1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong các đô thị loại i vùng trung du miền núi bắc bộ việt nam lấy thành phố thái nguyên là địa bàn nghiên cứu áp dụng

183 431 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 183
Dung lượng 3,27 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN TRÚC HÀ NỘI

Nguyễn Huy Quang

QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT CUA CAC DO THI LOATI VUNG TRUNG DU, MIEN NUI BAC BO - VIET NAM

(LAY THANH PHO THAI NGUYEN LAM DIA BAN NGHIEN CUU AP DUNG)

; LUAN AN TIEN SI —-

CHUYEN NGANH QUAN LY DO THI VA CONG TRINH

Trang 2

TRUONG DAI HOC KIEN TRUC HA NOI

Nguyén Huy Quang

QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT CUA CAC DO THI LOATI VUNG TRUNG DU, MIEN NUI BAC BO - VIET NAM

(LAY THANH PHO THAI NGUYEN LAM DIA BAN NGHIEN CUU AP DUNG)

CHUYEN NGANH: QUAN LY DO THI VA CONG TRINH

MA SO: 62.58.01.06

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC PGS.TS Vũ Thị Vinh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng bảo vệ ở bất kỳ học vị nào Tôi xin cam đoan rang mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Vinh Phúc, ngày tháng 3 năm 2017

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Trang 4

LOI CAM ON

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Vũ Thị Vinh, người hướng dẫn khoa học, Cô

đã dành thời gian tận tình hướng dẫn, chia sẻ tài liệu chuyên môn hữu ích có hiệu quả trong suốt thời gian hoc tập và nghiên cứu luận án tiến sĩ; Tôi xIn trân trọng cảm ơn sự giảng dạy, giúp đỡ nhiệt tình của các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, các thầy giáo, cô giáo công tác trong Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Xin được trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau Đại học, Khoa Quán lý Đơ thị

và Cơng trình, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện để tôi được làm Nghiên cứu sinh; cảm ơn lãnh đạo, bạn bè, anh, chị, em đồng nghiệp cùng cơ quan đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ, động viên tơi hồn thành luận án

Tôi vô cùng biết ơn sự tận tâm, tận lực, giúp đỡ, động viên về vật chat va tinh thần của gia đình tơi trong quá trình nghiên cứu luận án

Xin tran trọng cảm ơn!

Vinh Phúc, ngày tháng 3 năm 2017

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Trang 5

ADB BVMT BVTV CTRSHDT CNH-HDH CTNH CTR CNTT DIM GDP GTVT GIS GDP JICA HTMT HDND ISWM ISWMP KT-XH KHCN NN&PTNT NQ-TW OECD PLRTN

CAC TU VIET TAT

Ngan hang phat trién Chau A Bảo vệ môi trường

Bảo vệ thực vật

Chat thai ran sinh hoạt đô thị

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chất thải nguy hại Chat thai ran

Công nghệ thông tin

Đánh giá tác động môi trường Giá trị tổng sản phâm trong nước Giao thông vận tải

Hệ thống thông tin địa lý Tổng sản phẩm quốc nội

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

Hiện trạng môi trường Hội đồng nhân dân

Quản lý tổng hợp chất thải ran

Kế hoạch quản lý chất thải rắn tích hợp

Kinh tế - Xã hội

Khoa học công nghệ Nhà xuất bản

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghị quyết - Trung ương

Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển

Trang 6

FDI QLCTRSHĐT QCVN 3R SWM TDMNBB TW TP TCMT TCTK UBND URENCO UNEP VSMT WHO

Quan ly chat thai ran sinh hoạt đô thị

Quy chuẩn Việt Nam

Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế Solid Waste Management

Trung du miền núi Bắc bộ Trung ương

Thành phố

Tổng cục Môi trường

Trách nhiệm hữu hạn Tổng cục Thống kê

Uỷ ban nhân dân

Công ty TNHH nhà nước một thành viên môi trường đô thị Chương trình Mơi trường Liên Hiệp Quốc

Vệ sinh môi trường

Trang 7

Bang 1.1, Dy bao chat thai rn theo vùng và lãnh thổ 2222222222222

Bảng 1.2, Công tác QLCTRSH các thành phố loai I trực thuộc Trung ương Bảng 1.3, Chỉ số phát sinh CTRSH một số đô thị loại I thuộc tỉnh 2014 Bảng 1.4,Thống kê loại đô thị trong vùng :-ccs2cEcEserrrerree Bảng 1.5,Tổng hợp công tác QLCTRSHĐT vùng TDMNBB

Bảng 1.6,Thống kê công tác xử lý CTRSHĐT vùng TDMNBB

Bảng 1.7, Thống kê các mơ hình quán lý CTRSHĐT Vùng TDMNBB

Bảng 1.8, Khối lượng thu gom các phường thành phố Thái Nguyên

Bang 1.9, Bang phan loai rac tai bai rac Da Mai, TP Thai Nguyén

Bảng 1.10, Chỉ số phát sinh CTRSH 4 đô thị lớn trong vùng năm 2015

Bảng 2.1, Chi phí xử lý theo loại công nghệ -5-:522-55225522222222222, Bảng 2.2, Tiêu chí lựa chọn vị trí bãi chơn lắp CTRSHĐT

Bang 2.3, Cơ cau chỉ phí thu gom xử lý chất thải rẫn ¿2c Bảng 2.4, Nguồn thu - chỉ của các thành phần tham gia trong quản lý chất thải răn sinh hoạt đô thị ở SiØApOF€ Q2 2221221122122212222 212 222 ee Bảng 2.5, Xác định địa điểm, quy mô khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Bảng 2.6, Những người có trách nhiệm để quản lý và PLRTN Bảng 3.1, Quy mô điểm tập kết 2222122221218 c2 nreaHrreereg

Trang 8

DANH MUC CAC HINH Hinh 1.1, KKPKP tai thanh phé Pune, An D6

Hinh 1.2, Thu gom tại chỗ ở Surabaya, Inđônêsia 22 1 2n sa Hình 1.3, Phân loại chat thai ran tai thành phố Nonthaburi, Thái Lan Hình 1.4, Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý CTRSH tại các đơ thị

Hình 1.5, Hiện trạng đơ thị tồn vùng -.222222ccceEEEEceEErEeE re Hình 1.6, Biểu đồ Phát sinh CTRSHĐT tại một số đô thị vùng TDMNBB

Hình 1.7, Biểu đồ chỉ số và khối lượng phát sinh CTRSHĐT vùng

Hình 1.8, Biểu đồ thu gom và xử lý CTRSH tại các đô thị tồn vùng

Hình 1.9, Các hình thức thu gom chất thải tái chế -22222222z222 Hình 1.10, Sơ đồ mơ hình QLCTRSHĐT TP Việt Trì -2 s Hình 1.11, Sơ đồ mơ hình quản lý CTRSHĐT thành phố Lào Cai Hình 1.12, Mơ hình QLCTRSHDTTP Lang Son va CTTNHH Huy

Hình 1.13, Biểu đồ tốc độ phát sinh CTRSHĐT và công tác thu gom từ 2009 đến 2014 S212 211 HH HH HH ng tensesstisivesssstineetsteen Hình 1.14, Bãi rác Đá Mâài 2 125 2111221215 211212222 2 2122 2e

Hình 1.15, Sơ đồ Quản lý CTRSH thành phô Thái Nguyên năm 2010

Hình 1.16, Sơ đồ Tổ chức bộ máy URENCO Thái Nguyên Hình 1.17, Sơ đồ Tổ chức bộ máy thu gom (Chi nhánh mơi trường) Hình 2.1, Sơ đồ Những hợp phân chức năng của hệ thống quản lý chất

thải rắn 2-2 2n He nha Tre

Hình 2.2, Sơ đồ Phân công trách nhiệm cấp Trung ương trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, 2 2c: 2222222222212 HE rreerree Hình 2.3, Sơ đồ Quản lý chat thai ran sinh hoạt đô thị ở cấp địa phương

Trang 9

Hình 2.4, Mơ hình quản lý tổng hợp chất thải rẫn na 63

Hình 2.5, Thang bậc trong quản lý tong hop chat thai ran 65

Hình 2.6, Quán lý chất thải rắn theo nguyên tắc 3R 1c ó6

Hình 2.7, Các mối quan hệ trong quản lý tổng hợp chất thải rắn 67

Hình 2.8, Các bước ưu tiên trong quản ly tich hop CTRSH a 68 Hình 2.9, Chi tiết hệ thống thu gom rác thải từ các nha cao tang 72

Hình 2.10, Biểu đồ Các phương pháp xử lý CTR ở ASEAN 75 Hinh 2.11, Thu gom va phan loai rac ngoai 6 TP Yokkaichi - Nhat Ban 88 Hình 3.1, Khu vực trung tâm TP Việt Trì (m khu vực Ï) + 98 Hình 3.2, Khu vực các xã ven thành phó Việt Trì (m khu vực 2) 98

Hình 3.3, Thu gom tại các làng xã phân tán TP Việt Trì (m khu vực 3) 99 Hình 3.4, Khu vue 1,2 ctla TP Lang Som occ 2.2221 c2 rrrrrrrrreee 100 Hinh 3.5, Khu kinh tế cửa khâu Đồng Đăng — Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn 100 đến năm 2030 2 222221221212 218 222 02T ng Hang Hang reo rưệc

Hình 3.6, 3 khu vực của thành phố Lào Cai 22222 222225225 sec 101

Hình 3.7, Phương tiện thu gom khu vực Ì . ceseeeeseeeeesssssssseseveeeeseseee 101 Hinh 3.8, Cac phương tiện thu gom khu vực 2 sccccsscerrseereeerree 102

Hình 3.9, Mơ hình QL CTR.SH khu trung tâm thành phó (khu vực I) 104 Hình 3.10, Sơ đồ Mơ hình cơng - tư kết hợp 2222 2n 104

Hình 3.11, Sơ đồ Mơ hình quản lý đối với khu vực cece 105

Hình 3.12, Sơ đồ Mơ hình quản lý dịch vụ CTRSH đối với khu vực 1 106

Hình 3.13, Các đối tượng phân loại rác tại vườn 2e 108 Hình 3.14, Phân loại rác giai đoạn đầu 2222k 108

Trang 10

Hình 3.19, Mơ hình đốt rác nhỏ LOSIHO -.2-2 22222212122

Hình 3.20, Quá trình biến chat thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh

Hình 3.21,Mơ hình ủ phân hữu cơ tại hộ gia đình .231225 2225125215222 ee Hình 3.22, Điều chỉnh quy hoạch chung TP.Thái Nguyên đến năm 2035

Hình 3.23, Khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên (khu vực 1)

Hình 3.24, Khu vực 2 thành phố Thái Nguyên (khu vực 2)

Hình 3.25, Khu vực thành phố Thái Nguyên mở rộng đến năm 2035

Hình 3.26, Sơ đồ Thu gom tại các xã 2 s28 rerererdrei Hình 3.27, Sơ đồ Thu gom tại các phường khu vực trung tâm thành phó

Hình 3.28, Sơ đô thu gom tại các điểm tập trung tại các nhà chung cư

Hình 3.29, Sơ đồ Quy trình vận chuyền thu gom .‹::-

Hình 3.30, Sơ đồ Mơ hình thu gom theo từng khu vực

Hình 3.31, Sơ đồ Thu gom vận chuyền tai các xã (khu vực 2)

Hình 3.32, Đề xuất lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH TP Thái Nguyên giai đoạn sau năm 2020 C000 62c nh nh nh nhu Hình 3.33, Lò đốt rác nhỏ tại chỗ - cc.c 227cc sàn sài Hình 3.34, Sơ đồ Mơ hình liên xã trong xử lý CTRSHĐT

Hình 3.35, Xứ lý chất thải hữu cơ vùng 2 .cịịcc cà Hình 3.36, Các yếu tố thành công trong 3R -

Hình 3.37, Sơ đồ Mơ hình QLCTRSH tại các xã thuộc vùng 2

Hình 3.38, Đề xuất mơ hình quản lý CTRSH cho thành phố Thái Nguyên

Trang 11

1 TINH CAP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 222222222222111112227222.22 112 ri 1 2 MUC DICH NGHIEN CUU nc ccccccscccccssssssssssssecssssssssssssevnsessssssssssssevssssssssssssseussnsensssseeseseee 3 3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2222222EE2212221111111277222.2 11110 e 3 4 DOLTUONG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ::¿c2222222222222222.11111E22 cce 4 5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2222222222222211111112272 E sne 4 6 Y NGHIA KHOA HOC VA THUC TIEN CỦA ĐỀ TÀI . -: cccccvvccrErrrrre 5 7 NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN ssssssssssssessssssssssssssesscsssssesssssesssneessssssesseeee 6

8 GIAI THICH MOT SO THUAT NGU LIEN QUAN DEN DE TAI LUẬN ÁN 6

9 KET CAU VA NOI DUNG LUAN AN ccccccccccssssssssssssssesssssssssscesvesssssssseesseueeneesesssesssseee 12 CHUONG I: TONG QUAN VE QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT TAI MOT SÓ THÀNH PHÓ TRÊN THẺ GIỚI VÀ VIỆT NAM 12

1.1 QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT MOT SO THANH PHO TREN THE

GIỚI 225522222212221111112272 TT 1111112 E01 nao 12 1.1.1 Quan ly CTRSHDT 6 cae nue phat tin cece cecececceeeseeeeeesteseeeeseeeeeees 13 1.1.2 QLCTRSHĐT ở các nước đang phát trin 2-52 s22 EE‡E12EEEx2E22xctxe 15

1.2 QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT DO THI TẠI MỘT SỐ THÀNH PHÓ Ở

VIET NAM Qnccccsssssssssssssssssssssssessecsesssssssssssssssevsesessssssessscuvsessssssessssseuuneesssssssesssiuieseesssssesssseee 18

1.2.1 Các đô thị loại I truc thuộc Trung ương - + 2c + +22 cszrcsrsxeeexee 18 1.2.2 Các đô thị loại I trực thuộc tỉnh cece ccccccccccccececeecececececcceceastteeeeeeees 19

1.3 QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT TAI CAC BO THI VUNG TRUNG DU MIEN NUI BAC BO ccccsscccsscccssssssssssssssssssssssssssscevsssssssssssssssevsnsessssssessssiuinsessssssessssuessneesessseee 24 1.3.1 Téng quan Chung cecccccccccccscesesecscssesesesseseevsscsesevseesesevstsesssensetstsevsesesevsess 24 1.3.2 Tổng quan về công tác quản lý CTRSH trong các đô thị loại I vùng

Trang 12

LOAII O VIET NAM NOL CHUNG VA VUNG TRUNG DU MIEN NUI BẮC BO 49

16 TÔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC 5]

1.6.1 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài -s-5s+zszscss+z 51 1.6.2 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở trong nước . -s+zs:scss+z 54 CHUONG II: CO SO KHOA HOC QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT TRONG CAC ĐÔ THỊ LOẠI I VÙNG TRUNG DU MIEN NUI BAC BỘ 59

2.1 CO SO LY THUYET CHUNG VE HE THONG QUAN LY CHAT THAI RAN

SINH HOAT DO TH1 ssssssscsccssssssssssssssssssccssessssssscessssssesssvssessssesssssssssssssssssesssssssesssesesessseseee 59 2.1.1 Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị 5 s+s+zx+zzzxczxez 59 2.1.2 Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm trong quản lý chất thai ran sinh 18:01 0 1 ccc ceececcccccccccccccececececcccecceccsceseeesecececseeeasteteeesecececeussastteeseteeeeeeeanas 59

2.2 QUAN LY TONG HOP CHAT THAI RAN - XU HUONG MOI TRONG BAO VE MÔI TRƯỜNG c2 1222111110111 T100 101 nai 63 2.2.1 Quan niệm trong quản lý tổng hợp chất thải răn 25-5 sex 63

