nghiên cứu về gia đình nhằm xác định thành viên gia đình, mối quan hệ giữa những thành viên gia đình đề từ đó quy định nghĩa vụ và quyền tương ứng đối với mỗi thành viên.. Trước thực tiễ
Trang 1LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan rằng Luận văn này là
công trình nghiên cứu hoàn toàn của tôi đưới sự
hộ trợ của giáo viên hướng dẫn Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt cứ
công trình nào Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
về Luận văn này nếu có sự tranh chấp
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Nguyễn Văn Duy
Trang 2MUC LUC
LOI CAM DOAN
MUC LUC
CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN CHUNG VE GIA DI
1.1 KHÁI NIỆM GIA DINH
1.1.1 Gia dinh theo quan diém triét hoc
1.1.2 Gia dinh theo quan điểm xã hội học
1.1.3 Gia đình theo quan điểm luật học . -22+222z22EE2EExEEErrrrrree 9 1.2 VAI TRO VA CAC CHUNG NANG CO BAN CUA GIA DINH TRONG DIEU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI HIỆN NAY . - 15 1.3 NHUNG YEU TO CHI PHOI DEN SU HINH THANH VA PHAT TRIEN CUA GIA ĐÌNH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ 18 LBD Dao 18
1.3.2 Yếu tố văn hóa, phong tục tập quán -22+2222222zz2222222ccc2 20
1.3.3 Yếu tố kinh tế - xã hội — khoa học kỹ thuật c2 21 1.3.4 Yếu tố tôn giáo -222222222222221111222222111222211 2.2 ce 21 1.4 KHAI QUAT SU DIEU CHINH CUA PHAP LUAT HN&GD VE GIA ĐÌNH QUA CÁC THỜI KỲ 22-222222221112272112271 7 E2 eeerre 23
1.4.1 Gia đình theo quy định của pháp luật phong kiến Việt Nam 23 1.4.2 Gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc 26 1.4.3 Gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng
CHƯƠNG 2: NOI DUNG DIEU CHINH VE GIA DINH THEO LUAT HN&GĐ NĂM 2014 2-22222222222222121222222111122222111122221111 E1 re 33 2.1 QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỎNG 222222222222151222112222xe2 33
Trang 32.1.1 Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng - c-zz+2222zzcce+ 34 2.1.2 Quan hệ tài sản giữa vo va chồng 44
2.1.3 Cham dứt hôn nhân
2.2 QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON
2.2.1 Việc xác định cha, mẹ, con
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con
2.3 QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG GIA ĐÌNH.89
2.3.1 Quan hệ giữa anh, chị, em với nhau - - ¿2 +5++svs++xvzx+x §9 2.3.2 Mối quan hệ giữa ông bà và cháu -¿+222222zzz+2222zzcce2 91
2.3.3 Quan hệ giữa cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu ruột 93 CHUONG 3 THUC TIEN THUC HIEN CAC QUY DINH VE GIA DINH TRONG LUAT HON NHAN GIA DINH VIET NAM 2014 VA MOT SO KIỀN NGHỊ, 22222222222222211222222211212227111122222111122202112 E0 re 95 3.1 THUC TIEN THUC TIEN THUC HIEN CAC QUY DINH VE GIA DINH TRONG LUAT HON NHAN GIA DINH VIET NAM 2014 95 3.2 KIEN NGHI GIAI PHAP HOAN THIEN CAC QUY DINH PHAP LUAT VE GIA BINH ooooccccccscssssssssssseeesseeessvsvssvsinnnneneeeeecensssiniinnneeeeecee 98 KẾT LUẬN . -22222222222222211122222211112222221111222211111 2221111 2E e 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -22:¿¿¿22z222222222222z22 108
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện tâm
quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp
phân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Gia đình tốt thì xã hội mới tốt xã hội tốt thì gia đình càng tốt”
Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Mỗi ngành
khoa học có cách nhìn khác nhau, nghiên cứu về gia đình với những mục tiêu khác nhau Nói đến gia đình là nói đến các thành viên gia đình cùng chung
