Được sự đồng ý của Khoa Môi trường, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam và sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Dung, tôi đã thực hiện đề tài thực tập tốt nghiệp: “Đánh giá hiện trạng sử dụng nư
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN VĂN DUNG
HÀ NỘI - 2016
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN VĂN DUNG
Địa điểm thực tập : PHÒNG NN&PTNT HUYỆN TÂN YÊN,
TỈNH BẮC GIANG
HÀ NỘI - 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, phần trích dẫn tài liệu được ghi rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Người viết cam đoan
Lê Thị Thu Trang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập, rèn luyện và tu dưỡng tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Được sự đồng ý của Khoa Môi trường, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam và sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Dung, tôi đã
thực hiện đề tài thực tập tốt nghiệp: “Đánh giá hiện trạng sử dụng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang”
Báo cáo tốt nghiệp hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Môi Trường và toàn thể các thầy, cô giáo trong Học viện Nông Nghiệp Việt Nam trong những năm qua đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, hữu ích phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu đề tài cũng như cho công tác của tôi sau này
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Dung
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để tôi hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình điều tra thu thập số liệu phục vụ nội dung của đề tài
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và người thân đã luôn bên cạnh tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, rèn luyện tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Người viết lời cảm ơn
Lê Thị Thu Trang
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tân Yên năm 2012 – 2014 28
(Nguồn: Niên giám thống kê 2012-2014) 28
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 29
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động huyện Tân Yên giai đoạn 2012 – 2014 30
3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 33
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân cấp công trình của hệ thống kênh tưới Error: Reference
source not found
Bảng 1.2 Phân loại nước tưới theo hệ số dẫn điện Error: Reference source
not found
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tân Yên năm 2012 – 2014
Error: Reference source not foundBảng 3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Tân Yên giai đoạn 2012 – 2014
Error: Reference source not foundBảng 3.3 Tổng hợp hiện trạng khái thác,sử dụng nguồn nước mặt theo tiểu
vùng quy hoạch Error: Reference source not foundBảng 3.4 Diện tích một số loại cây trồng chủ yếu tính đến năm 2020 của
huyện Tân Yên Error: Reference source not foundBảng 3.5 Hệ thống kênh tưới N5 Error: Reference source not foundBảng 3.6 Hệ thống kênh chính Error: Reference source not foundBảng 3.7 Các công trình thủy lợi do địa phương trực tiếp quản lý, khai thác
Error: Reference source not foundBảng 3.8 Hệ thống các kênh tưới nước trên địa bàn huyện Error: Reference
source not found
Bảng 3.9 Diện tích cây trồng chính được tưới tiêu trong vụ đông xuân.Error:
Reference source not found
Bảng 3.10 Diện tích cây trồng chính được tưới tiêu trong vụ mùa Error:
Reference source not found
Bảng 3.11 Các kênh tiêu nước trên địa bàn huyện Tân Yên Error: Reference
source not found
Bảng 3.12 Thống kê năng suất cây trồng trên địa bàn huyện từ năm 2012-2014
Error: Reference source not found
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
HTMT Hiện trạng môi trường
UBND Uỷ ban nhân dân
LVS Lưu vực sông
PTBV Phát triển bền vững
TNN Tài nguyến nước
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thônKCN Khu công nghiệp
TN&MT Tài nguyên và môi trường
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viênKTCTTL Khai thác công trình thủy lợi
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt nam hiện nay là nước có nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh so với khu vực Trong đó kinh tế nông nghiệp có vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, bởi vì vấn đề sản xuất nông nghiệp đã tạo công ăn việc làm,
ổn định đời sống cho người dân việt nam sống ở khu vực nông thôn (khoảng 73% dân số) Do vậy vấn đề đầu tư phát triển sản xuất và việc sử dụng nước tưới tiêu hợp lý phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp là một trong những mục tiêu đặt ra cần được giải quyết
Cho tới nay, tưới trong nông nghiệp là ngành sử dụng nước nhiều nhất
ở việt nam, khai thác nước cho tưới vượt quá 65,5 tỉ m3 một năm(chiếm khoảng 80% tổng khối lượng nước sử dụng) Lúa là cây trồng chính, chiếm trên 80% tổng diện tích tưới Tuy nhiên, diện tích đất trồng lúa đã giảm xuống trong những năm gần đây do sự đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản và các loại cây trồng khác cùng tăng trưởng kinh tế trong các ngành phi nông nghiệp, điều này đã làm tăng nhu cầu về sử dụng tài nguyên nước có sẵn và do vậy cần phải phân phối lại tài nguyên nước Để đáp ứng nhu cầu về gạo ngày càng tăng và duy trì an toàn lương thực, cần phải tăng sản lượng trồng lúa và hiệu quả của các sản phẩm đầu vào trong sản xuất nông nghiệp - đặc biệt là nước
Việt nam là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc với tổng lượng dòng chảy nước mặt hàng năm lên đến 830-840 tỷ mét khối Tuy nhiên tài nguyên nước của ta lại phụ thuộc nhiều vào các nước có chung nguồn nước phía thượng lưu, với gần 2/3 tổng lượng nước mặt hàng năm là từ ngoài biên giới chảy vào Thế nhưng, thực tế hiện nay việc lãng phí nguồn nước vẫn sảy
ra ở khắp nơi Bên cạnh đó chất lượng nước mặt của việt nam đang có chiều hướng ngày càng bị suy thoái ô nhiễm, cạn kiệt bởi nhiều nguyên nhân.Trong
đó, sự gia tăng dân số, gia tăng nhu cầu về nước do gia tăng chất lượng cuộc sống đô thị hóa cũng như quản lý, bảo vệ khai thác sử dụng tài nguyên nước kém hiệu quả, thiếu bền vững đang là mối đe dọa an ninh nguồn nước và có nguy cơ sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khó lường
Trang 10Bắc giang là một tỉnh miền núi, với tổng diện tích tự nhiên 3.823,3 km2, Bắc Giang cách thủ đô hà nội 50km về phía bắc cách của khẩu quốc tế Hữu nghị -Lạng Sơn 110km về phía nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100km về phía đông.Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh lạng sơn, phía tây và tây bắc giáp Hà Nội,Thái Nguyên, phía nam và đông nam giáp tỉnh Bắc ninh, Hải Dương và Quảng Ninh Bắc giang có 10 đơn vị hành chính: 09 huyện và 01 thành phố (Yên Dũng, Hiệp Hòa,Việt Yên, Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, Lục Nam, Lục Ngạn và Thành phố Bắc Giang).