2.2.2 Kỹ thuật 3R - phân loại rác tại nguồn ¬ 66

2.2.3 K¥ thuat 4R - Quan lý tich hop (IWM) ccccccccsccsscssescessessessessessessesesseseeees 68 2.2.4 Kỹ thuật 5R - Tích hợp quản lý chat thải rắn và quản lý tài nguyên (Quản lý tong hop chat thải ran sinh hoạt đô thị) 2 2s SE EE12EEE12E121EE121221EE1Ee xe 70 2.2.5 So sánh các bước phát triển của 3R, 4R, 5R .- 2s E22 tre 70 2.3 YEU CAU TRONG QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT BO THỊ 72 2.3.1 Yêu cau trong công tác thu gom, vận chuyễn .- - 2c x2ES2eE2Ezzxcrxez 72 2.3.2 Yêu câu trong công tác Xử lý . -s 1 E1 1111811211122 tre 74 2.3.3 Yêu cầu về cơ chế chính sách cho dịch vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô

1 79

2.3.4 Yêu câu của phát triển khoa học công nghệ + s2 Ex2ES2EeE2Ezzxcrxez 81

2.4 VAI TRO CUA CAC BEN LIEN QUAN TRONG QUAN LY CHAT THAI RAN

Trang 13

2.4.3 Vai trò và sự tham gia của khu vực tư nhân .- ¿52c +2 c2 csscse2 84 2.4.4 Vai trò của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác 85

2.5 CO SO PHAP LY TRONG QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT TAI CAC

ĐÔ THỊ LOẠI I VÙNG TRUNG DU MIỄN NÚI BẮC BỘ -22- 85

2.5.1 Các văn bản của nhà nước về quản lý chất thải ran sinh hoạt 85 2.5.2 Một số quy định về quản lý chat thải rắn sinh hoạt của các tỉnh vùng Trung

Du miễn núi Bắc Bộ . - 5 25 2222 22221122111122 1121211121211 86 2.6 KINH NGHIEM CUA MOT SO ĐÔ THỊ NƯỚC NGỒI VÀ TRƠNG NƯỚC VẺ

9)099.©)si017 89

2.6.1 Kinh nghiém cia thanh phé Yokkaite - Nhat Bath ccc 89 2.6.2 Kinh nghiệm trong PLRTN của TP.Quy Nhơn 52c c2 cccxsce2 9Ị 2.6.3 Tổng hợp các kinh nghiệm trong và ngoài nước trong quản lý chất thải răn ð018;1ei8:/0 0 93 CHUONG II: ĐÈ XUẤT MƠ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT

THAI RAN SINH HOẠT TẠI CÁC ĐÔ THỊ LOAI I VUNG TRUNG DU MIEN NUI BAC BO (Ap dung cho thanh phố Thái Nguyên) 95

3.1 QUAN DIEM, MUC TIEU, NGUYEN TAC ccccsssssssssssssssssssssssssssssssssssnsnsssssnssssasssnssnsn 95

3.1.1 Quan G16 ooo cece cccecceccesessessessessesssecsevssesevsrsetesseesevsresiesnsessstseeseveseeeaeees 95

=8 v1 95

3.1.3 NGUYEN TAC eee ccccececseesesecseeseesesesscevsevsnsetsevsnsecssevsesstsevssetsesinsetsiseveesieeevsess 96 3.2 DE XUAT MO HINH QUAN LY CTRSH TAI CAC BO THI LOAI I VUNG TRUNG DU MIEN NUI BAC BO .u ccccccssssssssssssssccssssssssssssteenssssssssssssssssssssssssssesssusieeesessssee 97 3.2.1 Phan khu vue dé quam ly o ceccececceccccsccseesescsesscseesvseesesevssesesevsnseeseseveseeeevsess 97 3.2.2 Mơ hình quản lý chat thải ran sinh hoạt các đô thị loại I vùng Trung du miền núi Bắc Bộ . - 5 1 12t 121111211112112111101211112 211 111 1 1121 1 n1 trêu 105

3.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT TAI

Trang 14

3.3.2 Đề xuất giải pháp 3R cho công tác QLCTRSHĐT . 5 2+cszsccee2 109

3.3.3 Đề xuất giải pháp xử lý CTRSHĐT phù hợp với các đô thị loại I vùng Trung

du miễn núi Bắc Bộ 5 1 2s S111 2111221211211211111111 21122111 1n 115 3.4 Đ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẼ CƠ CHÉ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHAT THÁI RẮN VÙNG TRUNG DU MIỄN NÚI BẮC BỘ, .222222essxrrrrrrr 119 3.4.1.Cai tién phi dịch vụ thu gom chất thai 0 ccc cscceeeseeeesesteeeseeseeeeeee 119 3.4.2 Chính sách chế tài trong PLRTTN s- 5c 1 211122121211 21221 tre 120

3.4.3.Chính sách khuyến khích xử lý theo phương pháp hiện đại - 122

3.4.4 Chính sách quản lý chất thải rắn liên vùng 2-5 s+cs2xcEzEczxcreez 123

3.5 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRƠNG QUAN LY CHAT THAI RAN SINH

HOẠT THÀNH PHÓ THÁI NGUYẼN -:-:+c222222122222222221211111 cxe 123 3.5.1 Phân khu vực quản Ìý - - ¿+ - c1 22111221111 21 1151111511111 1 118111181118 kxrrg 123 3.5.2 Để xuất mơ hình thu gom và vận chuyễn - 2 s2 2EE2E2EEx2EcExrree 127 3.5.3 Đề xuất cơ cầu tổ chức trong công tác quản lý chat thải ran sinh hoạt đơ thị

¬ & & 140

3.6 BAN LUAN KET QUÁ NGHIÊN CỨU -222.c22111112222122 tr 143 3.6.1 Bàn luận về phân khu vực quản lý 2+2 EEEE12EEE12E221EExEEEExrree 143

3.6.2 Bàn luận về mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt các đô thị loại I vùng

Trang 15

1 TINH CAP THIET CUA DE TAI

Quản lý chat thai rắn hiện nay vẫn là một thách thức lớn đối với nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, mặc dù hoạt động quản lý trong lĩnh vực nảy trong thời gian qua đã được quan tâm và có nhiều đóng góp trong công tác vệ sinh môi trường

Nước ta đã bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thị trường, thúc đây quá trình đơ thị hóa mạnh mẽ, lan toa trên phạm vi các tỉnh, các vùng và cả nước Theo báo cáo tại Diễn đàn đô thị Việt Nam (04/11/2015), tính đến tháng 12/2013, cả nước có 770 đô thị, tháng 12/2014 cả nước có 774 đơ thị, tháng 10/2015, có 788 đô thị, tỷ lệ đô thị hoá đạt 35,7%, khoảng 35% dân số Việt Nam

sông ở đô thị /2// Đô thị hóa nhanh chóng như trên đã dẫn đến thiếu khả năng cung cấp cơ sở hạ tầng đô thị cân thiết Bên cạnh đó, kinh tế phát triển, mức sống người dân được nâng cao, gia tăng nhu câu hàng hóa, dịch vụ tất yếu dẫn đến gia tăng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Trước thực trạng nói trên, công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt đơ thị nói riêng đã không theo kịp, tại nhiều địa phương chất thải trở thành vấn đề nóng, bãi chôn lấp quá tải gây ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đông Trong bối cảnh hội nhập, nguồn phát thai sinh hoạt tại các thành phố ngày cảng đa dạng hơn, thành phần cũng phức tạp hơn (hộ gia đình, tiểu thương, văn phòng, cơ quan, công sở, bệnh viện, trường học, đường phố ), đòi hỏi phải có sự phân loại, xử lý đúng cách mới đảm bảo yêu câu quản lý dòng thải phù hợp

Trang 16

tế chất thải Chat thai trở thành nguyên liệu đầu vào để sản xuất điện năng, phân vi

sinh, bột giấy, bột nhựa Tại nước ta, công tác QLCTRSHDT cần sớm được thay đổi để theo kịp xu hướng mới mang tính tồn cầu về bảo vệ môi trường, bảo vệ tải nguyên hóa thạch, giảm bớt khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm khối lượng phát sinh, giảm khối lượng chôn lấp, ứng dụng thiết bị công nghệ hiện đại, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho công nhân thu gom và người nhặt rác phi chính thức, Hiện nay, các nguyên tắc 3R ngày cảng trở nên phổ biến và bắt buộc thực hiện ở cả các nước phát triển và đang phát triển Thực hiện thành công nguyên tắc 3R là con đường dẫn đến thành công, thúc đây được tái chế mang lại lợi ích cho môi trường và nguồn nguyên liệu đầu vào đồi dào cho nhiều nhà máy và tiễn dần đến thực hiện các kỹ thuật 4R, SR trong tương lai

Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có tổng diện tích 95.264,4 km? (chiếm ~30,5% diện tích cả nước), số dân 11.66ó7,5 người chiếm 12,9% dân số cả nước (2014), mật độ dân số 121,1 người/km?/78/ Hiện nay toàn vùng có 160 đơ thị (12 thành phố, 6 thị xã, 139 thị trấn) /20/, trong đó có 2 đơ thị loại I (TP.Thái Nguyên, TP Việt Trì) Theo Quyết định số 445/QĐ-TTg Phê duyệt Định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2030 và Quyết định số 980/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030 toàn vùng sẽ có 4 đơ thị loại I trực thuộc tỉnh bao gồm: TP.Thái Nguyên, TP Việt Trì, TP.Lào Cai, TP.Lạng Sơn //8/,/20/

Trong hai đô thị loại I của vùng hiện nay, thì TP.Thái Nguyên là đô thị loại I trung tâm vùng, có diện tích 3.533,2 km2, dân số 326,9 nghìn người, mật độ dân số là 1.173,2 người/km (2014) /20/, TP.Thái Nguyên là địa bàn nghiên cứu áp dung của để tài vì các lý do sau:

Trang 17

tập TP Thái Nguyên

3 Cấu trúc đô thị TP Thái Nguyên gồm địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn ngoại vi Trong q trình đơ thị hóa thành phó sẽ tiếp tục được mớ rộng ra các xã lân cận là những đặc điểm có tính đại điện cho các đô thị đang trong q trình đơ thị hóa mở rộng và phát triển

4 Địa hình đơ thị, thành phần dân cư, truyền thống văn hóa, tình hình kinh tế - xã hội của TP.Thái Nguyên cũng giống nhiều thành phố khác trong vùng nên sẽ mang đến công tác quản lý, dịch vụ phí tương đồng và phù hợp để các thành phố khác trong vùng nghiên cứu áp dụng

Như vậy, TP.Thái Nguyên được lựa chọn đại diện cho các thành phố lớn trong vùng là phù hợp để các nhà quản lý tiếp tục nghiên cứu nhân rộng ra bốn đô thị loại I trong tương lai của vùng

Với những lý do trên, đề tài: “Quán {ý chất thải rắn sinh hoạt của các đô

thị loại I Vùng trung du miễn núi Bắc Bộ - Việt Nam (Lấy thành phố Thái

Nguyên là địa bàn nghiên cứu áp dụng)” là rất cần thiết có ý nghĩa khoa học và

thực tiến

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp QLCTRSHĐT tại các đô thị loại I vùng TDMNBB nhăm đảm bảo chất lượng sống của người dân cải thiện tốt hơn

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1 Nghiên cứu tổng quan tình hình QLCTRSHĐT của một số nước trên thế giới để thấy được xu hướng mang tính tồn cầu của công tác này hiện nay

2 Nghiên cứu đánh giá thực trạng QLCTRSHĐT tại các đô thị loại I ở phạm vi cả nước va ving TDMNBB

3 Nghiên cứu cơ sở khoa học trong QLCTRSHĐT đối với các đô thị loại I vung TDMNBB

Trang 18

* Phạm vỉ nghiên cứu: - Đô thị loại I - Vung TDMNBB

* Giai đoạn nghiên cứu: Đến năm 2030 (Theo Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/06/2013 Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030)

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phuong pháp hệ thơng hố và kế thừa: Quản lý CTRSH là vấn đề phức

tạp ở nhiều đô thị trong cả nước, đặc biệt là các thành phố lớn, do vậy những năm vừa qua đã có một số đề tài nghiên cứu lĩnh vực này Luận án được nghiên cứu sẽ kế thừa một cách chọn lọc các nghiên cứu trước để tham khảo và học tập Đồng thời cũng tránh lặp lại những vấn đề đã được nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, khảo sát: Sau khi đã xây dựng đề cương, xác định rõ mục đích nghiên cứu, dự kiến ban đâu của nghiên cứu, hình dung về sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu, nghiên cứu sinh (NCS) tiếp tục tìm hiểu dữ liệu, khảo sát thực tế tại một số đô thị trong vùng, tới các cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), các công ty môi trường đô thị (JURENCO) địa phương, các bãi chon lap, các điểm tập kết qua đó tìm hiểu thực trạng của công tác QLCTRSH Nội dung điều tra khảo sát gồm: công tác thu gom, vận chuyền, xử lý, cơ chế chính sách mà địa phương đang thực hiện NCS đã tiến hành gửi văn bản xin số liệu tới các sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phịng Tổng cục Mơi trường, Chỉ cục môi trường bốn thành phố: TP.Thái Nguyên, TP Việt Trì, TP.Lào Cai và TP.Lạng Sơn

Trang 19

- Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu có sử dụng thông tin thu thập từ phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực QLCTRSHĐT bao gồm: các cán bộ làm công tác quản lý, các chuyên gia tư vấn, các nhà khoa học, đặc biệt các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam thông qua các Hội thảo và các buổi trao đổi xin ý kiến

- Phương pháp so sánh đối chiếu: TỪ kinh nghiệm của một số đô thị trong và ngoài nước cũng như các kết quả đề xuất được đối chiếu, so sánh với thực tế dé vận dụng một cách hợp lý đối với điều kiện cụ thể của Việt Nam và vùng TDMNBB

- Phuong pháp thực chứng, ứng dụng: Trên toàn vùng TDMNBB đến năm 2030 sẽ có 4 đơ thị loại I trực thuộc tỉnh, vì vậy luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu thực chứng, ứng dụng để lựa chọn TP Thái Nguyên làm địa bàn nghiên cứu điểm từ đó đúc kết và tìm ra những bài học làm sơ sở nhân rộng ra các đô thị loại I khác trong vùng

6 Y NGHIA KHOA HOC VA THUC TIEN CUA DE TAI * Ý nghĩa khoa học

- Hệ thống hoá lý luận về QLCTRSH đối với các đô thị loại I vùng TDMNBB; các xu hướng mới trong quản lý mang tính tồn câu

- Cung cấp nội dung cơ bản về QLCTRSHĐT áp dụng với các đô thị loại I vùng TDMNBB nói chung và cho đô thị loại I và các đô thị khác trong quá trình đơ thị hóa

- Đề tài dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và nghiên cứu cho giáo viên và học sinh thuộc lĩnh vực quản lý đô thị

* Ý nghĩa thực tiễn

- Đánh giá việc thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về QLCTRSHĐT tại

các đô thị loại [ vùng TDMNBEB

Trang 20

Luận án nghiên có những nội dung mới cụ thể như sau:

- Nghiên cứu để xuất nguyên tắc phân khu; đề xuất phân 3 khu vực trong QLCTRSH cho các đô thị loại I vùng TDMNBB

- Nghiên cứu đề xuất 4 mơ hình QLCTRSH, đề xuất công nghệ xử lý gắn

với 3 khu vực của đơ thị

- Đề xuất nhóm giải pháp cho các cơ sở thu gom rác dân lập trên địa bàn các d6 thi loai J ving TDMNBB

- Để xuất giải pháp 3R trong QLCTRSHĐT các đô thị loại I vùng TDMNBB

- Đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách trong QLCTRSH gồm: cải tiễn phí dịch vụ thu gom rác thải, chế tài xử phạt trong phân loại rác tại nguồn (PLRTN),

chính sách khuyến khích xử lý CTRSHĐT theo phương pháp hiện đại, ứng dụng

công nghệ tiên tiến, quản lý chất thải rắn sinh hoạt liên vùng

8 GIAI THICH MOT SO THUAT NGU LIEN QUAN DEN DE TAI LUAN AN

* Đô fhị: là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chun ngành, có vai trị thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị tran [40]

* Dé thi loai I:

Điều 10 Đô thị loại I được quy định như sau: 1 Chức năng đô thị

Trang 21

lưu trong nước, có vai trò thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của một hoặc một số vùng lãnh thổ liên tỉnh

2 Quy mô dân số đô thị

a) Đô thị trực thuộc Trung ương có quy mơ dân số tồn đô thị tir 1 triệu người trở lên;

b) Đô thị trực thuộc tỉnh có quy mơ dân số tồn đơ thị từ 500 nghìn người trở lên

3 Mật độ dân số bình quân khu vực nội thành

a) Đô thị trực thuộc Trung ương từ 12.000 người/km trở lên; b) Đô thị trực thuộc tỉnh từ 10.000 người/kn” trở lên

4 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số lao động

5 Hệ thông các công trình hạ tầng đơ thị

a) Khu vực nội thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản

hoàn chỉnh; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường: 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu

gây ô nhiễm môi trường:

b) Khu vực ngoại thành: nhiều mặt được đâu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường: mạng lưới cơng trình ha tang tại các điểm dân cư nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ; bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái

Trang 22

thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành Đô thị loại I được quy định tại Điều 10 gồm các tiêu chí: Chức năng đô thị; Quy mô dân số đô thị; Hệ thống các cơng trình hạ tầng đô thị; Kiến trúc, cảnh quan đô thị /40/

* Hệ thơng cơng trình hạ tầng kỹ thuật: gồm cơng trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và cơng trình khác /48/

* Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị: Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị là một nội dung trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chỉ tiết Đối tượng của quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm: Giao thông đô thị, cao độ nền và thốt nước mặt đơ thị, cấp nước đơ thị, thốt nước thải đô thị, cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, xử lý chất thai rắn, nghĩa trang Quy hoạch xử lý chất thải rắn bao gồm: việc xác định tổng lượng chất thải, vị trí, quy mô trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chat thải rắn, cơng trình phụ trợ, khoảng cách ly vệ sinh của cơ sở xử lý CTR /407

* Dịch vụ công và dịch vụ cơng ích đô thị: Dịch vụ công là những dịch vụ do Nhà nýớc chịu trách nhiệm, phục vụ các nhu cầu cõ bản, thiết yếu chung của ngyời dân khơng vì mục tiêu lợi nhuận

Dịch vụ công ở nước tfa hiện nay thành các loại sau:

- Những dịch vụ sự nghiệp cơng (có người gọi là hoạt động sự nghiệp công), phục vụ những nhu câu thiết yêu cho xã hội, quyền và lợi ích cơng dân

Trang 23

Cúc khái niệm liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt đô thị [15]

1 Chat thai ran là chat thai ở thê rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thai

ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác

2 Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tô nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại

3 Chất thải răn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải răn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người

4 Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau

5 Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyền chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyền

6 Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc

sau khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải

7 Sơ chế chất thải là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ - lý đơn thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyên, tái sử dung, tái chế, đồng xử lư, xử lư nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của chất thải cho phù hợp với các quy trình quản lý khác nhau

8 Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phân có giá trị từ chất thải

Trang 24

10 Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) dé làm giảm, loại bó, cơ lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp

chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải

11 Đồng xử lý chất thải là việc kết hợp một quá trình sản xuất sẵn có để tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải trong đó chất thải được sử dụng làm nguyên vật liệu, nhiên liệu thay thế hoặc được xử lý

12 Cơ sở phát sinh chất thải là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải

13 Chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở phát

sinh chất thải

14 Cơ sở xử lý chất thải là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải (kế cả hoạt động tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải)

15 Chủ thu gom, vận chuyển chất thải răn sinh hoạt là tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyền chất thải răn sinh hoạt theo quy định

16 Chủ xử lý chất thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở xử lý chất thải

* Quản lý chất thải rắn: Hoạt động quản lý chat thai ran bao gồm các hoạt động quy hoạch quán lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người /75/

- Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đống gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nnước có thầm quyên chấp thuận

Trang 25

- Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc khơng có ích trong CTR, thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phan co ich trong CTR

* Kinh tế chất thải: Bao gồm các khía cạnh phát sinh thu gom, vận chuyền, tái chế, thiêu đốt hoặc chôn lấp các chất thải Chúng được sinh ra từ các hoạt động của một nên kinh tế và những tác động về mặt kinh tế của công tác thiêu đốt, chôn

lấp các chất thải đó tới mơi trường một khi chúng thải ra môi trường /23/

* Không phát thái” (Zero Emission/Zero Waste) ở đây không phải là số không (“0”) tuyệt đối trong phân tích, mà là khơng tồn tại dịng thải có khả năng

gây ra ô nhiễm môi trường do:

- Nồng độ và tải lượng thải của một chất trong dòng thải thấp hơn những biến động tự nhiên trong dịng vật chất thì coi như khơng có tác động lên môi trường hoặc

- Mức sử dụng tài nguyên có thể tái tạo phải nhỏ hơn mức bổ sung hoặc - Nếu phải sử dụng tài nguyên không tái tạo, việc khai thác hàng năm phải thấp hơn lượng mà các thế hệ tương lai có quyền khai thác

Không phát thải hay phát thải bằng không (PTBK) là một khái niệm hợp nhất những công nghệ hiện hữu tốt nhất và mang tính nổi bật hướng tới loại trừ chất thải Không phát thải trên nguyên lý tái thiết kế hệ thống công, nông nghiệp

một chiều hiện tại thành hệ thống khép kín mơ phỏng theo những chu trình tự nhiên hồn hảo nhăm giup cong đồng đạt được một nền kinh tế phát triển ôn định và cung cấp phương cách tự cung ứng đây đủ

Trang 26

9, KET CAU VA NOI DUNG LUAN AN

Ngoài mở đâu và kết luận, kiến nghị, danh mục các cơng trình cơng bố kết quả nghiên cứu của đề tài, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cầu gồm 3 chương:

Chuong I: Tong quan vé quan ly chat thai ran sinh hoạt trong các thành phố lớn trên thế giới và Việt Nam

Chương II: Cơ sở khoa học quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị các đô thị loại I ving trung du, miền núi Bắc Bộ

Churơng III: Đề xuất một số giải pháp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt

trong các đô thị loại I vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ

CHƯƠNG I

TONG QUAN VE QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT TAI MOT SO THANH PHO TREN THE GIOI VA VIET NAM

1.1 QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT MOT SO THANH PHO TREN THE GIOI

Theo Ngân hàng Thế giới /722/, năm 2012, mức độ phát sinh CTRSHĐT ở một số thành phố thậm chí cịn nhanh hơn so với tốc độ đơ thị hóa Mười năm trước (2002) toàn thê giới đã có 2,9 tỉ cư dân sống trong khu vực đô thị, mỗi người tạo ra khoảng 0,64 kg/người/ngày Đến năm 2012, Ngân hàng Thế giới ước tính có khoảng 3 tỷ người dân sống trong các thành phố, mỗi người tạo ra 1.2 kg/người/ngày (~1,3 tỷ tắn/năm) Dự báo đến năm 2025 dân cư đô thị có thể tăng đến 4,3 tỷ, mỗi người tạo ra khoảng 1,42 kg kg/người/ngày (2,2 tỷ tắn/năm) trong khi chỉ phí xử lý rác thải rắn dự kiến lên tới 375 tỷ USD/năm /122/ Phát sinh chat thải lớn tạo gánh nặng khống lỗ vẻ tài chính, mơi trường cho chính phú các nước và một cuộc khủng hoảng chất thải rắn đang được cảnh báo Chỉ phí gia tăng mạnh

Trang 27

1.1.1 Quản lý CTRSHĐT ở các nước phát triển

Theo Ngân hàng thế giới, các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hiện đang có 34 thành viên tạo ra 572 triệu tấn chất thải rắn mỗi

năm Bình quân đầu người từ 1,1-3,7 kg/ ngày, trung bình 2,2 kg/ng/ngay (bang

1.1)/122/

Đối với các nước phát triển, kinh tế mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến nên chất thải rắn đang trở thành một nguồn tài nguyên quý giá cho phát triển kinh tế Tại châu Âu có 420 nhà máy tái chế chất thải, biến chất thải thành năng lượng đã cung cấp điện cho 25 triệu dân châu Âu, kinh nghiệm tái chế biến chất thải thành điện năng rất thành công ở các thành phó châu Âu: /732/, (xem bảng] I)

Bang 1.1 Du báo chất thải rắn theo vùng và lãnh thổ

Thống kê năm 2012 Dự báo đến năm 2015

Phát sinh chât thải Dự báo dân số Dự báo khôi lượng xử lý

Dan so ` ^ Tông khôi ` ^ Tông khôi

Khuvực | qụ; a quan lượng phat | DBténg | DB dân | Binh quan lượng phát U người “np ak * xa: | daungwoi on

(tr/ng) (kg/ng/ngày) sinh triệu dânsô | số đồ thị (kg/ng/ngày) sinh triệu

tan/nam) tan/nam) Chau Phi 260 0,65 169,119 1,152} 518 0,85 441,840 Dong A- 777 0,95 738,958| 2,124) 1,229 1,5 1,865,379 Thai Binh Duong Chau Auva| 227 1,1 254,389 339} 339 1,5 354,810 Trung A My la tinh 339 1,1 437,545 681] 466 1,6 728,392 va vung Caribé Trung Dong| 162 1,1 173,545 379| 257 1,43 369,320 va Bac Phi Tổ chức 729 22 572/0 1031| 542 21 645,393 HTKT&PT (OECD) Khu vuc 426 0,45 192,410 1,938} 734 0,77 567,545 Nam A Tong cong 2920 1,2 2,532,252| 7,644} 4,385 1,4 4,972,679 trung binh

Trang 28

a Thii dé Stockhom - Thuy Dién Tir nam 2001-2010, Thuy Dién da gia tăng lượng tái chế từ 40-49% Then chốt làm tăng tái chế chính là việc tuân thủ nghiêm ngặt Luật Môi trường (1998), Pháp luật về thuế thải (1999) ra đời quy định về thuế bãi rác Đây là những văn bản mang tính pháp lý nhằm giảm bớt lượng rác thải đêm đi chôn lấp, rác thải trở thành nguyên liệu đầu vào của các nhà máy sản xuất điện năng cung cấp điện sinh hoạt cho các khu dân cư /78/.Tại Stockholm, khu vực doanh nghiệp tư nhân được tham gia phân loại tái chế chất thải từ hộ gia đình, khoảng 25% chat thai tái chế, 1,5% ủ phân; 63,5% đốt thành năng lượng,

10% chôn lấp /35/ Hiện nay, việc tái sử dụng chất hữu cơ cũng được đây mạnh,

phần lớn các khu đô thị Thụy Điển đều có hệ thống thu thập rác thực phẩm đề sản xuất khí sinh học, chủ yếu để chạy xe bus Chính phủ giao quyền tự chủ các dịch

vụ quán lý CTRSHĐT cho các địa phương Từ năm 2005, khi lệnh cắm chôn lấp

chất thải hữu cơ được thực hiện, các khí thải trực tiếp từ các bãi chôn lắp đã được giảm dân Trong bốn năm qua, lượng khí thải nhà kính rịng thực tế khơng thay đổi Chương trình xử lý và tái chế rác của Thụy Điền đang trở thành mơ hình phát triển bền vững được nhiều quốc gia trên thế giới học tập

b Thú đô Copenhagen và thành phố Horsholrm - Đan Mạch: Nền kinh tế Đan Mạch đã tăng trưởng đến 80% trong vòng 30 năm qua nhưng mức sử dụng năng lượng vẫn giữ nguyên và lượng phát thải CO2 giảm dân, mục tiêu đến năm 2050 sẽ xóa bỏ hồn tồn việc sử dụng năng lượng hóa thạch, coi chất thải là nguồn

năng lượng thay thế, hơn là vấn đẻ vệ sinh cần phải xử lý Đan Mạch hiện có 29 nhà máy phục vụ cho 98 cộng đồng dân cư ở đất nước 5,5 triệu người Luật của

Đan Mạch câm đốt những chất thải có thể tái chế được, /7§/, /80/, /34/ /357 Điểm nổi bật của Đan Mạch trong QLCTRSHĐT đó là những con số ngược

so với các nước đang phát triển, chôn lắp 4%, đốt 46%, 50% tái chế Sự gia tăng tỷ lệ tái chế hàng năm để đáp ứng các mục tiêu tái chế 50% đúng kế hoạch đề ra theo Khung Chỉ thị của Chính phủ,/60/

Trang 29

1.1.2 QLCTRSHDT 6 cdc nwéc đang phát triển

Theo Ngân hàng Thế giới, khối lượng phát sinh chất thải bình quân đầu người ở các nước đang phát triển từ 0,4-1,1 kg mỗi ngày /732/ Tại các nước đang phát triển, thu gom chiếm phản lớn kinh phí, cơng tác quản lý mới tập trung vào giải quyết vệ sinh môi trường cho khu vực sinh sống của người dân

Tỷ lệ thu gom có sự chênh lệch lớn giữa các nước, từ 413⁄ (các nước thu nhập thấp); 85% (các nước có thu nhập trên trung bình); 100% ở một số nước thu nhập tương đối cao//32/ Tái chế cũng phát triển ở mức độ rất khác nhau, chủ yếu diễn ra ở khu vực phi chính thức Do tái chế chưa được đầu tư nên các nghiên cứu thống kê về tái chế ở các nước đang phát triển cũng ít ỏi và khơng chính xác Chôn lap chiếm tý lệ lớn, do chưa phân loại rác tại nguồn nên việc chôn lấp đang gây mắt vệ sinh môi trường ở nhiều thành phó

a.Thành phố Pune An Độ

Thành phó Pune là thành phố đâu tiên ở Ân Độ tích hợp nhặt rác phi chính thức vào trong hệ thống quản lý dòng thải từ năm 1995 Pune được coi là thành phố phát triển mạnh về công nghệ thông tin /777/ Thành phố Pune tạo ra ~1500 - 1600 tắn/ngày, trong đó 40% phát sinh từ hộ gia đình 50% số hộ gia đình đã phân loại tại nguồn §5% chất thải ðyợc thu hồi và xử lý tại nhà máy chế biến, những thứ không thê chế biến được mới mang chôn lấp theo quy định Thành phố xây dựng 13 nhà máy biomethanation và 2 nhà máy ủ để phân hữu Cục Quản lý chất thải rắn chịu trách nhiệm vẻ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ, hỗ trợ và cung cấp trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và trụ sở quản lý Ngành y và đội thanh tra vệ sinh giám sát

Trang 30

Logo KKPKP Một buổi sinh hoạt KKPKP

Hình I.1: KKPKP tại thành phố Pune, Ấn Độ

(Nguồn: “Tiuo more days lo clear accumulated garbage”,2009 [117/0 Mơ hình KKPKP đã được nhân rộng ở một số thành phố nước đang phát

triển như: Belo Horizonte, Brazil, Pune, An D6, Bogota, Colombia, /86/

b Thanh pho Bogor va thanh phé Surabaya Indonesia: Bogor 1a một thành

phó có dân số 3 triệu người (~ 800.000 người ở khu vực nội thành và hơn 2 triệu

người ở khu vực ngoại thành), thành phố đang trong quá trình đơ thị hóa nhanh, cơ

s@ ha tang không theo kịp với sự phát triển đân số Quy mô thành phố đã được mở

rộng gấp bôn lần trong 15 năm qua, từ 2,257 ha (1992) lên 11.850 ha (2012), j747/

Thành phan chat thai ran ở thành phé Bogor chiếm đến 80,5% chất hữu cơ, 425% giấy, 4,35% nhựa, 4.3 % vải, gỗ, da, cao su, 3,89% kính và kim loại, và

2,71% thành phần khác Chất thải rắn hữu cơ là thành phần đầu tiên được khuyến

khích phân loại và ủ ngay trong gia đình bằng các thùng nhựa tái chế giá rẻ hoặc tái sử dụng những thùng đựng có sẵn, /72/ Dự án đã hạn ché chat thai chén lắp xuống chi con 50% so với trước khi thực hiện dự án, /79j

Thanh phé Surabaya (tinh ly của tính Đơng Java) do chưa thé thực hiện phân

loại rác tại nguồn nên có sáng kiến xây dựng Chương trinh "Hé thong ngdn hang

rác thải" Chương trình để ra mục tiêu giảm 15% lượng rác thá/năm Các hoạt

Trang 31

hệ thống ngân hàng chất thải, xây dựng các điểm thu gom rác thải đang là kinh

nghiệm tốt để các thành phố khác học tập, /79/, (xem hình 1.2)

Hình 1.2 Thu gom tại chỗ ở Surabaya, Inđônêsia

(Neudn: Aretha Aprilia, Tetsuo Tezuka and Gert Spaargaren: Household

Solid Waste Management - Indonesia, [79])

Thanh phd Surabaya có 6 ngân hàng rác thải được đất ở 6 địa điểm khác nhau đang được nhân rộng thêm số lượng phù hợp cho toản thành phố Bộ Môi trường đưa ra chương trình phát triển ngân hàng thùng rác để nâng cao nhận thức của người dân về phân loại rác thải và tái chế Theo Hiệp hội Nghiên cứu và Phát

triển Indonesia năm 2010 tao ra hơn 22.5 triệu tân chất thái rắn, đến năm 2020 dự kiến sẽ tạo ra 53.7 triệu tắn chất thải, /797

c Thanh phố Nonthaburi, Thai Lan

Trong nam 2009, khối lượng chất thải ở Thái Lan đạt khoảng 15,1 triệu tán,

khoảng 41.410 tắn/ngày, có khoảng 3,3 triệu tấn (22%) được tái chế Chính phủ

Thái Lan đã và đang khuyến khích hợp tác giữa các bên liên quan để thúc đẩy 3R

trên cả nước Các doanh nghiệp tái chê đang phát triển thành công tại nhiều thành phố ở Thái Lan Các cơ quan, trường học, bệnh viện, hộ gia đình (những người gây ra phát thải) được khuyến khích tham gia xây dựng chương trình ngân hàng chất

thái, tạo ra nguồn cung cấp ôn định cho đầu vào nguyên liệu của các nhà máy tái

chế Đứng đầu các doanh nghiệp tái chế ở Thái lan là công ty xử lý chất thái

Wongpanit với hơn 400 chỉ nhánh trên cả nước Kết quả tái chế chất thải tăng từ

Trang 32

xử lý (làm sạch, giảm kích thước, nén chặt và đóng bánh) sau đó được đưa đến các

cơ sở tái chế tiếp tuc tao ra các nguyên liệu tinh sạch hơn bằng xe tải hạng nặng để,

(xem hình 1.3) /7707

Hình 1.3 Phân loại chất thải rắn tại thành phố Nonthaburi, Thái Lan

(Nguôn: Sharp, Alice va Sang-Arun, Janya, A Guide For Sustainable Urban Organic Waste Management In Thailand: Combining Irood, Energy,

And Climate Co-Benefits [110])

1.2, QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT ĐÔ THỊ TẠI MỘT

SO THANH PHO O VIET NAM

1.2.1 Các đô thị loại Ï trực thuộc Trung ương

Theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc phân loại đô thị ở nước fa hiện tại có 5 thành phố trực thuộc trung ương trong đó có 2 thành phố loại

đặc biệt (Hà Nội, TP.HCM) và 3 thành phố loại I (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Tho) Công tác QLCTRSHĐT ở 3 thành phố có nét chung như: lượng chất thải rắn phát sinh cao;ty 1é thu gom cao; chôn lắp là phương pháp xử lý chính

Mỗi đơ thị do điều kiện dân số và các đặc trưng vùng miễn khác nhau nên có

sự khác nhau nhưng mô hình quản lý về cơ bản là giống nhau Trong những năm qua, cả 3 thành phó đã đạt nhiều thành công trong công tác tuyên truyền trong lĩnh vực môi trường, nhìn chung ý thức của người dân, doanh nghiệp đã được nâng cao, cộng đồng đã có sự quan tâm và có thái độ đúng đắn với môi trường, (xem bảng 1.2)

Bảng 1.2 Công tác QLCTRSH các đô thị loại I trực thuộc Trung ương

Lượng phát ke

Tên thành | Dan s6 £ ` Tượng rác thải sinh trung Khoi lượng/ ` Tỷ lệthu | Phương pháp xử lý ne

phơ (người) ( tấn /ngày) bình gom (%)

(ng/ngay)

Trang 33

Hai Phong | 2.103.500] 1148,66 |Nội thanh: | 900 (92,96) | - 87% chôn lấp

L3 - 150 tan/ngay (12%

Ngoại thành: chế biến thành phân

0,56 vi sinh

- 0,4 tan đốt giảm khối lượng

ĐàNăng | 1.046.876| 574.58 0,54 550/(95) | - Chôn lấp là chính

- Đang triển khai dự án bãi rác Khánh Sơn biến thành chất đốt

Cân Thơ 1.224.100] 1.030 0,84 720/70% |- Chon lap va dot rác theo công nghệ Nhật Bản

(Nguồn: tác giả tổng hợp năm 2014) 1.2.2 Các đô thị loại I trực thuộc tỉnh

Các đô thị loại I đều là các đô thị có quy mơ lớn, thường là tỉnh ly của một tinh /73/, vì vậy, cơng tac quan lý môi trường được chú trọng, QLCTRSH tại các thành phó hiện nay đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều bất

cap /4/

a Tình hình phát sinh: Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 /5/, khối lượng CTRSH phat sinh tại các đơ thị trên tồn quốc tăng trung bình 10-16%/ năm, chiếm khoảng 60-70% tổng lượng chất thải răn đô thị và tại một số đô thị tỷ

lệ CTRSHĐT phát sinh chiếm 90% tổng lượng CTRĐT, /5J

Chỉ số phát sinh CTRSHĐT bình quân trên đầu người cao tir 0,9-1,38 kg/người/ngày, TP.Cao Bằng thấp nhất vùng từ 0,31-0,38 kg/người/ngày, /5J

Khối lượng CTRSHĐT phát sinh trên toàn quốc năm 2014 đạt khoảng

32.000 tan/ngay Nam 2015, lượng CTRSHĐT phát sinh khoảng 37.000 tắn/ngày,

Trang 34

b Tình hình thu gom, vận chuyển: Tỷ lệ thu gom CTRSHĐT khu vực nội thành trung bình dat khoang 85% , khu vực ngoại thành trung bình đạt khoảng 60% so với lượng phat sinh, /5/

Tại các đô thị, việc thu gom, vận chuyên CTRSHĐT do Công ty môi trường đô thị hoặc Cơng ty cơng trình đơ thị thực hiện Bên cạnh đó, trong thời gian qua với chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường của Nhà nước, đã có các đơn vị tư nhân tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển Nguồn kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển hiện nay do Nhà nước bù đắp một phân từ nguồn thu phí vệ sinh trên địa bàn Mức thu phí vệ sinh hiện nay từ 4000 - 6000 đồng/người/tháng hoặc từ 10.000-30.000 đồng/hộ/tháng tùy theo mỗi địa phương Mức thu các cơ sở sản xuất, dịch vụ từ 120.000 - 200.000 đồng/cơ sở/tháng tùy theo quy mô, địa phương, /7/

e Tình hình xứ {ý: Nhìn chung, CTRSHĐT được xử lý chủ yếu bằng hình thức chơn lấp, sản xuất phân hữu cơ và đối

Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, /77/, tính đến Quý I năm 2014, trong khuôn khổ Chương trình xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 - 2020 đã có 26 cơ sở xử lý CTR tập trung được đâu tư xây dựng theo kế hoạch xử lý CTR của các địa phương Trong số 26 cơ sở xử lý chất thải răn có 03 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ đốt, 11 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ, 1 lcơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ kết hợp với đốt, 01 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất viên nhiên liệu

Theo thống kê tính đến năm 2013 có khoảng 458 bãi chôn lấp chat thải ran có quy mơ trên Iha, có 121 bãi chôn lắp hợp vệ sinh và 337 bãi chôn lắp không hợp vệ sinh, /7/, Chưa có cơ sở xử lý CTR bằng hình thức chơn lấp nào tận thu được nguồn năng lượng từ khí thải thu hồi từ bãi chôn lấp chất thải, gây lãng phí nguồn tài nguyên Các cơ sở xử lý CTRSHĐT thành phân hữu cơ sử dụng công nghệ ủ hiếu khí đang hoạt động, tuy nhiên sản phâm phân hữu cơ sản xuất ra hiện nay khó

Trang 35

d Cac van ban quy pham pháp luật: Các văn bản quy phạm pháp luật về

QALCTRSHĐT ở nước ta còn chưa đẩy đủ, chưa thống nhất hoặc chồng chéo,

việc phân công trách nhiệm quản lý chất thải rắn giữa các bộ ngành còn chưa rõ ràng Khung pháp lý còn dé cao tính khuyến khích, chưa có những biện pháp xử

phạt nghiêm minh,/27

Ô nhiễm từ CTR rắn diễn ra phức tạp Tại một số bãi rác đã biến thành điểm

nóng vẻ an ninh trật tự, xuất hiện tình trạng khiếu kiện kéo đài, tụ tập đông người ngăn cân xe vận chuyên vào bãi làm cho tình hình ơ nhiễm môi trường cảng trầm trọng thêm Các vi phạm trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý tập trung chủ yếu vào các hành vi như khơng có báo cáo đánh giá tác động môi trường; thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường: xây lắp không đúng đối với cơng trình xử lý mơi trường: chôn lấp

CTRSHĐT không đúng nơi quy định lẫn với chất thải công nghiệp, chất thải nguy

hai (xem bang 1.3) /4/

e Hệ thông chức quản lý CTRSH ở các đô thị Việt Nam

Hệ thống quản lý CTRSH đô thị hiện nay bao gồm: Hệ thống các cơ quan

QLNN về môi trường và ha tang kỳ thuật đô thị; các tổ chức, doanh nghiệp thực

hiện việc thu gom, vận chuyên và xứ lý CTRSH

Nhà nước thực hiện quán lý CTRSH thông qua hoạt động của các cơ quan

QLNN về BVMT được tổ chức từ Trung ương đến địa phương Luật BVMT năm

2014 qui định Chính phủ thống nhất QLNN về BVMT trong phạm vi cả nước Bộ TN và MT có trách nhiệm chính đối với BVMT, trong đó có quản lý CTR; đồng thời phối hợp với các bộ ngành khác có liên quan trong cơng tác quản lý CTR được

quy định Điều 142 Luật BVMT 2014

UBND cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tổ chức hoạt động quản lý CTR trên địa bản địa phương: công bố, công khai quy hoạch quân lý CTR; Ban hành

Trang 36

b UBND cấp phường/xã, các tô chức, cộng đồng có trách nhiệm giám sát quá

trình thu gom, vận chuyển CTR trên địa bản Trường hợp phát hiện những vi phạm

Trang 37

Bảng 1.3 Chỉ số phát sinh CTRSH một số đô thị loại I thuộc tỉnh 2014

Chỉ sô Lượng Lượng

|CTRSHĐT| CTR phát | Lương thủ | c+†R phạt | Điện pháp

STT Đơ thị bình qn ` x _ sinh tắn/nơà gom _sinh xử lý chủ Au kg/ng/ngay | (tan/ngay) say (tân/năm) y

1 | Hué 0,67 230,8 226 84.242 | Chon lap

2 | PaLat 1,06 266,7 200 97.345 | Chôn lấp

3_ | Quy Nhơn 0,9 306,6 200 111.909 | Chôn lấp

4 | Buôn Ma 0,8 282,0 282 102.930 | Chôn lấp

Thuột

5 | Hạ Long L38 2970 287 108.405 | Chôn lấp

6 | Nha Trang 0,6 235,9 330 86.103 Chon lap

7 |Nam Dinh 0,84 220,0 200 73.000 | Chôn lấp

8 | Thanh Hoa 1,05 431,8 274,7 157.607 | Chôn lấp 9 | Thai Nguyén 0,5 130,0 110,5 47.450 | Chôn lấp và

đốt

10 | Việt Trì L1 116,45 112,96 41.230 | Chôn lấp và chế biến phân vi sinh

11 | Lào Cai L0 100,1 826 100.365 | Chế biến

phân bón và chôn lấp 12 | Lạng Sơn 0,9 80 80 29.200 | Chôn lấp và tái chế

Trang 38

UBND thành phó, thị xã Ỷ

Các công ty Môi trường

đô thị

{ Ỷ

Quản lý các ¬ gk

cơng trình đơ thị Quan ly chat thai ran Phường, xã

Đội quét đọn, Đội vận a Các tổ chức Tổ thu gom oe Thu gom CTR chuy bn thu gom, van van chuyén

tai cac khu dan CTR chuyén CTRSH CTRSH

cu, duong pho các ngõ cho các đơn

Ỷ Ỷ Ỷ Ỷ Ỷ Điểm tập kết Vv Khu xử lý/Tái chế

Hình 1.4: Sơ đô tổng quát hệ thống quan ly CTRSH tại các đô thị

(Nguồn: Cục Bảo vệ Môi trường - Bộ TN&MT)

1.3 QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOẠT TẠI CÁC ĐÔ THỊ VUNG TRUNG DU MIEN NUI BAC BO

1.3.1 Tổng quan chung

a Diéu kiện tự nhiên: Vùng TDMINBB gồm 14 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Ha Giang, Lao Cai, Lai Chau, Dién Bién, Son La, Bac Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, n Bái, Hịa Bình và các huyện phía tây 2 tỉnh

Thanh Hóa, Nghệ An Tổng diện tích là 95.264,4 km?, tổng dân số năm 2011 là

11.290.500 người, mật độ đạt 119 người/km, /7&/ Địa hình đa dạng và phức tạp có thung lũng, đơi cao, núi tháp đến trung bình

b Điều kiện kinh tế - xã hội : Là vùng có 6 /10 tỉnh vùng cao (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Bắc Cạn), 7/9 tỉnh miễn núi (Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hồ Bình, Bắc Giang) Dân tộc thiểu số chiếm 13,8%, dân số toàn vùng Kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn, tý lệ hộ nghèo

Trang 39

c Đặc điểm cơ bản của các đô thị loại I wùugTDMNBB : Là vùng có diện

tích lớn nhất cả nước (100.965 km), số lượng đô thị nhiều nhất cả nước nhưng chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ Đến năm 2030, toàn vùng có 4 đơ thị loại I, 11 đô thị

loại III 5 đô thị loại IV và 124 đô thị loại, /7/ Các đô thị loại [ vùng TDMNBB có các đặc điểm cơ bản sau:

+ Q trình đơ thị hóa tại các đơ thị vùng TDMNBB trong quá khứ diễn ra chậm chạp, các đô thị chỉ thực sự khởi sắc kế từ sau khi đất nước bước vào thời kỳ đổi moi, nhiều đô thị được nâng cấp, mở rộng từ năm 1990

- Số lượng đô thị loại III đóng vai trị trung tâm tỉnh ly là chủ yếu Đây là các thành phố/thị xã thuộc tỉnh có quy mơ dân số đô thị thấp hơn các đô thị vùng đồng bằng

-_ Số lượng đô thị nhiều nhưng tỷ lệ dân cư đô thị thấp, năm 2009, vùng có 19 đô thị - đứng thứ 2 toàn quốc sau vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

- Dân số đô thị thấp nhất cả nước,1.ó24.450người, /78/ Diện tích tự nhiên

và đân số có sự chênh lệch lớn giữa các đô thị không phải do loại đô thị mà do đặc

Trang 40

THANH HơA `

Hình I.5 Hiện trạng đơ thị tồn ving (Nguon: VIUP)

Bảng 1.4 Thống kê loại đô thị trong vùng

TT | Tên thành pho Loại đỏ thị

2015 2016 - 2020 | 2020 - 2030 1 TP.Thải Nguyễn | I 1 a TP Việt Tr1 1 1 3 TP Lao Cai I I 4 TP Bac Giang 1 bì TP Lang Son Tl Il I 6 TP Cao Bang | TI 1H 7 TP Tuyén Quang | TI Il 8 TP Ha Giang Tl TH 9 TP Yén Bai Tl Il 10 TP Hoa Binh Tl Il 11 TP Sơn La 11 I 12 Thị xã Lai Chau | WI TH 13 TP Điện Biên Tl Il 15 TP Bac Kan Tl Il

Ngày đăng: 03/04/2017, 14:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w