Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá Trường trung học phổ thông Nông Cống IV. ĐỀ THI HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2007-2008 Môn: Ngữ văn 11( cơ bản) Thời gian: 90 phút I- Phần trắc nghiệm : (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. Câu 1: Trong bài thơ Vội vàng, nhà thơ Xuân Diệu yêu tha thiết cuộc sống: A. Cuộc sống tiên giới. B. Cuộc sống trần thế. C. Cuộc sống trong văn chương. D. Cuộc sống trong mơ ước. Câu 2: Động từ nào diễn tả mạnh nhất niềm khao khát sống cuả thi sĩ Xuân Diệu? A. Cắn B. Ôm C. Riết D. Thâu Câu 3: Bao trùm toàn bộ bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận là tâm trạng gì? A.Tâm trạng boăn khoăn. B. Tâm trạng hoài nghi. C. Tâm trạng buồn. D. Tâm trạng tuyệt vọng. Câu 4: Trong khổ thơ cuối bài thơ Tràng giang, nỗi buồn cô đơn được thể hiện bằng hình ảnh đối lập nào? A. Mây cao và núi bạc. B. Cánh chim và vũ trụ. C. Con thuyền và dòng sông. D. Mây và dòng sông. Câu 5: Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử trích từ tập thơ nào? A. Gái quê B. Thơ điên C. Xuân như ý D. Tượng thanh khí Câu 6: Dòng nào nới đúng sự chuyển hoá sắc thái của cảnh theo ba khổ thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ ? A. Thực- vừa thực vừa ảo- ảo. B. Ảo- thực- vừa thực vừa ảo. C. Vừa thực vừa ảo- ảo- thực. D. Vừa thực vừa ảo- thực- ảo. Câu 7: Câu thơ Ngày qua ngày lại qua ngày trong bài Tương tư của Nguyễn Bính được ngắt nhịp như thế nào? A.Ngày qua/ ngày lại/ qua ngày. B. Ngày qua ngày/ lại qua ngày. C. Ngày qua ngày lại/ qua ngày. D. Ngày qua/ ngày lại qua ngày. Câu 8: Chi tiết nào làm nên màu sắc chân quê của khung cảnh thôn làng trong bài thơ Tương tư ? A. Thôn Đoài – thôn Đông B. Đò ngang C. Gió mưa D.Giàn giầu, hàng cau Câu 9: Bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh không có nhân vật nào dưới đây? A. Giám mục B. Xã trưởng C. Cảnh sát trưởng D. Huyện trưởng Câu 10: Từ nào được xem là nhãn tự của bài thơ Chiều tối ? A. Sơn thôn B.Cô vân C. Bao túc D. Hồng Câu 11: Trong bài thơ 28 của Tago, nhân vật anh đã khẳng định cuộc đời anh là gì? A. Đào hoa B. Viên ngọc C. Trái tim D. Nụ cười Câu 12: Trong những đặc trưng sau, đặc trưng nào thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận? A.Tính công khai về quan điểm chính trị B. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận C. Tính truyền cảm thuyết phục D. Cả ba đặc trưng trên. II- Tự luận: (7 điểm) Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử. . Thanh Hoá Trường trung học phổ thông Nông Cống IV. ĐỀ THI HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2007-2008 Môn: Ngữ văn 11( cơ bản) Thời gian: 90 phút I- Phần trắc nghiệm : (3