PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTG : Ngân hàng trung gian TCTD : Tổ chức tín dụng NH: Ngân hàng KH : Khách hàng DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1. Bảng1. Cơ cấu nguồn vốn năm 2012,2013,2014 2. Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn của VietinBank từ 20122014 3. Bảng 3: Phân tích hoạt động huy động vốn theo loại hình tiền gửi 4. Bảng 4: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 5. Bảng 5: Bảng cân đối kế toán 20122014 6. Bảng 6: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 20122014 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sinh viên Đặng Thị Diễm Trinh, Đề tài Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Tây Ninh, website: luanvan.co 2. Website: LuanVan_NguyenTienDiep 3. Báo cáo tài chính Ngân hàng Công thương VietinBank 2013, 2014 4. Cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính,Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 5. Tài liệu:Cơ sở lý luận về Ngân hàng thương mại, Cơ sở lý luận về công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại,website: voer.edu.vn 2. Tìm hiểu chung về nguồn vốn NHTM 2.1 Khái niệm nguồn vốn của NHTM “Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nó chi phối toàn bộ hoạt động của NHTM. Nó quết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng”. 2.2 Tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hệ thống NHTM Ngân hàng thương mại là một Doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ trong đó tiền là nguyên liệu chính trong việc tạo ra sản phẩm Ngân hàng,. Hoạt động tìm kiếm tư liệu sản xuất của Ngân hàng là hoạt động huy động vốn. Nên tình hình hoạt động của Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào tình hình huy động vốn của chính Ngân hàng đó. • Nguồn vốn huy động có ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô hoạt động của các Ngân hàng. • Nguồn vốn huy động giúp Ngân hàng chủ động trong kinh doanh. • Vốn huy động giúp Ngân hàng nâng cao vị thế của mình trong lòng thị trường. • Vốn huy động quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. 2.3 Cơ cấu và nguồn hình thành nên nguồn vốn của NHTM Cơ cấu vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm: 2.3.1 Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng Vốn thuộc sở hữu của NHTM chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản mục tạo nên nguồn vốn (thường chỉ chiếm 5% trong tổng nguồn vốn). Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng bao gồm: Vốn điều lệ: Là mức vốn được hình thành khi Ngân hàng được thành lập. Vốn điều lệ luôn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập một Ngân hàng do pháp luật qui định. Các quỹ:Quỹ dự trữ, Quỹ dự phòng rủi ro, Quỹ phúc lợi, khen thưởng, Lợi nhuận chưa chia. 2.3.2 Nguồn huy động Trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng ngoài nguồn vốn thuộc chủ sở hữu thì tất cả các nguồn vốn còn lại được coi là nguồn vốn huy động. (chiếm hơn 90% trong tổng nguồn vốn). Vì vậy các hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn vốn huy động này. Nhận tiền gửi Là nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân… trong xã hội thông qua quá trình nhận tiền gửi, thanh toán hộ, các khoản cho vay tạo tiền gửi và các nghịệp vụ kinh doanh khác. Bản chất của tài khoản tiền gửi là tài sản thuộc sở hữu của các đối tượng khách hàng khác nhau, Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng nó để cho vay, chiết khấu, thanh toán… nhưng không có quyền sở hữu, Ngân hàng có trách nhiệm phải hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút tiền để sử dụng. Tiền gửi chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại. Các hình thức nhận tiền gửi của các Ngân hàng thương mại rất đa dạng, tuỳ thuộc vào các tiêu thức khác nhau mà được chia thành từng loại khác nhau: Theo tiêu thức nguồn hình thành • Các khoản ký gửi của các cá nhân và tổ chức là các khoản tiền mà cá nhân và tổ chức trực tiếp chuyển vào Ngân hàng: Cá nhân gửi tiền tết kiệm, doanh nghiệp nộp tiền bán hàng…Đây là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế được Ngân hàng tập trung lại. Các