Đề kiểm tra HK II Văn 12

6 435 0
Đề kiểm tra HK II Văn 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở GD& ĐT Bình Phước Đề kiểm tra học kì I Trường thpt chuyên Quang Trung Năm học : 2006-2007 Môn Văn : lớp 12 (khối C-D) Thời gian:150 phút( không kể thời gian giao đề) CÂU 1: (2đ ) Một trong những chuyển biến quan trọng của thơ Tố Hữu ở tập thơ Việt Bắc là tập trung thể hiện hình tượng nhân vật trữ tình quần chúng nhân dân. Em hãy giải thích và đánh giá sự biến đổi ấy. CÂU 2: (2đ) Vì sao Nguyễn Trung Thành lại đặt tên cho câu chuyện về làng Xô Man đánh Mỹ là Rừng xà nu CÂU 3: (6đ) Cảm hứng lãng mạn và âm hưởng bi tráng là hai nét đặc sắc cơ bản bao trùm toàn bộ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Em hãy làm rõ điều đó qua việc phân tích bài thơ. ----------Hết----------- Sở GD& ĐT Bình Phước Đề kiểm tra học kì I Trường thpt chuyên Quang Trung Năm học : 2006-2007 Môn Văn : lớp 12 (khốiA-B) Thời gian:150 phút( không kể thời gian giao đề) CÂU 1 (2đ): Hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác của Nguyễn i Quốc qua Vi hành. CÂU 2 (2đ): Đây là những nhận xét của các nhà nghiên cứu về các tác phẩm trong chương trình Văn 12 mà em đã học . Hãy cho biết những nhận xét đó nói về các tác phẩm nào : a- Kết thúc truyện –xét trong khung cảnh văn bản- buông ngân một vó thanh đầy tính dự báo . Sự đổi đời chưa thực sự diễn ra nhưng cuối tác phẩm thấp thóang ánh hồng giàu sức cuốn hút (Trần Đồng Minh) b- Bài thơ tập trung được nhiều nét cốt cách vó đại và tài hoa của Hồ Chí Minh .Tình yêu thiên nhiên hài hòa với tình yêu Tổ quốc .Khí phách cứng cỏi, gang thép trong phong thái ung dung thanh thản. (Nguyễn Đức Quyền) c- Mảng tâm trạng thứ hai : tâm trạng trước hiện thực ở Việt Bắc. Giong thơ vui, câu thơ ngắn như tiếng reo, có cái phấn chấn hồ hởi, gợi lên một không gian rộng mới mẻ nhiều hoạt động. (Vũ Quần Phương). d- ng đã dựng lên cho bạn đọc thấy được diễn biến tâm lí cùng đời sống nội tâm của nhân vật qua hàng loạt chi tiết bên ngoài như một dáng ngồi, một vài câu nói, một cách nhìn, một bước đi… đến một tảng đá hay một ô cửa sổ…(Nguyễn Quốc Lân) Câu 3 (6 đ): Phân tích tinh thần nhân đạo của Kim Lân qua Vợ nhặt. SỞ GD& ĐT BÌNH PHƯỚC ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUANG TRUNG NĂM HỌC :2006-2007 MÔN VĂN : LỚP 12( KHỐI:C-D) THỜI GIAN LÀM BÀI :150 PHÚT CÂU 1: Sỡ dó đến tập thơ Việt Bắc cái tôi tác giả trong tập Từ ấy dường như ẩn mình sau quần chúng nhân dân là vì: * về phía chủ quan: Sự trưởng thành về tư tưởng của tác giả, nhận thức và xúc cảm sâu sắc về vai trò, sức mạnh, vẻ đẹp của quần chúng nhân dân trong cách mạng.(0,5đ) *Về phía khách quan: - Cách mạng tháng Tám 1945 và cuộc kháng chiến chống Pháp đã giải phóng cho đông đảo quần chúng, khơi dậy sức mạnh to lớn , phẩm chất tốt đẹp ở họ, khẳng dònh vò trí chủ lực của cách mạng là quần chúng.(0,5đ) - Đường lối văn nghệ của Đảng nhấn mạnh phương châm hướng về đại chúng .Văn nghệ muốn phục vụ có hiệu quả cho kháng chiến thì phải viết về đại chúng (0,5đ) - Diễn đạt:0,5đ Câu 2 :Tại vì: Trong 2 cuộc kháng chiến Nguyễn Trung Thành gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên và làø nhà văn có sở trường viết về cuộc sống và con người nơi đây.vSau Đất nước đứng lên thời chống Pháp nay trở lại mảnh đất này thời chống Mỹ , tác giả gặp và “yêu say mê cây xà nu từ ngày đó” (NTT) (0,5đ) - Cây xà có mặt từ đầu đến cuối câu chuyên , tham gia vào các sự kiện trong đại cũng như những sinh hoạt đời thường của nhân dân TN. Nó trở thành một biểu tượng đẹp cho đau thương , cho khát vọng tự do, cho sức sống mãnh liệt cũng như tinh thần quật khởi của dân làng Xô Man. Tên truyện là một sáng tạo độc đáo của nhà văn vừa mang tầm khái quát cao vừa giàu chất lãng mạn, chất thơ hùng vó của núi rừng TN.(1đ) - Diễn đạt: 0,5đ (Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần dảm bảo ý, Câu 3 Học sinh có thể có nhiều cách tình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau. Chỉ cho điểm tối đa khi diễn đạt tốt. Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1 Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, đoàn binh Tây Tiến vàhoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 0,5 2 Giải thích thế nào là cảm hứng lãng mạn: Là cảm hứng bày tỏ mạch cảm xúc của cái tôi trữ tình, một cái tôi tràn đầy tình cảm,cảm xúc và trí tưởng tượng phong phúvới những hình ảnh phi thường và trí tưởng tượng phong phú 0,5 3 Cảm hứng lãng mạn thể hiện trong bài thơ Tây Tiến: -Cả bài thơ là một nổi nhớ da diết về Tây Tiến -vẻ đẹp vừa hùng vó dữ dội vừa thơ mộng trữ tình của miền 2,5 rừng núi Tây Tiến -Đời sống nội tâm phong phú ,mơ mộng của những người líng Tây Tiến( Yêu Văn nghệ,mơ những kiều nữ chốn thò thành ) -Bài thơ chứa đựng những hình ảnh so sánh , liên tưởng độc đáo, gây ấn tượng mạnh, thủ pháp đối lập về hình ảnh, thanh điệu… 4 Giải thích thế nào âm hưởng bi tráng : Là buồn đau mà không bi lụy , vẫn mạnh mẽ rắn rỏi, gân guốc. 0,5 5 m hưởng bi tráng thể hiện trong bài Tây Tiến: -Bài thơ nói nhiều đến những gian khổ mà người lính phải trải qua: Dốc cao, vực sâu, thú dữ, bệnh tật nhưng người lính vẫn can trường, mạnh mẽ sẵn sàng dấn thân dương đầu với thử thách. - Bài thơ không nhần ngại nói nhiều đến cái chết nhưng không bi lụy mà rất bi tráng bởi cách dùng tư øHán Việt trang trọng “biên cương”, “viễn xứ” , cách nói giảm và trên hết là một lí tưởng xả thân cao cả vì Tổ quốc. 2 SỞ GD& ĐT BÌNH PHƯỚC ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUANG TRUNG NĂM HỌC :2006-2007 MÔN VĂN : LỚP 12( KHỐI:A-B) THỜI GIAN LÀM BÀI :150 PHÚT A. Yêu cầu chung: Bài làm của học sinh : - Kiến thức chính xác. - Trình bày rõ ràng, mạch lạc. - Diễn đạt trôi chảy, giản dò, ngắn gọn, giàu cảm xúc. - Không mắc lỗi về: dùng từ, câu, chính tả, diễn đạt. - Khuyến khích những bài có tính sáng tạo. B-Yêu cầu cụ thể Câu 1: Cho điểm tối đa khi các ý diễn đạt tốt - Hoàn cảnh: Giữa năm 1922 Pháp đưa Khải Đònh sang dự cuộc đấu xảo thuộc đòa ở Mác Xây(Pháp) nhằm lừa bòp nhân dân Pháp rằng Quốc vương An Nam đã thuần phục mẫu quốc có công khai hóa, bảo hộ Đông Dương . Từ đó chúng muốn nhân dân Pháp ủng hộ chính sách xâm lược và tăng cường khai thác thuộc đòa (1đ) - Mục đích: Đầu 1923 Nguyễn i Quốc viết Vi hành bằng tiếng Pháp đăng lên báo Pháp nhằm lật tẩy bộ mặt xảo trá của Pháp và sự hèn nhát , bù nhìn của Khải Đònh (1đ) Câu 2: a- Vợ nhặt của Kim Lân b- Mới ra tù tập leo núi của Hồ Chí Minh c- Đất nước của Nguyễn Đình Thi d- Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài Câu 3: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chỉ ra những biểu hiện của tinh thần nhân đạo dưới ngòi bút của Kim Lân. Nội dung Điểm 1 Giới thiệu ngắn gọn về Kim Lân và hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Vợ nhặt. 0,5 2 Biểu hiện của tinh thân nhân đạo: Nhà văn đã thể hiện được những tình cảm đẹp đẽ, hồn nhiên nhân hậu của người lao động. Biết cưu mang nhau trong hoàn cảnh đói khát (tấm lòng nhân hậu của mẹ con Tràng) 2 3 Nhà văn phát hiện lòng lạc quan, yêu đời và khao khát hạnh phúc của người lao động. Tình vợ chồng mẹ con đã xích họ lại gần nhau cho họ niềm tin và sức mạnh.( Sau hôm Tràng đưa vợ về Tràng, vợ Tràng, cụ Tứ thay đổi hẳn…) 2 4 Nhà văn đứng về phía họ để bênh vực, bảo vệ và hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho họ dưới ánh sáng của cách mạng( hình ảnh lá cờ và đoàn người phá kho thóc Nhật hiện lên óc Tràng tuy xa mà gần hứa hẹn một tương lai tốt đẹp đến với đôi vợ chồng trẻ) 1.5 . Phước Đề kiểm tra học kì I Trường thpt chuyên Quang Trung Năm học : 2006-2007 Môn Văn : lớp 12 (khối C-D) Thời gian:150 phút( không kể thời gian giao đề) . Phước Đề kiểm tra học kì I Trường thpt chuyên Quang Trung Năm học : 2006-2007 Môn Văn : lớp 12 (khốiA-B) Thời gian:150 phút( không kể thời gian giao đề)

Ngày đăng: 27/06/2013, 11:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan