Bài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật viễn thông gồm 16 trang, bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo. MỞ ĐẦU Ngày nay, hệ thống mạng ngày càng phát triển mạnh mẽ dẫn tới các yêu cầu của các nhà kinh doanh và nhà khai thác mạng tăng lên về thông số trễ, băng thông, định tuyến, bảo mật, ... theo yêu cầu của ứng dụng khác nhau. Với nhu cầu giao tiếp của con người tăng với tốc độ nhanh chóng cả về số lượng lẫn sự đa dạng của dữ liệu truyền dẫn làm cho hệ thống truyền thông ngày càng trở nên khổng lồ, có hàng tỉ các liên kết, thiết bị phục vụ quá trình truyền tải. Sự phức tạp trong việc tích hợp các giải pháp công nghệ và bảo mật cho các luồng dữ liệu khi cần chuyển đổi công năng trong hệ thống mạng, phục vụ cho các mục đích khác nhau trong hệ thống. Các quyết định xử lý như thế nào đối với từng luồng lưu lượng hiện tại đang được thực hiện trên các thiết bị riêng biệt như switchrouter… đó là một vài vấn đề tồn tại trong các hệ thống mạng. Hiện tượng tắc nghẽn thường xuyên xảy ra, việc phức tạp trong quan lý lưu lượng đường truyền yêu cầu đặt ra cần phải xây dựng một hệ thống điều khiển tập trung, dễ quản lý giúp cho việc định tuyến giảm tắc nghẽn tăng hiệu suất truyền dữ liệu cũng như chi phí. Vì vậy nhu cầu cần thiết phải xây dựng giải pháp tự thích nghi, thông qua việc đo băng thông tức thời, phát hiện chất lượng đường truyền, điều chỉnh tốc độ truyền tin để đảm bảo chất lượng của các ứng dụng đa phương tiện là cần thiết. “Định tuyến động QoS cho các ứng dụng đa phương tiện trên SDN” là giải pháp tiện lợi giúp hỗ trợ giảm những tác động bất lợi trong việc truyền các luồng dữ liệu như mất gói tin, trễ, tắc nghẽn… nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầy đủ, tăng tính tin cậy của các luồng dữ liệu và các luồng đa phương tiện.
Trang 1HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
-
Phạm Tuấn Anh
ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG QoS CHO CÁC ỨNG DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
TRÊN SDN
Chuyên ngành: Kỹ thuật Viễn thông
Mã số: 60.52.02.08
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 2HÀ NỘI – 2017
Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Chiến Trinh
(Ghi rõ học hàm, học vị)
Phản biện 1: TS Dư Đình Viên
Phản biện 2: PGS.TS Bạch Nhật Hồng
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: 10 giờ ngày 11 tháng 03 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Trang 5MỞ ĐẦU
Ngày nay, hệ thống mạng ngày càng phát triển mạnh mẽ dẫn tới các yêu cầu của các nhà kinh doanh và nhà khai thác mạng tăng lên về thông số trễ, băng thông, định tuyến, bảo mật, theo yêu cầu của ứng dụng khác nhau Với nhu cầu giao tiếp của con người tăng với tốc độ nhanh chóng cả về số lượng lẫn sự đa dạng của dữ liệu truyền dẫn làm cho hệ thống truyền thông ngày càng trở nên khổng lồ, có hàng tỉ các liên kết, thiết bị phục vụ quá trình truyền tải Sự phức tạp trong việc tích hợp các giải pháp công nghệ và bảo mật cho các luồng dữ liệu khi cần chuyển đổi công năng trong hệ thống mạng, phục vụ cho các mục đích khác nhau trong hệ thống Các quyết định xử lý như thế nào đối với từng luồng lưu lượng hiện tại đang được thực hiện trên các thiết bị riêng biệt như switch/router… đó là một vài vấn đề tồn tại trong các hệ thống mạng Hiện tượng tắc nghẽn thường xuyên xảy ra, việc phức tạp trong quan lý lưu lượng đường truyền yêu cầu đặt ra cần phải xây dựng một hệ thống điều khiển tập trung, dễ quản lý giúp cho việc định tuyến giảm tắc nghẽn tăng hiệu suất truyền dữ liệu cũng như chi phí
