chọn khu vực nghiên cứu, sự kiện, người được quan sát và sốngười được quan sát Các bản hướng dẫn quan sát

- Những tiêu chuẩn, kỹ thuật của cuộc điều tra định lượng đi kèm (nếu có)

- Các kết quả phỏng vấn, quan sát hay nhất

- Các nội dung quan sát chính

- Thang đánh giá: có/ không, tốt/ khá/ kém, theo mức độ 0-2, 1-3, vv

- Thảo luận nhóm được thực hiện khi:

+ Muốn làm sáng tỏ, kiểm chứng lại các thông tin được thu thập từ các kỹ thuật thu thập thông tin khác

+ Làm rõ bản chất của vấn đề: nguyên nhân, lý do, tại sao, như thế nào

Trang 15

+ Giải thích đầy đủ cho một nghiên cứu định lượng

+ Có được ý tưởng ban đầu về vấn đề mới (thái độ, suy nghĩ, hành vi)

+ Chia sẽ thông tin, học tập theo nhóm

3.4.1 Bản chất của thảo luận nhóm

- Không phải là buổi giảng bài

- Người điều phối thảo luận nhóm chỉ đóng vai trò đặt câu hỏi và lắng nghe

- Trọng tâm nằm ở việc các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến xungquanh câu hỏi được đặt ra

- Là một quá trình tương tác ý kiến giữa các thành viên trong nhóm nhằm pháthiện, tìm ra bản chất của vấn đề

3.4.2 Thành phần tham gia thảo luận nhóm

- Nhà nghiên cứu: người điều phối cuộc thảo luận nhóm ( người quan tâm và cócâu hỏi về một vấn đề nào đó)

- Thư ký: trợ giúp cho cuộc thảo luận nhóm, quan sát

- Thành viên tham gia thảo luận nhóm: người cung cấp thông tin

3.4.3 Yêu cầu đối với đối tượng tham gia thảo luận nhóm

- Số lượng người tham gia: 6-10 người

- Trong một nhóm TLN, các thành viên phải tương đồng về đặc điểm nào đó liênquan tới vấn đề nghiên cứu ( tuổi, giới, đặc điểm kinh tế, chức vụ, )

Ví dụ: Các bà mẹ mang thai (tương đồng) và liên quan đến vấn đề quan tâm là dinhdưỡng cho bà mẹ mang thai

3.4.4 Các bước thực hiện cho một cuộc thảo luận nhóm

Chuẩn bị

- Xác định mục tiêu và các chủ đề của thảo luận nhóm (chủ đề thảo luận phảiđược nhóm nghiên cứu chuẩn bị trước, viết thành bản còn gọi là “Lược đồ thảoluận”, lược đồ này nêu lên những vấn đề chính thuộc chủ đề cần được thảo luận,cho mỗi vấn đề, phải đưa ra mục tiêu cần đạt được và các câu hỏi để đạt được mụctiêu đó

- Phát triển các nội dung trọng tâm cần đặt câu hỏi trong thảo luận nhóm (câu hỏithăm dò) Từ các câu hỏi này, thành viên sẽ thảo luận sâu vào vấn đề

Trang 16

- Xác định đối tượng, người điều hành, thư ký.

- Xác định các tiêu chí về địa điểm thảo luận nhóm

- Chuẩn bị công cụ thu thập thông tin (giấy, bút, máy ghi âm)

Tiến hành

- Sắp xếp ngồi theo vòng tròn

- Vẽ sơ đồ chỗ ngồi các thành viên và mã hóa

- Chào hỏi, giới thiệu người hướng dẫn, người quan sát và người tham dự

- Giới thiệu mục tiêu của buổi thảo luận

- Giới thiệu phương pháp, nguyên tắc thảo luận

- Đề nghị tham gia nghiên cứu (đồng thuận nghiên cứu)

Những nguyên tắc trong thảo luận nhóm:

- Mọi người đều có cơ hội đóng góp ý kiến

- Không có ý kiến đúng sai

- Bảo mật thông tin thảo luận nhóm

- Có quyền từ chối những câu hỏi không muốn trả lời

- Chia sẽ tối đa hiểu biết

- Không thảo luận nhóm cá nhân

- Không nghe điện thoại di động

Những việc nên làm trong tiến hành thảo luận nhóm

- Tạo cơ hội cho tất cả nêu ý kiến quan điểm

- Thái độ trung lập, không đưa ra ý kiến cá nhân

- Để từng người phát biểu: tôn trong mọi ý kiến

- Động viên, khích lệ mọi người thảo luận

- Chủ động quan sát diễn biến

- Tập trung vào vấn đề đã chuẩn bị

- Dùng từ ngữ thông thường, hình ảnh minh họa

- Tóm tắt trước khi chuyển câu hỏi

- Cần chuyển câu hỏi thảo luận trước khi cuộc thảo luận lắng xuống

Những việc nên tránh trong tiến hành thảo luận nhóm

- Lan man

Trang 17

- Trùng lấp

- Một số lấn át một số khác

- Căng thẳng do các ý kiến bất hòa

- Phê phán, chỉ trích

- Người hướng dẫn nói nhiều

- Phân bố thời gian không cân đối

- Quá dài, không nên quá 1g30

Kết thúc thảo luận nhóm

- Khi nào kết thúc thảo luận nhóm?

- Tóm tắt

- Cảm ơn

- Tiếp tục trao đổi nếu cần

- Tạo điều kiện hỗ trợ đối tượng

Câu hỏi thảo luận nhóm

- Phân bố các khu vực cụm dân cư trên địa bàn xã hiện nay như thế nào?

- Các vấn đề sức khoẻ nổi cộm hiện nay tại xã nhà là gì?

- Các yếu tố ảnh hưởng (nguyên nhân)?

- Giải pháp cho các vấn đề tồn tại là gì?

5 Các bước viết báo cáo một cuộc điều tra sức khỏe cộng đồng

Thông thường một báo cáo điều tra sức khỏe cần có các phần cơ bản sau:

5.1 Tóm tắt báo cáo

Phần này được viết ngắn gọn rõ ràng khoảng 1-2 trang bao gồm các nội dungsau:

- Lý do tiến hành nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu

Trang 18

- Lý do tại sao nghiên cứu vấn đề này

- Những vấn đề còn tồn tại

- Kết quả nghiên cứu trước đó

- Các phương pháp đã được áp dụng để nghiên cứu vấn đề này

- Tiến hành nghiên cứu để giải quyết vấn đề gì?