cá nhân và tổ chức thường gửi tiền với kỳ hạn và mục đích khác nhau, các cá nhân thường gửi tiền để hưởng lãi còn các tổ chức doanh nghiệp thường là để sử dụng các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng. • Tín dụng tạo tiền gửi: đây là một hình thức nhận tiền gửi. Khi Ngân hàng cho khách hàng vay vốn thì Ngân hàng chuyển số tiền cho vay của khách hàng vào tài khoản tiền gửi của khách hàng ngay trong Ngân hàng. Khi khách hàng chưa có nhu cầu rút tiền ngay lập thì Ngân hàng có thể sử dụng số tiền đó mặc dù với thời hạn rất ngắn. Theo tiêu thức kỳ hạn • Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là các khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định, người gửi tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào tuỳ theo nhu cầu của mình do đó lãi suất của loại tiền gửi này thường thấp hơn so với các loại tiền gửi có kỳ hạn xác định. Tiền gửi không kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Với đặc tính của nguồn tiền này là luôn biến động cho nên Ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ phần trăm(%) nhất định của lượng tiền gửi không kỳ hạn nhận được nhất định tuỳ thuộc vào dự tính của Ngân hàng về sự ổn định tương đối của lượng tiền huy động được trong thời gian tới. Quản lý tiền gửi không kỳ hạn là một phần quan trọng của quả lý dự trữ của Ngân hàng. • Tiết kiệm có kỳ hạn:. Đặc tính của khoản tiền gửi này là có độ ổn định cao nên Ngân hàng chủ động trong việc sử dụng nguồn tiền đó để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy Ngân hàng trả lãi cho người gửi tiền cao hơn lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn và tiền giửi thanh toán, Ngân hàng đưa ra các kỳ hạn khác nhau như 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, Mức lãi suất tỷ lệ thuận với kỳ hạn, nếu kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Các khách hàng gửi tiền theo loại này thì khi đến hạn sẽ được hoàn trả cả gốc và lãi theo qui định, nếu chưa đến hạn mà khách hàng gửi tiền rút tiền ra trước thì khách hàng chỉ được hưởng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn. Theo tiêu thức loại tiền • Tiền gửi nội tệ: Đây là khoản tiền gửi cơ bản mà các Ngân hàng thương mại nhận được, nguồn vốn nội tệ là nguồn vốn chủ yếu đối với các Ngân hàng, nó phụ thuộc vào mức thu nhập trong nước và lãi suất huy động trong từng thời kỳ, loại tiền này thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng tiết kiệm. • Tiền gửi ngoại tệ: Bên cạnh nhận tiền gửi nội tệ, Ngân hàng còn nhận tiền gửi dưới dạng ngoại tệ đặc biệt là các ngoại tệ mạnh như USD, FRF, GBP, DEM… Những ngoại tệ này cũng rất cần thiết trong hoạt động của Ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ trong nước, trong quan hệ tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế…
Trang 1PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTG : Ngân hàng trung gian
TCTD : Tổ chức tín dụng
NH: Ngân hàng
KH : Khách hàng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Bảng1 Cơ cấu nguồn vốn năm 2012,2013,2014
2. Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn của VietinBank từ 2012-2014
3. Bảng 3: Phân tích hoạt động huy động vốn theo loại hình tiền gửi
4. Bảng 4: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn
5. Bảng 5: Bảng cân đối kế toán 2012-2014
6. Bảng 6: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012-2014
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sinh viên Đặng Thị Diễm Trinh, Đề tài Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Tây Ninh, website: luanvan.co
2. Website: LuanVan_NguyenTienDiep
3. Báo cáo tài chính Ngân hàng Công thương VietinBank 2013, 2014
4. Cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính,Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
5. Tài liệu:Cơ sở lý luận về Ngân hàng thương mại, Cơ sở lý luận về công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại,website: voer.edu.vn
Trang 22. Tìm hiểu chung về nguồn vốn NHTM
2.1 Khái niệm nguồn vốn của NHTM
“Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác Nó chi phối toàn bộ hoạt động của NHTM Nó quết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng”