Vì vậy nhu cầu cần thiết phải xây dựng giải pháp tự thích nghi, thông qua việc đo băng thông tức thời, phát hiện chất lượng đường truyền, điều chỉnh tốc độ truyền tin để đảm bảo chất lượng của các ứng dụng đa phương tiện là cần thiết “Định tuyến động QoS cho các ứng dụng đa phương tiện trên SDN” là giải pháp tiện lợi giúp hỗ trợ giảm những tác động bất lợi trong việc truyền các luồng dữ liệu như mất gói tin, trễ, tắc nghẽn… nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầy đủ, tăng tính tin cậy của các luồng dữ liệu và các luồng đa phương tiện
Mục tiêu của luận văn là đề xuất giải pháp tập trung, dễ quản lý và tối ưu hóa cho việc điều khiển các luồng lưu lượng đa phương tiện tránh tắc nghẽn đồng thời đảm bảo tính nguyên vẹn cũng như tốc độ truyền dẫn
Bố cục của luận văn gồm ba chương
Chương 1:Tổng quan SDN
Chương 2: Thiết lập QoS trên OpenFlow trong SDN
Chương 3: Giải pháp OpenQoS hỗ trợ các ứng dụng đa phương tiện
Học viên hy vọng luận văn có thể là một tài liệu tham khảo có giá trị cho những người bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu về SDN và OpenFlow
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN SDN
Nội dung Chương 1: Giới thiệu các khái niệm cơ bản về SDN, một công nghệ mới, một phương pháp tiếp cận mới tới mạng làm thay đổi kiến trúc mạng truyền thống hiện nay
1.1 Mở đầu
Trong thời đại phát triển bùng nổ của các hệ thống thông tin, nhu cầu về chất lượng, dung lượng và tính đa dạng của loại dữ liệu Internet đặc biệt là các dịch vụ đa phương tiện đang tăng lên một cách nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu Công nghệ mạng định nghĩa bằng phần mềm (Software Defined Networking – SDN) ra đời như một giải pháp cho hệ thống mạng hiện nay SDN dựa trên giao thức luồng mở (Open Flow là kết quả nghiên cứu của Đại học Stanford và California Berkeley) cung cấp khả năng điều khiển tốt nhất và hỗ trợ kỹ thuật lưu lượng định tuyến, tăng hiệu suất truyền dữ liệu cũng như giảm chi phí quản
lý và duy trì hoạt động mạng
Mạng điều khiển bằng phần mềm SDN làm việc trên cơ chế tách riêng luồng điều khiển với luồng dữ liệu (control plane và data plane) Điều này cho phép luồng các gói dữ liệu đi qua mạng được kiểm soát theo ngôn ngữ lập trình
1.2 Kiến trúc SDN
Kiến trúc SDN gồm 3 lớp riêng biệt: lớp ứng dụng (Application Layer), lớp điều khiển (Control Layer), cơ sở hạ tầng - phần thiết bị (Infrastructure Layer) Các lớp này liên kết với nhau thông qua giao thức OpenFlow và các API
Hình 1.1: Kiến trúc SDN
Trang 71.3 Vấn đề về an toàn trong SDN
Trong một góc độ an ninh và độ tin cậy, một trong những thành phần quan trọng để đảm bảo một hệ thống rất mạnh mẽ là chịu lỗi Hệ thống có khả năng chịu đựng bất kỳ hành
vi bất thường, tức là lỗi cố ý hoặc không cố ý, trong khi dịch vụ giữ hoạt động chính xác của
nó SDN cung cấp những khả năng như vậy:
Hình 1 1: An toàn và tin cậy trong SDN
- Tạo bản sao: bộ điều khiển được tạo bản sao
- Tínhđa dạng: trong SDN ứng dụng quản lý tương tự có thể chạy trên các bộ điều khiển khác nhau