5.3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu cần viết ngắn gọn, rõ ràng, nêu được đầy đủ nội dung nghiên cứusao cho mục tiêu được thể hiện thật cụ thể, có thể đo đếm được, có thể thực hiệnđược và có tính thời gian

5.4 Phương pháp nghiên cứu

Nếu có phương pháp nghiên cứu đúng thì kết quả nghiên cứu sẽ đúng và sốliệu thu được có độ tin cậy cao Sau đây là một số nội dung cơ bản của phươngpháp nghiên cứu:

- Địa điểm nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu

+ Cỡ mẫu

+ Các nghiên cứu viên

+ Kỹ thuật thu thập thông tin

+ Công cụ sử dụng cho thu thập thông tin

+ Quy trình nghiên cứu

+ Các biện pháp khống chế sai số

+ Thời gian nghiên cứu

+ Phương pháp xử lý số liệu

5.5 Kết quả nghiên cứu

Nêu bật trong báo cáo của bạn những phát hiện chính từ kết quả nghiên cứu

Ví dụ

- Tình hình sức khỏe, bệnh tật của cộng đồng

- Những yếu tố liên quan ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe và bệnh tật

- Phong tục tập quán hoặc những thói quen có liên quan đến sức khỏe

Trang 19

- Hệ thống y tế và thói quen tìm kiếm dịch vụ y tế,

- Danh sách những người tham gia vào nghiên cứu

- Danh sách những người đã tham gia các cuộc thảo luận nhóm

- Các biểu mẫu thu thập thông tin

Trang 20

BÀI 2 KỸ THUẬT VÀ CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN SỐ LIỆU

MỤC TIÊU

1 Trình bày được các kỹ thuật thu thập thông tin trong điều tra sức khỏe tại cộng đồng

2 Trình bày được công cụ thu thập số liệu

3 Trình bày được phương pháp soạn một bộ câu thu thận số liệu

NỘI DUNG

Để xác định các dữ kiện cần thu thập cho một nghiên cứu hay điều tra về mộtvấn đề sức khỏe, cần phải có danh sách liệt kê và định nghĩa các biến số Đây làmột danh sách tập hợp những biến số mà nghiên cứu cần khảo sát và phải được đolường như thế nào để kết quả có thể trả lời được những câu hỏi nghiên cứu

1 Các kỹ thuật thu thập số liệu

1.1.Quan sát

Quan sát là một kỹ thuật chọn lựa thông tin một cách có hệ thống qua quansát và ghi nhận những sự vật, hiện tượng, các cách ứng xử, cách phản ứng, các đặctrưng của cuộc sống.Trong y tế công cộng, quan sát giúp nhận biết các cách ứng xửcủa một số thành viên trong cộng đồng từ mẫu đã chọn để suy rộng ra cho toàn thểcộng đồng đó Trong điều kiện các cộng đồng nhỏ có thể không chọn mẫu mànghiên cứu tất cả các cá thể

- Quan sát trực tiếp bao gồm cả việc quan sát một hiện tượng, một sự kiện, mộtquá trình hay một đối tượng cụ thể trong hoàn cảnh tự nhiên của nó Nó thườngđược phối hợp với các nguồn số liệu khác như phỏng vấn tập thể hay phỏng vấn cá

nhân Việc khảo sát ngắn ngày(2-5 ngày) có thể đủ để đưa ra kết luận tốt về cấu

trúc hạ tầng, các điều kiện sinh thái, mùa màng, đất đai môi trường, những vấn đềgiới tính và sự lãnh đạo của cộng đồng trong các vùng nông thôn Quan sát trựctiếp có thể là rất có lợi cho việc đánh giá ban đầu về chất lượng cuộc sống và cácnhu cầu quan trọng cũng như các vấn đề tồn tại ở các nhóm người khác nhau trong

Trang 21

cộng đồng nông thôn Trong quá trình đi thăm các hộ gia đình cố gắng quan sátthêm các vấn đề sau:

+ Quan sát hành động và các phản ứng của người được phỏng vấn, so sánh giữa lờinói và hành động của họ

+ Quan sát người mẹ chuẩn bị thức ăn cho trẻ Việc nấu nướng có hợp vệ sinh haykhông? Thức ăn là những gì?

+ Thái độ của mẹ với trẻ: đặc biệt khi trẻ ốm Các biểu hiện âu yếm, từ chối…+ Ai cho trẻ ăn và ăn bằng gì? (bát, đĩa hay bằng tay)

+ Các bà mẹ cho trẻ uống thuốc

+ Các quan hệ trong gia đình? Ai là người quyết định trong kinh tế, trong việcchăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình

+ Các điều kiện chung của hộ gia đình (nhà cửa, vệ sinh, nước, ăn, chuồng giasúc…)

+ Quan sát trực tiếp phải mang tính hệ thống, phải dựa vào các câu hỏi và phiếuđiều tra đã được chuẩn bị từ trước Đây là một phương pháp thu thập số liệu tươngđối nhanh Số liệu được tập hợp ngay trong đợt nghiên cứu ngắn ngày, thườngxuyên Quan sát trực tiếp có thể được thực hiện bởi một cán bộ nhưng thôngthường là do một nhóm cán bộ thuộc nhiều ngành tiến hành sẽ thu được kết quả tốt

và đúng đắn hơn

Quan sát trực tiếp dùng trong các trường hợp sau:

+ Phát hiện các thông tin về sinh thái, mùa màng và định cư, sử dụng đất… cácloại thông tin này được thu thập qua quan sát trực tiếp và được trình bày dưới dạngbiểu đồ, đánh dấu trên sơ đồ…

+ Phát hiện các thông tin về cấu trúc hạ tầng (đường xá, nhà cửa, cung cấpnước…) và khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng (dịch vụ y tế, trường học, nhàđiều dưỡng…)

- Phát hiện các loại thông tin cần thiết khác: Trong công nghiệp (công cụ mới, hạtgiồng mới), các chức năng và hoạt động của các dịch vụ nhà nước (vay vốn)

Ưu điểm

+ Quan sát đối tượng cho phép nghiên cứu đối tượng thực tế hay một quá trình

Trang 22

trong điều kiện tự nhiên của nó Cho phép nghiên cứu cảm nhận trực tiếp các sựvật hiện tượng.