2.2 Tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hệ thống NHTM
Ngân hàng thương mại là một Doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ trong đó tiền là nguyên liệu chính trong việc tạo ra sản phẩm Ngân hàng, Hoạt động tìm kiếm tư liệu sản xuất của Ngân hàng là hoạt động huy động vốn Nên tình hình hoạt động của Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào tình hình huy động vốn của chính Ngân hàng đó
• Nguồn vốn huy động có ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô hoạt động của các Ngân hàng
• Nguồn vốn huy động giúp Ngân hàng chủ động trong kinh doanh
• Vốn huy động giúp Ngân hàng nâng cao vị thế của mình trong lòng thị trường
• Vốn huy động quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
2.3 Cơ cấu và nguồn hình thành nên nguồn vốn của NHTM
Cơ cấu vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm:
2.3.1 Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng
Vốn thuộc sở hữu của NHTM chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản mục tạo nên nguồn vốn (thường chỉ chiếm 5% trong tổng nguồn vốn) Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng bao gồm:
Vốn điều lệ: Là mức vốn được hình thành khi Ngân hàng được thành lập Vốn điều lệ luôn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập một Ngân hàng do pháp luật qui định
Các quỹ:Quỹ dự trữ, Quỹ dự phòng rủi ro, Quỹ phúc lợi, khen thưởng, Lợi nhuận chưa chia
2.3.2 Nguồn huy động
Trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng ngoài nguồn vốn thuộc chủ sở hữu thì tất cả các nguồn vốn còn lại được coi là nguồn vốn huy động (chiếm hơn 90% trong tổng nguồn vốn) Vì vậy các hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn vốn huy động này
Nhận tiền gửi
Là nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân… trong xã hội thông qua quá trình nhận tiền gửi, thanh toán hộ, các khoản cho vay tạo tiền gửi và các nghịệp vụ kinh doanh khác Bản chất của tài khoản tiền gửi là tài sản thuộc sở hữu của các đối tượng khách hàng khác nhau, Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng nó để cho vay, chiết khấu,
Trang 3thanh toán… nhưng không có quyền sở hữu, Ngân hàng có trách nhiệm phải hoàn trả đúng hạn
cả gốc và lãi hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút tiền để sử dụng Tiền gửi chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại
Các hình thức nhận tiền gửi của các Ngân hàng thương mại rất đa dạng, tuỳ thuộc vào các tiêu thức khác nhau mà được chia thành từng loại khác nhau:
Theo tiêu thức nguồn hình thành
• Các khoản ký gửi của các cá nhân và tổ chức là các khoản tiền mà cá nhân và tổ chức trực tiếp chuyển vào Ngân hàng: Cá nhân gửi tiền tết kiệm, doanh nghiệp nộp tiền bán hàng…Đây là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế được Ngân hàng tập trung lại Các cá nhân và tổ chức thường gửi tiền với kỳ hạn và mục đích khác nhau, các cá nhân thường gửi tiền để hưởng lãi còn các tổ chức doanh nghiệp thường là để sử dụng các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng
• Tín dụng tạo tiền gửi: đây là một hình thức nhận tiền gửi Khi Ngân hàng cho khách hàng vay vốn thì Ngân hàng chuyển số tiền cho vay của khách hàng vào tài khoản tiền gửi của khách hàng ngay trong Ngân hàng Khi khách hàng chưa có nhu cầu rút tiền ngay lập thì Ngân hàng có thể sử dụng số tiền đó mặc dù với thời hạn rất ngắn
Theo tiêu thức kỳ hạn
• Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là các khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định, người gửi tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào tuỳ theo nhu cầu của mình do đó lãi suất của loại tiền gửi này thường thấp hơn so với các loại tiền gửi có kỳ hạn xác định Tiền gửi không kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Với đặc tính của nguồn tiền này là luôn biến động cho nên Ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ phần trăm(%) nhất định của lượng tiền gửi không kỳ hạn nhận được nhất định tuỳ thuộc vào dự tính của Ngân hàng
về sự ổn định tương đối của lượng tiền huy động được trong thời gian tới Quản lý tiền gửi không kỳ hạn là một phần quan trọng của quả lý dự trữ của Ngân hàng