- Cơ chế tự phục hồi
- Liên kết các thiết bị
- Tin cậy giữa các thiết bị và bộ điều khiển
- Sự tin cậy giữa các ứng dụng và phần mềm điều khiển
1.4 Ứng dụng và xu hướng phát triển SDN
SDNđượcứng dụngvới những môi trường hệ thống mạng tập trung và có mức lưu lượng đi quan cực kỳ lớn bao gồm:
Phạm vi doanh nghiệp: Áp dụng trong mạng doanh nghiệp, Data Center (DC), dịch
vụ Cloud
Phạm vi các nhà cung cấp hạ tầng và các dịch vụ viễn thông:
Trang 81.5 Giao thức OpenFlow
1.5.1 Tổng quan OpenFlow
OpenFlow là giao thức liên kết giữa lớp cơ sở hạ tầng và lớp điều khiển trong kiến trúc SDN OpenFlow là tiêu chuẩn đầu tiên cung cấp khả năng truyền thông giữa các giao diện của lớp điều khiển và chuyển tiếp trong kiến trúc SDN Có thể được sử dụng để điều khiển - kiểm soát các đặc tính như thay đổi cấu trúc mạng và khả năng lọc lưu lượng (lọc gói dữ liệu).OpenFlow tách biệt hẳn phần điều khiển ra khỏi phần chuyển tiếp và cung cấp khả năng lập trình cho lớp điều khiển
1.5.2 Đặc trưng cơ bản của OpenFlow
Nhiệm vụ của OpenFlow:
Giám sát hoạt động của các thiết bị mạng
Điều khiển hoạt động của thiết bị mạng
OpenFlow gồm có 3 thành phần chính:Flow Table, Secure Channel, OpenFlow Protocol
Hình 1.3: Thành phần giao thức OpenFlow 1.5.3 Lợi ích khi sử dụng OpenFlow
Tập trung hóa điều khiển trong môi trường nhiều nhà cung cấp thiết bị
Giảm sự phức tạp thông qua việc tự động hóa
Trang 9 Tốc độ đổi mới cao
Tăng khả năng bảo mật cho mạng
OpenFlow là có thể hoạt động tốt giữa cả các thiết bị mạng ảo và thiết bị mạng vật lý
1.5.4 Ứng dụng OpenFlow vào thực tiễn
Một số ứng dụng có thể kể đến như ảo hóa hệ thống hạ tầng mạng hay các trung tâm
dữ liệu…
1.6 Kết luận chương
Mạng điều khiển bằng phần mềm (SDN) cùng với giao thức OpenFlow tách biệt phần điều khiển và chuyển tiếp cung cấp một kiến trúc mạng mới, năng động, có khả năng thay đổi mạng xương sống truyền thống sang một nền tảng có khả năng cung cấp dịch vụ phong phú hơn Sở hữu những lợi thế và tiềm năng thương mại hấp dẫn, SDN đang trên đường trở thành một chuẩn trong tương lai
CHƯƠNG 2: THIẾT LẬP QoS TRÊN OPENFLOW TRONG SDN
Nội dung Chương 2: Trong chương này sẽ giới thiệu các khái niệm và kiến trúc QoS, giao thức OpenFlow, nghiên cứu các giải pháp QoS trên OpenFlow trong SDN
2.1 Giới thiệu chung
Chúng ta biết rằng TCP/IP network hay đơn giản hơn là IP network, Internet ngày càng phát triển kèm theo đó là sự phát triển của nhiều ứng dụng, dịch vụ đa phương tiện như HTTP, Voice, Video… Trong đó có những dịch vụ có yêu cầu cực kỳ khắt khe vể độ trễ, độ Jitter và độ lớn băng thông để truyền, phương án tăng băng thông của mạng cũng không giải quyết được vấn đề này mà lại còn rất tốn kémđặt ra nhu cầu về chất lượng dịch vụ (QoS) ra đời
Trang 102.2 Khái quát về chất lượng dịch vụ (QoS)
2.2.1 Khái niệm QoS
Có rất nhiều khái niệm về QoS nhưng có thể hiểuđơn giảnQoS là sự đảm bảo hiệu suất dịch vụ cho một luồng dữ liệu từ nguồn đến đích, tuy nhiên không được vượt quá khả năng thực tế của phương tiện truyền dẫn
2.2.2 Kiến trúc QoS
QoS cơ bản bao gồm 3 phần chính:
Định dạng QoS và kĩ thuật đánh dấu cho phép phối hợp QoS từđiểm đầu tới điểm cuối giữa từng thành phần mạng
QoS trong từng thành phần mạng đơn(các công cụ hàng đợi định dạng, lập lịch, định dạng lưu lượng)
Cách giải quyết, điều khiển QoS, các chức năng tính toán đểđiều khiển và giám sát lưu lượng đầu cuối qua mạng
Các mức QoS: Best-effort Service, Differentiated Service (còn gọi là soft QoS ), Guaranteed Service (Còn được gọi là hard QoS )
Hình 2 1: Các mức QoS
Trang 112.2.3 Các kỹ thuật phục vụ QoS
Dịch vụ cố gắng tốt nhất (Best Effort)
Dịch vụ tích hợp (IntServ)
Dịch vụ Diffserv
Hình 2.4: Các kỹ thuật QoS trong mạng IP 2.2.4 Các thông số QoS
Độ trễ toàn trình “Delay”
Độ trễ pha “Jitter”
Độ mất gói “Packet lost”
Mất trình tự gói “Sequence Error”
2.2.5 QoS vào mạng IP
Nếu một mạng thiếu QoS thì người sử dụng phải tự thêm vào các phương pháp của mình để có QoS cần thiết Có hai lựa chọn để nhận được QoS cho người sử dụng và cho ứng dụng đó là tích hợp QoS hay là thêm QoS lên trên mạng Một nhà cung cấp dịch vụ có thể:
Chia phần truy nhập và/hoặc các dịch vụ cho người sử dụng
Sử dụng xếp hàng theo giá và/hoặc quản lý IP
Sử dụng công nghệ mới
Trang 12Bảng 2.1: QoS ứng dụng vào một mạng IP Cải thiện thông số QoS Biện pháp
Băng thông Dồn kênh theo hướng ngược để tăng khả năng cho nhiều cuộc gọi
Trễ Không làm gì nhiều trừ cố gắng tối thiểu các bước nhảy giữa các bộ định tuyến
Mất thông tin Thêm phần tiền sử lỗi vào gói thoại (ít dùng)
Tính sẵn sàng Sử dụng nhiều liên kết đến ISP, thậm chí sử dụng nhiều ISP
Bảo mật Thêm các phương pháp nhận thực và mã hóa của
chính họ (hay dùng)
2.2.6 Định tuyến QoS
Các giao thức định tuyến trên cơ sở QoS đã nỗ lực đưa các metric thành các giá trị khi xây dựng các bảng định hướng của mạng Định tuyến dựa trên QoS tạo ra các cây đường đi ngắn nhất, bao gồm các topo thực tế của các tuyến và các router với mỗi cây sử dụng các tham số khác nhau của tuyến metric
2.3 Nghiên cứu một số giải pháp QoS trên OpenFlow trong SDN
2.3.1 Tối ưu hóa Framework cho QoS cho phép thích ứng luồng Video trên các mạng OpenFlow
Phương pháp này dựa trên việc phân tích các Framework giúp tối ưu hóa các quyết định chuyển tiếp tại lớp điều khiển để định tuyến động QoS trên mạng và ứng dụng các khung này tới QoS tại lớp điều khiển của OpenFlow Các Framework khác nhau được đề xuất từ các kiến trúc QoS cung cấp một thiết kế mới mỗi luồng ưu tiên dựa trên các tham số định tuyến động cho phép luồng mở rộng mã hóa được Video với hai mức QoS
2.3.2 Nghiên cứu hiệu năng của các luồng TCP với QoS – OpenFlow hỗ trợ
trong mạng trung tâm dữ liệu
Đảm bảo cung cấp QoS là một nhiệm vụ quan trọng trong các trung tâm dữ liệu đám mây (Cloud data centers), đặc biệt cho các luồng TCP khi TCP mang tới 99,9% lưu lượng trong các trung tâm dữ liệu Các ứng dụng chạy ở các trung tâm dữ liệu chỉ có thể đạt hiệu năng mong muốn nếu tài nguyên, băng thông mạng được đảm bảo cùng với các nguồn tài nguyên lưu trữ và tính toán Nghiên cứu hiệu năng của các luồng TCP giúp cho việc đảm bảo tốc độ cho các luồng TCP, tránh tắc nghẽn dựa trên khái niệm “phân chia” dựa vào
Trang 13hàngđợiđểđảm bảo tốcđộ tối thiểu trên mỗi luồng và khái niệm “mét” kết hợp với mỗi luồngđể xácđịnh một số giới hạn “dải mét” tương ứng với tốcđộ cụ thểcó sẵn trong bộ điều khiển OpenFlow,từđóđưa ra quyếtđịnhlàm rớt gói tin buộc người dùng gửi TCP xuống tốc
độ chậm trong giai đoạn tắc nghẽn từ đó dẫn đến việc sử dụng hiệu quả băng thông
2.4 Kết luận chương