Tân yên là một huyện trung du miền núi thuộc tỉnh bắc giang với diện tích đất nông nghiệp là 21.800 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa hàng năm khoảng 14.000ha, chiếm 62,4% diện tích đất nông nghiệp chính vì vậy nhu cầu nước phục vụ cho nông nghiệp là khá lớn Để đáp ứng nhu cầu về nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp thì huyện tân yên đã xây dựng một hệ thống thủy lợi bao gồm: 78 hồ lớn nhỏ nằm rải rác trong địa bàn huyện, trữ lượng nước thiết kế khoảng 39 triệu m3, sông thương đoạn chảy qua huyện, ngòi phú khê dài 36km, ngòi đa mai dài 14,5km và ngòi cầu liềng chảy qua tân yên là 8km đều nhằm mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp
Xất phát từ thực tế trên và cùng với sự hướng dẫn của thầy cô trong
trường, khoa môi trường, tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang”
2 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng nước sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp để đề xuất biện pháp quản lý và sử dụng nước hiệu quả
3 Yêu cầu của đề tài
- Nắm được các thông tin, số liệu về đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội, đặc điểm hệ thống nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
- Thu thập các thông tin về hiện trạng nước tưới, số liệu năng suất cây trồng trên địa bàn huyện
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở pháp luận và pháp lý
1.1.1 Cơ sở lý luận
Môi trường là thế giới bên ngoài mà chủ thể là nhân loại, tức là tổng
hợp các điều kiện vật chất mà con người dựa vào đó để sinh tồn và phát triển,
nó bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng của toàn cầu, không chỉ là sự quan tâm của các nhà khoa học mà còn là của tất cả người dân Nguồn nước bị ô nhiễm là vecto lan truyền ô nhiễm và là một trong các nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật cho con người.cuộc sống của con người trở nên khó khăn khi môi trường nước bị suy giảm về số lượng và chất lượng
Đánh giá hiện trạng môi trường cung cấp bức tranh tổng thể về hai phương diện: phương diện vật lý, hóa học thể hiện chất lượng môi trường và phương diện kinh tế xã hội, đó chính là những thông báo về tác động của con người đến chất lượng môi trường cũng như đến sức khỏe con người, kinh tế
và phúc lợi xã hội Bản đánh giá HTMT có vai trò như là một bản“ thông điệp“ về tình trạng môi trường, tài nguyên thiên nhiên và con người, thông qua việc cung cấp thông tin tin cậy về môi trường để hỗ trợ quá trình ra quyết định bảo vệ phát triển bền vững Một trong những mục tiêu quan trọng của việc xây dựng báo các hiện trạng môi trường là cung cấp thông tin nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng xã hội về tình hình môi trường, khuyến khích và thúc đẩy việc xậy dựng, triển khai và nhân rộng các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường
Công tác đánh giá HTMT bắt đầu vào những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước Nó thể hiện bằng việc lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm nhằm đáp ứng mối quan tâm của xã hội về chất lượng môi trường hàng năm nhằm đáp ứng môi quan tâm của xã hội về chất lượng môi trường và việc
sử dụng tài nguyên thiên nhiên Ở Việt Nam, công tác đánh giá HTMT được
Trang 12bắt đầu thực hiện từ 1994, cho đến nay hầu hết các địa phương đều phải thực hiện công tác này.
Trong đó đánh giá hiện trang tài nguyên nước là hoạt động nhằm xác định trữ lượng và chất lượng, tình hình khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ,tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng
và trữ lượng nước quốc gia Trên cơ sở các số liệu đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, cơ quan nhà nước sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm định hướng cho các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên nước, dự báo cho các hoạt động xấu gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến nguồn nước( Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, 2003)
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời Môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người và các sinh vật khác
Trong quá trình sống và sản xuất, nếu như con người thải vào môi trường một chất thải vượt quá năng lực tự làm sạch của nó thì sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường Nhân loại nếu như sử dụng không hợp lý tài nguyên sẽ gây nên tình trạng kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên làm cho môi trường bị hủy hoại
1.1.2 Cơ sở pháp lý
-Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh bắc giang đến năm
2020, được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định 05/2009/QĐ-TTg ngày 13/1/2009
- Danh mục lưu vực sông liên tỉnh, được thủ tướng chính phủ ban hành tại quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010
- Danh mục lưu vự sông nội tỉnh, được bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường ban hành quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23/3/2012
Trang 13- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020,kế hoạch sử dụng đât 5 năm đầu kỳ (2011-2015) tỉnh bắc giang, được hội đồng nhân dân tỉnh băc giang thông qua tại nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 12/7/2012
- Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh bắc giang, giai đoạn 2010-2020
- Điều chỉnh quy hoạch tỉnh thủy lợi tỉnh bắc giang giai đoạn
2005-2020 ,được ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại quyết định số 60/2005/QĐ-UB ngày 04/8/2005
- Quy hoạch khai thác và sử dụng và bảo vệ bền vững tài nguyên nước tỉnh bắc giang giai đoạn 2005-2010, được UBNDT bắc giang phê duyệt tại quyết định số 113/2005/QĐ-UB ngày 28/12/2005
- Quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh bắc giang tại giai đoạn 2006-2020, được UBND tỉnh bắc giang phê duyệt tại quyết định
số 52/2006/QĐ-UBND ngày 11/08/2006
- Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn và rau chế biến tỉnh bắc giang năm 2020, được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại quyết định số 245/QĐ-UBND ngày 28/12/2009
- Chiến lược bảo vệ môi trường Bắc Giang đến năm 2020, được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại quyết định số 495/QĐ-UBND ngày 29/12/2011
- Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn đến năm 2020 ,được UBND tỉnh bắc giang phê duyệt tại quyết định số 253/QĐ-UBND ngày 13/7/2011
- Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến
2020, được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại quyết định số UBND ngày 20/9/2011
1303/QĐ Quy hoạch phát triển văn hóa du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030, được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 30/02/2010
Trang 14- Điều chỉnh rà soát quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Bắc Giang, được chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 30/09/2010.