• Tiết kiệm có kỳ hạn: Đặc tính của khoản tiền gửi này là có độ ổn định cao nên Ngân hàng chủ động trong việc sử dụng nguồn tiền đó để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình,
vì vậy Ngân hàng trả lãi cho người gửi tiền cao hơn lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn và tiền giửi thanh toán, Ngân hàng đưa ra các kỳ hạn khác nhau như 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, Mức lãi suất tỷ lệ thuận với kỳ hạn, nếu kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao Các khách hàng gửi tiền theo loại này thì khi đến hạn sẽ được hoàn trả cả gốc và lãi theo qui định, nếu chưa đến hạn mà khách hàng gửi tiền rút tiền ra trước thì khách hàng chỉ được hưởng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn
Theo tiêu thức loại tiền
• Tiền gửi nội tệ: Đây là khoản tiền gửi cơ bản mà các Ngân hàng thương mại nhận được, nguồn vốn nội tệ là nguồn vốn chủ yếu đối với các Ngân hàng, nó phụ thuộc vào mức thu
Trang 4nhập trong nước và lãi suất huy động trong từng thời kỳ, loại tiền này thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng tiết kiệm
• Tiền gửi ngoại tệ: Bên cạnh nhận tiền gửi nội tệ, Ngân hàng còn nhận tiền gửi dưới dạng ngoại tệ đặc biệt là các ngoại tệ mạnh như USD, FRF, GBP, DEM… Những ngoại tệ này cũng rất cần thiết trong hoạt động của Ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ trong nước, trong quan hệ tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế…
Theo tiêu thức mục đích sử dụng
• Tiền gửi tiết kiệm: Phần lớn là các khoản ký gửi của cá nhân với mục đích là tìm kiếm một khoản thu nhập với số tiền nhàn rỗi của mình Thông thường tiền gửi có khối lượng nhỏ, thời hạn ngắn Phương thức gửi tiền tiết kiệm chủ yếu là nộp tiền trực tiếp vào Ngân hàng hoặc gián tiếp chuyển thu nhập dưới hình thức chuyển qua tài khoản
• Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Những người để dành một khoản tiền gửi vào Ngân hàng (Thông thường là các khoản tiền đều đặn hàng năm) với ý định tích luỹ tiền cho một mục đích nhất định trong tương lai như xây dựng nhà cửa, mua ôtô… và cũng được hưởng lãi trên số tiền gửi như các loại tiết kiệm khác Khi có nhu cầu sử dụng tiền vào mục đích nói trên, nếu số
dư của khoản tiết kiệm đó chưa đủ thì Ngân hàng có thể hỗ trợ thêm một phần dưới hình thức cho vay với một lãi suất hợp lý đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên
• Tiền gửi thanh toán: Là các khoản ký gửi của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không nhằm mục đích tìm kiếm thêm thu nhập mà để được hưởng các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng, thông thường các khoản tiền gửi thanh toán có số lượng lớn Mặt khác một số Ngân hàng thường ưu tiên hơn đối với các doanh nghiệp mở tài khoản tại Ngân hàng và phải có số dư nhất định trên tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Các khoản tiền gửi này Ngân hàng phải chịu chi phí thấp, phải quản lý chính xác khâu dự trữ nhưng lại được sử dụng một khoản tiền lớn phục vụ cho các hoạt động của mình
Vốn vay
Tiền gửi mà Ngân hàng nhận được là nguồn vốn mà Ngân hàng có được một cách thụ động Trong hoạt động của mình nếu như thiếu vốn thì Ngân hàng phải chủ động tìm kiếm vốn để thực hiện các hoạt động của mình Nguồn vốn mà Ngân hàng chủ động tạo nên đó là nguồn vốn vốn vay Các ngân hàng cần vay tiền khi:
• Vay để đáp ứng nhu cầu khả năng thanh toán của Ngân hàng
• Vay hộ cho khách hàng
• Vay để cho vay
• Vay để giảm chi phí nguồn tiền cho giai đoạn sau
• Ngân hàng sẽ đi vay với các mục đích vay khác nhau và sẽ áp dụng các hình thức vay khác nhau
Phân loại
Trang 5Kỳ phiếu có mục đích: Kỳ phiếu là một chứng chỉ nhận nợ của Ngân hàng có mục đích kỳ
hạn rõ ràng Kỳ phiếu của Ngân hàng phát hành để huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh
tế để tạo lập nguồn vốn trung và dài hạn dể tài trợ cho các hoạt động của mình
Trái phiếu: Trái phiếu Ngân hàng thực chất là một giấy nhận nợ của Ngân hàng với khách
hàng Phát hành trái phiếu Ngân hàng nhằm tập trung vốn trung và dài hạn để tài trợ cho các dự