Trong chương 2, ta có thể thấy việc đảm bảo chất lượng lượng dịch vụ ngày càng được không ngừng nâng cao và cải tiến đặc biệt Từ những giải pháp hạn chế ban đầu như InServ hay DiffServ là động lực thúc đẩy nghiên cứu Sự ra đời của các giải pháp trên mạng định nghĩa bằng phần mềm (SDN) là điều tất yếu Nhờ khả năng điều khiển linh hoạt, có giao diện điều khiển đơn giản và lập trình được giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ dễ dàng trong quản lý cũng như xây dựng các mô hình dịch vụ tới khách hàng
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP OPENQoS HỖ TRỢ CÁC ỨNG DỤNG ĐA
PHƯƠNG TIỆN
Nội dung Chương 3: Nghiên cứu về kiến trúc, phương thức định tuyến động QoS cho
các ứng dụng đa phương tiện của OpenQoS
3.1 Giải pháp Open QoS
Open QoS là một thiết kế bộ điều khiển OpenFlow hiện đại cung cấp đa phương tiện với hỗ trợ chất lượng dịch vụ thiết bị đầu cuối trên SDN.OpenQoS là một phần mở rộng của chuẩn hóa bộ điều khiển OpenFlow cung cấp dự phòng đa phương tiện với QoS.Để hỗ trợ QoS, Open QoS nhóm lưu lượng đến như luồng dữ liệu và luồng đa phương tiện, ở đó các luồng đa phương tiện được tự động đưa vào QoS đảm bảo định tuyến còn các luồng dữ liệu khác được duy trì trên đường đi ngắn nhất của chúng
3.2 Thiết kế OpenQoS
Thiết kế OpenQoS dựa trên việc định tuyến các luồng QoS (lưu lượng đa phương tiện) trong khi các luồng khác (dữ liệu) vẫn giữ nguyên trên đường đi ngắn nhất của chúng Cách tiếp cận ở đây này khác với các kiến trúc QoS hiện tại khi không sử dụng tài nguyên
dự phòng cũng như xếp hàng ưu tiên.Ưu điểm chính của phương pháp này là không gây tác động bất lợi lên các lưu lượng không có QoS như mất gói, trễ Các giao diện chính của thiết
kế bộ điều khiển bao gồm:
Giao diện điều khiển - chuyển tiếp
Giao diện điều khiển - điều khiển
Giao diện bộđiều khiển - dịch vụ
Trang 14Hình 3.2: Thiết kế bộđiều khiển OpenQoS 3.3 Phương thức tối ưu định tuyến động QoS của OpenQoS
3.3.1 Định tuyến mỗi luồng trong OpenQoS
OpenQoS khai thác mô hình chuyển tiếp luồng cơ sở của OpenFlow để chúng phân biệt dữ liệu và lưu lượng đa phương tiện Các luồng đa phương tiện có thể được xác định bằng cách sử dụng các trường tiêu đề gói tin hoặc các giá trị sau:
Trường tiêu đề lớp lưu lượng trong MPLS
TOS (loại dịch vụ) trường IPv4
Trường lớp lưu lượng trong IPv6
Nếu máy chủ đa phương tiện biết được, địa chỉ IP nguồn
Các cổng nguồn hoặc đích giao vận
3.3.2 Tối ưu hóa định tuyến động QoS
Việc định tuyến động giống như vấn đề về hạn chế đường dẫn ngắn nhất (CSP - Constrained Shortest Path) Trong các ứng dụng đa phương tiện, chỉ số QoS điển hình là sự mất gói tin, trễ và trế biến đổi (jitter) Tuy nhiên chỉ số QoS có thể khác nhau tùy thuộc vào loại ứng dụng
Trang 153.4 Một số kết quả chức năng quản lý định tuyến và tính toán định tuyến của OpenQoS trong mạng
3.4.1 Mô hình thử nghiệm
Mô hình xây dựng một mạng lưới được biểu diễn như một hình vẽ đơn giản có hướng G(N,A) với N là tập hợp các nút và A là tập hợp các liên kết, do đó liên kết (i,j) là một cặp lệnh, đi ra từ nút I và đến nút j Cùng đó là tập hợp các tuyến đường (tập con của A) từ nút nguồn s đến nút đích t
Hình 3.5: Mô hình mạng kiểm tra OpenFlow [10]
3.4.2 Một số kết quả chức năng quản lý định tuyến và tính toán định tuyến của OpenQoS trong mạng
A Luồng UDP
Hình 3.6: Kết quả trường hợp tốt nhất của luồng UDP