Đây là danh sách một số câu hỏi thường được sử dụng khi tham gia bảo vệ đồ án môn học cũng như đồ án tốt nghiệp dùng cho môn Bảo vệ rowle trong hệ thống điện, chúc các bạn bảo vệ đồ án thành công và đạt được kết quả cao nhất có thể.
Trang 1Câu hỏi ôn tập
1 Tại sao trong tính toán ngắn mạch lại chia ra chế độ max, chế độ min? Mục đích tìm dòng ngắn mạch max, min để làm gì?
2 Tại sao trong tính toán ngắn mạch lại sử dụng hệ đơn vị tương đối? Nếu tính toán trực tiếp với hệ đơn vị có tên có được hay không?
3 Tại sao phía 35kV không tính toán với các dạng sự cố chạm đất?
4 Các cơ sở để lựa chọn sơ đồ phương thức bảo vệ cho máy biến áp?
5 Bảo vệ chống quá tải hoạt động theo nguyên lý gì? Thường bảo vệ chống quá tải khi hoạt động sẽ làm nhiệm vụ gì?
6 Bảo vệ theo nhiệt độ θ hoạt động như thế nào?
7 Tại sao phía 35kV không đặt các bảo vệ chống chạm đất như phía 22kV và 110kV? Bảo vệ qúa điện áp thứ tự không
U0> nếu hoạt động sẽ cho tín hiệu cắt máy cắt hay chỉ báo tín hiệu thôi?
8 Bảo vệ qúa dòng điện cắt nhanh (50 – I>>) có thể dùng làm bảo vệ chính cho máy biến áp (hoặc các đối tượng khác) được không?
9 Khi ngắn mạch giữa một vài vòng dây trong cuộn dây máy biến áp thì bảo vệ nào sẽ tác động? Tại sao?
10 Nhiệm vụ của rơle khí trong máy biến áp?
11 Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt 50BF hoạt động theo nguyên lý nào? Ví dụ khi máy cắt phía 22kV bị hỏng thì chức năng 50BF này sẽ hoạt động và cắt máy cắt nào?
12 Tại sao lại sử dụng bảo vệ so lệch làm bảo vệ chính cho máy biến áp? Nếu chỉ dùng bảo vệ quá dòng thì có được không? Với các máy biến áp rất quan trọng, công suất lớn thì sơ đồ phương thức bảo vệ có thể thay đổi như thế nào
13 Giải thích về ý nghĩa của từng đoạn đặc tính làm việc của rơle so lệch có hãm (các đoạn đặc tính a, b, c, d) Giá trị cài đặt chỉnh định này dựa theo số liệu gì?
14 Nếu tăng hay giảm độ dốc các đoạn đặc tính làm việc của rơle thì có ảnh hưởng gì đến sự làm việc của rơle?
15 Các yếu tố gây nên dòng điện không cân bằng lớn khi dùng bảo vệ so lệch cho máy biến áp?
16 Khi đóng máy biến áp không tải thì rơle so lệch có tác động hay không? Tại sao rơle có thể đảm bảo làm việc đúng trong điều kiện đó?
17 Khi có sự cố tại một điểm nào đó trên thanh góp 22kV hoặc 35 kV thì bảo vệ nào sẽ tác động? Nếu sự cố xảy ra trong vùng thì bảo vệ nào tác động?
18 Trong trường hợp độ nhạy của các bảo vệ quá dòng (51- I>) không đảm bảo thì giải pháp khắc phục như thế nào?
19 Tại sao các bảo vệ quá dòng điện thứ tự không (I0>) thường được chỉnh định với dòng khởi động rất nhỏ (~0,3*IdđBI)?
20 Tại sao phải phối hợp thời gian làm việc giữa các bảo vệ?
21 Tại sao trong các bảo vệ so lệch ví dụ loại 7UT6** thường có đầy đủ cả các tính năng bảo vệ quá dòng điện rồi mà ta vẫn cần sử dụng riêng các rơle quá dòng loại 7SJ*** ?
22 Nếu rơle so lệch được sử dụng với đặc tính chỉ có 2 đoạn gấp khúc thôi thì có ảnh hưởng gì đến sự làm việc của hệ thống bảo vệ hay không?
23 Tại sao không sử dụng 2 loại rơle của hai hãng cấp hàng khác nhau mà lại chỉ dùng của SIEMENS?
24 Sơ đồ thay thế thứ tự không khi tính toán ngắn mạch được thành lập như thế nào?
25 Thế nào là bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian độc lập và với đặc tính thời gian phụ thuộc?
26 Nguyên tắc hoạt động của bảo vệ so lệch?
27 Tại sao ngày nay thường dùng phổ biến loại bảo vệ so lệch có hãm mà không dùng loại bảo vệ so lệch thường (không có hãm)?
28 Tại sao lại phải xử lý loại bỏ thành phần dòng điện thứ tự không khi thực hiện bảo vệ so lệch cho máy biến áp? Với các rơle điện cơ điều này được thực hiện như thế nào? Với các rơle số thì điều này được thực hiện ra sao?
29 Tại sao bảo vệ so lệch thứ tự không (87N) lại còn có tên gọi là bảo vệ so lệch chống chạm đất hạn chế?
30 Tại sao không kiểm tra độ nhạy hãm (an toàn hãm) đối với trường hợp ngắn mạch ngoài vùng phía 110kV (điểm N1)
31 Bảo vệ quá dòng điện thứ tự không (I0>) hoạt động dựa trên dòng điện pha hay là tổng các dòng điện pha?
32 Bảo vệ so lệch 87T, có vùng hãm rồi lại cần có vùng hãm bổ xung để làm gì? Nguyên lý hoạt động?
33 BI, BU dùng trong bảo vệ khác gì so với dùng cho đo lường?
Trang 234 Tại sao trước đây thường dùng BI, BU cấp chính xác X?
35 Liệu có thể thay thế bảo vệ quá dòng có hướng thành không có hướng được không và ngược lại? Tại sao? Phân tích ưu nhược điểm Khi nào có thể thay thế được?
36 Tính toán ngắn mạch như trên liệu đã chính xác chưa? Nếu chưa chính xác thì có thể chấp nhận được không?
37 Hướng của bảo vệ quá dòng là hướng như thế nào? Liên hệ giữa lý thuyết và thực tế.
38 Dòng điện ngắn mạch chạy như thế nào trong sơ đồ mắc song song 2 MBA?
39 Tại sao bảo vệ 87T không sử dụng dòng thứ tự không?
40 Dòng qua dây trung tính sao không tính được ở hệ tương đối cơ bản? Giá trị âm và dương là như thế nào?
41 Bảo vệ 49 làm việc dựa trên nguyên lý nào? Ưu nhược điểm so với việc đo nhiệt độ trực tiếp?
42 Bảo vệ 87N tín hiệu là dòng gì? Lấy được bằng cách nào?
43