- Quy hoạch phát triển y tế tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, được chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 623/QĐ-UBND ngày 21/4/2009
- Kết quả thống kê hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 765/QĐ-UBND ngày 18/06/2012
- Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2010 và các tài liệu liên quan khác
1.2 Vai trò của chất lượng nước tưới trong năng suất cây trồng
1.2.1 Nhu cầu nước tưới cho nông nghiệp
Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó có 2.360 sông có chiều dài lớn hơn 10km, trong đó có 109 sông chính Toàn quốc có 16 LVS với diện tích lưu vực lớn hơn 2.500 km2, 10/16 lưu vực có diện tích trên 10.000 km2 Các sông chảy trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm nhiều con sông quốc tế Tổng diện tích lưu vực của các cong sông quốc tế này, tính cả phần nằm trong và nằm ngoài biên giới phấn đất liền Việt Nam, khoảng 1,2 triệu
km2, lớn gấp 3 lần diện tích lãnh thổ Việt Nam Khoảng 1,2 triệu km2, lớn gấp
3 lần diện tích lãnh thổ Việt Nam, tổng dòng chảy năm là 835 tỷ m3, nhưng trong 6-7 tháng mùa khô, khi mà dòng chảy chỉ đạt cỡ 15-30% tổng dòng chảy năm thì tình trạng thiếu nước trở nên nghiêm trọng(báo cáo diễn biến môi trường quốc gia năm 2012)
Ở việt nam, nhu cầu nước tưới là lớn nhất Khoảng 60% dân số việt nam được cung cấp nước sạch dùng cho sinh hoạt của các hộ gia đình Ngoài
ra, các ngành khác như thủy sản (bao gồm cả nuôi trồng thủy sản), công nghiệp, thủy điện, dịch vụ và giao thông vận tải cũng có nhu cầu sử dụng nước Cho đến nay thì nông nghiệp vẫn tiếp tục là ngành tiêu dùng nước nhiều nhất, trong khi đố sử dụng nước sinh hoạt và công nghiệp cũng đang ngày càng tăng cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế
Trang 15Nhu cầu nước của các cây rất khác nhau, tùy theo loại cây giống, giống cây, giai đoạn sinh trưởng, thời gian sinh trưởng, điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết và kỹ thuật canh tác Hiện nay phương pháp tưới chủ yếu ở nước ta là tưới chảy tràn, tưới ngập Tiêu chuẩn tưới thay đổi trong phạm vi khá rộng:lúa
vụ đông xuân 5.500-6.200 m3/ha cho đồng bằng và 5.600-6900 m3/ha cho trung du và miền núi Vụ mùa 5.500-6.000 m3/ha cho đồng bằng và 5.600-
6900 m3/ha cho trung du và miền núi Hoa màu cây công nghiệp 1.700-2.500
m3/ha , bông 5.000-6.000 m3/ha, khoai 4.500-6.900 m3/ha , 50 lít/ngày cho trâu ,bò ,lợn (Báo cáo diễn biến môi trường quốc gia, 2010)
Đối với ngành nông nghiệp mặc dù hệ thống cơ sở vật chất đã được chú trọng đầu tư, tuy nhiên còn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất,
hệ thống thủy lợi đã được xây dựng từ lâu, các hạng mục công trình thủy lợi đều đã bị hư hỏng nhiều và xuống cấp, gây không ít khó khăn cho việc khai thác sử dụng nguồn nước mặt
Tân Yên là một tiểu vùng chuyển tiếp của vùng núi Việt Bắc và Đông Bắc với vùng châu thổ sông hồng Đặc điểm trên làm cho huyện Tân Yên có địa hình đồi núi thấp, thoai thoải hướng Tây Bắc –Đông Nam, với độ cao trung bình 10-15m so với mặt nước biển Ở Tân Yên, đất hình thành do phong hoá đá mẹ và do phù sa sông bồi tụ Theo số liệu điều tra của Chi cục Thống
kê huyện, tính đến ngày 31/12/2014, tổng diện tích tự nhiên của Tân Yên hiện nay là 20.763,36 ha, trong đó: Đất nông nghiệp chiếm 62,3%, đất phi nông nghiệp chiếm 36,1%, đất chưa sử dụng chiếm 1,6% Diện tích đã được điều tra lập bản đồ thổ nhưỡng là 16.018 ha chiếm 77,14% tổng diện tích tự nhiên Chất lượng đất hầu hết là do phong hóa đá mẹ và phù sa sông bồi tụ, có tính lý hóa hợp cho cây lúa và các cây trồng màu lương thực phát triển tốt, cùng với quy mô diện tích, các điều kiện về cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, ) trình độ dân trí, ở đây đã hình thành vùng chuyên canh sản xuất lương thực cao sản, kể cả việc sản xuất giống lúa lai Những năm qua, do được giao
ổn định lâu dài cho hộ nông dân, người dân đã thực sự làm chủ trên mảnh đất của mình nên đã yên tâm đầu tư, thâm canh, tăng vụ, ứng dụng các tiến bộ
Trang 16khoa học- kỹ thuật về giống, phân bón, bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ nên năng suất, sản lượng những năm qua đã tăng lên đáng kể Tân Yên là một trong những tỉnh làm tốt công tác thủy lợi
từ nhiều năm qua Đất trồng lúa và các cây rau màu hầu hết đã được tưới, tiêu chủ động bằng công trình
1.2.2 Hệ thống cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp
Hệ thống cấp nước cho sản xuất nông nghiệp còn gọi là hệ thống thủy lợi là một hệ thống liên hoàn từ công trình đầu mối hồ chứa, đập dâng, trạm bơm đến công trình kênh mương các cấp để dẫn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo cấp nước cho cây trồng khi thiếu nước và tiêu thoát nước kịp thời cho cây trồng khi thừa nước nhằm thỏa mãn yêu cầu nước cho cây trồng phát triển tốt và cho năng suất cao.Thực tế, hệ thống nông nghiệp thường là hệ thống đáp ứng yêu cầu tổng hợp lợi dụng cho nhiều ngành khác nhau, không chỉ giải quyết cấp thoát nước cho nông nghiệp mà còn phải giải quyết cấp thoát nước cho nhiều ngành kinh tế quốc dân khác như cấp thoát nước sinh hoạt, công nghiệp, phát điện, chăn nuôi, giao thông thủy, cải tạo môi trường
Hệ thống thủy lợi bao gồm: hồ chứa, đập dâng, trạm bơm tưới, tràn xả
lũ, cống lấy nước có nhiệm vụ phối hợp một cách hợp lý nhất yêu cầu cấp thoát nước của hệ thống với nguồn nước.Tùy theo từng trường hợp cụ thể để quyết định các hình thức, quy mô công trình Mạng lưới kênh mương có nhiệm vụ dẫn nước từ công trình đầu mối về ruộng, đây là hệ thống xương sống của hệ thống tưới Kênh thường làm bằng đất hay xây đá, gạch Hệ thống kênh tưới có nhiều cấp, tùy thuộc quy mô hệ thống mà số cấp nhiều hay
ít, nhiều nhất có thể đến 5 cấp, ít nhất là 2 cấp (Hệ thống kênh tưới tiêu chuẩn, 2003) Theo tiêu chuẩn về hệ thống kênh tưới là TCVN 4118- 85 thì kênh tưới được phân 5 cấp (cấp công trình) để xác định tiêu chuẩn thiết kế và các hạng mục liên quan:
Trang 17Bảng 1.1: phân cấp công trình của hệ thống kênh tưới
Diện tích tưới ( 103 ha) Cấp công trình kênh
Hệ thống bờ bao là loại hệ thống công trình nhỏ có tác dụng quan trọng trong việc ngăn nước, giữ nước, giữ màu Bờ vùng là bờ ven theo mương cấp
2 hoặc cấp 3 có tác dụng ngăn nước ngoại lai, nước từ khu đồng cao dồn xuống khu đồi thấp Bờ khoảng là bờ ven theo mương cấp 3 hoặc cấp 4 có tác dụng điều chỉnh nước mưa tại chỗ trong vùng Bờ thửa là hệ thống bờ ven theo rãnh tưới có tác dụng giữ màu và làn đường đi lại khi chăm bón (Vũ Thị Thanh Hương, 2005)
Ở Việt Nam, thời kỳ 100 năm thực dân Pháp đô hộ, nước ta chỉ xây dựng được 12 hệ thống công trình thủy lợi lớn với mục đích chính là phục vụ tưới cho các đồn điền của tư bản Pháp, đồng thời cũng tạo ra những tuyến giao thông thủy để phục vụ cho mục đích quân sự và kinh tế của chúng, đó là
hệ thống công trình thủy lợi Thác Huống (Thái Nguyên)được xây dựng sau khởi nghĩa Yên Thế Một số hệ thống tưới, tiêu khác như:đập Liễn Sơn (sông Phó Đáy- Vĩnh Phúc), đập Cầu Sơn (Bắc Giang), cống Liên Mạc (Hà Nội) thuộc hệ thống sông Nhuệ (Hà Đông- Hà Nội), trạm bơm Phù Sa (Sơn Tây),
hệ thống tưới tiêu Bắc Thái Bình, hệ thống tưới tiêu Nam Thái Bình, hệ thống
An Kim (Hải Phòng), đập Bái Thượng (sông Chu-Thanh Hóa), đập Đô Lương (sông Cả- Nghệ An), hệ thống Đồng Canh (sông Ba- Phú Yên), hệ thống tưới Nha Trinh (Ninh Thuận), công trình tiêu nước phòng lũ đập Đáy (Hà Tây)
Từ ngày hòa bình lặp lại ở miền Bắc(1945) và sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (1975) cho đến nay cả nước có 75 hệ thống thủy lợi lớn, gần 800
hồ chứa các loại vừa, lớn và hơn 3.500 hồ chứa có dung tích trên triệu m3 nước với chiều cao đập trên 10m để phục vụ tưới phòng lũ, phát điện, điều tiết dòng
Trang 18chảy, thay đổi cảnh quan môi trường Ví dụ như hồ chứa Đại Lải (Vĩnh Phúc),
hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô- Ngải Sơn (Hà Tây), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), hồ
Kẻ Gỗ ( Hà Tĩnh), hồ Phú Ninh (Quảng Ninh), hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), hồ Sông Quan (Bình Thuận) Các hồ chứa Trị An, Thác Bà (Hòa Bình) là những
hồ chứa phát điện vào loại lớn ở Đông Nam Á Hơn 2.000 trạm bơm tưới, tiêu lớn như Trịnh Xá, Bạch Hác, Hồng Vân, Đan Hoài, La Khê, Vân Đình- Ngoại
Độ, Cổ Đam và hàng chục nghìn trạm bơm vừa và nhỏ với tổng công suất lên tới 24,6 triệu m3/h Hơn 5.000 cống lấy nước, cống tự tiêu tự chảy, đập dâng hình thành các hệ thống thủy lợi lớn như hệ thống Bắc Hưng Hải, Thạch Nham, Nam Thạch Hãn, Nha Trinh- Lân Cấn, Quản Lộ- Phụng Hiệp, Năm Măng Thít, Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên Đến nay, các công trình thủy lợi đã tưới trực tiếp được 3,5 triệu ha, tạo nguồn cấp nước cho 1,13 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha một cách hoàn toàn chủ động, ngăn mặn 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn cho 1,6 triệu ha, cung cấp 5 tỷ m3 nước mỗi năm cho sinh hoạt và công nghiệp, tổng công suất của các nhà máy thủy điện lớn và vừa được xây dựng lên tới gần 5.000 MW (Phạm Thị Thơm, 2013)
1.2.3 Chất lượng nước tưới đối với sản xuất nông nghiệp
Nước là môi trường diễn ra các quá trình sống, trong cây trồng, đặc biệt
là rau xanh nước chiếm hơn 90% Như vậy, nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Khi tưới thừa hoặc thiếu nước đều làm thay đổi hàm lượng nước trong cây (Lê Anh Tuấn, 2009) Nước tưới cho cây trồng ngoài khối lượng nước cần thiết còn phải đảm bảo chất lượng nước.Chất lượng nước tưới có ảnh hưởng đáng kể tới cây trồng và cải tạo đất.Nước có chứa nhiều hàm lượng phù sa và các thành phần hữu cơ khác sẽ có tác dụng tốt cho cây trồng, đồng thời làm tăng độ phì Của đất Mặt khác, nước có chất lượng xấu và nhiều độc tố sẽ làm cho đất xấu đi, làm giảm khả năng phát triển của cây trồng Chất lượng nước thường được đánh giá bằng các chỉ tiêu: Nhiệt độ, chất lơ lửng và các thành phần phân hủy trong nước tưới (Phạm Ngọc Hải, 2006) Nhiệt độ nước tưới: Nhiệt độ nước tưới thấp hay cao đều có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của cây trồng Nhiệt độ nước quá thấp sẽ làm chậm sự phát triển của cây Theo kinh nghiệm nếu nhiệt độ nước ở 300c thì sản lượng
Trang 19bông sẽ tăng 9-10%, nhưng không được vượt quá 350c Do vậy việc thay đổi để điều tiết nước trong ruộng là cần thiết Đối với những vùng có nước ngầm để tưới thì cần kiểm tra lại nhiệt độ nước trước khi tưới, vì có những giếng bơm lên khi nhiệt độ cao, vượt quá nhiệt độ cho phép hoặc khi nước quá lạnh đạt từ 10:120c là phải xử lý trước khi tưới (Phạm Ngọc Hải, 2006).