+ Quan sát trực tiếp có thể đưa ra những điều kiện về kinh tế, các đặc trưng về mốiquan hệ con người, thái độ và ứng xử của con người mà những vấn đề này ngườiđược phỏng vấn không biết, không muốn hoặc không có khả năng mô tả

+ Hỗ trợ hay củng cố thêm độ chính xác, tin cậy của các thông tin thu thập từ cáccuộc phỏng vấn

+ Rẻ tiền và nhanh chóng thu được kết quả

Hạn chế

+ Các kết quả quan sát, đặc biệt là các hiện tượng xã hội rất dễ bị thiếu kháchquan, ngộ nhận khi nhà nghiên cứu từ nơi khác đến với một thời gian rất ngắn Đểkhắc phục hạn chế này, nhóm nghiên cứu phải có kiến thức tốt về hệ thống văn hóa

và xã hội của cộng đồng

+ Các quan sát trực tiếp có thể bị sai lệch do các sai số chọn mẫu, khi mẫu đại diệnchọn nam giới có trình độ học vấn cao hơn, nữ giới có trình độ học vấn thấp hơn, ởnơi xa trung tâm…Các nhóm người và khu vực nghiên cứu phải được lựa chọnmột cách kỹ càng để tránh các sai lệch này

+ Các kết quả của quan sát trực tiếp cũng có thể bị sai hay không đầy đủ nếu nhưkhông cân nhắc yếu tố mùa trong năm Nếu có thể nên làm bốn mùa trong năm.+ Sự có mặt của người quan sát có thể ảnh hưởng đến kết quả quan sát

+ Người nghiên cứu nhập cuộc như những đối tượng mà họ quan sát Ví dụ, muốnbiết phản ứng của bệnh nhân với tình hình phục vụ trong bệnh phòng, nghiên cứuviên đóng giả như một bệnh nhân, hoà mình trong cộng đồng bệnh nhân tại đó vàlắng nghe, quan sát xem ứng xử của bệnh nhân ra sao ( phản ứng gì, chấp nhận hayhài lòng… )

- Người nghiên cứu đứng ngoài quan sát, lắng nghe Ví dụ, nghiên cứu viên quansát các hành vi của đối tượng nghiên cứu hay quan sát thực trạng của các côngtrình vệ sinh, quy trình sản xuất

Khi quan sát, người ta cần đến các công cụ như bảng kiểm, các phương tiệnnghe nhìn (chụp ảnh, quay video, ghi âm) Trong đánh giá điều kiện vệ sinh, người

Trang 23

ta cần đến các thiết bị lấy mẫu, phương tiện đo lường yếu tố ô nhiễm, mức độ ônhiễm đất , nước, không khí, thực phẩm về các chỉ tiêu phân tích trong phòng thínghiệm và ngoài hiện trường các yếu tố vật lý , hoá học, vi sinh vật

Trong nghiên cứu cộng đồng, quan sát còn được áp dụng trong trường hợpđánh giá việc tuân thủ những thao tác hành nghề của nhân viên y tế Ví dụ: khiđánh giá kỹ năng của nữ hộ sinh khi tiến hành khám thai, nghiên cứu viên quan sát

nữ hộ sinh khi họ khám thai, dựa vào bảng kiểm soạn sẵn để ghi chép những thaotác nào được thực hiện, không được thực hiện, những thao tác nào sai, mức độ saisót và thao tác thừa…

Quan sát các công trình vệ sinh, cảm quan nguồn nước, mẫu nước, các loạithực phẩm bán trong quầy hàng, quan sát tình trang cơ sở vật chất, tủ thuốc củatrạm y tế cơ sở…cũng là những trường hợp rất thường áp dụng

Quan sát có thể chủ động (dựa theo bảng kiểm) và cũng có thể vừa chủ độngvừa bị động, hoặc hoàn toàn thụ động Các phương tiện ghi âm, ghi hình giúp choviệc quan sát khác quan hơn và dễ dàng hơn khi ghi nhận và phân tích kết quả Tuynhiên, quan sát cũng có những nhược điểm Ví dụ, khi quan sát người nữ hộ sinhkhám thai, đối tượng quan sát (nữ hộ sinh) sẽ cố gắng thực hiện các thao tác “đúngsách” nhất, trong khi đó, thường ngày họ đã bỏ qua một số công đoạn cần thiết

1.2 Vấn đáp đối tượng nghiên cứu là con người (phỏng vấn, hỏi, nghe và ghi chép).

Vấn đáp là kỹ thuật thu thập thông tin qua hỏi để nhận được câu trả lời của một cá nhân hay một nhóm đối tượng

Cách đặt câu hỏi như thế nào không thôi chưa đủ, phải biết lắng nghe, biết ghinhận các câu trả lời và nhạy cảm với thái độ trả lời, các phản ứng của đối tượng.Thiết bị ghi âm có thể là một công cụ tốt, bổ sung cho ghi chép, đặc biệt là trongphỏng vấn nhóm Vấn đáp là kỹ thuật thu nhận thông tin rất linh hoạt, song cũng

dễ trở thành tuỳ tiện và khó kiểm soát cả trong nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứusức khoẻ cộng đồng

Vấn đáp có thể thực hiện qua các hình thức sau:

Trang 24

- Hỏi đáp trực tiếp với từng cá nhân, đối tượng bằng bộ câu hỏi soạn sẵn.

- Hỏi đáp gián tiếp bằng bộ câu hỏi gửi qua thư, phiếu gửi tự điền, gián tiếp quađiện thoại hoặc qua thư điện tử (E-mail)

- Hỏi đáp qua thảo luận nhóm trọng tâm hoặc bằng các kỹ thuật tiếp cận nhanhcộng đồng

- Hỏi đáp qua phỏng vấn sâu

1.3 Hồi cứu, sử dụng các tư liệu sẵn có

Rất nhiều đề tài nghiên cứu có sử dụng tư liệu sẵn có như: Các báo cáo định

kỳ, bệnh án, sổ khám chữa bệnh, các kết quả xét nghiệm, các báo cáo tổng kếthoạt động y tế, hoạt động khoa học , các công trình nghiên cứu trước đó…Rất nhiều nguồn tư liệu sẵn có với thông tin rất quý bị bỏ phí, song cũng rất nhiều

tư liệu sẵn có được sử dụng không có hệ thống, không kiểm soát được chất lượngthông tin sẵn có và sử dụng một cách tuỳ tiện

Đối với nghiên cứu tình hình sức khoẻ cộng đồng và y học dự phòng có Khá nhiều các bài viết tổng quan cần đến các tư liệu sẵn có Cũng không ít cácnghiên cứu chỉ dựa vào các tư liệu sẵn có như: phân tích tình hình bệnh tật và tửvong qua sổ sách ghi chép của bệnh viện, cơ sở y tế Có những tư liệu sẵn có dochính người nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu ghi chép, lưu trữ từ trước khi có dựđịnh nghiên cứu Có những tư liệu hoàn toàn của người khác, cơ quan khác Mộtnét chung là các thông tin từ đây chưa có tổ chức từ trước, nên độ tin cậy bị giớihạn Các tiêu chuẩn ghi nhận và lưu trữ chưa rõ ràng, có thể không thống nhất.Nhiều số liệu có, song không đầy đủ, hoặc không biết có đầy đủ hay không Một số

tư liệu chỉ cung cấp tử số, không có mẫu số để tính toán các tỷ lệ Rất nhiều yếu tốtác động làm cho việc lưu trữ, ghi nhận, chất lượng số liệu khác nhau, khó lượnghoá mức độ tin cậy Vì vậy, khi thu thập số liệu cần có các biện pháp khống chếcác sai sót

Một trong những cách hạn chế sai sót khi sử dụng tư liệu sẵn có, đó là phảidựa trên các biểu mẫu thu thập thông tin thống nhất cả về cấu trúc mẫu, định nghĩacác trường hợp ghi nhận, các trường hợp nghi ngờ, các trường hợp loại bỏ không

Trang 25

đưa vào phân tích Như vậy phải phân loại sàng lọc trước các tài liệu có sẵn đểquyết định phương án sử lý.