sống, đùm bọc và giúp đỡ nhau Dưới góc độ pháp lý nghiên cứu về gia đình nhằm xác định thành viên gia đình, mối quan hệ giữa những thành viên gia đình đề từ đó quy định nghĩa vụ và quyền tương ứng đối với mỗi thành viên Trải qua các thời kỳ khác nhau thành viên gia đình cũng có sự thay đôi nhất định Tuy nhiên, xác định quan hệ gia đình vẫn dựa trên các mối quan hệ
chính là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng
Theo pháp luật hiện hành, quan hệ gia đình được hiểu theo nghĩa rất hẹp
Chăng hạn, quan hệ hôn nhân chỉ được hiểu là quan hệ giữa người nam và người nữ có đăng ký kết hôn Quan hệ huyết thống dường như cũng chỉ được hiểu là quan hệ giữa những người có cùng huyết thống về trực hệ và những
người có họ trong phạm vi ba đời Trong quan hệ nuôi dưỡng cũng chỉ có quan hệ giữa cha mẹ và các con của người nhận nuôi với người con nuôi Các thuật ngữ mà trong đời sống hàng ngày người Việt Nam vẫn sử dụng như
quan hệ họ hàng, thân thích, thân thuộc
Trước thực tiễn đó đòi hỏi phải nghiên cứu để làm sáng tỏ về gia đình phải có
sự nghiên cứu và tìm hiểu về, để từ đó xây dựng những quy phạm pháp luật
điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình, sao cho các hành vi của các thành
Trang 5viên gia đình phải đúng chuân mực đạo đức xã hội Nghiên cứu dé tai “Gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam” để phục vụ cho mục đích đó
2 _ Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay đã có nhiều học giả nghiên cứu về gia đình, không chỉ có riêng ngành luật mà nhiều ngành khoa học khác cũng tham gia vào vấn đề này Trong lĩnh vực pháp luật, chuyên ngành Luật Hôn nhân và gia đình đã có
nhiều bài viết về các khía cạnh của gia đình như: Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng: quan hệ cha mẹ con, Một số đề tài hiện đã đề cập đến thành viên gia đình như: Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Tập I
~ Gia đình , NXB Trẻ TP.HCM của TS.Nguyễn Ngọc Điện (2002); Việt Nam dan luật lược giảng — Luật gia đình Quyên tập 1, tập 1 của Vũ Văn Mẫu (1973); Tuy nhiên, những tác phẩm này còn phân tích một cách rời rạc và chưa tạo ra cách nhìn có hệ thống về gia đình
Đây là công trình nghiên cứu về gia đình một cách có hệ thống và hoàn chỉnh,
có sự so sánh đối chiếu với một số ngành khoa học khác, có sự kết hợp giữa
lý luận và thực tiễn dé đưa ra được sự điều chỉnh của pháp luật về gia đình
một cách phù hợp nhất Công trình là cái nhìn xuyên suốt các quy phạm pháp
luật quy định về thành viên gia đình trong hệ thống pháp luật Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục-đích của đề tài là nghiên cứu vấn đề lý luận chung về gia đình, cơ sở
để phát sinh, hình thành gia đình, mối quan hệ quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình theo quy định của pháp luật Đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành viên gia đình, từ
đó làm rõ những điểm đã đạt được, vướng mắc hạn chế cần hoàn thiện
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận gia đình
từ nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là từ góc độ luật HN&GĐ Nghiên cứu
về các mối quan hệ tạo thành gia đình theo luật HNGĐ Việt Nam năm 2014,
Trang 6trên cơ sở phân tích, so sánh với các quy định điều chỉnh quan hệ gia đình trong các văn bản pháp luật trước đây Đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định điều chỉnh về gia đình trong cuộc sống hiện tại
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối trợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về những vấn đề lý luận về gia đình theo quan điểm luật học mà chủ yếu là luật HNGĐ Những quy định của pháp luật điều chỉnh
về gia đình và các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Thực tiễn
thực hiện các quy định của pháp luật về gia đình