Chất lơ lửng:Hạt phù sa có đường kính <0.001 mm chứa nhiều chất mùn, đưa vào ruộng với mức độ thích hợp sẽ có tác dụng tốt đối với cây trồng.nhưng nếu đưa vào quá nhiều sẽ làm giảm tính thấm nước của đất và độ thoáng cũng bị ảnh hưởng Loại phù sa có đường kính từ 0.001-0.05mm thì chứa ít chất dinh dưỡng nhưng có tác dụng cải tọa đát nặng, làm tăng độ thoáng khí của đất cũng như tính thấm của đất Loại phù sa có đường kính
>0.05mm là loại phù sa không nên sử dụng đưa vào ruộng
Phản ứng muối và độ khoáng hóa: phản ứng kiềm và axit được biểu thị bằng độ PH, pH thay đổi được khoảng từ 6-8.5 Khi pH 6.5-7.5 là thích hợp với phần lớn cây trồng Độ khoáng hóa là nồng độ muối hòa tan trong nước Độ khoáng biểu thị bằng nồng độ muối (g/l) hay là độ ẩm điện (EC) đo bằng đơn vị micromho/cm ở nhiệt độ chuẩn 250c Chất lượng nước tưới theo độ khoáng hóa
có thể phân loại theo nhiều chỉ tiêu khác nhau, tùy theo khả năng phân tích
Bảng 1.2: Phân loại nước tưới theo hệ số dẫn điện
EC(micromh/cm) Loại
muối
Độ khoáng hóa
Chất tưới <250 C1 Yếu Tốt đối với tưới
C3 Trung bình Thích hợp với cây trồng có thể chịu
mặn được bình thường, với cây trồng khác đảm bảo thoát tốt
2250-4000
C4 Mạnh Chỉ thích hợp với cây trồng chịu mặn
trên đât thâm và thoát tốt4000-6000 C5 Rất mạnh Không thích hợp cho tưới , tuy nhiên
có thể sử dụng cho cây trồng chịu mặn, đất thấm và thoát tốt
>6000 C6 Qúa mạnh Không thích hợp cho tưới
(Theo Thorne và Peterson-1954)
Trang 20Như vậy đối với các cách tưới thông thường (tưới bề mặt hoặc tưới phun) thì tính mặn của nước ít hơn EC= 750micromho/cm (400ppm) thường không gây ra khó khăn cho sản xuất NN Khi EC= 750 và tăng lên 3.000 micromho/cm thì các vấn đề có chiều hướng nghiêm trọng thêm ở nhiều mùa
vụ Khi EC=3.000 và cao hơn thì các vấn đề gay cấn thường tăng thêm ở hầu hết các vụ sau (Vũ Thị Thanh Hương, 2005) Đa số các cây trồng không phát triển tốt trên các vùng đất bị nhiễm mặn
Một trong các lý do là làm giảm tốc độ và lượng nước cần cho rễ cây
có thể lấy được từ đất Hàm lượng muối ảnh hưởng đến sinh lý và sản lượng của cây trồng Sự sinh sản và phát triển của tế bào, sự sản sinh các chất protein và axit hữu cơ cũng như sự phát triển của cây trồng có liên quan mật thiết đến nồng độ muối cao Nếu nước tưới có chứa một số chất liệu nhất định nào đó thì khả năng thấm của đất sẽ bị giảm đi Nếu khả năng thấm yếu thì việc cung cấp một lượng nước thích hợp cho mùa vụ sẽ khó khăn hơn Đóng váng cứng, úng nước và nhiều vấn đề liên quan cũng có thể phát sinh Các vấn đề liên quan đến khả năng thấm vẫn thường gắn liền với công việc tưới gồm các trường hợp: Lượng muối trong nước rất ít, lượng kiềm cao liên quan đến caxi và magie, carbon và bicarbonat axit cũng sẽ ảnh hưởng tới tính thấm Ion bicarbonate (HCO3-) trong dung dịch đất làm tổn hại đến dinh dưỡng khoáng của cây trồng thông qua quá trình trao đổi chất Các thành phần phân hủy tồn tại trong nước dưới dạng các cation (Mg2+, Ca2+, Na+…)và anion (HCO3-, Cl-, SO42-)sản lượng cây trồng giảm đáng kể khi tổng lượng các ion tập trung trong nước tưới cao Lượng Na có thể là nguyên nhân gây sự rời rạc đất, làm giảm kết cấu đất và hạn chế không khí và nước lưu thông trong đất sau Na, Cl, Bo và các ion khác khi có nồng độ cao sẽ rất có hại cho cây trồng
Bo là nguyên tố thường gặp trong nước ở ngưỡng từ 0,5- 0,75 g/m3 Bo được tìm thấy khi có sự rút nước và được cung cấp ở những vùng đất có khoáng (Raymond W.Miller) Cây trồng phát triển trên những loại đất không cân bằng Ca, Mg có biểu hiện các triệu chứng nhiễm độc Muối sunfua tác động đến sự nhạy cảm của cây trồng bằng việc giới hạn sự hút Ca và tăng hấp thụ
Trang 21Na và P, kết quả làm xáo trộn cân bằng cation của cây trồng Hàm lượng K cao có thể dẫn đến sự thiếu hụt Mg và gây bệnh úa vàng Sự mất cân bằng Mg
và K có thể gây độc, nhưng ảnh hưởng của cả hai có thể giảm khi Ca cao Nhìn chung khi chất lượng nước tưới suy giảm đều ảnh hưởng tới chất lượng nông sản phẩm Sự tích lũy các chất độc có nguồn gốc từ phân bón hay nước tưới vào cây trồng là một hệ quả tất yếu Hiển nhiên sự tích tụ các độc tố trong sản phẩm phụ thuộc vào các loại độc tố, loại đất và loại nước tưới, loại cây trồng, bộ phận của cây trồng làm thực phẩm và ngay cả thời điểm thu hoạch (Nguyễn Viết Phổ và cs., 2003) Hàm lượng nitrat trong cà phê được phát hiện cách đây hơn 20 năm trong sản phẩm xuất khẩu là tín hiệu báo động đầu tiên(Công ty nông sản, 1981) Tiếp theo đó là hiện tượng tích lũy NO3-, tích lũy KLN như Mo, Cu trong lạc Năm 1994 phát hiện Cd trong lạc xuất khẩu vượt ngưỡng cho phép
1.3 Công tác quản lý nước tưới trên thế giới và Việt Nam
1.3.1.công tác quản lý môi trường nước tưới trên thế giới
Quản lý lưu vực sông đã có lịch sử phát triển hơn một thế kỷ qua và hiện nay nó càng được quan tâm của tất cả các nước trên thế giới để thực hiện các mục tiêu của PTBV Khái niệm quản lý LVS hiện đại ngày nay đã vượt ngoài khái niệm quản lý đất và nước truyền thống, bao gồm việc quản lý cả những hoạt động của con người sử dụng nước hoặc gây ảnh hưởng đến hệ thống nước ngọt
Hiện nay, việc đổi mới thể chế trong quản lý LVS ở các nước phát triểnvà đang phát triển thường tập trung vào 2 việc là: (1) thành lập các tổ chức quản lý ở cấp lưu vực, và (2) đổi mới các hoạt động liên quan đến quản
lý nước ở LVS như là xây dựng cơ chế phối hợp, đổi mới pháp chế, thiết kế các công cụ kinh tế trong chính sách nước (như giá chuyển nước, thuế, trợ cấp), thiết kế lại các tổ chức kinh tế (các tổ chức dịch vụ công, các tổ chức dịch vụ, thị trường nước, chuyển giao quản lý nước cho các tổ chức dùng nước)
Trang 22Trên thế giới có hàng trăm các tổ chức quản lý LVS đang hoạt động, các tổ chức này có thể có cơ cấu tổ chức và chức năng không hoàn toàn giống nhau tùy thuộc vào mỗi nước và điều kiện lưu vực Các sự khác nhau thường tập trung chính vào các điểm sau:
Hình thức tổ chức gọn nhẹ hay phức tạp Chức năng nhiều hay ít, đặc biệt là đối với quản lý nước tổ chức LVS có tham gia quản lý nước hay không
và mức độ tham gia trong quản lý nước là nhiều hay ít nếu có Mức độ tập trung quyền lực cao hay thấp, nói cách khác tập trung quyền lực cao trong quản lý nước hay chỉ ở mức độ thấp như cơ quan tư vấn điều này có liên quan đến hình thức tổ chức của tổ chức LVS Phương thức hoạt động hay phối hợp với các cơ quản quản lý nàh nước hiện hành theo địa giới hành chính Cơ chế về nguồn tài chính để duy trì hoạt động Vì thế, để đề xuất cho một LVS nhất định cần phải nghiên cứu phân tích để lựa chọn một mô hình phù hợp Sau đây là một số mô h́nh quản lư LVS của một số nước trên thế giới để tham khảo
1.3.1.1 Mô hình quản lý LVS ở Pháp
Nước Pháp từ năm 1966 đã quản lý tất cả 6 LVS trên cả nước dựa theo luật về nước ban hành năm 1964 Mỗi một LVS có một cơ quan lưu vực với chức năng chính là:
Định hướng và khuyến khích các hộ dùng nước sử dụng hợp lý Tài nguyên nước thông qua công cụ kinh tế Khởi xướng và cung cấp thông tin cho các dự án (nhưng không trực tiếp thực hiện dự án), điều hòa các lợi ích địa phương, lợi ích cá biệt và lợi ích chung trong khai thác tài nguyên nước.Cơ quan quản lý LVS có một hội đồng quản trị trong đó một nửa là đại diện các cơ quan nhà nước, ¼ là đại diện các chính quyền địa phương, ¼ còn lại là đại diện các hộ dùng nước (Công nghiệp, nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt và thủy sản…) các quyết định của Hội đồng quản trị phải được cơ quan LVS phê chuẩn Cơ quan LVS thường bao gồm từ 60 đến 110 ủy viên, trong
đó số đại diện của nhà nước, chính quyền địa phương và các hộ dùng nước
Trang 23tương đương Cơ quan LVS có quyền tự chủ về tài chính với nguồn thu là hai loại phí là phí tài nguyên và phí ô nhiễm (Phạm Thị Ngọc Lan, 2012).