Ví dụ, qua phân tích sổ khám chữa bệnh ở Trạm y tế xã A trong 5 năm trước

đó, người ta phát hiện thấy có một tỷ lệ khá cao người mắc bệnh tim Kết luận nếuđược dựa trên số liệu hồi cứu sẽ có độ tin cậy khá giới hạn, vì không biết ngườikhám đã dựa vào tiêu chuẩn nào để chẩn đoán, cũng như đã khám đúng chưa.Nghiên cứu viên quyết định soạn một biểu mẫu ghi chép cho thời gian tới, với cácquy định về các tiêu chuẩn chẩn đoán thống nhất, đúng sách vở và mọi người trongtrạm đều được hướng dẫn để khám và ghi chép Thông tin sau này tốt hơn vì đãđược kiểm soát chất lượng (Tất nhiên, nếu sử dụng bệnh án nghiên cứu để ghichép từng trường hợp thì kết quả sẽ đáng tin cậy hơn nữa)

1.4 Phối hợp các kỹ thuật thu thập thông tin, số liệu nghiên cứu.

Qua phần trình bày trên đây chúng ta thâý mỗi kỹ thuật thu thập thông tin có thể có các công cụ thu thập tương ứng, hoặc một số kỹ thuật sử dụng chung một loại công cụ (nhưng với thiết kế, cấu trúc cũng như bản chất công cụ đó khác nhau) Sau đây là một số ví dụ để phân biệt kỹ thuật thu thập thông tin và công cụ thu thập thông tin:

Kỹ thuật thu thập thông tin Công cụ thu thập thông tin, số liệu

Quan sát Thị giác và các giác quan khác, sử

dung giấy bút, cân, kính hiển vi,phương tiện chẩn đoán, ghi hình

ghi hình, các biểu mẫu để điền vào chỗtrống, các bảng hướng dẫn thảo luận…

liệu, bảng kiểm, bệnh án,…

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, sự kết hợp các kỹ thuật thu thập thông tin,

số liệu nghiên cứu là điều rất tự nhiên Không những thế, các kỹ thuật thu thậpthông tin khác nhau có những ưu nhược điểm không giống nhau và bù trừ lẫnnhau Vì vậy, việc kết hợp cùng lúc nhiều kỹ thuật thu thập thông tin sẽ cung cấpnhiều số liệu hơn, chất lượng thông tin cũng cao hơn, giảm bớt những lệch lạclàm méo mó kết quả nghiên cứu

Trang 26

2 Công cụ thu thập thông tin

2.1 Bộ câu hỏi và sử dụng bộ câu hỏi

Nguyên tắc xây dựng bộ câu hỏi

Bộ câu hỏi là tập hợp các câu hỏi mà nghiên cứu viên sử dụng để vấn đápcùng đối tượng nghiên cứu một cách có hệ thống Kỹ thuật vấn đáp (hỏi) phải sửdụng bộ câu hỏi biên soạn sẵn, chuẩn hoá

Khi xây dựng bộ câu hỏi cần bám sát các mục tiêu nghiên cứu cũng như nhucầu số liệu (các biến số, các chỉ số nghiên cứu)

Những câu hỏi sau đây được đặt ra khi biên soạn bộ câu hỏi:

- Chúng ta cần biết thông tin gì tương ứng với từng mục tiêu nghiên cứu và tươngứng với các biến số cần thu thập?

- Có phải phỏng là kỹ thuật phù hợp để thu được tất cả các câu trả lời không?

- Câu hỏi sẽ được đặt ra cho đối tượng nào (ai là người trả lời) và cách đặt câu hỏinhư thế nào? có cần phải tổ chức nghiên cứu định tính trước, ví dụ thảo luận nhómtrọng tâm, để định hướng cho việc đặt các câu hỏi cho người nghiên cứu địnhlượng hay không?

- Đối tượng được hỏi có thể hiểu và có thể trả lời được các câu hỏi mà ta đặt rahay không (dựa vào trình độ văn hoá, ngôn ngữ giao tiếp, trạng thái tâm lý giaotiếp) Nếu đối tượng có văn hoá thấp, ít thạo tiếng Việt, ngại giao tiếp…việc đặtcâu hỏi phải thật đơn giản, dễ hiểu, không nên dùng nhiều câu hỏi mở

2.2 Các loại câu hỏi

Có ba loại câu hỏi: (1) câu hỏi đóng; (2) câu hỏi mở và (3) câu hỏi bán cấu trúc vớicâu hỏi đóng trước và kết thúc bằng câu hỏi mở

Câu hỏi đóng có dạng sau:

+ Dạng câu hỏi có nhiều lựa chọn

Trang 27

Ví dụ: trong đợt ốm gần đây nhất, anh/chị có các biểu hiện sau đây không? (câuhỏi nhiều lựa chọn)

1 Sốt cao

2 Đau bụng

3.Tiêu chảy

4 Phân có lẫn máu

+ Dạng câu hỏi có một lựa chọn

Ví dụ: xin cho biết ông/bà hiện nay là:

- Câu hỏi mở

Câu hỏi mở được đặt ra như một gợi ý để đối tượng tự nói ra những gì mà họ

đã trải qua hoặc đang suy nghĩ Câu hỏi mở được dùng cả trong nghiên cứu địnhlượng và cũng cả trong nghiên cứu định tính

Ví dụ 1: hãy cho biết khi bị đau bụng, anh/chị thấy có các biểu hiện gì khác bấtthường?

Ví dụ 2: xin cho ý kiến về tình hình hoạt động của trạm y tế xã trong tháng qua?

Khi đặt câu hỏi mở phải chú ý liệu đối tượng có thể hiểu đúng câu hỏi không?

Có thể trả lời đúng vào câu hỏi không? Có sẵn sàng suy nghĩ để trả lời không? Có

bị nhiễu hoặc bị ”lái” khi trả lời không? Dùng các câu hỏi mở sau này có thể mã

Trang 28

hoá các câu trả lời để phân tích định lượng và cũng có thể để mô tả theo sơ đồlogic, vẽ lên các cây vấn đề trong nghiên cứu định tính.

- Câu hỏi bán cấu trúc

Là các câu hỏi phối hợp giữa câu hỏi đóng trước, sau đó là câu hỏi mở

Ví dụ: khi đau bụng anh/chị có các biểu hiện sau đây đi kèm không?

1 sốt

2 Phân có máu, mũi

3 Nôn mửa và các biểu hiện khác là gì? ………

Do các câu hỏi đóng thường bị đánh giá cao hơn (nhiều hơn) thực tế, câu hỏi

mở lại đánh giá thấp hơn thực tế (vì có thể quên), câu hỏi đóng thường giới hạn cáccâu trả lời mà người nghiên cứu muốn biết, còn câu hỏi mở lại muốn lắng nghenhững gì đối tượng muốn nói cho mình biết Vì vậy, kết hợp với nhau sẽ có được

cả hai lợi điểm Tuy nhiên, lại làm cho thời gian mất nhiều hơn và sử lý số liệuphức tạp hơn, nhất là trong các câu trả lời có những ý kiến mâu thuẫn với nhau(nhược điểm này được khắc phục qua nghiên cứu định tính khác)

Việc sử dụng bộ câu hỏi trong chẩn đoán bệnh (khai thác triệu chứng cơ nănghiện tại cũng như các triệu chứng cơ năng và thực thể trong lịch sử bệnh ) thường

dễ thu được câu trả lời với độ tin cậy cao hơn so với điều tra cộng đồng (do nhiềuyếu tố ảnh hưởng , cả ở uy tín của người hỏi là thầy thuốc và tâm lý người trả lời làbệnh nhân trong bệnh viện )

Không nên lạm dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi, song cũngkhông nên đánh giá thấp giá trị của nó, nhất là trong các điều tra diện rộng, khi cỡmẫu lớn sẽ dễ dàng loại bỏ được các sai số chủ quan

Trong nghiên cứu lâm sàng, nếu các triệu chứng cơ năng hiện tại không đượckhai thác bằng các bộ câu hỏi sẽ thất thoát thông tin và không chuẩn hoá được cácthông tin, số liệu phân tích sau này sẽ khó bàn luận, so sánh Các triệu chứng cơnăng và cả triệu chứng thực thể trong quá khứ cũng được khai thác qua bộ câu hỏi.Chú ý, không hỏi quá xa về trước (ví dụ: 1 năm trước đây có bị đau bụng đi ngoàikhông?) vì khó có thể nhớ được đối với các biểu hiện thường gặp, song có thể hỏi

Trang 29

dài hơn đối với bệnh mà đối tượng thường có ấn tượng mạnh, ví dụ: trong 1 nămqua có khi nào bị đau thắt ở ngực không?

Phương pháp hỏi về tình trạng sức khỏe của đối tượng 2 tuần trước điều tra làthông dụng nhất

Trong nghiên cứu định tính, việc chuẩn bị các câu hỏi hướng dẫn thảo luậnnhóm trọng tâm phải chuẩn bị rất công phu như một người soạn kịch bản cho mộtđoạn phim Cần phải dàn dựng, cần phải khích lệ, cần phải gợi mở… Đây là mộtnghệ thuật đòi hỏi trình độ cao hơn và sẽ được học thêm khi tiến hành đề tài cầntới phương pháp này

2.3 Cấu trúc của bộ câu hỏi

Khi sử dụng bộ câu hỏi trong nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng, bộ câu hỏi phải

có phần mở đầu, giải thích với người được phỏng vấn về mục tiêu của cuộc phỏngvấn là gì, thông tin này sẽ được giữ kín và yêu cầu đối tượng thoải mái, thẳng thắntrả lời Các bộ câu hỏi hiện nay thường hay bỏ qua đoạn này Vì vậy, nhiều khi tạo

ra phản ứng hoặc sự hiểu nhầm của đối tượng, làm sai lạc kết quả Một cuộc phỏngvấn cần thật cởi mở, các câu hỏi phải cuốn hút và thân thiện để đối tượng thật thoảimái, thật đồng tình với người hỏi Những lưu ý này cần nêu ra trong quá trình tậphuấn điều tra viên

Sau các câu “mào đầu” là phần hành chính, hỏi về các đặc điểm nhân khẩuhọc, văn hoá, nghề nghiệp Tiếp đến là phần “thân bài” hay nội dung chính Kếtthúc của bộ câu hỏi có thể là một số câu hỏi đóng để khẳng định những câu hỏiquan trọng nhất trước đó và phần cảm ơn đối tượng

Đối với bộ câu hỏi cho các nghiên cứu lâm sàng, thực chất là việc biên soạnmột bệnh án nghiên cứu Trong đó, thay vì sử dụng các câu hỏi mở, phải dùng cáccâu hỏi bán cấu trúc (nửa đóng) Tất nhiên trong bệnh án không đặt các câu hỏiriêng mà xen kẽ với phần kết quả khám (bằng các bảng kiểm)

2.4 Kiểm tra tính sát hợp của bộ câu hỏi đã soạn thảo để hoàn thiện lần cuối

Cần kiểm tra tính sát hợp của công cụ nghiên cứu này Có 7 câu hỏi được đặt

ra sau đây và cũng là các yêu cầu không được thiếu cần phát hiện khi kiểm tra bộcâu hỏi

Trang 30

- Thông tin cần thu thập đã thể hiện đầy đủ qua các câu hỏi chưa?Cần phải đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu, với nhu cầu thông tin (các biến số, cácchỉ số)

- Đối tượng nghiên cứu đã định rõ chưa, có phù hợp với kỹ thuật phỏng vấnkhông? Có khả thi không?

Ngay một cuộc nghiên cứu cũng cần chú ý đến các đối tượng trả lời khácnhau, nếu không cùng một loại đối tượng, phải đưa ra tiêu chuẩn chọn đối tượngthật rõ

Kỹ thuật phù hợp có nghĩa là đủ nhạy, đủ đặc hiệu, kết quả phải lượng hoáđược,…

Kỹ thuật phải khả thi nghĩa là tránh được sai sót, không quá phức tạp, khôngquá kéo dài thời gian (nên trong vòng 30 phút với điều tra cộng đồng) không tốnkém và không gặp yếu tố cản trở (về ngươì trả lời, người phỏng vấn và không viphạm các chuẩn mực văn hoá, đạo đức và các luật lệ hiện hành)

- Những thông tin về yếu tố nhiễu, thông tin sử dụng để loại bỏ sai số đã được thểhiện qua các câu hỏi nào? bằng ấy cấu hỏi đã đủ để loại yếu tố nhiễu chưa?