án lớn theo yêu cầu phát triển trên địa bàn hoặc tập trung vốn tài trợ cho các dự án được Chính phủ chỉ định
Vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên Ngân hàng và vốn vay từ Ngân hàng trung ương: Các ngân hàng có thể vay từ các NHTM khác hoặc từ NHTW Tuỳ
theo mục đích sử dụng và hình thức vay vốn mà NHTƯ chia thành các loại sau:
• Vốn vay ngắn hạn bổ sung: Là hình thức mà NHTM xin vay vốn bổ sung nguồn vốn ngắn hạn của mình Trong trường hợp này các NHTM chỉ được vay khi còn hạn mức tín dụng theo qui định của NHTƯ
• Vốn vay để đảm bảo khả năng chi trả: Các NHTM vay vốn của NHTƯ để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh toán hoặc thiếu hụt trong dự trữ (thường là vay với thời hạn ngắn)
• Tái cấp vốn: NHTƯ cho các NHTM vay vốn trên cơ sở các chứng từ có giá Các chứng
từ này phải hợp lệ, hợp pháp và an toàn Tái cấp vốn gồm có các hình thức: Cho vay bằng chiết khấu hoặc tái chiết khấu giấy tờ có giá và cho vay có bảo đảm
Tuy nhiên việc NHTM vay vốn ở NHTƯ phụ thuộc vào chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ mà NHTƯ có thể cho vay với khối lượng, thời hạn, lãi suất, hạn mức… khác nhau
để thực hiện chính sách tiền tệ của mình
Ngoài các nguồn trên, ngân hàng còn thực hiện huy động vốn thông qua nguồn uỷ thác , nguồn trong thanh toán, các nguồn khác
2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn
• Vốn huy động/tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ vốn huy động được so với tổng nguồn vốn, cho thấy trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng có bao nhiêu vốn hình thành từ huy động
• Tỉ số huy động vốn có kì hạn trên tổng nguồn vốn huy động: tỉ số này cho biết 100 đồng
vốn huy động có bao nhiêu đồng vốn có kì hạn huy động từ bên ngoài
• Tỉ số vốn không kì hạn trên tổng nguồn vốn huy động: tỉ số này cho biết 100 đồng vốn
huy động có bao nhiêu đồng vốn không kì hạn huy động từ bên ngoài
Trang 6• Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR): là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng Tỉ lệ này
thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn
định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu.
Trang 7II Tìm hiểu hoạt động huy động vốn của ngân hàng VietinBank năm 2014
1. Tổng quan về ngân hàng VietinBbank
• Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
• Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam
• Vốn điều lệ: 37.234.045.560.000 đồng (Năm 2015)
• Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh và trên
1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm
• Có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn, Công
ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II - Cửa Lò
• Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA
• Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới
• Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000
• Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế
• Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh
• Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới
VietinBank cũng đạt được rất nhiều bằng khen và giải thưởng uy tín
Top 2.000 Doanh nghiệp lớn nhất thế giới
Giá trị thương hiệu số 1 Ngành Ngân hàng Việt Nam
Top 10 Giải thưởng Sao vàng Đất Việt và Danh hiệu Sao Khuê
Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam và Top 20 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Top 10 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Ngân hàng An ninh thông tin tiêu biểu 2015
Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc
Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội và phát triển cộng đồng
Trang 82. Tìm hiểu hoạt động huy động vốn của ngân hàng VietinBank
3. Trong quá trình hoạt động kinnh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng.Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu từ 4 yếu tố: vốn huy động, vốn tự có, vốn vay và các nguồn vốn khác Để làm rõ hơn hoạt động huy động vốn của VietinBank, chúng ta sẽ xem xét cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm từ 2012-2014
4. 2.1 Phân tích dựa trên cơ cấu nguồn vốn
5. Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn từ 2012-2014
6.