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của luận văn, vấn đề gia đình được xem xét, nghiên cứu theo Luật HN&GĐÐ năm 2014 theo 3 mối quan hệ cơ bản tạo thành gia đình là
quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình Trong quá trình nghiên cứu có sự so sánh, đối
chiếu với các quy định điều chỉnh về gia đình trong hệ thống pháp luật HNGĐ Việt Nam Trên cơ sở đó đánh giá về hiệu quả điều chỉnh, việc áp dụng các quy định hiện hành về gia đình để phát hiện những điểm vướng mắc, bất cập
và đưa ra các đề xuất, kiến nghị
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp phân tích,
tông hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống, diễn giải, quy nạp đề thực hiện các
mục tiêu đã đặt ra
6 Tính mới và đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu, tương đối toàn điện, có hệ
thống về sự điều chỉnh của pháp luật về gia đình từ góc độ lý luận và thực
tiến theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Trang 7- Luận văn đã: phân tích khái quát trên cơ sở khoa học để xây dựng khái niệm gia đình và thành viên gia đình, cũng như khắc họa được những chức năng cơ
bản của gia đình trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, để từ đó làm rõ cơ sở
xây dựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mói quan hệ trong gia đình
hiện nay một cách hiệu quả
-_ Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh gia đình về tính khả thi, hiệu quả điều chinh cũng như những vướng mắc, bắt cập còn tồn
tại cần khắc phục, sửa đổi
7 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phan Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Một số lý luận chung về gia đình
Chương 2 Nội dung điều chỉnh về gia đình theo luật hôn nhân gia đình năm 2014
Chương 3 Thực tiễn thực hiện các quy định về gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam và một số kiến nghị
Trang 8CHUONG 1 MOT SO VAN DE LY LUAN CHUNG VE GIA DINH
1.1 KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH
1.1.1 Gia đình theo quan điểm triết học
Triết học nghiên cứu gia đình trong quá trình phát triển của lịch sử và các
hình thái kinh tế - xã hội Theo quan điểm triết học, hôn nhân và gia đình
không ngừng vận động và phát triển Theo C.Mac — Ph.Anghen thì có ba hình
thức hôn nhân chính tương ứng với ba giai đoạn phát triển của nhân loại: Ở thời đại mông muội có chế độ quần hôn; ở thời đại đã man có chế độ hôn nhân cặp đôi; ở thời đại văn minh có chế độ một vợ một chồng [2 tr55-129] Gia đình là một phạm trù lịch sử, các hình thái và chức năng của gia đình
là do tính chất của quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội cũng như trình độ phát
triển văn hóa của xã hội quyết định Trong lịch sử đã trải qua bốn hình thái gia đình, đó là gia đình huyết tộc, gia đình pu-na-lu-an, gia đình cặp đôi, gia
đình một vợ một chồng
Gia đình huyết tộc là hình thái gia đình đầu tiên trong lịch sử Lúc này các tập đoàn hôn nhân đều phân theo thế hệ: Trong phạm vi gia đình, tất cả ông và bà đều là vợ chồng với nhau; các con của ông bà tức là các người cha
và các bà mẹ cũng là vợ chồng với nhau; đến lượt con cái của những người
này tức là cháu của ông bà cũng hợp thành một nhóm vợ chồng thứ ba; đến lượt con cái của những người con ấy là chất của ông bà nói đầu tiên lại hợp thành nhóm vợ chồng thứ tư Như vậy, những người cùng thế hệ là vợ chồng của nhau, những người khác thế hệ không có quyền và không có nghĩa vụ vợ chồng với nhau
Gia đình pu-na-lu-an: Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định,
một hay nhiều nhóm chị em gái trở thành hạt nhân của một cộng đồng, còn
Trang 9những anh em trai cùng mẹ của họ lại trở thành hạt nhân của một cộng đồng khác Bằng cách này mà từ hình thái gia đình huyết tộc đã xuất hiện hình thái