Cần phải xem xét lại các biến số, suy nghĩ kỹ về cách tính toán các biến sốvới các tần suất xuất hiện thấp nhất nhưng đủ để loại bỏ yếu tố nhiễu, loại bỏ cácsai số Cũng cần phải xem lại thiết kế nghiên cứu trong đó đã đủ các biến số trongnhóm chứng và nhóm nghiên cứu chưa

Khá nhiều bảng câu hỏi khi thiết kế chưa lường hết tần suất xuất hiện của cáccâu trả lời có độ tin cậy cần thiết để ghi nhận như mhững biến số để đảm bảo saunày có thể so sánh thống kê phù hợp

- Xem xét các câu hỏi để biết có câu hỏi nào thừa không? Nếu bỏ đi câu đó có ảnhhưởng gì tới lôgic của bảng câu hỏi hoặc làm mất đi thông tin cần thiết? Thôngthường, người biên soạn bộ câu hỏi luôn giữ nguyên tắc “thừa còn hơn thiếu” Tuynhiên, nếu quá nhiều câu hỏi thừa hoặc câu hỏi thừa đó lại ảnh hưởng đến các câuhỏi khác thì phải loại bỏ

- Các câu trả lời có thể đo lường được không? Có thể dễ dàng mã hoá được chưa?(nhất là các câu hỏi mở)

Trang 31

- Cấu trúc, bố cục, thứ tự trong bộ câu hỏi đã phù hợp chưa?

- Đã có bảng hướng dẫn sử dụng bộ câu hỏi đủ để khi nhiều người sử dụng vẫnhiểu đúng và làm giống nhau chưa?

3 Phương pháp soạn bộ câu hỏi

Một bộ câu hỏi, nói một cách đơn giản là danh sách các câu hỏi được in sẵncho một người trả lời Danh sách các câu hỏi ít nhiều được cấu trúc sẵn mà điều traviên sẽ đọc hoặc sử dụng để đặt câu hỏi trong khi phỏng vấn một đối tượng Điềutra viên sẽ ghi chép từng câu trả lời của đối tượng (đối với các câu hỏi mở) hoặcđánh dấu vào những câu trả lời đã được xác định trước đó (đối với các câu hỏiđóng, hoặc thâm chí mã hóa sẵn)

3.1Thiết kế một bộ câu hỏi

- Bắt đầu một bộ câu hỏi

Có nhiều cách bắt đầu thiết kế một bộ câu hỏi, sau đây là cách thực tế và có ích để bắt đầu:

Bước 1: Viết ra thật ngắn một, hai hoặc ba câu hoặc là dưới dạng một danh sách

ngắn, những mục đích quan trọng nhất của nghiên cứu đang chuẩn bị tiến hành

Bước 2: Lập một danh sách những thông tin tương ứng trực tiếp và cần thiết phù

hợp với những mục tiêu nghiên cứu

Bước 3: Quyết định những phần chính trong bộ câu hỏi như:

- Phần về hành chính

- Những phần riêng cho mỗi khía cạnh chính của nghiên cứu

Bước 4: Trong mỗi phần và đối với mỗi khoản thông tin cần thu thập, rút ra những

câu hỏi để hỏi và cho phép thu thập được những thông tin này

Bước 5: Kiểm tra từng câu hỏi đề ra ở bước 4 xem có phản ánh đúng những mục

tiêu nghiên cứu đề ra ở bước 1 không Loại bỏ những phần hoặc câu hỏi khôngđúng

Bước 6: Kiểm tra xem những câu hỏi ở bước 5 có cho phép thu thập và ghi lại toàn

bộ những thông tin cần thiết cho nghiên cứu không.

Bước 7: Kiểm tra mỗi câu hỏi ở bước 5, 6 và tự hỏi liệu:

- Câu đó đã rõ ràng và có quá tham không? Người trả lời sẽ hiểu câu hỏi này

Trang 32

- Là câu hỏi mở hay câu hỏi đóng?

Bước 8: Kiểm tra lại để đảm bảo cuộc phỏng vấn không quá dài.

3.2 Cấu trúc câu hỏi

Có hai cách cơ bản để xây dựng một câu hỏi điều tra: Câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở

Câu hỏi đóng

Câu hỏi này được soạn dưới hình thức để trả lời: có- không; tán thành- không tán thành; hoặc chọn lựa câu trả lời đã được soạn trước

Thí dụ: Hỏi bà mẹ về vấn đề tuyên truyền, GDSK tại địa phương

Câu hỏi: Chị có được tuyên truyền, chỉ dẫn về các vấn đề sau đây không?

A.Phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ, ăn

dặm

B.Lợi ích của sinh đẻ kế hoạch

C.Lợi ích của tiêm ngừa phòng bệnh

D.Lợi ích của hố xí sạch, nước sạch

E.Cách phát hiện bệnh lao

F.Cách điều trị bệnh tiêu chảy bằng ORS

G.Khác (ghi rõ là vấn đề gì)

Lưu ý: Số câu trả lời liệt kê ra cho các câu hỏi đóng không nên nhiều quá,

không nên quá 8 câu, thường có từ 2 đến 6 câu Nếu danh sách quá dài, người trảlời thường quên một số câu, đặc biệt những câu hỏi ở giữa và thường có khuynhhướng chọn những câu đầu hoặc cuối danh sách

Câu hỏi mở

Trong câu hỏi mở (hoặc câu hỏi trả lời mở) không có câu trả lời định trướcđưa ra cho người được phỏng vấn

Cũng thí dụ trên ta có thể đặt thành câu hỏi mở như sau:

Câu hỏi: Chị đã được tuyên truyền, chỉ dẫn về những vấn đề gì để nâng caosức khỏe cho con chị và gia đình chị?

Trang 33

Khi thiết kế câu hỏi mở, sau mỗi câu phải để đủ chỗ trống để điền câu trả lời.

3.3 Một số điểm lưu ý khi tạo bộ câu hỏi

- Phải dùng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của đối tượng phỏngvấn

- Hỏi ngắn, câu hỏi đặc hiệu

- Tránh câu hỏi quá chuyên môn Thí dụ: Gia đình ông bà có ai bị Glôcôm haykhông?

- Tránh câu hỏi sai lệch (có tính gợi ý)

- Tránh câu hỏi chung chung (Thí dụ: Có phải đa số mọi người trong xã anh chịđều thích đến trạm y tế khi bị bệnh?)

- Mỗi câu chỉ hỏi một vấn đề (tránh câu hỏi nhiều nội dung)

Thí dụ: Chị có mấy con và mấy đứa đang đi học?