7. Từ bảng số liệu có thể thấy lượng tiền gửi khách hàng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, khoảng 62-70% tổng nguồn huy động, khoảng 60% tổng cộng nguồn vốn và tăng khá nhanh trong giai đoạn 2012-2014 (từ 460.082 tỷ năm 2012 lên 595.094 tỷ năm 2014).Nguồn vốn chủ sở hữu cũng có sự gia tăng: từ 2012 lượng vốn là 33.625 tỷ lên 54.670 tỷ tương ứng tăng 60,818% so với năm 2012, tuy nhiên từ 2013 tốc độ gia tăng đã chậm lại, vốn chủ sở hữu năm 2014 là 55.034 tỷ, tương ứng lượng tăng 1,8% so với năm 2013
8. Nhận xét : Giai đoạn 2012-2014:
• Nguồn vốn huy động được lớn và tăng theo các năm
• Trong cơ cấu nguồn vốn ngân hàng thì nguồn tiền gửi khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất
và có xu hướng tăng theo các năm
Trang 9• Nguồn vay nợ chính phủ có sự biến đổi mạnh mẽ, giảm mạnh vào năm 2013 và sau đó thì tăng mạnh trong năm 2014
• Nguồn phát hành giấy tờ có giá chiếm tỉ trọng nhỏ và giảm nhiều theo các năm
9. Như đã nhận xét ở trên, nguồn tiền gửi chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn và tăng theo các năm Điều đó được thể hiện rõ trong bảng sau:
Trang 1010. Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn của VietinBank từ 2012-2014
11. Đơn vị tính: triệu VNĐ
12.
13. Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động năm 2012 đạt 460.082.000 triệu đồng, trong đó các khoản nợ Chính phủ và NHNN là 2.785.374 chiếm tỷ trọng 0,55%,tiền gửi và vay các TCTD khác là 96.814.801 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19,23%, tiền gửi của khách hàng là 289.105.307 chiếm tỷ trọng 57,42%, phát hành giấy tờ có giá là triệu 28.669.229 đồng, chiếm tỷ trọng 5,69%
14. Năm 2013 đạt 511.670.000 triệu, tương ứng tăng 11,213% so với năm 2012 Trong đó
các khoản nợ Chính phủ và NHNN là 147.371 triệu chiếm tỷ trọng 0,03% giảm 2.638.003 triệu đồng tương ứng giảm 94,71% so với năm 2012 Tiền gửi và vay các TCTD khác là 80.454.739 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13,96% giảm 16.350.052 triệu đồng tương ứng giảm 16.89% so với năm 2012 Tiền gửi của khách hàng là 364.497.001 triệu chiếm tỷ trọng 63,24% tăng 75.391.694 triệu đồng tương ứng tăng 26,08% so với năm 2012 Phát hành giấy tờ có giá là 16.564.766 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,69% giảm 12.104.463 triệu đồng tương ứng giảm 42,22% so với năm
2012
15. Năm 2014 đạt 595.094.000 triệu đồng tiền vốn huy động, tăng 83.424.000 triệu tương ứng tăng 16,3% so với năm 2013 Trong đó các khoản nợ Chính phủ và NHNN là 4.731.403 chiếm tỷ trọng 0.72% 4.584.032 triệu đồng tăng rất mạnh (gần 30 lần) so với năm 2013 Tiền gửi và vay các TCTD khác là 103.769.865 triệu đồng chiếm tỷ trọng 15.70% tăng 23.305.116 triệu đồng tương ứng với tăng 28,96% so với năm 2013 Tiền gửi của khách hàng là 424.181.174