gia đình pu-na-lu-na Theo hình thái gia đình pu-na-lu-an, một số chị em gái
cùng mẹ hay xa hơn đều là vợ chung của những người chồng chung, trừ những anh em trai của những người này Khi các anh em trai cùng có vợ chung thì họ trở thành chồng chung Lúc đó, những người này không cần coi nhau là anh em mà gọi nhau là “#gười bạn đường” hay “người cùng hội cùng
thuyên” Một cách tương tự một số anh em trai cùng mẹ hoặc xa hơn, đều lấy chung một số vợ không phải là chị em gái của họ và những người vợ ấy đều gọi nhau là pu-na-lu-a Đây là hình thức cô điển của một kết cấu gia đình có đặc trưng là: Chung chồng, chung vợ với nhau trong phạm vi một gia đình
nhất định, nhưng phải loại trừ những anh em trai của các người vợ, đồng thời
cũng loại trừ những chị em gái của những người chồng
Gia đình cặp đôi: Một loại hình thức kết hôn từng cặp, lúc bấy giờ, trong
số những người vợ của mình, người đàn ông có một vợ chính, và trong số
nhiều người chồng khác, anh ta là người chồng chính của người đàn bà ấy Do
thị tộc ngày càng phát triển và những nhóm “anh em trai” và “chị em gái” không còn có thê lấy nhau được nữa ngày càng nhiều, càng mở rộng và phát triển hơn nữa thì tất cả những người bà con họ hàng cùng dòng máu đều không được lấy nhau Trong tình trạng cắm kết hôn ngày càng phức tạp thì
chế độ quần hôn ngày càng không thẻ thực hiện được, chế độ ấy đang bị gia đình cặp đôi ngày càng lấn át và thay thế Một người đàn ông sống với một
người đàn bà với một sự gan bó với nhau rất lỏng lẻo, mối liên hệ vợ chồng
vẫn có thê bị bên này hay bên kia cắt đứt một cách dễ dang và con cái lúc này
cũng chỉ thuộc về người mẹ
Gia đình một vợ một chông: Gia đình một vợ một chồng nảy sinh từ gia
đình cặp đôi, nó đánh dấu cho buổi ban đầu của thời đại văn minh Gia đình
Trang 10ấy dựa trên sự thống trị của người chồng, nhằm chủ đích là làm cho con cái sinh ra phải có cha đẻ rõ ràng không ai tranh cãi được và sự rõ ràng về dòng
dõi đó là cần thiết, vì những đứa con đó sau này sẽ được thừa hưởng tài sản
của người cha với tư cách là người kế thừa trực tiếp Gia đình một vợ một
chồng khác với gia đình cặp đôi ở chỗ là quan hệ vợ chồng chặt chẽ hơn nhiều, hai bên không còn có thề tùy ý bỏ nhau được nữa
Qua bốn hình thái gia đình trên ta thấy triết học không nghiên cứu gia
đình cụ thể ở từng giai đoạn mà nghiên cứu sự vận động và phát triển của nó theo các hình thái kinh tế - xã hội Các hình thái gia đình cũng vận động và phát triển theo quy luật của sự vận động phát triển của các hình thái kinh tế -
xã hội
1.1.2 Gia đình theo quan điểm xã hội học
Rất nhiều ngành cùng tham gia nghiên cứu về gia đình có gắng đưa ra
khái niệm về gia đình như các nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học, văn
hóa nhưng chưa có ngành nào nghiên cứu về gia đình nhiều như ngành xã hội học Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về gia
đình Tùy vào từng lĩnh vực nghiên cứu mà mỗi nhà khoa học lại có một khái
niệm gia đình riêng phù hợp với lĩnh vực mà mình nghiên cứu Có thể nói,
chưa có ngành nào lại đưa ra nhiều khái niệm gia đình như ngành xã hội học
Trong Tập bài giảng Xã hội học của Trường Đại học luật Hà nội, nhóm
tác giả đã nêu hai khái niệm về gia đình để phục vụ cho việc giảng day:
Gia đình là một thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột
thịt (hoặc đặc biệt cùng chung sóng) Gia đình là một phạm trù biến đổi mang tính lịch sử và phản ánh văn hóa của đân tộc và thời đại Gia đình là trường
học đâu tiên có mối quan hệ biện chứng với tổng thé xã hoi [8 tr335]
Gia đình — đơn vị xã hội (nhóm xã hội nhỏ), là hình thức tổ chức xã hội quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân dựa trên hôn nhân và các quan hệ