Câu này nên tách thành hai câu:

Chị có mấy con?

Chị có mấy con đang học?

- Mã hóa câu trả lời: trong danh sách các câu trả lời cần phải có đầy đủ các câu trảlời có thể có và phải được mã hóa, các câu trả lời phải loại trừ lân nhau, tức làkhông có các câu trả lời trùng lặp nhau

Thí dụ: Khi anh chị đến trạm y tế xã, có gặp cán bộ y tế ở đó hay không? Các câutrả lời có thể mã hóa như sau:

Thường xuyên : 3

Không biết : 1

Không bao giờ : 0

3.4 Trình bày bộ câu hỏi

- Phần giới thiệu: lời giới thiệu rõ ràng, ngắn gọn và phù hợp với bộ câu hỏi Nóphải chỉ rõ cho đối tượng được phỏng vấn biết ai là điều tra viên, mục đích của bộcâu hỏi và giúp cho đối tượng phỏng vấn khỏi lúng túng khi bắt đầu phỏng vấn

- Tên của cuộc điều tra và tổ chức chịu trách nhiệm điều tra

- Mã hóa của đối tượng phòng vấn và hộ gia đình

- Tên người điều tra viên và ngày điều tra

Trang 34

- Nên bắt đầu bộ câu hỏi bằng những lời nói để tạo bầu không khí thuận lợi chocuộc phỏng vấn Thí dụ: Xin anh/ chị cho biết một vài điều về bản thân.

- Không nên bắt đầu bằng câu hỏi mang tính “đe dọa” như về thu nhập hoặc cácvấn đề tế nhị khác

- Khi chuyển từ phần này sang phân khác của bộ câu hỏi phải dân dần, khéo léo, cókhoảng cách

- Những câu hỏi chỉ dẫn hoặc chuyển từ phần này sang phần khác nên in bằng kiềuchữ khác (chữ to, đậm, nghiêng,…)

- Các câu hỏi đóng thường có những ô vuông nhỏ bên cạnh những ý trả lời, những

ô này thường có kích thước là 0,5 cm mỗi cạnh./

Trang 35

BÀI 3 THỰC HÀNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE TẠI CỘNG ĐỒNG

MỤC TIÊU

1 Nêu được định nghĩa GDSK, mục đích GDSK, bản chất của GDSK

2 Nêu được vị trí và tầm quan trọng của GDSK trong công tác CSSKBĐ

3 Phân tích được các nguyên tắc GDSK

4 Vận dụng được các phương tiện GDSK để tiến hành GDSK cho cộng đồng

NỘI DUNG

1 Định nghĩa, mục đích, bản chất của GDSK

1.1 Định nghĩa GDSK

Có nhiều định nghĩa về GDSK:

- Giúp quần chúng đạt được sức khỏe bằng nỗ lực của chính họ

- Một hoạt động nhằm vào các cá nhân để đưa đến việc thay đổi hành vi

- Bao gồm những hoạt động nhằm thông tin, động viên và giúp đỡ quần chúngchấp nhận và duy trì những hành vi có lợi cho sức khỏe, khuyến khích cải thiệnmôi trường và bảo đảm đào tạo chuyên môn, nghiên cứu khoa học cần thiết choviệc thực hiện các công việc kể trên

- Là một quá trình nhằm giúp nhân dân tự thay đổi những hành vi có hại cho sứckhỏe để chấp nhận thực hiện những hành vi tăng cường sức khỏe

1.2 Mục đích GDSK

- Chia sẻ những kiến thức mới hoặc làm thay đổi những kiến thức sai lầm

- Giới thiệu những thái độ mới hoặc làm thay đổi những thái độ cũ có hại cho sứckhỏe

- Hướng dẫn những kỹ năng thực hành mới hoặc làm thay đổi cách thức thựchành cũ

Để giúp cho mỗi người tự tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của cá nhân vàcộng đồng bằng chính những hành động và nổ lực của bản thân trên cơ sở ngườidân biết:

- Tự chịu trách nhiệm và tự quyết định lấy những hoạt động và biện pháp bảo vệsức khỏe của mình

Trang 36

- Tự giác chấp nhận và duy trì các lối sống lành mạnh, từ bỏ những thói quen, tậpquán có hại cho sức khỏe.

- Biết sử dụng các dịch vụ y tế có thể có được để giải quyết các nhu cầu sức khỏe

và các vấn đề sức khỏe của mình

1.3 Bản chất của quá trình GDSK

Giáo dục sức khỏe là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đếntình cảm và lý trí của con người, nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe có hại, giúpcon người tự tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng

2 Vị trí và tầm quan trọng của GDSK trong công tác CSSKBĐ

Giáo dục sức khỏe đã được tuyên ngôn Alma-Ata (1978) coi như giải pháphàng đầu để thực hiện chiến lược toàn cầu “sức khỏe cho mọi người đến năm2000”

Sau hội nghị Alma-Ata, ngành y tế Việt Nam cũng đã đưa GDSK lên chứcnăng số một của tuyến y tế cơ sở trong 10 nội dung CSSKBĐ

Trong CSSKBĐ, GDSK giữ vị trí quan trọng bậc nhất, bởi vì nó tạo điều kiện

để chuẩn bị, thực hiện và củng cố kết quả các mặt công tác CSSKBĐ

GDSK có một tầm quan trọng rất lớn trong công tác CSSKBĐ Nó là một bộphận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe Nó có vai trò tolớn trong việc góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người NếuGDSK đạt hiệu quả, nó sẽ giúp làm giảm tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ tàn phế và tỉ lệ tửvong, nhất là ở các nước đang phát triển

GDSK không thay thế được các công tác chăm sóc sức khỏe khác, nhưng cầnthiết để thúc đẩy những người sử dụng các dịch vụ y tế, cũng như thúc đẩy pháttriển chính sách các dịch vụ này Trong thực tế nếu không làm tốt GDSK thì nhiềuchương trình y tế sẽ đạt kết quả thấp và không bền vững, thậm chí có nguy cơ thấtbại So với các giải pháp dịch vụ y tế khác, GDSK là công tác khó làm, khó đánhgiá kết quả nhưng nếu làm tốt sẽ mang lai hiệu quả cao nhất với chi phí thấp ítnhất, nhất là ở tuyến y tế cơ sở

Trang 37

- Giáo dục sức khỏe là bộ phận không thể tách rời của hệ thống y tế, là một chứcnăng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từ trungương đến cơ sở Nó là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của cơ sở y tế.

- Giáo dục sức khỏe là một hệ thống những biện pháp nhà nước, xã hội và y tế,chứ không chỉ riêng ngành y tế chịu trách nhiệm thực hiện, nghĩa là phải xã hộihóa công tác GDSK

- Lồng ghép GDSK vào chương trình y tế và các hoạt động CSSKBĐ và vào cácchương trình kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương là phương thức làm GDSKkhôn khéo nhất, có hiệu quả nhất ở tuyến cơ sở

3 Những nguyên tắc giáo dục sức khỏe

GDSK mang tính nguyên tắc của giáo dục học, xã hội học, y học và y tế côngcộng, do đó khi thực hiện GDSK cần tuân theo những nguyên tắc sau:

- Mọi nội dung GDSK phải căn cứ khoa học Phải điều tra nghiên cứu toàn diện

về xã hội học, tâm lý học, dịch tễ học, kinh tế, chính trị… của mỗi cộng đồng vàtừng loại đối tượng

- Áp dụng những thành quả của nghiên cứu khoa học mới nhất có thể thực hiệnđược và mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân với chi phí ít tốn kém nhất

- Lựa chọn các phương pháp thông tin, truyền thông, giáo dục thật sự khoa học vàhiện đại, song phải dễ hiểu, đơn giản, dễ thực hiện đối với từng loại đối tượng

- Bảo đảm tính hệ thống và logic trong việc lập kế hoạch và triển khai các hoạtđộng GDSK thành một tổng thể từ đơn giản đến phức tạp được hoàn thành trongmột thời gian dài

Trang 38

3.3 Nguyên tắc tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

- Mỗi lý luận khoa học về bảo vệ sức khỏe đều phải góp phần tích cự giải quyếtđược những vấn đề sức khỏe một cách thiết thực, mang lại hiệu quả cụ thể, đồngthời được củng cố bằng thực tiễn

- Bằng các kết quả hành động thực tiễn của nhân dân trong việc cải thiện chấtlượng cuộc sống làm cơ sở để giáo dục, đánh giá và cải thiện toàn bộ hệ thốngGDSK

- Để phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, từng vùng, từng quốc gia, GDSKphải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ trình độ thấp đến trình độ cao

3.6 Nguyên tắc phối hợp

Phối hợp là tiến trình qua đó 2 hoặc nhiều tổ chức cùng làm việc với nhau đểthực hiện một công việc chung Trong GDSK, phối hợp với các ban ngành đoànthể để triển khai một dự án GDSK cho cộng đồng là hết sức cần thiết

Khi phối hợp tốt có thể:

- Đạt được những mục tiêu cụ thể của GDSK một cách hữu hiệu và giảm thiểu tối

đa những trở ngại

Trang 39

- Có thể phát hiện và đề xuất được những vấn đề trở ngại phát sinh trong quá trìnhGDSK.

- Xây dựng được mối quan hệ tốt giữa các tổ chứ, cơ quan và cá nhân Điều phốiđược các tài nguyên và các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu

- Thiết lập mối quan hệ thân hữu giữa người được GDSK với nhân viên y tế vàcác thành phần khác tham gia GDSK kể cả các lãnh đạo chính quyền địa phương

4 Vận dụng được các phương tiện GDSK để tiến hành GDSK cho cộng đồng 4.1 Phương pháp và phương tiện truyền thông GDSK

4.1.1 Phương pháp truyền thông GDSK tại cộng đồng

Thực hiện truyền thông GDSK tại cộng đồng, cần sự linh hoạt, căn cứ vàothực tế cộng đồng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe và phải chú ý các vấn đề sứckhỏe thường gặp Tại cộng đồng có thể sử dụng phối hợp các phương pháp trựctiếp, gián tiếp trong truền thông GDSK thường xuyên cũng như một chiến dịchtruyền thông GDSK

- Phương pháp truyền thông GDSK gián tiếp:

+ Đài truyền thông địa phương: là phương tiện đơn giản, ít tốn kém, hiệu quả, có

thể chủ động thời gian

+ Sử dụng loa cầm tay: truyền thông tại từng cụm dân cư ở các làng, xã, xóm,

buôn bản Phương pháp này thu hút người nghe và thực hiện dễ dàng

+ Sử dụng tài liệu in ấn: Các tài liệu bao gồm tờ rơi, tờ bướm, áp phích, pa nô,

tranh lật,…được sử dụng truyền thông tại cộng đồng

+ Sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, bản tin: Khẩu hiệu, băng rôn treo các cổng,

tường cơ quan, treo cột tuyên truyền các được gây thu hút những người tham giagiao thông; Bản tin nêu bệnh tật đang phổ biến địa phương Bản tin còn thể hiệndưới dạng tranh vẽ châm biếm, hài hước có tính giáo dục

- Các phương pháp truyền thông GDSK trực tiếp

+ Nói chuyện chuyên đề: với các vấn đề sức khỏe, bệnh tật thường gặp ở cộng

đồng có thể tố chức các buổi nói chuyện chuyên đề để nâng cao hiểu biết, giáo dụccộng đồng thay đổi hành vi nhằm giảm bớt, ngăn chặn bệnh tật Ưu điểm là có

Trang 40

nhiều đối tượng tham dự, người nói chuyện chủ động trong soạn thảo, chuẩn bị nộidung cần giáo dục.

+ Thảo luận nhóm

+ Tư vấn GDSK cho cá nhân

+ Thăm hộ gia đình và truyền thông GDSK

4.1.2 Phương tiện truyền thông GDSK tại cộng đồng

- Phương tiện truyền thanh

- Phương tiện in ấn

- Các phương tiện nghe nhìn

- Các mô hình, hiện vật

- Lời nói trực tiếp

4.2 Các bước trong tổ chức truyền thông GDSK

Trong truyền thông GDSK trong cộng đồng dù tổ chức dưới hình thức nào,trực tiếp, gián tiếp, cá nhân, nhóm hay nhiều người cần thực hiện theo 3 bướcchính:

1.2.1 Chuẩn bị

Chuẩn bị là bước đầu tiên quan trọng quyết định sự thành công của buổi GDSK

TT Chuẩn bị về thời gian

- Chuẩn bị địa điểm

- Chuẩn bị nội dung chủ đề GDSK

- Chuẩn bị tài liệu các phương tiện cần thiết

- Chuẩn bị đối tượng cần truyền thông GDSK

- Chuẩn bị những người tổ chức và phối hợp hỗ trợ

- Lập kế hoạch chi tiết cho thực hiện TT-GDSK

1.2.2 Thực hiện

Cần chú ý các điểm cơ bản sau:

- Làm quen, giới thiệu

- Nêu mục đích của buổi truyền thông

- Thực hiện nội dung truyền thông đã được chuẩn bị

Ngày đăng: 05/04/2017, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w