KIỂM ĐỊNH MÁY QUANG PHỔ UV-VISNỘI DUNG 1.Kiểm tra độ phẳng đường nền Trên toàn thang bước sóng, độ thăng giáng của đường nền với không khí phải nằm trong khoảng quy định của bảng thông s
Trang 1KIỂM ĐỊNH MÁY QUANG PHỔ UV-VIS
NỘI DUNG
1.Kiểm tra độ phẳng đường nền
Trên toàn thang bước sóng, độ thăng giáng của đường nền với không khí phải nằm trong khoảng quy định của bảng thông số kỹ thuật Ví dụ:
- Máy Hitachi U3210 có độ thăng giáng nằm trong khoảng ± 0.001Abs
- Máy Hitachi U2010 có độ thăng giáng nằm trong khoảng ± 0.002Abs (200-950nm)
- Máy Hitachi U3000 có độ thăng giáng nằm trong khoảng ± 0.001Abs
- Máy Ultrospec III có độ thăng giáng nằm trong khoảng ± 0.002Abs
2 Cốc đo:
Trong thực hành, các mẫu đo ở dưới dạng dung dịch, nên thông thường hay dùng các cốc đo đã được chuẩn hóa Các cốc đo phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phần bề mặt hứng chùm tia và cho chùm tia đi qua phải thật phẳng, nhẵn và song song với nhau
- Hai bản ánh sáng tới và ánh sáng đi qua phải song song với nhau
- Quang lộ trong cốc đo (Khoảng cách bên trong giữa hai bề mặt trong của cốc) phải được kiểm tra một cách nghiêm ngặt Bề dày cốc đo thường là 10mm
- Cốc đo thường làm bằng :
• Thạch anh cho vùng đo tử ngoại (UV) và khả kiến (VIS)
• Thủy tinh cho vùng đo khả kiến (VIS)
Yêu cầu các cốc đo phải cho độ hấp thu hay độ thấu quang luôn luôn bằng nhau khi chứa cùng một dung môi hay cùng một dung dịch đo trong cốc Các cốc đo có bề dày 10mm có dung sai cho phép (±0.05mm hay 0.05/10 = 0.005)
3 Kiểm tra bước sóng (Wavelength checking)
• Máy phải đảm bảo độ đúng của bước sóng theo chỉ tiêu kỹ thuật của máy do nhà sản xuất đề ra
• Các máy quang phổ UV-VIS thế hệ mới, đèn D2 được sử dụng như là một nguồn sáng tạo một vạch sáng ở bước sóng 656.1nm để kiểm tra độ đúng của bước sóng
• Đối với người hiệu chuẩn máy thì sử dụng kính chuẩn Holmium oxide hay dung
Trang 2• Trong trường hợp máy đo điểm và không có chức năng quét phổ, tiến hành đo độ hấp thu tại các điểm xung quanh và cực đại để kiểm tra
4 Kiểm tra độ hấp thu
• Kiểm tra độ hấp thu cho biết độ đúng của máy (Photometric Accuracy) Máy phải cho các thông số đáp ứng với các thông số kỹ thuật đề ra cho mỗi máy
• Với máy đạt được độ đúng theo quy định cho phép có thể thực hiện phép đo tuyệt đối
5 Độ phân giải
• Thường độ phân giải của máy đo độ rộng của giải phổ (Bandwidth – BW) quyết định Máy có độ phân giải càng cao khi máy cho phép chọn BW có giá trị thấp Máy có BW = 1nm có độ phân giải tốt hơn máy có BW = 5nm Điều này cho thấy máy quang phổ có BW = 1-2nm cho kết quả chính xác hơn máy so màu có
BW = 20-50nm
• Với một số máy tự ghi có thể kiểm tra độ phân giải dựa trên phổ thấu quang của máy sau khi kiểm tra độ chính xác của bước sóng
• Chọn chế độ ghi phổ như kiểm tra độ đúng của bước sóng
• Thay BANDPASS = 2nm ± 15% là đạt yêu cầu
• Đo độ rộng của giải (Peak Width) ứng với giá trị bằng ½ của cực đại và từ đó chiếu xuống thang đo của bước sóng Độ rộng của đỉnh (Peak Width) phải đạt trong khoảng 2nm ± 15%