1.3.1.2 Mô hình quản lý LVS Hoàng Hà (Trung Quốc)
Sông Hoàng Hà lớn thứ 2 Trung Quốc với diện tích lưu vực 795.000
km2, số dân 98 triệu người sống trên lưu vực Để quản lý LVS Hoàng Hà, nhà nước Trung Quốc thành lập ủy ban bảo vệ sông Hoàng Hà (YRCC) Ủy ban này là một cơ quan của Bộ thủy lợi Trung Quốc nhằm quản lý khu vực thung lũng sông Hoàng Hà và các sông nội địa thuộc một số tỉnh và khu vực phía Tây Bắc Trung Quốc với chức năng chủ yếu là:
Quản lý thống nhất TNN và dòng sông, quản lý tổng hợp LVS, phát triển và quản lý các công trình thủy lợi quan trọng trên lưu vực, thực hiện quy hoạch, quản lý, điều phối hướng dẫn và hỗ trợ, cải thiện quản lý sông phát triển tổng hợp, khai thác và bảo vệ TNN (Phạm Thị Ngọc Lan, 2012)
Các nhiệm vụ:
Thực thi, hướng dẫn và giám sát việc thực thi các luật và quy định trong phạm vi lưu vực Xây dựng các chính sách, kế hoạch, chiến lược, các chương trình chung và dài hạn phát triển TNN trên toàn lưu vực.Cùng với cơ quan và chính quyền địa phương xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chuyên ngành có liên quan nhằm quản lý thống nhất tài nguyên nước, quan trắc số liệu, đánh giá TNN trên lưu vực Hướng dẫn và điều phối trong các lĩnh vực bảo vệ TNN, quản lý các sông hồ và vùng cửa sông, phòng chống lũ lụt; điều phối giải quyết các tranh chấp về nước giữa các ngành và các địa phương; hướng dẫn và quản lý tổng thể các khu vực bị xói mòn nặng; chỉ đạo công tác bảo vệ đất chống xói mòn của các địa phương; kiểm tra các dự án kỹ thuật do Trung ương và các địa phương đầu tư
Tại Trung Quốc các sông lớn khác như sông Trường Giang…cũng có
mô hình quản lý LVS tương tự như sông Hoàng Hà
1.3.1.3 Mô hình quản lý LVS Muray-Daning tại Australia
Sông Muray-Daning là sông dài thứ tư trên thế giới (3780 km) với diện tích lưu vực khoảng 1 triệu km2, bao gồm 75% bang New South Wales, 56%
Trang 24bang Victoria, 15% bang Queenland, 8% bang nam Australia và toàn bộ thủ
đô Australia Mô hình quản lý LVS Muray-Daning là một bài học về giải quyết mâu thuẫn giữa các quyền lợi dùng nước khác nhau Cơ cấu tổ chức quản lý LVS bao gồm một Hội đồng cấp bộ trưởng lưu vực Muray-Daning, một ủy hội LVS Muray-Daning và một ủy ban tư vẫn cộng đồng đại diện cho cộng đồng
Hội đồng cấp Bộ trưởng Muray-Daning: Thành lập năm 1985 thành phần bao gồm các Bộ trưởng phụ trách tài nguyên đất nước và môi trường của Liên Bang và các bang nằm trên lưu vực với giới hạn mỗi bang không quá 3 thành viên
Chức năng của Hội đồng là xem xét các vấn đề chính sách liên quan đến lợi ích chung của chính quyền các bang trong quy hoạch và quản lý, nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững các TNN, đất, môi trường của LVS; xem xét và đề xuất các biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững các tài nguyên đó Ủy hội LVS Muray-Daning (Muray Daning river ba sin Commission), ủy hội là cơ quan thực thi các quyết định của Hội đồng Ủy hội cũng hợp tác với các bang liên quan Ủy hội có trách nhiệm quản lý hệ thống các sông hồ thuộc lưu vực tư vấn cho Hội đồng về các vấn đề liên quan đến
sử dụng TNN, đất và các tài nguyên khác trong phạm vi lưu vực (Phạm Thị Ngọc Lan, 2012)
Trách nhiệm ban đầu của Hội đồng là quản lý chất lượng nước, sau đó
mở rộng sang quản lý số lượng nước Từ những năm cuối thập niên 80 ủy hội được giao nhiệm vụ khởi xướng, hỗ trợ và đánh giá công tác quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên thuộc LVS Ủy hội hợp tác với chính quyền các bang, các ban, nhóm cộng đồng để xây dựng và thực thi các chính sách và chương trình
1.3.1.4 Mô hình quản lý LVS Lerma-chapala tại Mexico
Sông Lerma-Chapala dài 750 km ở miền Trung Mexico, có diện tích lưu vực 54.000 km2, bao gồm 5 tiểu bang với tổng dân số 15 triệu người Trong lưu vực có một hồ tự nhiên là hồ Chapala rộng 111.000 ha dung tích 8
Trang 25tỷ m3 nước Một trong những thách thức lớn nhất của lưu vực là hồ này bị khai thác quá mức đang bị cạn kiệt nguồn nước Việc thành lập tổ chức quản
lý LVS nhằm giải quyết khó khăn này
Tại Mexico năm 1992 ban hành luật về nước trong đó quy định việc quy hoạch, phát triển và quản lý TNN phải tiến hành theo lưu vực Chính vì vậy Hội đồng LVS đã được thành lập ở tất cả 26 LVS của nước này, trong đó
có LVS Lerma-Chapala
Tính đến năm 2003, Mexico đã khai thác sử dụng 77 tỷ m3 nước mặt trong đó 78% sử dụng cho NN, 17% sử dụng cho công nghiệp, 5% sử dụng cho sinh hoạt Luật nước năm 1992 của Mexico đã xác định vai trò lớn của các bang và sự tham gia của các hộ dùng nước trong quản lý TNN ở các LVS,từ đó Hội đồng các LVS đã được thành lập tại 13 LVS chính ở Mexico.Mexico là nước tổ chức quản lý LVS theo 2 cấp:
Cấp hội đồng: quyết định các chủ trương và chỉ đạo chung
Cấp giúp việc là Ban thư ký kỹ thuật giúp thực hiện việc quản lý cụ thể.Hoạt động của Hội đồng chủ yếu thông qua chính sách phân phối và sử dụng nước mặt cũng như nước ngầm cho các hộ dùng nước trong phạm vi lưu vực và giám sát việc thực thi các chính sách đó với mục tiêu cơ bản là chống cạn kiệt nguồn nước của hồ Chapala Việc thành lập Hội đồng bước đầu đã phát huy tác dụng, các hộ dùng nước đã tuân thủ quy định về lượng nước được phép khai thác nhất là nước mặt, còn công tác quản lý khai thác nước ngầm, quản lý việc chuyển đổi mục đích sử dụng nước và bảo vệ quyền lợi về nước của người nghèo thì chưa thực sự mang lại hiệu quả rõ rệt
Tổng hợp các mô hình của tổ chức quản lý LVS của thế giới có thể rút
ra một số ý kiến đánh giá như sau:
Về hình thức: Có một số hình thức của cơ quan quản lý LVS hiện hành trên thế giới, nhưng có thể quy thành ba hình thức phổ biến nhất đó là: (i) cơ quan thủy vụ LVS; (ii) ủy hội LVS, và (iii) hội đồng LVS Mỗi loại có một mức độ tập trung quyền lực cũng như mức độ tham gia vào quản lý nước khác nhau
Trang 26(i) Cơ quan thủy vụ LVS: (River basin Authority):
Đây là hình thức cơ quan quản lý LVS có đầy đủ quyền hạn và phạm vi quản lý lớn nhất.Ví dụ: cơ quan thủy vụ thung lũng Tennessce ở Mỹ và cơ quan thủy vụ Núi tuyết ở Úc,…Đây là những tổ chức liên ngành lớn, tiếp nhận hầu hết các chức năng của các cơ quan hiện hữu, trong đó bao gồm cả
chức năng điều hành và quản lý nước Hình thức này có thể áp dụng đối với
các lưu vực có nhiệm vụ phát triển lớn
(ii) Ủy hội LVS (River basin Commission): là mô hình thấp hơn cơ quanthủy vụ LVS ở trên về quyền hạn cũng như sức mạnh của tổ chức và ảnh hưởng của nó trong quản lý LVS
Một ủy hội LVS thường bao gồm một “Hội đồng quản lý” đại diện cho
tất cả các bên quan tâm và có một (văn phòng kỹ thuật) chuyên sâu hỗ trợ Ủy hội LVS liên quan chủ yếu đến xây dựng chính sách, lập quy hoạch phát triển lưu vực, xây dựng thủ tục và kiểm soát sử dụng nước Nó có thể điều chỉnh các vấn đề sử dụng nước liên quan đến nhiều tỉnh, thông qua các chính sách liên quan đến nước của LVS, xây dựng các cơ sở dữ liệu, thông tin và mô hình phù hợp về các vấn đề quản lý trên quy mô toàn lưu vực Có ủy hội LVS
có thể nắm chức năng vận hành (có thể cả đầu tư) đối với những công trình lớn, còn hầu hết việc vận hành và quản lý hành ngày các công trình và hệ thống cung cấp dịch vụ nước là công việc của các tỉnh nằm trong lưu vực Một ủy hội như vậy có thể giám sát việc thực hiện các chiến lược, vận hành
và quản lý các công trình thủy lợi, thủy điện chủ chốt Tuy nhiên, trong thực
tế ủy hội thường ủy quyền làm việc cho các tổ chức khác thông qua các thỏa thuận hay hợp đồng vận hành Thí dụ về loại tổ chức này như là ủy hội sông Muray Daning của Úc, ủy hội sông Mê Kông
(iii) Hội đồng LCS (River basin Council): đây là mô hình yếu hoặc có ít quyền lực nhất hiện nay Hội đồng LVS hoạt động chỉ như là một diễn đàn mà tại đó chính quyền liên bang, các tiểu bang, cũng như đại diện các hộ dùng nước chia sẻ trách nhiệm phân phối nước, thúc đẩy toàn diện quản lý nước tại cấp lưu vực Các Hội đồng LVS thường hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận
Trang 27Kiểu tổ chức này bao gồm một hội đồng điều phối là người đứng đầu các cơ quan liên quan thuộc ban ngành của các tỉnh, cán bộ chuyên môn giỏi của tỉnh hoặc cơ quan trung ương và có sự hỗ trọ của một ban thư ký nhỏ Nói chung, hình thức này tuy có vai trò giới hạn trong quy hoạch dài hạn, điều phối các vấn đề chính sách và chiến lước cấp cao, không có vai trò vận hành hoặc quản lý hàng ngày Thí dụ về hình thức này như Hội đồng LVS Lerma-Chapala được thành lập năm 1993 của Mexico…
Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý LVS có thể nhiều hay ít tùy theo mục tiêu của cơ quan quản lý LVS được đặt ra khi thành lập Việc xác định các chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý LVS phải tương xứng với yêu cầu quản lý của LVS cần phải thực hiện
1.3.2 Quản lý môi trường nước tưới ở Việt Nam.
1.3.2.1 Hệ thống văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến quản lý khai thác
sử dụng và bảo vệ tài nguyên tài nguyên nước.
- Luật tài nguyên nước, 1998.sửa đổi năm 2012
-Nghị định của chính phủ số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm1999: Quy định về việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước; cấp giấy phép về tài nguyên nước và phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
- Nghi định của Chính phủ số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước ;
- Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2010: Quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;
- Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006: Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020;
-Thông tư số 02/2010/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2010: Hướng dẫn thực hiện nghị định số 149/2004/NĐ-CP;
Trang 28- Thông tư số 05/TT-BTNMT ngày 22 tháng 7 năm 2010: Hướng dẫn thi hành nghị định số 34/2010/NĐ-CP;
- Chỉ thị số 02/2004/CT- BTNMT ngày 2 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ TNMT:Về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước;
Ngoài ra, còn có các Luật, Nghị định, Quyết định khác liên quan đến quản
lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước mặt Trong đó phải kể đến là:
- Luật bảo vệ Môi trường 2014;
- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, 2001;
- Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 03/01/2011 của Chính phủ Quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 67/2000/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2000 thành lập hội đồng quốc gia về tài nguyên nước;
- Quyết định số 56/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ NN& PTNT:Quy định về thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi
Các văn bản trên đã tạo hành lang pháp lý ban đầu cho hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước
1.3.2.2 Tổ chức quản lý tài ngyên nước
Cấp Trung ương:
- Từ năm 1995- 2002: Cục quản lý nước và Cục thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT là cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm);
- Từ năm 2002 đến nay: Cục quản lý Tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý về tài nguyên nước Cục thủy lợi thuộc Bộ NN&PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi, khai thác sử dụng các hệ thống thủy lợi…
Trang 291.3.3 Quản lý môi trường nước tưới tại tỉnh bắc giang
Nhìn chung nguồn nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong mùa cạn không đủ tiêu chuẩn nguồn nước phục vụ cho ăn uống sinh hoạt nhưng vẫn đủ nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn làm nguồn nước phục vụ cho mục đích khác, trừ một số vị trí tiếp nhận trực tiếp nước thải từ các nhà máy, KCN, đô thị và làng nghề Những vị trí bị nước bị ô nhiễm, bẩn, có mùi chủ yếu là ở các cửa xả của các nhà máy, khu đô thị hoặc nơi tập trung dân cư như sau cửa xả nhà máy Hoàng Văn Thụ ở thành phố Thái Nguyên và làng nghề truyền thống ở khu vực xã Vân Hà – Việt Yên – Bắc Giang,…
Nhìn chung chất lượng nước các sông có xu hướng giảm dần từ thượng lưu về phía hạ lưu, do mật độ các nguồn nước thải tăng từ các hoạt động như phát triển các khu dân cư, các KCN, các phương tiện giao thông thủy tăng lên
Bên cạnh đó, chất lượng nước sông cầu đoạn chảy qua Bắc Giang rất kém, nước bẩn, đen và có mùi do tiếp nhận nước thải từ một số làng nghề khi chảy qua địa bàn tỉnh như làng nghề nấu rượu Làng Vân và làng nghề mổ trâu Phúc Lâm Hầu hết nguồn nước thải tại các làng nghề này đều chưa qua xử lý
mà đổ trực tiếp ra nguồn tiếp nhận và chảy ra sông cầu.Tại các khu đô thị, khu công nghiệp, chất lượng nước các ao, hồ, kênh rạch do ảnh hưởng của nước thải có chất lượng rất kém không thể làm nguồn cấp nước sinh hoạt được
Chính do tốc độ phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh kéo theo sẽ hình thành các khu dân cư tập trung và phát triển hệ thống các đô thị trong tương lai sẽ là áp lực lớn đối với nguồn nước trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước do sông, suối phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các KCN Nhận thức được việc đó nên công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh bắc giang dã dần được chú trọng trong những năm gần đây, cụ thể:
- UBND đã ban hành“ quyết định 50/2005/QĐ-UBND về việc quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh bắc giang”
- Cấp tổng cộng 202 giấy phép các loại, cụ thể: 08 giấy phép thăm dò nước dưới mặt đất, 69 giấy khai thác nước dưới đất, 20 giấy phép khai thác,
Trang 30sử dụng nước mặt, 95 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và 10 giấy phép hành nghề khoan nước quy mô vừa và nhỏ.
- Về đầu tư phục vụ công tác quản lý:
+ Năm 2005: thực hiện lập quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên nước tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2010
+ Năm 2008: thực hiện dự án điều tra chi tiết nguồn nước dưới đất phục vụ các KCN trên địa bàn huyện việt yên và yên dũng tỉnh bắc giang
+Năm 2011: dự án điều tra, thống kê hiện trạng khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh bắc giang
+Năm 2012: xây dựng quy hoạch và phân bổ bảo vệ tài nguyên nước
- Tổ chức bộ máy và nhân lực: đã có cơ quan quản lý chuyên môn cấp tỉnh (sở TN&MT, phòng tài nguyên khoáng sản thuộc sở) đến các cấp huyện (phòng TN&MT các huyện) Tuy nhiên nguồn lực (gồm cán bộ và các trang thiết bị phục vụ công tác) cho các đơn vị này còn rất hạn chế Phòng tài nguyên khoáng sản(quản lý KS,TNN,KTTV) là đơn vị chuyên môn tham mưu cho sở thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh , hiện có 05 biên chế, nhưng cán bộ phụ trách về lĩnh vực tài nguyên chỉ có 02 người Ở cấp huyện, phòng TN&MT cấp huyện không có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực tài nguyên nước, thường chỉ có 1-2 cán bộ về môi trường kiêm nhiệm vụ tài nguyên nước, mặt khác địa bàn quản lý rộng nên công tác quản lý tài nguyên nước ở cấp huyện còn rất hạn chế
Trang 31Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: từ năm 2012 đến năm 2014
- Phạm vi không gian: Nước các kênh chính trên địa bàn huyện Tân Yên Kênh tưới năm, kênh chính và kênh hồ đá ong
Các sông ngòi chính trên địa bàn huyện
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Tình hình điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội tại địa bàn huyện Tân Yên
- Hiện trạng Sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh bắc giang
- Hiện trạng các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp tại các xã trên địa bàn huyện
- Hiện trạng nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Ảnh hưởng của nước tưới tiêu đến năng xuất và sản lượng cây trồng
- Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng nước một cách hiệu quả nhất
2.4 Phương pháp nghiên cứu.
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu.
- Thu thập thông tin qua các tài liệu báo chí, tạp chí khoa học, báo cáo tổng kết, internet,
Trang 322.4.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Trang 33Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện tân yên
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Tân Yên là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm ở toạ độ không gian 106º-106º11 độ kinh Đông; 21º18-21º23 độ vĩ Bắc Trung tâm huyện cách Thủ đô Hà Nội 65km về hướng Đông Bắc, có 24 xã, thị trấn, có vị trí tiếp giáp với các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác như sau: phía Bắc giáp huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) và huyện Yên Thế; Phía Đông giáp huyện Lạng Giang; phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà; phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang)
Trang 34Sơ đồ hành chính huyện Tân Yên
Tân Yên là một tiểu vùng chuyển tiếp của vùng núi Việt Bắc và Đông Bắc với vùng châu thổ sông Hồng Đặc điểm trên làm cho huyện Tân Yên có địa hình đồi núi thấp, thoai thoải hướng Tây Bắc - Đông Nam, với độ cao trung bình 10-15m so với mặt biển
Với vị trí địa lý như vậy, Tân Yên rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh
tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh Đặc biệt, trên địa bàn huyện có 2 thị trấn Cao Thượng và thị trấn Nhã Nam là hai trung tâm tập trung dân cư đông đúc, tiềm năng phát triển to lớn chắc chắn sẽ thúc đẩy kinh tế toàn huyện tiến bước vững chắc trong thời gian tới
3.1.1.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu
Khí hậu ở Tân Yên bị quy định bởi địa hình toàn tỉnh, nó vừa mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm, vừa mang tính chất á nhiệt đới Chế độ nắng và