• Máy phải cho độ phân giải dđ¸p ứng với yêu cầu theo BP98 và theo quy định của bảng thông số kỹ thuật của máy
6 Đạo hàm bậc hai (second derivative)
• Với máy cho phép thực hiện độ các biến đổi từ phổ thông thường sang phổ thông đạo hàm bậc một, bậc hai hay bậc cao hơn phải kiểm tra mối tương quan giữa đạo hàm bậc hai và nồng độ của chất cần khảo sát:
cd d
cm A
d d
A
=
λ
2 2
Trong đó: A : độ hấp thu ở bước sóng λ
A(1%,1cm) : độ hấp thu phần trăm ở bước sóng λ
c : nồng độ của dung dịch
d : bề dày của cốc đo (d = 1cm)
Trang 3Yêu cầu: Theo biểu thức trên nếu lấy đạo hàm bậc hai của các chất khảo sát ở bất kỳ bước sóng nào phải cho sự phụ thuộc của d2A / d2λ theo c là tuyến tính máy phải lấy được đạo hàm bậc hai theo đúng quy định
7 Giới hạn ánh sáng lạc
• Ánh sáng lạc là nguồn gốc gây sai số chính cho máy nên được quy định rất chặt
ở vùng năng lượng thấp gần 200nm và dung dịch có độ hấp thu cao
• Aùnh sáng lạc cũng gây ra sự sai lệch âm cho định luật Lambert Beer khi đo ở thang đo có độ hấp thu cao Ánh sáng lạc cũng tạo ra khi buồng đo không kín
• Yêu cầu máy phải cho giới hạn của ánh sáng lạc trong phạm vi cho phép
CÁCH TIẾN HÀNH
1 Độ phẳng của đường nền:
• Khi tiến hành phép kiểm tra này phải đảm bảo rằng máy đã được sưởi ấm (warm up) đúng thời gian qui định (khoảng 1 giờ) và không có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ của môi trường đo
• Chọn chức năng ghi phổ (Wavescan) trên máy, ghi lại toàn bộ đường nền của máy trên toàn thang bước sóng
• Yêu cầu độ thăng giáng của đường nền nằm trong khoảng cho phép
Ví dụ: máy Hitachi U-3210 yêu cầu trong khoảng ± 0,001 Abs
2 Kiểm tra cốc đo:
• Trứơc khi đo phải xử lý cốc cho sạch: Dùng dung dịch Lauryl sulphat 4% bão hòa với ether để rửa cốc đo Các cốc đo được kiểm tra bằng kiểu đo A hay T
Cách kiểm tra:
• Các cốc đều đụng nước cất, đặt lên khoang đo và lần lượt kiểm tra ở vùng 250nm, 360nm, 550nm hay chính ngay tại bước sóng cần đo của một chất nào đó Chọn kiểu đo T, nhấn phím AUTOZERO hay SET REFERENCE để đưa số chỉ trên màn hình về 100 Lần lượt thay bằng các cốc đo khác
• Yêu cầu sự sai khác về độ thấu quang T giữa các cốc đo không vượt quá 0,5%, ∆T<± 0,5%
Trang 43 Kiểm tra bước sóng:
• Tiến hành kiểm tra với kính Holmium oxide hay dung dịch Holmium Perchlorat, phải cho các cực đại hấp thu như sau:
241,15nm (±1nm)
287,15nm (±1nm)
361,50nm (±1nm)
536,30nm (±3nm)
• Đặt kính hay dung dịch Holmium vào khoang đo rồi quét phổ từ 200-800nm và xác định các cực đại trên phổ xem các cực đại thu được có thể hiện như yêu cầu nêu trên không
Ghi chú: Ngoài các cực đại đã nêu trên, Holmium còn cho các cực đại khác, có từ 13-17 cực đại
4 Kiềm tra độ hấp thu:
• Tiến hành đo độ hấp thu của dung dịch Kali Dichromat 60,06 mg/ L (Cân chính xác khoảng 60,06 mg Kali Dichromat đã được sấy tới khối lượng không đổi ở 130oC , cho vào bình định mức 1000 mL, hòa tan và làm đầy đến ngấn bằng dung dịch H2SO4 0,005M) Độ hấp thu tại các bước sóng khảo sát phải tuân theo bảng dưới đây:
Bước sóng nm Độ hấp thu A(1%, 1cm) Dung sai
313nm 0,292 48,6 47,0-50,3
5 Độ phân giải:
• Tiến hành ghi phổ của dung dịch Toluen 0,02% trong hexan (thể tích/thể tích) Xác định tỷ số độ hấp thụ giữa cực đại ở 269nm và độ hấp thu của cực tiểu ở 266nm Yêu cầu: A269/A266 ≥1,5
6 Quang phổ đạo hàm bậc hai:
Trang 5• Cách kiểm tra độ phân giải:
Ghi phổ đạo hàm bậc hai của dung dịch Toluen 0,02% (thể tích/thể tích) trong MeOH ở vùng bước sóng từ 255nm đến 275nm
Yêu cầu: Phải thể hiện một cực tiểu nhỏ thấy được nằm giữa hai cực tiểu lớn ở 261nm và 268nm
7 Giới hạn ánh sáng lạc:
Việc kiểm tra giới hạn ánh sáng lạc có thể được tiến hành ở bước sóng 200
nm, dùng dung dịch Kali cloric 1,2% (khối lượng/thể tích) Yêu cầu độ hấp thu phải lớn hơn hoặc bằng 2 (A ≥ 2)
ĐỊNH KỲ KIỂM TRA
06 tháng một lần
Trang 6NỘI DUNG BẢO TRÌ MÁY UV-VIS
A Kiểm tra tổng quát
1 Vệ sinh PTN, lau bụi quanh thân máy, mặt bàn để máy, …
2 Kiểm tra các dây nguồn nối điện, ổ cắm phích cắm, các dây nối tín hiệu
3 Kiểm tra và vệ sinh quạt làm mát các bộ phận bên trong máy
3 Kiểm tra buồng đựng cuvét mẫu đo
4 Kiểm tra toàn bộ máy bằng phần mềm của máy khi khởi động
B Bảo trì máy UV-VIS
1 Làm sạch bụi tổng quát bên trong máy
2 Kiểm tra nguồn sáng : đèn halogen, đèn deuterium
3 Kiểm tra hệ quang học : gương phản xạ, gương bán phản xạ, cách tử, kính lọc, khe sáng
4 Kiểm tra bo mạch điều khiển
Trang 7BIÊN BẢN KIỂM TRA/BẢO TRÌ ĐỊNH KỲ MÁY UV-VIS
A Kiểm tra tổng quát :
TT Nội dung kiểm tra Ghi chú
1 Vệ sinh PTN
Lau bụi quanh thân máy
Bàn đặt máy
Buồng đựng cuvét mẫu
Quạt làm mát bên trong máy
2 Kiểm tra các dây điện nguồn
Ổ cắm, phích cắm
Dây cáp nối tín hiệu
3 Kiểm tra sự hoạt động của máy
Phần mềm tự kiểm tra
Phần cứng ROM, RAM
Đèn halogen, deuterium
Kính lọc
Các motor điều khiển
Dò tìm chuẩn bước sóng
Năng lượng đèn còn đủ
Kiểm tra các phím nhấn
Motor thay đổi vị trí mẫu đo
Trang 8BIÊN BẢN HIỆU CHUẨN
Tên thiết bị : MÁY QUANG PHỔ UV-VIS
Nơi sản xuất :
Kiểu :
Số hiệu :
Số nhận dạng :
Đặc tính kỹ thuật :
- Thang bước sóng : từ nm đến nm
- Độ phân giải : nm
- Khe : nm
- Thang đo : 0 đến AU ; và 0% đến % T
Nơi sử dụng :
Phương tiện chuẩn :
KẾT QUẢ
1 Kiểm tra độ chính xác của bước sóng vùng UV-VIS (Xem đồ thị quét phổ kèm theo):
Bước sóng (nm) Độ hấp thu cực trị tại
(nm) Sai lệch (nm) Sai lệch cho phép 279,3
± nm
360,9
445,9
453,7
460,1
536,5
637,7
2 Kiểm tra độ chính xác hấp thu vùng UV :
Bước sóng (nm) Giá trị đọc
trên máy (A) (1%, 1 cm) Độ hấp thu Sai số cho phép
Trang 93 Kiểm tra độ chính xác hấp thu vùng VIS :
Bước sóng
(nm)
Giá trị đọc trên máy (A)
Độ hấp thu chuẩn
(A)
Sai lệch (A) Sai số cho phép
(A)
± 0,005
4 Kiểm tra độ ổn định hấp thu :
Lần đo Tại 235 nm Tại 257 nm Tại 313 nm Tại 350 nm Tại 546 nm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
RSD
Ngày hiệu chuẩn :
Hiệu lực đến :